1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm VẬN DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH – TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ – SINH HỌC 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

67 550 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới Giáo dục và Đào tạo của nước ta. Đây cũng là vấn đề cấp bách được Đảng và Nhà nước quan tâm, thể hiện trong hàng loạt các văn bản pháp lý quan trọng như trong các Nghị quyết Trung ương, trong luật Giáo dục và trong chiến lược phát triển Giáo dục. Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học”. Dạy học không thể truyền thụ kiến thức theo một chiều, “rót kiến thức” vào học sinh. Trong quá trình dạy học, học sinh chủ động tiếp thu tri thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh chủ động tìm tòi và khám phá. Cuối cùng, qua quá trình tương tác, trao đổi giữa giáo viên và học sinh, học sinh sẽ tiếp thu được những tri thức mới, những kỹ năng tư duy mới. Tuy nhiên, một yêu cầu đặt ra trong quá trình dạy học là làm thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh? Trong dạy học có nhiều cách khác nhau để phát huy tính tích cực đó, sử dụng bài tập tình huống được xem là phương pháp hữu hiệu. Trong môn Sinh học nói chung và Phần Sinh học cơ thể Sinh học 11 nói riêng, nội dung kiến thức bao gồm các khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ được hình thành và phát triển theo một trình tự logic. Tuy nhiên các nội dung trình bày theo từng dấu hiệu đặc trưng cụ thể cho từng đối tượng Thực vật và Động vật chứ chưa mang tính khái quát cho cả 2 loại đối tượng. Do vậy việc thiết kế, đưa ra các bài tập tình huống để tổng hợp phân tích nội dung kiến thức cho học sinh học tập là một vấn đề cần thiết. Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp trong dạy học phần Sinh học cơ thể Sinh học 11, Trung học phổ thông”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1. Bản chất của bài tập, bài toán “Bài tập là một nhiệm vụ mà người giải quyết cần phải thực hiện. Trong bài tập bao gồm dữ kiện và yêu cầu cần tìm”. “Bài toán là hệ thống thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu luôn luôn không phù hợp (mâu thuẫn) với nhau, dẫn tới nhu cầu phải khắc phục bằng cách biến đổi chúng”. 1.1.2. Tình huống, tình huốg dạy học là gì? Theo từ điển Tiếng Việt: “Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơi trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng”. Trong dạy học, tình huống là những tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề là bài toán Ơristic chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Mâu thuẫn này phải có tác dụng kích thích được tính tích cực trong học sinh. Giải quyết mâu thuẫn này chính là sự lĩnh hội tri thức mới, đồng thời cũng làm xuất hiện những mâu thuẫn mới tạo ra nhu cầu, động cơ để giải quyết mâu thuẫn mới. 1.1.3. Bản chất của bài tập tình huống dạy học 1.1.3.1. Bài tập tình huống dạy học là gì? “Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học, được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giải bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được những kỹ năng cần thiết”. 1.1.3.2. Bản chất tâm lý của bài tập tình huống dạy học Bản chất tâm lý của bài tập tình huống dạy học là sự mâu thuẫn giữa nội dung kiến thức truyền đạt và phương pháp truyền đạt kiến thức đó cho học sinh. Đó là cầu nối rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn dạy học.

Trang 1

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH –TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ – SINH HỌC 11,

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc AnhLĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục 

- Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh Học 

- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm:

 Mô hình Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2014 - 2015

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Anh2 Ngày tháng năm sinh:05/09/19873 Nam, nữ: Nữ

4 Địa chỉ: Tam Phước – Biên Hòa – Đồng Nai

9 Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nhơn Trạch – ĐN

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân- Năm nhận bằng: 2010

- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Sinh học

III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 5 nămSố năm có kinh nghiệm: 5 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

Trang 3

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mớiGiáo dục và Đào tạo của nước ta Đây cũng là vấn đề cấp bách được Đảng và Nhànước quan tâm, thể hiện trong hàng loạt các văn bản pháp lý quan trọng như trongcác Nghị quyết Trung ương, trong luật Giáo dục và trong chiến lược phát triển Giáodục.

Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương phápgiáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duysáng tạo cho người học”

Dạy học không thể truyền thụ kiến thức theo một chiều, “rót kiến thức” vào họcsinh Trong quá trình dạy học, học sinh chủ động tiếp thu tri thức với sự tổ chức,hướng dẫn của giáo viên, học sinh chủ động tìm tòi và khám phá Cuối cùng, quaquá trình tương tác, trao đổi giữa giáo viên và học sinh, học sinh sẽ tiếp thu đượcnhững tri thức mới, những kỹ năng tư duy mới Tuy nhiên, một yêu cầu đặt ra trongquá trình dạy học là làm thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh? Trongdạy học có nhiều cách khác nhau để phát huy tính tích cực đó, sử dụng bài tập tìnhhuống được xem là phương pháp hữu hiệu.

Trong môn Sinh học nói chung và Phần Sinh học cơ thể - Sinh học 11 nói riêng,nội dung kiến thức bao gồm các khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ được hình thànhvà phát triển theo một trình tự logic Tuy nhiên các nội dung trình bày theo từng dấuhiệu đặc trưng cụ thể cho từng đối tượng Thực vật và Động vật chứ chưa mang tínhkhái quát cho cả 2 loại đối tượng Do vậy việc thiết kế, đưa ra các bài tập tình huốngđể tổng hợp - phân tích nội dung kiến thức cho học sinh học tập là một vấn đề cầnthiết.

Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng bài tập tình

huống để rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp trong dạy học phần Sinh họccơ thể - Sinh học 11, Trung học phổ thông”.

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.1 Cơ sở lí luận của đề tài

1.1.1 Bản chất của bài tập, bài toán

“Bài tập là một nhiệm vụ mà người giải quyết cần phải thực hiện Trong bài tậpbao gồm dữ kiện và yêu cầu cần tìm”.

“Bài toán là hệ thống thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêucầu luôn luôn không phù hợp (mâu thuẫn) với nhau, dẫn tới nhu cầu phải khắc phụcbằng cách biến đổi chúng”.

1.1.2 Tình huống, tình huốg dạy học là gì?

Trang 4

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơitrong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng”.

Trong dạy học, tình huống là những tình huống có vấn đề Tình huống có vấn đềlà bài toán Ơristic chứa đựng mâu thuẫn nhận thức Mâu thuẫn này phải có tác dụngkích thích được tính tích cực trong học sinh Giải quyết mâu thuẫn này chính là sựlĩnh hội tri thức mới, đồng thời cũng làm xuất hiện những mâu thuẫn mới tạo ra nhucầu, động cơ để giải quyết mâu thuẫn mới.

1.1.3 Bản chất của bài tập tình huống dạy học

1.1.3.1 Bài tập tình huống dạy học là gì?

“Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thểxảy ra trong quá trình dạy học, được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giảibài tập ấy vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được những kỹ năng cầnthiết”.

1.1.3.2 Bản chất tâm lý của bài tập tình huống dạy học

Bản chất tâm lý của bài tập tình huống dạy học là sự mâu thuẫn giữa nội dungkiến thức truyền đạt và phương pháp truyền đạt kiến thức đó cho học sinh Đó làcầu nối rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn dạy học

1.1.4 Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống

1.1.4.1 Đặc điểm của phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống

- Dựa vào các bài tập tình huống để thực hiện chương trình học; những bài tậptình huống không nhằm kiểm tra các kỹ năng mà giúp phát triển chính bản thân cáckỹ năng.

- Bản thân bài tập tình huống mang tính chất gợi vấn đề.

- Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với bài tập tình huống chứ khôngcó công thức nào giúp học sinh tiếp cận với bài tập tình huống.

- Việc đánh giá kiến thức và kỹ năng dựa trên hành động và thực tiễn.

1.1.4.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống

- Học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những nội dung cốt lõi.

- Học sinh có thể hợp tác với nhau trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điềuchỉnh vốn tri thức của bản thân Đó chính là cơ sở hình thành phương pháp tự học.

- Việc thường xuyên giải quyết các bài tập tình huống có vấn đề nhỏ trong quátrình học tập là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hình thành vàgiải quyết vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn.

Trang 5

- Đối thoại giữa thầy - trò, trò - trò khi tiến hành giải quyết các bài tập tìnhhuống tạo ra bầu không khí sôi nổi, tích cực góp phần hình thành mối quan hệ giaotiếp trong cộng đồng.

 Nhược điểm:

- Đòi hỏi nhiều công sức và thời gian.

- Giáo viên phải là người có kiến thức, có kinh nghiệm sâu rộng và có cách dẫndắt học sinh.

- Sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp và cách học thụ động của học sinh sẽlà một trở ngại của phương pháp này

1.1.5 Kỹ năng học tập của học sinh

1.1.5.1 Kỹ năng là gì?

Có nhiều quan điểm về kỹ năng, theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng vậndụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn Kỹnăng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo trở thành kỹ xảo”.

Việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì một số kỹ năng đồng thời làkỹ năng nhận thức và là kỹ năng hoạt động chân tay.

1.1.5.2 Kỹ năng học tập là gì?

Theo các nhà tâm lý: “Kỹ năng học tập là khả năng của con người thực hiện cókết quả các hành động học tập phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện nhất định nhằmđạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra”.

Kỹ năng học tập được thể hiện thông qua cách thức thực hiện hành vi học tập cósự phối hợp, có tổ chức, đạt được thông qua sự huấn luyện và thực hành

Một kỹ năng chỉ biểu diễn thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng lên nộidung ta đạt được mục tiêu

Mục tiêu = Kỹ năng X Nội dung

1.1.5.3 Một số kỹ năng nhận thức

Kỹ năng phân tích - tổng hợp

 Kỹ năng so sánh Kỹ năng khái quát hóa Kỹ năng suy luận:

1.1.5.4 Kỹ năng phân tích - tổng hợp

Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng thành nhữngyếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, quan hệ giốngloài nhằm tìm kiếm bản chất của chúng.

Mục đích chủ yếu của việc rèn luyện kỹ năng phân tích là hình thành ở các emthói quen tìm hiểu sự vật hiện tượng có chiều sâu, nhằm nắm được bản chất của đốitượng nghiên cứu cho nên nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động phân tích trước hết lànắm được cấu trúc của đối tượng nghĩa là:

Trang 6

- Xác định các yếu tố bằng đối tượng.- Tìm mối quan hệ giữa các yếu tố đó.

- Yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển của hệ thống nằm ở đâu?- Hoạt động trong những môi trường nào điều kiện nào?

Trên cơ sở ấy mà xác định được tính chất mâu thuẫn nội tại động lực phát triểnvà các vấn đề khác.

Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy các yếu tố cấu thành của sự vật hiện tượngtrong một chỉnh thể

Phân tích và tổng hợp là 2 mặt của một quá trình tư duy thống nhất có sự liên hệmật thiết với nhau

Phân tích và tổng hợp trong Sinh học thường được dùng để phân tích cấu tạo, cơquan, hệ cơ quan, cơ thể , phân tích cơ chế, quá trình sinh học.

Phân tích và tổng hợp có các hình thức diễn đạt:- Diễn đạt bằng lời.

- Diễn đạt bằng sơ đồ phân tích.- Diễn đạt bằng bảng hệ thống - Diễn đạt dưới dạng tranh sơ đồ.

1.1.6 Quy trình thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp.

-1.1.7 Những yêu cầu khi thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năngphân tích - tổng hợp cho học sinh

Xây dựng hệ thống tình huống rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp cho học sinh

Rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp cho học sinh

Hình thành kỹ năng phân tích - tổng hợp cho học sinh

Kết quảDạy họcXử lý sư phạm

Xác định kỹ năng phân tích - tổng hợp của học sinh

Nghiên cứu thực tiễn

Nghiên cứu

Trang 7

 Những chú ý khi soạn thảo tình huống:

- Chủ đề: Mô tả đặc điểm nổi bật của tình huống.- Mục đích dạy học đạt được thông qua tình huống.

- Nội dung tình huống: Mô tả bối cảnh tình huống Nội dung tình huống phảiđủ thông tin để phân tích, giải quyết tình huống.

- Nhiệm vụ học sinh cần giải quyết.

1.1.8 Các tiêu chí đánh giá kỹ năng phân tích - tổng hợp thông qua bài tậptình huống

Rèn luyện kỹ năng để phát triển tư duy và năng lực nhận thức cần được thựchiện trong giảng dạy nhưng làm thế nào để nhận biết được học sinh hình thành kỹnăng giải quyết ở mức độ nào Tiêu chí được đưa ra để làm thước đo đánh giá việcrèn luyện kỹ năng trong quá trình giảng dạy của giáo viên.

Tiêu chí đánh giá là những tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếploại một sự vật, một khái niệm Căn cứ vào tiêu chí mà có thể tiến hành đo đạc,đánh giá được mức độ của kỹ năng Tiêu chí là dấu hiệu, tính chất được chọn làmcăn cứ để so sánh, đối chiếu xác định mức độ đạt tới của đối tượng cần đánh giá.

Trong mỗi lĩnh vực, mỗi khía cạnh, cấp độ trong giáo dục đều có tiêu chí đánhgiá riêng, việc lực chọn các tiêu chí đánh giá phải căn cứ vào các dấu hiệu cơ bản,tiêu biểu cho bản chất của đối tượng thì đánh giá mới đảm bảo tính chính xác Khixây dựng tiêu chí dù ở mức nào người ta cũng cố gắng đưa ra những yêu cầu saocho dễ quan sát, dễ đo đạc được.

Trang 8

Bảng 1.1 Bảng tiêu chí đánh giá kỹ năng phân tích - tổng hợp

Trong đó: TC1<TC2<TC3<TC4<TC5<TC6Mức A: Không làm được

Mức B: Làm được (biết làm)Mức C: Thông thạo

Xác định đối tượng, hiệntượng cần phân tích

Xác định vị trí, mối liên hệcủa đối tượng với các đối tượng liênquan

Phân chia đối tượng thànhnhững yếu tố nhỏ hơn theo 1 logicnhất định

Giải quyết những mâu thuẫnbên trong các yếu tố đó

Thiết lập mối liên hệ phụthuộc lẫn nhau giữa các yếu tố

Tổng hợp các yếu tố theođúng trật tự logic nhưng với mức độcao hơn và kết luận.

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Thực trạng giảng dạy Sinh học hiện nay

Qua quá trình tìm hiểu và quan sát thực tế dạy học ở trường THPT Nguyễn BỉnhKhiêm, THPT Nhơn Trạch, THPT Phược Thiền của Huyện Nhơn Trạch, điều tralấy ý kiến của 9 giáo viên Sinh học có kinh nghiệm, có trình độ đại học trở lên, tôithu được kết quả như sau:

 Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học: Đa số giáo viên đã chú trọng đếnviệc đổi mới phương pháp dạy học nhưng với mức độ không thường xuyên(66,67%), tỉ lệ giáo viên chưa bao giờ đổi mới phương pháp trong dạy học chiếm tỉlệ (11,11%).

Trang 9

 Về vấn đề truyền thụ kiến thức và phát triển kỹ năng cho HS: Có 69% GVcho rằng vấn đề truyền thụ kiến thức và phát triển kỹ năng cho HS là quan trọngnhư nhau; 22% GV cho rằng truyền thụ kiến thức quan trọng hơn; 9% GV cho rằngphát triển các kỹ năng quan trọng hơn Như vậy, còn khoảng 31% GV chưa nhậnthức đúng về vấn đề này Tuy nhiên, qua thực tế quan sát sư phạm, tôi nhận thấy đasố GV vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng nhiều vào khâu phát triểnkỹ năng.

Về việc sử dụng BTTH để rèn luyện kỹ năng trong dạy học Sinh học:

Bảng 1.2 Kết quả điều tra thực trạng sử dụng bài tập tình huống trong dạy học

Sinh học của giáo viên

Từ kết quả ở bảng 1.2 chúng tôi nhận thấy: Đa số giáo viên đã nhận thức đượcsự cần thiết của việc sử dụng bài tập tình huống để tổ chức các hoạt động học tập chohọc sinh (100%) Tuy nhiên, số giáo viên không hề sử dụng các bài tập tình huốngtrong dạy học vẫn chiếm tỉ lệ là (22,22%) ở các trường THPT Số giáo viên có sửdụng nhưng không thường xuyên chiếm 66,67% và chỉ sử dụng với mục đích khắcsâu kiến thức cho học sinh.

1.2.2 Thực trạng học môn Sinh học hiện nay

Thực trạng học môn sinh học hiện nay ở các trường THPT được chúng tôi điềutra bằng phiếu điều tra với 200 học sinh tại Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm vàcó được số liệu như sau: Đa số HS yêu thích các tiết học có sử dụng BTTH (50%).Số em không yêu thích (18 em, chiếm 9%) vì lý do BTTH đưa ra trừu tượng, xa rờithực tiễn Trong tiết học có sử dụng bài tập tình huống, rất nhiều học sinh tham giabàn luận để giải quyết tình huống GV đưa ra (120 em, chiếm 60%), số HS làm việcriêng trong giờ học ít (chiếm 12%).

Bảng 1.3 Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của giáo viên về kỹ năng phân tích

- tổng hợp của học sinh THPT

Trang 10

0 0,00 3 33,33 6 66,67 0 00Qua bảng 1.3 chúng tôi nhận thấy: Đa số giáo viên đánh giá kỹ năng phân tích- tổng hợp của học sinh ở mức trung bình (66,67%) Từ kết quả trên cho thấy, việcrèn luyện kỹ năng này cho học sinh là vấn đề rất cấp thiết.

III SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINHKỸ NĂNG PHÂN TÍCH – TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC PHẦN SINHHỌC CƠ THỂ – SINH HỌC 11, THPT

1 Đặc điểm nội dung chương trình Sinh học 11( nâng cao) - THPT

Phần Sinh học cơ thể trong chương trình Sinh học 11 (nâng cao) gồm 4 chương,có nội dung cụ thể như sau:

Chương I: Đề cập đến sự chuyến hóa vật chất và năng lượng ở mức độ cơ thể Chương II: Đề cập đến tính cảm ứng của cơ thể.

Chương III: Đề cập đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể.Chương IV: Đề cập đến sinh sản của cơ thể

Cuối mỗi chương đều có bài thực hành nhằm minh họa, củng cố hoặc phát triểnnhận thức của học sinh về nội dung của chương.

Sinh học 11 đề cập đến Sinh học cơ thể như là một cấp độ tổ chức của hệ thốngsống nhưng lại nghiên cứu cơ thể thực vật riêng với cơ thể động vật, bởi vì giữachúng có những đặc điểm riêng biệt đặc trưng cho từng nhóm cơ thể đa bào Sựphân tách như vậy để HS dễ tiếp thu hơn, nhưng cần nhớ rằng, giữa thực vật vàđộng vật đều có những đặc điểm chung nhất cho cơ thể đa bào thuộc dạng tế bàonhân thực về chuyển hóa vật chất và năng lượng, về cảm ứng, về sinh trưởng vàphát triển cũng như sinh sản.

2 Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phântích – tổng hợp trong dạy học phần Sinh học cơ thể - sinh học 11, THPT

2.1 Hệ thống các bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năngphân tích – tổng hợp trong dạy học phần Sinh học cơ thể - sinh học 11, THPT

Diễn đạt bài tập tình huống bằng lời:

Bài tập tình huống 1: Nam lấy 1 cành hoa cúc trắng, cắt cẩn thận theo chiều

dọc của cành cây thành 2 nửa cành cây Cắm một nửa cành cây vào 1 ống chứanước và nửa cành cây còn lại vào ống chứa nước có hoà vài giọt mực xanh.

Em hãy dự đoán hiện tượng gì xảy ra sau vài giờ? Mục đích của thí nghiệmtrên của Nam?

( Dùng để dạy và củng cố bài 1: Trao đổi nước ở thực vật )

Trang 11

Bài tập tình huống 2: Cây cần một lượng nước rất lớn trong suốt đời sống của

nó Tuy nhiên cây lại có hiện tượng thoát hơi nước Do vậy có ý kiến cho rằng:

“Thoát hơi nước là tai họa của cây” Theo em, ý kiến đó như thế nào? “Tai họa” có

ý nghĩa tiêu cực hay tích cực?

Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của sự thoát hơi nước, “Thoát hơi nước là taihọa tất yếu của cây”.

(Để giảng dạy mục IV - bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo))

Bài tập tình huống 3: Khi học các cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước, một học

sinh thắc mắc: “Một số cây như xương rồng, cây mọng nước ở sa mạc , vào ban

ngày luôn luôn có ánh sáng chiếu vào nhưng những cây này khí khổng luôn luônđóng vào ban ngày” Em hãy giải thích giùm thắc mắc của bạn học sinh đó?

Mục tiêu: Nêu được 3 cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước.

(Để giảng dạy mục IV - bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo))

Bài tập tình huống 4: Lan gieo 2 chậu cây: Chậu thứ nhất, Lan gieo hạt đậu

xanh vào 2 bên chậu, ở giữa chậu, đặt một cốc nhựa bên trong chứa ít phân N, P, K.Cốc nhựa bị đâm thủng lỗ ở giữa Giữ độ ẩm cho cây Chậu 2, Lan gieo hạt bìnhthường và chăm sóc, bón phân đầy đủ Sau 5 ngày, Lan nhổ ở mỗi chậu 1 cây connhưng lại quên đánh dấu.

Em hãy giúp Lan phân biệt 2 cây con sinh ra từ chậu nào và giải thích ý kiếncủa mình? Nếu bỏ vào cốc thủng lỗ này là florua thay vì phân bón thì điều gì sẽ xảyra? Giải thích?

( Dùng để dạy và củng cố Bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật)

Bài tập tình huống 5: Khi GV đưa ra phương trình tổng quát của quang hợp

như sau:

6CO2 + 12H2O C6 H12O6 + 6 O2 + 6H2O

Một bạn HS đã khẳng định: “Quang hợp là một quá trình mà tất cả sự sống

trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó”.

Theo em khẳng định đó đúng hay sai? Em hãy chứng minh?Mục tiêu: Trình bày được 3 vai trò của quá trình quang hợp.

(Để giảng dạy mục I - bài 7: Quang hợp)

HST, DL

Trang 12

Bài tập tình huống 6: Trong giờ thực hành bài Quang hợp, thí nghiệm thực

hành sự tạo thành tinh bột Nam đã mang đến lớp lá tía tô đỏ và lá rau dền đỏ để

làm thí nghiệm Hoa đã cho rằng: “Lá đỏ thế này không có diệp lục nên nó sẽ không

tổng hợp được tinh bột, lá này không thể được sử dụng trong thí nghiệm”.

Theo em ý kiến của Hoa có đúng không? Tại sao?

Mục tiêu: Chứng minh được lá cây là cơ quan chứa các lục lạp mang hệ sắctố quang hợp.

(Để Giảng dạy mục II - Bài 7: Quang hợp)

Bài tập tình huống 7: Trong giờ thực hành, để chứng minh cây đã lấy O2

không khí trong quá trình hô hấp Hai bạn học sinh đã chuẩn bị các dụng cụ sau: Túigiấy đen, cốc thủy tinh to, diêm, que đóm để đốt, tấm kính Tuy nhiên, hai bạn đãlúng túng khi bố trí thí nghiệm Em hãy giúp hai bạn nhé?

Mục tiêu: Minh họa bài giảng về hô hấp Rèn luyện kỹ năng thực hành thínghiệm

(Để giảng dạy bài 14: Thực hành chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt)

Bài tập tình huống 8: Có ý kiến cho rằng: “Máu ở động mạch luôn luôn là

máu đỏ tươi, máu ở tĩnh mạch luôn luôn là máu đỏ thẩm”

Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

(Để giảng dạy hay củng cố mục II - Bài 18: Tuần hoàn)

Bài tập tình huống 9: Khi giáo viên đang trình bày thí nghiệm như sau: "

Gieo hạt đậu vào chậu cho đến khi hạt nảy mầm và ra lá Đặt chậu cây vào hộp giấykín và khoét một lỗ nhỏ ở thành phải của hộp và để ở chổ sáng 3 - 4 ngày"

Nam đã thắc mắc: "Nếu chúng ta đặt chậu cây vào hộp có nhiều tầng và mỗi

tầng có một lỗ nhỏ xen kẽ nhau và chiếu sáng ở trên thì điều gì sẽ xãy ra"

Bằng kiến thức đã học, em hãy giúp Nam giải thích thắc mắc trên?

Mục tiêu: Minh họa về hiện tượng hướng sáng của cây Rèn luyện kỹ năngthực hành thí nghiệm

(Để giảng dạy mục II - Bài 23: Hướng động)

Bài tập tình huống 10: Lam đã làm thí nghiệm như sau: Chuẩn bị 1 chậu có

chứa đất cát, dùng giấy thấm gói phân lân, đạm, kali, trong một lọ nhựa đã chọcthủng các lỗ và đặt giữa chậu cát Gieo hạt đậu vào 2 bên lọ nhựa cho đến khi hạt

Trang 13

nảy mầm thành cây Sau khi nhổ cây, Lam thấy rễ cây uốn cong về phía lọ nhựa.Mai cũng đã làm thí nghiệm tương tự Lam, nhưng thay phân bằng bông tẩm dungdịch muối ăn

Theo em kết quả thí nghiệm của Mai có giống kết quả của Lam không? Tạisao?

Mục tiêu: Minh họa về hiện tượng hướng hóa của cây Rèn luyện kỹ năngthực hành thí nghiệm

(Để giảng dạy mục II - Bài 23: Hướng động)

Bài tập tình huống 11: Khi học xong cảm ứng ở thực vật, một học sinh thắc

mắc: "Khi nói về ứng động không sinh trưởng ở thực vật, thường chỉ có cây trinh

nữ có biểu hiện rõ rệt nhất là cụp lá lại với tác nhân Còn đa số các cây thân gỗ thìkhông có biểu hiện gì, phải chăng nó không có một cơ chế phản ứng như cây trinhnữ"

Bằng kiến thức của mình, em hãy giúp bạn giải đáp thắc mắc trên?Trình bày được cơ chế chung của các hình thức vận động cảm ứng.

Bài tập tình huống 12: Có một học sinh đã thắc mắc: “Tại sao gà trống sau

khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa,không biết gáy và mất bản năng sinh dục”

Em hãy giúp bạn giải đáp thắc mắc trên?

(Để giảng dạy mục I - Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng vàphát triển ở động vật)

Bài tập tình huống 13: Khi lấy ví dụ về sinh sản vô tính, Nam đã đưa ra các

ví dụ như sau:

+ Một đoạn sắn vùi xuống đất sẽ mọc thành cây con.+ Củ khoai lang vùi xuống đất mọc thành cây con.+ Hạt lúa nảy mầm thành cây mới.

+ Lá cây thuốc bỏng rơi xuống đất, ở các mắt lá xuất hiện các cây con.+ Một mảnh cơ thể thủy tức có thể lớn lên tạo thành cơ thể mới.

Theo em các ví dụ Nam đưa ra có chính xác không? Tại sao? Từ đó em hãycho biết thế nào là sinh sản vô tính?

(Để giảng dạy khái niệm sinh sản vô tính)

Trang 14

Bài tập tình huống 14: Trong một khu vườn, có một gốc cây nho với ba

nhánh: Nhánh thứ nhất mang những chùm nho đen, nhánh thứ hai mang nhữngchùm nho vàng óng và nhánh thứ ba mang những chùm nho màu sắc pha tạp, quảđen xen lẫn quả vàng Như thế thì thật là tuyệt phải không, nhưng Nam thắc mắckhông biết vì sao trên cùng một cây quả lại có nhiều màu sắc như vậy.

Em hãy giúp Nam giải đáp thắc mắc nhé?

(Để giảng dạy mục II - Bài 24: Ứng động)

(Để giảng dạy mục III - Bài 41 : Sinh sản vô tính ở thực vật)

Bài tập tình huống 15: Dân gian thường có các câu như:

“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”

“Con người có bố có ông, như cây có cội, như sông có nguồn”“Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu”

Theo em, ý nghĩa của những câu ca trên là gì? Mục tiêu: Hiểu được khái niệm sinh sản hữu tính.

(Để giảng dạy mục I - Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật)

Bài tập tình huống 16: Có bạn học sinh cho rằng “Phá thai là một biện pháp

sinh đẻ có kế hoạch” Theo em, điều đó có đúng không? Vì sao?

(Để giảng dạy mục II - Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ cókế hoạch ở người)

Diễn đạt bài tập tình huống bằng sơ đồ phân tích:

Bài tập tình huống 1: Có một bạn đã nêu lên sơ đồ chưa hoàn chỉnh như sau,

em hãy hoàn chỉnh giúp bạn?

Trang 15

Hình 2.1 Các hình thức trao đổi vật chất và năng lượng ở sinh vật

(Để củng cố chương I: Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng)

Bài tập tình huống 2: Một bạn đã lập sơ đồ phân tích các hình thức tiêu hóa ở

động vật như sau:

Hình 2.2 Các hình thức tiêu hóa ở động vật

Có ý kiến cho rằng: “Tiêu hóa ở động vật cũng tiến hoá theo bậc thang tiến

hóa của động vật” Bằng những kiến thức đã học, em hãy phân tích nhận định trên?(Để củng cố bài 15: Tiêu hóa)

Trao đổi chất và năng lượng

Tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng

Phân hủy chất hữu cơ, giải phóng năng lượng

Cộng sinhQuang

Tiêu hóa ở động vật

Chưa có cơ quan tiêu hóa Có cơ quan tiêu hóa

Tiêu hóa ngoại bào

Tiêu hóa nội bào

Tiêu hóa ngoại bào

Trang 16

Bài tập tình huống 3: Sau khi học xong bài Tuần hoàn ở động vật, một giáo

viên đã lập được sơ đồ như trong hình sau:

Hình 2.3 Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật

Em có nhận xét gì về sơ đồ trên? Từ đó hãy nêu chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật?

(Để củng cố bài 18: Tuần hoàn)

Bài tập tình huống 4: Có một bạn sau khi học chương cảm ứng đã lập sơ đồ

phân tích các hình thức cảm ứng ở thực vật và động vật như sau:

Tuần hoàn kín

Tuần hoàn đơnTuần hoàn kép

Dịch tuần hoàn

mạch máu

Mao mạch

Tĩnh mạchDịch

môDịch

Cấu tạo đơn giảnChưa có

Động mạch

Thực vật

(ĐV đơn bào)Động vật

Theo nhịp ngày đêmH.

nướcH

Do va chạmH.

Phản xạ(ĐV đa bào)TÍNH CẢM ỨNG

Trang 17

Hình 2.4 Các hình thức cảm ứng ở sinh vật

Em có đồng tình với sơ đồ trên? Em có cách lập sơ đồ nào khác không?

(Để ôn tập chương II: Cảm ứng)

Bài tập tình huống 5: Có một bạn đã lập sơ đồ so sánh phát triển trực tiếp và

phát triển qua biến thái như sau:

Hình 2.5 Các hình thức phát triển ở động vật

Em có nhận xét gì về sơ đồ trên? Từ đó lập bảng so sánh phát triển trực tiếp vàphát triển qua biến thái?

(Để giảng dạy mục III - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật)

Diễn đạt bài tập tình huống bằng bảng hệ thống:

Bài tập tình huống 1: Có 1 bạn khi so sánh vận chuyển chủ động và thụ động

đã lập được bảng so sánh với các tiêu chí, nhưng vẫn lúng túng khi hoàn thiện bảng.Em hãy giúp bạn hoàn thành?

Bảng 2.1 So sánh vận chuyển chủ động và thụ động

Tiêu chí so sánhVận chuyển chủ độngVận chuyển bị động

Hợp tử

Con non

Con trưởng

Trang 18

Tính chọn lọc Có

(Để giảng dạy mục I - Bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật)

Bài tập tình huống 2 : Khi giáo viên đưa ra bảng so sánh hệ tiêu hóa ở động

vật ăn thịt và động vật ăn thực vật như sau:

Bảng 2.2 So sánh hệ tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật

Răng cửa hình nêmRăng nanh nhọnRăng hàm nhỏ

Răng cửa to, bản bằngRăng nanh giống răng cửaRăng hàm có nhiều gờ

ong, dạ lá sách, dạ múi khế

Dựa vào bảng trên Nam kết luận: “Nguồn thức ăn đã ảnh hưởng đến cấu tạohệ tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật”.

Em có đồng tình với ý kiến của Nam không? Chứng minh?

(Để ôn tập Bài 15, 16: Tiêu hóa)

Bài tập tình huống 3: Khi dạy các hình thức tiêu hóa ở động vật, giáo viên

chiếu hình sau:

Trang 19

Hình 2.6 Quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật

Sau đó yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập sau:

An đã lúng túng khi hoàn thành phiếu học tập - Em hãy giúp An hoàn thành nhé?

- Vì sao tiêu hóa ở nhóm động vật có ống tiêu hóa có nhiều ưu điểm hơn sovới động vật có túi tiêu hóa và động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?

Quan sát hình kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa mục II để hoàn thành nội dung bảng sau:

Bảng 2.3 Tiêu hóa ở các nhóm động vật

Nhóm động vậtĐại diệnPhương thức tiêu hóaDiễn biến quá trình tiêu hóaChưa có cơ quan tiêu hóaCó cơ quan tiêu hóa

Trang 20

- Nêu chiều hướng tiến hóa của hệ thống ống tiêu hóa ở các nhóm động vậtkhác nhau?

(Để giảng dạy mục II - Bài 15: Tiêu hóa)

Bài tập tình huống 4: Khi dạy bài Hô Hấp ở động vật, một giáo viên đã đưa

ra phiếu học tập như sau:

Hoa đã lúng túng khi hoàn thành phiếu học tập trên Em hãy giúp Hoa nhé?

(Để giảng dạy mục I - Bài 17: Hô hấp)

Bài tập tình huống 5: Một giáo viên khi so sánh cách lan truyền xung thần

kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và có bao miêlin đã minh họa bằng hìnhsau:

Hình 2.7 Cách lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao

miêlin và có bao miêlin.

Nam quan sát hình và đã đưa ra bảng so sánh với các tiêu chí nhưng chưahoàn chỉnh như sau:

Nghiên cứu mục I: Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ở các nhóm động vật - Sách giáo khoa trang 66 và hoàn thành bảng sau:

Bảng 2.4 Các kiểu hô hấp ở động vật

Kiểu hô hấpĐặc điểm Cơ chế Đại diệnHô hấp qua bề mặt cơ thểHô hấp bằng hệ thống

ống khíHô hấp bằng mangHô hấp bằng phổi

Trang 21

Loại sợi thần

Sợi không có baomiêlin

Sợi có bao miêlin

Bảng 2.5 Các kiểu lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh

Em hãy giúp Nam nhé?

(Để giảng dạy mục I - Bài 28: Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động)

Bài tập tình huống 6: Khi dạy các kiểu phát triển ở động vật một giáo viên

đưa ra phiếu học tập sau:

Nam đã lúng túng khi hoàn thành phiếu học tập Em hãy giúp Nam nhé?

(Để giảng dạy mục II, III - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật)

Diễn đạt bài tập tình huống bằng tranh sơ đồ:

Bài tập tình huống 1: Một giáo viên đưa ra sơ đồ sau:

Quan sát sơ đồ các kiểu phát triển ở gà, bướm và châu chấu kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa mục II và III:

Hoàn thành bảng sau:

Bảng 2.6 Các kiểu phát triển ở động vật

Các kiểu phát triểnĐại diệnĐặc điểmKhông qua biến tháiPhát triển

qua biến tháiBiến thái hoàn toànBiến thái không hoàn toàn

Hình 2.8 Các kiểu phát triển ở gà, bướm và châu chấu

Trang 22

Hình 2.9 Quá trình vận chuyển nước trong cây

Theo em:

- Sơ đồ trên mô tả cơ chế nào?

- 3 động lực chủ yếu để cơ chế trên có thể xảy ra?

Mục tiêu: Trình bày được cơ chế để dòng nước một chiều từ đất vào rễ lênthân.

(Để giảng dạy mục II - Bài 1:Trao đổi nước ở thực vật)

Bài tập tình huống 2: Một bạn học sinh đã gặp khó khăn khi hoàn thành hình

Trang 23

Em hãy giúp bạn hoàn thành để thấy được cấu tạo của lá phù hợp với chứcnăng?

 Mục tiêu: Trình bày cấu trúc của lá liên quan đến chức năng quang hợp

(Để giảng dạy mục II - Bài 7: Quang hợp)

Bài tập tình huống 3:

Hình 2.11 Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

Khi giáo viên đưa ra sơ đồ mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp trên, Nam

thắc mắc: "Sơ đồ trên là một sơ đồ kín, nếu O2 do quang hợp tạo ra đều làm nguyênliệu cho hô hấp thì nguồn O2 cung cấp cho con người hô hấp được lấy từ đâu?".

Em hãy giúp bạn Nam giải đáp thắc mắc trên?

Giải thích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

Bài tập tình huống 4: Khi tổng kết chương III: Sinh trưởng và phát triển, giáo

viên đã đưa ra sơ đồ cơ chế sinh trưởng như sau:

QUANG HỢP

HÔ HẤPC

H2OÁnh sáng

Hợp tử

Sự phân bố TB

Sự phân hóa TBSự phân

Cơ thể trưởng thành

Trang 24

Hình 2.12 Cơ chế sinh trưởng ở sinh vật

Theo em, sơ đồ trên đã diễn tả hết cơ chế của quá trình sinh trưởng và pháttriển của 1 cơ thể chưa?

Trình bày được các giai đoạn của quá trình sinh trưởng và phát triển

(Để tổng kết chương III: Sinh trưởng và phát triển)

Bài tập tình huống 5: Một giáo viên đã đưa ra sơ đồ mối quan hệ giữa sinh

trưởng và phát triển như sau:

Hình 2.13 Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

Theo em:

- Sơ đồ trên nói lên cái gì?- Em hãy phân tích sơ đồ trên?

- Lấy ví dụ để chứng minh sơ đồ trên?

Mục tiêu: Trình bày được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

(Để tổng kết chương III: Sinh trưởng và phát triển)

Bài tập tình huống 6: Một bạn đã đưa ra hình sau:

Sinh trưởng

Phát triển nhanh

Phát triển nhanhSinh

trưởng nhanh

Trang 25

Hình 2.14 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

(Để tổng kết chương III: Sinh trưởng và phát triển)

Bài tập tình huống 7: Một bạn đã lúng túng khi ghép các loại cây sau vào phươngpháp sinh sản phù hợp

Em hãy giúp bạn hoàn thành nhé?

(Để giảng dạy hay củng cố mục II - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật)

Các nhân tố ảnh hưởng

Nhân tố bên trong

- Di truyền- Giới tính- Hoocmôn

Nhân tố bên ngoài

- Khí hậu- Thức ăn- Sinh vật khác

Con người

Cải tạo di truyền Cải tạo môi trường Tác động trực tiếp đến sinh vậtSINH

VẬT

Trang 26

Bài tập tình huống 8: Khi củng cố kiến thức phần “Sinh sản hữu tính ở động

vật (người)”, giáo viên đã cung cấp cho học sinh một số hình ảnh, sau đó yêu cầuhọc sinh sắp xếp lại và thêm thông tin để tạo thành sơ đồ đầy đủ về sinh sản hữutính ở người.

Hình 2.15 Các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở người.

Nam đã lúng túng khi thực hiện yêu cầu của giáo viên Em hãy giúp Nam nhé?Từ đó khái quát lên bằng sơ đồ?

(Để củng cố bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật)

Bảng 2.7 Hệ thống các bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân

tích – tổng hợp trong dạy học phần Sinh học cơ thể - sinh học 11, THPT

Trang 27

2.2 Quy trình sử dụng các bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích – tổng hợp trong phần Sinh học cơ thể - sinh học 11, THPT

2.2.1 Quy trình chung

 Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống:

Giáo viên cần nêu rõ các giả thiết và yêu cầu của tình huống Đối với các tìnhhuống ngắn và đơn giản, giáo viên có thể nêu bằng lời Đối với các tình huống dàivà phức tạp, giáo viên cần phải ghi bảng, sử dụng phiếu học tập hay máy chiếu… đểhọc sinh có thể theo dõi được toàn bộ các giả thiết và yêu cầu của tình huống.

 Bước 2: Học sinh tự nghiên cứu, thảo luận nhóm để giải quyết tình huống:Giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải quyết tình huống theo nhóm hay từngcá nhân Giáo viên cần chú ý nêu rõ nhiệm vụ, thời gian và cách thức làm việc củahọc sinh.

 Bước 3: Tổ chức thảo luận toàn lớp:

Các cá nhân hay đại diện các nhóm đưa ra những ý kiến, các giải pháp, nhữnglập luận để bảo vệ ý kiến của cá nhân hay nhóm Giáo viên có thể đưa ra những câuhỏi hướng dẫn, cung cấp thêm thông tin hỗ trợ để kích thích học sinh thảo luậnthành công.

 Bước 4: Kết luận, chính xác hoá kiến thức:

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, cả lớp thảo luận hướng về một hay một vàigiải pháp được coi là tốt nhất Giáo viên kết luận, chính xác hoá kiến thức Học sinhtự củng cố, rút ra kiến thức và tự hoàn thiện kỹ năng.

Diễn biến xử lý bài tập tình huống được mô tả trong sơ đồ sau:Giáo viên giới thiệu tình huống

Học sinh tự nghiên cứu, thảo luận theo nhóm

Thảo luận toàn lớp

Giáo viên kết luận, chính xác hoá kiến thức

Trang 28

2.2.2 Ví dụ

 Diễn đạt BTTH bằng lời:

Sử dụng BTTH để giảng dạy khái niệm sinh sản vô tính

Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài tập tình huống:

Khi lấy ví dụ về sinh sản vô tính, Nam đã đưa ra các ví dụ:+ Một đoạn sắn vùi xuống đất sẽ mọc thành cây con

+ Củ khoai lang vùi xuống đất mọc thành cây con+ Hạt lúa nảy mầm thành cây mới

+ Lá cây thuốc bỏng rơi xuống đất, ở các mắt lá xuất hiện các cây con+ Một mảnh cơ thể thủy tức có thể lớn lên tạo thành cơ thể mới.

Theo em các ví dụ Nam đưa ra có chính xác không? Tại sao? Từ đó em hãycho biết thế nào là sinh sản vô tính?

Bước 2: Học sinh tự lực giải quyết:

- Học sinh làm việc theo từng nhóm (2 bạn 1 nhóm) để giải quyết tình huống đưara.

- Các nhóm giải quyết tình huống trong vòng 3 phút.

Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp:

- GV có thể gợi ý thêm cho HS bằng các câu hỏi định hướng:+ Ví dụ nào cây con được sinh ra từ một bộ phận của cơ thể mẹ?+ Bản chất của các hình thức sinh sản ở trên?

- Trên cơ sở phân tích các ví dụ và các câu hỏi định hướng, các nhóm phải đưara các căn cứ để xác định các ví dụ trên, ví dụ nào đúng hay sai.

Các ý kiến của người tham gia đâù tiên

Những vấn đề được hình thànhLoại bỏ một số ý kiến

Hướng tới kết luận, giải pháp

Trang 29

- Đại diện 1 số nhóm đưa ra kết quả của nhóm mình.

- Nhóm khác bổ sung, đưa ra những ý kiến, giải pháp, những lập luận chonhóm mình

- GV ghi chép, tóm tắt lại những ý kiến của các nhóm

Bước 4: Giáo viên nhận xét và hoàn thiện kiến thức:

Học sinh tự phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt, rút ra kiến thức và tự hoànthiện kỹ năng cho bản thân.

 Diễn đạt BTTH bằng sơ đồ phân tích:

Sử dụng BTTH để ôn tập chương IV: Sinh sản

Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài tập tình huống:

Sau khi học xong các bài trong chương Sinh sản, giáo viên đã cung cấp cho

học sinh sơ đồ các hình thức sinh sản ở sinh vật sau:

Khi nhìn vào sơ đồ, Nam có ý kiến đây là sơ đồ bất hợp lý Theo em ý kiếncủa Nam đúng hay sai? Nếu Nam đúng thì em hãy tìm ra điểm bất hợp lí và sửa lạicho chính xác?

Trong 5 ví dụ trên, có 4 ví dụ chính xác về sinh sản vô tính, ví dụ hạt lúa nảy mầm thành cây mới không chính xác Vì 4 ví dụ trên, cây con được sinh ra từ một phần cơ quan của cơ thể mẹ Còn cây lúa được sinh ra từ hạt lúa, là noãn biến đổi thành sau khi thụ tinh (đã có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái).

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái Cơ thể con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ, giống nhau và giống cơ thể mẹ.

Sinh sản

Sinh sản phân đôi

Tiếp hợpSinh sản hữu tính

Sinh sản sinh dưỡngSinh sản bằng bào tử

Sinh sản vô tính

Thụ tinh

Trang 30

Bước 2: Học sinh tự lực giải quyết:

- Học sinh làm việc theo từng nhóm (2 bạn 1 nhóm) để giải quyết tình huống đưara.

- Các nhóm giải quyết tình huống trong vòng 3 phút.

Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp:

- GV có thể gợi ý thêm cho HS bằng các câu hỏi định hướng:

+ Thấ nào là sinh sản vô tính? Sinh sản hữu tính? Sinh sản bằng bào tử?+ Bản chất của các hình thức sinh sản ở trên?

- Trên cơ sở phân tích các ví dụ và các câu hỏi định hướng, các nhóm phải đưara các căn cứ để xác định ý kiến của Nam đúng hay sai.

- Đại diện 1 số nhóm đưa ra kết quả của nhóm mình.

- Nhóm khác bổ sung, đưa ra những ý kiến, giải pháp, những lập luận chonhóm mình

- GV ghi chép, tóm tắt lại những ý kiến của các nhóm

Bước 4: Giáo viên nhận xét và hoàn thiện kiến thức:

Học sinh tự phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt, rút ra kiến thức và tự hoànthiện kỹ năng cho bản thân.

Trang 31

Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài tập tình huống:

Một bạn đã đưa ra bảng so sánh con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và thựcvật CAM nhưng còn đôi chổ lúng túng như sau:

CO2 lần đầu tiên xảy raở

- Giai đoạn tái cốđịnh CO2 xảy raở

Cả 2 giai đoạn đềuxảy ra trong cùng một loạiTB là

xảy ra vào

- Giai đoạn cố địnhCO2 lần đầu tiên xảy ravào

- Giai đoạn tái cốđịnh CO2 xảy ravào

Em hãy giúp bạn hoàn thành bảng trên?

Bước 2: Học sinh tự lực giải quyết:

- Học sinh làm việc theo từng nhóm (2 bạn 1 nhóm) để giải quyết tình huống đưara.

- Các nhóm giải quyết tình huống trong vòng 3 phút.

Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp:

- Trên cơ sở phân tích bảng, các nhóm phải đưa ra các căn cứ để xác định ýkiến của Nam đúng hay sai.

- Đại diện 1 số nhóm đưa ra kết quả của nhóm mình.

- Nhóm khác bổ sung, đưa ra những ý kiến, giải pháp, những lập luận chonhóm mình

- GV ghi chép, tóm tắt lại những ý kiến của các nhóm

Bước 4: Giáo viên nhận xét và hoàn thiện kiến thức:

Trang 32

Học sinh tự phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt, rút ra kiến thức và tự hoànthiện kỹ năng cho bản thân.

 Diễn đạt BTTH bằng tranh sơ đồ:

Sử dụng BTTH để giảng dạy mục I - Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản

Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài tập tình huống:

Khi kiểm tra bài cũ về “Cơ chế điều hòa quá trình sinh tinh ở người”, giáo

viên treo tranh sau - và gọi Nam lên bảng.

Chỉ tiêu so sánhThực vật C4Thực vật CAMKhông gian- Giai đoạn cố định CO2 lần đầu tiên xảy ra ở TB mô dậu

- Giai đoạn tái cố định CO2 xảy ra ở TB bao bó mạch Cả 2 giai đoạn đều xảy ra trong cùng một loại TB Thời gian Cả hai giai đoạn xảy ra vào ban ngày- Giai đoạn cố định CO2 lần đầu tiên xảy ra vào đêm

- Giai đoạn tái cố định CO2 xảy ra vào ban ngày

LH

Trang 33

Khi nhìn thấy tranh, Nam đã lúng túng Theo em vì sao bạn lúng túng, có phảivì

Nam chưa học bài hay vì sơ đồ có điều gì không hợp lý Em hãy giải thích?

Bước 2: Học sinh tự lực giải quyết:

- Học sinh làm việc theo từng nhóm (2 bạn 1 nhóm) để giải quyết tình huống đưara.

- Các nhóm giải quyết tình huống trong vòng 3 phút.

Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp:

- GV có thể gợi ý thêm cho HS bằng các câu hỏi định hướng:

+ Vai trò của vùng dưới đồi? Vai trò của tuyến yên trong điều hòa sinh tinh?+ Vai trò của các hoocmon GnRH, FSH, LH?

- Trên cơ sở phân tích tranh và các câu hỏi định hướng, các nhóm phải đưa racác căn cứ để xác định ý kiến của Nam đúng hay sai.

- Đại diện 1 số nhóm đưa ra kết quả của nhóm mình.

- Nhóm khác bổ sung, đưa ra những ý kiến, giải pháp, những lập luận chonhóm mình

- GV ghi chép, tóm tắt lại những ý kiến của các nhóm

Bước 4: Giáo viên nhận xét và hoàn thiện kiến thức:

Học sinh tự phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt, rút ra kiến thức và tự hoànthiện kỹ năng cho bản thân.

IV HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI1 Mục đích thực nghiệm

Đánh giá hiệu quả và xác định tính khả thi của việc sử dụng bài tập tình huốngđể rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp cho học sinh trong dạy học Sinh học nóichung và Sinh học cơ thể - sinh học 11 nói riêng.

2 Nội dung thực nghiệm

- Trường thực nghiệm: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Lớp thực nghiệm: Chúng tôi chọn lớp 11C5 và 11C6, 2 lớp có sĩ số 35 họcsinh, trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau.

- Tiến hành dạy mỗi lớp 2 bài trong 4 tiết:+ Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật.

Ngày đăng: 18/07/2015, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w