Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 55 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
55
Dung lượng
1,57 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN ====== O0O ====== BÙI THUÝ HƢỜNG NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI THUỘC BỘ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) TẠI KHU CÔNG NGHIỆP LẬP THẠCH II - LẬP THẠCH - VĨNH PHÚC VÀ PHỤ CẬN NĂM 2013 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh thái học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ THU ANH TS. ĐÀO DUY TRINH Hà Nội – 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này, tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các đơn vị và cá nhân. Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới: Các thầy cô trong khoa Sinh – KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2 là những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành được đề tài nghiên cứu này. Ban lãnh đạo, các thầy cô, cán bộ trong tổ Động vật học, khoa Sinh – KTNN đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập và hoàn thành việc nghiên cứu của mình. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Thị Thu Anh và TS. Đào Duy Trinh người trực tiếp hướng dẫn tận tình chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên và khích lệ để tôi hoàn thành khoá luận này. Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Bùi Thuý Hƣờng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khoá luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Thị Thu Anh và TS. Đào Duy Trinh. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong khoá luận tốt nghiệp này. Sinh viên Bùi Thuý Hƣờng DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT a : Số loài ở mỗi sinh cảnh nghiên cứu ở dạng sinh cảnh 1 A1 : Độ sâu đất từ 0 – 10 cm A2 : Độ sâu đất từ 11 – 20 cm b : Số loài ở mỗi sinh cảnh nghiên cứu ở dạng sinh cảnh 2 c : Số loài chung cho dạng sinh cảnh 1 và dạng sinh cảnh 2 H’ : Chỉ số đa dạng J : Jaccard J’ : Chỉ số đồng đều KCN : Khu công nghiệp KCN : Khu công nghiệp x : Sự bắt gặp R : Ruộng gần khu công nghiệp VQN : Vườn quanh nhà gần khu công nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH STT Nội dung Trang 1 Bảng 2.1. Địa điểm, tầng đất và số lượng mẫu thu ở khu vực nghiên cứu …………………………………………………… 11 2 Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài và phân bố của Oribatida tại khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận ………………………………………. 19 3 Bảng 3.2 Thành phần phân loại học của Ve giáp ở khu công nghiệp Lập Tạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận …… 23 4 Bảng 3.3. Danh sách họ, giống, loài Oribatida phân bố theo độ sâu của đất ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận ……………………………………… 25 5 Bảng 3.4. Chỉ số Jaccard (J) sự tương đồng về thành phần loài Oribatida giữa các sinh cảnh ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận 30 6 Bảng 3.5. Chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida theo sinh cảnh ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận ……………………………………… 32 7 Bảng 3.6. Tỷ lệ các loài Oribatida ưu thế ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận ………… 34 8 Hình 3.1. Sự tương đồng về thành phần loài Oribatida giữa các sinh cảnh ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận ………………………………………. 31 9 Hình 3.2. Các loài Oribatida ưu thế ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận ……………… 36 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt Danh mục các bảng và các hình MỞ ĐẦU ……………………………………………………………. 1 1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………… 1 2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………… 3 3. Nội dung nghiên cứu ……………………………………………… 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………… 4 1.1. Giới thiệu tổng quan về đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu ………. 4 1.2. Tình hình nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giới 5 1.3. Tình hình nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam 7 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………… 11 2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………… 11 2.2. Thời gian nghiên cứu …………………………………………… 11 2.3. Địa điểm nghiên cứu ……………………………………………. 11 2.4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………. 12 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa …………………… 12 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ………… 12 2.4.3 …………………………………………………. 14 2.5. Một vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 16 2.5.1. Vị trí địa lý, địa hình ……………………………………… 16 2.5.2. Địa chất thổ nhưỡng ………………………………………… 16 2.5.3. Điều kiện khí hậu 17 2.5.4. Điều kiện kinh tế …………………………………………… 17 2.5.5. Điều kiện xã hội …………………………………………… 18 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN …………………………… 19 3.1. Thành phần loài Oribatida ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận ……………………………………… 19 3.1.1. Danh sách thành phần họ, giống, loài Oribatida tại khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận …… 19 3.1.2. Thành phần phân loại học của Ve giáp ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận ………………… 23 3.2. Đặc điểm phân bố của Ve giáp theo độ sâu của đất ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận ………… 25 3.3. Sự tương đồng thành phần loài của quần xã Oribatida ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận …… 29 3.4. Một số chỉ số định lượng của Oribatida ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận ……………………… 31 3.4.1. Số lượng cá thể ……………………………………………. 32 3.4.2. Số lượng loài ……………………………………………… 33 3.4.3. Chỉ số đa dạng loài H’ ……………………………………… 33 3.4.4. Chỉ số đồng đều J’ ………………………………………… 33 3.5. Các loài Oribatida ưu thế ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận ……………………………………… 33 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………… 38 KẾT LUẬN ………………………………………………………… 38 KIẾN NGHỊ ………………………………………………………… 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………… 40 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ PHỤ LỤC Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Thuý Hường 1 K36A – SP SINH MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất là hệ sinh thái hoàn chỉnh, trong đất có chứa cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh. Trong đó thế giới sinh vật trong đất vô cùng đa dạng và phong phú. Ở đây có đại diện của hơn 10 ngành động vật sinh sống, ta có thể bắt gặp hầu hết các đại diện của ngành động vật không xương sống và động vật có xương sống. Động vật sống trong đất có số lượng và sinh khối lớn, chiếm hơn 90% sinh khối sinh vật cạn và 50% tổng số loài động vật trên trái đất, nên chúng là thành phần quan trọng tạo nên tính đa dạng của sinh giới. Động vật đất có vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên, là thành phần không thể thay thế trong các quá trình sinh học trong đất và sinh quyển (Vũ Quang Mạnh, 2003) [6]. Oribatida (Acari: Oribatida, còn được gọi là Oribatei hoặc Cryptostigmata) là những chân khớp có kìm (Arthropoda: Chelicerata), thuộc lớp hình nhện (Arachnida), có kích thước cơ thể nhỏ khoảng 0,1 − 0,2mm đến 1,0 − 2,0mm, nên được xếp vào nhóm chân khớp bé (Microarthropoda) cùng với nhóm Collembola của quần xã sinh vật đất. Chúng là một trong những nhóm Ve bét đa dạng và phong phú nhất, đặc biệt trong đất rừng, trong các tầng nông sâu của đất (tập chung hầu hết ở tầng đất phía trên, từ 0 − 20cm). Oribatida tham gia tích cực trong sự phân hủy vật chất hữu cơ, trong chu trình nitơ và quá trình tạo đất. Chúng ăn cả thực vật sống và chết, nấm, rêu, địa y và thịt thối rữa. Nhiều loài là vật chủ trung gian của sán dây (sán sơ mít), một vài loài là động vật ăn thịt. Do có mật độ quần thể lớn, có thể đạt tới vài trăm nghìn cá thể trong 1m 2 đất, thành phần loài đa dạng, nên việc phát hiện đầy đủ nhóm động vật này sẽ góp phần làm chủ nguồn tài nguyên đa Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Thuý Hường 2 K36A – SP SINH dạng sinh học, đánh giá đặc điểm khu hệ và tính chất địa động vật (Vũ Quang Mạnh, 2003) [6]. Nghiên cứu cấu trúc của quần xã Oribatida có ý nghĩa quan trọng trong chỉ thị sinh học, các quá trình diễn thế của hệ sinh thái, là cơ sở cho việc quản lý và khai thác bền vững nguồn tài nguyên môi trường đất. Do có số lượng cá thể phong phú, dễ thu lượm, dễ nhận dạng, lại rất nhạy cảm với những biến đổi của các điều kiện môi trường sống. Đặc biệt là các tác động của con người và môi trường tự nhiên nên Oribatida được sử dụng như đối tượng nghiên cứu mẫu, phục vụ công tác quản lý, kiểm tra đánh giá chất lượng đất và sự ô nhiễm, thoái hóa đất. Một số nhóm Oribatida còn là đối tượng gây hại trực tiếp cho cây trồng, là vectơ phát tán và lan truyền một số mầm bệnh và giun sán kí sinh cây trồng vật nuôi và con người. Cho đến nay khu hệ động vật Oribatida Việt Nam mới được nghiên cứu chưa đầy đủ và đồng bộ ở các vùng lãnh thổ. Nhìn chung các nghiên cứu Oribatida ở khu vực phía Bắc được tiến hành nhiều hơn nhưng dẫn liệu còn ít và tản mạn. Khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc là khu công nghiệp đa ngành, ít gây ô nhiễm môi trường bao gồm các ngành nghề chính: Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh; máy móc thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng, thực phẩm, may mặc, da giầy; thiết bị y tế, dược phẩm. Hoạt động sản xuất công nghiệp tại đây gây ảnh hưởng tới hệ động vật, mà trước tiên là các loài thuộc nhóm Ve bét. Với tất cả lí do trên, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự biến động thành phần loài thuộc bộ Ve giáp (Acari: Oribatida) tại khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận năm 2013”. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Thuý Hường 3 K36A – SP SINH 2. Mục đích nghiên cứu Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, xây dựng lòng say mê học tập, làm tiền đề cho phục vụ giảng dạy và nghiên cứu sau này. Điều tra đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố, biến động thành phần loài theo tầng thẳng đứng góp phần điều tra đa dạng sinh học và bảo tồn bền vững hệ sinh thái đất. Đánh giá sự tương đồng và nghiên cứu sự biến động giữa các sinh cảnh khác nhau ở tại KCN Lập Thạch II và phụ cận, dựa trên sự tương đồng thành phần loài của Ve giáp, từ đó có thể đánh giá về điều kiện môi trường đất ở các khu vực này. 3. Nội dung nghiên cứu Thành phần loài Oribatida ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận. Đặc điểm phân bố của Ve giáp theo độ sâu của đất ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận. Sự tương đồng thành phần loài của quần xã Oribatida ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận. Các loài Oribatida ưu thế ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận. Một số chỉ số định lượng của Oribatida ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận. [...]... 1989 x Số loài theo sinh cảnh 17 17 12 Ghi chú: X : Sự bắt gặp các loài KCN : Khu công nghiệp R : Ruộng gần khu công nghiệp VQN : Vườn quanh nhà nằm cạnh khu công nghiệp Kết quả nghiên cứu về Ve giáp ở Khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận đã ghi nhận 9 họ, 15 giống và 27 loài Trong đó sinh cảnh khu công nghiệp có số lượng loài là 17 loài (chiếm 62,96% so với tổng số loài) , tiếp... Vĩnh Phúc và phụ cận 3.1.1 Danh sách thành phần họ, giống, loài Oribatida tại khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận Danh sách loài Oribatida thu thập được ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh phúc và phụ cận Trong danh sách này, thành phần loài Oribatida được xếp theo hệ thống phân loại của Balogh J.etal, 1992; Vũ Quang Mạnh, 2007 và các tác giả Willmann, 1931; Grandjean,... vậy, mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực nghiên cứu hay giữa các dạng sinh cảnh ngay trong một khu vực nghiên cứu, cho phép hình dung được mức độ gần gũi hay xa cách về các điều kiện sống của các sinh cảnh nghiên cứu Nguyên nhân hình thành các nhóm chung với sự gần gũi về thành phần loài các sinh cảnh ở khu công nghiệp Lập Thạch II – Lập Thạch – Vĩnh Phúc và phụ cận chúng tôi có thể giải... phần phân loại học của Ve giáp ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận Bảng 3.2 Thành phần phân loại học của Ve giáp ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận STT Taxon KCN R VQN Số Số Số Số Số Số loài giống loài giống loài so với tổng Số giống Tỷ lệ % giống (Họ) Số Giống Loài loài 1 Eremellidae Balogh, 1961 0 0 1 1 1 1 1 1 6,66% 3,7% 2 Oppiidae Grandjean,... giảm xuống 6 loài) 3.3 Sự tƣơng đồng thành phần loài của quần xã Oribatida ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận Tuy cùng sinh sống trong một khu vực, một vùng nhất định nào đó nhưng do sự đa dạng về các yếu tố: địa hình, lớp thảm phủ thực vật, hoạt động kinh tế, phương pháp canh tác, khai thác sử dụng đất của con người … đã tạo ra những tổ hợp động vật với thành phần khác... Hiếu đã nghiên cứu sự tương đồng thành phần Bùi Thuý Hường 9 K36A – SP SINH Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại khu công nghiệp Tân Trường – Hải Dương và phụ cận nhằm giúp xác định những loài gần gũi nhau và có những loài chỉ xuất hiện ở một sinh cảnh Từ đó giải thích nguyên nhân, ảnh hưởng tại sao phải dựa vào nhiều yếu tố sinh thái học của khu vực nghiên cứu. .. lượng lao động trên địa bàn huyện là khá dồi dào nhưng chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, lao động phổ thông chiếm trên 78% Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 22% [17] Bùi Thuý Hường 18 K36A – SP SINH Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Thành phần loài Oribatida ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận 3.1.1... 2 Khoá luận tốt nghiệp Phân tích thành phần phân loại học Ve giáp của khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận ở bảng 3.2 cho thấy: 2 họ có số lượng giống và loài nhiều nhất là các họ: Xylobatidae J Baloghet P Balogh có 4 giống Brasilobates Pérez-Inigo et Baggio, 1980; Xylobates Jacot, 1929; Perxylobates Hammer, 1972;Setoxylobates Balogh et Mahunka, 1967 với 8 loài Brasilobates... thành phần loài và phân bố của Oribatida tại khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận STT loài STT họ, giống Loài I R VQN x x EREMELLIDAE BALOGH, 1961 1 I1 Eremella Berlese, 1913 1 Eremellasp II 2 KCN OPPIIDAE GRANDJEAN, 1954 II9 2 III Arcoppia Hammer, 1977 Arcoppia baloghi Subias, 1984 CYMBAEREMAEIDAE x SELLNICK, 1928 3 III1 3 IV Scapheremaeus Berlese, 1910 Scapheremaeus foveolatus... phân lớp Ve bét (Acari) 2.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 2.3 Địa điểm nghiên cứu Chúng tôi tiến hành lấy mẫu tại thực địa ở 3 nơi với tổng số mẫu là 30 mẫu Trong đó thu tại khu công nghiệp Lập Thạch II là 10 mẫu, vườn quanh nhà là 10 mẫu và tại đất ruộng là 10 mẫu ở cả 2 tầng đất (0 – 10cm và 11 – 20 cm) Mẫu sau khi thu đều được phân tích và xử lí . Oribatida tại khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận …… 19 3.1.2. Thành phần phân loại học của Ve giáp ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận. NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI THUỘC BỘ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) TẠI KHU CÔNG NGHIỆP LẬP THẠCH II - LẬP THẠCH - VĨNH PHÚC VÀ PHỤ CẬN NĂM 2013 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP. Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận. Đặc điểm phân bố của Ve giáp theo độ sâu của đất ở khu công nghiệp Lập Thạch II - Lập Thạch - Vĩnh Phúc và phụ cận. Sự tương đồng thành phần loài