b Các hình thức cho thuê đất Luật đất đai 2003 quy định có 02 hình thức thuê đất: - Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm - Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần ch
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Khóa học : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Văn Thơ
Khoa Quản lý tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên - 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương trâm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng Thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong các trường đại học nhằm hệ thống lại các trương trình đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn Qua đó mỗi sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên & Môi trường, trường Đại học Nông lâm Thái nguyên Em được phân công thực tập tại Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Với tấm lòng biết ơn vô hạn, em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên & Môi trường đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Lê Văn Thơ đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Triều, các cán bộ, chuyên viên, các ban ngành khác đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
Do trình độ và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu Vì vậy bài khóa luận của em còn rất nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Văn Giang
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 4.1 Cơ cấu kinh tế huyện Đông Triều giai đoạn 2011 – 2013 26
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đông Triều năm 2013 30
Bảng 4.3 Kết quả giao đất theo mục đích sử dụng của huyện Đông Triều
giai đoạn 2011-2013 37
Bảng 4.4 Kết quả giao đất ở của huyện Đông Triều giai đoạn 2011 -2013 39
Bảng4.5 Tổng hợp kết quả một số hộ đấu giá đất của huyện Đông Triều
giai đoạn 2011 – 2013 40
Bảng 4.6 Kết quả giao đất phi nông nghiệp không phải là đất ở
của huyện Đông Triều giai đoạn 2011 - 2013 41
Bảng 4.7 Kết quả giao đất theo đối tượng sử dụng của huyện Đông Triều
giai đoạn 2011 - 2013 43
Bảng 4.8 Kết quả giao đất theo đơn vị hành chính của huyện Đông Triều
giai đoạn 2011 - 2013 45
Bảng 4.9 Kết quả giao đất theo thời gian của huyện Đông Triều
giai đoạn 2011 - 2013 46
Bảng 4.10 Kết quả cho thuê đất theo mục đích sử dụng của huyện Đông Triều giai đoạn 2011 - 2013 48
Bảng 4.11 Kết quả cho thuê đất theo đơn vị hành chính của huyện Đông Triều
giai đoạn 2011 - 2013 49
Bảng 4.12 Kết quả cho thuê đất theo đối tượng sử dụng của huyệnĐông Triều
giai đoạn 2011 - 2013 50
Bảng 4.13 Kết quả các tổ chức thuê đất phi nông nghiệp trên địa bàn
huyện Đông Triều giai đoạn 2011 – 2013 51
Bảng 4.14 Kết quả cho thuê đất theo thời gian củahuyện Đông Triều
giai đoạn 2011 – 2013 52
Bảng 4.15 Tổng hợp các trượng hợp sai phạm khi thực hiện quyết định giao đất và cho thuê đất của huyện Đông Triều giai đoạn 2011 – 2013 54
Trang 4MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1 Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai 3
2.1.2 Căn cứ pháp lý của công tác giao đất và cho thuê đất 3
2.1.2.1 Các văn bản pháp luật của nhà nước 3
2.1.2.2 Các văn bản pháp luật của tỉnh Quảng Ninh 4
2.2 Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giao đất và cho thuê đất 5
2.2.1 Khái niệm và một số quy định trong công tác giao đất và cho thuê đất 5 2.2.1.1 Khái niệm giao đất, cho thuê đất 5
2.2.1.2 Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất 5
2.2.1.3 Căn cứ quyết định giao đất, cho thuê đất 5
2.2.1.4 Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất 5
2.2.1.5 Các hình thức giao đất, cho thuê đất 6
2.2.1.6 Hạn mức giao đất, cho thuê đất 8
2.2.1.7 Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất 9
2.2.1.8 Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất 11
2.3 Sơ lược tình hình giao đất và cho thuê đất của tỉnh Quảng Ninh 18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 20
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 20
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 20
3.3 Nội dung nghiên cứu 20
Trang 53.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đông Triều 20
3.3.2 Hiện trạng sử dụng đất và tình hình QLĐĐ của huyện Đông Triều 20
3.3.3 Đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất trên địa bàn huyện Đông Triều giai đoạn 2011 – 2013 20
3.4 Phương pháp nghiên cứu 21
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 21
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 21
3.4.3 Phương pháp sử dụng biểu đồ 21
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đông Triều 22
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
4.1.1.1 Vị trí địa lý 22
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo 22
4.1.1.3 Khí hậu 23
4.1.1.4 Thuỷ văn 23
4.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên 24
4.1.2 Điều kiện kinh tế 26
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 26
4.1.2.2 Cơ sở hạ tầng 27
4.1.3 Điều kiện xã hội 28
4.1.3.1 Dân số 28
4.1.3.2 Lao động và việc làm 29
4.1.3.3 Thu nhập 29
4.2 Hiện trạng sử dụng đất và công tác QLĐĐ của huyện Đông Triều 29
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 29
4.2.1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 31
4.2.1.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp 31
4.2.1.3 Hiện trạng đất chưa sử dụng 32
4.2.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của huyện Đông Triều 32
4.3 Đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất trên địa bàn huyện Đông Triều giai đoạn 2011 - 2013 37
4.3.1 Đánh giá công tác giao đất 37
Trang 64.3.1.1 Đánh giá công tác giao đất theo mục đích sử dụng 37
4.3.1.2 Đánh giá công tác giao đất theo đối tượng sử dụng 43
4.3.1.3 Đánh giá công tác giao đất theo đơn vị hành chính 44
4.3.1.4 Đánh giá công tác giao đất theo thời gian 46
4.3.2 Đánh giá công tác cho thuê đất 48
4.3.2.1 Đánh giá công tác cho thuê đất theo mục đích sử dụng 48
4.3.2.2 Đánh giá công tác cho thuê đất theo đơn vị hành chính 49
4.3.2.3 Đánh giá công tác cho thuê đất theo đối tượng sử dụng 50
4.3.2.4 Đánh giá công tác cho thuê đất theo thời gian 52
4.3.4 Tổng hợp các trượng hợp sai phạm khi thực hiện quyết định giao đất và cho thuê đất của huyện Đông Triều giai đoạn 2011 – 2013 54
4.3.5 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp đối với công tác giao đất và cho thuê đất trên địa bàn huyện Đông Triều 55
4.3.5.1 Thuận lợi 55
4.3.5.2 Khó khăn………55
4.3.5.3 Đề xuất một số giải pháp ……… 56
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 Đề nghị 58
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế huyện Đông Triều
giai đoạn 2011 – 2013 27
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất
của huyện Đông Triều năm 2013 31
Hình 4.3 : Biểu đồ thể hiện kết quả giao đất theo mục đích sử dụng
của huyện Đông Triều giai đoạn 2011 – 2013 38
Hình 4.4: Kết quả giao đất theo đối tượng sử dụng giai đoạn 2011 - 2013 44
Hình 4.5 : Kết quả giao đất theo thời gian giai đoạn 2011 – 2013 47
Hình 4.6: Kết quả cho thuê đất theo thời gian giai đoạn 2011 - 2013 53
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT-TTg Chỉ thị-Thủ tướng Chính Phủ
CT-HĐBT Chỉ thị-Hội đồng Bộ trưởng
GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng NQ-HĐND Nghị quyết-Hội đồng nhân dân NĐ-CP Nghị định-Chính Phủ
QĐ-UBND Quyết định-Ủy ban nhân dân
TT-BTNMT Thông tư-Bộ Tài nguyên Môi trường TT-BTC Thông tư-Bộ Tài chính
THPT Trung học phổ thông
Trang 9Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao động Khi
xã hội ngày càng phát triển, điều kiện vật chất của con người cũng được nâng cao thì nhu cầu về đất đai ngày càng gia tăng làm cho đất đai ngày càng có giá trị
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang chuyển mình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã làm cho nền kinh
tế xã hội phát triển mạnh mẽ cùng với rất nhiều vấn đề như dân số, phát triển công nghiệp, dịch vụ… thì nhu cầu về đất đai ngày càng tăng, đặc biệt là quá trình đô thị hóa đã làm cho quá trình sử dụng đất có nhiều biến động lớn Thị trường đất đai cũng trở nên sôi động và khó kiểm soát, đất đai trở thành nguồn vốn, nguồn động lực để phát triển kinh tế
Chính vì vậy, việc sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên này
là một yêu cầu rất cấp bách Do đó, để thấy được phần nào tình hình quản lý đất đai thông qua công tác giao đất và cho thuê đất đối với các đối tượng sử dụng đất theo các nội dung hướng dẫn trong Luật Đất đai, ta cần đánh giá một cách khách quan để
có những nhận xét chính xác nhất Đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất nhằm tìm ra những thiếu sót và tồn tại để đề xuất các giải pháp khắc phục sao cho việc quản lý và sử dụng đất hiệu quả
Điều đó càng quan trọng trong bối cảnh của huyện Đông Triều; Đông Triều
là huyện cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng ninh, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh
tế - xã hội Các ngành dịch vụ thương mại, công nghiệp của huyện phát triển mạnh Chủ trương của tỉnh Quảng Ninh xây dựng huyện Đông Triều trở thành thị xã công
Trang 10nghiệp năm 2015 nên tốc độ gia tăng dân số, sự đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc dẫn đến nhu cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đât Chính vì vậy, việc đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất trên địa bàn huyện Đông Triều để thấy được những thuận lợi, khó khăn, tìm ra các nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục làm tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng đất là rất cần thiết
Xuất phát từ những yêu cầu đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên và sự hướng dẫn của thầy giáo TS Lê Văn Thơ em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất trên địa bàn huyện
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất trên địa bàn huyện Đông Triều giai đoạn 2011 - 2013
- Đề xuất hướng giải quyết để khắc phục mặt yếu kém, phát huy những mặt
đã đạt được để công tác giao đất và cho thuê đất đạt hiệu quả cao nhất
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Nắm được những quy định trong các văn bản pháp luật về công tác giao đất
1.4 Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu:
- Tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về Luật Đất đai nói chung, công tác
giao đất và cho thuê đất nói riêng
- Giúp sinh viên gắn lý thuyết với thực tiễn để củng cố thêm cho bài học trên lớp
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Tìm ra những mặt đạt được và hạn chế của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, công tác giao đất và cho thuê đất của địa phương từ đó đưa ra cách khắc phục khó khăn trong thời gian tới
Trang 11PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Luật Đất đai 2003 quy định: Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai, theo đó các nội dung quản lý về đất đai bao gồm:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện văn bản đó
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
g) Thống kê, kiểm kê đất đai
h) Quản lý tài chính về đất đai
i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
n) Quản lý các dịch vụ công về đất đai (Điều 6 Luật Đất đai, 2003) [6]
2.1.2 Căn cứ pháp lý của công tác giao đất và cho thuê đất
2.1.2.1 Các văn bản pháp luật của nhà nước
- Luật Đất đai ngày 26/11/2003
- Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003
Trang 12- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai 2003
- Thông tư 2074/2001/TT-TCĐC ngày 14 tháng 12 năm 2001 của tổng cục địa chính về hướng dẫn trình tự lập, xét duyệt hồ sơ xin giao đất, thuê đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
- Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 bổ sung một số điều của nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
- Thông tư số 145/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188
2.1.2.2 Các văn bản pháp luật của tỉnh Quảng Ninh
- Quyết định số 4505/QĐ- UBND ngày 05/12/2007 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về quy định hạn mức giao đất ở, công nhận đất ở cho hộ gia đình,
cá nhân sử dụng đất cho hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Quyết định số 1380/TNMT của Sở TNMT về việc bàn giao đất tại thực địa cho các đơn vị tổ chức giao đất, cho thuê đất
- Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 14/12/2006 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định về trình tự thỏa thuận đia điểm sử dụng đất xây dựng, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi và cấp giấy CNQSDĐ
- Quyết định số 3288/2008/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trang 13- Quyết định 3566/2013/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 26/12/2012 về quy định các loại giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2013
2.2 Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giao đất và
cho thuê đất
2.2.1 Khái niệm và một số quy định trong công tác giao đất và cho thuê đất
2.2.1.1 Khái niệm giao đất, cho thuê đất
- Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất (Khoản 1 Điều 4 Luật Đất đai 2003) [6]
- Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất (Khoản 2 Điều 4 Luật Đất đai
2003) [6]
2.2.1.2 Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất
- Việc giao đất, cho thuê đất phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
- Phải bảo vệ tốt quỹ đất nông, lâm nghiệp
- Phải theo đúng chế độ thể lệ và bảo vệ sử dụng đất đai (Luật Đất đai 2003) [6]
2.2.1.3 Căn cứ quyết định giao đất, cho thuê đất
Căn cứ để giao đất, cho thuê đất bao gồm:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất (Điều 31 Luật Đất đai 2003) [6]
2.2.1.4 Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất được quy định như sau:
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài
Trang 14- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư
- UBND xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn (Điều 37 Luật Đất đai 2003) [6]
2.2.1.5 Các hình thức giao đất, cho thuê đất
a) Các hình thức giao đất
Luật Đất đai năm 2003 quy định có 02 hình thức giao đất là:
- Giao đất không thu tiền sử dụng đất
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất
* Giao đất không thu tiền sử dụng đất
Các trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất bao gồm :
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức
- Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo các dự án của Nhà nước
- Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng an ninh
- Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác
xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối
- Người sử dụng đất rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng các công trình sự nghiệp quy định tại Điều 88 của Luật này; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh; đất giao thông thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
- Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp, cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp (Điều 33 Luật Đất đai, 2003) [6]
Trang 15* Giao đất có thu tiền sử dụng đất
Các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; sử dụng đất để xây dựng các công trình công cộng có mục đích kinh doanh
- Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; đất làm mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện các dự
án đầu tư (Điều 34 Luật Đất đai, 2003) [6]
b) Các hình thức cho thuê đất
Luật đất đai 2003 quy định có 02 hình thức thuê đất:
- Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm
- Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê
* Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm
Các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2004, trừ diện tích đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất; sử dụng đất
để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; có nhu cầu tiếp tục sử dụng diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao trước ngày 01 tháng 01 năm
1999 mà thời hạn sử dụng đã hết theo quy định tại Khoản 2, Điều 67 của Luật này
- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng
Trang 16để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở
làm việc (Khoản 1 Điều 35 Luật Đất đai, 2003) [6]
* Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê
Các trường hợp Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê bao gồm:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở
làm việc (Khoản 2 Điều 35 Luật Đất đai, 2003) [6]
2.2.1.6 Hạn mức giao đất, cho thuê đất
Hạn mức giao đất, cho thuê đất được quy định như sau:
1 Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 03 ha đối với mỗi loại đất
2 Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với các
xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi
3 Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình,
cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất
4 Trong trường hợp hộ gia đình cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá 05 ha đối với các xã, phường thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du miền núi
Trang 17Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá 25 ha
5 Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này
6 Chính phủ quy định cụ thể hạn mức giao đất đối với từng loại đất của từng vùng (Điều 70 Luật Đất đai, 2003) [6]
Hạn mức giao đất ở do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch xây dựng đô thị (đối với khu vực đô thị) hoặc quy hoạch phát triển nông thôn (đối với đất ở nông thôn) đã được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt (Khoản 2 Điều 83, Khoản 5 Điều 84 Luật Đất đai, 2003) [6]
2.2.1.7 Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất
a) Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản cho hộ gia đình, cá nhân
Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản cho hộ gia đình, cá nhân gồm:
+ Đơn xin giao đất của hộ gia đình, cá nhân
+ Dự án nuôi trồng thuỷ sản và báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) + Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất với những nơi chưa có bản đồ địa chính (Điều 123 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP) [2]
b) Hồ sơ xin giao đất ở làm nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất
Hồ sơ xin giao đất ở làm nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất gồm có:
+ Đơn xin giao đất của hộ gia đình, cá nhân
+ Tờ trình của UBND cấp xã trình UBND cấp huyện về giao đất ở của hộ gia đình, cá nhân kèm theo danh sách các hộ đủ điều kiện giao đất ở; ý kiến của hội đồng tư vấn giao đất cấp xã
Trang 18+ Phương án đền bù giải phóng mặt bằng
+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất; bản đồ địa chính có tỷ lệ 1/500 đối với đất đô thị; 1/1000 đối với đất ở nông thôn (Điều 124 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP) [2]
c) Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất đã được giải phóng mặt bằng hoặc không phải giải phóng mặt bằng đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài
Người xin giao đất, thuê đất nộp 02 bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất, hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin giao đất, thuê đất
+ Văn bản thoả thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm
đã được xác định
+ Quyết định dự án đầu tư hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng nhận của công chứng Nhà nước; trường hợp dự án đầu tư của tổ chức không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc không phải dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì phải có văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất
+ Trường hợp dự án thăm dò, khai thác khoáng sản phải có giấy phép kèm theo bản đồ thăm dò, khai thác mỏ; trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải có quyết định hoặc đăng ký kinh doanh sản xuất gạch ngói hoặc dự án đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt
+ Văn bản xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất về việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó (Điều 125 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]
d) Hồ sơ giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
Hồ sơ giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh gồm:
+ Đơn xin giao đất
+ Trích sao quyết định đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gồm các nội dung liên quan đến việc sử dụng đất hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch vị trí đóng quân của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
Trang 19+ Văn bản đề nghị giao đất của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc thủ trưởng đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an uỷ nhiệm (Khoản 1 Điều 127 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]
đ) Hồ sơ giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế
Người xin giao lại đất, thuê đất nộp 02 bộ hồ sơ, hồ sơ gồm có:
+Đơn xin giao lại đất, thuê đất
+ Dự án đầu tư đối với tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Giấy phép đầu tư, dự án đầu tư đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu
tư (Khoản 1 Điều 128 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]
e) Hồ sơ đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê sang giao đất có thu tiền sử dụng đất
Người thuê đất có nhu cầu chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ gồm có:
+ Đơn đăng ký chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất
+ Hợp đồng thuê đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Khoản 1 Điều
129 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]
2.2.1.8 Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất
a) Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân
* Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất nông nghiệp
- Trình tự thủ tục giao đất trồng cây hàng năm, đất làm muối cho hộ gia đình,
cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, làm muối được thực hiện theo quy định sau:
Việc giao đất trồng cây hàng năm, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, làm muối được thực hiện theo phương án do UBND
xã, phường, thị trấn nơi có đất lập và trình UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt
+ UBND xã, phường thị trấn lập phương án giải quyết chung cho tất cả các trường hợp được giao đất tại địa phương; lập Hội đồng tư vấn giao đất của địa phương gồm có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch hội đồng, đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện Hội Nông dân, trưởng các điểm dân cư
Trang 20thuộc địa phương và cán bộ địa chính (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn giao đất) để xem xét và đề xuất ý kiến đối với các trường hợp được giao đất
+ Căn cứ vào ý kiến của Hội đồng tư vấn giao đất, UBND xã, phường, thị trấn hoàn chỉnh phương án giao đất, niêm yết công khai danh sách các trường hợp được giao đất tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn trong thời hạn 15 ngày làm việc và tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân; hoàn chỉnh phương án giao đất trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình UBND cấp huyện (qua Phòng Tài nguyên và Môi trường) xét duyệt
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định phương án giao đất; chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính; trình UBND cùng cấp ra quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất
Thời gian thực hiện các bước công việc quy định tại điểm này không quá
50 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ hợp
lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSD đất
- Trình tự thủ tục giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất vùng đệm của rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác đối với hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định như sau:
+ Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn xin giao đất, thuê đất tại Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất; trong đơn phải ghi rõ yêu cầu về diện tích đất sử dụng
Đối với trường hợp xin giao đất, thuê đất để nuôi trồng thuỷ sản thì phải có
dự án nuôi trồng thuỷ sản được cơ quan quản lý thuỷ sản huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thẩm định và phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường
+ UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, ghi ý kiến xác nhận vào đơn xin giao đất, thuê đất về thu tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với trường hợp đủ điều kiện và gửi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm xem xét lại hồ sơ; trường hợp nào đủ điều kiện thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa
Trang 21chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra các trường hợp xin giao đất, thuê đất, xác minh thực địa khi cần thiết, trình UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSD đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được thuê đất
Thời gian thực hiện các công việc quy định tại Điều này không quá 50 ngày làm việc kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSD đất (Điều 123 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP) [2]
* Trình tự, thủ tục giao đất ở tại nông thôn (không thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất)
- Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất để làm nhà ở nộp đơn xin giao đất tại UBND xã nơi có đất
- Việc giao đất được quy định như sau:
+ UBND xã căn cứ vào quy hoạch chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương đã được phê duyệt, lập phương án giao đất làm nhà gửi Hội đồng tư vấn giao đất của xã xem xét, đề xuất ý kiến đối với phương án giao đất; niêm yết công khai danh sách các trường hợp được giao đất tại trụ sở UBND xã trong thời hạn 15 ngày làm việc và tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân; hoàn chỉnh phương án giao đất, lập hồ sơ xin giao đất gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường Hồ sơ được lập thành 02 bộ gồm tờ trình của UBND xã về việc giao đất làm nhà ở; danh sách kèm theo đơn xin giao đất làm nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; ý kiến của Hội đồng tư vấn giao đất của xã
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm xem xét lại hồ sơ; trường hợp đủ điều kiện thì phải làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm hồ sơ quy định tại điểm a khoản này đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ địa chính; xác định thực địa; trình UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất và cấp GCNQSD đất
Trang 22+ Căn cứ vào quyết định giao đất, Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất có trách nhiệm tổ chức bàn giao đất trên thực địa
- Thời gian thực hiện các công việc quy định tại Điều này không quá 40 ngày làm việc (không kể thời gian bồi thường, giải phóng mặt bằng và người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSD đất (Điều 124 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]
Sơ đồ quy trình giao đất ở cho hộ gia đình cá nhân (không thuộc trường
hợp đấu giá quyền sử dụng đất)
Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc P.TNMT
- Xem xét lại hồ sơ;
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo vị trí
khu đất;
Người sử dụng đất
Nộp hồ sơ xin giao đất (trong đơn phải ghi rõ yêu cầu về diện tích đất sử dụng)
Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Thẩm tra lại hồ sơ;
- Hội đồng tư vấn giao đất xem xét, đề xuất ý kiến;
- Căn cứ ý kiến của Hội đồng, hoàn chỉnh phương án, công bố danh sách trong 15 ngày làm việc, tiếp nhận ý kiến đóng góp của dân;
- Hoàn chỉnh phương án;
- Lập 2 bộ hồ sơ, làm tờ trình
Cơ quan thuế
Xác định nghĩa vụ tài chính
Ký quyết định giao đất và
ký Giấy chứng nhận QSDĐ
Trang 23b) Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đã được giải phóng mặt bằng hoặc không phải giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài
- Người có nhu cầu xin giao đất, thuê đất liên hệ với các cơ quan được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ thoả thuận địa điểm hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất nơi có đất để được giới thiệu địa điểm sử dụng đất
- Sau khi có văn bản thoả thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định, người xin giao đất, thuê đất nộp 02 bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất
- Việc giao đất, cho thuê đất được quy định như sau:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra và chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính (đối với các dự án sử dụng đất
để xây dựng các công trình trên phạm vi rộng như đê điều, thuỷ điện, đường điện, đường bộ, đường sắt, đường dẫn nước, đường dẫn dầu, đường dẫn khí thì được dùng bản đồ địa chính được thành lập mới nhất có tỷ lệ không nhỏ hơn 1/25.000
để thay thế bản đồ địa chính), trích sao hồ sơ địa chính
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi số liệu địa chính cho các cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính
+ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ địa chính; xác minh thực địa; trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSD đất; ký hợp đồng thuê đất với trường hợp được thuê đất; chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã, phường, thị trấn nơi
có đất tổ chức bàn giao trên thực địa
Thời gian thực hiện các công việc quy định tại khoản 3 Điều này không quá
20 ngày làm việc (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSD đất (Điều 125 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]
Trang 24c) Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất chưa được giải phóng mặt bằng
đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài
- Người có nhu cầu xin giao đất, thuê đất liên hệ với cơ quan được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ thoả thuận địa điểm để được giới thiệu địa điểm sử dụng đất
- Người xin giao đất, thuê đất nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP
- Việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng được thực hiện theo trình
tự quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 7 Điều 130 Nghị định này và quy định của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Việc giao đất, cho thuê đất sau khi đã giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Nghị định này
Thời gian thực hiện các công việc quy định tại khoản 4 Điều này không quá
20 ngày làm việc (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày giải phóng xong mặt bằng và Sở Tài nguyên và Môi trường nhận
đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSD đất (Điều 126 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]
d) Trình tự, thủ tục giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
- Đơn vị vũ trang nhân xin giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh nộp 02 bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất;
- Việc giao đất được quy định như sau:
+ Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra và gửi 1 bộ hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng
+ Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao
hồ sơ địa chính kèm theo hồ sơ xin giao đất cho Sở Tài nguyên và Môi trường
Trang 25+ Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao đất và cấp GCNQSD đất
+ Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định thu hồi đất, giao đất, GCNQSD đất đối với trường hợp đủ điều kiện; thông báo cho UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng
+ Việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng được thực hiện theo trình tự quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 130 của Nghị định này và quy định của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
+ Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức bàn giao đất trên thực địa (Khoản 2 Điều 127 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]
đ) Trình tự, thủ tục giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế
- Người xin giao lại đất, thuê đất nộp 02 bộ hồ sơ
- Việc giao lại đất, cho thuê đất được quy định như sau:
+ Trong thời hạn không quá 9 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế có trách nhiệm xem xét; trường hợp đủ điều kiện thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, quyết định giao lại đất hoặc ký hợp đồng thuê đất; thông báo cho người sử dụng đất biết để nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất theo quy định của pháp luật; gửi quyết định giao lại đất hoặc hợp đồng thuê đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính đến cơ quan tài nguyên và môi trường thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSD đất
+ Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giao lại đất hoặc hợp đồng thuê đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách
Trang 26nhiệm ký GCNQSD đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND cùng cấp ký GCNQSD đất; gửi GCNQSD đất cho Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế
+ Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế có trách nhiệm bàn giao đất trên thực địa và trao GCNQSD đất (Điều 128 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]
e) Trình tự, thủ tục đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất sang
giao đất có thu tiền sử dụng đất
- Người thuê đất có nhu cầu chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ
- Việc chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất được quy định như sau:
+ Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra; đối với trường hợp đủ điều kiện thì làm trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính
+ Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉnh lý GCNQSD đất
- Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất kết hợp với việc chuyển mục đích sử dụng đất thì phải thực hiện thủ tục chuyển mục sử dụng đất trước khi thực hiện thủ tục chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất (Điều 129 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]
2.3 Sơ lược tình hình giao đất và cho thuê đất của tỉnh Quảng Ninh
Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hoạt động kinh tế diễn
ra rất sôi động, tỉnh đã có nhiều chính sách đúng đắn để thu hút đầu tư, rất nhiều tổ chức đã thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Việc giao đất và cho thuê đất tập
Trang 27trung ở hầu hết các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh như: Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Hoành Bồ,…
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường đồng thời cũng là cơ quan có chức năng quản lý về Tài nguyên và Môi trường, đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Trong thời gian qua công tác giao đất và cho thuê đất trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả như sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường qua kiểm tra rà soát đã đề xuất UBND tỉnh có quyết định thu hồi 36/65 dự án
Đối với các dự án chưa được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh có 252
dự án, trong đó có 114 dự án chậm triển khai (UBND tỉnh có văn bản chấm dứt đầu
tư đối với 93 dự án, 21 dự án còn lại đang xem xét trình UBND tỉnh chấm dứt chủ trương và thu hồi); 138 dự án chậm triển khai chủ trương đầu tư hiện các địa phương đang đôn đốc thực hiện Bên cạnh đó, có 29 dự án chưa thu hồi lý do một
số dự án đã được phê duyệt quy hoạch, chậm triển khai các bước tiếp theo; một số
dự án chưa đủ cơ sở thu hồi vì lỗi chậm tiến độ không thuộc nhà đầu tư Ngoài ra, UBND tỉnh thu hồi 12 dự án do vi phạm luật đất đai với diện tích trên 185,947ha
Kết quả giao đất, cho thuê đất của các tổ chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến ngày 30/6/2013:
* Đất sản xuất nông nghiệp: giao, cho thuê 15 tổ chức, trong đó có 2 tổ chức sử dụng diện tích lớn: Công ty cổ phần chè Đường Hoa với diện tích hơn 200ha Công ty
cổ phần giống vật nuôi và cây trồng Đông Triều 2006 với diện tích 824,6ha
* Đất lâm nghiệp: đã giao, cho thuê 58 tổ chức với tổng diện tích 191.851,56ha
* Nuôi trồng thủy sản: đã giao, cho thuê 74 tổ chức với tổng diện tích 5.725,46ha
* Trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp, đất có mục đích công cộng: giao cho 1.084 đơn vị với diện tích 2.660,85ha
* Đất quốc phòng: giao cho 113 đơn vị với diện tích 4.726,74ha
* Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: đã giao, cho thuê 2.079 tổ chức với tổng diện tích 1.4004,32ha
* Đất tôn giáo: giao cho 16 tổ chức với diện tích 100.16ha
Trang 28PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hồ sơ về giao đất, cho thuê đất và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác giao đất và cho thuê đất trên địa bàn huyện Đông Triều giai đoạn 2011 - 2013
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Tại Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đông Triều - Tỉnh Quảng Ninh
- Thời gian: Từ ngày 8/02/2014 đến ngày 30/04/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đông Triều
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
3.3.2 Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của huyện Đông Triều
- Hiện trạng sử dụng đất
- Tình hình quản lý nhà nước về đất đai
3.3.3 Đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất trên địa bàn huyện Đông Triều giai đoạn 2011 – 2013
* Đánh giá công tác giao đất:
- Đánh giá công tác giao đất theo mục đích sử dụng
- Đánh giá công tác giao đất theo đối tượng sử dụng
- Đánh giá công tác giao đất theo đơn vị hành chính
- Đánh giá công tác giao đất theo thời gian
* Đánh giá công tác cho thuê đất:
- Đánh giá công tác cho thuê đất theo mục đích sử dụng
Trang 29- Đánh giá công tác cho thuê đất theo đối tượng sử dụng
- Đánh giá công tác cho thuê đất theo đơn vị hành chính
- Đánh giá công tác cho thuê đất theo thời gian
* Tổng hợp các trường hợp sai phạm khi thực hiện quyết định giao đất và cho thuê đất của huyện Đông Triều giai đoạn 2011 – 2013
* Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp đối với công tác giao đất và cho thuê đất của huyện Đông Triều
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Dựa trên nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp
+ Sơ cấp: các bảng biểu về công tác giao đất và cho thuê đất trong giai đoạn ngiên cứu, số liệu về diện tích, số lượng, tỷ lệ giữa các năm
+ Thứ cấp: Các văn bản, quyết định về công tác giao đất cho thuê đất của UBND cấp có thẩm quyền
- Thu thập số liệu về công tác giao đất, cho thuê đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng thống kê, Ủy ban nhân dân huyện Đông Triều
- Tìm hiểu các căn cứ pháp quy và trình tự, thủ tục trong pháp luật về công tác giao đất và cho thuê đất
- Tham khảo những tài liệu và các văn bản có liên quan
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Sau khi tiến hành thu thập số liệu, xử lý thông qua phần mềm Microsoft Office Excel 2003 hoặc 2007
- Tổng hợp các số liệu đã thu thập được
- Phân tích số liệu đã thu thập được
- Thống kê bằng phương pháp thống kê đơn giản
Trang 30PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đông Triều
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh và nằm trong vùng cánh
cung Đông Triều có tọa độ địa lý:
Từ 21029’04’’ đến 21044’55’’ vĩ độ Bắc
Từ 106033’ đến 106044’57’’ kinh độ Đông
- Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
- Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên - Thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn – tỉnh Hải Dương
- Phía Đông giáp Thành phố Uông Bí – Quảng Ninh
- Phía Tây giáp huyện Chí Linh – Hải Dương
Là một huyện năm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có hệ thống giao thông thuận lợi về đường bộ, đường sắt, đường thủy ( quốc lộ 18A, tỉnh lộ 18B, tỉnh lộ 33 sông Kinh Thầy, sông cầu Vàng, sông Đạm nối huyện với các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang….) Đây chính là điều kiện, ưu thế và động lực để phát triển kinh tế xã hội theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình Đông Triều được chia thành 3 vùng chính:
* Vùng đồi núi phía bắc
Vùng này gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, độ cao trung bình
từ 300 - 400 m Đất đai vùng này phù hợp với phát triển rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp
* Vùng giữa
Tập trung chủ yếu ở các xã Bình Dương, Hồng Thái Tây, Yên Thọ, Hồng Thái Đông, địa hình đồi thấp xen kẽ đồng bằng, có nguồn gốc là đất phù sa cổ, phù hợp với phát triển cây lâu năm, cây công nghiệp và trồng lúa
Trang 31* Vùng đồng bằng phía nam
Bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng phía nam quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông, địa hình khá bằng phẳng Đất đai vùng này tương đối phì nhiêu, chủ yếu do phù sa sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc bồi đắp tạo thành, phù hợp với trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
4.1.1.3 Khí hậu
Đông triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng là nóng,
ẩm mưa nhiều vào mùa hè và khô, lạnh vào mùa đông
- Trên địa bàn huyện Đông Triều thịnh hành 2 loại giá chính là gió đông nam
và gió mùa đông bắc
* Sương muối
- Thường xuất hiện từ tháng 12 năm trước tới tháng 3 năm sau, tập chung chủ yếu ở các vùng đồi núi An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương Nhiệt độ có nơi xuống tới 30C
4.1.1.4 Thuỷ văn
Đông Triều có số lượng sông suối khá lớn với 10 sông bao bọc toàn bộ phía tấy bắc, tây nam, phía nam và phân bố dày đều trên địa bàn huyện Điển hình là
Trang 32sông Kinh Thầy chảy từ địa phận tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương qua Đông Triều, Hải Phòng rồi đổ ra biển, đoạn qua Đông Triều dài 26,2 km
Các sông huyện như sông Vàng, sông Đạm, sông Cầm và các suối nhỏ phía đông bắt nguồn từ dãy núi phía bắc thuộc cánh cung Đông Triều ở độ cao 500 – 700
m chảy theo hướng bắc nam.Các sông suối này đều nhỏ, ngắn và dốc, quanh co uốn khúc, diện tích lưu vực nhỏ và ít bồi tụ
4.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều được chia thành các nhóm đất như sau:
- Nhóm đất phèn: Diện tích 861,25 ha, chiếm 2,17% diện tích đất tự nhiên
toàn huyện, chủ yếu là đất phèn hoạt động, mặn ít Hướng sử dụng chính trên loại
đất này là trồng lúa, khoai mỡ v.v…
- Nhóm phù sa: Diện tích 5974,99 ha, chiếm 15% diện tích đất tự nhiên Đất
có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nhẹ, hàm lượng hữu cơ trung bình
Hướng sử dụng chính trên loại đất này là trồng lúa và rau màu
- Nhóm đất xám: Diện tích 2570,6 ha, chiếm 6,47% diện tích tự nhiên, có 2 đơn vị đất:
+ Đất xám điển hình: Diện tích 737,48 ha, chiếm 28,69% diện tích nhóm đất, phân bố ở các xã dọc theo quốc lộ 18A, nơi có địa hình cao và vàn cao Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt trung bình, tầng dưới nghèo Hướng sử dụng chính trên loại đất này là trồng các loại cây hoa màu thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày
+ Đất xám glây: Diện tích 1833,12 ha, chiếm 71,31% diện tích nhóm đất Phân bố ở ven chân đồi phía bắc quốc lộ 18A Hướng sử dụng chính trên loại đất này là trồng lúa ở nơi thuận tiện nước
- Nhóm đất vàng đỏ: Diện tích 22869,56 ha, chiếm 57,58% diện tích đất tự nhiên Hướng sử dụng chính trên loại đất này là trồng cây ăn quả và phát triển rừng
- Nhóm đất nhân tác: Diện tích 981,11 ha, chiếm 2,46% diện tích đất tự nhiên, đất hình thành do tác động của con người tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của con người như hoạt động san ủi làm ruộng bậc thang, hoặc các hoạt
động khai thác mỏ, tầng đất bị xáo trộn dày trên 50 cm
Trang 33Đất có độ phì nhiêu khá, phản ứng của đất chua, thành phần cơ giới thường
là thịt trung bình Nhóm đất này phân bố rải rác ở các xã có đồi núi ở phía bắc huyện Đông triều Hướng sử dụng chính trên loại đất này là trồng lúa, màu ở nơi thuận lợi về nước và phát triển rừng ở nơi hoàn nguyên sau khi khai thác mỏ
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Đông Triều có hệ thống sông suối khá lớn, phân bố đều trong toàn huyện, ngoài ra còn có 32 hồ đập lớn nhỏ Đây là nguồn nước mặt dồi dào để cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ công nghiệp và đời sống dân sinh
- Nguồn nước ngầm: Đông Triều có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, phân bố ở các xã Bình Khê, Tràng Lương, Đức Chính, Tràng An, Việt Dân, Tân Việt, có khả năng khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Về chất lượng nước ngầm qua khai thác, thăm dò đảm bảo được độ an toàn cao, nước trung tính, kiềm nhẹ, riêng khu vực Mạo Khê nước bị nhiễm sắt, cần có biện pháp
xử lý trước khi đưa vào sử dụng
Tuy có trữ lượng nước lớn nhưng cần có biện pháp duy trì lâu dài nguồn tài nguyên nước như trồng rừng bảo vệ nguồn nước, cần có hệ thống sử lý nước thải sinh hoạt trước khi đổ ra sông để bảo vệ môi trường
* Tài nguyên rừng
Năm 2013, Đông Triều hiện có 17.423,86 ha đất có rừng, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 51,3%, trong đó đất rừng sản xuất 6.042,24 ha chiếm 34,67% diện tích đất
có rừng, rừng phòng hộ có 10870,22 ha chiếm 62,39% diện tích rừng, rừng đặc dụng có 511,4 ha chiếm 2,94% diện tích rừng Hệ thực vật phong phú gồm cả thực vật ôn đới và nhiệt đới với trên 200 loài, động vật có khoảng hơn 250 loài
Hiện nay, các động thực vật vẫn đang tồn tại nhưng số lượng còn rất ít do quá trình săn bắn, khai thác rừng bừa bãi của con người vì vậy cần có biện pháp bảo
vệ nguồn động, thực vật quý hiếm này
* Tài nguyên khoáng sản
Theo Báo cáo đề án tổng hợp tài liệu địa chất, khoáng sản và quy hoạch hoạt động khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 thì Đông Triều có 3 nhóm khoáng sản là khoáng nhiên liệu, khoáng sản không kim loại và khoáng sản vật liệu xây dựng, cụ thể: