Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 52)

Xã hội hóa công tác quản lý chất thải đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân, mặt khác cần có sự định hướng, tổ chức giám sát thực hiện một cách chặt chẽ của nhà nước. Nội dung của xã hội hóa công tác quản lý môi trường là huy động mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác quản lý môi trường.

Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thành nhóm tiêu chí bình xét gia đình văn hóa, nộp đúng đủ, đúng thời hạn các loại chi phí bảo vệ môi trường theo quy định. Phải thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định để người dân thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.

Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cung cấp thông tin mở các lớp tập huấn hướng dẫn cho người dân về việc phân loại rác, quy trình và công nghệ xử lý rác thải phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của cộng đồng.

Việc thay đổi những thói quen và hành vi của người dân trong việc bảo vệ môi trường cần có thời gian, vì vậy cần có hoạt động thường xuyên để tuyên truyền và giáo dục người dân bảo vệ môi trường. Việc thu hồi rác là một công việc cần thời gian, công sức, tiền của, sự đồng lòng của cộng đồng.

Vì vậy nhiệm vụ chính là tuyên truyền thông qua loa đài, băng rôn, áp phích, tở rơi nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường để mọi người đề hiểu được sự quan trọng của việc xả rác và phân loại rác đúng quy định, mang lại lợi ích. Biến những hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường.

Thường xuyên tổ chức các phong trào làm sạch đường phố, lồng ghép các hoạt động thường kỳ của địa phương. Để người dân tham gia hoạt động vệ sinh môi trường, khu phố, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản bảo vệ môi trường của người dân. Tuyên truyền người dân tự giác “hưởng ứng giờ trái đất”.

Chính quyền xã cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn về môi trường và các tổ chức xã hội, phổ biến và thúc đẩy việc tuân thủ thi hành văn bản pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường.

Thực tế cho thấy, lượng rác thải ngày càng nhiều, lực lượng thu gom rác còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, cần tăng thêm lực lượng thu gom rác. Vì rác thải không thể để lâu được, sẽ bốc mùi và gây ô nhiễm môi trường.

Chính quyền địa phương nên thành lập những tổ, lực lượng thu gom rác dân lập ở xã để giải quyết rác thải ở nơi mình cư trú cho môi trường xanh, sạch hơn.

Quy hoạch tổng thể thu gom và xử lý rác thải từ đó có định hướng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải lồng ghép với các nội dung bảo vệ môi trường,

Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành từ tỉnh đến thành phố đến xã, tổ xóm và các cơ quan nhà nước về môi trường trong công tác quản lý thu gom vận chuyển và xử lý rác thải.

Cần có kế hoạch dài hạn cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Xác định những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đạt được trong công tác bảo vệ môi trường và những nhiệm vụ, giải pháp thực tiễn.

Kêu gọi cộng đồng cần có ý thức bảo vệ môi trường để có khoảng không gian xanh, sạch, đẹp đảm bảo sức khỏe, thể hiệ nếp sống văn hóa, văn minh để rác được ở đúng chỗ của mình.

Tạo các cơ chế khuyến khích đối với các hoạt động giảm thiểu rác thải và tái chế các chất thải rắn. Tuy nhiên khuyến khích cũng phải giám sát chặt chẽ.

Tăng cường hiệu lực đối với việc tổ chức giám sát và cưỡng chế. Xã cần coi việc giải quyết các vấn đề rác thải là vấn đề ưu tiên.

Nâng cao ý thức cộng đồng về những tai hại gây ra do quản lý chất thải không đúng quy cách. Đưa chương trình giáo dục cộng đồng không nên chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, giáo dục ở người lớn mà dành cả cho học sinh từ bậc tiểu học trở lên. Nêu gương, khuyến khích điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường. Vận dụng điều 9 Nghị định xử phạt 150 của Thủ tướng Chính phủ đối với những hành vi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường chung. (Nghị định của chính phủ 19/7/2010/NĐCP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội).

Xác lập cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự thực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với các đối tác thuộc nhà nước cũng như các đối tác tư nhân tham gia hoạt động quản lý chất thải rắn.

Các chính sách tuyên truyền,giáo dục nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

Mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường sống của mình bằng cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm diện tích bãi rác, tiết kiệm ngân sách và chính là bảo vệ sức khỏe của mình. Quá trình xử lý chất thải đúng cách và đạt yêu cầu phải đảm bảo các bước sau:

Sơ đồ: Quá trình xử lý chất thải đúng cách Chất thấi

Biấn pháp khác Phân loấi & thu gom

Vấn chuyấn

Xấ lý

Phần 5

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)