1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề cương Môn Một Số Loại Hình Nghệ Thuật Biểu Diễn Việt Nam

36 443 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 74,69 KB

Nội dung

Câu 1: Nguồn gốc, danh xưng, quá trình phát triển của múa rối nước?Câu 2: nguồn gốc, danh xưng, quá trình phát triển của quan họ?Câu 3: Tính đa dạng và thống nhất trong Then?Câu 4: Xòe Thái? Câu 5: Tính dân gian, bác học, ngẫu hứng trong Đờn ca tài tử?CÂU 6: Yếu tố tín ngưỡng dân gian bản địa trong Then?Câu 7: Gía trị văn hóa tiêu biểu trong Then?Câu 8: Những kiêng kị của người làm then?Câu 9: Một số phường Múa rối nước dân gian vùng đồng bằng bắc bộ?Câu 10: So sánh hiện tượng nhập hồn trong then cấp sắc của người Tày với hầu bóng của người Kinh? Câu 11: Yếu tố saman giáo trong then?Câu 12: phân tích dấu ấn văn hóa nông nghiệp trong Múa rối nước?CÂU 13: vùng dân ca miền núi phía bắc?Câu 14: vùng dân ca đồng bằng trung du bắc bộ và cực bắc trung bộ?

ĐỀ CƯƠNG MÔN 1 SỐ LOẠI HÌNH NTBD TRUYỀN THỐNG VN Câu 1: Nguồn gốc, danh xưng, quá trình phát triển của múa rối nước? - Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khaausmf chỗ diễn của con rối là mặt - nước, ao, hồ, hay bể rộng.(Tô Sanh) Múa rối nước là loại hình dân gian độc đáo cua người nông dân trồng lúa nước vùng - ĐBSH ( Diệp Đình Hoa) Múa rối nước hay còn gọi là trò rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống đọc đáo, một sáng tạo của người Việt Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, Tết dùn con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước Như vậy có thể thấy rằng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về múa rối nước Sau đay chúng ta có thể đưa ra một số kết luân sau: -MRN là loại hình dân gian độc nhất vô nhị chỉ có ở Việt nam -Nó là sản phẩm trực tiếp và mang đậm dấu ấn văn hóa của cư dân trồng lúa nước vùng ĐBSH -Các thành tố của múa rối nước hình thành, tồn tai và phát triển không tách rời yếu tố nước -Sử sách ghi chép lại đã chứng minh từ “rối” của Việt Nam trước đây đọc là “ổi lỗi” hay “khôi lỗi”.“nơi thủy đình có trò ổi lỗi : Giữa Long Trì con rối giao tranh Người kéo ra quân đỏ quân xanh Đám rước kiệu đi thần về phật ” “Tam Sơn cột cháy nay còn đó Cầu móng, thủy đình, ổi lỗi đâu? Nguồn gốc Múa rối nước (MRN) là loại hình nghệ thuật truyền thống quý giá của Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào, nguồn tư liệu nào khẳng định một cách thuyết phục Múa rối nước ra đời từ đâu và vào thời điểm cụ thể nào Theo truyền thuyết ( huyền thoại ) lịch sử trò rối nước ra đời từ thời xây thành Cổ La Kinh An Dương Vương, Năm 225 trước công nguyên Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào, nguồn tư liệu nào khẳng định một cách thuyết phục Múa rối nước ra đời từ đâu và vào thời điểm cụ thể nào Theo GS Trần Văn Khê và nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng thì nguồn gốc, xuất xứ của Múa rối nước cho đến nay không ai biết chính xác Cái mà hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn hay viện dẫn về nguồn gốc MRN là từ bia “Sùng thiện diên linh” BY: Hoa Băng 1 Bia “Sùng thiện diên linh” do thượng thư bộ hình của Lý Nhân Tông là Nguyễn Công Bật viết và dâng lên vua năm 1121 Nếu căn cứ vào bia thì có thể khẳng định MRN ra đời từ thế kỷ XII, nhưng lại mâu thuẫn với lời văn trong bia: “Sau khi thể nghiệm lâu đời, thấy cái trò rất hay nên mới dâng cho nhà vua xem tại sông Lô” Đã “thể nghiệm lâu đời” thì MRN có thể có trước thế kỷ XI, XII Nhưng trước thời điểm đó, ta không rõ diện mạo của MRN như thế nào Các giai đoạn của múa rối nước ở Việt Nam: - Thời kỳ thứ nhất: một trò chơi của nhân dân lao động, thợ thủ công, nông dân, không phổ biến rộng Phạm vi một vài gia đình, dòng họ, địa phương Xuất hiện trước thời Lý - Thời kỳ thứ hai: Hình thành một nhóm người chơi rối của nhân dân lao động, tiến lên xuất hiện gánh rối, phường rối, bắt đầu xuất hiện ở địa phương đông người xem, lan rộng ra các vùng lân cận Có thể có trước thời Lý, nhưng phát triển cực thịnh nhất vào thời này rồi theo từng giai đoạn Ở thời kỳ này đình, chùa, cung đình cũng biết đến, múa rối nước được diễn trong những ngày hội, ngày lễ lớn Có thể có từ trước thế kỷ XI nhưng rầm rộ nhất là vào thời Lý – Trần - Thời kỳ thứ ba: Có nhiều cơ sở múa rối Có sự giao lưu, thi đấu, học hỏi, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phường, gánh rối Nội dung chủ yếu phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày Các phường rối ghanh đua nhau tìm ra cái tôi để tôn vinh đơn vị mình và thu hút sự quan tâm của công chúng - Thời kỳ thứ tư (1945 -1954) Sau cách mạng tháng Tám Mục đích chủ yếu phục vụ công cuộc giải phóng dân tộc, phong trào phụng sự tổ quốc, coi nhẹ tính kinh tế Nhiều kho tàng rối cả về cơ sở vật chất và nội dung bị mất mát do chiến tranh Tiết mục về lễ giáo phong kiến bị bãi bỏ dần, tiết mục lịch sử sản xuất và chiến đấu được tăng cường - Thời kỳ thứ năm (1954 – 1975): Hòa bình lặp lại trên miền Bắc Việt Nam Hoạt động rối và một số phường rối được phục hồi Múa rối trở thành tài sản của dân tộc, được sự quan tâm và đầu tư duy trì, phát triển Thời kỳ lập lại hòa bình ở Đông Dương 1954, các phường rối nước cổ truyền được phục hồi, phục vụ nhân dân địa BY: Hoa Băng 2 phương là chủ yếu Năm 1956 Đoàn múa rối Trung ương được thành lập Đây là mốc quan trọng cho nghệ thuật múa rối Việt Nam Thời kỳ này đã tổ chức nhiều cuộc liên hoan, hội diễn trao đổi kinh nghiệm về múa rối nước, những kịch bản rối nước đầu tiên từ trò tiến lên chuyện của Nhà hát múa rối Trung ương: Thi hóa Rồng, Trần Hưng Đạo bình Nguyên đã thể hiện những bước đầu trong công việc nghiên cứu phát triển và nâng cao các tiết mục rối nước - Thời kỳ thứ sáu (1973 -1975) Múa rối nước tiếp tục được phục hồi, nhiều tiết mục mới được ra đời Các phường rối: Nam Chấn – Nam Định, Vĩnh Bảo – Hải Phòng, Nguyên Xá – Thái Bình… đã có nhiều buổi diễn phối hợp, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm… - Thời kỳ thứ bẩy (1975 – 1986) Ngày 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc Múa rối từ Hà Nội lan truyền vào Nam Trình độ kỹ thuật và nghệ thuật của múa rối nước nâng lên, từ nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn, trang trí đến ánh sáng sân khấu… Nhiều phường rối dân gian được phục hồi nhưng chỉ tồn tại “cầm cự” thậm chí lại tan rã - Thời kỳ thứ tám (Từ sau Đổi mới 1986 đến nay) Nhiều phường rối nước dân gian được quan tâm phục hồi và đầu tư Múa rối nước chuyên nghiệp khá phát triển Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam bước vào Sân khấu múa rối thế giới và khẳng định được vị trí của mình Ngày nay đối với bạn bè thế giới, múa rối nước là một nghệ thuật rất độc đáo của Việt Nam, hầu như người nước ngoài nào đi du lịch đến Việt Nam đều muốn được thưởng thức những màn trình diễn múa rối nước Câu 2: nguồn gốc, danh xưng, quá trình phát triển của quan họ? TRẢ LỜI Danh xưng: Hai chữ Quan họ Nghĩa của tên gọi Quan họ có nhiều cách giải thích khác nhau; có thể chia thành hai luồng chính: BY: Hoa Băng 3 + Người dân vùng Quan họ truyền miệng về những cách giải thích của làng mình + Những người nghiên cứu giải thích theo sự khảo cứu của từng người Trước hết, điểm qua những cách giải thích của người vùng Quan họ Người vùng Quan họ thường giải thích bằng trí nhớ truyền miệng những thuyết tồn tại lâu đời ở làng mình Người vùng Bịu (Hoài Thị, Bịu Sim huyện Tiên Du cũ) và vùng Diềm (Viêm Xá, huyện Yên Phong), cho rằng gọi là hát Quan họ vì tiếng hát ấy là tiếng hát giữa hai họ nhà quan kết bạn với nhau Truyền thuyết gắn tiếng hát với một người có thật trong lịch sử là Trạng Bịu, tức Nguyễn Ðăng Ðạo, đỗ trạng nguyên khoa 1684, người Hoài Thượng, huyện Tiên Du, cho rằng ông có công đặt ra cách ca hát Quan họ Người vùng Châm Khê (Bùi Xá, huyện Yên Phong) truyền rằng: lối hát Quan họ là lối hát giữa quan viên họ nhà trai và quan viên họ nhà gái Vậy, tiếng hát của quan viên hai họ được gọi tắt là hát Quan họ Người vùng Chè, Quả Cam, Thị Cầu lại gắn tiếng hát Quan họ với những truyền thuyết Chuyện rằng: Chúa Trịnh Sâm đi du xuân, thấy một người con gái đang cắt cỏ trên núi Chè (có nơi kể là núi Long Khám, có nơi kể là núi Qủa Cảm ) vừa cắt cỏ vừa hát: Tay cầm bán nguyệt xênh xang Bao nhiêu cây cỏ lai hàng tay ta Tiếng hát hay khiến quan quân phải họ lại (dừng lại) để nghe Thấy người đẹp, hát hay, bài hát lại chứa đựng khẩu khí "trị, bình", chúa vời về cung, trở nên bà chúa Dân gian cho là tiếng hát kia tạo nên sự may mắn, hạnh phúc nên đua nhau hát, nên tiếng hát lan rộng, ngày càng bầy đặt ra nhiều, trở thành lối hát gọi là hát Quan họ Cũng gần giống truyền thuyết trên nhưng lại gắn với cuộc du xuân cầu duyên, cầu tự của Lý Thánh Tông qua vùng Cầu Lự, Siêu Loại (Thuận Thành) và cô gái hát ấy là ỷ Lan, sau thành nguyên phi, rồi hoàng hậu, rồi hoàng thái hậu nhà Lý Người vùng Hồi Quan (nay thuộc huyện Tiên Sơn) lại kể rằng: Lý Công Uẩn chạy giặc, dân muốn cản quân quan giặc nên ùa ra đường hát làm quan quân phải họ lại, dừng lại, để BY: Hoa Băng 4 Lý Công Uẩn chạy thoát Tuy chi tết khác nhau, nhưng các truyền thuyết trên đều giải thích Quan họ là tiếng hát làm quan quân phải họ lại, dừng lại Như vậy, qua truyền thuyết dân gian, ít nhất, tên gọi Quan họ được giải thích bằng 4 nghĩa: - Tiếng hát họ nhà quan - Tiếng hát quan viên hai họ trong đám cưới - Tiếng hát hay, làm quan quân họ lại, dừng lại - Tiếng hát giữa hai làng kết chạ, kết họ, do một vị quan nào đấy tác thành Ý kiến của một số nhà nghiên cứu về tên gọi Quan họ có mặt khác Các tác giả cuốn sách Dân ca Quan họ Bắc Ninh cho Quan họ là danh từ kép chỉ nhóm người ca hát với ý nghĩa coi trọng Và lối hát, tiếng hát gắn liền với tập thể gọi là Quan họ nên cũng gọi là hát Quan họ Trong một tham luận đọc tại hội nghị khoa học về sưu tầm, nghiên cứu Quan họ lần thứ 4, năm 1971, Mấy ý kiến về vấn đề tìm hiểu nguồn gốc dân ca Quan họ, Lê Thị Nhâm Tuyết, Viện Dân tộc học, đã giành một phần tham luận để "tìm hiểu nguồn gốc của cái tên Quan họ " Tác giả cho rằng từ quan không phải là một từ Hán Việt vay mượn mà đã có từ thời Hùng Vương trong từ kép quan lang là một từ Việt cổ trước khi nhập vào từ quan Hán Việt, và có nghĩa là người đàn ông Còn từ họ chỉ một cộng đồng gắn theo máu mủ, huyết thống, và đã có nhiều thời kỳ cộng đồng này mang ý nghĩa vai trò của những đơn vị xã hội (những công xã thị tộc), sau này thành những làng Do những lý do lịch sử những công xã thị tộc ấy có thể tách ra làm hai (hoặc nhiều hơn), những người đàn ông trong họ (Quan họ) mới tách ra, dẫn dân mình (họ mình) về làng gốc chơi và hát theo tục lệ, nên lối chơi và hát ấy cũng được gọi tên là hát Quan họ như trường hợp hát quan làng hát đám cưới - Tày, Nùng Tác giả đã giả định như vậy sau khi so sánh thấy hát quan làng, gọi tên như vậy để chỉ một loại dân ca đám cưới, chỉ vì một điều giản dị: "Quan làng là người đại diện cao nhất của họ nhà trai có thẩm quyền bàn bạc về tất cả mọi việc liên quan tới nghi lễ và tổ chức cưới hỏi với nhà gái Quan làng phải thuộc nhiều bài hát đám cưới để đối lại với họ nhà gái "" BY: Hoa Băng 5 Nhà nghiên cứu văn học dân gian nổi tiếng Vũ Ngọc Phan, trong bài viết Mấy ý kiến sơ bộ về dân ca Quan họ, theo tác giả, Quan họ là tiếng hát của quan viên họ Lý hát để mừng vua khi vua về thăm quê hương Nhìn chung lại, sự giải thích về tên gọi Quan họ thì có nhiều, nhưng chưa có cách giải thích nào có thể coi là hoàn toàn thoả đáng Vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu Có lẽ hiện nay nhiều người nghiêng về cách giải thích: Quan họ là quan viên họ nhà trai và quan viên họ nhà gái trong đám cưới; tiếng hát này, chặng đường đầu gắn liền với hát đám cưới, giữa quan viên hai họ, nên được gọi tắt là tiếng hát Quan họ sau này, trở thành tiếng hát hội, tiếng hát họp bạn, v.v của trai gái, tiếng hát phong tục của cả cộng đồng một vùng, tiếng hát ấy vẫn được gọi là hát Quan họ Nguồn gốc và Quá trình phát triển của Quan Họ Đây là vấn đề phức tạp và chưa được giải quyết Nhưng cũng cần nắm một số ý kiến chính Cuốn sách Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã giành nhiều trang viết đề cập đến nguồn gốc và quá trình phát triển của dân ca Quan họ Về nguồn gốc lâu đời, sau khi so sánh những yếu tố giống nhau, các tác giả giới thiệu những giả thuyết có căn cứ là: Quan họ có chung nguồn gốc lâu đời với hát Lượn của người Tày, hát Đang của người Mường, hát Ghẹo ở Phú Thọ, hát Xoan ở Hạc Trì (Phú Thọ) Các tác giả cho rằng muốn tìm nguồn gốc lâu đời của tiếng hát Quan họ, ta có thể tìm thấy ở hình ảnh của đôi nam nữ giao chân tay nhau ngồi hát đã ghi lại trên trống đòng Ngọc Lũ (Nam Hà) và Hoàng Hạ (Hà Tay cũ), cách đây khoảng gần 3000 năm trước tức là vào thời gian ấy đã có hát giao duyên nam nữ Lối hát ấy, đến thế kỷ XV vẫn tiếp diễn, phát triển gọi là hát Lý Liên (Theo Đại Việt sử ký toàn thư) Cùng thời với trống đồng Ngọc Lũ và Hoàng Hạ có khu làng cổ 3000 năm cũ trên đất Quan họ tìm thấy qua khu di chỉ khảo cổ học sơ kỳ thời đại Đồng thau Từ Sơn Tác giả kết luận: “Nguồn gố lâu đời nhất của Quan họ, chúng ta có thể tìm thấy ở đây” Nhưng các tác giả đều cho rằng, lối chơi và tiếng hât Quan họ không ngừng biến đổi theo thời gian Vì vậy hệ thống bài ca và lề lối mà ta nhận biết được hôm BY: Hoa Băng 6 nay, về cơ bản là sản phẩm sáng tạo của những thế kỷ sau, nhất là những thế kỷ của thời kỳ phong kiến độc lập sau này với những mốc lịch sử đáng ghi nhận: (1) Thời Lý – Trần (1010 – 1400) với những thành tựu rực rỡ của việc xây dựng văn hóa văn minh Đại Việt, nhất là sự nở rộ của những thành tựu văn hóa, nghệ thuật dân gian, dân tộc, sự trân trọng yêu quý am hiểu văn hóa nghệ thuật của các triều Lý, Trần cùng với ý thức tự tôn dân tộc phát triển, tất cả đã ảnh hưởng trực tiếp đến bước tiến của Quan họ, có thể đã tạo nên một bước ngoặt đáng kể, đưa Quan họ từ hình thức giao duyên cổ sơ chuyển sang một sinh hoạt ca hát có lề lối, quy củ và trình độ nghệ thuật mới (2) Thời Lê, nhất là từ thời Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) trở đi, thời thịnh trị, trong đó có những bước tiến mới trong lĩnh vực văn học của đất nước, lại thêm đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo trên quê hương Quan họ, khiến đội ngũ sáng tạo đối với Quan họ ngày càng được bổ sung với những trình độ mới Đến thê skyr XVIII trở đi, khi nghệ thuật thơ ca trong hệ thống truyện Nôm tiến tới những đỉnh cao, thì dân ca Quan họ mới mang trong mình nó “những ngữ ngôn hình tượng thực đẹp, thực tế nhị và một nội dung trữ tình thật sâu sắc” Về mặt làn điệu âm nhạc, sau thế kỷ XIII, cũng mở ra sự giao lưu rộng rãi BắcNam “nên các nhạc điệu, ca hát miền Nam, miền Trung, các điệu Lý, Dặm, phường Vải được dịp đến Bắc Ninh nhiều hơn trước và có ảnh hưởng nhiều đến dân ca Quan họ” (3) Những năm đầu thế kỷ XX, nghệ thuật Chèo, Nhà Tơ, Cải lương Nam Bộ, ca Huế phát triển gia nhập vào Quan họ, khiến nhiều bài được Quan họ cải biên từ hát Chèo (Con chim khoan đề, Gánh vàng đi đổ, Trống cơm ) từ hát Nhà Tơ (ca Trù) như: Nhất Quế nhị lan, Giọng Quỳnh, Chim khôn đỗ nóc thầu dầu, Bút huê thảo Có ý kiến cho rằng phần lớn những giá trị nghệ thuật âm nhạc và thơ ca Quan họ là phần sáng tạo của con người cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhất là những bài có làn điệu âm nhạc và lời ca hay Ý kiến này căn cứ vào sự trau chuốt của lời ca và sự mở rộng về giao lưu về âm nhạc Quan họ với âm nhạc nhiều miền của đất nước, nhất là bài bản trong hệ thống giọng Vặt BY: Hoa Băng 7 Về quá trình phát triển của dân ca Quan họ, nhiều ý kiến lấy mốc thời Lý, Trần (XI-XIV) rồi thời Lê sơ (XV), thời Lê Trung Hưng (XVIII), thời Nguyễn (XIX) là những chặng tiến triển khác nhau, đua dần dân ca Quan họ đạt đến những đỉnh cao của cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Câu 3: Tính đa dạng và thống nhất trong Then? Giống như các hình thức văn hóa tín ngưỡng dân gian khác Then chịu sự tác động của quy luật truyền lan của folklore mà đặc trưng của nó là tính tương đồng và dị biệt Trên thực tế cho thấy, mặc dù có những điểm giống nhau cơ bản về phương thức cũng như nội dung hành lễ nhưng đi vào cụ thể vẫn tìm thấy sự khác nhau ở mỗi dòng then, thể hiện qua văn bản hành lễ, hình thức diễn xướng và ở hệ thống điện thần, Câu 4: Xòe Thái? + Trình bày 1 loại hình nghệ thuật mà em thích? Dân tộc Thái là một trong những dân tộc vốn có nền dân vũ khá phong phú Một trong những điệu múa phổ biến nhất của dân tộc này là những điệu xòe duyên dáng, dịu dàng làm say mê ngây ngất lòng người Múa xòe còn có tên khác là "Xe khăm khen" Múa xòe có từ bao giờ không ai nhớ nổi, chỉ biết từ xa xưa, người Thái vùng cánh đồng Mường Lò (Yên Bái) đã có câu hát: “Không xòe không vui/Không xòe cây ngô không ra bắp/Không xòe cây lúa không trổ bông/Không xòe trai gái không thành đôi” Vì thế mà chẳng cuộc vui, ngày hội nào của đồng bào Thái đất này có thể vắng bóng những điệu xòe, dù là ngày vui nhỏ của mỗi gia đình hay lễ lớn của cả bản cả làng "Anh không xòe thì hoa héo đi/ Em không xòe trời xuân qua đi " Nghệ nhân Lò Văn Biến, người đã có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa đồng bào Thái Tây Bắc lý giải, do sống giữa thiên nhiên hùng vỹ, cùng với sự cần cù, tinh thần sáng tạo trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, nên mỗi khi hoàn thành một BY: Hoa Băng 8 công việc trọng đại, người Thái Mường Lò lại nắm tay nhau quanh đống lửa, nhảy múa ăn mừng Những điệu xòe hình thành từ đó Xòe có thể phân chia ra làm hai hình thức chính đó là xòe vòng và xòe biểu diễu: Xòe vòng là hình thức múa tập thể sơ khai nhất, là nét sinh hoạt vui chơi của người Thái xưa và nay Xòe biểu diễn là hình thức xòe phát triển vào những năm 1940 và do gái xòe biểu diễn Đặc điểm của muá xoè : Không gian, thời gian, đối tượng tham gia diễn xướng: Địa điểm tổ chức múa xòe vòng thường diễn ra ở các bãi đất trống, ở sân nhà, trên sân khấu, dưới gốc cây hoặc nhà văn hóa thôn, bản vào những ngày vui như lễ hội, tết Xíp xí, lễ mừng cơm mới, mừng nhà mới, cúng giỗ Xên bản, Xên mường, sinh hoạt Hạn khuống Nếu như xòe vòng là một điệu múa tập thể vui nhộn, số người tham gia không hạn chế, không phân biệt già trẻ, trai gái, tôn giáo, đẳng cấp Mọi người đều có quyền vui và được phép nắm tay nhau nhảy múa Thì xòe biểu diễn là do gái xòe biểu diễn Âm nhạc: Âm nhạc và dàn nhạc của xoè thông thường là một chiếc trống, 2 hoặc 3 cái chiêng, một đôi chũm chọe và mấy ống tre dỗ trên máng gỗ Có khi còn dùng cả pí, khèn bè, tính tẩu Cũng là dàn nhạc và nhịp điệu ấy, nhưng tuỳ lúc và tính chất buổi xòe mà cách đánh và chuyển âm khác nhau Tuỳ từng vùng, nhạc cụ làm nền có khác nhau Nếu như ở Quỳnh Nhai (Sơn La) các điệu xoè uyển chuyển trong tiếng đàn tính, thì ở Mường Lò (Yên Bái) các điệu xoè sôi nổi, bay bướm, trong nhịp trống, chiêng, khèn, pí… Một số điệu xòe cổ: Xoè vòng (Xé vóng): Đây là điệu xoè cổ nhất, bởi sự đơn giản trong bước vũ BY: Hoa Băng 9 Múa xòe Thái là một điệu múa tập thể vui nhộn, số người tham gia không hạn chế, không phân biệt già trẻ, trai gái, tôn giáo, đẳng cấp Mọi người đều có quyền vui và được phép nắm tay nhau tiến lùi theo nhịp trống 2/4 Người múa xòe đứng thành vòng tròn nắm tay nhau, thường thì nam, nữ đan xen Vòng xòe ban đầu ít người thì một vòng nhỏ hẹp; nhiều người thì vòng lớn, nhiều hơn nữa thì vòng tròn kép: vòng lớn ngoài, vòng nhỏ trong Nếu vòng đơn thì vòng xòe quay ngược chiều kim đồng hồ, nếu vòng xòe kép thì các vòng xòe quay ngược chiều nhau trông rất đẹp mắt Nếu số người chơi nhiều lên nữa, hội xoè được thiết kế thành các vòng tròn đồng tâm, “tâm” được xác định bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa (nếu vào ban đêm) Khi ấy, vòng xoè này vận động theo chiều kim đồng hồ, thì vòng xoè kia vận động theo hướng ngược lại Tuỳ theo tính chất của từng cuộc vui, nếu là vòng xoè đám cưới hoặc tiệc mừng nhà mới chẳng hạn, về cuối xoè vòng có thể tách ra thành xoè cụm, xoè nhóm hoặc xoè đôi Điệu xoè thể hiện sự gắn kết bền vững của cộng đồng, chuyên chở khát vọng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong sự vận động không ngừng của đất trời, vạn vật Từ điệu xoè vòng, dần dần phát triển thành các điệu xoè cổ khác ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh lớn lao: Điệu vòng tròn vỗ tay (ỏm lọm tốp mứ): Các vũ công bước theo vòng tròn từ trái qua phải rồi ngược lại, nhảy co từng chân và đồng thời vỗ tay theo nhịp trống, tạo nên không khí vui tươi, rộn rã, thể hiện niềm vui của cộng đồng sau mùa vụ bội thu, săn bắt thú rừng, mừng nhà mới, đám cưới, hội xuân… Điệu bổ bốn (phá xí): Người tham gia xếp thành hai hàng từ hai bên, quay mặt vào nhau, tay trong tay, tiến vào tạo thành vòng tròn Từ vòng tròn trung tâm toả ra thành bốn vòng tròn nhỏ xung quanh như bông hoa ban năm cánh Các vòng tròn nhỏ lúc biến thể thành các hình vuông, lúc tạo thành các hình thoi hoặc hình bình hành, các vũ công vừa biến đổi tạo hình, vừa nhún bước theo nhịp trống, tay đan chạm vào nhau trong bước tiến BY: Hoa Băng 10 1.Phường múa rối nước dân gian Đào Thục Phường múa rối nước dân gian Đào Thục ở Thôn Đào Thục - xã Thuỵ Lâm – Đông Anh – Hà Nội đã có lịch sử gần 300 năm Ông tổ truyền nghề múa rối nước cho làng Đào Thục là ông Nguyễn Đăng Vinh tự Phúc Thiêm, làm đến chức nội giám, thời vua Lê Ý Tông (năm 1735-1740) Khi làm quan "nội giám" trong triều, ông đã tiếp thu được nghệ thuật rối nước của các phường rối biểu diễn phục vụ triều đình Trở về làng, ông thành lập một Phường và trực tiếp dạy cho những người trong làng nghệ thuật biểu diễn múa rối nước Dân làng Đào Thục lấy ngày 24-2 âm lịch (ngày mất của ông) làm lễ dâng hương tưởng nhớ công đức của ông tổ nghề Những tích trò nổi tiếng nhất là "Ba khí giáo trò", “Lên võng xuống nước", "Trâu chui ống", "Phùng đánh hổ", mới đây nhất là tích trò "Tặng hoa ngày hội", "Rước ảnh Bác Hồ", "Hà Nội 12 ngày đêm" Vào Ngày hội các văn hóa dân tộc năm 1989, phườngrối nước Đào Thục đã đoạt huy chương vàng toàn đoàn Tháng 8-1994 - tham gia liên hoan múa rối nước toàn quốc lần thứ nhất - phường rối nước Đào Thục lại giành huy chương bạc và giải thưởng cho những tích trò đặc sắc 1 số nghệ nhân:, Phường có sự tham gia của các nghệ nhân cao tuổi là các ông, bà: Tiệp, Nghiêm, Mạnh, Trúc,Đinh Viết Văn 2.Phường nghệ thuật Múa rối nước Hồng Phong (Phường Rối nước Hồng Phong) Phường nghệ thuật Múa rối nước Hồng Phong nằm ở Thôn Bồ Dương, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, ra đời Căn cứ vào hình ảnh chú Tễu vật nhau, chú Tễu giáo đầu, sóc leo cây, và nhiều chi tiết liên quan đến quân trò rối còn lưu trên các bức chạm khắc tinh xảo tại đình Bồ Dương chạm trổ trên hoa văn tinh xảo ở đình làng, người ta chỉ có thể đoán rối nước có ở nơi đây từ trước thế kỷ 17 Phường nghệ thuật múa rối nước trước kia là tổ chức tự phát, sinh hoạt theo ý thức văn hóa làng xã Trong kháng chiến kiến quốc, phường múa rối nước tạm ngừng hoạt động, những quân rối trở thành nạn nhân của chiến tranh khi bị giặc càn quét BY: Hoa Băng 22 vào làng Một thời gian dài, tưởng như nghệ thuật múa rối nước Bồ Dương bị biến mất, không thể khôi phục được, các con rối bị mất và hư hỏng nặng, không thể hoạt động được Hòa bình lập lại, được sự quan tâm của chính quyền xã với sự nhiệt tình của các nghệ nhân các dòng họ Ngô, Nguyễn, Phạm, Đặng…, phường múa rối nước Hồng Phong tiến hành dàn dựng lại các tích trò và phát triển như ngày nay Tháng 3 năm 1990, Ủy ban nhân dân xã Hồng Phong đã ra Quyết định khôi phục phường múa rối nước Hồng Phong Tháng 9 năm 1992, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Thanh (nay là UBND huyện Ninh Giang) ra Quyết định thành lập Phường nghệ thuật múa rối nước Hồng Phong Phường có các tích trò cổ, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, gắn với cuộc sống hàng ngày của người dân lao động như: Kim quy đốt lá súy, Đấu ngựa cửa sóc, Cắm cờ hội, Tiên mời trầu, Đấu vật, Múa rắn, Múa cá, Chọi trâu, Câu ếch, Cáo bắt vịt, Sản xuất nông nghiệp, Múa tiên bàn, Vinh quy bái tổ, … và một số trò đương đại như: Đền ơn đáp nghĩa, Bảo vệ an ninh, Chống mất cắp cổ vật, Tiếng trống phủ Hạ Hồng … Các tích trò nói lên mong muốn của người dân lao động chiến thắng thiên nhiên, làm nên những mùa vàng bội thu Nghệ nhân: Vũ Văn Doãn, Phạm văn Phóng, Phạm Văn Khoáng, Phạm Văn Tòng 3.Phường rối Nam Chấn (làng Rạch, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.) Nam Chấn được coi là một trong những phường rối nước lâu đời nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ, tương truyền có từ năm 1775 Đây cũng là phường rối đầu tiên có diễn viên nữ và có số lượng tích trò phong phú, được các nhà hát múa rối và phường bạn khai thác Xưa kia Nam Chấn là xã Cổ Chử, tổng Đỗ Xá, nay là xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định Tương truyền, rối nước phường Nam Chấn có từ năm 1775, do một người thợ chạm khởi nghiệp Theo các bậc cao niên kể lại, ngày xưa cụ Mai Văn Kha làm nghề thợ chạm ở thôn Rạch đứng ra tập hợp những người tạc tượng giỏi trong làng, lập nên phường rối nước Sẵn nghề trong tay, họ đục những quân rối như Tễu, Tiên, Tứ linh diễn thử tại ao đình, ban đầu chỉ để phục vụ dân BY: Hoa Băng 23 làng sau những giờ đồng áng mệt nhọc Sau dần, rối nước Nam Chấn phát triển và lưu truyền đến ngày nay Ở Nam Chấn hiện nay có năm dòng họ vẫn giữ nghề rối nước, đó là các họ Phạm, Phan, Đặng, Lê, Mai Phường rối năm nào cũng biểu diễn vào dịp hội làng (16 tháng Giêng), đặc biệt là hội Kỵ Mẫu (11 đến 13 tháng Ba Âm lịch) phường đều diễn và dâng lễ cúng thần Ổi Lỗi, là vị Tổ nghề của phường các nghệ nhân: Phan Văn Niệm, Phan Văn Mao,… Nam Chấn là phường rối có nhiều tích trò nhất hiện nay Hiện nay phường có tất cả 40 tích trò, đều là thừa kế từ xưa Một số tích trò diễn khá công phu, như một vở kịch, chẳng hạn như vở Trần Hưng đạọTích trò dài nhất diễn trong khoảng 1 giờ Các tích trò phần lớn được truyền lại từ những thế hệ trước, chủ yếu xoay quanh cuộc sống của người nông dân như bắt cá, cày bừa, dệt vải, múa lân, múa sư tử Một số trò khá lạ như Tiểu giáo đầu, Kéo cá dâng hoa, Câu ếch, Lân tranh cầu "Nam Chấn là một trong những phường rối có công rất lớn đưa rối nước Việt Nam ra thế giới và góp phần đưa rối nước trở thành di sản văn hóa của Việt Nam" 4.Phường rối Đồng Ngư Rối nước Đồng Ngư (Làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) Các cụ ở làng Đồng Ngư nay kể lại, nghề rối nước Đồng Ngư được các thế hệ truyền lại có từ cuối thời Lý, tuy nhiên chưa có tài liệu nào ghi cụ thể Ở phòng truyền thống của phường rối nước làng Đồng Ngư còn lưu giữ một bức tượng phủ sơn màu nâu, cao 20cm làm bằng gỗ mít Theo các cụ cao niên trong làng cho biết đây chính là tượng Tổ trò của làng Ông là người có công truyền dạy trò múa rối cho dân làng và được nhân dân tôn làm Thánh tổ tiên sinh Ngày mất của ông là ngày 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm và ngày này trở thành ngày Giỗ tổ trò của làng Chủ đề múa rối nước làng Đồng Ngư gồm: Những sinh hoạt đời thường thể hiện qua những trò Chăn trâu, Cấy lúa, Đánh cá…; Chủ đề lễ hội với các tiết mục Đánh đu, Rước kiệu, Hát quan họ…; Những trích đoạn chuyện cổ tích như Tấm Cám, Thạch Sanh đánh chăn tinh… BY: Hoa Băng 24 Trong số các tích trò thì có hai tiết mục đặc sắc nhất của rối nước Đồng Ngư phải nhắc đến là “Hái cau mời trầu” và “Quan họ giã bạn” Chính những tiết mục này đã mang đến cho rối nước Đồng Ngư nét độc đáo riêng có trong làng nghệ thuật rối nước dân gian Nét đặc sắc nhất và riêng có của nghệ thuật rối nước Đồng Ngư là tất cả các tích trò đều sử dụng lời hát dân ca Quan họ Trước năm 1945, phường múa rối nước làng Đồng Ngư chủ yếu biểu diễn phục vụ nhân dân trong làng vào những dịp nông nhàn, hội hè, đình đám và đi biểu diễn giao lưu với các phường rối bạn Sau Cách mạng Tháng Tám, trò múa rối nước mai một dần Năm 1986, được sự giúp đỡ của Viện Văn hóa, chính quyền địa phương, Phường rối nước Đồng Ngư được thành lập với sự tham gia của 40 nghệ nhân tâm huyết với nghề Một số nghệ nhân tiêu biểu như: Nguyễn Thành Lai, Nguyễn Bá Đổng, Nguyễn Đăng Phải, Nguyễn Đăng Duy, Nguyễn Bá Khoảng, Nguyễn Thanh Trãi Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn múa rối nước của làng Đồng Ngư, năm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Câu 10: So sánh hiện tượng nhập hồn trong then cấp sắc của người Tày với hầu bóng của người Kinh? (so sánh nhập đồng trong then với lên đồng của người kinh) Trả lời: Ngoài xuất hồn ra thì nhập đồng cũng là một trong những phương thức làm nên đặc điểm của nghi lễ Then, Pụt So với các lễ nhập đồng được tổ chức một cách bài bản như của người kinh thì nhập đồng chỉ là một hoạt động bổ trợ nằm trong chương trình nghi lễ Then Nhập đồng có ở cả một số nghi lễ then thường nhưng quy mô, bài bản hơn cả là ở các Then đại lễ như Then cấp sắc với mục đích mời các tướng xuống khám cỗ và giao lưu với con hương đệ tử Phần hội nói chung và nhập đồng nói riêng là một nội dung không thể thiếu được trong các đại lễ của Then Pụt BY: Hoa Băng 25 Mục đích của nhập đồng trong đại lễ của Then, Pụt là thể hiện sự hiện diện của các vị thánh thần để làm sinh động và linh thiêng thêm cho buổi lễ về cơ bản đây là nghi thức nằm trong quy định vốn có của nghề Pụt với các hình thức nhập đồng lúc khởi đầu có lẽ là nhập suồng chèo thuyền trên đường đi giao lễ và nhập đồng tự nhiên bột phát các vị tổ tiên hoặc tổ sư của nghề pụt Để hiểu rõ hơn, bảng so sánh một số tiêu chí nhập đồng của Then Nam ở Cao Bằng với lên đồng của ông bà đồng người Kinh: Tiê Then nam Cao Bằng Ông/bà Đồng Nằm một phần trong chương Một lễ lên đồng riêng u chí so sánh Qu y mô nhập trình lễ cấp sắc biệt có chuẩn bị đồng Đối tượng 1, Các Suông (phu trèo thuyền), nhập thông qua động tác múa trèo - Các chư vị thần tướng trong hệ thống Tam phủ, Tứ được nhập thuyền phủ, gồm: Các Mẫu, Ông đồng Hoàng, các Cô, các Cậu,… 2, Tổ tiên, tổ sư 3, Nhập tướng Hỏa Thang khám -Nhập tướng Ngũ Hổ cỗ và lễ vật 4, Các vị tướng nghề Phya Cắm, Thiên Bồng Thiên Du, Ngụy Trưng Tiêu Độc Cước 5, Nhập tướng hổ, Nam Hai Lý do nhập Nhập theo bài bản quy định của nghi lễ với cả 3 đối tượng 1, 2, 3 đồng Nằm trong chương trình tổ chức lễ lên đồng do mưu cầu tài lộc hoặc chữa bệnh… mang tính chất tự nguyện của bản thân ông/bà đồng Đối tượng BY: Hoa Băng 26 được nhập tùy theo căn của Ng - Có hai người hầu nam gọi là ông/bà đồng - Hai người hầu dâng ười phục Thẳng tướng (ở nữ gọi là Nàng hương), ( nam hoặc nữ) phục vụ ông/bà vụ có nhiệm vụ phục vụ các then trước và đồng trong quá trình nhập trong quá trình nhập đồng: dâng đồng: dâng nước, rượu thuốc, hương, chuẩn bị ghế ngồi, phủ diện,… hương, thay lễ phục khi chuyển - Các thầy Then đàn hát và múa giá đồng,… đón tướng(múa chần chực tướng) - Cung văn xướng và hát có nhạc cụ phục vụ cho việc Thủ - Không cần chuẩn bị cho các trình diễn của các ông bà đồng Có các thủ tục chuản bị tục đón trường hợp nhập các đối tượng 1- trước và sau khi Thánh giáng các đối Suông, 2 - tổ tiên tổ sư và 5 - tướng hổ do hai Hầu dâng thực hiện tượng - Có thực hiện các nghi thức đón nhập đồng Tướng ở đối tượng 3 do hai người hầu thực hiện: Chuẩn bị ghế hoa để tướng ngự, hát mời tướng kèm múa chầu đón tướng, dâng hương sau khi tướng nhập Hìn - Giáng tự nhiên không cần trùm h thức khăn, mở khăn đối với đối tượng 1- giáng - Giáng trùm khăn đối với các giá Thánh Mẫu Suông - Giáng mở khăn đối với Trùm khăn đỏ phủ diện với đối tượng 2 các thánh từ hàng quan trở xuống - Nhập xong mới phủ diện đối Mụ c đích nhập đồng của các đối tượng BY: Hoa Băng với các đối tượng 3, 4 – các tướng - Thể hiện sự hiện diện của mình – đối tượng 1, 4 Trong cùng một đối tượng có các mục đích nhập - Gặp gỡ trò chuyện và dặn dò con cháu, đệ tử, đối tượng 2 đồng như sau: - Thể hiện sự hiện diện - Dâng hương bàn thờ tổ tiên, 27 của mình thông qua động tác khám cỗ và kiểm lễ vật, ban phát lộc và múa phán truyền bằng lời (hoặc bằng động tác) cho các con hương đệ tử - đối Số lượng - Dâng hương bàn thờ thánh, phán truyền và phát lộc tượng 3, 4 thánh cho các con hương đệ tử - Nhiều người tham gia nhập một Một người hập nhiều giá lúc các đối tượng 1, 2 người và nhập kế tiếp nhau - Một người nhập một giá với tham gia đối tượng 5 -tướng hổ nhập đồng Ng - Hai người nhập một giá liên tiếp, đối tượng 3, 4 Tiếng Tày và Tiếng Kinh Tiếng Kinh ôn ngữ của các giá nhập Có thể nhận thấy rằng giữa lên đồng trong tín ngưỡng tứ phủ của người kinh và nhập đồng trong then, pụt là hai vấn đề không hoàn toàn giống nhau về ý nghĩa, mục đích nghi lễ,… Vấn đề cần đề cập ở đây là cách thức và trình tự tiến hành một giá đồng qua so sánh thấy có nhiều điểm gần gũi giữa cách thức nhập đồng của người kinh với then Chưa kể một số chi tiết rất giống nhau, chẳng hạn như nhập đồng thần ngũ hổ của người Kinh và nhập đồng tướng hổ lang của người Tày Khi nhập các vị này người làm giá đồng đều phải bò bằng bốn chân, làm các động tác giống hổ vồ mồi… Như vậy, nhập đồng trong Then là sự kết hợp giữa hình thức nhập đồng còn mang nhiều chất hồn nhiên, nguyên sơ bản địa của pụt với hình thức nhập đồng ở dạng muộn được bài bản hóa và thủ tục hóa của các ông bà đồng người kinh Câu 11: Yếu tố saman giáo trong then? Shaman giáo (còn được gọi là vu thuật) là hiện tượng phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới Về thực chất, đây là hiện tượng lên đồng để giao tiếp với thần linh của các thầy Shaman: “Lên đồng được xem là một cách giao tiếp cùng thần linh, gồm hai BY: Hoa Băng 28 cách, hoặc thần linh nhập vào người thầy pháp (hay vào trống của thầy) hoặc ngược lại, hồn thầy chu du lên xứ sở thần linh…” (nhà nghiên cứu tôn giáo người Nga X.A Tôcarev) Do có cùng địa bàn cư trú và tương đồng về nguồn gốc tộc người nên Then của người Tày có nhiều điều gần gũi với các hiện tượng vu thuật của người Choang Trung Quốc Dưới đây là một số đặc điểm của Thầy Then được xem xét dưới góc dộ - là thầy Shaman: Trước hết, họ đều là những người có khả năng nghệ thuật (khả năng đàn và hát) đồng thời say mê Then/Pụt Vì vậy, phần lớn họ đều là con cái trong các gia đình có dòng dõi làm nghề, thừa hưởng năng khiếu sẵn có của gia đình Thực tế, các thầy Then đều - là những người đàn hay, hát giỏi và am hiểu truyền thống văn hóa dân tộc Phần lớn trong số họ đều có những biểu hiện ốm đau, bệnh tật trước khi vào nghề Dường như đó là dấu hiệu có sự không bình thường về tâm sinh lý trong cơ thể liên quan đến bước quyết định trở thành thầy Then Biểu hiện của các Thầy trước khi vào nghề như sau: + Ở trường hợp tự nguyện nối nghiệp gia đình thì thường không có biểu hiện ốm đau bệnh tật + Có hiện tượng mắc bệnh thần kinh như nói năng lẩn thẩn, bỏ nhà đi lang thang, nhảy múa bất thường, ngâm mình xuống nước lạnh… Trường hợp những bà Then hành nghề theo lối truyền khẩu + Có hiện tượng giống như bị bệnh suy nhược thần kinh, mất ngủ, không ăn uống được, người gầy mòn, lở loét, mẩn ngứa… Trường hợp này thường thấy ở nam giới + Cũng có hiện tượng trong gia đình liên tiếp gặp rủi ro như mất của hoặc có người ốm đau, chết choc Trừ trường hợp đầu tiên ra thì những trường hợp sau đều được giải thích là do bị ma Then của tổ tiên ốp làm nghề Sau khi theo học xong nghề rồi thì những bệnh tật rủi ro tự nhiên không còn nữa Như vậy, ít nhiều các thầy Then cũng có những biểu hiện tâm sinh lý không bình thường khi vào nghề - điều đó chứng tỏ họ có những điểm chung với các thầy shaman nói chung Ngoài ra họ cũng có những điểm chung với các thầy Shaman như tôn vinh quyền uy bằng cách tạo sự khác biệt so với BY: Hoa Băng 29 người thường (việc lấy vợ nhà giời, hôn phối với thần linh), sự kiêng kỵ sinh hoạt vợ chồng trước và sau khi đi hành lễ… Đại đa số các Thầy Then đều là những người yêu nghệ thuật và là những nghệ sĩ dân gian thực thụ Nghệ thuật là một trong những phương tiện giúp họ giao lưu với thần linh Sự tham gia của các hình thức nghệ thuật (hát, múa, nhảy, nhạc cụ) vào quá trình hành lễ là một đặc trưng cơ bản trong phương thức hành nghề của các thầy Shaman nói chung Trong thực tế, các thầy Then hát hay đàn ngọt thường được tín nhiệm hơn so với các thầy Then hát dở, đàn tồi Câu 12: phân tích dấu ấn văn hóa nông nghiệp trong MRN? Múa rối nước - sản phẩm của cư dân văn hoá gốc nông nghiệp lúa nước Múa rối nước thể hiện tư duy văn hoá Việt Nam gốc nông nghiệp lúa nước Rối nước là sản phẩm của tư duy nông nghiệp với các hoạt động sống gắn liền với điều kiện thiên nhiên nóng ẩm, mưa nhiều và địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc Múa rối nước gắn liền với các ao hồ, nó đồng điệu với đồng ruộng Việt Nam Việc tận dụng mặt nước làm sân khấu trình diễn là thể hiện thành quả văn hóa nảy sinh từ sự thích nghi với môi trường thiên nhiên trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Sinh ra và gắn bó với nước họ đã hoà hợp với môi trường nước và xem đó như một người bạn gần gũi góp phần cùng họ tạo nên môn nghệ thuật này Mặt khác, nhiều giá trị thực đã được biểu tượng hoá trong nghệ thuật như sân khấu rối nước trình diễn trên ao làng là môi trường sinh hoạt phổ biến ở miền quê, cũng như cây đa, bến nước nơi ao làng là nơi gắn kết dân làng với nhau, Hơn nữa, sân khấu rối nước được nhân dân xem như ngôi đình làng, bởi nhà thủy đình là một ngôi đình cổ thu nhỏ, bà con đến thưởng thức rối nước tựa như đến dự hội làng Xuất phát từ những hình nộm đuổi chim, đuổi chuột phá hoại mùa màng, dựa vào thói quen làm ruộng nước ở vùng đồng bằng mà những "nghệ nhân - nông dân" xưa đã nghĩ ra trò chơi rối nước Con rối được làm từ những đoạn gỗ thừa khi chế tạo cày bừa hoặc dựng nhà cửa Dây gai làm lưới đánh bắt tôm cá được dùng cho việc điều khiển hoạt động của con rối xuyên qua ống tre, ống sậy Bằng tính cần cù và óc BY: Hoa Băng 30 sáng tạo của người nông dân, từ những nguyên vật liệu có sẵn ở các làng quê nông thôn mà những nghệ nhân dân gian đã làm nên những con rối rất sống động Những hình nhân, hình vật trong múa rối nước đều mang dáng vẻ quê mùa, thô sơ, đơn giản chứ không phải là nghệ thuật tinh xảo, chau chuốt Từ đường nét tạo hình đến màu sắc, hình khối trông thì vụng dại, ngây ngô nhưng nó lại đạt được tinh thần nghệ thuật rất riêng của người dân quê, đó là tính chân thực, hồn nhiên trong cách biểu cảm, đó là óc quan sát tinh tế và rất hóm hỉnh, đó là trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo tài tình… Các nghệ nhân rối nước đã tái hiện trên sân khấu những mảng cuộc sống lao động thường ngày như cày cấy, chăn vịt, nhổ mạ, xay lúa, giã gạo, lấy củi, đánh cá, đi buôn, dệt cửi ; các trò vui chơi giải trí như đấu vật, đánh đu, leo thang, cưỡi ngựa, chọi trâu, bơi lội, những sinh hoạt bình thường gần gũi đó trên cái ao làng, từ nhà thuỷ đình chính là chất keo gắn kết người dân với nghệ thuật rối nước truyền thống Sự giao lưu của sân khấu với người xem cũng thể hiện đậm nét ở nghệ thuật này: các con rối đi mời khán giả ăn trầu, dẹp trật tự, giáo trò, khép trò, điển hình là nhân vật chú Tễu Múa rối nước mang tính linh hoạt cao từ việc tận dụng mặt nước làm sân khấu để diễn cũng như khả năng ứng tác linh hoạt trong quá trình biểu diễn khi xảy ra những tình huống bất ngờ Về ngôn ngữ: ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ bình dân Hình ảnh các trò rối dân dã như chăn vịt, chăn trâu, dệt vải… đã đi vào múa rối nước như một sự tích hợp những giá trị thẩm mỹ độc đáo mang sắc thái địa phương, xây dựng nên diện mạo tiêu biểu của nông thôn Việt Nam Trong các trò rối nước, có lửa và khói được sinh ra từ nước, rồi từ mặt nước lại xuất hiện cây cối, con người, ……nước và lửa lại quyện nhau, phải chăng đó là sự biểu hiện tri thức sơ khai của người đồng ruộng trong hiểu biết về Ngũ hành Rồi đến những trò múa lân, múa rồng, múa tứ linh ca ngợi tín ngưỡng vật linh của người dân đất Việt Múa rối nước Việt Nam là một loại hình nghệ thuật đặc sắc độc đáo mang đậm đà bản sắc dân tộc, bao năm qua múa rối nước đã gắn chặt với những tập tục, thờ thần, thờ thánh, cầu đảo, cầu yên, nghi lễ hội hè đình đám của làng xã Bắc bộ Việt BY: Hoa Băng 31 Nam Rối nước có thể được trình diễn trên mặt nước một khúc sông trước cửa đình, đền, chùa và dưới cây đa đầu làng vào trong những ngày lễ hội với mục đích vừa hầu Thánh, hầu Thần, hầu Phật cầu cho quốc thái dân an, cho mùa màng bội thu , thể hiện tín ngưỡng nông nghiệp, vừa giải trí cho người trảy hội Những con rối luôn gần gũi với đời sống thường nhật của người dân, góp phần không nhỏ trong việc truyền bá kiến thức sản xuất, giáo dục tinh thần yêu nước, đạo đức, lẽ sống cho mọi tầng lớp xã hội CÂU 13: vùng dân ca miền núi phía bắc? Trả lời: Miền núi phía Bắc là khu vực định cư, nơi trú cư lâu đời của rất nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Mường, Hmông, Dao, Giáy, Cao Lan, Sán Dìu, Hà Nhì, Lô Lô, Khơ Mú, Xinh Mun, Pu Péo… thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau như: Việt - Mường, Tày - Thái, Hmông - Dao, Tạng - Miến, Môn - Khơme Do vậy mà phong phú về sắc thái âm điệu và hình thức diễn xướng Hát ru có ở rất nhiều dân tộc như: tày, thái, dao, Cao Lan, Giaý, Phà Thẻn, hmông, Hát giao duyên đối đáp: hát lượn của người tày, hát Rang (mường) Hát đám cưới: phổ biến ở người Tày, nùng, thái, dao, như hát quan lang của người Tày Hát khóc: có trong lễ tang của nhiều dân tộc, thậm chí người dao, lô lô còn nhảy múa Hát kể trường ca, sử thi: khúa kế (h’mông), hát mo (mường), Hát đồng dao: người Tày, nùng, thái, h’mông Như vậy, dân ca các DT MNPB rất đa dạng về nhạc điệu, có những bài đơn sơ mộc mạc như bài “gà gáy le te” Nhưng cũng có những bài trau truốt, mượt àm với nhiều luyến láy mềm mại, uyển chuyển như lượn cọi của người Tày *Dân ca của một số dân tộc ở khu vực miền núi phía Bắc là: Thái, Mường, Tày, Hmông -Dân ca Thái: dân ca Thái tiêu biểu là những điệu "Khắp" với giai điệu trong sáng giản dị và có nhiều thể loại như: Hát tín ngưỡng, Hát mời, Hát giao duyên, Hát đồng BY: Hoa Băng 32 dao *Dân ca Mường: khá phong phú và có nhiều thể loại trong đó có thể chia làm 4 thể loại chính: + Loại hát trai gái gồm có các loại: hát Rang, hát Ví, hát Ca + Loại hát ru con + Hát Giáo bùa, phát rác + Hát Mo, hát Mỡi * Dân ca Tày: Dân ca Tày có nhiều loại: loại hát Lượn, hát Then, ngâm "phong sli" (còn gọi là ngâm thơ tình), hát Nàng lẩu (hay thơ lẩu), hát "Nàng lùa" trong mỗi loại hát trên lại có nhiều điệu khác nhau Tuy nhiên khi nói đến dân ca Tày thì thể loại tiêu biểu là: hát Lượn và hát Then *Dân ca Hmông: Dân ca Hmông có giai điệu đằm thắm trữ tình quyến rũ, giàu tình cảm, bố cục chặt chẽ Có lúc tâm tình thủ thỉ như lời bày tỏ tình yêu của đôi trai gái, khi thì sôi nổi rộn ràng Đa số các bài dân ca Hmông mang tính chất trữ tình, điển hình là các bài thuộc thể loại "khâu xìa plềnh" còn gọi là Tình ca KL: Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú đa dạng Dân ca của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có những nét riêng độc đáo Tuy nhiên, bên cạnh sự đa dạng ấy, chúng ta cũng gặp nhiều nét tương đồng Đó chính là sự đa dạng trong một thể thống nhất của dân ca Việt Nam nói riêng, âm nhạc truyền thống Việt Nam nói chung Câu 14: vùng dân ca đồng bằng trung du bắc bộ và cực bắc trung bộ? Đồng bằng Trung du Bắc Bộ và cực bắc trung bộ là một Vùng dân ca lớn Những sinh hoạt ca hát dân gian ở đây mang đậm dấu ấn văn hóa cổ truyền của dân tộc, mà chừng mực nào đó, ở mỗi thể loại đều phản ánh những sinh hoạt tinh thần của cộng đồng, xã hội người Việt xưa Những lễ nghi, lề lối, thủ tục gắn bó với hội hè, đình đám, lễ lạc theo mùa vụ, mà nổi trội lên là hội Thu và hội Xuân, ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức diễn xướng và hình thành đặc trưng nghệ thuật riêng cho mỗi thể loại Dân ca vùng đồng bằng Trung du Bắc Bộ, có nhiều thể loại như: Hát Xoan, Hát Ghẹo, (ở Vĩnh phúc và phú thọ), Hát Dô, Hát Chèo tầu, Hát Dậm, Ca trù, Chèo, Chèo Chải hê, Hát Ví, Hát Đúm, Hát Trống Quân, Cò lả, Xa mạc, Bồng mạc, Hát Quan Họ, Hát Văn, Hát Xẩm, Hát Ru BY: Hoa Băng 33 một số thể loại tiêu biểu cho các hình thức diễn xướng dân gian như: + Hát nghi lễ, tín ngưỡng: Hát Văn, Hát Dậm, Hát Chèo tầu, Hát Dô + Hát giao duyên (đối đáp): Hát Xoan, Hát Ghẹo, Hát Quan Họ, Hát Đúm, Hát Trống Quân, Hát Ví + Hát thính phòng mang tính chuyên nghiệp: Ca trù + Kịch hát dân gian cổ truyền: Chèo MÚA RỐI NƯỚC Về sân khấu Yếu tố độc đáo của rối nước là sử dụng mặt nước làm sân khấu để con rối diễn trò, đóng kịch Buồng trò rối nước (nhà rối hay thủy đình), được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam Tất cả buồng trò, sân khấu cùng trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã đúng là một đình làng thu nhỏ lại với những mái uốn cong lung linh phản chiếu trên mặt nước Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò, nó chỉ thực sự hoàn chỉnh khi đã vào chương trình biểu diễn và cũng bắt đầu mất đi ngay khi chấm dứt tiết mục cuối cùng Qua những tiết mục biểu diễn của nghệ thuật rối nước cổ truyền, những cảnh sinh hoạt bình thường về đời sống, tập tục tinh thần và vật chất truyền đời của người nông dân Việt Nam được thể hiện một cách rõ nét Về con rối Quân rối nước chính là sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian, vừa giàu tính hiện thực, vừa mộc mạc, đằm thắm, trữ tình Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, tính hài và tính tượng trưng cao Nhân vật tiêu biểu nhất là chú Tễu, thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh lạc quan Mở màn, chú Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện Để làm được một con rối hoàn chỉnh, phải trải qua rất nhiều công đoạn từ đục cốt đến trang trí và rất nhiều công đoạn mà người nghệ nhân không thể bỏ qua BY: Hoa Băng 34 Quân rối càng hoàn hảo, càng giúp cho kỹ xảo điều khiển nâng cao, khả năng diễn đạt phong phú Quân rối nước làm bằng gỗ tốt sẽ nặng và chìm và gỗ sung là chất liệu thông dụng để tạc con rối Ở đây tài năng của nghệ nhân đã đem lại cho ta cái tươi mát, đôn hậu, hiền dịu, niềm lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên, con người qua cái bình dị đơn sơ được khuếch đại và nghệ thuật hóa Quân rối nước dù tạc liền một khối gỗ hay chắp lại đều có hai phần gắn liền nhau đó là phần thân và phần đế Phần thân là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động Về kỹ thuật điểu khiển Kỹ thuật điều khiển trong múa rối nước rất được coi trọng, tạo nên hành động của quân rối nước trên sân khấu, đó chính là mấu chốt của nghệ thuật múa rối Quân rối đẹp mới chỉ có giá trị về mặt điêu khắc Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó Các nghệ nhân dân gian đã dựa vào kinh nghiệm và khả năng sáng tạo để làm ra nhiều kiểu máy rối nước phong phú và đa dạng Máy điều khiển được giấu trong lòng nước, lợi dụng sức nước, tạo sự điều khiển từ xa, cống hiến cho người xem nhiều bất ngờ kỳ diệu Nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò thao tác bằng cây sào hoặc giật con rối bằng hệ thống dây Phương thức nhờ nước để con rối hoạt động, nhờ nước giấu đi bộ máy và cách điều khiển là sáng tạo tuyệt vời Nước làm cho con rối sinh động, làm cho chúng tươi tắn Nước đã tham gia cùng diễn với con rối như một nhận xét: "Nước cũng là một nhân vật của múa rối." Mặt nước êm ả với đàn vịt bơi, trở nên thơ mộng trong làn khói huyền ảo khi bầy tiên nữ giáng trần múa hát Nhưng mặt nước cũng sôi động trong những trận chiến lửa, những con rồng vây vàng xuất hiện BY: Hoa Băng 35 Báo nước ngoài từng viết: "Con rối được điều khiển bằng sự khéo léo khó mà tưởng tượng Con rối như có phép thuật điều khiển." Đấy chính là sự tài tình, là điều hấp dẫn và sáng tạo của nghệ thuật múa rối nước Về âm nhạc Khởi thủy là biểu diễn trên sân khấu ngoài trời giữa ao hồ, nên rối nước cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn Các phường hội dân gian chuyên dùng bộ nhạc gõ dân tộc như trống cái, não bạt, mõ, pháo, tù và ốc Âm nhạc rối nước mang tính đại náo của hội hè, có tác dụng kích động mạnh cả người diễn lẫn người xem Vốn là một nghệ thuật lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt, rối nước gắn bó với âm nhạc như nghệ thuật múa Các nghệ nhân múa rối nước dựa theo tiết tấu nhạc mà điều khiển con rối lúc khoan thai, lúc sôi động, giúp gắn kết các tiết mục với nhau Người Pháp gọi môn nghệ thuật múa rối nước với những con rối duyên dáng là "linh hồn của đồng ruộng Việt Nam" và đánh giá: "Với sáng tạo và khám phá, rối nước đáng được xếp vào những hình thức quan trọng nhất của sân khấu múa rối" BY: Hoa Băng 36 ... hóa nghệ thuật đặc trưng người tày: Then nơi tập trung cao độ nghệ thuật nguyên hợp người Tày với tham gia nhiều thành tố nghệ thuật khác mà tiêu biểu nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn. .. giải phóng hồn tồn miền Nam, thống Tổ quốc Múa rối từ Hà Nội lan truyền vào Nam Trình độ kỹ thuật nghệ thuật múa rối nước nâng lên, từ nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn, trang trí đến ánh... phát triển Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam bước vào Sân khấu múa rối giới khẳng định vị trí Ngày bạn bè giới, múa rối nước nghệ thuật độc đáo Việt Nam, hầu người nước du lịch đến Việt Nam muốn

Ngày đăng: 20/07/2015, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w