Đảng phải thực hiện thắng lợi nhiệm vụ lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tô quốc, mà trọng tâm là lãnh đạo phát tr
Trang 2NHUING VAN BE CO BAN VE
Dine cn si
LICH SU’ BANG CONG SAN VIET NAM
Trang 4HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH
GIAO TRINH TRUNG CAP LY LUAN CHINH TRI - HÀNH CHÍNH
NHUNG VAN BE CO BAN VE
‘DANG CONG SAN VÀ
LICH SU DANG CONG SAN VIET NAM
NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRI
HÀ NỘI - 2014
Trang 6LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện Quyết định số 224-QĐ/TW ngày 6-1-2014 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nghị định số 48/2014/NĐ-CP ngày 19-5-2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ câu tổ chức của Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Quyết định số 184/QĐÐ-TW ngày 3-9-2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X, Thông báo Kết luận số 181-TB/TW ngày 3-9-2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn và thông nhất quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng: phương pháp giảng dạy và học tập; nghiên cứu khoa học; quy chế quán lý đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 21-4-2014, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ra Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG về việc ban hành “Chương trình đảo tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính” Trên cơ sở kế thừa những nội dung xuất bản kỳ trước, bộ giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính xuất bản lần này được các giáo sư, phó giáo sư, tiễn sĩ, giảng viên của Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh biên soạn, cập nhật, bé sung va phat trién nhiéu
Trang 7nội dung mới đáp ứng tốt hơn việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
Chương trình, giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành
chính được Ban Giám đốc Học viện quyết định thống nhất đùng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức ở các trường chính trị
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 1-8-2014
Được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm chương trình, Văn phòng Đề án 1677 và các tác giả đã hết sức trách nhiệm, nghiêm túc, cân trọng trong việc biên soạn, bổ sung chương trình, giáo trình này Trong quá trình biên soạn và biên tập, khó tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng chí để những lần xuất bản sau chương trình, giáo trình sẽ được hoàn thiện hơn
BẠN CHỦ NHIỆM
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH
Trang 8Bail
HOC THUYET MAC-LENIN VA
TƯ TƯỞNG HO CHi MINH VE DANG CONG SAN
1 TU TUONG CO BAN CUA C.MAC, PH.ANGGHEN VE DANG CONG SAN
1.1 Sự ra đời của Đáng Cộng sản là tất yếu khách quan
1.1.1 Đảng Cộng sản ra đời khi cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản chống lại giai cấp tư sản phát triển đến một mức độ nhất định
- Sự ra đời của các đảng chính trị
Đảng chính trị ra đời khi cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội
hiện đại phát triển đến một mức độ nhất định (từ cuối xã hội
phong kiến và trong xã hội tư bản) Tức là khi giai cấp tư sản ra
đời đấu tranh chống giai cấp phong kiến đề thiết lập chủ nghĩa tư bản Trên thực tế, các đảng chính trị xuất hiện ở phương Tây vào cuối thế kỷ XVIH, phát triển mạnh trong thé kỷ XIX cùng với sự phát triển của nền dân chủ tư sản, đặc biệt là khi quyền bầu cử và ứng cử của người dân được mở rộng Có thể coi quá trình xuất hiện các đáng chính trị ở Anh là điển hình, theo đó đảng chính trị phát triển từ các nhóm nhỏ các nhà quý tộc và giới thượng lưu, sau đó bao gồm cá các nhóm tư sản và các nhân vật tỉnh hoa
Trang 9khac, cuối cùng là sự xuất hiện của các đảng chính trị dựa trên sự tham gia của quần chúng Từ thế ký XX đến nay, các đảng chính
trị xuất hiện ở hàng loạt nước trên thế giới
Các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học đã chỉ rõ, lịch
sử xã hội loài người phát triển qua năm chế độ xã hội: Công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, chủ nghĩa tư bản và
chủ nghĩa cộng sản Toàn bộ lịch sử ấy, trừ công xã nguyên thủy,
là lịch sử đấu tranh giai cấp Song, có thể nói rang, chi trong xa hội hiện đại - xã hội tư bản, kế cả thời ky cuối của xã hội phong kiến (khi mầm mống tư bản đã xuất hiện) các đảng chính trị mới
ra đời
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản
Trong xã hội tư bản, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản bắt đầu ngay từ khi giai cấp vô sản ra đời Cuộc
đầu tranh ấy phát triển dần từ thấp lên cao và đến khoảng giữa
thế kỷ XIX Đảng Cộng sản đầu tiên trên thế giới mới ra đời (Liên
đoàn những người cộng sản ra đời vào năm 1847)
Trong những năm giữa thế ký XIX, chủ nghĩa tư bản ở châu
Âu có bước phát triển khá quan trọng, mâu thuẫn vốn có của chủ
nghĩa tr bản bắt đầu bộc lộ, giai cấp công nhân đã có bước trưởng thành, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản phát triển dần từ thấp lên cao, từ tự phát lên tự giác
Đề cuộc đấu tranh đó có tô chức, mục tiêu, nhiệm VỤ fÕ ràảng và ngày càng rộng lớn, giành thắng lợi, đòi hỏi phải có một bộ phận tiên phong trong giai cấp vô sản lãnh đạo Và “Liên đoàn những người cộng sản” - một Đảng Cộng sản đã ra đời để thực hiện sứ mệnh quang vinh đó C.Mác, Ph.Ăngghen đã có vai trò to lớn
Trang 10trong việc cải tổ “Liên đoàn những người chính nghĩa” - một tổ
chức của giai cấp công nhân mang đậm tính từ thiện - thành
“Liên đoàn những người cộng sản” - Đảng Cộng sản đầu tiên trên thế giới
Như vậy, Đảng Cộng sản ra đời từ cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản khi cuộc đấu tranh ấy phát triển đến một mức độ nhất định Sự ra đời của Đảng Cộng sản là tất yếu, do đòi hỏi của việc lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản Tư tưởng cơ bán này của C.Mác, Ph.Ăngghen được hình thành và phát triển qua quá trình nghiên cứu lý luận, hoạt động thực tiễn trong phong trào công nhân của hai ông, v.v
1.1.2 Bản chất của Đáng Cộng sản
Các đảng chính trị đều ra đời từ cuộc đấu tranh giai cấp, lãnh đạo cuộc đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp, nên đều có bản chất giai cấp Đó là bản chất của giai cấp mà nó đại điện và đấu tranh
vì quyền lợi của giai cấp đó Như vậy, đáng chính trị là đảng của chỉ một giai cấp, không có đáng chính trị không thuộc về một
giai cấp nào và cũng không có đảng chính trị của nhiều giai cấp
Đảng chính trị của giai cấp nào thì mang bản chất của giai cấp
ay, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp ấy _
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, cùng với việc luận chứng và khẳng định toàn bộ lịch sử loài người từ khi công xã nguyên thủy tan rã đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp C.Mác, Ph.Ăngghen chỉ rõ, đâu tranh của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản phát triển dần từ tự phát đến tự giác Tức là, từ đấu tranh đòi quyền lợi trước mắt, cái thiện đời sống phát triển thành
Trang 11cuộc đấu tranh với tính cách là một giai cấp giành quyền lực
chính trị, giành chính quyền nhà nước và xây dựng chủ nghĩa
cộng sản, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội
Đảng Cộng sản là đáng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân Bản chất ấy là sự kết hợp những tỉnh hoa của bản chất giai cấp công nhân với chủ nghĩa xã hội khoa học Điều đó thường được Đảng ta gọi là “bản chất giai cấp công nhân của Đảng” Đảng đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dan lao động và cá dân tộc Điều này chủ yếu do loi ich của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc là thống nhất Đó là đảng độc lập của giai cấp công nhân, tức là đảng không có gì phụ thuộc vào giai cấp tư sản Đây là tư tưởng cơ bản, bao trùm, xuyên suốt của C.Mác, Ph.Ăngghen về Đảng Cộng sản mà hai ông đã dành trí tuệ và sức lực để xây đựng
1.2 Đảng Cộng sản ra đời, tôn tại, phát triên là đề lãnh đạo giai cập công nhân, nhân dân lao động thực hiện sứ mệnh lịch sử
thê giới của giai cấp công nhân
1.2.1 Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân Một trong những đóng góp lớn nhất của C.Mác, Ph.Ăngghen cho nhân loại là việc luận chứng một cách khoa học và khẳng
định sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân Đó là những người đảo huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội
cộng sản, một xã hội không có người bóc lột người, mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội phát triển ở trình độ cao, giai đoạn đầu của
xã hội đó là chủ nghĩa xã hội
Trang 12C.Mác, Ph.Ăngghen đã khẳng định vai trò to lớn của giai cấp
tư sản khi mới ra đời trong lịch sử phát triển của nhân loại: giai cấp tư sản là kết quả của sự phát triển của một loạt phương thức
sản xuất; giai cấp tư sản phá hủy quan hệ sản xuất phong kiến, thiết lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, tạo thuận lợi và mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng; phá hủy chế độ phong kiến, cát cứ, hình thành nên quốc gia, dân tộc thống nhất, rõ ràng về biên giới, lãnh thổ, có hiến pháp, pháp luật, thị trường toàn quốc phục vụ cho giai cấp tư sản; xuất khẩu tư bản sang các nước chậm phát triển, kích thích sự phát triển về kinh tế; du nhập văn hóa tư sản vào những nước này, kích thích sự phát triển văn hóa; bắt nông thôn phụ thuộc
thành thị, các nước chậm phát triển phụ thuộc các nước phát
triển, phương Đông phụ thuộc phương Tây, tạo nên xu hướng hội nhập và thu hẹp khoảng cách về sự phát triển giữa các nước, v.v Tuy nhiên, C.Mác, Ph.Ăngghen cũng chỉ ra những hạn chế của giai cấp tư sản Mặc đù có nhiều tiến bộ và cống hiến cho nhân loại, song gia1 cấp tư sản vẫn là giai cấp bóc lột, như những giai cấp bóc lột đã tồn tại trong lịch sử nhân loại Giai cấp tư sản
đã dần mất di vai trò tiến bộ và trở thành lực lượng cản trở lớn
nhất sự phát triển tiến bộ của xã hội loài người Trái lại, giai cấp
công nhân ra đời ngày càng lớn mạnh cùng với sự phát triển của
đại công nghiệp là lực lượng tiến bộ nhất Họ đại diện cho
phương thức sản xuất mới, tiễn bộ - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là xã hội chủ nghĩa Giai cấp
công nhân không có gì ràng buộc với xã hội cũ, họ không còn gì
để mất; điều kiện làm việc và điều kiện sống đã rèn luyện công nhân về ý thức tổ chức, kỷ luật, tỉnh thần làm việc dân chủ và sử
Trang 13đụng sức mạnh tập trung Họ giải phóng mình, đồng thời giải
phóng tất cả các giai cấp, tầng lớp lao động trong xã hội Những
yếu tố đó quy định giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử toàn thé giới
1.2.2 Chức năng, nhiệm vu cia Dang Cong san
- Chức năng
C.Mác, Ph.Ăngghen đã chứng minh và khăng định: Sự diệt
vong của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của giai cấp công nhân là
tất yếu
Mặc dù giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới, Song giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được sứ mệnh lịch
sử ấy khi thành lập được đáng chính trị độc lập của mình
C.Mác, Ph.Ăngghen chỉ rõ, trong những năm giữa thế kỷ XIX, giai cấp công nhân bắt đầu bước vào đấu tranh tự giác,
trong giai cấp công nhân có nhiều đảng chính trị, song những
đáng này còn chịu sự chỉ phối và phụ thuộc vào giai cấp tư sản Hai ông cho rằng, những đảng như thế không thể lãnh đạo giai
cấp công nhân lật đồ chế độ tư bản, giai cấp tư sản và bọn áp bức,
bóc lột, giành chính quyền, xây đựng xã hội mới Hai ông khẳng định, để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề, to lớn đó, giai cấp công nhân phải thành lập được đảng chính trị, đảng độc lập của mình tức Đảng Cộng sản Đảng ấy không có gì phụ thuộc vào giai cấp
tư sản, nhưng không cô lập với các tổ chức do giai cấp công nhân
lập ra và liên hệ mật thiết với các tô chức đó
Đảng Cộng sản ra đời, tồn tại và phát triển là dé lãnh đạo giai
cấp công nhân, nhân dân lao động thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân Chức năng của Đảng là lãnh đạo
Trang 14giai cap công nhân, nhân dân lao động thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng, đó là lật đồ xã hội tư bản, bọn áp bức, bóc lột, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
- Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Đảng được xác định trong hai giai đoạn của cách mạng vô sản là: khi chưa giành được chính quyên, Dang vận động, tập hợp giáo dục nhân dân đưa họ vào các phong trào cách mạng, đấu tranh giành chính quyền; khi giành được chính quyền, trở thành đảng cầm quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của Đảng rất lớn và nặng nề Đảng phải thực hiện thắng lợi nhiệm vụ lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tô quốc, mà trọng tâm là lãnh đạo phát triển kinh tế, từng bước tiến lên chủ nghĩa cộng sản Đảng chịu trách nhiệm trước hết và cao nhất về vận mệnh và sự phát triển của đất nước, dân tộc và nhân dân 1.2.3 Quy luật ra đời của Đảng Cộng sẵn
Sự ra đời của Đảng Cộng sản là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân Phong trào
công nhân ở các nước chống lại giai cấp tư sản phát triển từ thấp
lên cao, từ tự phát đến tự giác Song, nếu phong trào công nhân không kết hợp với chủ nghĩa xã hội khoa học thì phong trào đó
phát triển cao nhất cũng chỉ đến chủ nghĩa công đoàn
Chủ nghĩa xã hội khoa học là hệ thống lý luận cách mạng, khoa học do C.Mác, Ph.Ăngghen xây dựng, được tông kết khái quát từ thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước chống lại giai cấp tư sản Lý luận ấy đã chỉ rõ cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động mục tiêu, con đường và biện
Trang 15pháp đấu tranh giành chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản Chủ nghĩa xã hội khoa học luôn hướng tới phong trào công nhân, phục vụ phong trào công nhân Phong trào công nhân muốn phát triển đạt kết quả cũng cần có chủ nghĩa xã hội khoa học soi đường
Sự kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân là tất yếu, kết quả của sự kết hợp ấy là sự ra đời của Dang Cộng sản Liên đoàn những người cộng sản ra đời vào năm 1847
- Dang Cộng sản đầu tiên trên thế giới, đảng độc lập của giai cấp công nhân - là kết quả của sự kết hợp đó Sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân là quy luật ra
đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới
1.3 Những vấn đề chủ yếu về xây dựng Đảng Cộng sản
1.3.1 Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng
C.Mác, Ph.Ăngghen cho rằng, xây dựng Đảng về chính trị
mà trọng tâm là xây dựng cương lĩnh chính trị và đường lối đúng đắn của cách mạng Xây dựng cương lĩnh chính trị là vấn
đề quan trọng hàng đầu, là nguyên tắc cần thực hiện nghiêm ngặt đối với Đảng Cộng sản Cương lĩnh chính trị phải thể hiện
rõ tôn chỉ mục đích của Đảng và những định hướng lớn về hoạt động của Đảng, kế cả xây dựng nội bộ Đáng va Dang hoạt động lãnh đạo xã hội, con đường, giải pháp lớn để thực hiện mục tiêu
lý tưởng của Đảng
Xây dựng Đảng về tư tưởng tức là Đảng phải tiến hành công tác tư tưởng, lý luận nhằm tuyên truyền, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng trong nhân dân, làm
Trang 16chuyền biến tư tưởng của nhân dân theo hướng tiến bộ dé họ thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng
Công tác tư tưởng của Đảng gồm hai bộ phận: công tác tư tưởng trong nội bộ Đảng và công tác tư tưởng trong nhân dân Việc đấu tranh kiên quyết không khoan nhượng với chủ nghĩa cơ hội, bè phái được hai ông xác định là quy luật phát triển của Đảng 1.3.2 Xây dựng Đảng về tổ chức
C.Mác, Ph.Ăngghen đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản về xây dựng tổ chức và hoạt động của Đáng Cộng sản Những nguyên
tắc nảy, được thể hiện tập trung ở Điều lệ của Liên đoàn những
người cộng sản và Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất), bao gồm:
- Đảng xây dựng tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ (mặc dù hai ông chưa dùng thuật ngữ “tập trung dân chủ” nhưng những nội dung chủ yếu của nguyên tắc này
đã được thể hiện trong Điều lệ của Liên đoàn những người
cộng sản)
- Xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng, gồm chi bộ và các tổ chức cấp trên và xác định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đảng một cách cụ thể, rõ ràng
- Xác định điều kiện và tiêu chuẩn đảng viên cộng sản và xem xét chặt chẽ việc kết nạp những người xuất thân không phải
từ giai cấp công nhân vào Đảng Tăng cường kết nạp đảng viên
và đưa người không xứng đáng ra khỏi Đảng, bảo đảm sự phát triển liên tục của Đảng
- Xây dựng sự đoàn kết thống nhất về chính trị, tư tưởng và
tổ chức báo đám cho Đảng có sức mạnh to lớn
Trang 17- Thường xuyên tự phê bình và phê bình Đảng sẽ không ngừng phát triển
- Xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng có chất lượng - nhân tố quyết định để Đảng hoàn thành nhiệm vụ
- Xây dựng các chỉ bộ là nền tảng của Đảng, hạt nhân chính trị trong các hiệp hội công nhân và trong công xưởng, nhà máy đảm bảo cho Đảng lớn mạnh
- Tăng cường công tác bao vệ Đảng, v.v
- Xây dựng Đảng thực sự là một bộ phận của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
1.4 Những vấn đề chủ yếu về Đảng Cộng sản cầm quyền
Trong điều kiện lịch sử đương thời chưa cho phép C.Mác, Ph.Ăngghen bàn nhiều về Đáng Cộng sản cầm quyên, nhưng qua
72 ngày Công xã Pari hai ông đã đưa ra một số tư tưởng chủ yếu
về Đáng Cộng sản cầm quyền, bao gồm: hình thức, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa; vẫn đề đảng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo cải tạo xã hội cũ và quản lý xã hội mới; tiêu chuẩn, lựa chọn,
quản lý, bãi miễn cán bộ, chế độ đãi ngộ cán bộ của Đáng Cộng
sản cầm quyên; cán bộ là công bộc của nhân đân, v.v
2 NHUNG NGUYEN LY VE DANG KIEU MOI CUA V.LLÊNIN
2.1 Hoàn cảnh lịch sứ cuối thế ký XIX đầu thế ký XX
2.1.1 Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chú nghĩa
để quốc
Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa để quốc, giai cấp tư sản tăng cường bộ máy nhà nước tư sản, phát triển quân
Trang 18đội để chống lại giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nhà nước tư bản - để quốc ra sức đản áp và thủ tiêu nền dân chủ, mặc
dù đó là nền đân chủ giả đối và bị cắt xén
Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân ngày càng gay gắt hơn; mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với tư bản không độc quyền trong một nước và các nước; mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với nhân dân lao động ở các nước nô dịch xuất hiện và tăng lên
Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đề quốc tạo điều kiện phát triển sự liên minh giữa giai cấp công nhân với
nhân dân lao động ở chính quốc với các nước thuộc địa Đồng
thời, xuất hiện sự phân chia thế giới thành hai khu vực ảnh hưởng của các tổ chức tư bản độc quyền Từ đó, nỗ ra Chiến tranh thé giới lần thứ nhất (1914-1918), tạo điều kiện thuận lợi cho cách
mạng vô sản nỗ ra và cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động
giành chính quyền
2.1.2 Các đáng của Quốc tế thứ hai không đủ uy tín và năng lực lãnh đạo cách mạng vô sản giảnh chính quyển, để cách mạng
vô sản thắng lợi phải có đảng kiểu mới lãnh đạo
Sau khi Ph.Ăngghen qua đời, trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế ký XX, những người lãnh đạo Quốc tế thứ hai, tiêu biểu là Bécxtanh và Cauxky đã phản bội giai cấp công nhân theo
đuôi giai cấp tư sản, đã biến nhiều đảng lớn của Quốc tế thứ hai ở
Tây Âu thành đảng cải lương, phụ thuộc vào giai cấp tư sản Các đảng ấy, không đủ uy tín và năng lực lãnh đạo cách mạng vô sản giành thắng lợi Cách mạng vô sản sắp nô ra, nhiệm vụ lãnh đạo a CP NG
17
Trang 19cách mạng vô sản giành chính quyền ngày càng đến gần Nhiệm
vụ to lớn và cấp thiết là phải xây dựng đảng khác hắn về chất với các đảng của Quốc tế thứ hai khi đó Nhiệm vụ này đã được đặt
lên vai V.I.Lênin V.I.Lênin đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó,
đã kế thừa, phát triển những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về Đảng Cộng sản đưa ra các nguyên lý về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và trực tiếp đem áp đụng vào nước Nga, xây dựng thành công đảng kiểu mới (Đảng Cộng sản (b) Nga) làm nên thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Tháng Mười Nga
2.2 Những nguyên lý về đảng kiểu mới của V.I.Lênin
2.2.1 Chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng, kủm chỉ nam cho moi hoat déng cia Dang Cong san
V.LLénin viét: “Hoc thuyét cua Mac la hoc thuyét van nang
vì nó là một học thuyết chính xác Nó là một học thuyết hoàn bị
và chặt chế; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chính, không thỏa hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nao bảo vệ sự áp bức của tư sản Nó
là người thừa kế chính đáng của tất cá những cái tốt đẹp nhất mà
loài người tạo ra hồi thế ky XIX, do là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp”' Học thuyết đó là lý luận có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phong trào công nhân
và hoạt động của Đảng Đối với Đảng Cộng sản, V.I.Lênin khẳng định: “Trước hết và trên hết phải xem xét lý luận là kim chi nam
cho hành động”
! V.1.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1980, £.23, tr.50
?V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tién bộ, M.1981, (.31, tr.58
Trang 20Người nhẫn mạnh, chúng ta hoàn toàn đứng trên cơ sở lý luận của Mác: lý luận đó là lý luận đầu tiên đã biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học, v.v Lý luận đó đã chỉ rõ
nhiệm vụ thật sự của một đảng xã hội chủ nghĩa cách mạng,
nhiệm vụ đó là: Tổ chức cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và lãnh đạo cuộc đấu tranh đó mà mục tiêu cuối cùng là giai cấp vô sản giành lấy chính quyền và tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa V.IL.Lênin còn lưu ý các Đảng Cộng sản phải phát triển lý
luận của C.Mác và vận dụng lý luận ay phù hợp với điều kiện cụ
thể của mỗi nước
2.2.2 Đảng Cộng sản là đội tiên phong chính trị có tổ chức và
là đội ngũ có tổ chức chặt chế nhất, cách mạng nhất và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân
Đảng là tập hợp những người tiên tiến, ưu tú của giai cấp
công nhân, thể hiện ở sự tiên phong về hành động và tiên phong
về lý luận
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mắc, Ph.Angghen cho răng, Đảng Cộng sản là tổ chức gồm những người tiên tiến, ưu tú của giai cấp công nhân - đó là những người tiên phong về hành động và tiên phong về lý luận Hai ông khẳng định: “ Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn thúc đây phong trào tiến lên; về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiễn trình và kết quả chung của phong trào vô sản”!
! C.Mác và Ph.Ăngghen: 7oản đập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.4,
tr.614-615
Trang 21Đảng là tổ chức được tổ chức rất chặt chẽ, có kỷ luật cao, tự giác, nghiêm minh thống nhất ý chí và hành động Đó là tổ chức của những người giác ngộ cao về mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân, triệt để cách mạng, kiên quyết đấu tranh cho lý tưởng
đó Trong thực tiễn Đảng luôn đi tiên phong và giáo dục lôi cuốn quần chúng thực hiện lý tưởng cộng sản Đảng phải được vũ trang bằng lý luận cách mạng thì mới có thể thực hiện được lý tưởng cộng sản V.LLênin viết: Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò người chiến sĩ tiền phong
Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp công nhân nhưng không phải là toàn bộ giai cấp công nhân V.LLênin chỉ rõ: “Không được lẫn lộn đảng, tức là đội tiền phong của giai cấp công nhân
ool , và khẳng định: Đảng là “đội tiền phong giác ngộ của giai câp vô sản””,
với toàn bộ giai câp
2.2.3 Giảnh được chính quyên, Đáng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chuyên chính vô sản và là một bộ phận của hệ thống Ấy Trở thành đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng lập nên hệ thống chuyên chính vô sản (sau này mở
rộng ra và gọi là hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa), khác về chất với hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa Đảng lãnh đạo hệ
thông Ay để thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới V.IL.Lênin viết: “Không thông qua Đảng Cộng sản thì không thê thực hành chuyên chính vô sản được”
!V,1.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1979, t.§, tr.289
? V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, 1.36, tr.231
?V,1.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1978, t.43, tr.50
Trang 22Đảng là hạt nhân chính trị của hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa, Đảng lãnh đạo, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy
Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa hoạt động đúng đường lối, quan điểm của Đảng, thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng
Đó là điều kiện tiên quyết báo đảm sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
2.2.4 Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng
Đảng là tổ chức tự nguyện của những người cùng chung lý tưởng cộng sản, quyết tâm thực hiện lý tưởng đó, đồng thời là một tổ chức chiến đấu Để thực hiện lý tưởng của mình, một mặt
Đáng phải thực hiện tốt dân chủ để phát huy cao độ trí tuệ, tính
sáng tạo của mọi đảng viên trong hoạt động, đồng thời Đảng phải hoạt động một cách tập trung thông nhất Vì thế, Đảng phải xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ để thống nhất ý chí và hành động Đó là vẫn đề thuộc
bán chất của Đảng, phân biệt đảng kiểu mới của giai cấp công nhân với đảng kiểu cũ - đảng cải lương Xa rời nguyên tắc này Đảng sẽ giảm sức mạnh và không tránh khỏi tan rã V.ILênin viết: “Chúng tôi luôn bảo vệ dân chủ trong nội bộ đảng Nhưng
chúng tôi không bao giờ phản đối chế độ tập trung của đảng
Chúng tôi chủ trương chế độ tập trung dân chủ”” “Các đáng gia nhập Quốc tế Cộng sản phải xây dựng theo nguyên tắc tập trung
dân chủ”
! V.1.Lênin: 7oàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1980, t.27, tr.91
?V.I.Lênin: 7oản tập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, t.41, tr.253
Trang 23Tập trung dân chú đối lập với tập trung quan liêu, gia trưởng độc đoán và dân chủ hình thức, dân chủ không lãnh đạo
2.2.5 Đoàn kết thống nhất là sức mạnh vô địch của Đảng, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng
V.ILLênin khẳng định, để lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi, Đáng “phải có một sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ, tuyệt
đối” Người chỉ rõ: Đoàn kết thống nhất là sức mạnh to lớn của
Đảng Đó là sự đoàn kết của những người cùng chung lý tưởng cộng sản, chung mục đích và có lợi ích chung Sự đoàn kết đó dua trén cơ sở cương lĩnh chính trị và các nguyên tắc tổ chức, kỷ
Đoàn kết thống nhất trong Đảng là cơ sở và điều kiện để đoàn kết giai cấp công nhân Trong điều kiện đảng cầm quyền sự đoàn kết thống nhất của Đảng lại càng đặc biệt quan trọng, nhất
là ở những nước giai cấp công nhân chiếm tỷ lệ nhỏ bé trong dân
cư Từng cán bộ đảng viên và các tổ chức đáng phải giữ gìn sự
đoàn kết thông nhất của Đảng
Tự phê bình và phê bình là biện pháp căn bản để xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất của Đảng, là quy luật phát triển của Đảng Một chính đảng thẳng thắn tự phê bình sai lầm khuyết
điểm, đó là Đảng trưởng thành V.I.Lênin viết: “Nếu một chính
đảng nào không dám nói thật bệnh tật của mình ra, không dám chân đoán bệnh một cách thăng tay, và tìm phương cứu chữa bệnh đó, thì đảng đó không xứng đáng được người ta tôn trong”
!V.ILênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, t.36,.tr.245
?V.1.Lênin: Toàn zập, Nxb.Tiến bộ, M.1979, t.8, tr.366
Trang 242.2.6 Gắn bú mật thiết với nhân dân, đấu tranh kiên quyết ngăn chặn và loại trừ bệnh quan liêu
Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân do Đảng lãnh đạo Song
để lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi Đảng phải gắn bó với nhân dân, được nhân dân ủng hộ Gắn bó chặt chẽ với nhân đân Đảng sẽ
có sức mạnh vô địch và thực sự trở thành người lãnh đạo nhân
dân V.I.Lênin khẳng định: “Muốn trở thành một Đảng dân chủ -
xã hội, thì cần phải được sự ủng hộ của chính giai cap”’
V.ILênin còn chỉ rõ, chỉ một mình Đảng sẽ không thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, để thực hiện được điều đó, Đảng phải gắn bó chặt chẽ với nhân dân, được nhân dân ủng hộ
và tham gia
Gắn bó mật thiết với nhân dân là vẫn để thuộc về bản chất
của Đảng Quan liêu xa dân, Đảng không tránh khỏi tan rã, thậm
chí mất chính quyền Quan liêu xa dân là một nguy cơ lớn của Đảng Cộng sản cầm quyền đã được V.I.Lênin cảnh báo
2.2.7 Dang kết nạp những người ưu tú của giai cấp công nhân, nhân dân lao động vào Đảng, kịp thời đưa những người không đủ tiêu chuẩn đáng viên ra khỏi Đảng
Để Đảng ngày càng phát triển làm tròn nhiệm vụ của minh thì một mặt, Đảng phải tích cực kết nạp những người ưu tú vào Đảng; mặt khác, Đảng cũng không thể để ở trong Đảng những
người thoái hóa, biến chất, những phần tử cơ hội V.I.Lênin viết:
“Chúng ta cần có những đảng viên mới không phải để quảng cáo
mà để làm việc thật sự Những người đó chúng ta kêu gọi họ vào hàng ngũ đảng ta Chúng ta mở rộng cửa đảng để đón những
!V,1Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1979, t.8, tr.293
Trang 25ool
người lao động”! Đồng thời, Người cũng nhân mạnh: “Cần phải đuổi ra khỏi đáng những kẻ gian giảo, những đảng viên cộng sản
đã quan liêu hóa, không trung thực, nhu nhược”?
Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp công nhân, song Đảng
không chỉ kết nạp những người ưu tú xuất thân từ giai cấp công
nhân vào Đảng mà Đảng còn kết nạp những người ưu tú xuất thân từ các giai cấp, các tầng lớp lao động khác vào Đảng Đối với những người này phải đặc biệt coi trọng giáo dục, rèn luyện
họ theo lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân
3.2.8 Cương lĩnh, đường lối và hoạt động của Dang phải quán triệt chủ nghĩa quốc tế vô sẵn
Tính quốc tế của Đảng Cộng sản bắt nguồn từ tính chất quốc
tế của giai cấp công nhân Điều này lại bắt nguồn từ sứ mệnh lịch
sử thế giới của họ Tính quốc tế của Đáng Cộng sản không chỉ
thể hiện trong lời nói mà còn trong hành động, tức là Đảng phải
xây đựng và hoạt động theo các nguyên lý học thuyết Mác; đường lối của Đảng phải thể hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản Đảng phải giáo dục đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa quốc tế vô sản,
đồng thời V.I.Lênin nhắn mạnh, Đáng phải tích cực chống những biểu hiện sôvanh nước lớn và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi Người
viết: “Kẻ nào không chứng tỏ được bằng hẻnh động rang minh
sẵn sảng dé cho tổ quốc “mình” chịu phần hi sinh lớn nhất, miễn
sao cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thực sự tiễn lên, -
thì kẻ đó không phải là người xã hội chủ nghĩa””
! V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, t.39, tr.256
? V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, t.44, tr.154
3 V.1Lênin: 7oàn đập, Nxb.Tiên bộ, M.1977, t.37, tr.64
Trang 263 TU TUGNG HO CHI MINH VE DANG CONG SAN
H6 Chi Minh da van dung sang tao va phat triển chủ nghĩa Mác-Lênin về Đảng Cộng sản vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, xây dựng thành công một đáng kiểu mới của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam di từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác Tư tưởng của Người về Đảng
“Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ
chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô
sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” Người còn khẳng định, Đảng muốn vững thì phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cốt, đó là bàn chỉ nam cho hành động của Đảng Đảng là
người đề ra đường lối, chủ trương cách mạng, là người tập hợp,
tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng, đưa đường lối, chủ trương vào quần chúng, tổ chức quần chúng đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới Nếu không có Đáng lãnh đạo thì cách mạng Việt Nam không thể giành thang lợi Điều đó đã được lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng khẳng định
! Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.2, tr.267-268
Trang 273.2 Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Chủ nghĩa Mác-Lênin về Đáng Cộng sản đã chỉ ra quy luật ra đời, tồn tại, phát triển của Đảng là chủ nghĩa xã hội khoa học kết hợp với phong trảo công nhân Đối với Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân còn nhỏ bé, phong trào công nhân đã phát triển, phong trào yêu nước rất mạnh mẽ, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thấy rất rõ: Để thành lập Đảng phải làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước chuyên biến về chất và phải được chủ nghĩa Mác-Lênin soi sáng, các yếu tế đó phải được kết hợp với nhau Trong suốt quá trình chuẩn bị thành lập Đảng, Người đã tích cực
thực hiện và thực hiện thành công điều đó, dẫn tới sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930 Sau đó, Chú tịch
Hồ Chí Minh khái quát: “Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930” 3.3 Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân
đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam
Chủ nghĩa Mác-Lênin về Đảng Cộng sản đã chỉ rõ, Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân, đây là vấn đề thuộc bản chất của Đảng Điều đó có nghĩa là, về lập trường, quan điểm, hệ tư tưởng của Đảng là của giai cấp công nhân; về lợi ích thì Đảng đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và cá dân tộc Luận điểm của Hồ Chí Minh:
! Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.10, tr.8
Trang 28“Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc,
không thiên tư, thiên vị”!, cũng thể hiện những nội dung đó Nó
hoàn toàn khác với quan điểm “Đảng toàn dân” của những người xét lại, muốn hòa tan Đảng trong nhân dân, thực chất là hòng làm giảm và đi tới thú tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng
3.4 Đáng Cộng sẵn Việt Nam phải được xây dựng theo các
nguyên lý đảng kiểu mới của giai cấp công nhân
Vận dụng các nguyên lý đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác- Lênin về Đảng Cộng sản vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khái quát thành những nguyên lý chủ yếu như: tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; ký luật nghiêm túc và tự giác; đoàn kết thống nhất trong Đảng: đức và tài, quan hệ giữa đức và tài của
cán bộ; liên hệ mật thiết với nhân dân; xây dựng chi bộ, đảng bộ
cơ sở và đội ngũ đáng viên; lề lối, phong cách làm việc, v.v đồng thời, Người cũng chỉ ra việc thực hiện các nguyên lý đó đối với Đảng Cộng sản Việt Nam
3.5 Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân
Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, Đảng phải thường xuyên chăm lo đổi mới và chỉnh đến Đảng
Đề lật đỗ chế độ áp bức bóc lột, xây đựng thành công chủ nghĩa xã hội Đảng phải lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng,
! Hồ Chí Minh: Toàn ập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.10, tr.467
Trang 29đưa nhân dân thoát khỏi kiếp nô lệ, trở thành người tự do, đem
lại CUỘC song âm no, hạnh phúc cho mọi người dân và độc lập Theo ý nghĩa đó, Đảng vừa là người nhân văn sâu sắc nhất, là người phục vụ đắc lực nhân dân, vừa là người lãnh đạo, vừa là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Muốn thực hiện
được điều đó, Đáng phải tôn trọng nhân dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và liên hệ mật thiết với nhân dân Đây là sự sống còn, sự phát triển của Đảng
3.6 Đảng Cộng sản Việt Nam phải thường xuyên chăm lo xây dựng và chỉnh đốn Dang
Trong quá trình vận động, phát triển và lãnh đạo cách mạng bên cạnh những ưu điểm, tiễn bộ, trong Đảng cũng thường xuất hiện những hạn chế, một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện tiêu cực, thoái hóa biến chất, một số tổ chức đảng mắc sai lầm khuyết
điểm Vì vậy, để Đảng ngày càng lớn mạnh lãnh đạo cách mạng
giành thắng lợi, Đảng phải thường xuyên chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng Công việc này được Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại nhiều lần Theo Hồ Chí Minh “xây dựng” và “chỉnh đến”
Đáng là hai vấn đề quan hệ biện chứng với nhau Phải trên cơ sở
xây dựng Đảng mà chỉnh đốn Đảng; đồng thời, “chính đốn” Đảng đều nhằm làm cho Đảng ngày càng vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, hoàn thành mục tiêu, nhiệm
vụ của từng giai đoạn cách mạng, đưa cách mạng nước ta đến thắng lợi
Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh, khi cách mạng chuyển sang giai đoạn mới và khi Đảng phải lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ nặng nề, trong những điều kiện phức tạp phái chỉnh đốn lại Đảng
Trang 30Trong Di chúc, Người đã căn dặn: “Việc cần phải làm trước tiên
là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chỉ bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”,
4 Ý NGHĨA CUA HOC THUYET MAC-LENIN, TƯ TƯỞNG
HO CHI MINH VE DANG CONG SAN
4.1 Học thuyết Mác-Lênin về Dang Cộng sản là cơ sở lý luận cho sự ra đời, phát triển của các Đảng Cộng sản trên thế giới Học thuyết Mác-Lênin về Đảng Cộng sản là cơ sở lý luận cho sự ra đời, phát triển của các Đảng Cộng sản trên thế giới trong gần 170 năm qua Được học thuyết này soi sáng, các Đảng Cộng sản đã xây dựng ngày càng lớn mạnh đưa cách mạng vô sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi to lớn, đưa chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết trở thành hiện thực và đã từng trở
thành một hệ thống hùng mạnh, đối lập và song song tổn tại với
hệ thống tư bản chủ nghĩa, đạt thành tựu to lớn về phát triển toàn
diện, nhiều mặt đứng đầu thể giới
Mặc dù gần đây, một số Đảng Cộng sản cầm quyền Ở Các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu tan rã, mất chính
quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình hành chính, tập
trung, bao cấp sup dé, song không vì thế mà học thuyết Mác- Lênin về Đảng Cộng sản giám vai trò và ý nghĩa Học thuyết ay, đòi hỏi nghiêm ngặt ở sự vận dụng và vận dụng sáng tạo Các Đảng Cộng sản không tuân thủ điều này sẽ khó tránh khỏi tan rã
Sự tan rã của các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội
! Hồ Chí Minh: Toàn tép, Nxb.Chinh tri quốc gia, H.2002, t.12, tr.503
Trang 31chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu trong thế kỷ trước là sự minh chứng điển hình cho điều này Học thuyết Mác-Lênin về Đảng Cộng sản vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa lớn, tiếp tục là cơ
sở lý luận cho sự phát triển của các Đảng Cộng sản trên thế giới trong thời đại ngày nay Các Đáng Cộng sản sẽ vượt qua khủng hoảng tạm thời, ngày cảng vững mạnh, chủ nghĩa xã hội hiện thực sẽ tiếp tục phát triển
4.2 Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin
về Đáng Cộng sản, xây dựng thành công một đảng kiểu mới
ở Việt Nam
Vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về Đáng Cộng sản phù hợp với nước ta, Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công một đảng kiểu mới ở Việt Nam đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự sáng tạo độc
đáo của Hồ Chí Minh về vận dụng học thuyết Mác-Lênin về
Đảng Cộng sản Chú nghĩa Mác-Lênn về Đảng Cộng sản đã chỉ
ra quy luật ra đời, tồn tại, phát triển của Đảng là chủ nghĩa xã hội khoa học kết hợp với phong trào công nhân Đối với nước ta một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, giai
cấp công nhân còn nhỏ bé, phong trào công nhân đã phát triển,
phong trào yêu nước rất mạnh mẽ, đồng chí Nguyễn Ái Quốc
(Hồ Chí Minh) thấy rất rõ: Để thành lập Đảng phải làm cho
phong trào công nhân và phong trào yêu nước chuyên biến về chất và phải được chủ nghĩa Mác-Lênin soi sáng, các yếu tổ đó phải được kết hợp với nhau Trong suốt quá trình chuẩn bị thành lập Đảng, Người đã tích cực thực hiện và thực hiện thành công
Trang 32điều đó, dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết đó vào xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, thể hiện ở việc xác định cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, luôn trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác-Lênin; về giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng
Học thuyết Mác-Lênin về Đảng Cộng sản có vai trò, ý nghĩa
to lớn đối với xây dựng Đáng ta vững mạnh về tổ chức trong các thời kỳ cách mạng
4.3 Ý nghĩa của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về Đảng Cộng sản đối với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta hiện nay
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm
vụ then chốt, phát triển văn hóa nền tảng tĩnh thần của xã hội, song suy đến cùng xây dựng Đảng có vai trò quyết định nhất Học thuyết Mác-Lênin về Đảng Cộng sản vẫn là câm nang có giá trị nhất, là ngọn đuốc soi đường để Đảng và nhân dân Việt Nam tiến hành công tác xây dung Dang để Đảng có đủ năng lực lãnh đạo thắng lợi công cuộc đổi mới, đưa đất nước Việt Nam đến mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Trang 33Câu hỏi ôn tập
*{ Phân tích những nguyên tắc đảng kiểu mới của giai cấp
công nhân do V,I.Lênin sáng lập?
+2 Phân tích những sáng tạo của Hồ Chí Minh và Dang ta trong việc vận dụng học thuyết Mác-Lênin về Đảng của giai cấp công nhân vào xây dựng Đảng?
z 3, Phân tích ý nghĩa của học thuyết Mác-Lênin về Đáng của giai cấp công nhân đối với xây dựng Đảng ta hiện nay?
'Tài liệu tham khảo
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006
4 C.Mác và Ph.Ăngghen: 7oàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia,
H.2002, t.I
5 Hồ Chí Minh: 7oàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.2
6 Hồ Chí Minh: 7oàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.10, t.11
7 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiên bộ, M.1976, 1.3
8 V.LLênin: Toàn zập, Nxb.Tiễn bộ, M.1979, t.8
Trang 34Bai 2
NGUYEN TAC TO CHUC VA HOAT DONG CO BAN
CUA DANG CONG SAN
1 TAP TRUNG DAN CHU - NGUYEN TAC CG BAN TRONG
TO CHUC VA HOAT DONG CUA DANG CONG SAN
1.1 Khái quát về sự hình thành, phát triển của nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung đân chủ của Đảng Cộng sản đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin để cập rất sớm C.Mác va Ph.Angghen chưa dùng khái niệm nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng trong thực tiễn, hai ông đã chỉ đạo xây dựng “Liên đoàn những người cộng sản” và “Hội Liên hiệp
AM
công nhân quốc tế” theo tinh thần của nguyên tắc đó Một số nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ như vấn đề
bầu cử dân chủ, bình đẳng; quyền thảo luận, thông qua cương
lĩnh, đường lối; cấp dưới phục tùng cấp trên; thiểu số phục tùng đa số; mọi thành viên đều có trách nhiệm thực hiện kỷ
luật bắt buộc như nhau, v.v đều đã được C.Mác và
Ph.Ăngghen thể hiện trong một số tác phẩm, tập trung nhất ở trong “Điều lệ Liên đoàn những người cộng sản” và “Điều lệ Hội Liên hiệp công nhân quốc tế”
Trang 35Khái niệm “tập trung dân chủ” được V.I.Lênin sử dụng lần đầu tiên tại Hội nghị Tammécpho (1905), sau đó đưa vào Điều lệ Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga (Đại hội IV, năm 1906), được các đảng trong Quốc tế IH thừa nhận và khẳng định: Các đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản phải được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ
Hồ Chí Minh luôn trung thành với tư tưởng của C.Mác,
Ph.Angghen và V.ILênin về tập trung dân chủ, đồng thời bổ sung, phát triển tư tưởng đó trong tô chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Đảng Cộng sản Việt Nam
Về hình thức ngôn ngữ, thời kỳ đầu Hồ Chí Minh dùng thuật
ww, 66,
ngữ “dân chủ tập trung”, về sau Người dùng thuật ngữ “tập trung
dân chủ”, nhưng nội hàm và thực chất của khái niệm “tập trung
dân chủ” trước sau vẫn nhất quán
Ngay từ năm 1927, Người đã chỉ ra cách tổ chức Công hội
“theo cách dân chủ tập trung Nghĩa là có việc gì thì ai cũng được
bàn, cũng phải bàn Khi bàn rồi thì bỏ thăm, ý kiến nào nhiều người
theo hơn thì được Ấy là đân chủ Đã bỏ thăm rồi, thì giao cho hội
ủy viên làm, khi ấy thì tất cả hội viên phải theo mệnh lịnh hội ấy
Ấy là tập trung Ai không nghe lời thì ủy viên hội có quyền phạt” Cuốn sách Thường thức chính trị của Hồ Chí Minh (1953) đánh đấu sự hoàn thiện từng bước tư tưởng của Người về nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc đó có nghĩa là: “có đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất Cá nhân phải phục tùng đoàn thể, số ít phải phục tùng số ' Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.2, tr.306
Trang 36nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục
tùng Trung ương” Tập trung phải trên nền tảng dân chủ Cơ
quan lãnh đạo của Đảng có uy tín và quyền lực chân chính Mọi đáng viên nhất định phải chấp hành các phương châm, chính
sách, nghị quyết của Đảng, phải tuân theo kỷ luật của Đảng Thế
là tập trung Nhưng tập trung ấy không phải là cá nhân chuyên chính, nó là xây dựng trên nên tảng dân chủ
1.2 Vị trí, vai trò của nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ có vị trí va tam quan trọng hàng đầu trong tổng thể các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng Cộng sản
Nguyên tắc tập trung dân chủ có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức của Đảng Cộng sản
2 TAP TRUNG DAN CHU LA TAT YEU KHACH QUAN TRONG XAY DUNG TO CHUC, SINH HOAT VA HOAT DONG CUA DANG CONG SAN
2.1 Xuất phát từ vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản
Đảng là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công
nhân, đòi hỏi Đáng phải hết sức có tổ chức, phải là đội ngũ có tổ
chức và là hình thức tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân; Đảng phái là khối đoàn kết thống nhất về chính trị, tư
tướng và tổ chức, làm cho Đảng có hàng triệu người nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người Thực hiện nguyên tắc tập trung
! Hồ Chí Minh: 7oảàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.7, tr.229
Trang 37dân chủ trong xây đựng Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng là điều kiện bảo đảm sự thông nhất ý chí, thống nhất hành động của toàn Đảng, đồng thời bảo đảm phát huy sáng kiến và tính tích cực sáng tạo của mọi tổ chức đáng và mọi đảng viên
Mặt khác, Đảng là liên mình tự nguyện của những công nhân
ưu tú và những người lao động cùng chung chí hướng cộng sản, phan dau xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, do đó, Đảng phải được tổ chức và hoạt động theo lỗi đân chủ mới phù hợp với bản chất giai cấp công nhân và mục đích của Đảng
2.2 Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng Cộng sản
Nhiệm vụ của Đảng Cộng sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh xóa
bỏ áp bức, bóc lột, bất công, xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiễn
tới chủ nghĩa cộng sản Nhiệm vụ vĩ đại đó rất gay go, phức tạp, quyết liệt, lâu dai, đòi hỏi Đảng phải tổ chức theo lối dân chủ để phát huy mọi tiềm năng trí tuệ, lực lượng của đảng viên và các tổ chức trong toàn Đảng, lại vừa phải tổ chức theo lối tập trung, có
tổ chức chặt chẽ, thống nhất, kỷ luật nghiêm minh mới đủ sức hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đó
2.3 Xuất phát từ kinh nghiệm lịch sử phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế
Đảng Cộng sản có sử mệnh lịch sử lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân đấu tranh giành chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội, cuối cùng đi đến giải phóng con người nói chung, thực hiện xã hội cộng sản văn minh
Đề thực hiện được mục đích cao cả Ấy, Đảng phải có sự nhất
trí cao, thống nhất tư tưởng và hành động Đảng phải là một t6
Trang 38chức đoàn kết chặt chẽ, thống nhất ý chí, thống nhất hành động,
thống nhất kỷ luật Do đó, Đáng phải được tô chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ Trong tình hình đấu tranh tư tưởng - chính trị hiện nay, sự đoàn kết thống nhất tư tưởng và hành động của Đảng, của giai cấp công nhân và toàn dân tộc lại càng đặc biệt quan trọng và cấp thiết Sự đoàn kết thống nhất thực sự của Đảng là thành trì vững chắc để ngăn ngừa và khắc phục chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc, làm thất bại mọi mưu
đồ chia rẽ, phá vỡ sự thống nhất của Đảng, hòng xóa bỏ Đáng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội
Kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của các đảng trước đây và
hiện nay đã cung cấp cho mỗi Đảng Cộng sản và công nhân, mỗi đảng viên cộng sản chân chính những bài học quý báu: mọi thành
công hoặc thất bại trong cuộc đấu tranh để xây dựng tô chức đảng,
thực hiện mục đích của Đáng, đều tùy thuộc vào nhận thức và hành
động đúng hay không đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tô
chức, sinh hoạt và hoạt động lãnh đạo của Đảng; đảng nào vị phạm hoặc xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ đều dẫn đến giảm sút sức
chiến đấu, phân liệt, thậm chí tan rã; bảo vệ và kiên trì nguyên tắc
tập trung dân chủ trong xây dựng tô chức và hoạt động của Đảng luôn là nhiệm vụ sống còn của Đảng, không thé coi nhẹ
3, NỘI DUNG VÀ BẢN CHAT CUA NGUYEN TAC TAP TRUNG DÂN CHỦ
3.1 Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung đân chủ
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã khái quát nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ có nghĩa là:
Trang 39“1, Các cơ quan lãnh đạo đều do quần chúng đảng viên bầu
cử lên
2 Phương châm, chính sách, nghị quyết của Đảng đều do
quân chúng đảng viên tập trung kinh nghiệm và ý kiến lại mà
thành Rồi lại do các cuộc hội nghị của Đáng thảo luận giải
quyết, chứ không ai được tự ý độc đoán
3 Quyên lực của cơ quan lãnh đạo là do guân chúng đảng viên giao phó cho, chứ không phải tự ai tranh giành được Vì vậy, người lãnh đạo phải gần gũi và học hỏi quần chúng đảng viên, nghe ngóng ý kiến của họ Nếu lên mặt với quần chúng,
lạm dụng quyền lực - thế là sai lầm
4 Trật tự của Đảng là: cá nhân phải phục tùng tổ chức; số ít phải phục tùng số nhiều; cấp dưới phải phục tùng cấp trên; các địa phương phải phục tùng Trung ương”
Còn đối với dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung, Hồ Chí Minh
1 Chỉ có cơ quan lãnh đạo cô quyền khai thác các cuộc hội nghị
2 Tất cả các nghị quyết của Đảng phải do cơ quan lãnh đạo chuẩn bị kỹ càng, rồi giao cho các cấp ¿hảo luận Không được làm qua loa, sơ sài
' Hồ Chí Minh: Todn tép, Nxb.Chinh trị quốc gia, H.2002, 1.7, tr.240-241
Trang 403 Khi bầu cử các cơ quan lãnh đạo trong Đảng, phải xem
xét rất kỹ lưỡng để lập danh sách những đảng viên ứng cử
4 Toàn thể đảng viên phải theo đúng đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất của Đảng Toàn thể đảng viên phải theo
sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương”}
Đảng Cộng sản Việt Nam trước sau như một kiên trì thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ So sánh các nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ ghi trong Điều lệ Đảng qua các
kỳ đại hội Đảng, chúng ta thấy rằng, Đảng ta đã luôn coi trong nguyên tắc tập trung dân chủ và có sự cụ thể hóa nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của Dang phi hợp với tình hình nội
bộ Đảng và thực tiễn cách mạng
Hiện nay, nước ta bước vào thời kỳ mới, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước có nhiều biến đổi sâu sắc, nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung đân chủ đã được Đảng ta chí rõ trong Điều 9 Điều lệ Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua:
“1 Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
2 Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đáng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đáng bộ, chỉ bộ (gọi tắt là cấp ủy)
! Hồ Chí Minh: Toàn đập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.7, tr.241