1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá hi ện trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động buôn bán thủy hải sản tại chợ Túc Duyên – Phường Túc Duyên – Thành phố Thái Nguyên.

61 397 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 5,26 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN ĐÌNH KHÁNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỪ HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN THỦY HẢI SẢN TẠI CHỢ TÚC DUYÊN – PHƯỜNG TÚC DUYÊN – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Tài nguyên & Môi trường Khoá học : 2009-2013 Thái Nguyên, năm 2013 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, sự phát triển của công nghiệp, khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu xã hội. Nhu cầu cuộc sống của con người trong giai đoạn hiện nay đang ngày càng được cải thiện. Sự hình thành các trung tâm thương mại, dịch vụ ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy, việc xây dựng các khu chợ mới nhằm phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi của người dân trong khu vực cũng như đẩy mạnh các dịch vụ thương mại với khu vực bên ngoài là hết sức cần thiết. Hơn nữa, một khu chợ mới, đẹp, khang trang, rộng rãi, vệ sinh sẽ góp phần tạo diện mạo mới cho khu vực, đồng thời cũng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, hoạt động của các khu chợ, ngoài tính tích cực là đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân, thúc đẩy giao lưu kinh tế, phát triển thương mại dịch vụ khu vực, song song với đó còn có những vấn đề môi trường liên quan và hiện đang là nỗi bức xúc của chính quyền và người dân. Túc Duyên là một phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên, trước đây có phần lớn diện tích là ruộng lúa và rau màu, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Từ lâu đã đóng một vai trò rất quan trọng cung cấp nguồn nông sản lớn đáp ứng nhu cầu cho người dân trong thành phố Nhưng đến nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thành phố, phường Túc Duyên đã và đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư hạ tầng đô thị. Với dân số đông, đang ngày càng gia tăng do quá trình đô thị hóa thì nhu cầu trao đổi và mua bán hàng hóa ngày càng lớn.Việc thành phố quy hoạch xây dựng chợ đầu mối nông sản ở phường Túc Duyên đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của người dân. Không những là chợ đầu mối rau, củ, quả lớn nhất, chợ Túc 2 Duyên còn là nơi cung cấp hơn một nửa lượng thủy sản tiêu thụ hàng ngày của thành phố. Lượng hàng hóa là rất lớn nhưng cơ sở vật chất của chợ Túc Duyên rất tạm bợ, không có hệ thống mương rãnh tiêu thoát nước và tập trung rác thải. Hàng ngày, hoạt động buôn bán thủy sản đã thải ra một lượng lớn nước thải, thải trực tiếp ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của các hộ kinh doanh và người dân trong khu vực. Xuất phát từ thực tế trên, cùng với sự hướng dẫn của thầy cô trong trường, khoa Tài Nguyên và Môi Trường, tôi đã lựa chọn chuyên đề:”Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động buôn bán thủy hải sản tại chợ Túc Duyên – Phường Túc Duyên – Thành phố Thái Nguyên” 1.2.Mục đích - Đánh giá hiện trạng môi trường nước xung quanh chợ Túc Duyên- P.Túc Duyên. - Xác định được mức độ ô nhiễm môi trường nước do hoạt động buôn bán thủy hải sản chợ Túc Duyên. - Tìm hiểu những ảnh hưởng của môi trường nước bị ô nhiễm xung quanh chợ Túc Duyên đến sức khỏe người dân. - Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do hoạt động buôn bán thủy hải sản tại chợ Túc Duyên. 1.3.Yêu cầu của chuyên đề - Công tác điều tra thu thập thông tin, phân tích chất lượng nước quanh chợ Túc Duyên cần: + Đánh giá đầy đủ, chính xác chất lượng nước của khu vực nghiên cứu. + Các kết quả phân tích phải so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam. 3 - Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện của địa phương và các hộ kinh doanh, buôn bán. 1.4.Ý nghĩa của chuyên đề - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp bản thân em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thưc tế và rèn luyện về kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. - Ý nghĩa thực tiễn: + Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, trách nhiệm của các tiểu thương và người dân trong việc bảo vệ và giữu gìn môi trường nước nói riêng và môi trường sống nói chung. + Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm, suy thoái môi trường nước do nước thải gây ra. + Ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân trong chợ và khu vực xung quanh chợ Túc Duyên. 4 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1.Cơ sở của đề tài 2.1.1.Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường. Khái niệm về môi trường đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu. Nhìn chung có những quan niệm về môi trường như sau: - Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật. Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một cách cụ thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và một quần thể, một quần xã lại có một môi trường rộng lớn hơn. - Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật. Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên. Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật ), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”. 5 Để thống nhất vè mặt nhận thức, chúng ta đã sử dụng định nghĩa trong “Luật bảo vệ môi trường” đã được quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 27/12/1993, định nghĩa khái niệm môi trường như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. 2.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường Ngày nay, thuật ngữ ô nhiễm môi trường được sử dụng rất nhiều để diễn tả các hành động phá hoại môi trường tự nhiên. “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. (Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, 2005) [7]. - Chất gây ô nhiễm môi trường là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm môi trường bị ô nhiễm. 2.1.1.3. Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã". Ngoài ra còn định nghĩa sau: “Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất”(Hoàng Văn Hùng, 2008) [3]. 6 * Các nguồn gây ô nhiễm nước - Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật kể cả xác chết của chúng. - Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. Theo vị trí không gian như ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển. Tùy vào mục đích và hoàn cảnh mà ta áp dụng cách phân loại ô nhiễm nước. 2.1.1.4. Khái niệm về nước thải và nguồn nước thải. - Nước thải sinh hoạt là nước thải từ hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân. (QCVN 14/2008/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải). - Nguồn nước tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước ven biển, ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoạt thải vào. (QCVN 14/2008/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải). - Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước thải và là nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu. Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì có 4 nguồn nước thải là nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp và nguồn nước thải tự nhiên. Phân loại theo nguồn thải thì có 2 loại là nguồn gây ô nhiễm xác định và nguồn gây ô nhiễm không xác định: 7 + Nguồn gây ô nhiễm xác định (nguồn điểm): Là nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và tác nhân gây ô nhiễm. + Nguồn không xác định: Là nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và tác nhân gây ô nhiễm. Nguồn này rất khó để quản lý. 2.1.1.5. Khái niệm về chợ - Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về phát triển và quản lý chợ : "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.” - Phạm vi chợ: là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ. - Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3 m2/điểm. 2.1.2.Cơ sở pháp lý - Luật BVMT do Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. - Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 20/05/1998, có hiệu lực từ ngày 01/01/1999. - Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ huật do Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006. 8 - Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của Chính Phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sủa đổi bổ sung nghị định 80/2006/NĐ- CP về việc qy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường. - Nghị định số 117/2009.NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Thủ Tướng Cính Phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. - Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/08/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. * Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn của Việt Nam - QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại trong nước. - QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. 9 - QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt. - TCVN 6663-1:2011 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 6663-3:2011 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 5994: 1995 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ a tự nhiên và nhân tạo. - TCVN 5999: 1995 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải. - TCVN 6663-11: 2011 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm. 2.2.Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên 2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công [...]... gom, xử lý chất thải 3.2.3 Hi n trạng môi trường nước xung quanh chợ Túc Duyên 3.2.3.1 Hi n trạng môi trường nước thải 3.2.3.2 Hi n trạng môi trường nước ngầm 3.2.4 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe người dân 3.2.5 Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước tới hệ sinh thái khu vực 3.2.6 Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe người dân 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp... có 2 khu chợ với hơn 300 hộ kinh doanh, chợ mới là do Cty Triệu Đại Dương xây dựng Không gian chợ nhỏ chia các quầy buôn bán với nhau bằng các rào sắt chật hẹp rất khó buôn bán b) Đặc điểm chợ Túc Duyên Là chợ đầu mối nông sản lớn nhất thành phố Thái Nguyên - Các hoạt động kinh doanh, buôn bán chính của chợ: + Bán buôn bán lẻ các mặt hàng rau, củ, hoa quả + Bán buôn bán lẻ thủy hải sản ( cá, tôm, cua,... và xử lý chất thải Chất thải rắn được công ty môi trường ô thị Thái Nguyên thu gom hàng ngày từ 18h đến 20h30 Nước thải không được tập trung thu gom mà phần lớn thải trực tiếp ra khu vực cánh đồng sau chợ, một phần nhỏ được thải vào hệ thống cống rãnh của thành phố 4.3 Hi n trạng môi trường nước xung quanh chợ Túc Duyên Như đã trình bày ở trên, hoạt động kinh doanh buôn bán của chợ Túc Duyên đã thu... tỉnh tăng đều qua các năm nhưng các biện pháp xử lý chất thải rắn, nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi còn rất hạn chế Do đó, hầu hết các chất thải này, đặc biệt là nước thải đều được đổ xuống các nguồn nước mặt gây ô nhiễm nghiêm trọng * Hi n trạng ô nhiễm môi trường nước ở phường Túc Duyên Phường Túc Duyên là một trong những phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên, có vị trí rất thuận lợi trong... gian nghiên cứu: Từ 31-12-2013 đến 16-4-2013 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội Phường Túc Duyên- TP Thái Nguyên - Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 3.2.2 Chợ Túc Duyên a) Giới thiệu về Chợ Túc Duyên b) Đặc điểm Chợ Túc Duyên: - Các hoạt động kinh doanh, buôn bán chính của chợ - Các hoạt động có phát sinh nước thải - Quy trình thu gom, xử lý chất thải 3.2.3... vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%) Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá ít Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước. .. lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hi n nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/ 1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân) 2.2.2 Hi n trạng ô nhiễm môi trường nước ở Thái Nguyên Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra chủ yếu từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than.Về... khối lượng hàng hóa nông sản lớn từ các nơi đổ về, kéo theo đó là hàng tấn rác và nước thải thải ra môi trường mỗi ngày Người dân do thiếu ý thức, cơ sở vật chất của chợ lại nghèo nàn, tạm bợ nên đã gây ra các tác hại cho môi trường, đặc biệt là môi trường nước 31 a) Hi n trạng cấp nước Nhu cầu sử dụng nước trong buôn bán thủy sản tại chợ là rất lớn, do đặc thù của ngành nghề Nước được sử dụng chủ... công nghiệp hoá, hi n đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hi m... khu vực cánh đồng đằng sau chợ Túc Duyên đã được quy hoạch làm khu dân cư, các công trình mương thủy lợi dẫn nước từ sông Cầu vào cánh đồng đã bị phá hủy và lấp đất nên không có bất kỳ nguồn nước cấp nào phục vụ cho nông nghiệp nữa Người dân buộc phải sử dụng nước thải của khu chợ cá để phục vụ tưới tiêu b) Hi n trạng thoát nước thải Lượng nước thải của hoạt động buôn bán thủy sản là rất lớn Theo kết . HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN ĐÌNH KHÁNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HI N TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỪ HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN THỦY HẢI SẢN TẠI CHỢ TÚC DUYÊN – PHƯỜNG TÚC. động buôn bán thủy hải sản tại chợ Túc Duyên – Phường Túc Duyên – Thành phố Thái Nguyên 1.2.Mục đích - Đánh giá hi n trạng môi trường nước xung quanh chợ Túc Duyên- P .Túc Duyên. - Xác định. Xác định được mức độ ô nhiễm môi trường nước do hoạt động buôn bán thủy hải sản chợ Túc Duyên. - Tìm hi u những ảnh hưởng của môi trường nước bị ô nhiễm xung quanh chợ Túc Duyên đến sức khỏe

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w