Sử dụng các biện pháp kỹ thuật và phương pháp quản lý nhà nước nhằm mục đích tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, giảm thiểu các chất thải đến tối đa, xử lý và tận thu phế thải phát sinh theo hướng sản xuất ít chất thải hoặc không có chất thải.
Về nước thải:
- Duy trì tận thu nước trong từng công đoạn để lượng nước thải ra là ít nhất.
- Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra các hệ thống bơm, thùng chứa, thiết bị tuyển, đường ống, van... để hạn chế tối đa rò rỉ nước cấp cũng như nước thải.
- Đảm bảo tốc độ dòng nước và hồ tuần hoàn để tránh lắng bùn trong đường ống bằng cách như: Tăng thêm nước vào dòng thải hoặc thay đường ống dẫn mới có kích thước phù hợp với tính toán để tránh lắng bùn trong đường ống.
- Đối với hồ tuần hoàn cần: Nâng cao cửa đập, cửa xả thải của hồ, tiến hành nạo vét, xây dựng hồ thải quặng đuôi mới.
- Hệ thống bơm bùn tại hồ sự cố cần đảm bảo là bơm được cả bùn và nước sau khi sảy ra sự cố mất điện. Vì các chất chảy tràn ra hồ là chất rắn lơ lửng (khoảng 20%).
Bụi và khí thải:
- Sử dụng các biện pháp tưới đường dập bui trên các đường bộ, kho, bãi trong KCN.
- Tại các nhà xưởng sử dụng thông gió tự nhiên để tăng độ thông thoáng, giảm thiểu các khí thải và bụi.
- Cải tạo môi trường xung quanh như trồng thêm cây xanh, tạo thêm vườn hoa và cây cảnh.
Tiếng ồn:
- Sử dụng đệm chống rung có các thiết bị, máy móc. - Bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị máy móc.
- Những nơi điều hành sản xuất được cách ly riêng để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên điều hành.
- Đối với công nhân trong phân xưởng phải được trang bị đầy đủ trang bị giảm âm.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ