1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN MÔN SINH LỚP 9 MỚI NHẤT

251 482 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 251
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

GIÁO ÁN MÔN SINH LỚP 9 MỚI NHẤTGIÁO ÁN MÔN SINH LỚP 9 MỚI NHẤTGIÁO ÁN MÔN SINH LỚP 9 MỚI NHẤTGIÁO ÁN MÔN SINH LỚP 9 MỚI NHẤTGIÁO ÁN MÔN SINH LỚP 9 MỚI NHẤTGIÁO ÁN MÔN SINH LỚP 9 MỚI NHẤTGIÁO ÁN MÔN SINH LỚP 9 MỚI NHẤTGIÁO ÁN MÔN SINH LỚP 9 MỚI NHẤTGIÁO ÁN MÔN SINH LỚP 9 MỚI NHẤTGIÁO ÁN MÔN SINH LỚP 9 MỚI NHẤTGIÁO ÁN MÔN SINH LỚP 9 MỚI NHẤTGIÁO ÁN MÔN SINH LỚP 9 MỚI NHẤTGIÁO ÁN MÔN SINH LỚP 9 MỚI NHẤT

TrưngTHCS Tin Châu T KHTN Tuần 1 Ngày soạn: 15/8/14 Ngày giảng: 21/8/14 DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN. Tiết 1 – Bài 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC. I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, HS cần phải: 1. Kiến thức - Nêu được đối tượng, nội dung và vai trò của di truyền học. - Giới thiệu được Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học. - Trình bày được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen. - Mô tả và sử dụng đúng được một số thuật ngữ, viết chính xác các skí hiệu cơ bản của di truyền học. 2. Kĩ năng - Rèn luyện được kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình. - Phát triển được các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, khái quát hóa. 3. Thái độ - Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học. II. Phương pháp – phương tiện dạy học 1. Phương pháp dạy học: phương pháp nêu – giải quyết vấn đề, giảng giải. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh: các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen ( hình 1.2) III.Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số HS: 9A: 9B: 9C: 9D: 2. Kiểm tra bài cũ : không 3. Bài mới MB: Từ sinh học 6 đến sinh học 8 các em đã tìm hiểu những kiến thức sinh học cơ thể, thấy được tính đa dạng sinh học và lược sử tiến hoá của sinh giới. Đến sinh học 9 , các em sẽ được tìm hiểu những lĩnh vực mới của sinh học , cụ thể là di truyền và biến dị, cơ thể và môi trường ….( phần 1). Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm 1 vị trí quan trọng trong sinh học . Menđen- người đặt nền móng cho di truyền học, chúng ta cùng nghiên cứu các thí nghiệm của ông ngay ở chương 1… Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về di truyền học GV yêu cầu HS làm bài tập mục ▼SGK 5 : Hãy liên hệ với bản thân và xác định xem minh giống và khác bố mẹ ở những điểm nào ( vd: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu mắt, da )? HS: liên hệ với bản thân, trả lời. I.Di truyn học 1. Đối tượng: tính di truyền và biến dị của sinh vật. - Di truyn: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. GV: Nguy>n Văn T?nh Năm học 2014 - 2015 1 TrưngTHCS Tin Châu T KHTN GV giải thích: + Đặc điểm giống bố mẹ → hiện tượng di truyền. + Đặc điểm khác bố mẹ → hiện tượng biến dị. GV hỏi: - Thế nào là di truyền và biến dị? HS: nghiên cứu thông tin SGK, trả lời. GV: nhận xét, chốt ý. GV cung cấp thông tin: Khoa học nghiên cứu về tính di truyền và tính biến dị của sinh vật gọi là di truyền học. Vậy đối tượng của di truyền học là tính di truyền và tính biến dị của sinh vật. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK 5 , cho biết: - Nội dung nghiên cứu của di truyền học là gì? HS: nghiên cứu SGK, trả lời. GV hỏi: - Nêu ý nghĩa của di truyền học? HS: nghiên cứu SGK, trả lời. GV: nhận xét, chính xác hóa. - Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. - Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản. 2.Nội dung - Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. 3. Ý nghĩa - Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn ứng dụng trong khoa học chọn giống, phục vụ nông nghiệp, trong y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học GV yêu cầu HS đọc thông tin mục “ em có biết” giới thiệu về Menđen. GV giới thiệu đối tượng nghiên cứu của Menđen: đậu Hà Lan ( sử dụng tranh 1.2). HS: theo dõi, ghi nhớ. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục IISGK, cho biết: - Menđen đã sử dụng phương pháp nghiên cứu độc đáo nào? HS: trả lời. II. Menđen – ngưi đặt nn móng cho di truyn học. 1.Đối tượng nghiên cứu: đậu Hà Lan. - Thời gian sinh trưởng ngắn, một cây cho nhiều hạt, chi phí cho thí nghiệm ít tốn kém. - Là loại cây lưỡng tính, tự thụ phấn rất chặt chẽ vì vậy dễ kiểm soát được các phép lai. - Có nhiều tính trạng tương phản, có thể quan sát bằng mắt thường, không có tính trạng trung gian 2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích các thế hệ lai. - Tạo các cơ thể thuần chủng về 1 hay nhiều cặp tính trạng đem lai. GV: Nguy>n Văn T?nh Năm học 2014 - 2015 2 TrưngTHCS Tin Châu T KHTN GV hỏi: - Trình bày nội dung của phương pháp phân tích các thế hệ lai? HS: nghiên cứu SGK, trả lời. GV nhận xét, chuẩn hóa, có thể phân tích để làm rõ thêm vì sao cách làm ấy là độc đáo, sáng tạo. - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản. - Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ qua nhiều thế hệ. - Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được, rút ra quy luật di truyền các tính trạng. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học. GV hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ: - GV phát biểu khái niệm, lấy ví dụ. - GV yêu cầu HS phát biểu lại, lấy ví dụ tương tự. HS: lắng nghe, ghi nhớ, lấy ví dụ minh họa. GV giới thiệu một số các kí hiệu cơ bản trong di truyền học. HS: ghi nhớ thông tin III.Một số thuật ngữ và k? hiệu cơ bản của di truyn học 1.Một số thuật ngữ - T?nh trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.vd - Cặp t?nh trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng.vd - Nhân tố di truyn: quy định các tính trạng của sinh vật.vd - Giống( dòng) thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. 2. Một số k? hiệu P: cặp bố mẹ xuất phát. ×: phép lai. G: giao tử.Quy ước ♂: giao tử(cơ thể)đực; ♀: giao tử( cơ thể) cái. F: thế hệ con. 4.Củng cố - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục ghi nhớ SGK 7 . - GV có thể sử dụng bài tập sau để củng cố: Người ta làm thí nghiệm: cho cà chua quả tròn thụ phấn với cà chua quả bầu dục thu được đời con toàn cà chua quả tròn. Cho các cây cà chua quả tròn thu được giao phấn với nhau thu được cả cà chua quả tròn và cà chua quả bầu dục. Chon lấy các cây cà chua quả bầu dục rồi cho giao phấn với nhau, theo dõi liên tục qua một số đời, thấy chỉ xuất hiện cà chua quả bầu dục. Hỏi: a, Thí nghiệm trên nghiên cứu sự di truyền của loại tính trạng nào? b, Kể tên tính trạng của các cây cà chua được mô tả trong bài. Yếu tố qui định tính trạng đó được gọi là gì? c, Chỉ ra cặp tính trạng tương phản trong phép lai trên? GV: Nguy>n Văn T?nh Năm học 2014 - 2015 3 TrưngTHCS Tin Châu T KHTN d, Tập hợp các cây cà chua nào trong số các cây cà chua được mô tả trong thí nghiệm trên được gọi là dòng thuần chủng? e, Viết sơ đồ tóm tắt thí nghiệm trên, trong đó có sử dụng các kí hiệu di truyền học thích hợp? 5 . Hướng dẫn v nhà. - GV hướng dẫn HS giải bài tập số 3: lấy các ví dụ về các tính trạng ở người để minh họa cho khái niệm “ cặp tính trạng tương phản” → Tóc quăn – tóc thẳng; da đen – da trắng; thân cao – thân thấp; môi dày – môi mỏng - GV yêu cầu HS đọc trước nội dung bài 2, kẻ sẵn bảng 2 SGK 8 vào vở bài tập. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Ký duyệt của BGH Ký duyệt của tổ trưởng CM GV: Nguy>n Văn T?nh Năm học 2014 - 2015 4 TrưngTHCS Tin Châu T KHTN Tuần 1 Ngày soạn: 15/8/14 Ngày giảng: 22/8/14 Tiết 2- Bài 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG I.Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, HS cần phải: 1.Kiến thức - Định nghĩa đúng được các thuật ngữ: kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn, đồng tính, phân tính. - Trình bày được thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menđen. - Phát biểu được nội dung quy luật phân li. - Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen. 2.Kĩ năng - Rèn luyện được kĩ năng quan sát, phân tích số liệu và kênh hình. - Rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ - Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền. II.Phương pháp – phương tiện dạy học 1.Phương pháp dạy học: phương pháp nêu – giải quyết vấn đề, giảng giải. 2.Phương tiện dạy học: - Tranh các hình 2.1 → 2.3 SGK phóng to. - Bảng phụ ghi nội dung bảng 2: kết quả thí nghiệm của Menđen. III.Tiến trình bài giảng 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số HS: 9A: 9B: 9C: 9D: 2.Kiểm tra bài cũ : Câu 1: Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học? Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen? 3.Bài mới MB: GV cho HS nhắc lại một số các khái niệm: tính trạng, cặp tính trạng tương phản, dòng thuần chủng. Vậy khi lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì kết quả như thế nào? Menđen tiến hành thí nghiệm và giải thích ra sao? → bài mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu th? nghiệm của Menđen. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK, quan sát hình 2.1, cho biết: - Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan như thế nào? HS: nghiên cứu SGK, trả lời. GV: đậu Hà Lan là loài hoa lưỡng tính, tự I.Thí nghiệm của Menđen. 1.Các khái niệm - Kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. - Đồng t?nh: một thế hệ biểu hiện 1 loại kiểu hình. GV: Nguy>n Văn T?nh Năm học 2014 - 2015 5 TrưngTHCS Tin Châu T KHTN thụ phấn khá nghiêm ngặt. Gv giới thiệu sơ đồ thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan ( H2.1) - Vậy kết quả thí nghiệm của F 1 là gì? HS: F 1 xuất hiện toàn hoa đỏ. - Menđen tiến hành thí nghiệm như thế nào để cho ra F 2 ? HS: Cho F 1 tự thụ phấn. GV: giới thiệu nội dung bảng 2. GV yêu cầu HS tập mô tả các thí nghiệm còn lại. GV hướng dẫn HS: - tính tỉ lệ kiểu hình tối giản ở F 2 ( lấy số lớn chia số nhỏ, làm tròn số). So sánh 3 kết quả với nhau? HS: tính tỉ lệ, nhận xét - Hoa đỏ: hoa trắng = 705: 224 ≈ 3,15 : 1 - Thân cao: thân lùn = 787: 277 ≈ 2,84 : 1 - Quả lục: quả vàng = 428: 152 ≈ 2,82 : 1 → 3 kết quả ở F 2 ≈ 3: 1. GV: nhận xét, nhấn mạnh dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố, mẹ cho nhau thì kết quả của thí nghiệm không thay đổi. GV: các tính trạng của cơ thể như hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn được gọi là kiều hình. - Vậy theo em kiểu hình là gì? HS: nghiên cứu SGK, trả lời. GV yêu cầu HS quan sát tính trạng của bố, mẹ và F 1 trong 3 thí nghiệm, thảo luận phát hiện những điểm chung?( gợi ý: F 1 xuất hiện mấy tính trạng? Tính trạng ở F 1 giống hay khác P?) HS: F 1 xuất hiện 1 loại tính trạng, giống 1 bên bố hoặc mẹ GV: nhận xét → khái niệm đồng tính, tính trạng trội. GV yêu cầu HS: quan sát tính trạng của bố, mẹ, F 2 trong 3 thí nghiệm, thảo luận phát hiện những điểm chung? ( gợi ý: F 2 xuất hiện mấy tính trạng? Tính trạng ở F 2 giống hay khác P? Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 ?) - Phân t?nh: 1 thế hệ biểu hiện nhiều loại kiểu hình. - T?nh trạng trội: là tính trạng biểu hiện ngay ở F 1 . - T?nh trạng lặn: là tính trạng không được biểu hiện ở F 1 . 2.Th? nghiệm. P tc : Hoa đỏ × Hoa trắng F 1 : 100 % hoa đỏ. Cho F 1 tự thụ phấn F 2 : 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. → Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F 1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F 2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn. GV: Nguy>n Văn T?nh Năm học 2014 - 2015 6 TrưngTHCS Tin Châu T KHTN HS: F 2 xuất hiện 2 loại tính trạng, giống P, tỉ lệ = 3: 1. GV: nhận xét → khái niệm phân tính, tính trạng lặn. GV yêu cầu HS: Quan sát hình 2.2/sgk. - Hãy viết sơ đồ lai khi cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng ? HS: suy nghĩ, viết sơ đồ. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi mục ▼SGK 9 . HS: thảo luận nhóm, trả lời. 1. Đồng tính. 2. 3 trội: 1 : 1lặn GV: nhận xét, chuẩn hóa. Hoạt động 2: Giải th?ch kết quả th? nghiệm của Menđen GV: treo tranh sơ đồ H2.3, hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình, nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: - Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào? GV giải thích: Menđen dùng các chữ cái để kí hiệu cho các nhân tố di truyền, trong đó chữ cái in hoa là nhân tố di truyền trội quy định tính trạng trội. Chữ cái in thường là nhân tố di truyền lặn quy định tính trạng lặn. GV quy ước gen, hướng dẫn HS viết sơ đồ lai, trả lời các câu hỏi mục ▼SGK: - Cho biết tỉ lệ các loại giao tử ở F 1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F 2 ? → F 1 tạo ra 2 loại giao tử 1A : 1a F 2 : 1AA: 2Aa : 1aa - Tại sao ở F 2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng? → vì thể dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình trội giống như thể đồng hợp AA GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, hãy: - Phát biểu nội dung quy luật phân li của Menđen? HS: nghiên cứu SGK, trả lời. GV: nhận xét, chốt ý. II.Menđen giải thích kết quả thí nghiệm 1.Giải th?ch - Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền ( cặp gen) quy định. Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp, không hòa trộn vào nhau. - Theo Menđen: sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền( gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế di truyền các tính trạng. - Quy ước: A: gen quy định hoa đỏ a: gen quy định hoa trắng P tc : AA (hoa đỏ) × aa ( hoa trắng) G: A a F 1 100% Aa ( hoa đỏ) F 1 × F 1 : Aa × Aa G: 1A: 1a 1A: 1a F 2 : 1AA: 2Aa : 1aa 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. 2. Quy luật phân li - Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. GV: Nguy>n Văn T?nh Năm học 2014 - 2015 7 TrưngTHCS Tin Châu T KHTN 4.Củng cố - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục ghi nhớ SGK 10 . - GV yêu cầu HS lên bảng viết các sơ đồ lai từ P đến F 2 : + P: AA × AA P: AA × Aa P: AA × aa + P: Aa × Aa P: Aa × aa P: aa × aa 5.Hướng dẫn v nhà: GV hướng dẫn HS làm bài tập số 4 SGK: - Quy ước gen: A: mắt đen a : mắt đỏ - Sơ đồ lai: P tc : AA ( mắt đen) × aa (mắt đỏ) G: A a F 1 : 100% Aa ( mắt đen) F 1 × F 1 : Aa × Aa G: 1A: 1a 1A: 1a F 2 : 1AA : 2Aa : 1aa 3 mắt đen: 1 mắt đỏ. Rút kinh nghiệm: Ký duyệt của BGH Ký duyệt của tổ trưởng GV: Nguy>n Văn T?nh Năm học 2014 - 2015 8 TrưngTHCS Tin Châu T KHTN Tuần 2 Ngày soạn: 15/8/14 Ngày giảng: 27/8/14 Tiết 3 – Bài 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG ( tiếp theo) I.Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, HS cần phải: 1.Kiến thức - Nêu được khái niệm lai phân tích và cho ví dụ. - Chỉ ra được ý nghĩa của tương quan trội, lặn trong thực tiễn sản xuất. 2.Kĩ năng - Rèn luyện được kĩ năng quan sát, phân tích số liệu và kênh hình. - Rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm. - Rèn luyện được kĩ năng viết sơ đồ lai. 3.Thái độ - Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền. II.Phương pháp – phương tiện dạy học 1.Phương pháp dạy học: phương pháp nêu – giải quyết vấn đề, hỏi đáp. 2.Phương tiện dạy học: không có. III.Tiến trình bài giảng 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số HS: 9A: 9B: 9C: 9D: 2.Kiểm tra bài cũ : Câu 1: Nêu thí nghiệm phép lai một cặp tính trạng của Menđen và rút ra nhận xét? 3.Bài mới MB: Bài trước ta tìm hiểu thí nghiệm của Menđen, khi lai hoa đỏ thuần chủng với hoa trắng thì kết quả F1 thu được toàn hoa đỏ , F2 thu được kết quả 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng ( 3 trội : 1 lặn ).Vậy nếu ngay ở F1 đã xuất hiện cả hoa đỏ và hoa trắng theo tỉ lệ 1:1 thì kiểu gen của P sẽ như thế nào? Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu phép lai phân t?ch GV yêu cầu HS: - Nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F 2 trong thí nghiệm của Menđen? HS: tái hiện kiến thức, trả lời 1AA : 2Aa : 1aa GV thông báo: - AA, Aa và aa: gọi là kiểu gen. - AA và aa : thể đồng hợp; Aa: thể dị hợp. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục IIISGK 11 , cho biết: - Thế nào là kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp? HS: nghiên cứu SGK, trả lời GV: nhận xét, chốt ý. III.Lai phân tich. 1.Một số khái niệm - Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. - Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng giống nhau. - Thể dị hợp: kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau. GV: Nguy>n Văn T?nh Năm học 2014 - 2015 9 TrưngTHCS Tin Châu T KHTN GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục ▼SGK 11 . - Hãy xác định kết quả của những phép lai sau (kiểu gen, kiểu hình): + P: Hoa đỏ × Hoa trắng AA aa + P: Hoa đỏ × Hoa trắng Aa aa HS: suy nghĩ, thảo luận nhóm, viết sơ đồ lai. + P: Hoa đỏ × Hoa trắng AA aa F 1 : KG: Aa KH: 100% hoa đỏ + P: Hoa đỏ × Hoa trắng Aa aa F 1 : KG: 1 Aa : 1 aa KH: 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng. GV: gọi đại diện các nhóm lên bảng làm bài tập, nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS: cử đai diện nhóm lên làm bài tập. GV hỏi: - Cặp bố mẹ trong 2 phép lai trên có điểm nào giống nhau và khác nhau? - Xét trên kiểu hình, kết quả 2 phép lai khác nhau như thế nào? HS: quan sát, rút ra nhận xét - Cặp bố mẹ của hai phép lai: giống nhau về kiểu hình, khác nhau về kiểu gen của cây hoa đỏ. - 1 phép lai là đồng tính ( 100% hoa đỏ) và 1 phép lai là phân tính ( 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng). GV nêu vấn đề: Hoa đỏ có 2 kiểu gen là AA và Aa. Vậy làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? HS: suy nghĩ, trả lời. - Đem lai với cá thể mang tính trạng lặn, dựa vào kết quả của phép lai để xác định. GV: nhận xét, thông báo cho HS phép lai đó gọi là phép lai phân tích. GV: yêu cầu HS hãy thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bài tập điền từ mục ▼. 2. Lai phân t?ch - Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp + Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. GV: Nguy>n Văn T?nh Năm học 2014 - 2015 10 [...]... 2.Phng tin dy hc: - Tranh phúng to cỏc hỡnh 9. 1 9. 3SGK - Tranh nhng din bin c bn ca NST cỏc kỡ ca nguyờn phõn ( bng 9. 2) - Bng ph III.Tin trỡnh bi ging 1.n nh lp, kim tra s s HS: 9A: 9B: 9C: 9D: 2.Kim tra bi c: Cõu 1: Nờu tớnh c trng ca b NST? Cõu 2: Cu trỳc in hỡnh ca NST c biu hin rừ nht kỡ no ca quỏ trỡnh phõn chia t bo? Mụ t cu trỳc ú? 3.Bi mi MB: Mi loi sinh vt cú mt b NST c trng v s lng v hỡnh... qua GV: Nguyờn Vn Tinh 29 Nm hc 2014 - 2015 TrngTHCS Tiờn Chõu Tụ KHTN nht? cỏc kỡ: Bng 9. 1 HS: quan sỏt, tr li GV: nhn xột, b sung, cht ý - Kỡ trung gian l thi kỡ sinh trng ca t bo, trao i cht rt mnh, NST nhõn ụi, nhiu b phn khỏc ca t bo ca c to thờm, kỡ ny chim 90 % tng thi gian ca chu kỡ t bo GV yờu cu hs quan sỏt hỡnh 9. 2, tho lun nhúm -> Hon thnh bi tp mc lnh - Ghi vo bng 9. 1 v mc úng xon , dui... tin mc III í ngha ca nguyờn phõn IIISGK 29, tr li cỏc cõu hi: - Nguyờn phõn l phng thc sinh sn - S lng t bo thay i nh th no sau ca t bo mi ln nguyờn phõn? - Nguyờn phõn giỳp c th a bo ln lờn, HS: s t bo tng gp ụi tỏi sinh nhng mụ hoc cỏc c quan b tn GV hi: - Nguyờn phõn cú vai trũ nh th thng no i vi quỏ trỡnh sinh trng, sinh - Nguyờn phõn duy trỡ n nh b NST c sn ca sinh vt? trng ca loi qua cỏc th h t bo... phỏt sinh giao t v th tinh ng vt - Bng ph III.Tin trỡnh bi ging 1.n nh lp, kim tra s s HS: 9A: 9B: 9C: 9D: 2.Kim tra bi c: Cõu 1: Trỡnh by nhng din bin c bn ca NST trong quỏ trỡnh gim phõn? 3.Bi mi MB: Cỏc t bo con c hỡnh thnh qua gim phõn s phỏt trin thnh cỏc giao t, nhng s hỡnh thnh giao t c v cỏi cú gỡ khỏc nhau? Chỳng ta cựng tỡm hiu bi hụm nay Hot ng ca GV - HS Ni dung Hot ng 1: Tỡm hiu s phỏt sinh. .. thớ nghim lai hai cp tớnh trng ca Menen( H5) III.Tin trỡnh bi ging 1.n nh lp, kim tra s s HS: 9A: 9B: 9C: 9D: 2.Kim tra bi c: Cõu 1: Trỡnh by thớ nghim lai hai cp tớnh trng ca Menen? Cn c vo õu m Menen cho rng cỏc tớnh trng mu sc v hỡnh dng ht di truyn c lp vi nhau? Cõu 2 Bin d t hp l gỡ? Nú c xut hin hỡnh thc sinh sn no? 3.Bi mi MB: Bi hụm trc, cỏc em ó c tỡm hiu thớ nghim lai 2 cp tớnh trng Vy Menen... tin dy hc: - Tranh phúng to hỡnh 10 SGK - Bng ph III.Tin trỡnh bi ging 1.n nh lp, kim tra s s HS: 9A: 9B: 9C: 9D: 2.Kim tra bi c: Cõu 1: Trỡnh by nhng din bin c bn ca NST trong quỏ trỡnh nguyờn phõn? Cõu 2: Nờu ý ngha ca quỏ trỡnh nguyờn phõn? 3.Bi mi MB: GV thụng bỏo: gim phõn l hỡnh thc phõn chia ca t bo sinh dc xy ra vo thi kỡ chớn, nú cú s hỡnh thnh thoi phõn bo nh nguyờn phõn Gim phõn gm 2 ln phõn... n (1) sinh dng; (2) ging nhau v hỡnh thỏi; (3) t b; (4) tng cp; (5) lng bi; (6) trong giao t 5.Hng dn vờ nh - HS hc bi v tr li cỏc cõu hi SGK - c trc ni dung bi 9: Nguyờn phõn, k sn bng 9. 1 v 9. 2 vo v bi tp Rỳt kinh nghim: Ký duyt ca BGH GV: Nguyờn Vn Tinh Ký duyt ca t trng 28 Nm hc 2014 - 2015 TrngTHCS Tiờn Chõu Tụ KHTN Tun 5 Ngy son: 7 /9/ 14 Ngy... yờu thớch mụn hc II.Phng phỏp phng tin dy hc 1.Phng phỏp dy hc: phng phỏp trc quan, hi ỏp 2.Phng tin dy hc: - Tranh phúng to cỏc hỡnh 8.1 8.5SGK III.Tin trỡnh bi ging 1.n nh lp, kim tra s s HS: 9A: 9B: 9C: 9D: 2.Kim tra bi c: khụng 3.Bi mi MB: S di truyn cỏc tớnh trng thng cú liờn quan ti cỏc nhim sc th cú trong nhõn t bo Vy NST cú cu trỳc nh th no? V nú cú vai trũ gỡ i vi s di truyn cỏc tớnh trng?... 1.Phng phỏp dy hc: phng phỏp nờu gii quyt vn , hi ỏp 2.Phng tin dy hc: - Tranh thớ nghim lai hai cp tớnh trng ( hỡnh 4) - Bng ph ghi ni dung ca bng 4 III.Tin trỡnh bi ging 1.n nh lp, kim tra s s HS: 9A: 9B: 9C: 9D: 2.Kim tra bi c: Cõu 1: Mun xỏc nh c kiu gen ca cỏ th mang tớnh trng tri cn phi lm gỡ? Cõu 2 Tng quan tri ln ca cỏc tớnh trng cú ý ngha gỡ trong thc tin sn xut? 3.Bi mi MB: Bi hụm trc, cỏc em... mắt đen ) Vậy , phơng án d là đúng 5.Hng dn vờ nh - HS hc bi v tr li cõu hi SGK GV: Nguyờn Vn Tinh 18 Nm hc 2014 - 2015 TrngTHCS Tiờn Chõu Tụ KHTN - Vn dng kin thc lm bi tp: c chua, gen A qu ; a- qu vng; B qu trũn; b qu bu dc Khi cho lai ging c chua qu mu , dng bu dc vi c chua qu vng, dng qu trũn c F1 u cho c chua qu , dng trũn F1 giao phn vi nhau c F2 cú 90 1 cõy qu , trũn : 299 cõy qu , bu dc: 301 . định lớp, kiểm tra sĩ số HS: 9A: 9B: 9C: 9D: 2. Kiểm tra bài cũ : không 3. Bài mới MB: Từ sinh học 6 đến sinh học 8 các em đã tìm hiểu những kiến thức sinh học cơ thể, thấy được tính đa dạng sinh. tiến hoá của sinh giới. Đến sinh học 9 , các em sẽ được tìm hiểu những lĩnh vực mới của sinh học , cụ thể là di truyền và biến dị, cơ thể và môi trường ….( phần 1). Di truyền học tuy mới hình thành. trình bài giảng 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số HS: 9A: 9B: 9C: 9D: 2.Kiểm tra bài cũ : Câu 1: Nêu thí nghiệm phép lai một cặp tính trạng của Menđen và rút ra nhận xét? 3.Bài mới MB: Bài trước ta

Ngày đăng: 22/07/2015, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w