Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
456,13 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM HỒNG VIỆT TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Dư Ngọc Thành Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường , các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt khóa học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới UBND xã Quyết Thắng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong đợt thực tập, cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh và động viên trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp của em. Mặc dù có nhiều cố gắng, song chuyên đề này cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 3 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực tập 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Môi trường có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của con người, là nơi cung cấp cho chúng ta không gian để sống, cung cấp những nguồn tài nguyên quý giá như: đất, nước, không khí, khoáng sản,… phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, cũng như hoạt động sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải. Tuy nhiên, Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy. Vì vậy, chúng ta cần phải có các biện pháp để bảo vệ và cải tạo môi trường. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường và các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Nhưng việc đầu tiên góp phần bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết, và hành động. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên là một xã nằm trong hệ thống 9 xã của Thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 5,5 km về phía tây có diện tích 1.298,76ha, địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp trồn cây chè, cây lúa và cây ăn quả. Trước những tác động mạnh của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá, cùng với sự gia tăng dân số, lao động tập trung, nhu cầu về tài nguyên ngày càng tăng đã tạo nên những áp lực làm suy giảm môi trường thiên nhiên như: môi trường đất, nước, không khí đã và đang bị ô nhiễm, suy thoái, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Trước 2 những vấn đề cấp bách đó của môi trường, thêm vào đó nhận thức và hiểu biết của người dân về môi trường ở xã Quyết Thắng còn hạn chế. Đây là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến các hành động, các tác động có hại đến môi trường sống của chính người dân trên địa bàn xã. Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành, em tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài 1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát Xác định mức độ nhận thức của người dân về môi trường, từ đó đề xuất những giải pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường sống tại địa bàn. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá nhận thức của người dân về một số vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Đánh giá sự hiểu biết của người dân về Luật Môi trường của Việt Nam. - Đánh giá ý thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Quyết Thắng. 1.2.2. Yêu cầu - Phản ánh đúng hiện trạng môi trường và nhận thức của người dân. - Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ khách quan. - Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với điều kiện địa phương. 1.2.3. Ý nghĩa của đề tài 1.2.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. 3 - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu. - Là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý môi trường ở cấp cơ sở. 1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được nhận thức của người dân trên địa bàn xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên về môi trường. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. - Ý nghĩa đề tài sẽ là căn cứ để Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Các khái niệm cơ bản - Nhận thức: + 1.(danh từ) Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó + 2.(động từ) Nhận ra và biết được. + Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. - “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngươì, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và sinh vật” - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp vối tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong sạch, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. - Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. 5 - Rác thải là những chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Có nhiều loại rác thải khác nhau và có nhiều cách phân loại. - Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. - Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. - Quản lý môi trường. "Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia". - Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, và các thông tin về môi trường khác. 2.2. Cơ sơ khoa học 2.2.1. Cơ sở lý luận 2.2.2. Cơ sở pháp lý Một số văn bản pháp luật liên quán tới nghành quản lý môi trường đang hiện hành ở Việt Nam Luật bảo vệ môi trường được Chủ tịch nước ký, ban hành sô 29/2005/L-CTN, ngày 12/12/2005. Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường. Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường. Nghị định 175/NĐ-CP ngày 18/10/1994 của chính phủ hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. 6 Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/15/2004 của chính phủ quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. TCVN 6696-2000 chất thải rắn – bãi chôn lấp hợp vệ sinh – yêu cầu chung về bảo vệ môi trường. Thông tư số 05/2008/TT-BTNM và môi trường. 8/12/2008 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. 1. Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006NĐ-CP 2. Luật số 57/2010/QH 12 của Quốc hội : luật thuế bảo vệ môi trường 3. Thông tư số 2433/TT-KMC ngày 3/10/1996 hướng dẫn thi hành nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 quy định cử phạt những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường. 4. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCMT-BXD hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chấp thải rắn 5. Nghị định số 03/2010/ LQ/HQND và quyết định số 22/2010QĐ- UBND ngày 20/08/2010 của ủy ban nhân dân tỉnh về phía phân cấp nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. 6. Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 18/3/2010 của UBND tỉnh về việc xử lý triệt dể các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 7. Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT quy định về lập thẩm định phê duyệt và kiểm tra , xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết, lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản 8. NGhị Định 35/NQ-CP năm 2013 về vấn đề cấp bách trong lĩnh vự bảo vệ môi trường do chính phủ ban hành. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Một số vấn đề môi trường cần quan tâm trên Thế giới và Việt Nam 2.3.1.1. Một số vấn đề về Môi trường cần quan tâm trên Thế giới Theo GS.TS Võ Quý Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, cấp bách nhất là: 7 * Rừng – “lá phổi của Trái đất” đang bị phá hủy do hoạt động của loài người: Rừng xanh trên thế giới che phủ khoảng một phần ba diện tích đất liền của Trái đất, chiếm khoảng 40 triệu km 2 . Tuy nhiên, các vùng rừng rậm tốt tươi đã bị suy thoái nhanh chóng trong những năm gần đây. Các hệ sinh thái rừng bao phủ khoảng 10% diện tích Trái đất, khoảng 30% diện tích đất liền. Tuy nhiên, các vùng có rừng che phủ đã bị giảm đi khoảng 40% trong vòng 300 năm qua và theo đó mà các loài động thực vật, thành phần quan trọng của các hệ sinh thái rừng, cũng bị mất mát đáng kể. Loài người đã làm thay đổi các hệ sinh thái một cách hết sức nhanh chóng trong khoảng 50 năm qua, nhanh hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây. Rừng còn đem lại nhiều lợi ích khác cho chúng ta, trong đó việc đảm bảo sự ổn định chu trình oxy và cacbon trong khí quyển và trên mặt đất là rất quan trọng. Cây xanh hấp thụ lượng lớn CO 2 và thải ra khí O 2 , rất cần thiết cho cuộc sống. Từ trước đến nay, lượng CO 2 có trong khí quyển luôn ổn định nhờ sự quang hợp của cây xanh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, một diên tích lớn rừng bị phá hủy, nhất là rừng rậm nhiệt đới, do đó hàng năm có khoảng 6 tỷ tân CO 2 được thải thêm vào khí quyển trên toàn thế giới, tương đương khoảng 20% lượng khí CO 2 thải ra do sử dụng các nhiên liệu hóa thạch (26 tỷ tấn/năm). Điều đó có nghĩa là việc giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khuyến khích bảo vệ rừng và trồng rừng để giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu là rất quan trọng. * Đa dạng sinh học đang giảm sút hàng ngày: Đa dạng sinh học đem lại rất nhiều lợi ích cho con người như làm sạch không khí và dòng nước, giữ cho môi trường thiên nhiên trong lành, cung cấp các loại lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đa dạng sinh học còn góp phần tạo ra lớp đất màu, tạo độ phì cho đất để phục vụ sản xuất sinh hoạt… Sụp đổ hệ sinh thái và mất đa dạng sinh học sẽ gây nên nhiều khó khăn trong cuộc sống nhất. Vì thế, việc bảo tồn đa dạng sinh học là hết sức quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà chúng ta đang theo đuổi trong sự phát triển xã hội ở nước ta. 8 * Tài nguyên nước đang bị cạn kiệt dần: Trái đất là một hành tinh xanh, có nhiều nước, nhưng 95,5% lượng nước có trên Trái đất là nước biển và đại dương. Lượng nước ngọt mà loài người có thể sử dụng được chỉ chiếm khoảng 0,01% lượng nước ngọt có trên Trái đất. Cuộc sống của chúng ta và nhiều loài sinh vật khác phụ thuộc vào lượng nước ít ỏi đó. Lượng nước quý giá đó đang bị suy thoái một cách nhanh chóng do các hoạt động của con người và con người đang phải vật lộn với sự thiếu hụt nước ngọt tại nhiều vùng trên thế giới. Để có thể bảo tồn nguồn tài nguyên nước hết sức ít ỏi của chúng ta, chúng ta phải nhận thức được rằng cần phải giữ được sự cân bằng nhu cầu và khả năng cung cấp bằng cách thực hiên các biện pháp thích hợp. Để có thể hồi phục được sự cân bằng mỗi khi đã bị thay đổi sẽ tốn kém rất lớn, tuy nhiên có nhiều trường hợp không thể sửa chữa được. Vì thế cho nên, nhân dân tại tất cả các vùng phải biết tiết kiệm nước, giữ cân bằng giữa nhu cầu sử dụng với nguồn nước cung cấp, có như thế mới giữ được một cách bền vững nguồn nước với chất lượng an toàn. * Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt: Trong lúc vấn đề cạn kiệt nguồn chất đốt hóa thạch đang được mọi người quan tâm như dầu mỏ và khí đốt, thì Trung Quốc và Ấn Độ với diện tích rộng và dân số lớn, đang là nhưng nước đang phát triển nhanh tại châu Á, đặc biệt là Trung Quốc có nguồn than đá và khí đốt thiên nhiên dồi dào, đang tăng sức tiêu thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng. Ở Trung Quốc, sức tiêu thụ loại năng lượng hàng đầu này từ 961 triệu tấn (tương đương dầu mỏ) vào năm 1997 lên 1.863 triệu tấn vào năm 2007, tăng gần gấp đôi trong khoảng 10 năm. Tất nhiên lượng CO 2 thải ra cũng tăng lên gần ½ lượng thải của Mỹ năm 2000, và đến nay Trung Quốc đã trở thành nước thải lượng khí CO 2 lớn nhất trên thế giới, vượt qua cả Mỹ năm 2007 Con người đã đạt được bước tiến rất lớn trong quá trình phát triển, bằng cuộc Cách mạng Công nghiệp nhờ sự tiêu thụ lớn các chất đốt hóa thạch. Tuy nhiên, ước lượng nguồn dự trữ dầu mỏ trên thế giới chỉ còn sử dụng được trong vòng 40 năm nữa, dự trữ khí tự nhiên được 60 năm và than đá là khoảng [...]... Địa bàn xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 3.2.2 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2014 đến tháng 4/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Tình hình cơ bản xã Quyết Thắng - Điều kiện tự nhiên của xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên - Điều kiện kinh tế, xã hội xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 3.3.2 Hiện trạng môi trường tại xã Quyết Thắng, Thành. .. Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên - Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân trong xã - Thực trạng xả thải nước thải trong xã - Tình hình phát thải và thu gom xử lý chất thải rắn - Tình hình sử dụng nhà vệ sinh - Sức khỏe và vệ sinh môi trường 3.3.3 Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường - Nhận thức của người dân về môi trường xung quanh 23 - Nhận thức của người dân về Luật Môi trường. .. dân xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên về một số vấn đề môi trường bức xúc hiện nay Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm em chưa thể nghiên cứu sâu vào nhiều khía cạnh của ô nhiễm môi trường mà chỉ có thể nghiên cứu một mảng nhỏ 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm thực tập: Bộ môn Khoa Học Môi Trường – Khoa Môi Trường – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên 3.2.2 Địa. .. tiếp cán bộ phụ trách môi trường của xã và 2 nhân viên vệ sinh môi trường (là nhân viên thu gom rác) 24 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm cơ bản của xã Quyết Thắng – TP Thái Nguyên 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Quyết Thắng – TP Thái Nguyên là một xã nằm trong hệ thống 9 xã của TP Thái Nguyên Cách trung tâm thành phố 5,5 KM về phía Tây, xã Quyết Thắng có vị trí... Mạng internet, sách, báo về vấn đề môi trường - Tài liệu từ các phòng thuộc UBND xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn theo bộ câu hỏi - Lập bộ câu hỏi phỏng vấn - Đối tượng phỏng vấn: Người dân và cán bộ quản lý môi trường trên địa bàn xã -Thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ dân để phân loại và đánh... trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn ngày càng gia tăng, khó kiểm soát, nhiều điểm nóng về môi trường còn tồn tại gây bức xúc cho người dân tại các cổng trường Đại học, hàng quán mọc lên san sát, ven đường gần cổng trường lượng rác thải ra rất nhiều gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường gây mất mỹ quan đường phố Nhìn chung người dân đều có sự quan tâm hiểu biết về biến đổi khí hậu nhưng hiểu đúng và... Qua bức tranh khái quát về môi trường nông thôn Việt Nam hiện nay chóng ta có thể thấy nguyên nhân cơ bản chi phối các nguyên nhân khác đó là: chúng ta chưa nhận thức được hết tác hại của việc ô nhiễm môi trường Việc nhận thức đối với vấn đề môi trường nông thôn của các cơ quan chức năng và người dân còn nhiều hạn chế Cán bộ thì buông lỏng quản lý, coi nhù vấn đề môi trường Người dân thì do cuộc sống... hoạt của nhân dân, cần có cơ chế hỗ trợ của nhà nước, huy động nguồn lực nhân dân đầu tư tiếp tục củng cố, thành lập đội văn nghệ, thể duch thể thao của xã, xóm 4.1.2.3.3 An ninh – quốc phòng An ninh chính trị - TT ATXH: Địa bàn rộng, số lượng học sinh, sinh viên đông Trong năm trên địa bàn xảy ra nhiều vụ việc gây mất an ninh, trật tự xã hội Do địa bàn có nhiều trường chuyên nghiệp đóng trên địa bàn, ... Quyết Thắng có vị trí như sau: Phía Đông giáp phường Quang Trung Phía Tây giáp xã Phúc Xuân Phía Nam giáp phường Tân Thịnh Phía Bắc giáp xã Phúc Hà Tổng số dân trong xã là 9.976 người thuộc 2370 hộ dân ( không tính số sinh viên trên địa bàn các trường đóng trên địa bàn) Trên địa bàn có 3 trường Đại học lớn: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên , Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông, Đại học Kinh Tế và... thông, mỹ quan đô thị trên địa bàn xã Quyết Thắng Xử lý các hộ vi phạm hành lang cổng trường phổ thông Vùng Cao Việt Bắc thu một số tang vật chuyển đội trật tự thành phố xử lý - Công tác VSMT Hoàn thiện bộ quy chế, kế hoạch về công tác vệ sinh môi trường để tổ chức thực hiện tại xóm, các cơ quan đơn vị, trường học Giao cho HTX dịch vụ điện năng Quyết Thắng thực hiện trên toàn địa bàn xã, thời gian thực . ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM HỒNG VIỆT TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN. trực tiếp của Thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành, em tiến hành thực hiện đề tài: Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được nhận thức của người dân trên địa bàn xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên về môi trường. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo