1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Ứng mô hình DPSIR trong việc nghiên cứu xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên.

78 1,2K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 807,44 KB

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường BOD5 : Biochemical Oxygen Demand nhu cầu oxy sinh học CLMT : Chất lượng môi trường COD : Chemical Oxyge

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường

Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Thị Lan Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Mục đính nghiên cứu 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 2

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 2

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học 4

2.1.1 Một số khái niệm 4

2.1.2 Cơ sở pháp lý 6

2.2 Tổng quan về lịch sử hình thành của mô hình DPSIR 7

2.2.1 Mô hình DPSIR và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị môi trường 7

2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của mô hình DPSIR 9

2.3 Áp dụng mô hình DPSIR trong xây dựng các chỉ thị môi trường 12

2.4 Vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng bộ chỉ thị môi trường 14

2.5 Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới và Việt Nam 15

2.5.1 Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới 15

2.5.2 Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR tại Việt Nam 17

Phần 3:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Đối tượng nghiên cứu 26

3.2 Thời gian nghiên cứu 26

3.3 Nội dung nghiên cứu 26

3.4 Phương pháp nghiên cứu 27

3.4.1 Phương pháp kế thừa 27

Trang 3

3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin 27

3.4.3 Phương pháp phân tích thống kê và liệt kê 27

3.4.4 Phương pháp tổng hợp, so sánh, đánh giá 27

3.4.5 Phương pháp mô hình DPSIR để phân tích đánh giá hiện trạng môi trường 28

Phần 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 29

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 33

4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa phương 38

4.2 Hiện trạng môi trường 39

4.2.1 Hiện trạng môi trường nước 39

4.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường đất 40

4.2.3 Hiện trạng môi trường không khí 41

4.3 Phân tích mô hình DPSIR cho huyện Điện Biên 42

4.3.1 Xác định các động lực chi phối môi trường trong khu vực 42

4.3.2 Các đáp ứng của địa phương và xã hội 55

4.4 Đề xuất bộ chỉ thị môi trường cho khu vực nghiên cứu 55

4.4.1 Các chỉ thị động lực (D) phát triển kinh tế - xã hội, gây biến đổi áp lực (P) đối với môi trường 56

4.4.2 Các chỉ thị áp lực (P) về chất thải ô nhiễm gây biến đổi hiện trạng môi trường 57

4.4.3 Các chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường (chất lượng/ô nhiễm môi trường) 59

4.4.4 Các chỉ thị về tác động (I) của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ, cuộc sống của con người, đối với các hệ sinh thái và đối với kinh tế - xã hội 60

Trang 4

4.4.5 Các chỉ thị về đáp ứng (R) của Nhà nước, xã hội và con người

(chính sách, biện pháp, hành động) nhằm giảm thiểu các động lực, áp lực gây biến đổi môi trường không mong muốn và cải thiện chất lượng môi

trường 62

4.5 Kết quả của việc ứng dụng mô hình DPSIR trong xây dựng chỉ thị môi trường tại khu vực huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 63

4.6 Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường tại huyện Điện Biên 65

4.6.1 Giải pháp về quản lý 65

4.6.2 Giải pháp về kinh tế - xã hội 65

4.6.3 Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, đào tạo 66

Phần 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68

5.1 Kết luận 68

5.2 Kiến nghị 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường

BOD5 : Biochemical Oxygen Demand (nhu cầu

oxy sinh học) CLMT : Chất lượng môi trường

COD : Chemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy

hóa học) CTMT : Chỉ thị môi trường

DANIDA : Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch DPSIR : Mô hình thể hiện mối quan hệ tương hỗ

giữa động lực (P), áp lực (P), hiện trạng (S), tác động (I), đáp ứng (R)

D : Driver (Động lực chi phối)

EEA : Tổ chức môi trường Châu Âu

EU : Liên minh Châu Âu

HTMT : Hiện trạng môi trường

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Khả năng cung cấp thông tin môi trường của báo cáo HTMT 19

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Điện Biên 32

Bảng 4.2 Diện tích và năng suất lúa 34

Bảng 4.3.Diện tích và sản lượng một số cây lương thực 35

Bảng 4.4 Nguồn nước cấp cho sinh hoạt tại 4 xã thuộc khu vực nghiên cứu 39

Bảng 4.5 Chất lượng không khí tại 4 xã thuộc khu vực nghiên cứu 41

Bảng 4.6 Nguồn tiếp nhận nước thải của các hộ gia đình tại 4 xã nghiên cứu 43

Bảng 4.7 Các loại dự án thực hiện tại 4 xã thuộc khu vực nghiên cứu 55

Bảng 4.8 Danh mục các chỉ thị “Động lực” của huyện Điện Biên 56

Bảng 4.9 Chỉ thị về các áp lực (P) môi trường 58

Bảng 4.10 Bảng chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường 60

Bảng 4.11 Bảng chỉ thị về tác động (I) môi trường 61

Bảng 4.12 Bảng chỉ thị về đáp ứng môi trường 63

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ mô hình DPSIR pháp 7

Hình 2.2 Quá trình phát triển từ S đến DPSIR 10

Hình 2.3 Mô hình DPSIR của Viện NEIR Đan Mạch 10

Hình 2.4 Mô hình DPSIR của OECD 11

Hình 2.5 Bộ Chỉ thị và các thông tin gắn kết các yêu tố trong mô hình DPSIR 13

Hình 2.6 Mô hình Áp lực/ hiện trạng /đáp ứng của OECD trong tiếp cận vấn đề môi trường 16

Hình 2.7 Mô hình DPSIR về ô nhiễm không khí ở đô thị tại Việt Nam của GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng tháng 1/2005 25

Hình 4.1.Vị trí địa lý huyện Điện Biên 29

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện thay đổi đất 41

Hình 4.4 Biểu đồ nguồn tiếp nhận nước thải 43

Hình 4.5.Biểu đồ nguồn rác thải 44

Hình 4.6 Biểu đồ nguồn tiếp nhận rác của các hộ gia đình 45

Hình 4.6 Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Dân số” 46

Hình 4.7.Biểu đồ số hộ gia đình sử dụng phân bón hóa học 48

Hình 4.8 Biểu đồ vị trí chuồng gia súc của các hộ gia đình 49

Hình 4.9 Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp” 51

Hình 4.10 Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Thương mại và dịch vụ” 52

Hình 4.11 Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Trình độ dân trí” 53

Hình 4.12.Biểu đồ biện pháp cải tạo đất của các hộ gia đình 54

Hình 4.19 Sơ đồ ứng dụng mô hình DPSIR trong xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện Điện Biên 64

Trang 8

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Ngày nay thế giới đã và đang đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số từ đó dẫn đến khủng hoảng về lương thực, năng lượng, tài nguyên và môi trường Những khủng hoảng này gây ảnh hưởng lớn đến tất cả các thành phần môi trường, làm cho chất lượng sống của con người có nguy cơ bị suy giảm Môi trường đang là 1 vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới quan tâm Có thể nói thế giới đang phải đứng trước nguy cơ khủng hoảng môi trường ngày càng lan rộng, mà nguyên nhân chính là con người Tuy nhiên cũng chỉ có con người mới có thể khắc phục được tình trạng này Khắc phục khủng hoảng môi trường chính là góp phần cải thiện và phát triển chất lượng sống của con người

Cùng với sự phát triển của thế giới, với chủ chương công nghiệp hóa hiện đại hóa của đảng và nhà nước đã thúc đẩy đầu tư, tăng cường khai thác tài nguyên và phát triển các ngành công nghiệp đã và đang ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên; gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống và phát triển bền vững của đất nước

Để đánh giá một cách đầy đủ và tổng thể hiện trạng, diễn biến môi trường trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; hậu quả của ô nhiễm môi trường, bao gồm: thiệt hại đối với sức khỏe cộng đồng, thiệt hại về kinh tế, thiệt hại đối với các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái nông nghiệp; những vấn đề môi trường bức xúc và điểm nóng về môi trường cần ưu tiên giải quyết; các hoạt động của cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; đồng thời là cơ sở để đánh giá chính sách, quy định về môi trường để các cấp chính quyền, nhà quản lý định hướng phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững và có các chính sách, cơ chế phù hợp để duy trì phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường Việc sử dụng mô hình DPSIR sẽ xác định rõ các loại chỉ thị môi trường để có thể đánh giá được hiện trạng môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và có những biện pháp tác động hiệu quả đến hoạt động gây ô nhiễm môi trường (Lê Thạc Cán, 2005)

Trang 9

Điện Biên là một huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Điện Biên, phía bắc giáp huyện Mường Lay, phía tây và nam giáp Lào, phía đông giáp huyện Điện Biên Đông Thành phố Điện Biên Phủ nằm lọt trong huyện này ở phía đông bắc Tại đây có cửa khẩu Tây Trang (xã Na Ư) với Lào Huyện Điện Biên có diện tích tự nhiên là 163.963,03 ha và 110.067 người, bao gồm 8 dân tộc Hiện nay hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch và khu dân cư trên địa bàn huyện đã nảy sinh những tác động đến môi trường như rác thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt v.v đòi hỏi các biện pháp bảo vệ và quản lý môi trường hiệu quả để ngăn ngừa và khắc phục những tác động xấu đến sức khỏe con người và tài nguyên thiên nhiên

Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo PGS.Ts Đỗ Thị Lan, em tiến hành

thực hiện đề tài: “Ứng mô hình DPSIR trong việc nghiên cứu xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Sử dụng mô hình DPSIR để xác định, xây dựng các chỉ thị môi trường

và các vấn đề liên quan đến công tác quản lý bảo vệ môi trường tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu

- Đề tài là cầu nối giữa những kiến thức lý thuyết mà sinh viên đã học được với thực tế

- Tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận trực tiếp với để hiểu rõ hơn về các kiến thức đã học được trong sách vở và áp dụng lý thuyết vào thực tế

Trang 10

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục phụ cho công tác sau khi ra trường

- Là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu khoa học

Trang 11

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Một số khái niệm

- Môi trường gồm nhân tố vật chất do con người tạo ra và tự nhiên xung quanh chúng ta tác động đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người, sinh thể sống (Luật Bảo vệ môi trường 2005)[8]

- Bảo vệ môi trường gồm các hoạt động bảo vệ cho một môi trường xanh, sạch, đẹp, nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và giải quyết được các tác động của con người và tự nhiên đến môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, một cách có kinh tế nguồn tài nguyên thiên nhiên (Luật Bảo vệ môi trường 2005)[8]

- Ô nhiễm môi trường là việc làm biến đổi tài sản của môi trường, tác động xấu và phá vỡ các tiêu chuẩn môi trường (Luật Bảo vệ môi trường 2005)[8]

- Suy thoái môi trường là việc gây tác động xấu đến các yếu tố cấu thành môi trường cả về mặt lượng và chất, tác động xấu đến cuộc sống con người và tự nhiên (Luật Bảo vệ môi trường 2005)[8]

- Báo cáo hiện trạng môi trường là báo cáo cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và tác động tới sức khỏe con người, kinh tế xã hội, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên, từ đó phân tích nhu cầu xây dựng các chính sách môi trường

và hiệu quả của các chính sách đó (Thông tư 08/2010/TT - BTNMT) [2]

- Theo UNEP: Chỉ thị môi trường (Environmeltal Indicator) là một độ

đo tập hợp một số số liệu về môi trường ngành một thông tin tổng hợp về một khía cạnh của một quốc gia hoặc một địa phương

- Chỉ thị môi trường: Là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường (Thông tư 08/2010/TT - BTNMT) [2]

- Mô hình DPSIR: Là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi

Trang 12

trường) - Áp lực - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường)- Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các giải pháp bảo vệ môi trường) (Thông tư 08/2010/TT - BTNMT) [2]

- Các loại chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR 5 loại chỉ thị môi trường sau:

+ Các chỉ thị về động lực (D) phát triển kinh tế - xã hội, gây biến đổi áp lực đối với môi trường

+ Các chỉ thị về áp lực (P) về chất thải ô nhiễm gây biến đổi hiện trạng môi trường

+ Các chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường (chất lượng/ô nhiễm môi trường) + Các chỉ thị về tác động (I) của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe, cuộc sống của con người, đối với các hệ sinh thái và đối với kinh tế - xã hội

+ Các chỉ thị về đáp ứng (R) của nhà nước, xã hội và con người (chính sách, biện pháp, hành động) nhằm giảm thiểu các động lực, áp lực, gây biến đổi môi trường (Thông tư 09/2009/TT - BTNMT)[1]

- Trong mô hình DPSIR đối với nghiên cứu hiện trạng môi trường quốc gia hoặc bộ, ngành, địa phương các chỉ thị có thể phân theo nhóm (loại) sau:

+ Chỉ thị mô tả: Mô tả mức độ gia tăng của các yếu tố về nhân lực, thiết

bị, phương tiện…có thể gây ra các áp lực về môi trường

+ Chỉ thị đánh giá hoạt động: Bao gồm các chỉ thị phản ánh sự thay đổi chất lượng môi trường do các hoạt động của địa phương đó gây ra

+ Chỉ thị hiệu quả: Phản ánh mối quan hệ trong chuỗi nhân quả giữa các thành phần trong mô hình DPSIR Chỉ thị hiệu quả phù hợp nhất cho quá trình hoạch định chính sách là các chỉ thị liên quan giữa áp lực môi trường (P) và các hoạt động của con người (D) Những chỉ thị này cho thấy rõ tính hiệu quả môi trường của quy trình sản xuất và của chính các sản phẩm, ví dụ hiệu quả trong sử dụng tài nguyên, lượng phát thải, chất thải trên mỗi đơn vị sản lượng

+ Chỉ thị đáp ứng: Phản ánh hành động đáp ứng của đơn vị trong quản

lý môi trường, cải thiện chất lượng môi trường

Trang 13

+ Chỉ thị đánh giá độ bền vững môi trường: Là tập hợp nhiều thông số đặc trưng về môi trường cho phép đánh giá tổng hợp tình trạng môi trường của đơn vị nào đó

+ Chỉ thị đề mục: Chỉ thị này không nêu số lượng, hiệu quả của một hành động nào mà chỉ nêu tên (Đề mục) của hành động hoặc vấn đề cần đề cập trong báo cáo hiện trạng môi trường (HTMT) (Lê Trình, 2007)[12]

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội

- Nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 của chính phủ Quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật bảo vệ môi trường

- Nghị định 21/2008/NĐ - CP ngày 28/02/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

- Nghị định 117/2009/NĐ - CP ngày 31/12/2009 quy định về việc xử lý

vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Thông tư 09/2009/TT - BTNMT ngày 11 tháng 08 năm 2009 quy định

về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường quốc gia

- Thông tư 10/2009/TT - BTNMT ngày 11/08/2009 quy định về bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ

- Thông tư 08/2010/TT - BTNMT ngày 18/03/2010 quy định việc xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường cấp Quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh

- Thông tư 26/2011/TT - BTNMT ngày 18/04/2011 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

Trang 14

- Quyết định số 432/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/4/2012 phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

2.2 Tổng quan về lịch sử hình thành của mô hình DPSIR

2.2.1 Mô hình DPSIR và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị môi trường

* Mô hình

Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR (mô hình DPSIR) do tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả: Nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia thành 5 hợp phần (Hình 2.1):

Hình 2.1 Sơ đồ mô hình DPSIR pháp

(Nguồn: Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999)

Trang 15

- Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng môi trường vùng (DRIVER indicatos): Các động lực này thường là một số yếu tố đặc trưng cho địa hình, hình thái, thuỷ văn, khí hậu,… cũng như các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội chính diễn ra trong vùng như cở

sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện, du lịch,…

- Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators) Ví dụ, các thông số áp lực thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng về nước thải của các nhà máy, khu đô thị, diện tích canh tác, lượng phân bón thuốc trừ sâu được sử dụng, sản lượng đánh bắt cá, lượng khách du lịch hàng năm,… Rõ ràng là cường độ của các áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của vùng Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo chiều hướng tiêu cực

- Các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường (STATE indicators) Các thông số hiện trạng chất lượng môi trường giúp cung cấp thông tin định tính và định lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật

lý, hoá học và sinh thái các thành phần môi trường vùng (đất, nước, không khí, rừng, động thực vật hoang dã, hệ sinh thái thuỷ sinh) Chất lượng môi trường bị suy giảm dần và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng

- Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức khoẻ và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators)

- Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi trường và xã hội (RESPONSE indicators)

Nhìn vào Hình 2.1: Có 5 hợp phần có mối quan hệ tương tác qua lại theo hai chiều: chiều thuận và chiều phản hồi Với cách xây dựng mô hình nhận thức theo chuỗi như vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để xác định, phân tích và đánh giá các mối quan hệ rất phức tạp của hệ thống môi trường

tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội Vì vậy, phương pháp này thường được

áp dụng cho xây dựng quy hoạch và chiến lược quản lý môi trường vùng và quốc gia nhằm đảm báo phát triển bền vững Với các ưu điểm của mô hình

Trang 16

DPSIR ta xây dựng bộ chỉ thị môi trường của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Lê Thạc Cán, 2005) [3]

2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của mô hình DPSIR

D P S I R là chữ đầu của bốn từ Anh ngữ:

- Driving Forces, có nghĩa là lực điều khiển

- Lực điều khiển có tính khái quát nào đang tác động lên môi trường của địa bàn đang được xem xét Thí dụ sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa, bần cùng hóa dân chúng áp lực lên các nhân tố môi trường Thí dụ xả thải khí, nước đã bị ô nhiễm, chất thải rắn, chất thải độc hại vào môi trường

- Tình trạng môi trường tại một thời điểm hoặc thời gian nhất định Thí

dụ tình trạng không khí, nước, đất, tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học

- Tác động tiêu cực hoặc tích cực của tình trạng đó đối với con người cũng như điều kiện sinh sống, hoạt động sản xuất của con người

- Con người đã có những hoạt động gì để đáp ứng nhằm khắc phục các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực nêu trên

D P S I R là kết quả của một quá trình nhiều năm đi sâu nghiên cứu,

phân tích tình trạng môi trường và các tác động của nó lên con người

Từ những năm 1972, rồi 1982, 1992, 2002 qua các Hội nghị toàn cầu

về môi trường, rồi về môi trường và phát triển bền vững nhiều tổ chức quốc tế

và quốc gia đã xây dựng các báo cáo về tình trạng môi trường S O E Chữ S là chữ đầu trong các báo cáo đó

Tiếp đó các nhà nghiên cứu đã thấy rằng để hiểu rõ tình trạng môi trường trong diễn biến động của nó thì cùng với S phải xem xét thêm áp lực P

và đáp ứng R Mô hình P S R đã là mô hình do UNEP khuyến cáo vận dụng

Trang 17

trong những năm đầu thập kỷ 1990 Nhiều báo cáo tình trạng môi trương và các bộ chỉ thị môi trường của nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế trong thời gian này đã vận dụng mô hình ấy Báo cáo S O E của Việt Nam năm 2001 do Cục Môi trường thực hiện với sự hợp tác của UNEP đã theo mô hình P S R này.Sự phát triển mô hình không dừng lại đó Trong những năm gần đây trong soạn thảo báo cáo tình trạng môi trường cũng như xây dựng chỉ thị môi trường mô hình DPSIR, như đã giải thích trên đây đã thay thế mô hình P S R

Quá trình hình thành mô hình DPSIR thực chất là quá trình phát triển

sự mong muốn hiểu biết đầy đủ về tình trang môi trường Quá trình này có thể biểu thị một cách đơn giản như ở hình 3 sau đây:

kinh tế môi trường & thiên nhiên

Các ngành Sản xuất Xả thải Tình trạng Tình trạng Chức năng Tác động

- Công ng Cơ cấu SX Đa dạng SH vật lý sinh thái tới MT

- Nông ng Công nghệ Sử dụng Tình trạng -Nước Tác động

- Năng lư Tiêu dùng tài ng hóa học - Rừng tới KT

Công cụChính sách Chính sách Xác định Xác định R

KT vĩ mô ngành môi trường mục tiêu ưu tiên

Hình 2.3 Mô hình DPSIR của Viện NEIR Đan Mạch

Trang 18

Hình 2.4 Mô hình DPSIR của OECD

Áp lực Thải các chất gây ô nhiễm vào nước, không khí và đất Khai thác tài nguyên thiên nhiên

Những thay đổi trong việc

sử dụng đất Các rủi ro về công nghệ

Hiện trạng môi trường Hiện trạng vật lý:

• lượng nước và dòng chảy

• Vận chuyển trầm tích, lắng đọng bùn

• hình thái

• nhiệt độ, khí hậu Hiện trạng hoá học:

• nồng độ chất ô nhiễm trong nước, không khí, đất

• hàm lượng chất hữu cơ, ô xy hoà tan, dưỡng chất trong nước Hiện trạng sinh học:

• Mất cân bằng hệ sinh thái, tuyệt chủng một số loài

• hiện trạng thực vật, côn trùng, động vật, loài thuỷ sinh, các loài chim v.v

Trang 19

2.3 Áp dụng mô hình DPSIR trong xây dựng các chỉ thị môi trường

Mô hình DPSIR được vận dụng trong biên soạn báo cáo hiện trạng môi trường cũng như trong xây dựng các chỉ thị môi trường

Thí dụ để hiểu rõ tình trạng ô nhiễm không khí tại một địa bàn cần xây dựng xây dựng các CTMT về ô nhiễm không khí Các chỉ thị này cho phép hiểu rõ nguyên nhân sâu xa gây ô nhiễm, áp lực tạo ô nhiễm, tình trạng ô nhiễm, tác động của ô nhiễm đối với người và đánh giá hiệu quả của các đáp ứng của xã hội với tình trạng ô nhiễm này Cụ thể cần có:

- Chỉ thị về động lực: Các chỉ thị này mô tả các yếu tố động lực như gia tăng dân số, phát triển năng lượng, giao thông dịch vụ, hoạt động của các hộ gia đình

- Chỉ thị về áp lực: Các chỉ thị này mô tả mức độ phát thải các khí CO, NO2, SO2, Pb, O3, bụi lơ lửng, bụi ≤ 10 pm từ các lĩnh vực phát triển nêu trên

- Chỉ thị về trạng thái môi trường: các chỉ thị này trình bày tình trạng môi trường không khí quan trắc so sánh với các tiêu chuẩn môi trường đã quy định

- Chỉ thị về tác động: các chỉ thị này mô tả các tác động của tình trạng

ô nhiễm nêu trên đối với sức khỏe và các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người

- Chỉ thị và đáp ứng: các chỉ thị này mô tả các biện pháp xã hội con người đã thực hiện để giảm bới các tác động tiêu cực như hạn chế xả thải, nâng cao hiệu suất sản xuất năng lượng, thực hiện các biện pháp pháp chế, giáo dục nâng cao nhận thức của mọi người

Trang 20

Hình 2.5 Bộ Chỉ thị và các thông tin gắn kết các yêu tố trong mô hình DPSIR

P

D

S

Chỉ thị về tính hiệu quả sinh thái

Hệ số phát thải

Các mô hình liên kết và phân tán

biện pháp đáp ứng

Trang 21

2.4 Vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng bộ chỉ thị môi trường

+ Vấn đề đang tiến triển thế nào?

+ Các tiến độ đạt được so với mục tiêu đề ra?

+ Quy hoạch và dự báo nói chung - mối liên hệ giữa phát triển kinh tế

và quản lý môi trường

- Vai trò trong việc hoạch định chính sách:

+ Đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu

+ Theo dõi việc thực hiện chính sách

+ Hoạch định, thực thi, đánh giá hiệu quả của chính sách

- Cung cấp thông tin cho cộng đồng về vấn đề môi trường quan tâm: Chuyển tải thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng

Các chức năng chủ yếu của hệ thống chỉ thị :

- Hiệu quả thông tin: Chúng giảm số lượng các đo lường và các thông

số mà cần có cho việc trình bày hiện trạng môi trường một cách bình thường

- Đơn giản hóa thông tin: Chỉ thị và chỉ số môi trường làm đơn giản hóa quá trình giao tiếp thông tin và thông qua chúng, các kết quả đo lường được cung cấp cho người sử dụng

- Phòng ngừa: Chỉ thị và chỉ số môi trường tóm lược hiện trạng môi trường và xã hội hiện tại nhằm cho các tín hiệu về sự thay đổi các tình trạng môi trường

- Quyết định: Chỉ thị và chỉ số môi trường đưa ra sự hướng dẫn hiệu quả để hoach định một môi trường bền vững trong tương lai

Trang 22

* Ý nghĩa

Chỉ thị môi trường là cơ sở để lượng hóa chất lượng môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành bộ chỉ thị môi trường quốc gia để áp dụng trong cả nước

2.5 Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới và Việt Nam

2.5.1 Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới

Trước tình trạng môi trường đang có nhiều biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, cả thế giới đang chung tay quản lý và bảo vệ môi trường bằng nhiều biện pháp Nhiều hội nghị, hội thảo về môi trường được tổ chức ở nhiều nơi

để cùng nhau tìm ra các biện pháp khắc phục và bảo vệ môi trường

Nhiều vấn đề môi trường đang ngày càng bị suy thoái mạnh, các nhà khoa học đã và đang tìm ra những phương pháp thích hợp nhất để khắc phục những hậu quả môi trường gây ra Trong số đó có mô hình DPSIR mang hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường Mô hình này cung cấp cái nhìn tổng quan bối cảnh vấn đề môi trường, cũng như minh họa và làm rõ những mối quan hệ nhân - quả nói chung

Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR do tổ chức môi trường Châu

Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả: Nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện

tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu

Hệ thống các chỉ số và chỉ thị môi trường trên thế giới hiện nay thường được dựa vào các phương pháp luận (các khung làm việc) được đề xướng bởi OECD:

- Khung “Nguồn dẫn - Áp lực - Trạng thái - Tác động - Đáp ứng”(DPSIR = Driver - Pressure - State - Impact - Response)

- Khung “Áp lực - Trạng thái - Đáp ứng”(PSR = Pressure - State - Response) Qua tham khảo kinh nghiệm xây dựng hệ thống chỉ thị và chỉ số của các nước từ nguồn internet, có thể thấy rằng cách tiếp cận “Áp lực/ trạng thái/đáp ứng”của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD được đề xuất

Trang 23

sử dụng vỡ là phương phỏp thường được dựng nhất và giỳp hội nhập quốc tế thuận lợi hơn Cỏch tiếp cận này đưa ra cỏc quan hệ nhõn quả của một hoàn cảnh mụi trường nào đú và tỏc động của cỏc hành động cỏ nhõn và xó hội lờn mụi trường

Hỡnh 2.6 Mụ hỡnh Áp lực/ hiện trạng /đỏp ứng của OECD trong tiếp cận

vấn đề mụi trường

Ở một số nước như Úc, dạng mở rộng của mụ hỡnh OCED-PSR là - mụ hỡnh động lực-ỏp lực-tỡnh trạng- tỏc động - phản hồi (DPSIR)- được dựng để xem xột cỏc động lực hay nguyờn nhõn của sự biến đổi cũng như những tỏc động đối với hệ thống mụi trường, xó hội và kinh tế, viện NEIR Đan Mạch cũng xõy dựng mụ hỡnh DPSIR riờng theo mối quan hệ nhõn quả và mụi

ÁP LỰC

Cỏc hoạt động và tỏc

động của con người

Năng lượng GTVT Cụng nghiệp Nụng nghiệp Ngư nghiệp Khỏc

HIỆN TRẠNG

Hiện trạng hoặc tỡnh trạng của mụi trường

Khụng khớ Nước Tài nguyờn đất

Đa dạng SH Khu dõn cư Văn hoỏ và di sản Khỏc

QH cộng đồng đang thay đổi Ràng buộc QT Khỏc

ỏp lực Nguồn lực

Thụng tin Thông tin

Các đáp ứng XH(Các quyết

định- hành

động)

Trang 24

trường và tài nguyên Hiện nay mô hình DPSIR đã được ứng dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới để xây dựng chỉ thị môi trường phục vụ cho việc quy hoạch và quản lý môi trường

2.5.2 Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR tại Việt Nam

Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay về kinh tế - văn hoá - xã hội của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh Bên cạnh đó, tình trạng Môi trường của Việt Nam đang bị xuống cấp trầm trọng như suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

Với tình hình môi trường hiện nay của nước ta có nhiều nghiên cứu khoa học nhằm giảm thiểu suy thoái môi trường, nhìn nhận khách quan hơn về môi trường Đã có rất nhiều những dự án, đề tài nghiên cứu khoa học có sử dụng mô hình DPSIR để đánh giá tổng quan môi trường tại khu vực nghiên cứu

Từ năm 1996, Cục Môi trường bắt đầu triển khai xây dựng bộ chỉ thị môi trường Quốc gia

Từ năm 2001, báo cáo HTMT cấp quốc gia và cấp tỉnh thành phố ở nước ta đã được thực hiện theo mô hình 3 hợp phần Áp lực (P) - Hiện trạng (S) - Đáp ứng (R) Từ năm 2005 với sự hỗ trợ của dự án thông tin và báo cáo môi trường do DANIDA tài trợ, Cục BVMT thuộc bộ TN - MT đang xây dựng “hướng dẫn xây dựng báo cáo HTMT” cấp trung ương và Tỉnh/Thành phố theo mô hình 5 hợp phần (DPSIR), đồng thời đang nghiên cứu xây dựng

bộ chỉ thị môi trường phục vụ việc lập báo cáo HTMT tổng quan và báo cáo HTMT theo chuyên đề

Mô hình DPSIR đã được sử dụng dựa trên mô hình đơn giản về các Áp lực, Tác động, Phản hồi (Impact, Response model - PSR) Gần đây, mô hình DPSIR đã được sử dụng phổ biến cho việc xây dựng các chỉ thị môi trường

Các chỉ thị mô tả nguyên nhân gây nên sự thay đổi môi trường có thể cho chúng ta hiểu rõ về những thay đổi về môi trường và phản hồi của xã hội loài người đối với những thay đổi này nhằm bảo vệ môi trường sống Các chỉ thị về Động lực (D) và Tác động (I) cung cấp hỗ trợ nâng cao năng lực thể chế theo dõi chỉ số Đói nghèo - Môi trường thông tin chi tiết về nguyên nhân thay đổi và phân tích ảnh hưởng của nó và cải tiến mô hình PSR thành mô hình DPSIR

Trang 25

Đã có nhiều nghiên cứu dựa trên mô hình DPSIR về xây dựng bộ chỉ thị, đó là các loại chỉ thị đói nghèo, sinh kế, chỉ thị kinh tế, nông lâm nghiệp Trong lĩnh vực môi trường, mô hình DPSIR được ứng dụng để xây dựng bộ chỉ thị giúp việc quy hoạch, quản lý môi trường có hiệu quả hơn

GS Lê Thạc Cán (tháng 06/2005) Viện Môi trường và Phát triển bền vững đã xây dựng Phương pháp luận về xây dựng bộ chỉ thị môi trường dựa trên mô hình DPSIR, đã nêu tổng quan về mô hình DPSIR, quá trình hình thành và hướng dẫn xây dựng bộ chỉ thị môi trường GS.TS Phạm Ngọc Đăng (tháng 01/2005) đã tiến hành nghiên cứu về Xây dựng chỉ thị môi trường đối với lĩnh vực ô nhiễm không khí theo mô hình DPSIR, đã nêu lên những trở ngại khó khăn khi áp dụng phương pháp luận xây dựng chỉ thị không khí theo

EU vào Việt Nam và đề xuất phương pháp luận xác định các chỉ thị môi trường không khí ở Việt Nam Nghiên cứu của TS Chế Đình Lý (2006), Viện Môi trường và Tài nguyên - ĐHQG - HCM về hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường để đánh giá và so sánh hiện trạng môi trường giữa các thành phố trên lưu vực sông là phương pháp luận hướng dẫn việc xây dựng chỉ thị dựa vào từng thông số của mô hình DPSIR, báo cáo đã đưa ra lộ trình xây dựng và gợi

ý cho một số chỉ thị môi trường cấp tỉnh thành và hướng xây dựng bộ chỉ thị cho lưu vực Sông Sài Gòn Đồng Nai

Rất nhiều nghiên cứu đang ứng dụng mô hình DPSIR để xây dựng bộ chỉ thị môi trường cho địa phương mình, vì tính hiệu quả của phương pháp này nên mô hình DPSIR đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam

Một trong những ứng dụng phổ biến nữa của mô hình DPSIR là áp dụng vào việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường Việc sử dụng mô hình DPSIR để xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường đã được quy định trong thông tư 08/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Sử dụng

mô hình DPSIR để đánh giá hiện trạng môi trường có 2 lợi ích:

- Đánh giá được hiện trạng môi trường một cách trung thực

- Có khả năng dự báo được xu thế diễn biến môi trường trong tương lai Các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia từ năm 2005 áp dụng mô hình DPSIR: Báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Quảng Ngãi năm 2008,

Trang 26

hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông Cầu - Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai, phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR ở vùng bờ biển Thừa Thiên Huế; Môi trường không khí đô thị Việt Nam; Môi trường làng nghề Việt Nam; Môi trường khu công nghiệp Việt Nam đều đã được xây dựng dựa trên mô hình DPSIR

Các ưu điểm, nhược điểm của các mô hình áp dụng trong lập báo cáo HTMT cấp quốc gia, ngành, địa phương được thể hiện như sau:

Bảng 2.1 Khả năng cung cấp thông tin môi trường của báo cáo HTMT

Các vấn đề môi trường

Khả năng cung cấp thông tin

Mô hình S Mô hình PSR Mô hình

Không có hoặc không chi tiết

Không chi tiết

Không chi tiết

Không có hoặc không chi tiết

Có, chi tiết

Có, chi tiết

Có, chi tiết

Có, chi tiết

Trang 27

Có, không chi tiết

Có, không chi tiết

Các tác động do đặc điểm

HTMT gây ra đối với tài

nguyên, con người và hoạt

Không có hoặc không chi tiết

Có, chi tiết

Các biện pháp dự phòng,

giảm thiểu tác động tiêu cực

tới môi trường

Có, chi tiết Có, chi tiết

(Nguồn: Lê Trình (2007), Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn

xây dựng báo cáo HTMT Quân sự” )

Trang 28

Từ Bảng 2.1 có thể thấy mô hình DPSIR có khả năng cung cấp đầy đủ các thông tin về nguồn gốc, xu hướng, áp lực, đặc điểm môi trường và các giải pháp BVMT Trong khi đó, 2 mô hình còn lại không có khả năng này

Mô hình DPSIR không chỉ phục vụ tốt cho các cấp lãnh đạo mà còn cho dân chúng, trong nhận thức và hành động BVMT

Cũng chính vì khả năng cung cấp thông tin chi tiết về nhiều nội dung nên để thực hiện mô hình DPSIR phải có các điều kiện sau:

- Lực lượng cán bộ chuyên sâu về khoa học và công nghệ môi trường

đủ về số lượng và trình độ

- Kinh phí và thời gian nghiên cứu đủ lớn

- Sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị thực hiện nghiên cứu, lập báo cáo HTMT và đơn vị được khảo sát về môi trường

Thiếu một trong các yếu tố trên việc triển khai mô hình DPSIR sẽ gặp khó khăn, Trong khi đó, mô hình PSR yêu cầu ít hơn về lực lượng và cán bộ, thời gian và kinh phí nhưng khả năng cung cấp thông tin hạn chế hơn so với

mô hình DPSIR

2.5.2.1 Trạng thái môi trường

Trạng thái môi trường (Hiện trạng môi trường) mô tả chủ yếu các thành phần môi trường vật lý (địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, chất lượng không khí, chất lượng nước, chất thải, nguồn thải…)

- Chất lượng môi trường được mô tả qua chất lượng không khí, chất lượng nước ngầm, nước mặt (nước ngọt và nước biển) và đất theo hàm lượng hoặc nồng độ của các tác nhân hóa, lý, sinh học khác nhau trong các thành phần môi trường này

- Hiện trạng môi trường tự nhiên còn được mô tả qua môi trường sinh vật bao gồm đặc điểm các hệ sinh thái, sự biến mất của các loài và hệ sinh thái cũng như tình trạng các loài và các hệ sinh thái này; sự phong phú đa dạng và tình trạng của các thành phần sinh học như thực vật, động vật, chim, cá Trạng thái tài nguyên sinh vật thường là kết quả của những thay đổi điều kiện tự nhiên và tác động do con người gây suy thoái môi trường, ô nhiễm

Trang 29

môi trường, do đó những thay đổi trạng thái sinh vật có thể được xem là tác động do môi trường

2.5.2.2 Áp lực do hoạt động của con người đến môi trường

Hiện trạng môi trường chịu tác động của nhiều yếu tố do con người và thiên nhiên Tuy nhiên, những áp lực của con người lên môi trường là yếu tố cần quan tâm nhất Những áp lực này thường ở những dạng sau: Phát thải chất thải rắn (CTR), phát thải chất thải nguy hại (CTNH); Phát thải các chất ô nhiễm không khí; Phát thải chất thải lỏng (nước thải); Bức xạ; Sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên; Áp lực do quá trình sử dụng đất (ví dụ xây dựng

cơ sở hạ tầng, đô thị hoá ),“Áp lực” đối với môi trường còn do các yếu tố tự nhiên và KT-XH từ bên ngoài (các yếu tố ngoại sinh) Do vậy nội dung về

“áp lực” đề cập đến 2 nhóm yếu tố:

* Các áp lực do môi trường bên ngoài (ngoại sinh) đến môi trường, gồm: Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu; các yếu tố địa hình; các yếu tố thuỷ văn; các yếu tố ô nhiễm; các yếu tố sinh học; các yếu tố kinh tế; các yếu tố xã hội

* Các áp lực do hoạt động của đơn vị (nội sinh), gồm: Lưu lượng và tải lượng ô nhiễm do nước thải; do khí thải; do các hoạt động khác.v.v

2.5.2.3 Động lực

Các yếu tố động lực có thể gây áp lực đến môi trường: Các hoạt động của con người như sản xuất, dịch vụ, tiêu dùng, an ninh và các hoạt động khác nhằm đạt mục tiêu hoặc nhiệm vụ phát triển của bản thân, tổ chức, địa phương, bộ, ngành hoặc quốc gia chính là động lực có thể dẫn đến các áp lực đối với môi trường Động lực thường bao gồm các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh như: Nông, lâm nghiệp; Ngư nghiệp; Công nghiệp; Giao thông vận tải; Năng lượng; Quân sự; Thương mại; Du lịch; Tiểu thủ công nghiệp; Các hộ gia đình/các cơ quan/đơn vị; v.v…

Mỗi dạng áp lực đến môi trường có thể bắt nguồn từ một hoạt động cụ thể hay từ nhiều hoạt động khác nhau Ngược lại, các hoạt động của một ngành cụ thể có thể tạo ra một hoặc nhiều áp lực đến một hoặc nhiều thành phần môi trường khác nhau

Động lực gây ra áp lực phụ thuộc vào:

Trang 30

- Nhiệm vụ và quy hoạch phát triển của ngành/đơn vị/địa phương

- Vị trí, địa điểm hoạt động của ngành/đơn vị/địa phương

- Loại và mức độ của các hoạt động (đầu vào, đầu ra, sản lượng)

Các tác động này có thể được mô tả dưới dạng tác động tới ba nguồn lực: Tài nguyên thiên nhiên, con người và các công trình nhân tạo

- Tác động tới tài nguyên thiên nhiên: Có thể dưới dạng làm cạn kiệt và suy thoái những nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc làm giảm chức năng của các hệ sinh thái (hồ, sông, rừng, ven biển, biển ); làm giảm đa dạng sinh học

- Tác động tới nguồn lực con người: Có thể là các tác động tiêu cực đến sức khoẻ Ngoài ra, tác động suy thoái môi trường, suy giảm các vùng sinh thái tự nhiên, ô nhiễm môi trường còn gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh, thu nhập của con người

- Tác động tới các công trình nhân tạo: Tác động lên các công trình nhân tạo tồn tại dưới nhiều hình thức (ăn mòn thiết bị, phá huỷ công trình, cơ

sở sản xuất, đồng ruộng… do thiên tai, bão lũ) và làm giảm tuổi thọ và chức năng của các công trình

Sự đa dạng của những nguồn lực trên có giá trị to lớn trong phát triển xã hội Do vậy, việc bảo tồn bền vững những nguồn lực này sẽ tạo điều kiện tiên quyết cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh và nâng cao mức sống con người

2.5.2.5 Đáp ứng

Quan niệm chung về “đáp ứng”: Trên cơ sở đánh giá những tác động tiêu cực do suy thoái môi trường (nếu có) các đáp ứng mà cơ quan quản lý hoặc cơ sở đã, đang và sẽ áp dụng để hạn chế những tác động không mong muốn này Các hoạt động “đáp ứng” phải đặt ra các thứ tự ưu tiên: Xây dựng

và triển khai các mục tiêu, chính sách biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo

Trang 31

PTBV Những chính sách, biện pháp trên cần bao gồm các chính sách, biện pháp về pháp luật, tài chính, các biện pháp giáo dục, các hoạt động đầu tư, thông tin, tư vấn, hướng dẫn, các biện pháp khoa học, công nghệ Các yếu tố của quá trình này bao gồm:

- Đặt ra các mục tiêu

- Xây dựng, triển khai và đánh giá các chính sách, biện pháp

- Giám sát, quan trắc các quá trình thực hiện

- Nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin đối với cán bộ, nhân dân

- Đảm bảo các nguồn tài chính, nhân sự và công nghệ cho quá trình này

2.5.2.6 Tóm tắt tác dụng của mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường

Mô hình DPSIR không chỉ là công cụ phân loại thông tin và còn cho thấy bức tranh tổng thể về các lĩnh vực môi trường, qua đó làm rõ và minh hoạ các mối quan hệ nhân - quả Do vậy, mô hình DPSIR có thể được sử dụng linh hoạt để trình bày một cách logic các thông tin liên quan về nguồn gốc, quá trình diễn biến, hậu quả của các vấn đề môi trường và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực Bằng cách đó ứng dụng mô hình DPSIR có thể giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành, địa phương và dân chúng hiểu rõ hơn các mối liên hệ và phản hồi giữa nguyên nhân và tác động của các vấn đề môi trường khác nhau ở quy mô quốc gia, địa phương hoặc ngành

Lưu ý rằng trong nhiều trường hợp mối quan hệ nhân - quả có thể rất hiển nhiên nhưng khó định lượng Chỉ một số trường hợp cụ thể có thể định lượng được bằng công thức toán học các thành phần của mô hình DPSIR

Trang 32

Hình 2.7 Mô hình DPSIR về ô nhiễm không khí ở đô thị tại Việt Nam của GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng tháng 1/2005

CO, dioxin

Hiện trạng môi trường

Chất lượng không khí đô thị

Đáp ứng

nhằm điều tiết áp lực)

các hoạt động hay các áp lực mà các hoạt động này gây ra)

Trang 33

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội của vùng;

- Hiện trạng chất lượng môi trường của vùng;

- Các biện pháp, chính sách quản lý môi trường áp dụng tại địa phương

3.2 Thời gian nghiên cứu

- Thời gian: từ 01/2014 đến 04/2014

- Địa điểm: Tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu

- Ứng dụng mô hình DPSIR để xây dựng bộ chỉ thị môi trường tại khu vực nghiên cứu

+ Xác định các động lực chi phối tác động đến môi trường tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên;

+ Xác định các thông số thể hiện áp lực lên các nhân tố môi trường cho từng động lực;

+ Xác định hiện trạng môi trường do các áp lực gây ra;

+ Xác định các tác động của áp lực đến môi trường và con người ; + Tìm hiểu các đáp ứng của xã hội để khắc phục những tác động tiêu cực; + Phân tích chuỗi các bước của mô hình DPSIR: Động lực → Áp lực

Trang 34

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp kế thừa

- Thu thập số liệu, tài liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và hiện trạng môi trường của địa phương được giữ tại Ủy ban Nhân dân huyện Điện Biên

- Thu thập các văn bản pháp quy có liên quan

- Các tài liệu về hiện trạng môi trường của địa phương,…

3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin

Xây dựng mẫu phiếu điều tra:

Xây dựng phiếu điều tra, phỏng vấn gồm những thông tin chung của người cung cấp thông tin, những thông tin về gia đình như: Nguồn tài nguyên nước, tài nguyên đất đai, kinh tế gia đình, các vấn đề môi trường tại địa phương mình, các chương trình phúc lợi xã hội mà gia đình tham gia và được hưởng lợi trong những năm gần đây,…

Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Thực hiện phỏng vấn, phát phiếu điều tra 30 hộ gia đình cho mỗi xã Việc chọn các hộ gia đình hoàn toàn ngẫu nhiên trong các thôn, xã Toàn huyện sẽ được phân ra làm 4 khu vực nghiên cứu chính Trong đó, mỗi khu vực nghiên cứu sẽ lựa chọn 1 xã mang tính đại diện cho từng khu vực

- Khu vực 1: Khu trung tâm

- Khu vực 2: Khu vùng cao

- Khu vực 3: Khu sản sản xuất thuần nông

- Khu vực 4: Khu chọn ngẫu nhiên

3.4.3 Phương pháp phân tích thống kê và liệt kê

Các số liệu trong quá trình điều tra thu thập được thống kê và liệt kê ra những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu làm đề tài Liệt kê những thông tin quan trọng có ảnh hưởng tới vấn đề môi trường của địa phương

3.4.4 Phương pháp tổng hợp, so sánh, đánh giá

Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu

có liên quan đến đề tài từ các nguồn dữ liệu ( từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu

Trang 35

hội thảo, từ internet, sách báo….) Sau đó phân tích, tổng hợp, đánh giá và so sánh theo từng vấn đề riêng biệt phục vụ cho nội dung đề tài

3.4.5 Phương pháp mô hình DPSIR để phân tích đánh giá hiện trạng môi trường

Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR là một mô hình nhận thức dung

để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả, quan hệ tương hỗ giữa hiện trạng môi trường (S), những áp lực do con người gây ra (P) và những động lực quan trọng trực tiếp hoặc gián tiếp (D) Ngoài

ra, mô hình còn bao gồm các tác động (I) của sự thay đổi hiện trạng môi trường và những đáp ứng (R) từ xã hội chống lại những tác động không mong muốn này Phương pháp DPSIR phân tích và đánh giá chính xác những yếu tố gây ảnh hưởng tới môi trường tại khu vực mà chúng ta cần nghiên cứu Sử dụng mô hình này rất phù hợp với môi trường hiện nay

Trang 36

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Điện Biên nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Điện Biên,có tọa độ địa lý từ 20°17’ đến 21°40’ Vĩ độ Bắc, 102°19’ đến 103°19’ Kinh độ Đông, toàn huyện được chia thành 25 xã và có tổng diện tích tự nhiên là 163.963,03ha Ranh giới tiếp giáp các huyện như sau:

+ Phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông, thành phố Điện Biên Phủ; + Phía Đông Bắc giáp huyện Mường Ảng;

+ Phía Đông Nam giáp tỉnh Sơn La;

+ Phía Bắc giáp huyện Mường Chà;

+ Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp với nước cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Hình 4.1.Vị trí địa lý huyện Điện Biên

Trang 37

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

- Địa hình huyện Điện Biên chia thành hai vùng rõ rệt:

+ Vùng long chảo: Bao gồm 12 xã ( Thanh Nưa, Thanh Luông, Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh yên, Noong Luống, Sam Mứn, Pom Lót, Noong Hẹt, Thanh An, Thanh Xương và xã Pá Khoang) nằm trên cánh đồng Mường Thanh, có địa hình tương đối bằng phẳng Đây là cánh đồng rộng nhất trong 4 cánh đồng vùng Tây Bắc (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc) là vùng trọng điểm của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp( chủ yếu là canh tác lúa nước), các làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,

du lịch, dịch vụ, là trung tâm phát triển kinh tế - văn hóa của huyện và toàn tỉnh Điện Biên;

+ Vùng ngoài: Bao gồm 13 xã ( Mường Phăng, Nà Tấu, Nà Nhạn, Mường Pồn, Núa Ngam,Hua Thanh, Hẹ Muông, Na Tông, Phu Luông, Pa Thơm, Na Ư, Mường Nhà và xã Mường Lói) phân bố xung quanh vùng lòng chảo, có địa hình chủ yếu là núi cao, chia cắt mạnh, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Điện Biên 2010 - 2020)

4.1.1.3 Khí hậu

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt trong năm: Mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm Mùa mưa nóng và mưa nhiều, mùa khô lạnh giá khô hanh và có sương mù Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Điện Biên, cho thấy khí hậu của huyện Điện Biên có những đặc trưng sau:

Nhiệt độ trung bình năm là 23 - 25°C, biên độ dao động ngày 10 - 12°C Lượng mưa: Lượng mưa bình quân từ 1500 - 1800mm/năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, nắng nóng và mưa nhiều (nhiều nhất là 3 tháng 6,7,8 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm) Lượng bốc hơi lớn, mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm

Độ ẩm trung bình năm đạt 81- 84% Độ ẩm biến đổi theo mùa Thời kỳ

Trang 38

tháng 6 - 9 có độ ẩm tương đối trung bình cao nhất, đạt 84 - 87 % Các tháng 2 - 4 có độ ẩm trung bình thấp nhất, khoảng 71- 80%

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt:

Gió khô nóng, sương mù - sương muối, dông lốc và mưa đá là những hiện tượng thời tiết đặc biệt có tần suất tương đối lớn, gây ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất, đời sống và sức khỏe của con người

+ Gió: Về mùa đông gió Bắc thổi mạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), thường gây ra lạnh giá, khô hanh gây ảnh hưởng không tốt đến sản xuất (sinh lý, sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi) Về mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, gió Nam thổi mạnh mang theo nhiều hơi nước, khí hậu mát mẻ Từ tháng 3 đến tháng 5 thường có những đợt gió Tây (gió Lào) thổi mang theo hơi nóng, nắng và khô hanh Tốc độ gió mạnh kèm theo mưa rào mạnh, có khi có lốc và mưa đá xuất hiện gây ảnh hưởng đến sản xuất

+ Sương muối: Về mùa đông đôi khi huyện chịu ảnh hưởng của những đợt sương muối, tập trung chủ yếu vào tháng 12, tháng 1 hàng năm Những nơi xuất hiện sương muối thường là vùng đồng bằng và thung lũng Vì vậy công tác dự tính, dự báo kịp thời và có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cây trồng, vật nuôi tốt nhất

+ Sương mù: Thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, trung bình hàng năm có 80 - 100 ngày có sương mù, thường xuất hiện vào ban đêm, kéo dài 7h, 8h sau khi mặt trời xuất hiện

- Số giờ nắng trong năm khá cao, nắng tập trung nhiều vào 3 tháng: tháng 3, tháng 4 và tháng 5, nhiều nhất là tháng 4

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Điện Biên 2010 - 2020)

4.1.1.4 Thủy Văn

Chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của Hệ thống sông Mê Kông trên địa phận tỉnh Điện Biên với 2 phụ lưu chính là sông Nậm Rốm và sông Nậm Núa (đều chảy qua địa bàn huyện Điện Biên) Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ phía Bắc huyện Điện Biên, qua thành phố Điện Biên Phủ, đến xã Pa Thơm (huyện Điện Biên) rồi chảy sang Lào Các phụ lưu chính của Nậm Rốm là: Nậm Phăng, Nậm Khẩu Hú, Nậm Cọ Sông Nậm Núa bắt nguồn từ độ cao

Trang 39

1.200m tại xã Mường Nhà (huyện Điện Biên), phía nam lòng chảo Điện Biên, phụ lưu lớn nhất của sông Nậm Núa là suối Nậm Ngám

Trên địa bàn huyện còn có các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo lớn vừa đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước mặt cho toàn huyện, vừa tạo cảnh quan thăm quan du lịch như: Hồ Pá Khoang, hồ Hồng Sạt,…

Ngoài ra trong các khu dân cư có hệ thống ao hồ, tuy nhiên mật độ tương đối thưa thớt, chủ yếu đóng vai trò điều hòa nước mưa và một phần nước thải của người dân

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Điện Biên 2010 - 2020) 4.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Với diện tích tự nhiên là 163.963,03ha chiếm 17,15% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Điện Biên

(Nguồn: Báo cáo thuyết minh kết quả thống kê đất đai huyện Điện Biên năm 2013)

Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 - 1800mm, lượng nước mưa trên được đổ vào các kênh, mương, ao, hồ, Đặc biệt trên địa bàn huyện còn có hệ thống các lưu vực của sông Nậm Rốm và sông Nậm Núa (hai nhánh chính của Hệ thống sông Mê Kông trên địa phận tỉnh đều chảy qua địa bàn huyện) cùng các hồ chưa nước quy mô lớn: hồ Pá Khoang, là nguồn nước mặt chính cung cấp cho các hoạt động sản xuất, và sinh hoạt cho toàn huyện

- Nguồn nước ngầm: Kết quả khảo sát nghiên cứu cho biết ở đây có trữ lượng nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng tốt, nhưng hiện nay việc

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư Quy định về xây dựng và quản lý chỉ thị môi trường Quốc gia số 09/2009/TT - BTNMT Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư quy định việc xây dựng Báo cáo môi trường Quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh số 08/2010/TT - BTNMT Khác
3. Lê Thạc Cán (2005), Tổng quan về ứng dụng mô hình DPSIR trong xây dựng chỉ thị môi trường, Viện Môi trường và Phát triển bền vững Khác
4. Lê Thạc Cán (2007), Tổng quan về công tác xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường ở Việt Nam Khác
5. Phạm Ngọc Đăng (2005), Xây dựng chỉ thị môi trường đối với lĩnh vực ô nhiễm không khí theo mô hình DPSIR Khác
6. Hoàng Văn Hưng (2008), Phân tích môi trường, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Khác
7. Chế Đình Lý (2006), Hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường để đánh giá và so sánh hiện trạng môi trường giữa các thành phố trên lưu vực sông, Viện Môi trường và Phát triển bền vững Khác
8. Luật bảo vệ môi trường 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
9. Nguyễn Văn Minh (2012), Đề tài ” Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại huyên Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Khác
10. Phạm Hồng Nga (2008), Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR ở vùng bờ biển Thừa Thiên - Huế, Đại học Thuỷ Lợi Khác
11.Lê Trình (2007), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng báo cáo HTMT Quân sự Khác
12. Lê Trình (2007), Tổng quan về công tác xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường ở Việt Nam Khác
13. UBND huyện Điện Biên (2010), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Điện Biên 2010 - 2020 Khác
14. UBND huyện Điện Biên (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội, đảm bảoQuốc phòng - An ninh năm 2013; mục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w