1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Tằng Loỏng - Lào Cai.

51 917 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 381,46 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN VĂN CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG - LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K42C - Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN VĂN CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG - LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K42C - Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Hiểu Thái Nguyên, 2014 LỜI CÁM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn sinh viên củng cố toàn bộ kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu từ thực tế để khi ra trường trở thành một người cán bộ có năng lực tốt, trình độ lý luận cao,chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội. Với mục đích và tầm quan trọng nêu trên được sự phân công của khoa môi trường đồng thời được sự tiếp nhận của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Lào Cai. Em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Tằng Loỏng - Lào Cai ”. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa môi trường, bác Nguyễn Tất Minh - Chánh văn phòng Sở tài nguyên và Môi trường, anh Lưu Đức Cường - Giám đốc Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường, cùng các cô, chú, anh, chị trong chi cục bảo vệ môi trường Lào Cai Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường. Đặc biệt em trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giảng viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Văn Hiểu đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế bản thân còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong dược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cám ơn ! Thái nguyên, ngày 28 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Phan Văn Chức MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Cơ sở khoa học 3 2.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường 3 2.1.2. Ảnh hưởng của các chất ô nhiễm tới môi trường 4 2.2. Thực trạng công nghiệp tại Việt Nam 9 2.3. Thực trạng công nghiệp tại Lào Cai 13 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 15 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 15 3.3 Nội dung nghiên cứu 15 3.4. Phương pháp nghiên cứu 15 3.4.1. Phương pháp thống kê 15 3.4.2. Phương pháp kế thừa 16 3.4.3 Phương pháp so sánh và đánh giá 16 3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 16 3.4.4.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu không khí 16 3.4.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước, đất 17 3.4.5. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường 18 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bảo Thắng 20 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 20 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện BảoThắng 23 4.1.2.1. Về xã hội 23 4.1.2.2. Dân số 24 4.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng 24 4.2 Hiện trạng môi trường KCN Tằng Loỏng 30 4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí 30 4.2.2. HIện trạng môi trường nước 33 4.2.3. Hiện trạng môi trường đất 37 4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường 39 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2 Đề nghị 42 TÀI LỆU THAM KHẢO 43 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành BYT : Bộ y tế BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường DN : Doanh nghiệp KCN : Khu công nghiệp QCVN : Quy chuẩn việt nam QLMT : Quản lý môi trường LỜI CÁM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn sinh viên củng cố toàn bộ kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu từ thực tế để khi ra trường trở thành một người cán bộ có năng lực tốt, trình độ lý luận cao,chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội. Với mục đích và tầm quan trọng nêu trên được sự phân công của khoa môi trường đồng thời được sự tiếp nhận của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Lào Cai. Em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Tằng Loỏng - Lào Cai ”. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa môi trường, bác Nguyễn Tất Minh - Chánh văn phòng Sở tài nguyên và Môi trường, anh Lưu Đức Cường - Giám đốc Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường, cùng các cô, chú, anh, chị trong chi cục bảo vệ môi trường Lào Cai Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường. Đặc biệt em trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giảng viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Văn Hiểu đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế bản thân còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong dược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cám ơn ! Thái nguyên, ngày 28 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Phan Văn Chức 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất nước ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa ngày càng nhanh, việc xây dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy các nhà máy sản xuất vật liệu nâng cao năng xuất mở rộng cơ sở sản xuất. Các nghành công nghiệp được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam, đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của các KCN, từ việc sản xuất luôn đi kèm theo các vấn đề môi trường phát sinh, trong đó chủ yếu nhất là môi trường đất, nước và không khí chịu tác động nhiều nhất. Bên cạnh đó nhiều nhà máy khi đã đi vào hoạt động không thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm hoặc khi đầu tư xây dựng công trình xử lý lại không cho hoạt động vì kinh phí vận hành quá cao. Do đó việc khảo sát đánh giá được hiện trạng môi trường của KCN giúp phát hiện được các thông số môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đề ra biện pháp, công nghệ xử lý phù hợp là vấn đề hết sức cần thiết. Bảo Thắng là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Lào Cai, phía bắc giáp với huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) với 7 km đường biên và huyện Mường Khương, phía đông và đông bắc giáp với huyện Bắc Hà và Mường Khương, phía tây giáp huyện Sa Pa, tây bắc tiếp giáp thành phố Lào Cai, phía nam là huyện Bảo Yên và Văn Bàn. Huyện có diện tích 691,55 km² và dân số là 100.577 người (đông nhất tỉnh Lào Cai). Huyện lỵ là thị trấn phố lu nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 40 km về hướng đông nam. Trên địa bàn có quốc lộ 70, có đường sắt Côn Minh - Hà Nội, quốc lộ 4E, Sông Hồng đi qua. KCN Tằng Loỏng thuộc địa bàn xã Xuân Giao, xã Gia Phú, xã Phú Nhuận và thị trấn tằng loỏng huyện Bảo Thắng, KCN cách Hà Nội 320km đường ôtô về phía tây bắc, cách thị xã Lào Cai 28km, cách thị xã Cam Đường 17km về phía đông nam, cách phố lu (huyện lỵ Bảo Thắng) 15km về phía tây nam. KCN đi vào hoạt động và phát triển đã trở thành khu kinh tế động lực góp phần tăng tỉ trọng công nghiệp trong GDP tỉnh Lào Cai, mang lại nhiều lợi ích to lớn, đưa ra nhiều sản phẩm phục vụ cho con người và lợi ích xã hội, nhưng cũng đồng thời sinh ra nhiều chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường và các sự cố gây tổn hại nghiêm trọng tới môi trường. 2 Xuất phát từ thực trạng trên và để góp phần làm giảm tác động tiêu cực của KCN tới môi trường xung quanh, được sự đồng ý của nhà trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Hiểu em tiến hành nghiên cứu KCN Tằng Loỏng với tên đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Tằng Loỏng - Lào Cai”. 1.2. Mục đích của đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Tằng Loỏng tới mức độ ô nhiễm môi trường (đặc biệt là môi trường không khí và môi trường nước), đề xuất các biện pháp làm giảm nhẹ tác động tới môi trường xung quanh. 1.3. Ý nghĩa của đề tài Giúp sinh viên có thêm hiểu biết về các thiết bị quan trắc môi trường trong thực tế, ảnh hưởng của các loại chất thải KCN tới sức khỏe con người. Đề tài đánh giá hiện trạng môi trường của KCN, là cơ sở để đánh giá công tác bảo vệ môi trường của KCN và là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học 2.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường Theo điều 1, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 [8]“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự t ồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Trước khi loài người người xuất hiện, trên trái đất chỉ có rừng xanh, tuyết trắng, các cánh đồng bát ngát xanh tươi, những loài muông thú hoang dã môi trường trên trái đất lúc này là môi trường hoàn toàn nguyên thủy. Từ khi con người xuất hiện, đã có những hầm mỏ, nhà máy, đường sắt, xe cộ và các đô thị mọc lên, trong quá trình sống, sinh hoạt và sản xuất con người đã gây ô nhiễm môi trường. Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 quy định “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp vơi tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Ô nhiễm môi trường gồm nhiều nguyên nhân, nhiều nguồn khác nhau, bao gồm nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo trong đó nguông ô nhiễm lớn nhất là hoạt động công nghiệp. Ta thấy rằng hầu hết các nhà máy đều phát sinh bụi, nhiệt, thải ra khí độc làm ô nhiễm bầu khí quyển (đó là CO, CO2, Nox, HF, CFC, ). Theo Phạm Ngọc Đăng (1997) [11], các chất trong môi trường không khí có thẻ chia thành hai dạng phổ biến: Dạng hơi, khí ( NOx, COx, SOx, andehit ), dạng phân tử nhỏ ( bụi lơ lửng, khí và lỏng). Các hoạt động công nghiệp còn thải ra một lượng nước thải công nghiệp, là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm đất. [...]... về môi trường tại KCN - Đánh giá hiện trạng môi trường không khí của KCN - Đánh giá hiện trạng môi trường nước của KCN - Đánh gia hiện trạng môi trường đất của khu công nghiêp - Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại KCN 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thống kê Phân tích hệ thống và kế thừa các tài lệu đã có nhằm thống kê các nguồn thải, phân tích đánh giá các tác... ô nhiễm môi trường và tính toán tải lượng thải vào vào môi trường - Tổng quan điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu + Kế thừa các số liệu vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật, điều kiện kinh tế - xã hội thuộc KCN Tằng Loỏng - Đánh giá tổng quan hiện trạng môi trường KCN Tằng Loỏng - Lào Cai + Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường KCN + Từ các hoạt động công nghiệp - Hiện trạng chất... + Các hợp chất chứa nitơ (NH4+) + Một số kim loại nặng - Hiện trạng môi trường không khí KCN + Nồng độ bụi toàn phần + Độ ồn + Nồng độ H2S + Nồng độ CO + Nồng độ SO2 + Nồng độ NO2 - Hiện trạng môi trường đất + Nồng độ pH + Độ ẩm + Nồng độ một số kim loại nặng Từ các kết quả quan trắc đưa ra đánh giá, nhận xét về môi trường tại KCN hiện nay Đánh giá nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường KCN Tằng Loỏng. .. môi trường xung quanh - Phạm vi nghiên cứu: KCN Tằng Loỏng 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: KCN Tằng Loỏng - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 10/02/2014 đên ngày 30/04/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bảo Thắng - Khảo sát và thu thập số liệu thực tế về hiện trạng môi trường phục vụ công tác quản lý về môi. .. Haz - Dust của Mỹ Tiêu chuẩn lấy mẫu: Theo TCVN 5971 - 1995, TCVN 5972 - 1995 Phương pháp lấy mẫu: Phương pháp hấp thụ vào dung dịch Phương pháp phân tích: Quang phổ hấp thụ và đo màu 3.4.4.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước, đất - Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu Lấy mẫu nước và bảo quản mẫu theo TCVN 5992 - 1995, TCVN 5993 - 1995, TCVN 599 4- 1995, TCVN 5995 - 1995 và TCVN 5996 - 1995 -. .. Loỏng 3.4.2 Phương pháp kế thừa Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án trước đây thuộc KCN phục vụ cho công tác nghiên cứu khóa luận - Số liệu quan trắc môi trường KCN năm 3013 - Báo cáo Đánh giá tác động môi trường chiến lược tỉnh Lào Cai 3.4.3 Phương pháp so sánh và đánh giá So sánh các số liệu thu thập và các số liệu phân tích với QCVN: Quy chuẩn về chất lượng môi trường, từ đó đưa... phát thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN đã bộc lộ một số khiếm quyết trong xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường Trong thời gian tới, việc phát triển các KCN sẽ làm tăng lượng thải và các chất gây ô nhiễm môi trường, nếu không tăng cường công tác quản lý môi trường thì sẽ gây... quanh - TCVN 5939:2005 Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ 19 - TCVN 5940:2005 Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ - TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải (Thay thế cho TCVN 5945:1995) - Quyết định số 3733/2002/QĐ - BYT, ngày 10/10/2002 của Bộ y tế về nồng độ các chất cho phép trong các cơ sở sản xuất - TCVN 5949:1998 Âm học - Tiếng ồn khu. .. thiện Riêng năm 2008, các KCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD (chiếm38% GDP cả nước); giá trị xuất khẩu đạt trên 16 tỷ USD (chiếm gần 26% giá chị xuất khẩu cả nước); nộp ngân sách nhà nước 2,6 tỷ USD, tạo công ăn, việc làm cho gần 1,2 triệu lao động Phát triển các KCN với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập chung các. .. hạn hẹp Các KCN khác cho các doanh nghiệp sản xuất thuê đất trước khi xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nên xuất đầu tư thấp, có tốc độ triển khai xây dựng và lấp đầy nhanh nhưng lại gặp khó khăn trong quản lý môi trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ 2.3 Thực trạng công nghiệp tại Lào Cai [15] Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách . KCN Tằng Loỏng với tên đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Tằng Loỏng - Lào Cai . 1.2. Mục đích của đề tài Đánh giá hiện trạng. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN VĂN CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG - LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP. PHAN VĂN CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG - LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w