Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã tham gia vào tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới là Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 1Lời mở đầu
Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã tham gia vào tổ chức kinh tế lớnnhất thế giới là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Chúng ta đang tronggiai đoạn thực hiện việc hội nhập vào tổ chức kinh tế này và nền kinh tế củanước ta đã mở rộng để đón nhận các luồng kinh tế nước ngoài tham gia vàothị trường nước ta Vì vậy cần có một loại đối tượng đứng ra làm trung giangiữa trong nước và nước ngoài, đó có thể là những công ty tài chính, các ngânhàng quốc tế, các doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và cáccông ty dịch vụ quốc tế
Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang( C&G JSC) là một công ty hoạt động về thương mại và thực hiện cácdịch vụ vận tải quốc tế Đây là một hoạt động rất quan trọng, nó giúp chohàng hoá trong nước và ngoài nước có thể dễ dàng lưu thông giúp cho nềnkinh tế trở nên hoạt động mạnh mẽ hơn và nhanh chóng hội nhập với nền kinh
tế quốc tế
Hợp đồng vận tải quốc tế là một loại hợp đồng kinh tế quan trọng Nó
là công cụ pháp lý của Nhà nước để xây dựng và phát triển thương mại quốc
tế, đồng thòi xác lập và gắn chặt mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên Trong xu thế ngà nay, mọi sựvật luôn biến đổi và biến đổi rất nhanh, vì vậy hệ thống pháp luật cung cầnnhanh chóng sửa đổi và sửa đổi không ngừng để bắt kịp với sự phát triển của
xã hội và ngày càng hoàn thiện Bài viết: “Lý luận và thực tiễn về hợp đồng
vận tải quốc tế tại công ty vận tải quốc tế Châu Giang” đã trình bày một
cách hệ thống cơ sở lý luận và thực hiện pháp luật hợp đồng về vận chuyểnhàng hoá quốc tế tại công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu
Trang 2Giang, từ đó đề ra các kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợpđồng vận tải quốc tế cũng như tại công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc
tế Châu Giang
Nội dung của chuyên đề bao gồm:
Chương I Khái quát chung về hợp đồng và hợp đồng vận tải quốc tế Chương II Thực tiễn áp dụng hợp đồng vận tải quốc tế tại công ty vận tải quốc tế Châu Giang
Chương III mốt số kiến nghị trong việc áp dụng hợp đồng vận tải quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO
Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Xuân Tr ường đãhướng dẫn, Ban lãnh đạo và các anh chị ở công ty Châu Giang đã tạo điềukiên và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này
Trang 3Chương I Khái quát chung về hợp đồng vận tải
và hợp đồng vận tải quốc tế
I Những vấn đề chung về hợp đồng vận tải
1 Khái quát chung về vận tải và hợp đồng vận tải
1.1 Sự ra đời và phát triển của vận tải
1.1.1 Đặc điểm của vận tải
Theo nghĩa rộng vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự dichuyển vị trí nào của vật phẩm và con người Còn với ý nghĩa kinh tế (nghĩahẹp), vận tải chỉ bao gồm chúng di chuyển của vật phẩm và con người khithoả mãn đồng thời hai tính chất: là một hoạt động sản xuất vật chất và là mộthoạt động kinh tế độc lập
Khi nói đến ngành sản xuất vận tải chúng ta có thể thấy nó có một sốđặc điểm chủ yếu như sau:
Sản xuất trong ngành vận tải là một quá trình tác động làm thay đổi vềmặt không gian, chứ không phải là sự tác động về mặt kỹ thuật nào đối tượnglao động, tức là đối tượng chuyên chở gồm hàng hoá và hành khách Conngười thông qua công cụ vận tải (tư liệu lao động) tác động vào đối tượngchuyên chở để gây ra sự thay đổi vị trí về không gian và thời gian của chúng
Sản xuất trong ngành vận tải không sáng tạo sản phẩm vật chất mới màsáng tạo ra một sản phẩm đặc biệt gọi là sản phẩm vận tải Sản phẩm là sự dichuyển vị trí của đối tượng chuyên chở Tuy vậy, sản phẩm này cũng có haithuộc tính của hàng hoá đó là: Giá trị sử dụng và giá trị Bản chất và hiệu quả
Trang 4mong muốn của sản xuất trong ngành vận tải là thay đổi vị trí, chứ không phảilàm thay đổi hình dạng, tính chất lý hoá của đối tượng chuyên chở
Sản phẩm vận tải không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất ra nó.Sản phẩm này không có một khoảng cách về thời gian giữa sản xuất và tiêudùng Khi quá trình sản xuất trong vận tải kết thúc, thì đồngthời sản phẩm vậntải cũng được tiêu dùng ngay
Sản phẩm trong ngành vận tải không thể dự trữ được Để đáp ứng nhucầu chuyên chợ tăng lên đột biết trong xã hội, ngành vận tải chỉ có thể dự trữnăng lực chuyên chở của công cụ vận tải như dự trũ toa xe, đầu máy, ô tô,tăng tần suất phục vụ…
Từ những phân tích trên ta có thể kết luận: vận tải là một ngành sảnxuất vật chất đặc biệt, một ngành kinh tế độc lập trong nền kinh tế quốc dân.Kết luận này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn
1.1 2 Sự ra đời và phát triển
Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá hoặc hành kháchgiữa hai hay nhiều nước với nhau, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trìnhvận tải nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau Nói một cách khách, vậntải quốc tế là quá trình chuyên chở được tiến hành vượt ra phạm vi biên giớilãnh thổ của một nước
Sự ra đời và phát triển của vận tải quốc tế gắn liền với sự phát triển củavận tải quốc tế Sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải thống nhất củatừng nước hoặc từng nước hoặc từng khu vực nhóm nước có ảnh hưởng rấtlớn đến sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải trên phạm vi toàn thếgiới Vận tải quốc tế ngoại thương có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau
và có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển
Trang 5Trước đây, vận tải quốc tế là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buônbán quốc tế ra đời và phát triển V.Lênin nói ‘‘ vận tải là phương tiện vật chấtcủa mối liên hệ kinh tế với nước ngoài’’ Khi buôn bán quốc tế mở rộng vàphát triển lại tạo ra những yêu cầu để thúc đẩy vận tải quốc tế ngày càng pháttriển hoàn thiện.
Hiện nay, tất cả các phương thức vận tải hiện đại đều tham gia phục vụchuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế, trong đó vận tải đường biểnđóng vai trò chủ đạo
1.2 Hợp đồng vận tải
1.2.1 Khái niệm về hợp đồng vận tải
- Khái niệm về hợp đồng: hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên bìnhđẳng với nhau, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữacác bên trong một quan hệ pháp luật nhất định
Hợp đồng vận tải bản chất của nó chính là những điều khoản trong việcthực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Giao nhận hàng hoaxuất nhập khẩu là một khâu quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng muabán ngoại thương, là một nghiệp vụ tổng hợp, có liên quan đến luật lệ quốcgia và quốc tế
Hợp đồng vận tải được ký trước lúc nhập hàng về Tuy nhiên có khihợp đồng vận tải được ký cùng một lúc với hợp đồng mua bán Nói chung, haihợp đồng này phải song hành với nhau
Các điều khoản của hợp đồng mua bán phản ánh vào hợp đồng vận tải
và hợp đồng vận tải phản ánh ý chí mua bán các bên
Trang 62 Giao kết hợp đồng vận tải.
2.1 Nguyên tắc chung khi giao kết hợp đồng
a Khái niệm
* Nguyên tắc chung:
- Mua bán hàng hoá trong kinh doanh phải dựa vào nguyên tắc chung
- Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, không trái với pháp luật và đạođức xã hội
- Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực vàngay thẳng
Trang 7* Các chủ thể khác: cá nhân, pháp nhân không phải là thương nhân; khi
ký hợp đồng, bản thân họ không nhằm mục đích sinh lợi và ký với mộtthương nhân khác, thì lúc này họ cũng có thể là chủ thể của hợp đồng muabán hàng hoá thuộc luật thương mại, với điều kiện khi giao kết hợp đồng, bênkhông phải là thương nhân chọn luật áp dụng là Luật thương mại
* Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:
Thương nhân này là thương nhân được thành lập và hoạt động theo luậtnước ngoài
Thương nhân nước ngoài có thể mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánhtại Việt Nam Trong đó, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của thươngnhân nước ngoài, thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm mụcđích tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại
mà pháp luật Việt Nam cho phép Còn chi nhánh là đơn vị phụ thuộc củathương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại ViệtNam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước Quốc tế có liênquan mà Việt Nam là thành viên Như vậy, chỉ có chi nhánh mới được ký kếthợp đồng
* ký kết văn bản có 2 cách
Trang 8- Làm thành một bản hợp đồng hoàn chỉnh: phải theo một thể thứcnhất định, gồm đây đủ các loại điều khoản thể hiện đầy để quyền và nghĩa vụcủa các bên và sau cùng, phải có đại diện hợp pháp của các bên ký vào hợpđồng.
- Hình thức khác: Fax, thư tín, điện thoại
- Khi có một bên đề nghị (chào hàng) đưa ra đề nghị lập hợp đồng(chào hàng) và có một bên nhận đề nghị, thì bên đề nghị đã tự ràng buộc mìnhvào lời đề nghị đó
Thể hiện thoả thuận của các bên trong hợp đồng gồm:
Nội dung chủ yếu theo Luật Thương Mại 2005
Thể hiện thoả thuận của các bên trong hợp đồng
+ Đối tượng của hợp đồng: mặt hàng được mua bán
+ Số lượng
+ Chất lượng chỉ tiêu chất lượng, có thể là tiêu chuẩn do nhà nước quyđịnh, ký hiệu tiêu chuẩn Việt Nam có thể là tiêu chuẩn ngành tiêu chuẩnngành, có thể do cơ sở sản xuất tự đặt ra tiêu chuẩn cơ sở
+ Mức giá cụ thể (hoặc phương pháp định giá tính hệ số trượt giá) trên
cơ sở tuân theo khung giá của nhà nước (nếu có)
Trang 9+ Thanh toán: thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán.
+ Điều kiện giao hàng: phương thức giao hàng, phương thức vậnchuyển, thời hạn - địa điểm giao hàng
* Nội dung khác: các bên có thể thoả thuận và ghi vào hợp đồng, khighi các nội dung này vào hợp đòng thì coi như chấp nhận các thói quen, tậpquán Thương mại, hay các Điều ước quốc tế
e Thời hiệu hợp đồng
Hợp đồng phải ghi rõ thời gian hiệu lực thi hành, vì nó có nhiều tác dụng
Giúp cho bên phấn đấu hoàn thành đúng thời hạn hợp đồng
Làm cơ sở xem xét bên nào vi phạm hợp đồng để trọng tài kinh tế xử
lý đúng
Giúp cho hai bên đề cao được trách nhiệm của mình đối với hợpđồng, không để lãng phí phương tiện, nhiên liệu, hàng hoá Làm ăn có tínhtoán đến hiệu quả kinh tế và giúp đỡ lẫn nhau
Giúp cho việc thực hiện chỉ tiêu vận chuyển là từ lúc hàng hoá đượcxếp xong và phương tiện đến lức phương tiện đến bến trả hàng Nếu bên vậntải đảm nhận cả việc xếp dỡ thì thời gian xếp hàng ở bến đi và dỡ hàng ở bếnđến được tính vào thời gian vận chuyển
Trang 10Cần chú ý để cho thời hạn vận chuyển được hai bên thảo thuận tronghợp đồng thực hiện tốt, hai bên ký hợp đồng phải căn cứ theo từng loạiđường, cầu, phương tiện vận tải và tính chất từng loại hàng mà ấn định chochính xác và cụ thể, phải tránh khuynh hướng sau:
Đối với bên vận tải, nên sắp xếp điều phương tiện có kế hoạch, biết chủđáp ứng nhu cầu của chủ hàng, nhất là chủ hàng có kế hoạch chuyển được báotrước Không nên điều phương tiện cho các chủ hàng ngoài kế hoạch trướckhi chủ hàng trong kế hoạch chưa ký hợp đồng, mặc dù đang có yêu cầu…
Hợp đồng được ký và thực hiện phải trên cơ sở bình đẳng và cùng chịutrách nhiệm Do đó khi hai bên thoả thuận được thời gian vận chuyển là phải
cố gắng thực hiện, có khó khăn phải kịp thời bàn tìm biện pháp giải quyết,không bên nào được đơn phương huỷ bỏ và sửa đổi hợp đồng
Thực hiện hoàn tất hợp đồng hai bên ký hợp đồng phải hợp thanh lý
HĐ để tổng kết công việc, rút ra kinh nghiệm cho hợp đồng sau, đồng thờitổng thanh toán các khoản cước phụ phí, tiền phạt, bồi thường và điều chỉnhcác khoản thu thừa thiếu nếu có trong quá trình thực hiện hợp đồng Biên bảnthanh lý là cơ sở pháp lý xác nhận trách nhiệm giải quyết của mỗi bên đối vớicác tồn tại sau khi thực hiện hợp đồng, do đó hai bên phải bàn bạc kỹ, xácđịnh số liệu và trách nhiệm thật cụ thể, chính xác Bên vận tải chịu tráchnhiệm chủ trì mới chủ hàng đến dự họp thanh lý vào một thời gian và địađiểm dự kiến trong hợp đồng
Để tránh cho đơn vị thiệt hại trong quá trình vận chuyển, các đơn vịvận tải cũng như chủ hàng cầm mua bảo hiểm (ký hợp đồng bảo hiểm với chinhánh bảo hiểm) đối với loại hàng quan trọng hoặc trị giá hàng hoá vậnchuyển khá lớn
Trang 112.2 Những nguyên tắc cần quán triệt khi lập hợp đồng vận tải hàng hoá
Chuyên chở hàng hoá giữ vai trò quan trọng và khâu chủ yếu để thựchiện việc di chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua.Chính vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu những nguyên tắc và quán triệtnguyên tắc này khi lập một hợp đồng vận tải
Theo thông lệ, quan hệ kinh tế với nhau thì phải ký hợp đồng để định rõtrách nhiệm và cơ sở xử lý khi xảy ra tranh chấp Vì vậy, hợp đồng phải ghi
rõ căn cứ theo Luật Thương Mại 2005 và các quy chế vận tải phù hợp (đường
bộ, đường sống, đường biển, đường không, bộ luật hàng hải) cũng như vàocác chỉ tiêu kế hoạch… Hợp đồng phải được thoả thuận trên tinh thần bìnhđẳng, hợp tác và phải được thủ trưởng hai bên đại diện ký chịu trách nhiệm
2.2.1 Nguyên tác thuê chở, nhận chở
Khi ký hợp đồng, tức hai bên đã có sẵn yêu cầu và khả năng đáp ứng
Để tạo thuận lợi cho nhau, hai bên được phép thoả thuận thuê chuyển (5 T,7T, 10T, 100T…) thuê chở hàng lẻ, thuê chở hàng từ khối lượng hàng nhấtđịnh…
Thuê theo hình thức nào phải ghi rõ vào hợp đồng, ghi cụ thể, loại hànggửi vận chuyển, tính chấthàng hoá (kỵ ướt, dễ vỡ…) đơn vị tính (tấn, bao…)Đối với đơn vị tính nếu chưa xác định được, hai bên phải quy định theo quyđịnh của Nhà nước và được thoả thuận nếu Nhà nước chưa có qui định Tronghợp đồng vận chuyển, hai bên thường không quan tâm ghi cụ thể vào hợpđồng nên dẫn đến khó khăn khi tính cước, phí nhiên liệu…
Cần lưu ý: Bên vận tải có quyền không nhận chở những loại hàng sau:
Hàng cấm lưu thông, hàng hoá phải có giấy phép lưu thông mà bênchủ hàng không có hoặc giấy tờ không hợp lệ
Trang 12 Hàng hoá đã có lệnh của Nhà nước cấm chuyên chở ngượi chiều.
Hàng hoá mà bao bì không đúng qui cách, không đảm bảo an toàn khivận chuyển
Hàng hoá nguy hiểm, cần có thiết bị đặc biệt an toàn và để bảo đảmđược phẩm chất mà bên vận tải không có thiết bị ấy, trừ trường hợp bên chủhàng có khả năng cung cấp thiết bị
Đối với hàng quá khổ, quá năng, vượt kích thước hoặc quá mức trọngtải của phương tiện hoặc quá mức chịu đựng của đường, cầu, phà bên chủhàng cần bàn bạc trước từ 10 ngày đến 1 tháng với cơ quan giao thông vận tảihoặc vận tải nơi chở hàng đi
Trường hợp vận tải đột xuất có tính khẩn cấp theo lệnh Thủ tướng,
Bộ trưởng Giao thông vận tải hoặc Chủ UBND cấp tỉnh, thì phải hoãn thựchiện hợp đồng vận tải đã ký với các chủ hàng khác và có trách nhiệm báo chochủ hàng đó biết, đồng thời báo cáo cho cơ quan chủ quản của mình rõ.Những hàng hoá được tạm hoãn này được tiếp tục vận chuyển khi thi hànhxong lệnh đột xuất
Nếu vận chuyển đột xuất khác nghĩa là không phải thi hành các lệnhnhư trên bên vận tải chỉ nhận chở nếu có khả năng Trường hợp này, bên chủhàng phải trả thêm cho bên vận tải một khoản tiền do hai bên thoả thuận vàngoài ra, chủ hàng còn phải đài thọ phí tổn cho bên vận tải, vì vận chuyển độtxuất làm lỡ hợp đồng đã ký với chủ hàng khác
Về thứ tự ưu tiên vận chuyển: bên vận tải sẽ vận tải trước đối với hànghoá đã có kế hoạch vận tải chuyển dự trù và đã ký hợp đồng vận tải Hàng gửitrước hoặc xe xin trước khi chở trước và ngược lại Nếu chiều chủ hàng gửihàng hoặc xin xe cùng một lúc mà khả năng phương tiện không đáp dứng thì
ưu tiên vận tải phải được thi hành theo thứ tự như sau:
Trang 13 Hàng tươi sống, hàng dễ biến chất (đối với vận tải bằng ô tô)
Hàng nguy hiểm
Hàng thường
Hoặc đối với đường biển thì:
Hàng thuộc loại vật tư chủ yếu của Nhà nước: lương thực, phân bón,than, vật liệu xây dựng, xăng dầu…
Hàng phục vụ các chỉ tiêu xuất khẩu
Hàng dễ biến chất, nguy hiểm
Hàng thường
Sau khi đã ký xong hợp đồng, muốn yêu cầu vận chuyển, bên chủ hàngphải làm giấy xác báo (giấy phải được thủ tửờng hoặc đại diện xí nghiệp vậntải ký và đóng dấu) trước 8 giờ Đã xác báo nếu có thay đổi, phải xác báo lạitrước 36 giờ Bên vận tải phải xác báo cho chủ hàng biết số lượng và trọng tải
xe có thể cung cấp 24 giờ trước khi chủ hàng giao hàng Trương fhợp chủhàng làm giấy xác báo xin xe chậm, nếu bên vận tải không chuẩn bị kịp thìchậm nhất sau 24 giờ trước khi chủ giao hàng Trường hợp chủ hàng làmgiấy xác báo xin xe chậm, nếu bên vận tải không chuẩn bị kịp thì chậm nhấtsau 24 giờ phải giao hàng cho bên vận tải nếu chủ hàng không xác báo xin xethì vận tải không chịu trách nhiệm
Chủ hàng phải làm vận đơn theo từng chuyến hàng, viết rõ ràng, khôngtẩy xoá, gạch bỏ, viết thêm, viết chồng hay dán chồng Trường hợp sửa chữa,xoá bỏ… phải có chữ ký chứng thực của đại diện đơn vị đã được giao ký hợpđồng Chủ hàng phải có trách nhiệm về điều mình ghi vào vận đơn
Chủ hàng phải đính theo vận đơn các giấy tờ khác nếu các cơ quanchuyên trách cần kiểm tra Nếu không thì phải chịu trách nhiệm do hậu quả để
Trang 14thiếu tra cước Bên vận tải để thiếu giấy tờ về mặt giao thông hợp lệ thì cũngphải nhận mọi trách nhiệm do hậu quả đó
2.2 2 Nguyên tắc giao nhận hàng vận chuyển
Giao nhận hàng hoá nhanh gọn tốt là biểu hiện thực hiện kế hoạch tốt,vận chuyển tố, bảo quản tài sản Nhà nước được chu đáo, năng suấ phươngtiện được khai thác hợp lý, quan hệ giữa vận tải với chủ hàng tốt Quan trọnghơn nữa là dễ dàng qui được trách nhiệm cho hai bên Muốn vậy khi lập hợpđồng cần lưu ý
Hợp đồng phải ấn định thật cụ thể và chính xác địa điểm giao nhân (ghi
rõ thành phố, phường, xã, đường phố…) để không gây lãng phí và ảnh hưởngđến kế hoạch vận chuyển, đồng thời làm cơ sở cho việc cự ly, tính cước vànhiên liệu
Hợp đồng phải ghi rõ phương pháp giao nhận: giao sao, giao vậy, ghi
cụ thể tránh chung chung
Hàng nhận như thế nào, nếu giao đúng như vậy thì bên vận tải khôngchịu trách nhiệm, kể cả nếu có thiếu hụt hoặc hư hỏng bên trong, đối với hàngnguyên đai, nguyên kiện
Hai bên cần kiểm tra kỹ lưỡng hàng hoá trước khi tiến hành giao nhận
để bảo về tài sản Nhà nước và để qui trách nhiệm, bên vận tải chú ý kiểm tratrước khi nhận hàng, chú ý bao bì và đóng gói đúng qui cách không ? có kỹ
mã hiệu chưa? Chủ hàng chú ý khi nhận hàng nếu thấy ghi vấn thì lập biênbản cùng ký xác nhận để làm cơ sở giải quyết, đồng thời gửi cho cơ quan cấptrên để báo cáo
Theo nguyên tắc: hàng đã được giao nhận xong, có xác nhận của haibên thì bên vận tải sẽ không chịu trách nhiệm nếu hàng có sự hư hỏng, mấtmát Nếu trong hợp đồng vận tải, hai bên cùng không quan tâm ghi cụ thể
Trang 15phương thức giao nhận, thông thường hay ghi nhận sao giao vậy và khi cómất mát thì tranh cãi và đưa đến cơ quan trong tài kinh tế để giải quyết, về cơ
sở phát lý không chặt chẽ rất khó giải quyết
Đối với hàng hoá có quy định tỷ lệ hao hụt, hai bên phải căn cứ quyđịnh nhf nước mà ghi cụ thể vào hợp đồng và vận đơn Nếu Nhà nước chưa
có quy định thì hai bên được thoả thuận, nhưng không được tuỳ tiện làm thiệthại tài sản Nhà nước
Trường hợp chủ hàng có cử áp tải, thì phỉ ghi rõ có áp tải và nhiệm vụ
cụ thể của áp tải và hợp đồng và vận đơn Nguyên tắc, nếu có áp tải khôngchịu trách nhiệm hàng mất mát, hư hỏng vì người áp tải có nhiệm vụ bảo vệhàng hoá cũng như giải quyết các thủ tục liên quan đến hànghoá trên đường.Nhưng sẽ chịu trách nhiệm, nếu điều khiển phương tiện không đúng kỹ thuật,không giúp đỡ người áp tải bảo vệ hàng hoá hoặc có hành vi vô trách nhiệmkhác Các trường hợp sau đây, chủ hàng phải cử người áp tải:
Hàng quý giá như kim cương, vàng bạc;
Hàng thịt, cá, hoa tươi, đòi hỏi đi đường phải ướp
Súc vật sống cần cho ăn dọc đường
Hàng nguy hiểm
Các loại súng ống, đạn dược
Linh cữu, thi hài
Những loại hàng khác, tuỳ chủ hàng nếu xét thấy cần thiết thì cử áp tải,không bắt buộc
Trong hợp đồng vận tải, chủ hàng thường xem nhẹ điều khoản này,thậm chí không xem hợp đồng đã in sẵn việc chịu trách nhiệm cử áp tải, nênkhi có mất mát hàng hoá, chủ hàng không đòi hỏi bồi thường được
Trang 16Phải ghi rõ vào hợp đồng trách nhiệm của bên vận tải về việc làm vệsinh phương tiện, chi phí chủ hàng đài thọ.
Tại các địa điểm có chuyển tải mà không có áp tải đi theo, bên vận tảiphải xếp dỡ nhưng chỉ được hưởng chi phí nếu tại địa điểm này cơ quan giaothông vận tải đã có thông báo trước
Tùy từng loại phương tiện và loại hàng, trong trường hợp nhà nước chưaban hành định mức cụ thể, thì hai bên được thoả thuận định mức thích hợp ghivào hợp đồng và vận đơn, căn cứ vào đó mà ấn định thời gian xếp dỡ Cần chú ý
có thưởng phạt để nâng cao trách nhiệm và động viên khuyến khích
3 Thực hiện hợp đồng vận tải.
3.1 Nguyên tắc chung khi thực hiện hợp đồng
3.1.1 Giao hàng
a Nguyên tắc chung về giao hàng
- Bên bán phải giao hàng đầy đủ như hợp đồng đã thoả thuận, đúng về
số lượng, chất lượng, phương thức bao gói, bảo quản….kèm theo chứng từliên quan đến hàng hoá
Nếu trong hợp đồng mà hàng giao bán qua người vận chuyển thi bên
Trang 17bán phải ký hợp đồng bảo hiểm với người vận chuyển.
Nếu là bên mua ký hợp đồng bảo hiểm thì bên bán có nghĩa vụ cungcấp cho bên mua những thông tin cần thiết để ký hợp đồng
- Mọi vấn đề về giao hàng thì các bên đều có thể thoả thuận và ghi vàohợp đồng
- Nếu không ghi vào hợp đồng thì sẽ thực hiện theo Luật Thương Mại
- Khi thực hiện hợp đồng, bên bán phải có nghĩa vụ đảm bảo tính hợppháp của hàng hoá đồng thời đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối vớihàng hoá (không bị khiếu kiện) đảm bảo tính hợp pháp về vấn đề sở hữu trítuệ bảo hành hàng hoá
- Trong trường hợp hàng hoá là đối tượng của biện pháp đảm bảo thựchiện nghĩa vụ dân sự thì bên bán phải thông báo cho bên mua biết
b Địa điểm giao hàng
- Theo thoả thuận
- Theo luật (nếu không có thoả thuận)
+ Hàng hoá gắn liền với đất đai thì giao hàng tại chính nơi đó
+ Hàng hoá được giao cho người vận chuyển thì nơi giao hàng là nơigiao cho người vận chuyển đầu tiên
+ Nếu không qua người vậnu chuyển thì điểm giao hàng là tại khi chứahàng, hoặc địa điểm bốc xếp hàng, hoặc tại một nơi sản xuất mà hai bên đều biết
+ Trong tổ hợp khác nơi giao hàng là địa điểm kinh doanh cảu bên bán,hoặc nơi cư trú, nơi có trụ sở của bên bán
c Thời hạn giao hàng
- Nếu chỉ có thỏa thuận về thời điểm sang việc giao hàng phải theođúng thời điểm cụ thể đó
Trang 18- Nếu chỉ có thoả thuận về thời hạn (trong một khoảng thời gian nào đó) bênbán có thể chuyển giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó.
- Nếu không có thoả thuận gì về thời hạn, thời điểm bên bán phải giaohàng trong một thời hạn hợp lý
3.1.2 Thanh toán
- Các bên có thể thoả thuận về thời hạn và phương thức thanh toán Nếukhông thoả thuận thì sẽ thanh toán tại thời điểm giao hàng Nếu trong hợpđồng có thoả thuận kiểm tra hàng hoá bên mua sẽ thanh toán sau khi kiểm tra
- Giá thanh toán:
- Theo thoả thuận
- Nếu không có thoả thuận
+ Nếu có địa điểm giao hàng xác định thì rủi ro về mất mát, hư hỏnghàng hoá sẽ chuyển từ bên bán sang bên mua tại địa điểm giao hàng
+ Nếu không có nơi giao hàng xác định Chuyển rủi ro khi giao hàngcho người vận chuyển đầu tiên, hoặc giao cho người nhận hàng cho bên mua.Nếu hàng hoá được mua bán khi đang trên đường vận chuyển thì việc chuyểnrủi ro là tại nơi giao kết hợp đồng
Trang 193.1.4 Chuyển quyền sở hữu
- Theo thoả thuận
- Không có thoả thuận thì chuyển quyền sở hữu tại địa điểm giao hàng
3.2 Các nguyên tắc khi lập hợp đồng vận tải hàng hoá
Trong hợp đồng vận tải cũng tương tự như hợp đồng kinh tế nói chungcũng cần có các nguyên tắc khi xác lập hợp đồng vận tải Do đặc điểm củangành vận tải nên cũng có các nguyên tắc riêng khi thiết lập hợp đồng vận tải.Trong vận tải ngoài giá cước phí, bên vận tải còn được thu các khoản phụ phívận tải (nếu có) theo thể lệ hiện hành như: phí tổn điều xe (đường sông gọi làhuy động phí), cước qua phà, chi phí chuyển tải, phí tổn vật dụng chèn lót,chuồng ủi
Tiền cước được tính theo giá cước quy định của nhà nước, căn cứ theoloại hàng loại đường, phù hợp Trường hợp cự lỳ chưa xác định được, hai bênphải lấy ý kiến của cơ quan giao thông vận tải Tỉnh, Thành phố trực thuộctrung ương hoặc Bộ Giao thông vận tải để xác định rõ cự lý nơi luồng tuyến
đó gặp trở ngại (cầu đường, lòng sông…) không đi được, để làm cơ sở thoảthuận luồng tuyến khác nhau Nừu thuê cả chuyến hoặc thuê cả hầm thì chủhàng phải trả cước cả chuyến hoặc thuê chở súc vật sống không phải đóngchuồng cũi thì ước tính theo đầu súc vật
Qua thực tế nhận thấy rằng hai bên cần lưu ý ghi rõ vào hợp đồgn việctính phạt phương tiệnbị chờ đợi hoặc trả tiền công nhân chờ đợi…để gópphần nâng cao trách nhiệm hai bên Việc tính tiền phạt này phải căn cứ vàogiá quy định của nhà nước
Nếu công việc xếp dỡ do bên vận tải phụ trách, bên chủ hàng phảithanh toánphí tổn xếp dỡ cùng một lúc với thanh toán cước phí Trường hợp
Trang 20có các phụ phí đọc đường và các bến đậu, bên vận tải phải có chứng từ và chủhàng phải thanh toán lại sau khi nhận hàng.
Việc thanh toán phải căn cứ vào thể lệ thanh toán của ngân hàng màchọn hình thức thích hợp Nếu bên chủ hàng là tư nhân không có tài khoản ởngân hàng thì có thể thanh toán bằng tiền mặt Trước mõi chuyến vận tải bênvận tải phải gửi vận đơn cho ngân hàng để ngân hàng làm cơ sở giúp thanhtoán cước phụ phí vì vận đơn là chứng từ duy nhất để làm cơ sở thanh toáncước phí
Chủ hàng thanh toán chậm phải chịu phạt lãi theo thể lệ ngân hàng.Trong việc thực hiện hợp đồng vận tải, thường chủ hàng ngày hay giữtiền cước để khấu trừ bồi thường hàng hoá bị hư hỏng mất mát Điều này tráivới qui định của nhà nước về hợp đồng vận tải
4 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng vận tải
4.1 Trách nhiệm pháp lý chung khi vi phạm hợp đồng kinh tế
- Vi phạm hợp đồng là việc một bên nào đó không thực hiện hoặc thựchiện không đúng, không đầy đủ một nội dung nào đó trong hợp đồng
- Vi phạm cơ bản là vi phạm của một bên gây thiệt hại cho bên kia đếnmức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng
Trang 21- Nguyên tác áp dụng chế tài: nếu không có thoả thuận trong hợp đồng
là áp dụng cả tiền phạt và bồi thường thiệt hại thì chỉ đòi tiền phạt không đòibồi thường Các chế tài bồi thường, đình chỉ thực hiện và huỷ hợp đồng chỉ ápdụng đối với những vi phạm cơ bản
4.2 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng vận tải
Bên nào trong quá trình thực hiện hợp đồng để xảy ra vi phạm hợpđồng sẽ bị phạt vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế và nếu dỡ chậm hoặc đưaphương tiện đến lấy hàng chậm thì phải phạt bồi thường phí tổn chời đợi theoqui định nhà nước
Hàng hoá vận chuyển bị mất sẽ phải bồi thường theo giá thị trường tự
do ở thời điểm nơi hàng đến
Hợp đồng phải ghi rõ trách nhiệm vật chất của hai bên nhưng việc giảiquyết tiền bồi thường và thanh toán cước phải tách riêng Nguyên tắc không đượctrừ nợ hai bên phải đòi hỏi giải quyết cho kịp thời, khoản nào ra khoản đó
Trường hợp hàng không đóng gói, khai không đúng sự thật, bên chủhàng phải chịu phạt bằng 20% số tiền cước phí phải trả
Cần chú ý để có sở sở pháp lý giải quyết tiền phạt và bồi thường mọiviệc gì xảy ra trong quá trình vận chuyển và giao nhận, 2 bên phải lập biênbản minh chứng
a Các trường hợp được miễn bồi thường, miễn cước phí
* Bên vận tải có trách nhiệm bảo quản tốt hàng hoá vận chuyển nhưng nếu gặp các trường hợp sau thì sẽ được xét miễn giảm bồi thường.
Thiệt hại vì tai nạn, hoặc do thiên tai gây ra mà bên vận tải đã chuẩn
bị mọi phương tiện đề phòng và cố gắng hết sức phòng ngừa nhưng khôngkhắc phục được
Trang 22Hàng đóng gói, đã được qui ước giao nhận số lượng mà khi trả hàng,thùng hàng bao bì nguyên vẹn, dấy vặp trì, gắn xi, niêm phòng, đai kiệnkhông thay đổi, nhưng hàng hoá bên trong bị thiệt hại hoặc hư hỏng.
Người áp tải (nếu có) không làm tròn nhiệm vụ bảo quản ghi tronghợp đồng và vận đơn
Hàng hoá phải huỷ bỏ dọc đường hoặc bị truy thu, trưng dụng cholệnh của nhà nước
Ký mã hiệu ghi thiếu hoặc sai
Hàng hoá tự biến chất, hư thối, bốc hơi, hạơc giảm phẩm chất trongtrường hợp phương tiện bị các cơ quan kiểm soát của nhà nước giữ lại quáthời hạn vận chuyển mà không do lỗi bên vận tải
Hoả hoạn không do lỗi bên vận tải,
Cấp cứu sinh mạng người, phương tiện và hàng hoá
Súc vật chết không do lỗi bên vận tải,
Hàng hoá bị mất mát hư hỏng do lỗi của chủ hàng
* Chủ hàng sẽ được miễn cước phí và phụ phí trong các trường hợp sau:
Hàng bị mất trong những trường hợp và bên vận tải chịu trách nhiệmbồi thường
Hàng bị mất mát, hao hụt do thiên tai, đã cố gắng phòng ngừa khácphục không được
Phần hao hụt quá tỷ lệ đối với hàng hoá có quy định tỷ lệ hao hụt Cần chú ý hai bên ký hợp đồng không được tuỳ tiện xét cho miễngiảm Muốn miễn giảm phải có đầy đủ chứng lý kèm theo Trường hợp hàng
bị mất, bên vận tải đã giải quyết bồi thường, hoặc chưa giả quyết, nhưng sau
đó tìm lại được thì bên chủ hàng phải nhận số hàng này và phải trả bồi thường
Trang 23nếu đã nhận.
Nguyên tắc bồi thường phải bồi thường bằng tiền, không thực hiệnbằng hiện vật
Các trường hợp sau đây sẽ được miễn tiền phạt chờ đợi:
Bão lụt mưa to, không điều khiển được phươgn tiệnvận tải, không xếp
dỡ hàng được
Luồng đường bị tạm cấm, bị ách tắc giao thông
Phương tiện vận tải bị trung dụng, công nhân phải đi làm công táckhẩn cấp theo lệnh điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
5 Giải quyết tranh chấp
- Pháp luật luôn tôn trọng quyền tự giải quyết của các bên
- Có thể thông qua các bước hoà giải theo sự hướng dẫn của một cơquan tài phán
- Khi các bên không tự giải quyết được, không hoà giải được thì mớiđưa ra các cơ quan tài phán để giải quyết Có hài thủ tục giải quyết tranh chấptrong kinh doanh
+ Thủ tục toà án
+ Thủ tục trọng tài
- Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
+ Giữ gìn ổn định trật tự trong môi trường kinh doanh
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong kinh doanh
Khi có tranh chấp trong hợp đồng vận tải thì hướng giải quyết cũngtheo như cách giải quyết chung
II Quy chế pháp lý trong hợp đồng vận tải quốc tế
Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá hoặc hành kháchgiữa hai hay nhiều nước với nhau, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình
Trang 24vận tải nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau Nói cách khác vận tải quốc
tế là quá trình chuyên chở được tiến hành vượt qua ngoài phạm vi biên giớicủa một nước Vận tải quốc tế có hai hình thức: vận tải quốc tế trực tiếp làhình thức chuyên chở được tiến hành giữa hai nước có chung biên giới Vậntải quốc tế quá cảnh là hình thức chuyên chở được tiến hành qua lãnh thổ của
ít nhất một nước thứ ba, gọi là nước quá cảnh Sự ra đời và phát triển của vậntải quốc tế gắn liền với sự phân công lao động quốc tế và sự phát triển củabuôn bán quốc tế Sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải thống nhất củatừng nước hoặc từng khu vực nhóm nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự hìnhthành và phát triển của hệ thống vận tải trên phạm vi toàn thế giới Vận tảiquốc tế và ngoại thương có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau và có tácdụng thúc đẩy nhau cùng phát triển
* Vận tải quốc tế đảm bảo chuyên chở khối lượng hàng hoá ngày mộttăng trong thương mại quốc tế
Hiện nay, tổng khối lượng hàng hoá chuyên chở trong buôn bán quóc tếđạt tới khoảng 7 tỷ tấn/năm, trong đó trên 3/4 được chuyên chở bằng đườngbiển Khối lượng hàng hoá buôn bán giữa hai nước phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó có yếu tố vận tải William nhà nghiên cứu kinh tế người Anh đã
mô tả như sau: “ khối lượng hàng hoá lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuậnvới tích số của tiềm năng của hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cáchchuyên chở giữa hai quốc gia đó”
* Vận tải quốc tế phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và
cơ cấu thị trường buôn bán quốc tế
Vận tải quốc tế phát triển và hoàn thiện đã tạo điều kiện cho việc mởrộng chủng loại các mặt hàng trong buôn bán quốc tế nói chung và thay đổi
cơ cấu từng nhóm mặt hàng nói riêng Khối lượng và cơ cấu hàng hoá chuyên
Trang 25chở bằng đường biển quốc tế được trình bày trong bảng sau Hệ thống vận tảiquốc tế mở rộng, giá thành vận tải trên cự ly dài giảm đã tạo điều kiện mởrộng thị trường cung cấp và tiêu thụ Do đó, vận tải quốc tế góp phần làmthay đổi cơ cấu thị trường trong thương mại quốc tế
Bảng : Khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển quốc tế
Nguồn: Compilled by the UNCTAD Secretariat on basis of annex II
and supplied by specialled source
* Vận tải quốc tế có tác dụng bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán cânmậu dịch và cán cân thanh toán
Vận tải quốc tế có hai chức năng: phục vụ và kinh doanh Chức năngphục vụ thể hiện ở chỗ vận tải quốc tế bảo đảm phục vụ nhu cầu chuyên chởhàng hoá xuất nhập khẩu của mỗi nước Chức năng kinh doanh thể hiện trongviệc xuất khẩu sản phẩm vận tải, nhất là sản phẩm vận tải đường biển Xuấtnhập khẩu vận tải là một hình thức xuất nhập khẩu vô cùng quan trong Thuchi ngoại tệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải và các dịch vụliên quan đến vận tải quốc tế là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanhtoán quốc tế Xuất siêu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ có tác dụng tốt đối với cáncân thanh toán quốc tế Ngược lại, thiếu hụt trong cán cân thanh toán xuấtnhập khẩu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế.Tóm lại, vận tải quốc tế là một yếu tố không thể tách rời với buôn bán quốc
Trang 26tế: “ Ai nói đến buôn bán quốc tế cũng phải nói đến vận tải Buôn bán quốc tế
có nghĩa là hàng hoá được thay đổi người sở hữu Còn vận tải làm cho hànghoá đó thay đổi vị trí”
1 Khái quát chung về hợp đồng vận tải quốc tế
Nói đến thương mại quốc tế người ta thường đề cập đến buôn bán hànghóa và dịch vụ Trong trao đổi, mua bán hàng hóa quốc tế, việc chuyên chởhàng hóa đóng vai trò quan trọng bởi chuyên chở hàng hóa được coi là mộtgiai đoạn để hàng hóa từ người bán đến được với người mua
Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận được ký kếtgiữa người chuyên chở và người thuê chở trong đó người chuyên chở cam kếtvận chuyển hàng hóa từ địa điểm này tới địa điểm ở nước khác nhằm thu tiềncước do người thuê chở trả theo mức hai bên thỏa thuận
2 Các loại hợp đồng vận tải quốc tế
Do đặc điểm của hàng hóa quốc tế có thể được chuyển chở bằng nhiềuphương thức khác nhau tùy thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng, nhìnchung có thể chia thành năm loại hợp đồng chuyên chở tương ứng với nămphương thức vận chuyển:
+ Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
+ Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường không
+ Hợp đồng chuyển chở hàng hóa bằng đường bộ
+ Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt
+ Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức
2.1 Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
Vận tải biển được coi là một phương thức vận tải chủ yếu và hiện naychuyên chở hơn 80% khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế Chuyênchở hàng hóa bằng đường biển liên quan đến nhiều bên cũng như nhiều thủ
Trang 27tục chứng từ, do đó các quan hệ về thương mại và pháp lý có phạm vi rộng rãi
và quan trọng Sản lượng hàng hoá vận chuyển hàng năm đạt 6.000tỷ tấn vàkhối lương luân chuyển đạt khoảng 25.000 tấn /hải lý Năm 2003, khối lượnghàng hoá buôn bán bằng đường biển đạt 5.840 triệu tấn, trong đó có dầu thôchiểm 28%, hàng bách hoá 20%, hàng khô khác 16%, than đá 11%, quặng sắt9%, sản phẩm dầu mỏ 7%, ngũ cốc 4% gas hoá chất 2% Khối lượng hànghoá luân chuyển đạt 24.589 tỷ tấn/ hải lý
Bảng: Khối lượng hàng hoá luân chuyển bằng đường biển trên thế giới
( Đơn vị: tỷ tấn/ hải lý) n v : t t n/ h i lý) ị: tỷ tấn/ hải lý) ỷ tấn/ hải lý) ấn/ hải lý) ải lý)
mỏ thô
Sản phẩm dầu mỏ
Quặng sắt
Than đá
Ngũ cốc
Hàng khô khối lượng lớn
Hàng khô khác
Tổng cộng toàn thế giới
Nguồn: Fearnleys (Oslo), Review 2003
2.1.1 Khái niệm và luật điều chỉnh
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là sự cam kết (thỏathuận ý chí) của người thuê chở và người chuyên chở về việc dùng tàu biển đểchuyên chở hàng hóa đến địa điểm được các bên thỏa thuận
- Luật điều chỉnh:
Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng
Trang 28đường biển gồm có các điều ước quốc tế, luật quốc gia và tập quán hàng hải.
Điều ước quốc tế gồm có:
+ Công ước quốc tế để thống nhất một số qui tắc về vận đơn đườngbiển (The International Convention for the Unification of certain rules of lawrelating to bills of lading), Công ước này được Hiệp hội Luật quốc tế đưa ratại Hague và do đại diện của 26 nước ký tại Brucxen (Bỉ) ngày 25/8/1924, có
hiệu lực ngày 2/6/1931 nên thường được gọi là Công ước Brucxen hay Quy
tắc Hague.
+ Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số qui tắc
về vận đơn đường biển Nghị định thư này được đưa ra thảo luận ban đầu tạiVisby và được ký ngày 23/2/1968 tại Brucxen, có hiệu lực ngày 23/6/1977
nên thường được gọi là Nghị định thư 1968 hay qui tắc Visby.
Qui tắc Hague gộp với Qui tắc Visby được gọi là Qui tắc Hague-Visby.+ Nghị định thư bổ sung Công ước quốc tế để thống nhất một số qui tắc
về vận đơn đường biển (Công ước Brucxen 1924 đã được Nghị định thư 1968
bổ sung), được các bên đã tham gia ký kết Quy tắc Hague-Visby ký tạiBrucxen ngày 21/12/1979
+ Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển(United Nations Convention on the Carriage of Goods by Sea) được ký kết tạiHamburg ngày 30/3/1978, có hiệu lực ngày 1/11/1992, thường được gọi là
Công ước Hamburg 1978 hay Qui tắc Hamburg.
Qui tắc Hamburg quy định thời gian khởi kiện, giới hạn trách nhiệmbồi thường, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với hàng hóa của người chuyên chởtăng lên so với Qui tắc Hague-Visby
Trang 29Luật quốc gia: Bên cạnh các điều ước quốc tế, hiện nay các quốc gia
đều có thể có luật chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (Việt Nam có Bộluật hàng hải được ban hành năm 1990)
Tập quán hàng hải: Là những phong tục, thói quen phổ biến về hàng
hải được nhiều nước công nhận và áp dụng thường xuyên đến mức trở thànhcác quy tắc được các bên mặc nhiên tuân thủ Tập quán hàng hải sẽ được ápdụng trong hợp đồng vận tải khi không có quy định về luật áp dụng hoặc cóluật nhưng chưa được quy định đầy đủ
2.1.2 Phân loại hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
Trên thực tế, có 2 phương thức để các bên có thể ký kết là Hợp đồngchuyên chở hàng hóa bằng tàu chợ và Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằngtàu chuyến
- Thông thường căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa đã được kýkết, người bán hoặc người mua ký hợp đồng vận chuyển với người chuyênchở nhằm thực hiện hợp đồng đó Như vậy một số điều khoản của hợp đồngmua bán hàng hóa đồng thời cũng là những điều khoản được quy định mộtcách phù hợp trong vận chuyển Chẳng hạn như điều khoản về tên hàng, về sốlượng hàng hóa, cảng đi, cảng đến bốc dỡ hàng
Để chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, người thuê chở có thể kýhợp đồng thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chở lô hàng từ cảng này đếncảng khác gọi là hợp đồng thuê một chỗ xếp hàng trên chiếc tàu chạy theolịch trình nhất định để chở hàng từ cảng này đến cảng khác gọi là thuê tàu chợhay hợp đồng chuyên chở bằng tàu chợ
2.1.2.1 Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ
- thuê tàu chợ
Khái niệm
Trang 30Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng tàu chợ (lưu khoang tàu chợ) là
sự thỏa thuận theo đó người chuyên chở dành một phần chiếc tàu để chở hànghóa của người thuê chở từ cảng này đến một cảng khác, còn người thuê chởphải trả cước phí theo biểu cước định sẵn
Vận đơn đường biển bao gồm nhiều loại và mỗi loại có tác dụng khác nhau.+ Vận đơn đích danh
+ Điều ước quốc tế
Hiện nay có hai điều ước quốc tế đã được ký để điều chỉnh hợp đồngchuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ
Quy tắc Hague-Visby có các điều khoản về nội dung vận đơn, nghĩa vụ
và trách nhiệm của người chuyên chở, nghĩa vụ thông báo tổn thất của chủhàng, giới hạn trách nhiệm bồi thường, khiếu nại v.v Quy tắc Hague-Visby
là nguồn luật chủ yếu đang được áp dụng phổ biến trong chuyên chở hàng hóaquốc tế bằng đường biển
Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước Brucxen 1924 cho nên nó khôngbắt buộc đối với chủ tàu và người thuê chở Việt Nam Tuy nhiên, trong thực
tế các hãng tàu Việt Nam thường chọn Công ước Brucxen 1924 làm nguồnluật điều chỉnh vận đơn do mình cấp cho người thuê chở Còn các chủ hàng
Trang 31bắt buộc phải áp dụng Công ước Brucxen 1924 vì trong vận đơn đường biểndẫn chiếu tới công ước này.
Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biểnđược ký kết tại Hamburg năm 1978 Công ước này đã có hiệu lực từ năm 1992(theo điều 30) nhưng có rất ít nước áp dụng nhất là những nước có đội tàu trọngtải lớn bởi vì so với Qui tắc Hague-Visby thì trong Qui tắc Hamburg qui địnhtrách nhiệm, nghĩa vụ của người chuyên chở tăng lên, các căn cứ miễn trách chongười chuyên chở giảm đi, thời gian khiếu kiện tăng lên, khái niệm hàng hóa được
mở rộng hơn v.v do vậy các hãng tàu không muốn áp dụng
Cho đến nay Việt Nam cũng chưa phê chuẩn công ước này
+ Luật quốc gia
Luật quốc gia của mỗi nước đều có thể trở thành nguồn luật để điềuchỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chợ Nhưng luật quốcgia có thể có của nước nào là do chính vận đơn chỉ ra
Thông thường khi vận đơn đã dẫn chiếu đến luật quốc gia của mộtnước thì thôi không dẫn chiếu tới công ước quốc tế nữa và ngược lại
Ngoài ra, luật quốc gia của một nước cụ thể được đem áp dụng khi haibên đương sự thống nhất chọn ghi trong văn bản thỏa thuận riêng hoặc khi tòa
án trọng tài giải quyết tranh chấp quyết định Đó là những trường hợp khi vậnđơn không chỉ ra nguồn luật điều chỉnh
+ Tập quán hàng hải
Tập quán hàng hải là thói quen hàng hải được lặp lại nhiều lần, đượcnhiều nước công nhận và áp dụng liên tục đến mức nó trở thành quy tắc màcác bên mặc nhiên tuân theo Tập quán hàng hải được áp dụng để điều chỉnhhợp đồng và giải quyết tranh chấp khi mà vận đơn, luật áp dụng cho vận đơnkhông điều chỉnh hay điều chỉnh không đầy đủ mối quan hệ, tranh chấp đó
Trang 322.1.2.2 Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến - thuê tàu chuyến.
a Khái niệm
Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến là văn bảnđược ký kết giữa hai bên, theo đó một bên là người chuyên chở có nghĩa vụdành toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chở hàng từ cảng này đến cảng khác
và bên kia là người thuê chở có nghĩa vụ trả tiền cước chuyên chở
Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến là văn bảnpháp lý điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của người chuyên chở vàngười thuê chuyên chở Nó không điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyênchở với người nhận hàng không phải là người ký hợp đồng
b Luật điều chỉnh
Điều ước quốc tế: Cho đến nay chưa có một điều ước quốc tế nào được
ký kết để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa bằng tàu chuyến cáchãng tàu, tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã soạn thảo nhiều mẫu thuê tàuchuyến, trong đó mẫu hợp đồng hay được dùng nhất để chở hàng bách hóa làmẫu GENCON hoặc có mẫu hợp đồng để chuyên chở một loại hàng nhất địnhhoặc theo một tuyến đường nhất định như chở than POLCON, chở gỗBENACON v.v tuy nhiên đó chỉ là những mẫu hợp đồng có tính chất thamkhảo do vậy người thuê chở có thể thêm, bớt một số điều khoản
Luật quốc gia: Luật quốc gia điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng
hóa bằng tàu chuyến có thể là luật nước người chuyên chở, luật nơi gửi hàng,luật nơi nhận hàng, luật nước người gửi hàng v.v nhưng luật quốc gia nàođược đem áp dụng để điều chỉnh hợp đồng trước hết do chính hợp đồng quy
Trang 33ddịnh Chẳng hạn, trong hợp đồng quy định rằng: Luật áp dụng là luật nơiđóng trụ sở chính của người chuyên chở.
2.2 Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không
2.2.1 Vị trí, đặc điểm của vận tải hàng không
Vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hànghóa trong thương mại quốc tế Vận tải hàng không chiếm 10% khối lượnghàng hóa vận chuyển và 1/1000 khối lượng hàng hóa luân chuyển (t/km)trong buôn bán quốc tế
Các hàng hóa chủ yếu vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm:
- Airmail: Thư từ, bưu phẩm, hàng lưu niệm, tranh ảnh Những vậtnày thường đòi hỏi phải vận chuyển nhanh và an toàn cao
- Express: Chứng từ, tài liệu, sách, báo, hàng cứu trợ khẩn cấp
- Airfreight: hàng hoá thường được vận chuyển bằng máy bay bao gồmcác loại sau đây:
+ Hàng hoá có giá trị cao ( hight value commodity) : gồm những hànghoá có giá trị 1000$/ 1kg; vàng, bạch kim, các sản phẩm bằng vàng, bạch kim
đá quý…; tiền, séc du lịch, thẻ tín dụng, chứng từ có giá; kim cương và các đồtrang sức bằng kim cương
+ Hàng hoá dễ hư hỏng qua thời gian: gồm những loại quả tươi, thựcphẩm đông lạnh…
+ Hàng hoá nhạy cảm với thị trường: gồm những loại hàng mốt, hàngthời trang
+ Động vật sống nuôi trong nhà, vườn thú… Động vật sống khi vậnchuyển đòi hỏi phải kiểm dịch, chăm sóc đặc biệt và phải vận chuyển nhanh
để đảm bảo chất lượng
Trang 342.2.2 Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế
Vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa bằng đường hàng không quốc
tế được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật quốc tế sau đây:
+ Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng khôngquốc tế (Convention for the Unification of Certain Rules relating toInternational Carriage by Air) ký kết tại Vacsava ngày 12 tháng 10 năm 1929,gọi tắt là Công ước Vacsava (The Warsaw Convention)
+ Công ước Vacsava đã giải quyết được xung đột pháp luật giữa cácnước trong vận tải hàng không Mặc dù lúc đầu chỉ có 23 nước ký kết, nhưngđến nay có gần 30 nước trên thế giới đã phê chuẩn hoặc gia nhập Công ướcnày và nó đã trở thành đạo luật chủ yếu trong vận tải hàng không quốc tế hiệnnay Việt Nam tham gia công ước ngày 11/10/1982
+ Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava, ký kết ngày 28-9-1955 tạiHague gọi là Nghị định thư Hague (The Hague Protocol)
+ Công ước bổ sung cho Công ước Vacsava, ký kết tại Guadalajarangày 18-9-1961, gọi tắc là Công ước Guadalajara Công ước áp dụng trongtrường hợp vận tải hàng không được tiến hành bởi một người không phải làngười chuyên chở theo hợp đồng (contracting carrier)
+ Hiệp định Montreal 1966, sửa đổi về giới hạn trách nhiệm của Côngước Vacsava 1929
+ Các nghị định thư bổ sung số 1, 2, 3 ký tại Montreal năm 1975 vàNghị định thư bổ sung số 7 ký tại Brussels (1975) Liên quan đến việc thaythế đồng tiền để tính giới hạn trách nhiệm bồi thường là đồng Phơ-răng vàngbằng Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) và sửa đổi một vài điều của công ướcVacsava đã được sửa đổi bởi Nghị định thư Hague 1955
Trang 352.3 Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ quốc tế
Nhằm mục đích thống nhất và tiêu chuẩn hóa các quy tắc, điều kiệnđiều chỉnh các hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ quốc tế, đặcbiệt về chứng từ và trách nhiệm của người chuyên chở đường bộ, các nướcTây Âu đã ký kết “Công ước về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường
bộ quốc tế” (CMR) ngày 19/5/1956 tại Giơnevơ có hiệu lực từ ngày 2/7/1961(theo điều 43) đến nay có 30 nước châu Âu tham gia
Vận tải bằng ô tô là một loại hình vận tải rất thông dụng đối với chuyênchở hàng hoá Vận tải bằng ô tô có khả chuyên chở hàng hoá trực tiếp đến nơigiao hàng mà không nhất thiết phải liên kết với các phương thức vận tải khác.Các phương thức vận tải biển, đường hàng không, đường sông thường không
có khả năng giao hàng trực tiếp tới nạn nhân giao hàng mà thường phải thôngqua phương thức vận tải bằng ô tô mới có khả năng thực hiện điều đó Vận tảibằng ô tô hỗ trợ cho các phương thức vận tải khác trong việc vận chuyển kếtiếp ở hai đầu và liên kết các phương thức vận tải với nhau tạo thành một hệthống vận tải thống nhất – vận tải đa phương thức
2.4 Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt
Bất cứ một quốc gia nào, vận tải đường sắt đều giữ vai trò quan trọng
và là bộ phận hữu cơ trong đời sống kinh tế, văn hoá xã hội Vượt qua phạm
vi một quốc gia, vận tải đường sắt còn là mạch máu giao thông chính giữa cácnước Nhìn trên bản đồ thế giới đường sắt như hệ thống động mạch trên cơthể sống của con người Liên vận đường sắt quốc tế đóng vai trò rất lớn đápứng nhu cầu đi lại của con người, nhu cầu lưu thông hàng hoá từ đông sangtây, từ Âu sang á, đưa các dân tộc xích lại gần nhau hơn, trao đổi và tạo điềukiện cho nhau cùng phát triển
Trang 36Hiện nay trên thế giới, về mặt pháp lý có hai hệ quy phạm pháp luậtđiều chỉnh các mối quan hệ trong vận tải đường sắt quốc tế, đó là:
- Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế (COTIF) 1980, công ướcnày áp dụng ở các nước châu Âu và một số nước Trung Đông
- Hiệp định liên vận hàng hóa đường sắt quốc tế (SMGS), áp dụng ởcác nước thuộc Liên Xô (cũ) và một số nước châu á, trong đó có Việt Nam
2.4.1 Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế (COTIF)
Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế COTIF (Conventionrelative aux transports internationaux ferroviaires) là công ước mới nhất vềvận tải đường sắt, được ký kết tại Bern ngày 9/5/1980, có hiệu lực từ ngày1/5/1985 (theo điều 24) Công ước COTIF gồm có hai phần phụ lục A và B;
A: Những qui tắc thống nhất về hợp đồng chuyên chở hành khách liênhợp (CIV)
B: Những qui tắc thống nhất về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằngđường sắt quốc tế (CIM) Qui tắc này dựa trên những qui định của Công ướcCIM (Công ước quốc tế về chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt), ký tại Bernngày 7/2/1970
Cho đến nay có 37 nước châu Âu và Trung Đông tham gia Việc tìmhiểu công ước sẽ giúp cho việc nắm vững chế độ pháp lý áp dụng khi hànghóa được vận chuyển đa phương thức và khi việc vận chuyển đường sắt ởchâu Âu là một bộ phận của hệ thống vận tải đa phương thức
Công ước biểu hiện thỏa thuận ở mức cao giữa pháp luật các nước hộiviên và cho phép hàng hóa vận chuyển thông suốt giữa các nước này theo mộtchứng từ vận tải và trên cơ sở một hệ thống luật thống nhất
- Phạm vi áp dụng:
Trang 37Điều 1 của Công ước qui định: công ước COTIF/CIM được áp dụngcho bất kỳ hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt mà phát hành giấygửi hàng và hành trình qua ít nhất hai quốc gia ký kết công ước và qua nhữngtuyến đường hoặc dịch vụ được liệt kê ở điều 3 và điều 10.
- Trách nhiệm của người chuyên chở:
Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong khoảngthời gian kể từ khi nhận hàng để chở cho đến khi giao hàng Đồng thời chịutrách nhiệm về việc chậm trễ trong vận chuyển
+ Những hoàn cảnh mà dường sắt không thể tránh được và hậu quả của
nó không thể phòng ngừa được
Tuy vậy người chuyên chở phải có trách nhiệm chứng minh các trườnghợp đó
- Giới hạn trách nhiệm:
+ Gấp đôi so với công ước CMR (tức là 50 Phơrăng vàng hay 17 SDR/kg), ngoài ra người chuyên chở phải bồi hoàn lại cước phí chuyên chở, phí hảiquan và các loại phí khác phát sinh liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa bịmất (hoặc qui theo tỷ lệ tương đương trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng)
+ Không quá 3 lần cước phí trong trường hợp chậm trễ
Giống như công ước CMR, người chuyên chở không được hưởng giớihạn trách nhiệm trong trường hợp cố ý thực hiện hàng vi sai trái của mình
Trang 382.5 Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế
2.5.1 Khái niệm chung về vận tải đa phương thức
a Định nghĩa và lịch sử phát triển của vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) hay còn gọi là vận tảiliên hợp (Combined Intermodal Transport) là việc vận chuyển được tiến hàngbằng ít nhất hai phương thức vận tải Người đầu tiên có ý đồ kết hợp haiphương thức vận tải với nhau là một công ty vận tải biển của Mỹ có tên làSEATRAIN Đó là vào năm 1928, sau khi sắm được một tàu kiểu containercủa Anh, SEATRAIN đã xếp nguyên cả các toa xe lửa lên tàu biển tại cảng đi
dể chở đến cảng đến Phương pháp này đã được một công ty khác của Mỹ làSEALAND SERVICE Inc, hoàn thiện Sau lần thử nghiệm đầu tiên vào năm
1956 với việc chuyên chở các xe rơ-moóc (trailers) trên boong tàu đầu, các kỹ
sư của SEALAND SERVICE đã quyết định để bộ phận bánh xe của cáctrailer lại trên bờ và chỉ vận chuyển các thùng (giống như container) từ cảngđến cảng mà thôi SEALAND là công ty đầu tiên thấy được ý nghĩa và hiệuquả của việc kết hợp hai hoặc nhiều phương thức vận tải để tạo thành một hệthống vận tải từ cửa đến cửa mà không nhấn mạnh bất kỳ một chặng đườngvận tải nào Vận tải đa phương thức không chỉ đơn thuần là sự kết hợp của haihay nhiều phương thức vận tải mà việc kết hợp đó phải trở thành một hệthống trong đó các phương thức vận tải tham gia, những người tham gia phảihoạt động một cách nhịp nhàng để đưa hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhậnhàng một cách nhanh nhất, an toàn nhất, hiệu quả nhất
Vận tải đa phương thức là một phương pháp vận tải mới với sự thamgia của nhiều phương thức vận tải nhưng do một người điều hành duy nhấtchịu trách nhiệm trên cơ sở vận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học,
Trang 39công nghệ trong ngành vận tải và thông tin cũng như hệ thống luật lệ và thủtục hoàn thiện Có thể định nghĩa vận tải đa phương thức như sau:
2.5.2 Cơ sở pháp lý của vận tải đa phương thức
Việc chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế cũngphải được thực hiện trên cơ sở những quy phạm pháp luật quốc tế Quy phạmpháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ trong vận tải đa phương thức hiệnnay bao gồm:
- Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đaphương thức quốc tế, 1980 (United Nations Convention on th InternationalMultimodal Transport of Goods, 1980)
Công ước này được thông qua tại Hội nghị của Liên hợp quốc ngày24/5/1980 tại Giơnevơ Cho đến nay Công ước này vẫn chưa có hiệu lực do chưa có đủ
số nước cần thiết phê chuẩn, gia nhập (theo điều 36, Công ước sẽ có hiệu lực trong vòng
12 tháng sau khi được 30 nước phê chuẩn)
- Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ Vận tải đa phương thức(UNCTAD/ICC Rules for Multimodal Transport Document), số phát hành 481, đã cóhiệu lực từ 01/01/1992
Các văn bản pháp lý trên quy định những vấn đề cơ bản trong vận tải
đa phương thức như: định nghĩa về vận tải đa phương thức, người kinh doanhvận tải đa phương thức, người chuyên chở, người gửi hàng, người nhận hàng,việc giao hàng nhận hàng, chứng từ vận tải đa phương thức, trách nhiệm củangười kinh doanh vận tải đa phương thức đối với hàng hóa; trách nhiệm củangười gửi hàng; khiếu nại và kiện tụng
2.5.3 Hợp đồng vận tải đa phương thức
a Định nghĩa:
Hợp đồng đa phương thức chính là chứng từ vận tải đa phương thức.
Trang 40Chứng từ vận tải đa phương thức là một chứng từ chứng minh cho mộthợp đồng vận tải đa phương thức, cho việc nhận hàng để chở của MTO vàcho việc cam kết của MTO giao hàng phù hợp với các điều kiện, điều khoảncủa hợp đồng.
Hợp đồng vận tải đa phương thức là hợp đồng giữa MTO và người gửihàng (shipper)
2.5.4 Việc cấp và hình thức của chứng từ vận tải đa phương thức
Khi MTO nhận hàng để chở, MTO hoặc người được MTO ủy quyềncấp một chứng từ vận tải đa phương thức
Theo yêu cầu của người gửi hàng, chứng từ vận tải đa phương thức cóthể chuyển nhượng được (negotiable) hoặc không chuyển nhượng được (non-negotiable)
Nếu là chứng từ chuyển nhượng được thì nó sẽ được ký phát theo lệnhhoặc cho người cầm chứng từ (bearer)
Nếu là theo lệnh thì chứng từ có thể chuyển nhượng được bằng cách kýhậu Nếu là bearer thì có thể chuyển nhượng cho người thứ ba mà không cần
ký hậu (endorsement)
3 Đặc điểm của hợp đồng vận tải quốc tế
Nói đến thương mại quốc tế người ta thường đề cập đến buôn bán hànghóa và dịch vụ Trong trao đổi, mua bán hàng hóa quốc tế, việc chuyên chởhàng hóa đóng vai trò quan trọng bởi chuyên chở hàng hóa được coi là mộtgiai đoạn để hàng hóa từ người bán đến được với người mua
Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận được ký kếtgiữa người chuyên chở và người thuê chở trong đó người chuyên chở cam kếtvận chuyển hàng hóa từ địa điểm này tới địa điểm ở nước khác nhằm thu tiềncước do người thuê chở trả theo mức hai bên thỏa thuận