SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC MÔN SINH HỌC 12 BAN CƠ BẢN. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Song một thực trạng mà bất cứ người Việt Nam nào cũng phải thừa nhận rằng: ý thức bảo vệ môi trường của người Việt Nam còn rất thấp, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, trong đó có đối tượng là học sinh THPT của chúng ta. Sinh học là một môn học giúp học sinh có những hiểu biết khoa học về thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệ với môi trường, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, kiến thức Sinh thái học là cơ sở khoa học để tìm hiểu và giải quyết vấn đề môi trường. Vì vậy việc tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học sinh học, đặc biệt tích hợp giáo dục môi trường vào dạy phần sinh thái học là điều rất cần thiết. Hiện nay, nhiều giáo viên đã áp dụng tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy. Tuy nhiên, phương pháp tích hợp như thế nào để đạt được hiệu quả cao trong việc giáo dục môi trường cho học sinh thì vẫn còn là vấn đề trăn trở của các thầy cô giáo. Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC MÔN SINH HỌC 12 BAN CƠ BẢN”. Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của bạn đọc
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: THPT PHÚ NGỌC Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC- MÔN SINH HỌC 12- BAN CƠ BẢN Người thực hiện: NGUYỄN THỊ LƯƠNG Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục: - Phương pháp dạy học bộ môn: - Phương pháp giáo dục: - Lĩnh vực khác: Có đính kèm: Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2014 – 2015 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Lương 2. Ngày tháng năm sinh: 08- 6- 1984 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 1- Phú Ngọc- Định Quán- Đồng Nai 5. Điện thoại: 0929299641 E-mail: luongpn84@gmail.com 6. Chức vụ: Giáo viên 7. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy sinh học lớp 11, 12, chủ nhiệm lớp 11. 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Phú Ngọc II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm sinh học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 6 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Không có 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC- MÔN SINH HỌC 12- BAN CƠ BẢN. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Song một thực trạng mà bất cứ người Việt Nam nào cũng phải thừa nhận rằng: ý thức bảo vệ môi trường của người Việt Nam còn rất thấp, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, trong đó có đối tượng là học sinh THPT của chúng ta. Sinh học là một môn học giúp học sinh có những hiểu biết khoa học về thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệ với môi trường, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, kiến thức Sinh thái học là cơ sở khoa học để tìm hiểu và giải quyết vấn đề môi trường. Vì vậy việc tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học sinh học, đặc biệt tích hợp giáo dục môi trường vào dạy phần sinh thái học là điều rất cần thiết. Hiện nay, nhiều giáo viên đã áp dụng tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy. Tuy nhiên, phương pháp tích hợp như thế nào để đạt được hiệu quả cao trong việc giáo dục môi trường cho học sinh thì vẫn còn là vấn đề trăn trở của các thầy cô giáo. Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC- MÔN SINH HỌC 12- BAN CƠ BẢN”. Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của bạn đọc! 3 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục môi trường trong thập kỷ phát triển bền vững, tháng 6/1998, Bộ Chính trị BCH TW đã nhấn mạnh: cần phải đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc dân. Từ đây, hàng loạt văn bản liên quan đến giáo dục môi trường đã được ban hành như nghị quyết số 41/ NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ- TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước 2. Cơ sở thực tiễn. Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) thì Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này. Cũng theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á. Người Việt Nam có thói quen có thể nói là đã ăn vào máu về việc xả rác bừa bãi. Còn đối với học sinh của chúng ta, thì một thực trạng đáng buồn là ý thức bảo vệ môi trường của các em còn rất kém. Ở trường các em có thể xả rác bất kì nơi nào: từ lớp học, cầu thang, hành lang, sân trường,…Đứng bên cạnh thùng rác nhưng các em vẫn không thể bỏ nỗi bịch rác vào thùng và xả rác bên cạnh thùng rác. Vì vậy, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua môn học là điều rất cần thiết. Bằng các phương pháp dạy học phù hợp để tích hợp giáo dục môi trường sẽ góp phần rất quan trọng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, giúp xây dựng trường học “xanh- sạch- đẹp”. 4 Xả rác ngay bên cạnh thùng rác ( http://vitalk.vn) Xả rác bữa bãi ngay khu vực có biển cấm đổ rác ( http://nld.com.vn). 5 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Các khái niệm liên quan Phương pháp dạy học: Theo tài liệu: “ Giáo dục kĩ năng sống trong môn sinh học ở trường trung học phổ thông”: Phương pháp dạy học được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học. Khái niệm tích hợp: Theo Dương Tiến Sỹ (2002) “ Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức, khái niệm các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó”. Như thế, trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động, để đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn của một hệ thống dạy học, nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất. Khái niệm dạy học tích hợp Khái niệm dạy học tích hợp Theo Xaviers Roegirs: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những yêu cầu cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”. Theo Nguyễn Văn Khải: “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri thức các môn học đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo”. Các định nghĩa trên nêu rõ mục đích của dạy học tích hợp là hình thành và phát triển năng lực của người học. Khái niệm môi trường sống Theo nội dung chuẩn sách giáo khoa sinh học 12: “Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động sống khác của sinh vật”. Khái niệm giáo dục môi trường Theo quan điểm của Uỷ ban Giáo dục của IUCN tại hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường ở trường học tổ chức tại Pari năm 1970, khái niệm Giáo dục môi trường được định nghĩa như sau: “Giáo dục môi trường là quá trình hình thành những nhận thức, hiểu biết về mối quan hệ qua lại giữa con người với tự nhiên và xã hội bao quanh con người. Hơn nữa, Giáo dục môi trường cũng đòi hỏi hình 6 thành ở người học khả năng quyết định và những hành động liên quan tới chất lượng môi trường”. Trong hội nghị quốc tế về giáo dục môi trường của Liên hợp quốc tổ chức tại Tbilisi năm 1977, khái niệm Giáo dục môi trường đã được thông qua, theo đó: “Giáo dục môi trường là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục. Nó nên được tập trung vào những vấn đề thực tiễn và mang tính chất liên thông. Nó nên nhằm vào xây dựng giá trị, đóng góp vào sự nghiệp phồn vinh của cộng đồng và liên quan đến sự sống còn của nhân loại. Ảnh hưởng của nó trong thời gian khởi đầu của người học và liên quan đến môi trường của họ trong hoạt động. Nó nên được hướng dẫn ở các môn học hiện tại và tương lai có liên quan”.Cho đến nay, đây là định nghĩa tương đối hoàn chỉnh và được chấp nhận một cách phổ biến nhất. 2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần sinh thái học- sinh học 12- Ban cơ bản. - Thời gian: Từ 1/9/2013 đến 10/5/2014. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi có sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp đọc tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp trò chuyện- trao đổi - Phương pháp phân tích sản phẩm - Phương pháp đối chiếu so sánh - Phương pháp khảo sát- thăm dò 4. Nội dung nghiên cứu Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học một số bài phần Sinh thái học - Sinh học 12- Ban cơ bản. 4.1. Các bài tích hợp. Phần Sinh thái học - Sinh học 12- Ban cơ bản có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh vào các bài: Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Bài 37+38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã. Bài 41. Diễn thế sinh thái. Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển. Bài 46. Thực hành: Quản lí và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 7 4.2. Các phương pháp và hình thức tích hợp. * Phương pháp thảo luận nhóm: - Khái niệm: Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến bài học, tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung. - Cách thực hiện: Phương pháp thảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước sau: + Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận. + Chia nhóm, giao nhiệm vụ hoạt động cho mỗi nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm. + Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao. + Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến. + Giáo viên tổng kết và nhận xét. - Ví dụ minh họa: Khi dạy phần II. Một số chu trình sinh địa hóa- Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển. GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, thảo luận nhóm trong 3 phút để trả lời câu hỏi của nhóm mình. Sau đó, giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. - Nhóm 1: Nguyên nhân nào làm cho nồng độ khí CO 2 trong khí quyển tăng cao? Nêu hậu quả và cách hạn chế. - Nhóm 2: Em hãy đề ra các biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất để cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng. Liên hệ thực tế ở địa phương em. - Nhóm 3: Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến nguồn nước trong tự nhiên? Cách khắc phục những hậu quả đó bằng cách nào? - Nhóm 4: Hậu quả của sự ô nhiễm nguồn nước là gì? Dẫn chứng về sự ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em. - Nhóm 5: Hãy chỉ ra các hoạt động của con người làm thay đổi các chu trình trao đổi chất đó, gây nhiều hậu quả xấu về môi trường. - Nhóm 6: Hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ các khu sinh học: Khu sinh học biển, rừng ở nước ta gắn liền với địa phương em(nếu có). 8 Bài 41. Diễn thế sinh thái. Phương pháp thảo luận nhóm+ tham quan thực tế. Bài này, GV có thể tổ chức cho HS đi tham quan, chụp hình, siêu tầm hình ảnh về các diễn thế sinh thái, hình ảnh về các hoạt động tác động vào thiên nhiên tích cực và tiêu cực của con người theo các nhóm nhỏ 4- 6 HS. Sau đó dán hình vào giấy khổ lớn hoặc cuốn sổ và trả lời các câu hỏi giáo dục môi trường liên quan đến bài học vào phía dưới bộ siêu tập để GV chấm điểm. Bài này tích hợp giáo dục môi trường vào phần: III. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái. - Kể tên các hoạt động tác động vào thiên nhiên tích cực và tiêu cực của con người kèm hình ảnh minh họa. - Hoạt động khai thác tài nguyên thiếu ý thức của con người có thể coi là hành động “ tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái được không? Tại sao? Và phần IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái. - Những hiểu biết về diễn thế sinh thái được ứng dụng trong thực tế như thế nào? - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên? - Liên hệ: Bản thân em đã làm được những gì để góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên? GV cho đại diện một vài nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV đánh giá và chốt kiến thức. GV yêu cầu HS nhặt rác ngay tại chỗ ngồi của mình hoặc tổ chức cho HS lao động vệ sinh trường lớp, trồng và chăm sóc cây xanh…để thể hiện hành động tích cực của mình góp phần bảo vệ môi trường. Đó là “ hành động nhỏ, ý nghĩa lớn” của mỗi người. * Phương pháp đóng vai: - Khái niệm: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề, bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. - Cách thực hiện: Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau: + Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. + Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. + Các nhóm lên đóng vai. 9 + Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử. + Giáo viên kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho. - Ví dụ minh họa: Khi dạy phần VII. Tăng trưởng của quần thể người, Bài 37 + 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm nhỏ, 2 nhóm cùng nghiên cứu về 1 vấn đề trong 3 phút để nhận xét và bổ sung cho nhau, mỗi nhóm cử ra 1 đại diện làm chuyên gia để trả lời các câu hỏi của nhóm. Cụ thể: - Nhóm 1, 6 là chuyên gia nghiên cứu dân số. Câu hỏi: Quan sát hình 38.4 nhận xét gì về sự tăng trưởng dân số thế giới, liên hệ với sự tăng trưởng dân số ở Việt Nam? - Nhóm 3, 5 là chuyên gia nghiên cứu ảnh hưởng của dân số tới môi trường. Câu hỏi: Sự bùng nổ dân số gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? - Nhóm 2, 4 là chuyên gia kế hoạch hóa gia đình. Câu hỏi: Hãy đưa ra biện pháp khắc phục hậu quả của sự phát triển dân số không hợp lí. * Phương pháp trò chơi: - Khái niệm: Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hoặc thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. - Cách thực hiện: + Giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho học sinh. + Chơi thử (nếu cần thiết). + Học sinh tiến hành chơi. + Đánh giá sau trò chơi. + Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. - Ví dụ minh họa: Khi dạy phần V. Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ để chơi trò chơi: Trò chơi giải ô chữ Ô chữ cần giải có 19 chữ cái. Có 3 gợi ý: Nếu nhóm nào trả lời đúng sau gợi ý thứ nhất sẽ được 10 điểm, trả lời đúng sau gợi ý thứ 2 được 9 điểm và trả lời đúng sau gợi ý thứ 3 được 8 điểm. 10 [...]... GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014-2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC-MÔN SINH HỌC 12- BAN CƠ BẢN Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Lương Chức vụ:……………………… Đơn vị: Trường THPT Phú Ngọc Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: ... 21 Trường em « Xanh- sạch- đẹp » 22 V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1 Kết luận Giáo dục bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong dạy học Sinh học ở trường Trung học phổ thông, đặc biệt là trong dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12) Giáo dục môi trường không chỉ giúp học sinh nhận thức đúng đắn về môi trường, mà còn giúp các em có ý thức và kĩ năng bảo vệ môi trường Qua thời gian thử nghiệm. .. một số bài phần sinh thái học Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp dạy học khác có thể dùng để tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Do thời gian có hạn nên tôi chỉ xin giới thiệu một số phương pháp như trên 4.3 Bài dạy cụ thể có tích hợp giáo dục môi trường Chương II : QUẦN XÃ SINH VẬT Tiết 43 Bài 40 : QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT I Mục tiêu 1 Kiến thức: - Nêu... Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 12 Dương Tiến Sỹ(2002) Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo- Tạp chí giáo dục 13 Hoàng Thị Thu Nhã (2010) Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông - Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội 24 MẪU PHIẾU KHẢO SÁT, PHIẾU THĂM DÒ 1 Theo anh/chị môi trường có quan trọng... ra những phương pháp tích hợp giáo dục môi trường tối ưu nhất Việc giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ thể áp dụng đối với bộ môn Sinh học, mà nên áp dụng đối với các môn học khác, cả công tác chủ nhiệm trong việc giáo dục toàn diện học sinh, lồng ghép vào các chủ đề hoạt động phong trào của Đoàn thanh niên, các chủ đề hoạt động trong năm học của nhà trường Sở giáo dục và nhà trường phải thường xuyên... huấn giáo dục, hỗ trợ trang thiết bị, tài liệu có liên quan đến giáo dục môi trường cho giáo viên Để việc giáo dục môi trường đạt kết quả cao thì nên đưa tiêu chí trường xanh- sạch- đẹp” để xếp loại thi đua giữa các trường để tạo động lực tăng hiệu quả giáo dục môi trường cho học sinh Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, ngoại khóa để giúp học sinh có cơ hội tìm hiểu kiến thức về môi. .. sinh học: Duy trì đa dạng sinh học + Chương trình giáo dục môi trường - Mỗi nhóm sẽ phân vai để đóng vai theo nội dung của dự án - Tạo ra bài thuyết trình trên Powerpoint để minh họa những nghiên cứu của mình - Hãy chia sẽ những khám phá của em với các bạn trên một trang web đặc biệt Trên đây là một số phương pháp dạy học tích cực được dùng để tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học một số bài phần. .. về môi trường Phú Ngọc, ngày 15 tháng 05 năm 2015 Người viết Nguyễn Thị Lương 23 VI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đinh Quang NXB GD Hà Nội Báo, Nguyễn Đức Thành(1996) Lý luận dạy học Sinh học, 2 Nguyễn Thành Đạt (2008) Sinh học 12- Cơ bản, NXB GD 3 Nguyễn Thành Đạt (2008) Sách giáo viên Sinh học 12- Cơ bản, NXB GD 4 Trần Khánh Phương( 2009) Thiết kế bài giảng sinh học 12, NXB Hà Nội 5 Microsoft Giáo trình:... trong việc bảo tồn đa dạng sinh học? * Phương pháp dạy học theo dự án: - Khái niệm: Phương pháp dạy học theo dự án là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, hướng dẫn học sinh việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua việc đóng một hay nhiều vai để giải quyết vấn đề( gọi là dự án) mô phỏng những hoạt động có thật của xã hội chúng ta - Cách thực hiện: Các bước dạy học theo dự án gồm: + Phát... trong giờ học, kết quả học tập cũng tăng lên rõ rệt, đặc biệt đã hình thành ở các em ý thức và thái độ bảo vệ môi trường sống Vì vậy, tôi nghĩ rằng đề tài này có thể áp dụng không chỉ cho giáo viên trong trường mà cả giáo viên ở các trường khác nữa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Bảo vệ môi trường không chỉ là giải pháp trước mắt, mà mỗi hành động có ích sẽ tích lũy . xã (cộng sinh, hợp tác, hội sinh, cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác) và lấy được ví dụ cho các mối quan hệ đó. 14 - Nêu được khái niệm khống chế sinh học một số bài phần Sinh thái học - Sinh học 12- Ban cơ bản. 4.1. Các bài tích hợp. Phần Sinh thái học - Sinh học 12- Ban cơ bản có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh vào các bài: Bài. cân bằng sinh thái. GV chỉnh lí, bổ sung và chốt kiến thức. hợp tác) và quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh, ức chế- cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác). 2. Hiện tượng khống chế sinh học: