Đánh giá về việc tồn dư hóa chất BVTV trong đất theo chỉ tiêu riêng lẻ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và xây dựng bản đồ tồn dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp khu vực thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 47)

riêng l

4.4.3.1. Thông số heptachlor

Hình 4.4. Biểu đồ hàm lượng tồn dư heptachlor trong đất

Heptachlor là một thuốc trừ sâu sử dụng trong sự kiểm soát của mối và nó được sử dụng trong ngành nông nghiệp.

Nhận xét:

Theo QCVN 15:2008/BTNMT, tiêu chuẩn cho phép đối với chất heptachlor là 0,01 mg/kg.

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy: Trong số 8 điểm quan trắc thì chỉ có 1

điểm nồng độ heptachlor là thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép. Điểm có nồng

độ heptachlor cao nhất là điểm D4 có nồng độ heptachlor là 5,45 mg/kg.

Điểm có nồng độ heptachlor thấp nhất là điểm D3 có nồng độ là 0,006 mg/kg.

4.4.3.2. Thông số DDT

Hình 4.5: Biểu đồ hàm lượng tồn dư DDT trong đất

DDT là một thuốc BVTV rất bền vững do nó có khả năng trơ với các phản ứng quang phân, với oxi trong không khí. Trong môi trường kiềm nó dễ bị

dehydroclorua hóa hoặc bị polime hóa thành sản phẩm dạng nhựa có màu. Nhận xét:

Theo QCVN 15:2008/BTNMT, tiêu chuẩn cho phép đối với chất DDT là 0,01 mg/kg.

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy: Trong số 8 điểm quan trắc thì chỉ có 1

điểm nồng độ DDT là thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép. Điểm có nồng độ

DDT cao nhất là điểm D4 có nồng độ DDT là 34,1 mg/kg. Điểm có nồng

4.4.3.3. Thông số dieldrin

Hình 4.6: Biểu đồ hàm lượng tồn dư dieldrin trong đất

Dieldrin là thuốc trừ sâu. Từ năm 1950 -1970 dieldrin là thuốc trừ

sâu phổ biến cho ngô. Nó liên kết chặt chẽ với đất và từ từ bốc hơi trong không khí. Dieldrin tích trữ trong chất béo của cơ thể rất chậm. Bởi vì các mối quan tâm về thiệt hại cho môi trường và tác hại tiềm tàng đối với sức khỏe con người. Năm 1987 EPA đã cấm tất cả các sử dụng.

Nhận xét:

Theo QCVN 15:2008/BTNMT, tiêu chuẩn cho phép đối với chất Dieldrin là 0,01 mg/kg.

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy: Trong số 8 điểm quan trắc thì chỉ có 1

điểm nồng độ dieldrin là thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép. Điểm có nồng độ

dieldrin cao nhất là điểm D4 có nồng độ dieldrin là 6,25 mg/kg. Điểm có nồng độ dieldrin thấp nhất là điểm D3 có nồng độ là 0,004 mg/kg.

4.4.3.4. Thông số endosulfan

Hình 4.7. Biểu đồ hàm lượng tồn dư endosufan trong đất

Endosulfan là một loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm chất gốc clo hữu cơ

gây độc thần kinh thuốc nhóm trừ sâu gốc cyclodiene, có dạng kem màu nâu đất, phản ứng dưới dạng tinh thể hoặc “bông tuyết”, có mùi giống như

mùi nhựa thông, không cháy. Nhận xét:

Theo QCVN 15:2008/BTNMT, tiêu chuẩn cho phép đối với chất endosulfan là 0,01 mg/kg.

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy: Trong số 8 điểm quan trắc thì chỉ có 1 điểm nồng độ endosulfan là thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép. Điểm có nồng độ

endosulfan cao nhất là điểm D4 có nồng độ endosulfan là 2,17 mg/kg. Điểm có nồng độ endosulfan thấp nhất là điểm D3 có nồng độ là 0,0045 mg/kg.

4.4.3.5. Thông số permethrin

Hình 4.8. Biểu đồ hàm lượng tồn dư pemethrin trong đất

Permethrin có hoạt tính diệt côn trùng cao, bền với tia UV và ánh sáng, tồn tại 4 - 7 ngày trong đất. Chất permethrin được dùng phổ biến trong các thuốc BVTV cũng như các tác nhân môi trường khác.

Nhận xét:

Dựa vào biểu đồ ta thấy nồng độ permethrin cao nhất tại khu vực D1 có nồng độ permethrin là 0,005 mg/kg. Nơi có nồng độ thấp nhất là tại khu vực D3 có nồng độ permethrin là 0.001 mg/kg.

4.4.3.6. Thông số cypermethrin

Hình 4.9. Biểu đồ hàm lượng tồn dư cypermethrin trong đất

Nhận xét:

Theo QCVN 15:2008/BTNMT, tiêu chuẩn cho phép đối với chất cypetmethrin là 0,1 mg/kg.

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy: Trong số 8 điểm quan trắc thì cả 8 điểm nồng độ cypermethrin đều thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép. Điểm có nồng độ

cypermethrin cao nhất là điểm D2 có nồng độ cypermethrin là 0,006 mg/kg. Điểm có nồng độ cypermethrin thấp nhất là điểm D3 có nồng độ là 0,001 mg/kg. Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy: - Chỉ số pH của đất tại thị trấn Lim thấp, do đó đất có tính chua. - Hàm lượng chất hữu cơ (độ mùn) trong đất thấp (từ 0,88 - 0,94 %) nên khả năng dự trữ kim loại nặng trong đất là thấp.

- Tỉ lệ photpho tổng khá cao (từ 0,1054 - 0,1134 %), trong khi đó hàm lượng photpho dễ tiêu được đánh giá là nghèo (từ 3,98 - 4,37 mg/100g

trong đất chủ yếu dạng không tan.

- Các mẫu ô nhiễm nặng nhất là mẫu D1 vượt QCCP 215 - 560 lần và và D4 vượt QCCP 217 – 3.410 lần. Hai mẫu đất này được lấy ở độ sâu 200- 220 cm lần tại khu Bãi Cả và độ sâu 50-70 cm tại khu Bãi Lán. Các mẫu đất còn lại đều có dư lượng thuốc BVTV vượt quy chuẩn cho phép.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây nên việc tồn dư hóa chất BVTV trong đất:

- Do hóa chất còn tồn dư của thuốc được sử dụng trong thời chiến trước đây.

- Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp.

+ Tăng cường sử dụng hóa chất như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

+ Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch.

+ Mở rộng các hệ tưới tiêu.

- Việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông làm chai đất, đất bị ô nhiễm.

- Do ý thức của người dân khi sử dụng thuốc BVTV + Dùng quá nhiều quá tiêu chuẩn cho phép.

+ Do lợi về năng suất mà dùng chui các loại thuốc bị cấm sử dụng. + Do sử dụng một cách bừa bãi không theo hướng dẫn.

+ Không xử lý các loại bao bì và thuốc BVTV còn dư lại một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và xây dựng bản đồ tồn dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp khu vực thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)