Lịch sử phát hiện ra loài tiên mao trùng Trypanosoma evansi Năm 1841, Valentine tại Bern Thụy Sỹ đã tìm thấy tiên mao trùng trong máu của một loài cá hồi Salmo fario.. 2005 [23] dựa vào
Trang 1TRẦN NHẬT THẮNG
NGHIÊN CỨU BỆNH TIÊN MAO TRÙNG DO
TRYPANOSOMA EVANSI GÂY RA TRÊN
ĐÀN TRÂU TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi, các số liệu và kếtquả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng đểbảo vệ một học vị nào Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõnguồn gốc
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoànthành Luận văn đều đã được cảm ơn
Học viên
Trần Nhật Thắng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới GS TS Nguy ễn Thị Kim Lan – trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên; TS Ph ạm Thị Tâm – Viện đại học Mở Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sỹ này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y, các trạm Thú y tỉnh Tuyên Quang
và các hộ chăn nuôi trâu trên địa bàn tỉnh nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các em sinh viên Khóa 41,42 chuyên ngành Thú
y đã giúp tôi thực hiện đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin ch ân thành cám ơn !
Thái Nguyên ngày tháng năm 2014
Học viên
Trần Nhật Thắng
Trang 4MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3.1 Ý nghĩa khoa học 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
4 Những đóng góp mới của đề tài 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1 Lịch sử phát hiện ra loài tiên mao trùng Trypanosoma evansi 3
1.1.2 Đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân loại và chu kỳ phát triển của tiên mao trùng Trypanosoma evansi 3
1.1.3 Dịch tễ học bệnh tiên mao trùng 6
1.1.4 Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh 9
1.1.5 Chẩn đoán bệnh tiên mao trùng 10
1.1.6 Phòng, trị bệnh tiên mao trùng cho trâu 15
1.2 Tình hình nghiên cứu về bệnh tiên mao trùng 19
1.2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh tiên mao trùng trong nước… ………19
1.2.2 Tình hình nghiên cứu bệnh tiên mao trùng trên thế giới 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 34
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 34
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35
2.3 Nội dung nghiên cứu 35
2.3.1 Xác định thành phần loài tiên mao trùng phân lập từ trâu bệnh tại tỉnh Tuyên Quang …….35
2.3.2 Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng trên đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang 35
2.3.3 Khả năng gây bệnh của T evansi trên động vật thí nghiệm 36
2.3.4.Ứng dụng Kit CATT và Kit ELISA trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng 36
Trang 52.3.5 Thử nghiệm và lựa chọn phác đồ điều trị bệnh tiện mao trùng có hiệu quả cao
và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh .36
2.4 Phương pháp nghiên cứu 36
2.4.1 Phương pháp thu thập mẫu 36
2.4.2 Phương pháp phát hiện tiên mao trùng trong mẫu 38
2.4.3 Phương pháp định danh tiên mao trùng 39
2.4.4 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do T evansi gây ra trên động vật gây nhiễm 40
2.4.5 Phương pháp ứng dụng Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở trâu 43
2.4.6 Xây dựng phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu 45
2.4.7 Phương pháp xử lý số liệu 46
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
3.1 Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng trên đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang47 3.1.1 Định danh loài tiên mao trùng phân lập từ đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang 47
3.1.2 Tình hình nhiễm tiên mao trùng ở đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang 48
3.1.3 Nghiên cứu về ruồi, mòng hút máu, truyền bệnh tiên mao trùng 52
3.2 Khả năng gây bệnh của T evansi trên một số động vật 60
3.2.1 Khả năng gây bệnh của T evansi trên chuột bạch 60
3.2.2 Đặc tính gây bệnh của T evansi trên trâu gây nhiễm 66
3.3 Thử nghiệm Kit CATT và Kit ELISA trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng 75
3.4 Xây dựng phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh 77
3.4.1 Thử nghiệm trên diện hẹp 77
3.4.2 Kết quả điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu ở Tuyên Quang 79
3.4.3 Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang 80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 82
1 Kết luận 82
2 Đề nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
spp : Species pluralis
T evansi : Trypanosoma evansi
T rubidus : Tabanus rubidus
T kiangsuensis: Tabanus kiangsuensis
S calcitrans : Stomoxys calcitrans
Nxb : Nhà xuất bản
TMT : Tiên mao trùng
TT : Thể trọng
PBS : Dung dịch muối đệm photphat
EDTA : Ethylene diamine tetraacetic acid
OIE : Tổ chức Thú y thế giới (World Organisation forAnimal Health)
FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc(Food and Agriculture Organization of United Nation)
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Các kết quả có thể có của một xét nghiệm chẩn đoán 45
Bảng 2.2 Phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu 46
Bảng 3.1 Kết quả định danh loài tiên mao trùng gây bệnh tại tỉnh Tuyên Quang 47
Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm ở trâu tại ba huyện của tỉnh Tuyên Quang 48
Bảng 3.3 Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng theo lứa tuổi trâu 50
Bảng 3.4 Kết quả định danh, sự phân bố và tần suất xuất hiện các loài ruồi, mòng hút máu 52
Bảng 3.5 Tỷ lệ loài ruồi, mòng trong số mẫu thu thập ở 3 huyện nghiên cứu 55
Bảng 3.6 Quy luật hoạt động theo tháng của các loài ruồi, mòng hút máu 57
Bảng 3.7 Quy luật hoạt động trong ngày của các loài ruồi, mòng hút máu 59
Bảng 3.8 Thời gian T evansi xuất hiện trong máu của chuột bạch gây nhiễm 60
Bảng 3.9 Thời gian chết của chuột bạch sau gây nhiễm T evansi 62
Bảng 3.10 Triệu chứng lâm sàng ở chuột sau gây nhiễm 63
Bảng 3.11 Bệnh tích đại thể ở chuột bạch bị bệnh tiên mao trùng do gây nhiễm 65
Bảng 3.12 Thời gian T evansi bắt đầu xuất hiện và thời gian trâu gây nhiễm có biểu hiện lâm sàng 66
Bảng 3.13 Triệu chứng lâm sàng chủ yếu ở trâu gây nhiễm 71
Bảng 3.14 Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý máu trâu sau gây nhiễm 72
Bảng 3.15 Số lượng và tỷ lệ các loại bạch cầu của trâu gây nhiễm và đối chứng 73
Bảng 3.16 Bệnh tích đại thể chủ yếu của trâu bị bệnh TMT do gây nhiễm 74
Bảng 3.17 Tỷ lệ phát hiện của Kit CATT và Kit ELISA trong số mẫu huyết thanh trâu nhiễm tiên mao trùng 76
Bảng 3.18 Đánh giá độ nhạy của Kit CATT và Kit ELISA đã thử nghiệm 76
Bảng 3.19 Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện hẹp 78
Bảng 3.20 Kết quả điều trị bệnh tiên mao trùng ở trâu tại Tuyên Quang 79
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Cấu trúc của tiên mao trùng T.evansi 5
Hình 1.2: Sự phân bố của T.evansi trên thế giới 6
Hình 1.3: Cơ chế lây truyền bệnh tiên mao trùng 7
Hình 1.4: Chu kỳ sống của T evansi trong vật chủ 7
Hình 1.5: Chu kỳ phát triển của ruồi, mòng .8
Hình 1.6: Phương pháp ngưng kết trên phiến kính 13
Hình 1.7: CATT/T evansi 13
Hình 1.8: Phương pháp ELISA 14
Hình 2.1: Các ô đếm trong buồng đếm Neubauer (đếm tiên mao trùng trong các ô bôi đen)……… 41
Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại tỉnh Tuyên Quang 49
Hình 3.2: Đồ thị tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo lứa tuổi 51
Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ loài ruồi, mòng ở các địa phương nghiên cứu 56
Hình 3.4: Đồ thị diễn biến thân nhiệt của trâu gây nhiễm 1 67
Hình 3.5: Đồ thị diễn biến thân nhiệt của trâu gây nhiễm 2 68 Hình 3.6: Đồ thị diễn biến thân nhiệt của trâu gây nhiễm 3 68
Hình 3.7: Đồ thị diễn biến thân nhiệt của trâu đối chứng 68
Hình 3.8: Biểu đồ về kết quả điều trị bệnh tiên mao trùng ở trâu tại Tuyên Quang .79
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trypanosoma evansi là ký sinh trùng đơn bào đường máu (Protozoa) thuộc
lớp trùng roi (Flagellata) có tầm quan trọng lớn đối với ngành Thú y Bệnh
Trypanosoma evansi thấy phổ biến ở các loài gia súc như: trâu, bò, dê, ngựa, hươu,
lạc đà…, bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế ở các nước châu Phi, Nam Mỹ và châu
Á do những vùng này có số lượng gia súc chết hàng năm lớn và đều là do
Trypanosoma evansi gây nên (Brun R và cs., 1998 [37]).
Theo Phan Văn Chinh (2006) [1], tại Việt Nam bệnh tiên mao trùng xuấthiện ở nhiều vùng với tỷ lệ mắc khá cao: ở trâu 13 – 30%, bò 7 – 14%, trong đó tỷ
lệ gia súc chết/gia súc mắc bệnh chiếm từ 6,3% đến 20%
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía ĐôngBắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, phíaNam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh YênBái Tỉnh Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô, có dòng sôngGâm chảy qua theo hướng Bắc - Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc củahuyện Yên Sơn,chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long
Theo số liệu thống kê của Chi cục Thú y tỉnh Tuyên Quang, tính đến thờiđiểm cuối năm 2013, tổng đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang là 105.078 con Đàn trâucủa tỉnh được đánh giá là có tầm vóc lớn và có khả năng sinh trưởng tốt Tuy nhiên,trong thời gian qua, cũng giống như nhiều địa phương khác, công tác giống, chămsóc nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là việc phòng trị bệnh tiên maotrùng chưa được chú trọng Hàng năm, trâu bị ốm và chết khá nhiều trong vụ Đông -Xuân, khi thời tiết giá lạnh và thức ăn trở nên khan hiếm Cơ sở hạ tầng phục vụcông tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gia súc tại địa phương vẫn còn nhiềuhạn chế, dẫn tới hệ quả là bệnh tiên mao trùng trở nên phổ biến hơn, nghiêm trọnghơn và gây thiệt hại lớn hơn
Những phân tích ở trên cho thấy mức độ phổ biến cũng như những tác hại vềkinh tế do bệnh tiên mao trùng gây ra trên gia súc nói chung và đàn trâu nói riêng ởnước ta, đặc biệt là ở các tỉnh trung du miền núi, trong đó có tỉnh Tuyên Quang Để
có cơ sở khoa học phục vụ công tác chủ động phòng, trị bệnh tiên mao trùng, chúng
Trang 10tôi tiến hành đề tài:“Nghiên cứu bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây
3.2 Ý ngh ĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi cáchnhận biết và áp dụng biện pháp phòng, trị bệnh tiên mao trùng hiệu quả; từ đó hạnchế tỷ lệ nhiễm và những thiệt hại do bệnh tiên mao trùng gây ra; góp phần nângcao năng suất chăn nuôi trâu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
4 Những đóng góp mới của đề tài
- Là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về một số đặc điểm dịch tễ, bệnh
lý và lâm sàng, chẩn đoán và phòng trị bệnh tiên mao trùng trên đàn trâu của tỉnhTuyên Quang
- Xây dựng được biện pháp phòng, trị bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu cóhiệu quả cao, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi ra các nông hộ chăn nuôi trâu tại tỉnhTuyên Quang
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tiên mao trùng được Blanchard (1886) phát hiện đầu tiên trong mẫu máucủa một con la bị bệnh ở miền Bắc Việt Nam Sau đó, bệnh được thấy phổ biến ởhầu hết các tỉnh, thành trong cả nước Trâu mắc bệnh tiên mao trùng bị thiếu máu,suy nhược, giảm sức sản xuất, giảm hoặc mất khả năng sinh sản, nếu mắc bệnhnặng gia súc rất dễ chết
1.1.1 Lịch sử phát hiện ra loài tiên mao trùng Trypanosoma evansi
Năm 1841, Valentine tại Bern (Thụy Sỹ) đã tìm thấy tiên mao trùng trong
máu của một loài cá hồi (Salmo fario) Thuật ngữ Trypanosoma được bác sỹ Gruby
(Hungary) đưa ra năm 1843 Tác giả đã sử dụng kết hợp hai từ Hy Lạp (τρυπάνο:
cái khoan và σώμα: cơ thể) để gọi những cơ thể nhỏ bé có những chuyển động
giống hệt loài lươn mà ông phát hiện trong máu ếch (dẫn theo Itard J., 1989 [77])
Sau đó, Griffiths Evans (1880) phát hiện tiên mao trùng là một tác nhân gâybệnh cho lạc đà và ngựa tại Dara Ismail Khan, Punjab (Ấn Độ)
Năm 1885, Steel lại phát hiện ra những ký sinh trùng giống với những mô tảcủa Griffiths Evans, ký sinh trong máu lừa có nguồn gốc từ Myanmar Để tưởngnhớ công lao của Griffiths Evans, Steel đã gọi tên loài tiên mao trùng này là
Trypanosoma evansi (dẫn theo Stephen L E., 1986 [118]).
1.1.2 Đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân loại và chu kỳ phát triển của tiên mao
trùng Trypanosoma evansi
1.1.2.1 Đặc điểm hình thái, cấu tạo của tiên mao trùng Trypanosoma evansi
* Đặc điểm hình thái của tiên mao trùng Trypanosoma evansi
Tiên mao trùng di chuyển được là nhờ roi và màng rung động Tiên mao trùng
có hình mũi khoan, di động được trong máu nhờ roi tự do xuất phát từ phía sauthân, chạy vòng quanh thân tạo thành màng rung Khi rung động, roi tự do vung raphía trước và màng rung chuyển động, giúp cho tiên mao trùng di chuyển nhanhtrong máu vật chủ (Phạm Sỹ Lăng, 1982 [10])
Phần sau tiên mao trùng Trypanosoma evansi có có dạng củ hành, rộng và có
Trang 12hình thoi, trong khi phần trước thì lại mảnh hơn (Brun R và cs., 1998 [37]).
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [9], cơ thể tiên mao trùng có hình thoi,chiều dài là 18 - 34m Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng tiên mao trùng chỉ đạt 14 –
33 m chiều dài và 1,5 – 2,2 m chiều rộng Giữa thân có một nhân, phía cuối cơthể có một roi, roi này chạy dọc theo thân và tạo thành nhiều màng rung động, cuốicùng roi lơ lửng ở phần đầu và thành roi tự do
* Đặc điểm cấu tạo của tiên mao trùng Trypanosoma evansi
Cấu trúc cơ bản của loài tiên mao trùng T evansi cũng giống như cấu trúc của các loài tiên mao trùng khác thuộc họ Trypanosomatidae Cấu trúc từ ngoài vào
trong được chia thành 3 phần chính:
Vỏ: Ngoài cùng là lớp vỏ hay còn gọi là màng bao (periplast) dày 8 - 10 nm,
vỏ được chia làm 3 lớp (lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong; lớp ngoài và lớp trong tiếpgiáp với nguyên sinh chất dày hơn lớp giữa) Lớp vỏ ngoài cùng được cấu tạo từ cácphân tử glycoprotein Lớp vỏ (Variant Glycoprotein Surface -VGS) có khả năngbiến đổi, nhờ vậy mà kí sinh trùng có thể né tránh đáp ứng miễn dịch của vật chủ.Tiếp giáp với lớp trong cùng là 9 cặp vi ống xếp song song dọc theo chiều dài củathân tiên mao trùng Chính nhờ sự sắp xếp của các cặp vi ống này nên tiên maotrùng có hình dạng suốt chỉ mảnh (Juste M C., 2000 [132])
Nguyên sinh chất: trong nguyên sinh chất có vài hạt lơ lửng, trong đó có nhân– trung tâm điều khiển tế bào, giữ vai trò quan trọng trong việc sinh sản của ký sinhtrùng Ngoài ra, trong nguyên sinh chất còn có chứa ribosome (có màu thẫm xen kẽvùng không bào màu sáng), kinetoplast (thể cơ động), mitochrondno, reticulum vàmạng lưới Golgi (De Souza W và Da Cunha-e-Silva N L., 2003 [50])
Bộ Kinetoplastida chỉ chung các loài đơn bào có một bào quan riêng biệt trongnguyên sinh chất, gọi là kinetplast Kinestoplast chứa rất nhiều ADN ngoài nhân, ở
tiên mao trùng T evansi, kinetoplast có đường kính là 0,7 m Từ kinetoplast cómột roi chạy vòng quanh thân lên đầu và ra phía ngoài cơ thể thành roi tự do Roicủa tiên mao trùng có lớp vỏ ngoài cùng giống lớp vỏ của thân Trong roi có 9 cặp
vi ống ở xung quanh và một cặp ở trung tâm, xếp song song dọc chiều dài roi(María Forlano và cs., 2011 [133])
Trang 13Nhân: Nhân tiên mao trùng có thể ở các vị trí khác nhau trong cơ thể. Nhânchứa ADN, có hình bầu dục hoặc hình trứng.
Kinetoplast Màng rung
Nhân Roi tựdo
Hình 1.1 Cấu trúc của tiên mao trùng T evansi
[Nguồn: Desquesnes M., 2004 [52])]
1.1.2.2 Phân lo ại tiên mao trùng ký sinh ở gia súc
Theo Levine N D và cs (1980) [84], dựa trên các nghiên cứu siêu cấu trúccủa tiên mao trùng và theo Adl S M và cs (2005) [23] dựa vào đặc điểm hình thái
và sinh học phân tử, vị trí của tiên mao trùng trong hệ thống phân loại nguyên bào
(Protozoa) như sau:
Loài Trypanosoma evansi Steel, 1885
Trong các loài tiên mao trùng đã được phát hiện, có 7 loài được tổ chức Thú ythế giới (OIE) thông báo là có khả năng gây bệnh cho người và động vật có vú, đólà: Trypanosoma brucei, Trypanosoma congolense, Trypanosoma cruzi, Trypanosoma evansi, Trypanosoma gambiense, Trypanosoma siminae và
Trypanosoma vivax (OIE, 2010 [99]).
1.1.2.3 Chu k ỳ sống của tiên mao trùng
Theo Alan Gunn và Sarah J P (2012) [25], không giống nhiều loài ký sinh
trùng khác, T evansi không có giai đoạn phát triển ở trong bất kì một ký chủ trung
Trang 14gian nào T evansi sinh sản bằng hình thức sinh sản vô tính (trực phân) ở trong cơ
thể động vật máu nóng Tuy nhiên, ruồi và mòng là vật môi giới truyền bệnh tiênmao trùng từ súc vật bệnh sang súc vật khỏe
1.1.3 Dịch tễ học bệnh tiên mao trùng
1.1.3.1 Phân b ố địa lý của bệnh
Ở Việt Nam, bệnh tiên mao trùng thấy ở hầu hết các vùng sinh thái khác nhaunhư: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển Theo Phạm Sỹ Lăng (1982) [10],bệnh tiên mao trùng có ở tất cả các tỉnh miền Bắc (Bắc Kạn, Lạng Sơn, TuyênQuang, Thái Nguyên,…) Trâu nhiễm bệnh với tỷ lệ cao và khác nhau giữa các vùng
Ở châu Á, bệnh thấy phổ biến ở Trung Á (thuộc Liên Xô cũ), Ấn Độ,Malaysia, bán đảo Đông Dương, Trung Quốc, Indonesia, Philippine
Tại châu Úc, các nhà khoa học cũng đã xác định được sự tồn tại của bệnh tiênmao trùng trên lục địa này (Reid S A., 2002 [106])
Ở châu Âu, lần đầu tiên người ta đã phát hiện được hai trường hợp nhiễm bệnhtiên mao trùng trên loài chuột có nguồn gốc từ Nam Mỹ và chó có nguồn gốc Nepal(Gutierrez C và cs., 2010 [67])
Bệnh tiên mao trùng xuất hiện ở châu Mỹ từ thế kỷ 16 do thực dân Tây BanNha mang những con ngựa bị bệnh tiên mao trùng từ Ả rập đến Colombia(Desquesnes M và cs., 2013 [55])
Hình 1.2 Sự phân bố của T evansi trên thế giới (Nguồn: Desquesnes M và cs., 2013 [55])
1.1.3.2 V ật chủ và côn trùng trung gian môi giới truyền bệnh tiên mao trùng
Loài tiên mao trùng T evansi được truyền từ gia súc nhiễm bệnh sang gia súc
Trang 15khỏe bằng cơ chế lây truyền thông qua các loài ruồi, mòng hút máu thuộc Bộ
Diptera Bằng phương thức lây truyền này ruồi, mòng hút máu động vật mắc bệnh
rồi lại hút máu động vật khỏe và truyền tiên mao trùng vào máu của động vật khỏe.Những tiên mao trùng có trong vòi hút của ruồi, mòng được đưa vào động vật khỏe
do sự co bóp của dạ dày và thực quản của ruồi, mòng Tiên mao trùng chỉ có thểsống một thời gian ngắn trong vòi hút của ruồi, mòng (khoảng 22 – 44 giờ)
Hình 1.3 Cơ chế lây truyền bệnh tiên mao trùng.
Theo Desquesnes M (2004) [52], bệnh tiên mao trùng từ trâu ốm sang trâu
khoẻ bởi các loài ruồi hút máu (thuộc họ phụ Stomoxydinae) và các loài mòng hút máu (thuộc họ Tabanidae) Ruồi và mòng hút máu gia súc bị bệnh có chứa tiên mao
trùng, sau đó lại hút máu gia súc khoẻ, trong khi hút máu sẽ truyền tiên mao trùng
từ vòi hút vào máu con vật khoẻ Sự lây truyền này mang tính chất cơ học
Hình 1.4 Chu kỳ sống của T evansi trong vật chủ (Nguồn: Desquesnes M và cs., 2013 [55])
Trang 16Evans (1880) đã nghiên cứu và kết luận rằng, ruồi Stomoxys và mòngTabanus là những vật môi giới truyền bệnh tiên mao trùng tại Ấn Độ Tuy nhiên, tácgiả không phát hiện thấy sự phát triển của tiên mao trùng trong các loài ruồi, mòngnày (dẫn theo Ketsarin Kamyingkird, 2009 [79]).
* Chu k ỳ phát triển sinh học của ruồi, mòng:
Theo Luckins A và Dwinger H (2004) [86]: ruồi, mòng nói chung và ruồi,mòng hút máu nói riêng đều có chu kỳ phát triển qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng(dòi), nhộng và trưởng thành Ruồi cái trưởng thành có thể sống 1 - 2 tháng và cầnhút máu vật chủ để nuôi dưỡng trứng Thông thường thì ruồi, mòng cần hút máubốn lần trong khoảng một tuần hoặc hơn
Wall R và Shearer D (2010) [135] cho biết, giống Stomoxys có 18 loài, trong
đó phổ biến và quan trọng nhất đối với sự truyền lây bệnh tiên mao trùng là loài
Stomoxys calcitrans.
Khác với các loài Tabanus spp., con cái và con đực của loài Stomoxys
calcitrans ở cả hai giống đực và cái đều hút máu, thời gian hoàn thành vòng đời của
chúng là 15 - 28 ngày, tuổi thọ trung bình là 20 - 30 ngày
Hình 1.5 Chu kỳ phát triển của ruồi, mòng.
* Thành ph ần loài ruồi, mòng hút máu ở nước ta:
Theo Phan Địch Lân (2004) [15], phần lớn các loài mòng tập trung ở khu vựcmiền núi và trung du Trong 53 loài mòng thì có tới 44 loài phân bố ở vùng rừng núi
có độ cao dưới 1.000 mét so với mặt nước biển, càng lên cao số loài càng ít dần (độcao trên 1.000 mét chỉ có 26 loài) Những loài mòng phổ biến ở tất cả các vùng là:
Trang 17Tabanus rubidus, Tabanus striatus, Chrysops dispar, Chrysozoma assamensis.
Miền Bắc nước ta có 4 loài ruồi hút máu, 2 loài phổ biến ở tất cả các vùng là
Stomoxys calcitrans và Liperosis exigua; 2 loài chỉ thấy ở những vùng sinh cảnh đặc
biệt: loài Bdellolarynx sanguinolentus (chỉ xuất hiện ở vùng có độ cao dưới 1.000 mét), loài Stomoxys indica (chỉ thấy ở vùng núi Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá).
Theo Phan Văn Chinh (2006) [1]: ở các tỉnh miền Trung của nước ta, mònghoạt động 9 tháng, ruồi hút máu hoạt động kéo dài suốt 12 tháng trong năm, nhưngđạt cao điểm vào tháng 5 - 8 Đây là thời gian nóng, ẩm nên ruồi, mòng hoạt động
mạnh nhất Ruồi Stomoxys calcitrans hoạt động quanh năm từ tháng 1 đến tháng 12,
đạt cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8
Bùi Quý Huy (2006) [8] cho rằng: thời gian xâm nhập của tiên mao trùng cànglâu thì tỷ lệ gây bệnh càng giảm, điều này có thể do thời gian càng lâu thì số lượng
và độc lực của Trypanosoma evansi trong ruồi, mòng càng giảm dần.
Theo Wall R và Shearer D (2010) [135], nhiệt độ môi trường thuận lợi choruồi, mòng phát triển là 270C Chu kỳ sinh học của ruồi, mòng ở vùng nhiệt đới là 4tuần, có thể dao động 3 - 7 tuần tùy theo biến đổi nhiệt độ môi trường
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [9] cho biết: mùa phát sinh bệnh tiên mao trùng
có liên quan chặt chẽ với mùa côn trùng hoạt động Ruồi và mòng thường hoạt độngmạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, sau đó giảm đi
1.1.4 Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh
1.1.4.1 Đặc điểm bệnh lý
Sống trong máu vật chủ, tiên mao trùng sản sinh ra độc tố Trypanotoxin, độc
tố này gồm: độc tố do tiên mao trùng tiết ra qua màng thân trong quá trình sống vàđộc tố do xác chết của tiên mao trùng phân huỷ trong máu Độc tố của tiên maotrùng tác động lên hệ thần kinh trung ương làm rối loạn trung khu điều hoà thânnhiệt, làm con vật sốt cao Khi sốt cao thường có rối loạn về thần kinh như run rẩy,bại chân… Độc tố phá huỷ hồng cầu, ức chế cơ quan tạo máu làm cho vật chủ thiếumáu và suy nhược dần Độc tố còn tác động tới bộ máy tiêu hoá, làm con vật ỉachảy (Navarrete I và Acosta I., 2010 [134])
Hiện tượng phù thũng xuất hiện trên vật nuôi là do tiên mao trùng sử dụng
Trang 18protein huyết tương, làm giảm áp lực keo trong máu, nước sẽ từ máu thẩm thấu quathành mạch quản vào gian bào của tổ chức gây phù (Barman D và cs., 2010 [31]).
1.1.4.2 Đặc điểm lâm sàng
Theo Taylor K và Authié E M L (2004) [122], bệnh tiên mao trùng do T.
evansi gây ra, trâu mắc bệnh thường có những triệu chứng lâm sàng điển hình như
sốt cao 40 – 420C, sốt gián đoạn, trâu thiếu máu, gầy gò ốm yếu, thủy thũng ở cácphần dưới của cơ thể, đau mắt, nước mắt chảy nhiều, các hạch bạch huyết và lá láchsưng, có triệu chứng thần kinh, biểu hiện ngã qụy, kêu rống, đi vòng tròn, giai đoạncuối bại liệt chân sau
Ở thể mãn tính, các triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn, con vật ngày càng gầy, dakhô do mất nước, niêm mạc mắt tụ máu màu đỏ tía, đôi khi có chấm máu Sức khoẻsuy yếu dần, kém ăn, kém nhai lại, đi phân táo có lẫn máu hoặc đi phân lỏng, mùithối khắm Thường thấy có thuỷ thũng ở hầu, ức, nách, chân, háng Trong trườnghợp bệnh nặng, trâu cái có thể bị sảy thai, gây nên chứng suy giảm miễn dịch(Luckins A và Dwinger H., 2004 [86])
Hiện tượng thủy thũng có thể quan sát ở các vùng hầu, chân và bụng Ngoài
ra, hiện tượng này còn thấy ở trên các mô mặt, mi mắt và tai (Da Silva A.S và cs.,
2009 [42])
1.1.4.3 B ệnh tích của trâu bị bệnh tiên mao trùng
Theo Espaine L và cs (1996) [130]: trâu bị bệnh tiên mao trùng khi chết gầy
xơ xác, mổ khám thấy có những biến đổi bệnh tích đại thể rõ rệt ở hệ tuần hoàn và
hô hấp: tim nhão, xoang bao tim tích nước vàng; phổi sung huyết và tụ máu từngđám nhỏ, các phế nang teo lại nhưng không có dịch chảy ra trong các phế nang này;gan sưng to, nhạt màu, các tế bào Kuppfer viêm nặng; lách sưng, mềm nhũn và nhạtmàu; hạch lâm ba sưng và tụ máu trong hạch; cơ nhão, màu nhợt nhạt, nhát cắt rỉnước, có thể quan sát thấy tiên mao trùng trong vùng phù thũng; xoang ngực vàxoang bụng tích dịch màu vàng nhạt; có những đám keo nhầy màu vàng dưới vùng
da thuỷ thũng
1.1.5 Chẩn đoán bệnh tiên mao trùng
1.1.5.1 Phương pháp chẩn đoán lâm sàng
Trang 19Mặc dù hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng,nhưng việc chẩn đoán bệnh tiên mao trùng tiếp tục là vấn đề khó khăn, người ta đãthấy được những hạn chế nhất định trong các phương pháp chẩn đoán đang được sửdụng (Ramírez-Iglesias J R và cs., 2011 [101]).
Việc chẩn đoán lâm sàng bệnh tiên mao trùng trên gia súc thường rất khó khăn
do các triệu chứng lâm sàng có thể trùng lặp với các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh
ký sinh trùng khác Ngoài ra, T evansi không chỉ nhiễm trên một loài gia súc; vì
vậy, ngoài cách chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng điển hình, cần phải tiếnhành các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm khác để có thể chẩn đoán đúngbệnh (Desquesnes M và cs., 2013 [55])
1.1.5 2 Các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm
Theo Desquesnes M (2004) [52]: việc phát hiện tiên mao trùng được thựchiện trên các mẫu máu, có thể sử dụng các mẫu này dưới hình thức soi tươi, cốđịnh, nhuộm giemsa và một số phương pháp huyết thanh học khác
Muốn phát hiện tiên mao trùng trực tiếp, có thể áp dụng những phương phápchẩn đoán sau:
- Phương pháp xem tươi (Direct smear)
- Phương pháp nhuộm giemsa tiêu bản máu khô (Romanovsky)
- Phương pháp tập trung tiên mao trùng
Trong phần lớn vật chủ, T evansi có thể gây nên triệu chứng lâm sàng chỉ với
một số lượng nhỏ tiên mao trùng trong máu, vì vậy rất khó phát hiện ra gia súcnhiễm bệnh tiên mao trùng Để giải quyết vấn đề này, phương pháp tập trung tiênmao trùng (Concentration method) là cần thiết (OIE, 2010 [99])
Phương pháp ly tâm tập trung bằng ống Haematocrit: cho máu động vật nghimắc bệnh vào ống Haematocrit, một đầu ống được bịt kín bằng chất dẻo matit, mộtđầu ống để hở Ly tâm với tốc độ 12.000 vòng/phút trong 5 phút Sau đó kiểm tra sựtập trung của tiên mao trùng tại vị trí tiếp giáp giữa huyết tương và bạch cầu (độphóng đại 10 x 10) (Nguyễn Như Thanh, 2000 [21])
Phương pháp này đơn giản, ít tốn kém, ngoài phát hiện tiên mao trùng còn có
Trang 20thể cho biết vật súc có chứng thiếu máu hay không Tuy nhiên, để tiến hành phươngpháp này có hiệu quả nên làm sau khi lấy máu con vật 3 giờ, mẫu máu nên bảo quản
ở nhiệt độ 40C, tránh ánh sáng trực tiếp (Holland W G và cs., 2001 [74])
- Phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm:
Đây là phương pháp thường được ứng dụng để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng
ở Việt Nam Phương pháp này có ưu điểm là chính xác, do trực tiếp phát hiện thấytiên mao trùng sau khi nhân chúng lên trong động vật thí nghiệm mẫn cảm Song,nhược điểm của phương pháp này là khi cần chẩn đoán nhanh, với số lượng nhiều
và thời gian ngắn thì phương pháp này không đáp ứng được (Nguyễn Như Thanh,
2000 [21])
Bằng các phương pháp huyết thanh học đặc hiệu có thể phát hiện kháng thểhoặc kháng nguyên tiên mao trùng
Khi tiên mao trùng ký sinh, cơ thể vật chủ sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lạitiên mao trùng Những phương pháp sau cho phép phát hiện kháng thể kháng tiênmao trùng trong máu vật chủ:
Test for Trypanosomiasis):
Phương pháp CATT/T evansi đã được chứng minh là có độ đặc hiệu cao hơn
để phát hiện ra kháng thể hoặc kháng nguyên trên trâu nhiễm bệnh tiên mao trùng
tự nhiên, so với các phương pháp đánh giá khác (Davidson H C và cs, 1999) [48].Phản ứng ngưng kết trên phiến kính được đánh giá như là một phương phápchẩn đoán thực nghiệm để phát hiện bệnh tiên mao trùng trên lạc đà, trâu và bò(Reid S A và Copeman D B., 2003 [107])
Như vậy, phương pháp CATT/T evansi là một phương pháp kiểm tra tiên mao
trùng cho kết quả nhanh chóng, dễ thực hiện, có thể áp dụng trong điều kiện thựcđịa thiếu các dụng cụ chẩn đoán đặc biệt Ngoài ra, phương pháp này còn dùng đểphát hiện những con vật bị bệnh và chọn lựa phác đồ điều trị kịp thời (GutiérrezC.và cs., 2014 [68])
Trang 21Hình 1.6 Phương pháp ngưng kết trên phiến kính (Nguồn : Desquesnes M và Truc P., 2013 [56])
Hình 1.7 CATT/T evansi (Nguồn: OIE, 2010 [99]).
Phương pháp LATEX được dùng để phát hiện kháng thể lưu động có trongmáu của gia súc mắc bệnh tiên mao trùng
Phương pháp này có thể ứng dụng trong kiểm tra dịch tễ và trên thực địa Tuynhiên, tỷ lệ phát hiện bệnh không cao, do phương pháp này cho kết quả dương tínhngay cả khi con vật khỏi bệnh nhưng vẫn còn kháng thể tồn tại trong huyết thanh(Holland W G và cs, 2005 [75])
+ Phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp IFAT (Indirect
Fluorescent Antibody Test):
Đây là phản ứng huyết thanh học có độ nhạy cao, nhưng độ đặc hiệu kém hơnhai phương pháp CATT và ELISA Ngoài mục đích dùng làm phản ứng chuẩn để so
Trang 22sánh với các phương pháp huyết thanh học khác, phương pháp kháng thể huỳnhquang gián tiếp còn được dùng trong nghiên cứu các dòng kháng nguyên và pháthiện kháng thể (Vương Thị Lan Phương, 2004 [19]).
Trong phương pháp IFAT, huyết thanh dương chuẩn được lấy từ trâu, bò mắcbệnh tiên mao trùng, huyết thanh âm chuẩn được lấy từ trâu bò khoẻ mạnh, huyếtthanh cần chẩn đoán là huyết thanh lấy từ gia súc nghi mắc bệnh
Cách tiến hành: Sử dụng huyết thanh dương chuẩn đã gắn với thuốc nhuộmhuỳnh quang trộn với huyết thanh của động vật nghi mắc bệnh, rồi cố định trênslide Sau đó, rửa sạch slide để loại bỏ kháng thể huỳnh quang không gắn với khángnguyên rồi đem soi dưới kính hiển vi huỳnh quang Nếu thấy kháng nguyên phátsáng dưới kính hiển vi huỳnh quang là phản ứng dương tính, nếu không phát sáng là
âm tính (Gary E Kaiser, 2012 [65])
+ Phương pháp ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay)
Cách đây hơn 35 năm, Luckins A G và cs (1991) [85] đã ứng dụng phươngpháp ELISA trong việc chẩn đoán bệnh tiên mao trùng Phương pháp ELISA hiệnđang được sử dụng rộng rãi trên thế giới để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng
Hình 1.8 Khay phản ứng trong phương pháp ELISA (Nguồn : Desquesnes M và Truc P., 2013 [56])
+ Phương pháp ELISA kháng nguyên (Ag - ELISA)
Đây là phương pháp sử dụng phản ứng ELISA kháng nguyên để phát hiệnkháng nguyên lưu động trong máu của gia súc nhiễm bệnh Phản ứng dựa trênkháng thể đơn dòng đặc hiệu với tiên mao trùng
Trang 23+ Phương pháp phát hiện ADN của tiên mao trùng bằng phản ứng PCR
(Polymerase Chain Reaction)
PCR là phương pháp hiện đại nhất được đưa vào ứng dụng để chẩn đoán bệnhtiên mao trùng trong những năm gần đây Phương pháp này cho phép xác định loàitiên mao trùng gây bệnh trên gia súc (Fernández D và cs., 2009 [64]; Ramírez-Iglesias J R và cs., 2012 [102])
1.1.6 Phòng, trị bệnh tiên mao trùng cho trâu
1.1.6.1 Phòng b ệnh
Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu đểphòng bệnh tiên mao trùng cho gia súc Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng bệnhtiên mao trùng bằng các phương pháp sau đây:
* Di ệt tiên mao trùng trên cơ thể vật chủ:
- Phát hiện gia súc nhiễm tiên mao trùng ở vùng có bệnh và những vùng lâncận, nhốt riêng gia súc trong chuồng có lưới để ngăn côn trùng và điều trị triệt đểcho gia súc bệnh
- Ở những vùng không có bệnh thì không nhập gia súc từ vùng có bệnh về.Nếu thật cần thiết thì chỉ nhập những gia súc khoẻ (đã có kết quả kiểm tra âm tínhvới tiên mao trùng), song vẫn cần nhốt riêng để theo dõi Nếu không bị bệnh mớicho nhập đàn
- Phương pháp diệt ruồi, mòng hút máu không dùng chất hóa học:
Hiện nay có rất nhiều loại bẫy ruồi, mòng sử dụng chất kích thích, thu hút thịgiác, khứu giác (dioxid carbon, octenol, amoniac), dễ dàng cho việc bắt và tiêu diệtchúng Các loại bẫy này nên được để ở những nơi tập trung nhiều ruồi, mòng như ởchuồng nhốt gia súc, nơi nước tù đọng (Hall M J và Wall R., 2004 [70])
Phát quang cây cối, không để nước tù đọng, ủ phân chuồng, phân xanh, tiêuhủy cành, lá cây trong vùng chăn thả để diệt trứng và ấu trùng ruồi, mòng, làmchuồng gia súc có lưới ngăn là các biện pháp hữu hiệu, tạo ra những điều kiện bấtlợi cho đời sống của ruồi, mòng Ngoài ra, biện pháp tách đàn đối với những gia súcmang bệnh với gia súc khỏe cũng là một biện pháp hữu hiệu trong việc phòng
Trang 24chống bệnh tiên mao trùng (Barros A T M và Foil L D., 2007 [32]).
- Diệt ruồi, mòng bằng thuốc hoá học:
Có thể dùng các hoá dược tiêu diệt ruồi, mòng môi giới truyền bệnh tiên maotrùng bằng cách tắm hoặc phun vào các vùng của cơ thể như chân trước, chân sau,đầu và bụng - là những nơi ruồi, mòng tấn công gia súc nhiều nhất Những thuốcnày không nên sử dụng thường xuyên cho gia súc vào mùa mưa, vì các thuốc này cóthể bị nước mưa rửa trôi, giảm tác dụng (Seidl A F và cs., 2001 [114])
* Phòng b ệnh cho gia súc bằng hoá dược:
Hiện nay, thuốc trypamidium samorin, liều 0,5 mg/kg TT được khuyến cáo
dùng để phòng bệnh tiên mao trùng cho gia súc.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [9] cho biết: để phòng bệnh tiên mao trùng, cầnthực hiện các biện pháp tổng hợp sau:
- Ở những vùng có bệnh, vào mùa ruồi trâu và mòng hoạt động, cần kiểm tramáu cho toàn bộ gia súc Nếu có bệnh hoặc nghi có bệnh thì cần cách ly và điều trịkịp thời
- Khi có bệnh xảy ra, phải báo cáo chính quyền và các cơ quan thú y để công
bố dịch
- Tiêm phòng bằng thuốc: dùng thuốc trypamidium; liều 0,5 mg /kg TT, phathành dung dịch 1 - 2 %, tiêm bắp thịt làm nhiều điểm để phòng bệnh tiên maotrùng (thuốc trypamidium thải trừ chậm, có thể tồn tại trong máu 1,5 - 2 tháng nên
có tác dụng phòng bệnh tốt hơn các thuốc khác)
1.1.6.2.Điều trị bệnh
Có thể điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu bằng một số loại hóa dược có tácdụng đặc hiệu với tiên mao trùng
Một số loại hoá dược đã được dùng để điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu,
bò, ngựa ở nước ta từ những năm 60 đến nay, gồm:
- Naganin, liều 10 mg /kg TT Pha thuốc với dung dịch nước muối sinh lýhoặc nước cất thành dung dịch 10 %, tiêm tĩnh mạch
- Novarsenobenzol, liều 10 mg /kg TT
- Trypamidium, liều 1 mg /kg TT, pha với nước cất thành dung dịch 1 - 2 %,
Trang 25tiêm sâu vào bắp thịt thành 2 - 3 điểm.
- Berenil, liều 5 mg /kg TT, pha thuốc với nước cất theo tỷ lệ cứ 0,8 gam thuốctrong 5 ml nước cất Tiêm sâu bắp thịt (không dùng quá 9 gam cho một gia súc)
- Trypamidium samorin, liều 1 mg /kg TT Tiêm sâu bắp thịt
- Trypazen liều 3,5 mg /kg TT
Phạm Sỹ Lăng và Lê Văn Tạo (2002) [12] đã cho biết về thành phần, chỉ định,liều lượng và cách sử dụng của một số thuốc điều trị bệnh tiên mao trùng như sau:
*Berenil (Hãng Intervet - Hà Lan):
Berenil là dung dịch tiêm, được hoàn nguyên từ dạng hạt, dùng điều trị bệnhđơn bào ký sinh trong máu của gia súc
Thành phần: mỗi gam dạng hạt chứa 445 mg diminazene aceturate và 555 mgphenuldimethyl parazolone (antipyrin) Sau khi pha, 1 ml chứa 70 mg diminazeneaceturate và 87,3 mg phenuldimethyl parazolone (antipyrin)
Chỉ định: thuốc dùng điều trị bệnh đơn bào đường máu cho gia súc như trâu,
bò, cừu, dê, ngựa
Liều áp dụng chung là 3,5 mg /kg TT Tùy thuộc vào thể trọng của gia súc màliều áp dụng có thể đến 8 mg /kg TT, nhưng liều tối đa cho mỗi gia súc không vượtquá 4 gam /con
Đường tiêm: pha thuốc với nước cất, tiêm bắp thịt
Quy cách: gói lớn gồm 100 gói nhỏ (23,6 g /gói), mỗi gói nhỏ chứa 10,5 ghoạt chất
Chống chỉ định: không dùng cho chó và lạc đà
*Azidin (Công ty Hanvet): trong 1 lọ azidin 1,18 g có chứa 525 mgdiminazene aceturate
- Tác dụng: chữa và phòng bệnh ký sinh trùng đường máu cho trâu, bò, ngựa
- Liều lượng và cách sử dụng: Pha 1 lọ azidin 1,18 g với 7 ml nước cất, lắccho đến khi tan hết, dùng cho 150 kg TT Tiêm sâu vào bắp thịt
Chú ý:
+ Nếu tiêm lượng thuốc lớn, nên tiêm 2 điểm khác nhau
+ Nếu cần thiết có thể tăng liều gấp đôi, song tổng liều không quá 7 lọ
+ Nếu thân nhiệt không giảm, tiêm nhắc lại sau 24 giờ
Trang 26+ Dung dịch pha rồi có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường 5 ngày, trong tủlạnh 4 - 80C bảo quản được 14 ngày.
Hạn dùng: 5 năm
Bảo quản: nơi khô, râm mát
Trình bày: mỗi lọ 1,18 g Azidin, hộp đựng 20 lọ
*Naganin (Tên khác: naganol)
Biệt dược: suramin, bayer 205, moranin, furno 309
Thuốc được hãng Bayer chế tạo, sau đó nhiều nước đã sản xuất để sử dụngđiều trị bệnh tiên mao trùng cho gia súc
Tính chất: tên hóa học N amino benzoin m amino pmetio benzoin
-1 - naptilamin - 4 - 6 - 8 trisunfonat natri Là loại bột trắng mịn, màu hơi vàngchanh (naganol) hoặc hơi hồng (naganin), nhẹ, dễ hút ẩm, tan trong nước, không bịphá hủy trong nước đun sôi (1000C) Khi pha, dung dịch trong, hơi ánh vàng chanh(naganol) hoặc hơi hồng, chuyển thành nâu nhạt (naganin)
- Tác dụng: có tác dụng mạnh trong điều trị bệnh tiên mao trùng ở gia súc.Thuốc được đào thải qua thận nhưng tồn lưu lâu ở gan và cơ của động vật, vì vậycòn được dùng để phòng nhiễm tiên mao trùng
- Chỉ định: thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò,
ngựa do Trypanosoma evansi, T brucei, T vivax, T congolense…
- Liều dùng: dùng cho trâu, bò, ngựa với liều dùng và liệu trình như sau:+ Ngày thứ nhất: dùng liều 0,01 g /kg TT
+ Ngày thứ hai, thứ ba: cho súc vật nghỉ
+ Ngày thứ tư: dùng liều 0,01 g /kg TT
Thuốc pha với nước cất theo tỷ lệ 10 %, có thể tiêm bắp thịt hoặc tiêm tĩnhmạch Khi tiêm thuốc vào tĩnh mạch cần tiêm trước thuốc trợ tim (cafein hoặc longnão nước)
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [9]: phải điều trị bệnh bằng biện pháp tổnghợp, vừa chú ý chăm sóc con vật ốm, vừa dùng một trong những thuốc đặc hiệu sau:
- Naganin (naganol): liều 10 - 15 mg /kg TT, pha với nước cất thành dung dịch
10 %, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm vào bắp thịt thành 2 - 3 điểm Sau 1 tuần nếu con
Trang 27vật chưa khỏi (vẫn sốt) thì có thể tiêm lại lần 2.
- Trypamidium: liều 1 mg /kg TT, pha với nước cất thành dung dịch 1 - 2 %,tiêm bắp thịt Nếu lượng thuốc nhiều (>15 ml) thì phải tiêm ở 2 - 3 điểm khác nhau
- Berenil (azidin): liều 5 - 8 mg /kg TT Cứ 0,8 gam thuốc pha trong 5 ml nướccất Tiêm sâu vào bắp thịt (không dùng vượt quá tổng liều 9 gam cho 1 con vật).Nếu chưa khỏi, có thể tiêm lần 2 sau 15 - 20 ngày
- Trybabe: thuốc ở dạng dung dịch hoặc dạng bột (khi dùng pha thành dungdịch tiêm) Liều tiêm: 1 ml /10 kg TT
Trường hợp không xác định rõ trâu, bò nhiễm loại ký sinh trùng đường máunào, dùng liều 1 ml /7 kg TT để đảm bảo hiệu quả trên tất cả các loại ký sinh trùngđường máu
- Phar - trypazen (trong một lọ 1,18 gam chứa 525 mg diminazen diaceturat).Liều dùng: lọ 1,18 gam pha trong 7 ml nước cất hoặc nước muối sinh lý Tiêmsâu vào bắp thịt cho 150 kg TT
Trường hợp bệnh súc còn sốt, tiêm nhắc lại mũi thứ 2 sau 24 giờ Trường hợpcon vật bị phù thũng, sau 10 ngày tiêm nhắc lại mũi thứ 3 Đặc biệt cho hiệu quảcao khi tiêm kết hợp với 3 mũi Doxyvet - L.A hoặc 2 mũi Oxyvet - L.A
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TIÊN MAO TRÙNG
1.2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh tiên mao trùng trong nước
* Những nghiên cứu về dịch tễ bệnh tiên mao trùng
Nguyễn Quốc Doanh và cs (1996) [3] đã kiểm tra máu 73 trâu ở xã Tả ThanhOai - Thanh trì - Hà Nội bằng phương pháp tiêm truyền chuột bạch, phát hiện 13
trâu có T evansi trong máu (chiếm 17,80 %) Kiểm tra máu 83 trâu ở xã Phấn Mễ
bằng phương pháp Card - test, đã phát hiện 25 trâu nhiễm bệnh (chiếm 30,12 %).Theo Hà Viết Lượng (1998) [17], tỷ lệ bò nhiễm tiên mao trùng ở các tỉnhmiền Trung là 8,99 %
Nguyễn Quốc Doanh và Phạm Sỹ Lăng (2001) [6] đã tiến hành kiểm tra 760
cá thể bò sát (gồm 670 rắn và 90 ba ba), thấy tỷ lệ nhiễm T evansi trung bình là
7,89 % Tỷ lệ nhiễm ở các loài bò sát không giống nhau do đặc tính sinh học củachúng khác nhau
Phan Địch Lân (2004) [15] đã tổng hợp kết quả điều tra 3.172 trâu ở các tỉnh
Trang 28đồng bằng và cho biết: trâu dưới 3 năm tuổi nhiễm thấp nhất (3,2 - 6,l %), trâu 3 - 5năm tuổi nhiễm cao hơn (l0,6 - 12,7 %), trâu 6 - 8 năm tuổi nhiễm cao nhất (12,9 -14,8 %), trâu trên 9 năm tuổi tỷ lệ nhiễm giảm thấp hơn trâu 3 - 8 năm tuổi.
Theo Phan Văn Chinh (2006) [1], tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng cao nhất ở trâu,
bò 4 - 8 năm tuổi (trâu: 12,71 %; bò: 5,77 %), thấp nhất ở trâu, bò dưới 3 năm tuổi(6,92 % và 2,31 %) Bệnh thường lây lan trong các tháng nóng ẩm, mưa nhiều (từtháng 4 đến tháng 9) Thời gian này điều kiện sinh thái thuận lợi cho các loài ruồi,mòng phát triển, hoạt động mạnh, hút máu súc vật và truyền tiên mao trùng
*Những nghiên cứu về loài ruồi, mòng truyền bệnh tiên mao trùng
Phạm Sỹ Lăng và Đào Trọng Đạt (1991) [11] cho biết, trong điều kiện nóng
ẩm của Việt Nam, ruồi hút máu mang mầm bệnh tiên mao trùng với tỷ lệ từ 5,61 19,34 % và mòng với tỷ lệ 3,84 - 24,9 %
-Theo Phan Địch Lân và cs (2002) [14], bệnh được truyền đi do vật môi giới
gieo truyền là ruồi trâu (Stomoxys) và mòng (Tabanus) Tiên mao trùng không có sự phát triển và sinh sản ở vật môi giới, nó chỉ được truyền đi một cách cơ giới T.
evansi có thể duy trì sức sống ở vật môi giới trong khoảng 24 - 44 giờ, nếu ruồi trâu
và mòng chưa kịp mang căn bệnh đi truyền cho những súc vật khác thì căn bệnh sẽchết trong vòi hút của chúng Vì vậy, mùa phát bệnh có liên quan chặt chẽ với mùacôn trùng hoạt động (tháng 5 - 9)
*Những nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh tiên mao trùng
Nguyễn Quốc Doanh và cs (1997) [4] cho biết, T evansi gây cho thỏ một thể
bệnh toàn thân, khi mổ thỏ bệnh ở ngày 70 thấy bệnh tích đại thể như sau: bao tim
có dịch màu vàng; gan cứng; lách nhũn; phổi bám dính màu vàng, có vùng bị khíthũng; một số khớp bị viêm, trong có dịch màu vàng Tác giả còn cho biết, bệnh tích
vi thể ở thỏ nhiễm T evansi gồm: vân các sợi cơ tim bị mỡ rất khó nhận biết, bào
tương nở to, thoái hóa dạng hốc và dạng hạt; các xoang gan và tĩnh mạch giãn, tếbào gan thoái hóa mô rải rác, tế bào Kupffer tăng sinh, tế bào Limpho và một sốống mật giãn, trong lòng ống phát hiện thấy ký sinh trùng; thận: sung huyết, một sốống thận giãn; lách: một số nang Lympho bị sơ hóa, các xoang giãn, có nhiều đạithực bào
Trang 29Theo Nguyễn Quốc Doanh (1998) [5], các triệu chứng lâm sàng chủ yếu ở thỏ
nhiễm T evansi gồm: thủy thũng tai, thủy thũng bẹn, thủy thũng mi mắt, mắt có
nhử, khó thở và phân nhão
Nguyễn Quang Sức và cs (2002) [20] đã nghiên cứu và thấy, dê mắc bệnh tiênmao trùng thiếu máu, suy yếu kéo dài làm giảm khối lượng cơ thể và sản lượng sữa.Nếu không được điều trị sớm thì khoảng 10 - 15 % số dê mắc bệnh sẽ chết
Phan Văn Chinh (2006) [1] cho biết: triệu chứng, bệnh tích bệnh tiên maotrùng do gây nhiễm không khác biệt với bệnh tiên mao trùng tự nhiên ở thể cấp vàmạn tính, số lượng hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng ở trâu bị bệnh tiên maotrùng so với trâu khỏe
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [9] cho biết: ở ngựa có 3 thể bệnh là cấp tính, ácấp tính và mạn tính Thời kỳ nung bệnh ở thể cấp tính và á cấp tính dài 1 - 1,5tháng Thể mạn tính thì thời gian nung bệnh tới 4 - 6 tháng Ở ngựa thường có triệuchứng điển hình như: Sốt cao, thủy thũng (phù), xuất hiện triệu chứng thần kinh,thời kỳ cuối bốn chân bị tê liệt, con vật chết
*Những nghiên cứu về chẩn đoán bệnh tiên mao trùng
Lê Ngọc Mỹ (2002) [18] đã sử dụng phản ứng huyết thanh học để kiểm tra tỷ
lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu Việt Nam, thấy tỷ lệ nhiễm tương đối cao (53,33 %),trong đó, trâu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và trung du nhiễm cao hơn so với vùngđồng bằng
Vương Thị Lan Phương (2004) [19] đã tiến hành nghiên cứu kháng nguyên bề
mặt của T evansi phân lập từ trâu, bò ở 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam để tinh chế kháng nguyên T evansi dùng trong phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp chẩn đoán
bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò, cho biết: đã thu được 6 mẫu tiên mao trùng từ 6 tỉnh,tiến hành phân dòng, phân VAT (Variable Antigenic Type) và thu được 26 VATthuộc 6 kho kháng nguyên khác nhau Bằng phản ứng dung giải miễn dịch vàphương pháp thấm miễn dịch, tác giả đã xác định được sự thay đổi kháng nguyên bề
mặt của T evansi: đa số các VAT của các kho kháng nguyên khác nhau là khác
nhau, chỉ có 8/26 VAT có hiệu giá kháng thể đơn giá đặc hiệu, có phản ứng chéovới các VAT của các kho kháng nguyên khác Các VAT trội xuất hiện sớm trong 4
Trang 30tuần lễ đầu nhiễm bệnh, có tính kháng nguyên mạnh, có thể nghiên cứu ứng dụngchế kháng nguyên chẩn đoán Từ đó, tác giả đã tinh chế kháng nguyên theo phươngpháp tách tiên mao trùng để dùng trong phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp,ứng dụng chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Trần Đức Hạnh và cs (2009) [7] đã sử dụng phương pháp ELISA chẩn đoánbệnh tiên mao trùng ở trâu, bò tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Kết quả chothấy: trong tổng số 239 mẫu huyết thanh trâu kiểm tra có 36 mẫu dương tính, chiếm15,06 %; trong tổng số 246 mẫu huyết thanh bò kiểm tra có 43 mẫu dương tính,chiếm 17,48 %
*Những nghiên cứu về biện pháp phòng trị bệnh tiên mao trùng
Điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò bằng trypazen với liều trên, NguyễnQuốc Doanh và cs (1997) [4] nhận thấy, thuốc trypazen rất an toàn, tỷ lệ điều trịkhỏi bệnh là 100 %
Phạm Sỹ Lăng và Lê Văn Tạo (2002) [12] đã đề xuất các biện pháp phòngchống bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò như sau:
- Hàng năm định kỳ kiểm tra máu để phát hiện tiên mao trùng ở trâu, bò vàđiều trị vào thời kỳ trâu, bò nghỉ cày kéo (tháng 4 và tháng 8)
- Phòng chống côn trùng hút máu và truyền bệnh
- Chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng hợp lý để tăng sức đề kháng cho trâu, bò.Phan Địch Lân (2004) [15] đã thử nghiệm thuốc naganin và cho biết, thuốc có
tác dụng tốt trong điều trị bệnh do T evansi gây ra trên trâu, bò ở nước ta.
Phan Văn Chinh (2006) [1] đã dùng berenil điều trị bệnh tiên mao trùng chotrâu, bò ở các tỉnh miền Trung và thu được kết quả: thuốc đạt hiệu lực 100 % vớinhững trâu, bò bị bệnh
Nguyễn Q D và cs (2013) [96] đã thử nghiệm trypamidium samorin điều trịbệnh tiên mao trùng cho trâu, bò và xác định: thuốc có hiệu lực và độ an toàn rấtcao (100 %)
1.2.2 Tình hình nghiên cứu bệnh tiên mao trùng trên thế giới
*Nghiên cứu về dịch tễ bệnh tiên mao trùng
Dhami D S và cs (1999) [57] đã thu thập 88 mẫu huyết thanh trâu, bò (gồm
Trang 3175 trâu và 13 bò) tại Punjab - Ấn Độ để làm phản ứng CATT Kết quả cho thấy:
40/88 mẫu dương tính với T evansi, chiếm 45,45 % Các tác giả cũng cho biết, tỷ lệ
nhiễm bệnh cao hơn trong mùa mưa, vì đây là thời điểm thích hợp cho sự hoạt độngcủa côn trùng môi giới truyền bệnh tiên mao trùng
Reid S A và Copeman D B (2000) [104] đã báo cáo kết quả xét nghiệm cácmẫu huyết thanh của 545 bò, lợn và chuột túi tại Papua New Guinea Bằng phương
pháp CATT, đã phát hiện 39 bò, 2 lợn và 3 chuột túi dương tính với T evansi.
Hilali M và cs (2004) [72] đã sử dụng phương pháp CATT để kiểm tra 200mẫu máu trâu thu thập từ các lò giết mổ, có 48 mẫu dương tính với tiên mao trùng
T evansi (chiếm 24 %).
Holland W G và cs (2005) [75] cho biết, kiểm tra 437 mẫu huyết thanh lợn
thu thập tại các nông hộ của Việt Nam, không có mẫu nào dương tính với T evansi.
Tại Thái Lan, có 2/77 mẫu huyết thanh thu thập tại 5 trang trại lợn nái dương tính
với T evansi.
Ul Hasan M và cs (2006) [126] đã kiểm tra máu của 170 ngựa và 150 lạc đàtại Punjab (Pakistan) Bằng phương pháp huyết thanh học, phát hiện có 6 lạc đà(chiếm 4,0 %), bằng phương pháp xác định ký sinh trùng, phát hiện có 5 lạc đà
(chiếm 3,3 %) nhiễm T evansi; không phát hiện thấy ngựa nhiễm bệnh.
Mandal M và cs (2008) [87] đã gây nhiễm T evansi cho chim bồ câu Bốn ngày sau gây nhiễm, thấy xuất hiện T evansi trong máu ngoại vi chim bồ câu non,
nhưng không thấy xuất hiện trong máu ngoại vi chim bồ câu trưởng thành
Da Silva A S và cs (2009) [41] đã đánh giá mức độ nhiễm T evansi và T.
cruzi ở khu vực Pantanal (Brazil) bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang và tập
trung tiên mao trùng microhematocrit (MHCT) Kết quả cho thấy, có 53,5% số mẫu
huyết thanh dương tính với T cruzi và 42 % dương tính với T evansi.
Mekata H và cs (2009) [89] đã nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm T evansi và T.
vivax ở bò tại một số nước Nam Mỹ bằng phương pháp PCR Kết quả cho thấy, tại
Lima và Pucallpa (Peru), tỷ lệ nhiễm T evansi lần lượt là 5,8 % và 2,5 % Tại Santa Cruz (Cộng hòa Bolivia), tỷ lệ bò nhiễm T evansi là 11,5 %.
Berlin D và cs (2010) [35] đã kiểm tra máu của động vật nuôi tại một trang
Trang 32trại ở Israel Kết quả cho thấy, hầu hết lạc đà ở trang trại (80 %) bị nhiễm T evansi,
trong khi tỷ lệ nhiễm thấp hơn ở lừa (46 %) và thấp nhất ở ngựa (43 %) Triệuchứng lâm sàng thể hiện rõ ở 4 con lạc đà và 1 con ngựa
Rodríguez N F và cs (2010) [109] đã kiểm tra 1.228 mẫu huyết thanh của giasúc tại đảo Canaria (Tây Ban Nha), kết quả có 61 mẫu huyết thanh dương tính với
T evansi, chiếm tỷ lệ 4,97%.
Alves F M và cs (2011) [26] đã đánh giá mức độ nhiễm T evansi và T cruzi
ở khu vực Pantanal (Brazil) bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang và kỹ thuật
ly tâm microhematocrit (MHCT) Kết quả cho thấy, có 53,5 % số mẫu huyết thanh
dương tính với T cruzi và 42,0 % dương tính với T evansi.
Amer S và cs (2011) [27] đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm T evansi ở lạc đà tại
một số lò mổ tại Cairo (Ai Cập) bằng phương pháp tiêm truyền chuột bạch Kết quả
cho thấy, có 4/84 lạc đà bị nhiễm T evansi (chiếm 4,7 %).
Nair A S và cs (2011) [94] đã sử dụng phương pháp PCR để xác định tỷ lệ
nhiễm Trypanosoma spp trong 150 mẫu máu bò ở Bắc Kerala (Ấn Độ) Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng T evansi là 34,6 % và T annulata là 16 % Tác giả cho rằng, tỷ lệ nhiễm T evansi cao hơn là do sự xuất hiện của nhiều mòng
Tabanus tại địa phương.
Salim B và cs (2011) [112] đã thu thập 687 mẫu máu lạc đà tại các khu vựckhác nhau ở Sudan để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng bằng phương pháp PCR Kếtquả cho thấy, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở vùng đồng bằng Butana (57,1 %) và thấp nhất
ở Umshadeeda (6,0 %)
Berlin D và cs (2012) [36] cho biết: chẩn đoán bằng kit CATT phát hiện
9/139 mẫu huyết thanh ngựa lấy ở khu vực Biển Arava nhiễm T evansi (chiếm 6,5
%) và 5/122 mẫu lấy ở khu vực Biển Chết nhiễm T evansi (chiếm 4,1 %).
Tại Đức, Defontis M và cs (2012) [51] đã xác định được loài tiên mao trùnggây bệnh trên chó 9 tuổi bằng phương pháp soi tươi và các phương pháp sinh học
phân tử khác, đó là loài T.evansi.
Milocco C và cs (2012) [92] đã điều tra tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng từ 1.664mẫu máu các loài gặm nhấm hoang dã tại Cam-pu-chia, Lào và Thái Lan (từ tháng
Trang 3311/2007 đến 6/2009) Kết quả cho thấy: có 15 mẫu dương tính với T lewisi và 6 mẫu dương tính với các Trypanosoma khác.
Rodríguez N F và cs (2012) [110] đã kiểm tra 1.228 mẫu huyết thanh gia súc
tại châu Phi, kết quả có 61 mẫu huyết thanh dương tính với tiên mao trùng T.
evansi, chiếm tỷ lệ 4,97 %.
Singh N K và cs (2012) [117] cho biết: trong tổng số 703 bò, kiểm tra bằngphương pháp huyết thanh học tại Punjab, Ấn Độ, và phương pháp nhuộm tiêu bảngiemsa, thấy có 22,9 % (161/703) bò bị nhiễm ký sinh trùng đường máu, trong đónhiễm Theileria annulata (14,65 %), Trypanosoma evansi (0,28 %), Babesia bigemina (1,56 %) và Anaplasma marginale (8,53 %).
Elshafie E I và cs (2013) [61] đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng T.
evansi trên đàn ngựa của Malaysia Trong 527 mẫu máu ngựa thu thập và kiểm tra
bằng phương pháp tập trung tiên mao trùng (haematocrit centrifugation technique),nhuộm giemsa (Giemsa-stained thin blood smear) và PCR (polymerase chainreaction), kết quả thu được lần lượt là 0,57% (3/527 mẫu) đối với hai phương pháphaematocrit và nhuộm giemsa; 1,14% (6/527 mẫu) đối với phương pháp PCR.Kumar R và cs (2013) [80] cho biết: kiểm tra trong 2 năm (9/2009 - 8/2011),thấy 420/3695 mẫu huyết thanh ngựa tại 6 khu vực thuộc Ấn Độ dương tính với tiên
mao trùng T evansi.
Theo Nguyen Q D và cs (2013) [96], trong 585 mẫu huyết thanh trâu thuthập tại Thái Nguyên và Cao Bằng có 131 mẫu dương tính với tiên mao trùng,chiếm tỷ lệ 22,4 % Trong đó, tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở trâu nhỏ hơn 3 năm tuổi.Eberhardt A T và cs (2014) [58] đã nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng
T evansi trong các mẫu thu thập được từ 60 chuột ở vùng Esteros del Iberá thuộc
tỉnh Corrientes, Argentina Sử dụng phương pháp soi tươi và phương pháp PCR(real – time), kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa hai phương pháp trên
trong việc phát hiện tiên mao trùng trên các loài gặm nhấm này, tỷ nhiễm T evansi
là 10%
Sumbria D và cs (2014) [119] tiến hành kiểm tra mẫu máu và huyết thanhcủa 169 ngựa bằng phương pháp ngưng kết trên phiến kính Kết quả cho thấy, có 16
Trang 34ca dương tính, trong đó có 6,8% là gia súc ở vùng đồng bằng và 13,63 % từ vùngđông bắc của tỉnh Punjab, Ấn Độ.
*Những nghiên cứu về loài ruồi, mòng truyền bệnh tiên mao trùng
Vasudeva P và cs (2007) [128] đã nghiên cứu về ruồi, mòng hút máu tạiVườn quốc gia Rajiv Gandhi, Ấn Độ từ 6/2003 đến 5/2005 Các nghiên cứu cho
thấy, có tổng số 20 loài ruồi, mòng được phát hiện, trong đó có 5/20 loài (Atylotus
agrestis, A virgo, Chrysops dispar, T rubidus và T striatus) được chứng minh là
môi giới truyền bệnh tiên mao trùng
Desquesnes M và cs (2009) [53] cho biết, bệnh do Trypanosoma là bệnh
được truyền từ vật bệnh sang vật khỏe thông qua sự hút máu của côn trùng môi giới
Vì vậy, mầm bệnh có thể được truyền đi trong phạm vi không gian rộng lớn
Theo Muzari M O và cs (2010) [93], mòng Tabanus ở Úc là một trong những vật môi giới phổ biến truyền bệnh do Trypanosoma evansi ở động vật.
Theo Baldacchino F và cs (2014) [30], mòng Tabanus hút máu gây ngứa vàđau cho gia súc Theo thống kê có gần 4400 loài mòng đã được phát hiện với sựphân bố rộng khắp trên thế giới Mòng Tabanus là vector truyền bệnh do virus, vikhuẩn và ký sinh trùng gây đường máu
*Những nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý bệnh tiên mao trùng
Reid S A và cs (2001) [105] đã gây nhiễm T evansi trên 2 loài chuột túi
Macropus agilis và Thylogale brunil Bệnh tích đại thể của chuột gây nhiễm bao
gồm: viêm màng ngoài tim, teo thanh mạc, lách sưng to, viêm loét dạ dày và ruột
Al - Qarawi A A và cs (2004) [24] đã nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh tiênmao trùng đến tinh dịch của lạc đà đực Kết quả cho thấy: 3/18 lạc đà có biểu hiệnthoái hóa tinh hoàn, số lượng và tỷ lệ tinh trùng sống giảm, lượng tinh trùng có khảnăng vận động giảm, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình tăng (P < 0,01)
Hilali M và cs (2006) [73] đã xác định chỉ số huyết học, sinh hóa máu, chức
năng gan và thận của 5 nghé nhiễm T evansi và thấy: hàm lượng hemoglobin và số
lượng hồng cầu giảm mạnh, trong khi số lượng bạch cầu, bạch cầu đơn nhân và lâm
ba cầu tăng Xét nghiệm chức năng gan thấy nồng độ enzyme lactate dehydrogenase(LDH), globulin, bilirubin tổng số tăng, trong khi enzyme alkaline phosphatase
Trang 35giảm đáng kể Xét nghiệm chức năng thận thấy nồng độ creatinin và urê giảm.
Gutierrez C và cs (2006) [66] cho biết: gia súc cái nhiễm T evansi bị thiếu
máu, số lượng bạch cầu lymphocyte và monocyte tăng, hạ đường huyết, hàm lượngure huyết tăng, đồng thời hàm lượng sắt trong huyết thanh giảm Đây chính là
những lý do dẫn đến sảy thai ở gia súc cái nhiễm T evansi.
Da Silva A S và cs (2009) [40] cho biết: bệnh tiên mao trùng do T evansi
gây ra làm thay đổi hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong huyết thanh (Cu2+tăng;
Fe2+ và Zn2+ giảm ở mèo nhiễm T evansi so với đối chứng), gây rối loạn trao đổi
chất ở mèo
Rodríguez A và cs (2009) [108] đã mổ khám bệnh tích của 9 ngựa nhiễm T.
evansi, thấy: màng não và tủy sống của 5/9 ngựa bị viêm mức độ nhẹ đến trung
bình Tiêu bản vi thể não của cả 9 ngựa cho thấy, não bị hoại tử nghiêm trọng.Costa M M và cs (2010) [39] đã nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh hóa máu
mèo gây nhiễm T evansi so với mèo đối chứng Kết quả cho thấy: ở ngày thứ 7 sau
gây nhiễm, nồng độ albumin trong máu mèo bệnh thấp hơn so với đối chứng (P <0,01); kết quả tương tự với α - globulin và γ - globulin (P < 0,05) Ở ngày thứ 21 trở
đi nồng độ β - globulin tăng mạnh (P < 0,05) Không có sự khác biệt rõ rệt về nồng
độ α - globulin giữa 2 lô
Da Silva A S và cs (2010) [43] cho biết: protein tổng số và globulin ở mèo
bị bệnh tiên mao trùng tăng so với lô đối chứng, trong khi albumin và tỷ lệ albumin/globulin giảm (P < 0,05)
Theo Paim F C và cs (2011) [100], ở động vật nhiễm T evansi có sự gia
tăng các cytokine viêm; việc tăng các IL - 1, TNF - α và IFN - γ góp phần làm tăngtriệu chứng thiếu máu và chứng tỏ cơ thể vật chủ có phản ứng miễn dịch chống lại
ký sinh trùng
Da Silva A S và cs (2011) [44] cho biết, các dấu hiệu lâm sàng về thần kinh
và vận động thường xuất hiện ở động vật bị nhiễm T evansi.
Ranjithkumar M và cs (2011) [103] đã sử dụng 15 con ngựa nhiễm T evansi
tự nhiên để phân tích các chỉ số máu như số lượng hồng cầu, số lượng tiểu cầu vàhàm lượng hemoglobin (Hb); 6 ngựa khỏe mạnh được sử dụng làm đối chứng Kết
Trang 36quả cho thấy: số lượng hồng cầu, số lượng tiểu cầu và hàm lượng hemoglobin (Hb)
trong máu ngựa nhiễm T evansi giảm đáng kể so với ngựa khỏe (P < 0,001).
Theo Da Silva C B và cs (2013) [45], T evansi gây ra tình trạng thiếu máu
và rối loạn quá trình trao đổi sắt ở chuột bệnh
Anschau V và cs (2013) [28] đã nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh hóa máu
chuột bạch gây nhiễm T evansi Kết quả cho thấy, hàm lượng hemoglobin và số
lượng hồng cầu trong máu chuột bệnh giảm mạnh so với chuột đối chứng
Mekata H và cs (2013) [90] đã gây nhiễm các chủng T evansi phân lập từ
trâu ở Philippines cho chuột bạch Mổ khám chuột ở ngày thứ 8 sau gây nhiễm thấy,lách chuột bệnh sưng to, số lượng bạch cầu tăng đáng kể so với chuột đối chứng.Faccio L và cs (2013) [63] đã nghiên cứu về một số loại hormone sinh sản
trong chu kỳ động dục ở chuột cái gây nhiễm T evansi Kết quả cho thấy, nồng độ
LH, FSH, estradiol và progesterone trong máu của chuột cái gây nhiễm T evansi
giảm đáng kể so với lô đối chứng (P < 0,005)
*Những nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng bệnh tiên mao trùng
Reid S A và cs (2001) [105] cũng đã nghiên cứu tính nhạy cảm của 2 loài
chuột túi Macropus agilis và Thylogale brunil với T evansi 2 con Macropus agilis
và 3 con Thylogale brunil đã được gây nhiễm từ 5 x 104đến 10 x 104T evansi /con.
Kết quả cho thấy tất cả chuột đều nhiễm bệnh từ ngày thứ 6 sau gây nhiễm
Nurulaini R và cs (2007) [98] đã mô tả triệu chứng của hươu bị bệnh do T.
evansi gây ra tại một trang trại hươu ở Lenggong (Perak) Các triệu chứng thần
kinh, thiếu máu, biếng ăn, suy hô hấp và lười vận động (nằm một chỗ) xuất hiện ởhươu bệnh trước khi chết
Berlin D và cs (2009) [34] đã mô tả triệu chứng lâm sàng ở ngựa cái nhiễm
T evansi, bao gồm: sốt cao, viêm giác mạc mắt, các triệu chứng thần kinh (bại liệt
chân sau) Mổ khám bệnh tích thấy các ổ mủ ở não bộ, tủy sống; con vật có biểuhiện viêm cầu thận
Mijares A và cs (2010) [91] cho biết, ngựa bị bệnh tiên mao trùng do T.
evansi có các triệu chứng điển hình là sốt, thiếu máu và gầy yếu.
Dargantes A P và cs (2005) [47] đã nghiên cứu về khả năng tăng trọng của
Trang 37dê nhiễm T evansi Kết quả cho thấy: dê khỏe tăng khối lượng trung bình 22,8 g /ngày; trong khi dê bệnh giảm 21,4 - 45,0 g /ngày Số lượng T evansi trong máu thay đổi theo chu kỳ (khoảng 6 ngày không phát hiện thấy T evansi rồi lại thấy và
lặp lại) Triệu chứng lâm sàng có thể quan sát được là sốt, gầy yếu, thiếu máu, ho,sưng tinh hoàn và tiêu chảy
Da Silva A S và cs (2010) [43] đã nghiên cứu và cho biết: sử dụng 13 mèocái trưởng thành làm thí nghiệm (7 mèo thuộc lô thí nghiệm được tiêm phúc mạc
108 T evansi /mèo, 6 mèo sử dụng làm đối chứng), 24 - 48 giờ sau gây nhiễm đã
phát hiện T evansi trong máu ngoại vi của mèo Triệu chứng lâm sàng của mèo nhiễm T evansi bao gồm: nôn mửa, tiêu chảy, thân nhiệt tăng, giảm cân, phù mặt,
viêm giác mạc, sưng hạch và liệt chân
*Những nghiên cứu về chẩn đoán bệnh tiên mao trùng
Ijaz M K và cs (1998) [76] cho biết, trong giai đoạn mới nhiễm bệnh,
phương pháp PCR phát hiện T evansi sớm hơn 3 ngày so với phương pháp soi tươi.
Davison H C và cs (2000) [49] đã sử dụng phương pháp microhaematocrit
(MHCT) để xác định tỷ lệ nhiễm T evansi ở trâu thuộc Trung Java Trong số 2.387 trâu được xét nghiệm có 4 % trâu dương tính với T evansi.
Holland W G và cs (2001) [74] đã so sánh khả năng phát hiện tiên mao trùng
T evansi của các phương pháp chẩn đoán, kết quả cho thấy: phương pháp PCR cho
tỷ lệ dương tính là 78,2 %; phương pháp tiêm truyền chuột là 74,0 % và phươngpháp MHCT là 69,6 %
Ngaira J M và cs (2003) [95] đã sử dụng phương pháp CATT và Suratex
trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng do T evansi gây ra ở lạc đà tại Kenya Kết quả cho thấy, phương pháp CATT phát hiện 321/828 mẫu nhiễm T evansi (chiếm 38,8
%), phương pháp Suratex phát hiện 169/772 mẫu nhiễm (chiếm 21,9 %) Độ nhạycủa phương pháp CATT là 68,6 % và Suratex là 58,8 %; độ đặc hiệu của cả 2phương pháp đều đạt 100 %
Singh N và cs (2004) [116] cho biết: từ 7/2002 đến 5/2003, tác giả đã kiểm
tra tình hình nhiễm T evansi ở 217 lạc đà ở Tây Rajasthan (Ấn Độ) Các phương
pháp sử dụng trong chẩn đoán gồm phương pháp PCR, Ag - ELISA, TBS (stained
Trang 38thin blood smear) và WBF (wet blood film) Kết quả về tỷ lệ nhiễm T evansi ở lạc
đà lần lượt là 17,05 %; 9,67 %; 4,60 % và 4,14 % Độ nhạy của phương pháp PCR
là 100 %; Ag - ELISA là 56,75 %; TBS là 27,02 % và WBF là 24,32 %
Njiru Z K và cs (2004) [97] đã thu thập 549 mẫu máu lạc đà tại Kenya để
xác định tỷ lệ nhiễm T evansi Kết quả cho thấy: phương pháp MHCT phát hiện 5,3
% số mẫu dương tính; phương pháp PCR phát hiện 26,6 % số mẫu dương tính và
phương CATT phát hiện 45,9 % số mẫu dương tính với T evansi Các tác giả cũng
cho biết, tỷ lệ nhiễm ở lạc đà đực cao hơn 2,6 lần so với lạc đà cái, đồng thời tỷ lệnhiễm ở lạc đà trưởng thành cao hơn gấp 2,2 lần so với lạc đà non
Thekisoe O M và cs (2005) [123] đã so sánh độ nhạy của một số phương
pháp phát hiện T evansi Kết quả cho thấy: phương pháp PCR, TBS (stained thin
blood smear) và MHCT có độ nhạy lần lượt là 33 %, 38 % và 24 % Tất cả cácphương pháp đều có đặc hiệu đạt trên 60 %
Laha R và Sasmal N K (2008) [97] đã sử dụng phương pháp nhuộm giemsa
để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho một trang trại ngựa tại khu vực phía Đông
Ấn Độ Kết quả cho thấy có 12,74 % số ngựa bị nhiễm T evansi.
Theo Umezawa E S và cs (2009) [157], phương pháp TESA - blot có độnhạy và độ đặc hiệu 100 %; phương pháp TESA - ELISA có độ nhạy 100 % và độđặc hiệu 94,1 %; trong khi đó phương pháp epi - ELISA có độ nhạy 100 % và độđặc hiệu 49,4 %
Laha R và Sasmal N K (2009) [83] đã xác định tỷ lệ nhiễm T evansi trên
trâu, bò và ngựa ở khu vực phía Đông Ấn Độ Bằng phương pháp tiêm truyền động
vật thí nghiệm, phát hiện 18,4 % số bò; 15,6 % số trâu và 46,9 % số ngựa nhiễm T.
evansi Bằng phương pháp nhuộm giemsa, phát hiện 5,3 % số bò; 9,4 % số trâu và
40,6 % số ngựa dương tính với T evansi Bằng phương pháp ELISA, phát hiện 42,1% số bò; 43,8 % số trâu và 65,6 % số ngựa nhiễm T evansi.
Hagos A và cs (2010) [69] đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ nhiễm tiên maotrùng ở ngựa vùng cao nguyên Bale của Ethiopia từ 9/2007 - 6/2008 Bằng phương
pháp LATEX, đã phát hiện 15,91 % số mẫu huyết thanh dương tính với T evansi.
Bằng phương pháp CATT đã phát hiện 19,66 % số mẫu huyết thanh ngựa dương
Trang 39tính với T evansi.
Aquino L P và cs (2010) [29] đã điều tra sự hiện diện của kháng thể T.
evansi ở động vật từ các tiểu vùng của Nhecolandia (Pantanal) Kết quả cho thấy:
Bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFAT) phát hiện 8/32 mẫu
huyết thanh cầy dương tính với T evansi (chiếm 25,0 %) Bằng phương pháp ELISA, không phát hiện mẫu huyết thanh nào của bò dương tính với T evansi;
trong khi có 16/55 mẫu huyết thanh chó dương tính (chiếm 29 %) và 23/98 mẫuhuyết thanh ngựa dương tính (chiếm 23,4 %)
Haridy F M và cs (2011) [71] cho biết, phương pháp chẩn đoán ELISA có
độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với phương pháp nhuộm giemsa
Ramirez - Iglesias J R và cs (2011) [101] đã so sánh các kỹ thuật chẩn đoánbệnh tiên mao trùng trên thỏ thí nghiệm Từ đó, các tác giả khuyến cáo nên sử dụngphương pháp PCR trong các nghiên cứu dịch tễ học để có kết quả chính xác nhất.Elshafie E I và cs (2012) [60] đã thu thập 527 mẫu máu ngựa từ tám bang ở
bán đảo Malaysia để xác định tỷ lệ nhiễm Trypanosoma spp Bằng phương pháp
CATT phát hiện 13,90 % số mẫu huyết thanh dương tính Trong đó, ngựa cái cónguy cơ nhiễm bệnh cao hơn ngựa đực
Sharma P và cs (2012) [115] đã sử dụng phương pháp PCR và các phươngpháp thông thường để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho 80 bò và 29 trâu ởLudhiana (Ấn Độ) Bằng các phương pháp thông thường phát hiện 2,5 % số bò và
3,45 % số trâu dương tính với T evansi Bằng phương pháp PCR, phát hiện 12,5 %
số bò và 13,79 % số trâu nhiễm T evansi.
Takeet M I và cs (2012) [120] cho biết: bằng phương pháp phát hiện tiênmao trùng trực tiếp trong 411 mẫu máu động vật thu thập tại Nigeria, có 15,1 % số
mẫu dương tính với T brucei, T congolense hoặc T vivax Bằng phương pháp PCR, phát hiện 63,7 % số mẫu dương tính với ít nhất 1 trong 4 loài T brucei, T.
congolense, T evansi và T vivax.
Theo Kundu K và cs (2013) [81], phương pháp ELISA có độ nhạy 100 % và
độ đặc hiệu đạt 89,15 %
*Những nghiên cứu về phòng trị bệnh tiên mao trùng
Trang 40El Rayah I E và cs (1999) [59] đã thử nghiệm hiệu lực điều trị bệnh tiên maotrùng của suramin, một loại thuốc đã không được sử dụng ở Sudan kể từ năm 1975.
Kết quả cho thấy, T evansi phân lập từ Sudan đã kháng suramin trong quá trình
điều trị bệnh
Tuntasuvan D và cs (2003) [125] đã sử dụng diminazene aceturate với liều3,5 mg /kg TT, tiêm bắp cho tất cả số ngựa và la bị bệnh tiên mao trùng tại 5 trạichăn nuôi ở Khonkaen (Thái Lan) Kết quả cho thấy, ngựa khỏi bệnh sau 7 ngày, lakhỏi bệnh sau điều trị 14 ngày Không thấy thuốc có tác dụng phụ trong quá trìnhđiều trị
Laha R và Sasmal N K (2008) [82] đã sử dụng quinapyramine sulphate và
quinapyramine chloride điều trị bệnh tiên mao trùng do T evansi gây ra ở một trang
trại ngựa tại khu vực phía Đông Ấn Độ Sau 2,5 tháng điều trị thấy có một số ngựatái nhiễm bệnh
Da Silva A S và cs (2009) [42] đã tiến hành điều trị cho 7 con mèo nhiễm T.
evansi với thuốc diminazene aceturate (3,5 mg/kg) trong 5 ngày liên tục Kết quả
cho thấy thuốc diminazene aceturate đạt hiệu lực 85,7%, theo dõi thấy các chỉ tiêusinh lý máu của mèo không thay đổi
Da Silva A S và cs (2009) [129] đã tiến hành điều trị cho 4 con ngựa nhiễm
T evansi với thuốc diminazene aceturate (liều 7 mg/kg) trong 30 ngày liên tục
(ngày 0, 7 và 14) Kết quả cho thấy 30 ngày sau, không có con nào còn biểu hiệnlâm sàng của bệnh
Bawm S và cs (2010) [33] cho biết: chiết xuất methanol từ vỏ khô của cây
Vitis repens có khả năng trị Trypanosoma spp khá cao Ngoài ra, chiết xuất từ cây
Nha đảm tử (Brucea javanica), bạch đàn (Eucalyptus globulus) và ngô đồng (Jatropha podagrica) cũng có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh tiên mao trùng
do T evansi gây ra.
Tamarit A và cs (2010) [121] đã sử dụng cymelarsan với liều 0,5 mg /kg TTđiều trị bệnh tiên mao trùng cho gia súc tại Trung Tây Ban Nha Sau thời gian điều
trị, kiểm tra lại máu của số động vật này đều cho kết quả âm tính với T evansi.
Tonin A A và cs (2011) [124] đã tiến hành thí nghiệm và cho biết: tuổi thọ