- Vị trí địa lý: Huyện nằm ở trung tâm tỉnh Lào Cai, phía Bắc giáp với huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) với 7km đường biên và huyện Mường Khương.
Phía Đông và Đông Bắc giáp với huyện Bắc Hà và Mường Khương Phía Tây giáp huyện Sa Pa,
Tây Bắc tiếp giáp thành phố Lào Cai, Phía Nam là huyện Bảo Yên và Văn Bàn. Toạ độ: 22°22'56"N 104°10'38"E
Vĩ độ: 22.416667. Kinh độ: 104.166667
Huyện có diện tích là 691,55 km2, Là huyện vùng thấp nằm ở trung tâm tỉnh Lào Cai, Huyện lị là thị trấn Phố Lu.Thuận lợi đường giao thông sắt, thủy, bộ, có uốc lộ 70, có đường sắt Côn Minh-Hà Nội, quốc lộ 4E, sông Hồng đi qua. Ngoài ra còn có nhiều đường tỉnh lộ và đường liên xã tới các thôn bản [6].
- Địa hình:
Bảo Thắng là một dải thung lũng hẹp chạy dài ven sông Hồng có phía Tây là dải núi thấp của dãy Phan-Xi-Păng - Pú Luông và Đông là của dãy thượng nguồn sông Chảy án ngữ. Dọc chiều dài Bảo Thắng có con sông Hồng và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội chạy qua, phân huyện thành hai bên tả ngạn và hữu ngạn trong đó khu hữu ngạn có nhiều suối lớn rất thuận lợi cho giao thông. Nên từ xa xưa Bảo Thắng đã là cửa ngõ tiền đồn trọng yếu vùng Tây Bắc Tổ quốc với biệt danh “cửa quan Bảo Thắng”. Đất đai Bảo Thắng chủ yếu là đất lâm nghiệp. Đất canh tác ít, tập trung ở các thung lũng ven sông, suối còn lại là đất Feralít thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Từ năm 1995, huyện đã có nông trường Quốc doanh chè Phong Hải với diện tích 300 ha và công suất 10 tấn/ngày, ngày nay đang triển khai nhanh dự án vùng nguyên liệu chè trên 2.000 ha và hình thành cơ sở chế
biến 42 tấn/ngày. Bên cạnh địa hình, đất đai thuận lợi Bảo Thắng còn là đầu mối giao thông có đường sông, đường bộ, đường sắt toả đi khắp các khu vực Bắc Nam thuận lợi, thu hút các cư dân khắp mọi miền đến sinh cơ lập nghiệp ngày càng đông đúc hình thành 3 thị trấn sầm uất (Phong Hải, Phố Lu, Tằng Loỏng) với số lượng dân cư đô thị ngày càng tăng và trở thành huyện đông nhất tỉnh có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế thương mại.
Đặc biệt cùng với thị xã Cam Đường, Bảo Thắng có nhiều mỏ khoáng sản và khu công nghiêp Tằng Loỏng chế biến sản xuất các chất hoá học và phân bón phục vụ sản xuất công nông nghiệp làm giàu cho Tổ quốc, góp phần thay da đổi thịt bộ mặt kinh tế - xã hội địa phương [6].
- Khí hậu: + Nhiệt độ:
Nhiệt độ bình quân của Bảo Thắng trong một năm là 8.0000C, nhiệt độ trung bình/năm từ 22 đến 240C, nhiệt độ thấp dưới 20C, nhiệt độ cao nhất 400C. Hướng gió thịnh hành là hướng gió Đông Nam, tốc độ trung bình từ 1 - 2m/s. Lượng mưa toàn huyện thuộc loại trung bình, khoảng 1.600 đến 1.800mm. Khu vực Phố Lu lượng mưa trung bình hàng năm là 2.016mm. Số ngày mưa trung bình ở Phố Lu là 111 ngày (Số ngày mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8). Số ngày mưa trung bình ở Phú Nhuận là 115 ngày (số ngày mưa nhiều nhất vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm) [6].
+ Độ ẩm không khí:
Độ ẩm thương đối trung bình năm là 82,9% và thay đổi đều đặn. Độ ẩm lớn nhất là tháng 11, trung bình 86,8%. Tháng 5 là tháng có độ ẩm thấp nhất, trung bình là 81,3%.
Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm là 24,2mbar, thay đổi từ 14,9mbar vào tháng giêng đến 31,8mbar vào tháng 7 [6].
+ Gió:
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Lào Cai, một đặc điểm của khu vực là hướng gió Nam và Đông Nam chiếm ưu thế trong tất cả các tháng trong năm.
Tốc độ gió trung bình trong năm là 1,3m/s. Tốc độ gió lớn nhất trung bình tháng là 20,6m/s. Tốc độ gió lớn nhất quan sát được là 40m/s.
+ Mưa:
Lượng mưa trung bình năm là 1716mm. Riêng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) chiếm tới trên 80% và khoảng 1423mm.
Vào mùa xuân cá biệt có mưa đá. - Tài nguyên nhân văn và du lịch
Bảo Thắng cũng là vùng bảo tồn được nhiều loại hình văn hoá dân gian và nếp sống cộng đồng có tính chất dân chủ, bình đẳng. Đó là sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo của đồng bào Dao Họ ở xã Sơn Hà. Cả hệ thống múa nhảy (múa kiếm, múa sạp, múa hoá trang), đến hệ thống dân ca phong phú (tử làn điệu du con, hát giao duyên, hát giáo huấn...) đã hoà quyện vào nhau tạo thành các lễ hội dân gian độc đáo. Đặc biệt các nhạc cụ như trống tăng sành, trống đất với những hình thức độc tấu, hoà tấu, làm nhạc đệm cho các sinh hoạt văn hoá đã trở thành sản phẩm văn hoá tinh thần nhiều giá trị của Lào Cai. ở những vùng đồng bào Tày có sinh hoạt hát then, hát giao duyên đêm xuân, hội xuống đồng. Văn học dân gian phát triển khá mạnh với các loại hình truyện cổ, dân ca,tục ngữ. Nhiều sáng tác dân gian được tuyển chọn trong các tập "Dân ca Giáy, "Dân ca Mông”, "Truyện cổ Dao", Truyện cổ Phù Lá"... Các dân tộc ở Bảo Thắng chung sống xen kẽ ở dải biên cương, nên đã tạo thành nếp sống cộng đồng, đoàn kết, các gia đình đều quanh tụ trong làng bản.
Là vùng đất cổ, Bảo Thắng có nhiều di sản văn hoá lâu đời là các di tích Khảo cổ học từ thời đại đồ đá cũ với nền văn hoá Sơn vi cách đây trên 1 vạn năm đến văn hoá Hoà Bình, Phùng Nguyên và nền văn minh Đông Sơn rực rỡ mà tiêu biểu là di chỉ khảo cổ học ngòi Nhũ ở Sơn Hà. Ở đây có thể tìm thấy các loại rìu đá mài nhẵn, rìu có vai, rìu đồng, mũi lao đồng…và cùng với nhiều nơi khác như Phố Lu, Xuân Giao đã minh chứng địa bàn cư trú lâu đời của con người Bảo Thắng.
Nối tiếp với văn hoá khảo cổ đó là các di tích lịch sử văn hoá và danh thắng: Bến Đền (Gia Phú) - nơi nghĩa quân Gia Phú phục kích nổ súng bắn chết nhiều tên Pháp ngày 25/3/1886 khi chúng tiến quân đánh chiếm Bảo Thắng để thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta; căn cứ cách mạng Gia Phú - Xuân Giao - Cam Đường góp phần xây dựng lực lượng, phát động và tổ chức quần chúng đấu tranh vũ trang, tiêu biểu là
cuộc khởi nghĩa vũ trang Cam Đường đêm 19/12/1948; đồn Phố Lu - nơi diễn ra cuộc tấn công chiến đấu quyết liệt suốt 5 ngày 6 đêm của bộ đội chủ lực (trung đoàn 102) và quân dân địa phương từ ngày 8/2/1950 - 13/2/1950 mở đầu chiến dịch Lê Hồng Phong màn I; đó là động Tiên đẹp nổi tiếng ở xã Xuân Quang với nhiều cảnh quan tuyệt diệu.
Cũng như nhiều huyện thị khác, các dân tộc Bảo Thắng còn giữ được nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như lễ Lập tịch người Dao Họ ở Khe Mụ, lễ Trừ tà đón xuân người Xá Phó làng An Thành (Gia Phú), hội Xuống đồng của đồng bào Tày với sinh hoạt hát then, hát giao duyên trong những đêm xuân.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện bảo thắng
4.1.2.1. Về xã hội
Trước khi thực dân Pháp đặt ách cai trị, Bảo Thắng là vùng đất nằm dưới quyền cai trị của quan lại triều Nguyễn. Tuy nhiên, bộ máy chính quyền nhà Nguyễn mới ở định hình ở cấp châu, còn các tổng, xã ở bên dưới đều thuộc quyền tự trị, cát cứ của các thổ hào địa phương, mỗi thổ hào cai quản một mường và trực tiếp thống trị bản Chiếng (bản trung tâm của mường). Mỗi mường có lực lượng vũ trang, có bộ máy cai trị riêng. Nhân dân bị các chủ mường bóc lột. Đó là bộ máy phong kiến ở vùng thấp. Còn ở vùng cao, tổ chức thành các "Động", "Sách" do một số tầng lớp trên cầm đầu, cai trị.
Trước Cách mạng tháng Tám, cũng giống như các nơi khác của Lào Cai, ở Bảo Thắng tồn tại chế độ lang đạo hà khắc. Người nông dân có nghĩa vụ phải phục vụ tuyệt đối các nhà lang. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng vẫn cho duy trì chế độ lang đạo, thiết lập bộ máy cai trị từ huyện đến xã. Dưới hai tầng áp bức, cuộc sống của nhân dân lao động đã khổ cực lại càng cùng cực hơn, đã thiếu cơm ăn, áo mặc lại phải nộp thêm rất nhiều loại thuế. Bọn thực dân, phong kiến còn thi hành chính sách ngu dân, tuyên truyền văn hoá phản động, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc Kinh - Mường nhằm dễ bề cai trị, bóc lột nhân dân ta. Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, ruộng đất bị bọn địa chủ, cường hào cướp hết để lập đồn điền. Người dân lao động bị bần cùng hoá, mất hết ruộng đất nên phải đi làm thuê, cuốc mướn với tiền công rẻ mạt, lại phải đi phu để khai phá đường giao thông, khai thác lâm thổ sản... cuộc sống vô cùng lầm than, khổ cực. Thâm độc hơn, chúng còn tìm cách
khuyến khích các tệ nạn rượu chè, nghiện hút, cờ bạc phát triển khiến đời sống nhân dân càng thêm tăm tối.
4.1.2.2. Dân số
Với số dân là 100.577 người (đông nhất tỉnh Lào Cai) và có 13 thành phần dân tộc cùng cư trú xen kẽ với nhau trong đó đông nhất là dân tộc Kinh, Dao, Tày, phân bố trên 12 xã và 3 thị trấn. Mật độ dân số là 149 người/km2
[10].
4.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Các công trình giao thông tuyến huyện, xã đều phát huy hiệu quả, đã góp phần thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán của nhân dân, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 70, có đường sắt Côn Minh-Hà Nội, quốc lộ 4E, sông Hồng đi qua. Ngoài ra còn có nhiều tỉnh lộ và đường liên xã tới các thôn bản.
- Năng lượng
Thời gian qua, huyện Bảo Thắng đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư, cải tạo mạng lưới điện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có đủ điện phát triển sản xuất và sinh hoạt, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Trong năm 2013 trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây mới 21 trạm biến áp, 10,72 km đường dây 35KV; 27,4 km đường dây 04,KV; cải tạo, nâng cấp 28 km đường dây 0,4 KV, đến nay trên địa bàn 12 xã có 74 trạm biến áp, 157 km đường dây 35KV và 293,74 km đường dây 0,4 KV. Nhờ được đầu tư cải tạo, lưới điện sau khi tiếp nhận đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho 20.097 hộ gia đình được sử dụng điện thường xuyên an toàn trên địa bàn 12 xã.
- Giáo dục - đào tạo
Trong tiếng trống khai trường năm học mới (2011 - 2012), niềm vui náo nức hiện lên trong ánh mắt, nụ cười của hàng ngàn giáo viên và học sinh của 82 trường thuộc các cấp (Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT) ở Bảo Thắng. Ngoài niềm tự hào về những thành quả trong năm học qua, mỗi giáo viên và học sinh đều mang trong mình niềm tự hào bởi được sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp GD&ĐT, sự nghiệp "trồng người" của huyện.
Để chuẩn bị cho năm học mới, huyện Bảo Thắng đã cấp ngân sách trên 3 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tu sửa trường lớp học, mua sắm bàn ghế, trang thiêt bị dạy học cho các trường nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác dạy và học, đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ chương trình kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên. Đến nay, trên toàn huyện có 933 phòng học, 323 phòng chức năng phục vụ cho việc dạy và học, 15/79 trường có phòng thực hành tin học. Tất cả các trường học trên địa bàn cơ bản đáp ứng đầy đủ số phòng học, bàn ghế và các trang thiết bị khác đảm bảo yêu cầu dạy - học. Với sự tự chủ về ngân sách, năm nay nhiều trường đã xây dựng kế hoạch và tiến hành mua sắm bổ sung nhiều trang thiết bị dạy học phù hợp với điều kiện, nhu cầu dạy - học của mỗi trường. Ngoài ra, các trường đã tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cho những học sinh yếu kém và bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh khá, giỏi ở tất cả các cấp học; vệ sinh môi trường khuôn viên trường, lớp học, chuẩn bị đón học sinh bước vào năm học mới. Phòng GD&ĐT đã phối hợp với Phòng Nội vụ huyện lấy phiếu tín nhiệm cán bộ quản lý và tham mưu UBND huyện tiến hànhbổ nhiệm lại và bổ nhiệm mới cán bộ quản lý các trường học, tiếp nhận 91 giáo viên, tuyển dụng mới 34 giáo viên; sắp xếp, bố trí giáo viên đầy đủ theo biên chế và cơ cấu đảm bảo cho các hoạt động dạy - học [10].
Đến cuối tháng 8/2011, công tác chuẩn bị cho năm học 2011 - 2012 ở Bảo Thắng đã hoàn tất. Phòng Giáo dục & ĐT huyện chỉ đạo, hướng dẫn các trường tổ chức kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy - học; tổ chức sinh hoạt cụm, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên cốt cán của các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu... Phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị về học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và bồi dưỡng chuyên môn cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường học trong toàn huyện [10]
Đối với khối THPT, ngay sau khi hoàn thành kỳ thi tuyển sinh, trên cơ sở đánh giá kết quả tuyển sinh lớp 10 năm học 2011 - 2012, ba trường THPT số 1,2,3 đã tổ chức dạy học bổ trợ cho 834 học sinh lớp 10 với thời gian 01
tháng chủ yếu là các môn: Toán, Văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học nhằm củng cố cho học sinh những kiến thức cơ bản đã được học ở cấp THCS, đồng thời thực hiện ổn định tổ chức, biên chế lớp học, hướng dẫn học sinh cách thức, phương pháp học, tự học ở cấp THPT.
Ngay sau ngày khai giảng, tất cả các trường học trên địa bàn huyện đã đi vào ổn định nề nếp dạy và học theo đúng kế hoạch và thời gian của năm học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; tiếp tục đổi mới công tác quản lý; chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục” và triển khai thực hiện Đề án về giáo dục của BCH Đảng bộ huyện Bảo Thắng, Phòng Giáo dục & ĐT huyện đã chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch cụ thể cho năm học, đồng thời triển khai đồng bộ các nội dung và giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 [10].
- Y tế
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, trong những năm qua, đội ngũ những người thầy thuốc trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã cố nhiều cố gắng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong đó, y tế xã đóng vai trò hết sức quan trọng vì đó là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại địa phương. Một trong những đơn vị được ngành y tế huyện Bảo Thắng đánh giá là điển hình của huyện, đó là Trạm Y tế xã Phú Nhuận. Xã Phú Nhuận có 33 thôn, 2.513 hộ và hơn 10.000 nhân khẩu với 6 dân tộc cùng sinh sống. Do kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp nên cuộc sống của người dân khó khăn, trình độ dân trí thấp, dẫn đến nhận thức về chăm sóc