1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày những vấn đề cơ bản về Sở giao dịch chứng khoán. Liên hệ thực tiễn Việt Nam

37 2,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 498,5 KB

Nội dung

 Hình thức công ty cổ phần: SGDCK được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng,công ty tài chính, bảo hiểm tham gia sở hữu v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-*** -BÀI TẬP MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Đề tài 3: Trình bày những vấn đề cơ bản

về Sở giao dịch chứng khoán Liên hệ thực

tiễn Việt Nam.

_Nhóm 3 – Kế toán tổng hợp 50D_

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán gắn liền với sự ra đời và phát triểncủa Sở giao dịch chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán đã phát triển từ buổi sơ khaiban đầu với phương thức giao dịch thủ công ( bảng đen, phấn trắng ), đến nay, hầu hếtcác thị trường chứng khoán mới nổi đã điện toán hóa hoàn toàn Sở giao dịch chứngkhoán, giúp cho việc giao dịch trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn

Là một bộ phận của thị trường chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán đóng một vai tròquan trọng trong sự phát triển của cả thị trường Nghiên cứu về những vấn đề cơ bản nhấtcủa Sở giao dịch chứng khoán sẽ giúp chúng ta hiểu rõ tổ chức, hoạt động của bộ máynày Từ đó hiểu được một phần hoạt động của thị trường chứng khoán

Liên hệ với thực tiễn, việc thành lập ra 2 Sở chứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí Minh làmột bước ngoặt trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam Qua quá trình hoạt độngthời gian qua chúng ta có thể thấy tuy 2 Sở giao dịch chứng khoán mới được thành lậpnhưng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thị trường

Bằng việc tìm hiểu về 2 Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, chúng ta sẽ thấy đượcnhững ưu và nhược điểm của bộ máy còn non trẻ này để đề ra biện pháp khắc phục, giúp

nó hoàn thiện hơn, giúp cho Sở giao dịch chứng khoán thực hiện một cách hiệu quả nhấtcác chức năng mà thị trường chứng khoán giao phó cho nó

Trang 3

A – CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI I.Khái niệm, chức năng, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động, vai trò của sở giao dịch chứng khoán

1 Khái niệm

Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) là thị trường giao dịch chứng khoánđược thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor) hoặcthông qua hệ thống máy tính

SGDCK là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu được trên thị trường chứngkhoán (TTCK), được hoạt động theo một khuôn khổ pháp luật về chứng khoán vàkinh doanh

Sở giao dịch chứng khoán là hình thái biểu hiện điển hình của thị trườngchứng khoán tập trung

2 Hình thức sở hữu

Sở giao dịch chứng khoán là một tổ chức có tư cách pháp nhân Lịch sử phát triển

sở giao dịch chứng khoán các nước đã và đang trải qua các hình thức sở hữu sau:

 Hình thức sở hữu thành viên: SGDCK do các thành viên là các công tychứng khoán sở hữu, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu

Trang 4

hạn, có hội đồng quản trị do các công ty chứng khoán thành viên bầu ratheo từng nhiệm kỳ.

Ưu điểm: thành viên vừa là người tham gia giao dịch, vừa là người quản lýnên chi phí thấp và dễ ứng phó với tình hình thay đổi trên thị trường

Hạn chế: không thích hợp với các thị trường chứng khoán mới ra đời nhưViệt Nam, nơi mà khả năng tài chính còn yếu và công chúng còn thiếu lòngtin vào việc tự vận hành của các thành viên

SGDCK Hàn Quốc, New York, Tokyo, Thái Lan… được tổ chức theo hìnhthức này

 Hình thức công ty cổ phần: SGDCK được tổ chức dưới hình thức một công

ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng,công ty tài chính, bảo hiểm tham gia sở hữu với tư cách là cổ đông

Tổ chức hoạt động của SGDCK theo luật công ty và hoạt động hướng tớimục tiêu lợi nhuận Cổ đông hay chủ sở hữu không phải là người mua bánchứng khoán trên SGDCK

Mô hình này được áp dụng ở Đức, Anh, Hồng Kông

 Hình thức sở hữu nhà nước: chính phủ hoặc 1 cơ quan của chính phủ đứng

ra thành lập, quản lý và sở hữu 1 phần hay toàn bộ vốn của SGDCK

Ưu điểm: không chạy theo lợi nhuận nên bảo vệ được quyền lợi của nhàđầu tư Trong những trường hợp cần thiết, nhà nước có thể can thiệp kịpthời để giữ cho thị trường được hoạt động ổn định, lành mạnh Hình thứcnày phù hợp với những SGDCK mới thành lập vì có sự tham gia của nhànước, hạn chế mức thấp nhất những nhân tố tiêu cực của TTCK và tạo điềukiện để TTCK hoạt động có hiệu quả cao

Hạn chế: thiếu tính độc lập, cứng nhắc, chi phí lớn và kém hiệu quả

Kết luận :

Trong các hình thức trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất Hình thứcnày cho phép SGDCK có quyền tự quản ở một mức độ nhất định, nâng cao đượctính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý so với hình thức sở hữu củachính phủ

Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, việc chính phủ nắm quyền sởhữu và quản lý SGDCK sẽ cho phép ngăn ngừa sự lộn xộn, không công bằng khi

Trang 5

hình thức sở hữu thành viên chưa được bảo vệ bằng hệ thống pháp lý đầy đủ và rõràng.

3 Chức năng của SGDCK

 Thiết lập 1 thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, vận hành liên tụcvới các chứng khoán được lựa chọn là 1 trong những chức năng quan trọngnhất của SGDCK Mặc dù hoạt động của SGDCK không mang lại vốn trựctiếp cho tổ chức phát hành, nhưng thông qua SGDCK, các chứng khoánphát hành được giao dịch liên tục, làm tăng tính thanh khoản và khả mạicho các chứng khoán Các tổ chức phát hành có thể phát hành để tăng vốnqua thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua hoặc bánchứng khoán niêm yết 1 cách dễ dàng và nhanh chóng

 Chức năng xác định giá cả công bằng là cực kì quan trọng trong việc tạo ra

1 thị trường liên tục Giá cả không do SGDCK hay thành viên SGDCK ápđặt mà được SGDCK xác định dựa trên cơ sở cung – cầu trên thị trường.Qua đó, SGDCK đưa ra được các báo cáo 1 cách chính xác và liên tục vềcác chứng khoán, tình hình hoạt động của các tổ chức niêm yết, các công tychứng khoán

4 Nguyên tắc hoạt động của SGDCK

 Nguyên tắc trung gian: mọi giao dịch tại SGDCK phải được thực hiệnthông qua người trung gian, gọi là môi giới chứng khoán

Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thoả thuậnvới nhau để mua bán chứng khoán Họ đều phải thông qua các nhà môi giớicủa mình để đặt lệnh Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớplệnh

 Nguyên tắc công khai: Tất cả các hoạt động trên SGDCK đều phải đảm bảotính công khai

SGDCK công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường.Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳhàng năm của công ty, các sự kiện bất thuờng xảy ra đối với công ty, nắmgiữ cổ phiếu của giám đốc, nguời quản lý, cổ đông đa số

Các thông tin càng được công bố công khai minh bạch, thì càng thu hútđuợc nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán

Trang 6

 Nguyên tắc đấu giá: Giá chứng khoán đuợc xác định thông qua việc đấu giágiữa các lệnh mua và các lệnh bán Tất cả các thành viên tham gia mua –bán đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này Có hai hình thứcđấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động.

Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch vàtrực tiếp đấu giá

Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới đuợc nhậpvào hệ thống máy chủ của SGDCK Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mứcgiá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối luợng caonhất

Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán đuợchình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch Do

đó, ở hầu hết các nuớc trên thế giới hiện nay, mỗi nước chỉ có một Sở giaodịch chứng khoán duy nhất

5 Đặc điểm của SGDCK

 Là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập theo quy định củapháp luật

 Là một tổ chức có thực thể hiện hữu, có địa điểm, sàn giao dịch cụ thể, diễn

ra hoạt động mua bán chứng khoán niêm yết

 Là nơi mua bán loại chứng khoán đã được đăng ký Đây là loại chứngkhoán đã hội đủ các tiêu chuẩn đã định, được cơ quan có thẩm quyền chophép giao dịch tại sở, bảo đảm phân phối và mua bán tại Sở giao dịchchứng khoán

 Là thị trường minh bạch và được tổ chức cao, có thời biểu mua bán cụ thể,giá cả được xác định trên cơ sở đấu giá công khai chịu sự kiểm soát của ủyban chứng khoán quốc gia, các chứng khoán được giao dịch theo quy tắcnghiêm ngặt và nguyên tắc nhất định

II Tổ chức và hoạt động của sở giao dịch chứng khoán

Trang 7

 Thành viên HĐQT gồm:

 Đại diện của công ty chứng khoán thành viên

 Một số đại diện không phải là thành viên như tổ chức niêm yết

 Giới chuyên môn

 Nhà kinh doanh

 Chuyên gia luật và thành viên đại diện cho chính phủ

Các đại diện của công ty chứng khoán thành viên được xem là thànhviên quan trọng nhất của HĐQT Các công ty chứng khoán thành viên cónhiều kinh nghiệm và kiến thức trong việc điều hành thị trường chứngkhoán

Quyết định của HĐQT có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinhdoanh của các thành viên Vì vậy, các đại diện của các thành viên nên đượcbày tỏ ý kiến của mình tại HĐQT

Đối với các trường hợp SGDCK do chính phủ thành lập phải có ít nhất

1 đại diện cho chính phủ trong HĐQT để thi hành các chính sách của chính

Đại hội đồng cổ đông ( hội đồng thành viên )

Phòng

thành

viên

Phòng niêm yết

Phòng giao dịch

Phòng giám sát

Phòng nghiên cứu phát triển

Phòng

kế toán kiểm toán

Phòng công nghệ tin học

Văn phòng

Hội đồng quản trị Ban giám đốc Các phòng chức năng

Trang 8

phủ đối với hoạt động của SGDCK và duy trì các mối quan hệ hài hòa vàliên kết giữa các cơ quan quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán.

Số lượng thành viên HĐQT của từng SGDCK là khác nhau Tuy nhiên,các SGDCK đã phát triển thường có thành viên HĐQT nhiều hơn số thànhviên của SGDCK tại các thị trường mới nổi

Các thành viên HĐQT có thể được tái bổ nhiệm, nhưng thường không quá

2 nhiệm kì liên tục

c Quyền hạn của HĐQT

Hội đồng quản trị SGDCK ra các quyết định về các lĩnh vực chính sau:

 Đình chỉ và rút giấy phép thành viên

 Chấp thuận, đình chỉ và hủy bỏ niêm yết chứng khoán

 Chấp thuận kế hoạch và ngân sách hằng năm của SGD

 Ban hành và sửa đổi các quy chế hoạt động của SGDCK

 Giám sát hoạt động của thành viên

 Xử phạt các hành vi, vi phạm quy chế của SGDCK

Ngoài ra HĐQT có thể trao 1 số quyền cho tổng giám đốc SGDCKtrong điều hành

2 Ban giám đốc điều hành

 Ban giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về hoạt động của SGDCK, giámsát các hành vi giao dịch của các thành viên, dự thảo các quy định và quychế của SGDCK Ban giám đốc hoạt động 1 cách độc lập nhưng chịu sự chỉđạo trực tiếp từ HĐQT

 Ban giám đốc điều hành bao gồm: người đứng đầu là tổng giám đốc và cácphó tổng giám đốc điều hành phụ trách các lĩnh vực khác nhau

3 Các phòng ban

Chức năng của 1 số phòng ban chính:

Trang 9

 Phòng kế hoạch và nghiên cứu:

 Lập kế hoạch

 Nghiên cứu

 Quan hệ quốc tế

 Phòng giao dịch:

 Phân tích và báo cáo về biến động của thị trường

 Đảm bảo duy trì sàn giao dịch và các hệ thống khác tại sàn

 Thay đổi thời gian giao dịch, biên độ giá, giá tham chiếu…

 Quản lý giao dịch các chứng khoán ( cảnh báo, kiểm soát, đình chỉ…)

 Phòng niêm yết:

 Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn niêm yết

 Kiểm tra, chấp nhận hoặc hủy bỏ niêm yết chứng khoán

 Nhận và phân tích các báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết

 Phân loại niêm yết theo nhóm ngành, xây dựng mã số chứng khoánniêm yết

 Đề nghị chứng khoán đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, đình chỉhoặc hủy bỏ niêm yết

 Thu phí niêm yết lần đầu và phí quản lí niêm yết hàng năm

 Phòng thành viên:

 Chấp thuận thành viên, đình chỉ và bãi miễn tư cách thành viên

 Phân loại các thành viên

 Quản lí thu phí thành viên và các quỹ khác

 Phân tích, đánh giá hoạt động thành viên

 Phòng công nghệ tin học:

 Thực hiện các vấn đề liên quan đến nghiên cứu, lập kế hoạch và pháttriển hệ thống điện toán

 Các vấn đề liên quan đến quản lí và vận hành hệ thống điện toán

 Các vấn đề liên quan đến việc quản lí thông tin thị trường qua hệthống bảng điện tử, thiết bị đầu cuối, mạng internet…

 Văn phòng:

 Các vấn đề liên quan đến các hợp đồng kí với bên ngoài

Trang 10

 Tài liệu, lưu trữ, in ấn, hủy, công văn, giấy tờ…

 Các vấn đề liên quan đến người lao động, lương và quyền lợi ngườilao động

 Lập kế hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ

 Các vấn đề liên quan đến kế toán, qản lí vốn và thuế

 Mua sắm, trang thiết bị, tài sản

 Xây dựng công trình trụ sở, quản lí thuê và cho thuê khác

III Thành viên sở giao dịch chứng khoán

1.Phân loại thành viên:

Phân loại theo quyền của thành viên:

 Thành viên chính: là thành viên thường tham gia ngay từ khi mới thành lậpSGDCK , được quyền biểu quyết và phân chia tài sản của SGDCK

 Thành viên đặc biệt: là thành viên mới gia nhập SGDCK sau này, phảiđóng phí gia nhập thành viên, không được quyền bầu cử và quyền đòi hỏiđối với tài sản của SGDCK

Phân loại theo chức năng của thành viên

 Nhà môi giới chứng khoán : Là người trung gian giữa người mua và người bán chứng khoán

Tùy theo cách thức tổ chức hoạt động trên SGDCK, người ta có thể chia các nhà môi giới thành các loại nhà môi giới khác nhau:

 Nhà môi giới hưởng hoa hồng : Là người hoạt động với tư cách là đại lý cho các nhà đầu tư trong việc mua hoặc bán chứng khoán và qua đó nhận được tiền hoa hồng môi giới từ việc thực hiện dịch vụ của mình

Đặc trưng của nhà môi giới hưởng hoa hồng là không bị đặt trước rủi ro bởi vì họ không nắm giữ chứng khoán trong khi thực hiện các hoạt động của mình

 Nhà môi giới chuyên nghiệp : Là loại nhà môi giới có ở một số SGDCK của một số nước điển hình là SGDCK Mỹ

Những nhà môi giới chuyên nghiệp thực hiện 2 chức năng chính:

 Thực hiện các lệnh giao dịch: Các chuyên gia này được nhận phí môi giới hoặc phí dịch vụ như những nhà môi giới khác

Trang 11

 Làm nhiệm vụ tạo thị trường: Các chuyên gia phải duy trì mộtthị trường ổn định bằng cách là khi các loại chứng khoán do mình phụ trách có mức chênh lệch lớn giữa giá bán và giá mua, các chuyên gia sẽ chào bán hoặc trả giá mua chứng khoán đó cho mình với giá trung bình Kết quả là thu hẹp được mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Chức năng của người môi giới chứng khoán :

 Phân tích nhu cầu và mục tiêu của khách hàng

 Mở các tài khoản cho khách hàng

 Cho ý kiến về vấn đề đầu tư

 Trả lời các câu hỏi của khách hàng

 Thực hiện các lệnh mua, bán chứng khoán

 Nhà giao dịch chứng khoán có đăng kí ( nhà kinh doanh ) : Đây là người mua bán chứng khoán do chính mình và thu lãi bằng khoản chênh lệch giữagiá mà nhà giao dịch mua vào và giá bán ra Như vậy, nhà giao dịch chứng khoán hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro bởi chính họ là người nắm giữ chứng khoán

Một cách phân loại thành viên khác là thành viên trong nước và thành viên

nước ngoài Ngoài ra, một số thị trường mở rộng giới hạn thành viên SGDCKcòn bao gồm các công ty đầu tư tín thác, chứ không chỉ giới hạn bởi các công

ty chứng khoán

2.Tiêu chuẩn thành viên:

Yêu cầu về tài chính:

 Đáp ứng vốn góp cổ đông, vốn điều lệ và tổng tài sản Thành viên phải cótình hình tài chính lành mạnh, có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để tiến hànhhoạt động một cách bình thường

 Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần và tỷ lệ thu nhập trên vốn cổ phần cũng như cácchỉ báo kinh doanh của công ty phải bình thường

Quy định về nhân sự:

Trang 12

 Các công ty chứng khoán phải có một đội ngũ cán bộ có đủ trình độ để đảmđương các trách nhiệm của mình

 Người làm công tác quản lý phải là người vừa có trình độ hiểu biết trongkinh doanh chứng khoán vừa có đạo đức tư cách tốt

 Các nhân viên tối thiểu phải có trình độ học vấn hay kinh nghiệm nhất định

 Phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không cótiền án, tiền sự, không là chủ của các doanh nghiệp đã phá sản trước đó

Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật:

 Công ty xin làm thành viên phải có trụ sở chính, các chi nhánh, văn phònggiao dịch cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đáp ứng được yêu cầucủa kinh doanh như các trạm đầu cuối để nhận lệnh, xác nhận lệnh, cácbảng hiển thị điện tử

3.Thủ tục kết nạp thành viên:

Bước 1: thảo luận sơ bộ

SGDCK có thể cung cấp các thông tin cần thiết về các quy định tiêu chuẩn thànhviên, phương pháp hoàn tất nội dung đơn và phí gia nhập Công ty nộp đơn cũng phảithảo luận về ngày nộp hồ sơ cho SGDCK

Bước 2: nộp hồ sơ xin kết nạp

Công ty xin làm thành viên của SGDCK phải nộp đơn xin theo mẫu chung cùng vớicác tài liệu bổ sung khác Nội dung hồ sơ xin làm thành viên bao gồm: (1) Đơn xin làmthành viên; (2) Tóm tắt về công ty chứng khoán; (3) Các hoạt động giao dịch chứngkhoán đã thực hiện trước khi xin làm thành viên; (4) Tình trạng tài chính và quản lý công

ty trong năm qua và định hướng trong năm tới

Bước 3: Thẩm định

SGDCK thẩm định chất lượng của công ty nộp đơn trên cơ sở quy định về thànhviên Quá trình thẩm định,SGDCK có thể yêu cầu công ty bổ sung thêm các tài liệu cầnthiết hoặc tiến hành thẩm định tại chỗ

Trang 13

Nếu việc chấp thuận kết nạp thành viên của công ty có hiệu lực, công ty thành viênphải có nghĩa vụ đóng góp các khoản phí gia nhập và các khoản phí khác do HĐQTquyết định, bao gồm: phí gia nhập cơ sở; phí gia nhập đặc biệt; phí thành viên thườngniên Và công ty phải thực hiện việc mua lại chỗ hoặc cổ phiếu từ thành viên sắp chấmdứt kinh doanh nếu có yêu cầu của SGDCK.

Bước 6: kết nạp thành viên

4.Quyền và nghĩa vụ thành viên:

Quyền của thành viên:

Các thành viên đều có quyền tham gia giao dịch và sử dụng các phương tiện giaodịch trên SGDCK để thực hiện quá trình giao dịch Tuy nhiên, chỉ có thành viên chínhthức mới được tham gia biểu quyết và nhận các tài sản từ SGDCK khi tổ chức này giảithể

Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ SGDCK

Đề nghị SGDCK làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt độnggiao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch

Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động của SGDCK

Đối với các SGDCK do nhà nước thành lập và sở hữu thì các thành viên đều cóquyền như nhau, và ý kiến đóng góp có giá trị tham khảo chứ không mang tính quyếtđịnh

Nghĩa vụ của thành viên:

Nghĩa vụ báo cáo: Các báo cáo định kỳ do các thành viên thực hiện sẽ làm tăng tínhcông khai của việc quản lý thành viên Bất kỳ một sự thay đổi nào về các thành viên nhưtình hình hoạt động, tình hình tài chính, sát nhập, hợp nhất, tăng giảm vốn điều lệ, phásản, giao dịch chứng khoán hàng ngày…đều phải thông báo cho SGDCK

Thanh toán các khoản phí: bao gồm phí thành viên gia nhập, phí thành viên hàngnăm được tính toán khi tiến hành gia nhập và các khoản lệ phí giao dịch được tính dựatrên căn cứ doanh số giao dịch của từng thành viên

Trang 14

Các thành viên SGDCK không có quyền bình luận trên báo chí về biến động thị giáchứng khoán Họ bị cấm hành nghề không giấy phép, cấm mở tài khoản vô danh, cấm tiết

lộ bí mật nghiệp vụ kinh doanh, cấm phao tin thất thiệt…

IV Niêm yết chứng khoán

1)Khái niệm

Niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các chứng khoán đủ tiêu chuẩn đượcgiao dịch trên SGDCK Cụ thể là quá trình SGDCK chấp nhận cho công ty phát hànhchứng khoán được phép giao dịch trên SGDCK nếu công ty đó đáp ứng được các yêucầu tiêu chuẩn định lượng và định tính mà SGDCK đề ra

2)Mục tiêu của niêm yết chứng khoán

_ Thiết lập quan hệ hợp đồng giữa SGDCK với tổ chức phát hành có chứng khoánniêm yết, từ đó quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức phát hành trong việccông bố thông tin đảm bảo tính trung thực, công khai, công bằng

_ Hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định xây dựng lòng tin của công chúng đối với thịtrường chứng khoán bằng cách lựa chọn các chứng khoán có chất lượng

_Cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin về tổ chức phát hành

_ Giúp việc xác định giá chứng khoán được công bằng trên thị trường đấu giá

3)Vai trò của niêm yết chứng khoán đối với công ty phát hành

a) Thuận lợi

- Công ty dễ dàng trong huy động vốn

- Tác động đến công chúng : niêm yết góp phần tô đẹp thêm hình ảnh công ty trongcác nhà đầu tư, chủ nợ, người cung ứng, khách hàng, người làm công => có sứchút hơn với các nhà đầu tư

- Nâng cao tính thanh khoản cho các chứng khoán : chứng khoán được niêm yết thìđược nâng cao tính thanh khoản mở rộng phạm vi chấp nhận và làm vật thế chấp,

dễ dàng sử dụng cho các mục đích về tài chính

- Ưu đãi về thuế :

+Được miễn giảm về thuế thu nhập trong một số năm nhất định

Trang 15

+Nhà đầu tư mua chứng khoán niêm yết được hưởng các chính sách ưu đãi về thuếthu nhập ( miễn, giảm) đối với cổ tức, lãi vốn từ các khoản đầu tư vào thị trườngchứng khoán

b) Hạn chế :

-Nghĩa vụ báo cáo như một công ty đại chúng công ty niêm yết phải có nghĩa vụ công

bố thông tin một cách đầy đủ , chính xác và kịp thời, nghĩa vụ này làm ảnh hưởng tới

bí quyết công nghệ gây phiền hà cho công ty

- Những cản trở cho việc thâu tóm và sát nhập

4) Phân loại niêm yết chứng khoán

1) Niêm yết lần đầu ( intial listing)

- Là cho phép chứng khoán của tổ chức phát hành được đăng kí niêm yết giao dịchchứng khoán lần đầu tiên sau khi phát hành ra công chúng khi tổ chức phát hành đóđáp ứng được các tiêu chuẩn về niêm yết

2 ) Niêm yết bổ sung ( additional listing)

Niêm yết bổ sung là quá trình chấp nhận của SGDCK cho một công ty được niêm yếtcác cổ phiếu mới phát hành với mục đích tăng vốn hay các mục đích khác : sát nhập,chi trả cổ tức , chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu…

3) Thay đổi niêm yết (change listing)

Thay đổi niêm yết phát sinh khi công ty niêm yết thay đổi tên chứng khoán giao dịch,khối lượng, mệnh giá hoặc tổng trị giá chứng khoán được niêm yết của mình

4) Niêm yết lại ( relisting)

Là việc cho phép 1 công ty phát hành được tiếp tục niêm yết trở lại các chứng khoántrước đây đã bị hủy bỏ niêm yết vì các lí do không đáp ứng được các tiêu chuẩn duytrì niêm yết

5) Niêm yết cửa sau ( back door listing)

- Là trường hợp tổ chức niêm yết chính thức sát nhập, liên kết hoặc tham gia vàohiệp hội với một tổ chức, nhóm không niêm yết và kết quả là tổ chức không niêmyết đó lấy được quyền kiểm soát tổ chức niêm yết

6) Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần ( Dual listing & pastial listing )

- Niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau khi đã phát hành racông chúng trên một SGDCK trong nước hoặc nước ngoài

Trang 16

- Niêm yết từng phần là niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán đã phát hành

ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại không hoặc chưa niêm yết

5)Tiêu chuẩn niêm yết

1) Tiêu chuẩn định lượng

- Thời gian hoạt động từ khi thành lập công ty : thông thường đối với các thị trườngtruyền thống công ty phải có thời gian hoạt động tối thiểu từ 3-5 năm, hoặc cổphiếu đã từng giao dịch trên thị trường phi tập trung

- Quy mô và cơ cấu sở hữu cổ phần công ty : quy mô của công ty niêm yết phải đủlớn để tạo nên tính thanh khoản tối thiểu cho chứng khoán của công ty

- Lợi suất thu được từ vốn cổ phần : mức sinh lời trên vốn cổ phần đầu tư ( cổ tức)phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng kì hạn 1 năm Hoặc hoạt động kinh doanh

có lãi tính tới thời điểm xin niêm yết là 2-3 năm

- Tỷ lệ nợ : có tỷ lệ nợ trên tài sản ròng của công ty hoặc tỷ lệ vốn khả dụng điềuchỉnh trên tổng tài sản nợ của công ty ở mức cho phép

- Sự phân bổ cổ đông : là xét đến số lượng và tỉ lệ cổ phiếu do các cổ đông thiểu sốnắm giữ ( thông thường là 1%) và các cổ đông lớn nắm giữ; tỉ lệ cổ phiếu do cổđông sáng lập và cổ đông ngoài công chúng nắm giữ

2) Tiêu chuẩn định tính :

- Triển vọng của công ty

- Phương án khả thi về sử dụng vốn từ đợt phát hành

- Ý kiến kiểm toán về các báo cáo tài chính

- Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty

- Mẫu chứng chỉ chứng khoán

- Lợi ích mang lại đối với ngành nghề trong nền kt quốc dân

- Tổ chức công bố thông tin

3) Quy định niêm yết trong những trường hợp đặc biệt

Tùy từng trường hợp, đối với các ngành nghề, lĩnh vực nhất định thì có những quyđịnh niêm yết nhất định về vốn, thời gian hoạt đông, lãi, số lượng cổ đông…

6)Thủ tục niêm yết

Bước 1: Sở giao dịch thẩm định sơ bộ

Bước 2: Đệ trình đăng kí lên UBCK

Bước 3: Chào bán ra công chúng

Trang 17

Bước 4: Xin phép niêm yết

Bước 5: Thẩm tra niêm yết chính thức

Bước 6: Niêm yết

7)Quản lý niêm yết

Quản lý niêm yết là công việc của hệ thống quản lý tại SGDCK với mục đích duy trì một thị trường hoạt động công bằng trật tự bằng việc đề ra các nghĩa vụ cũng như biện pháp trừng phạt đối với công ty không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ.

1) Quy định báo cáo dành cho việc quản lý các cổ phiếu niêm yết

- công ty niêm yết có nghĩa vụ công bố thông tin theo yêu cầu của SGDCK : thôngtin định kỳ và thông tin tức thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, SGDCK

- Công ty niêm yết phải nộp báo cáo cho SGDCK bao gồm một số hoạt động hay

sự kiện nhất định trong quản lý và điều hành kinh doanh

- Công ty niêm yết phải đệ trình cho SGDCK báo cáo về các vấn đề : vấn đề gây bếtắc,tác động nghiêm trọng đến giá cả chứng khoán, vấn đề không tác động nghiêmtrọng đến giá chứng khoán nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định đầutư

2) Tiêu chuẩn thuyên chuyển, chứng khoán bị kiểm soát, hủy bỏ niêm yết

a) tiêu chuẩn thuyên chuyển :

là việc chuyển từ thị trường niêm yết có tiêu chuẩn cao sang thị trường niêm yết cótiêu chuẩn thấp Hoặc khu vực giao dịch bảng II Khi công ty không đáp ứng đượccác điều kiện về niêm yết

b) chứng khoán bị kiểm soát :

Là các chứng khoán không duy trì được các tiêu chuẩn niêm yết nhưng chưa tớimức độ phải hủy bỏ niêm yết Các chứng khoán này bị đưa vào chế độ kiểm soátriêng và có nguy cơ bị hủy bỏ nếu như công ty niêm yết chứng khoán không kịpthời khắc phục được các nguyên nhân khiến cho chứng khoán của họ bị đưa vàodạng chứng khoán bị kiểm soát

c) Hủy bỏ niêm yết :

Khi các công ty không thể tiếp tục đáp ứng được các quy định về niêm yết chứngkhoán

3) Niêm yết cổ phiếu của các công ty sát nhập

Trang 18

Các hoạt động niêm yết được tiến hành sao cho đảm bảo sự cân đối về quyền lợicủa các bên liên quan

4) Ngừng giao dịch :

Giao dịch chứng khoán có thể bị ngừng trong các trường hợp sau :

- Công ty niêm yết chứng khoán thuộc diện bị thuyên chuyển hoặc hủy bỏ niêm yết

- Công ty phát hiện ra các chứng chỉ giả mạo hay có sửa chữa

- Công ty yêu cầu các cổ đông phải đệ trình các chứng chỉ cổ phần nhằm mục đíchchia nhỏ hay gộp cổ phiếu

- SGDCK thấy rằng phải bảo vệ quyền lợi cho công chúng các nhà đầu tư

5) Phí niêm yết :

Phí niêm yết là nguồn thu chủ yếu của SGDCK bao gồm :

- Phí đăng kí niêm yết lần đầu : là mức thu phí tiếp nhận hồ sơ, thẩm định quá trìnhniêm yết và nộp một lần duy nhất

- Phí quản lý niêm yết : để duy trì các tiêu chuẩn về quản lý niêm yết trong suốt quátrình tồn tại của cổ phiếu được niêm yết

Hiện nay mức thu phí niêm yết trên các SGDCK quốc tế chiếm khoảng 22% trên tổng thu nhập của SDGCK: của SDGCK New York chiếm 38%, Tokyo chiếm 16% Hàn Quốc chiếm 4%, Thái Lan chiếm 21%, Luân Đôn chiếm 15%

7) Quản lý niêm yết chứng khoán của các công ty nước ngoài :

- Các công ty nước ngoài có quyền phát hành và niêm yết chứng khoán trênSGDCK và có những tiêu chuẩn quy định riêng cho việc niêm yết này

- Chứng khoán của công ty nước ngoài có khu vực giao dịch riêng và có ít nhất mộtngười trong nước đại diện cho công ty đó giải quyết các vấn đè phát sinh giữa tổchức niêm yết và SGDCK

B – LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

Ngày đăng: 19/07/2015, 10:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w