Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 86 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
86
Dung lượng
583,03 KB
Nội dung
1 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ của cô giáo – Th.S Nguyễn Thu Trang trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này, đồng thời em xin cảm ơn các thầy, các cô giáo và các bạn sinh viên K33 khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên đây là bước đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài của em không tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Phạm Thị Điệp 2 LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp: “Dạy Tập làm văn sinh lớp 2 theo phương pháp dạy - học tích cực” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Nguyễn Thu Trang. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận chưa được ai công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Phạm Thị Điệp 3 CHÚ THÍCH PPDH : Phương pháp dạy học ĐHSP : Đại học Sư phạm PGS.TS : Phó giáo sư. Tiến sĩ TS : Tiến sĩ Th.S : Thạc sĩ SGK : Sách giáo khoa GV : Giáo viên HS : Học sinh 4 MỤC LỤC Nội dung Trang Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Phạm vi nghiên cứu 4 5. Mục đích nghiên cứu 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Cấu trúc khóa luận 5 Nội dung Chương 1: Những vấn đề chung về dạy học Tập làm văn theo quan điểm tích cực 1.1. Cơ sở lý luận về dạy học tích cực đối với dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 1.1.1Quan điểm về dạy học tích cực 6 1.1.2 Phương pháp dạy học tích cực 14 1.1.3 Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực 20 1.1.4 Những yếu tố tích cực trong các phương pháp dạy học 21 truyền thống 1.1.5 Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm tích cực 25 1.2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng của việc dạy và học Tập làm văn theo phương pháp dạy học tích cực 1.2.1. Phân môn Tập làm văn lớp 2 26 1.2.1.1. Vị trí của phân môn Tập làm văn 26 5 1.2.1.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn 27 1.2.1.3.Yêu cầu dạy Tập làm văn ở chương trình dạy học 28 hiện nay 1.2.1.4. Nội dung dạy học Tập làm văn 29 1.2.1.5. Phương pháp dạy – học Tập làm văn 30 1.2.2. Những thuận lợi khi áp dụng phương pháp dạy học 31 tích cực vào dạy – học Tập làm văn lớp 2 1.2.3. Những khó khăn khi áp dụng phương pháp dạy học 31 tích cực vào dạy – học Tập làm văn lớp 2 Chương 2: Dạy Tập làm văn lớp 2 theo phương pháp dạy – học tích cực 2.1. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học 33 Tập làm văn lớp 2 2.1.1. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy nội dung 33 các nghi thức lời nói tối thiểu 2.1.2. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy nội dung 44 một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày 2.1.3. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy nội dung 53 rèn luyện về kĩ năng diễn đạt (nói, viết) 2.1.4. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy nội dung 56 kĩ năng nghe và trả lời câu hỏi 2.2. Những lưu ý khi dạy Tập làm văn cho học sinh 57 Chương 3: Giáo án thể nghiệm 3.1 Những điểm cần lưu ý khi soạn giáo án Tập làm văn lớp 2 61 3.1.1. Những yêu cầu cơ bản khi soạn giáo án Tập làm văn lớp 2 theo phương pháp dạy học tích cực 61 3.1.2. Những điểm cần lưu ý khi soạn giáo án Tập làm văn 6 lớp 2 theo phương pháp dạy học tích cực 61 3.2. Mội số giáo án thể nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2 theo phương pháp dạy học tích cực. 63 a) Giáo án thể nghiệm Giáo án 1: Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh (Tuần 3: Chủ điểm BẠN BÈ) 63 Giáo án 2: Đáp lời phủ định. Nghe – trả lời câu hỏi (Tuần 24: Chủ điểm MUÔNG THÚ) 68 b) Giáo án đối chứng 73 c) Nhận xét về ưu điểm và hạn chế của giáo án thể nghiệm 76 Kết luận 78 Tư liệu tham khảo 80 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trên thế giới cũng như ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề như nền kinh tế tri thức, sự phát triển của công nghệ thông tin, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa trong kinh tế, vấn đề hội nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những thay đổi đó trên thế giới đã phán ánh vào giáo dục, đòi hỏi phải có những đổi mới tư duy dạy và học. Câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để trang bị cho học sinh những tri thức quý giá để các em vững bước tiến vào tương lai, trước những vận hội mới của những phát minh như vũ bão, đương đầu với những thách thức của nền kinh tế thị trường?. Vậy nên cách dạy học hữu hiệu nhất đối với người giáo viên là phải giảng dạy theo phương pháp mới, theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm. Một trong những phương pháp dạy học hiện nay được quan tâm đó là phương pháp dạy học tích cực. Trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta bậc Tiểu học được coi là bậc học nền tảng, hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kĩ năng. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt rất quan trọng, chiếm thời lượng nhiều nhất. mục tiêu môn Tiếng Việt chương trình hiện hành (sau năm 2000) đó là: “hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập, giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi”. Trong các phân môn của Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn có vị trí to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ, dạy cho học sinh tạo lập, sản sinh ngôn bản. Nhờ đó các em học sinh biết cách sử dụng Tiếng Việt văn hóa làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập. 8 Tuy nhiên, thực tế giảng dạy phân môn Tập làm văn chưa phát huy hết sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Quan điểm dạy học tích cực đã được áp dụng vào quá trình dạy học Tập làm văn khi hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang được chú trọng. Tuy nhiên thực tế việc dạy học theo quan điểm này vẫn còn mới mẻ và chưa được khai thác sâu. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, bản chất phương pháp dạy học tích cực và đặc điểm của phân môn Tập làm văn chúng tôi nhận thấy vận dụng phương pháp tích cực vào dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn là rất phù hợp và đem lại hiệu quả giáo dục cao. Và xuất phát từ bản thân tôi là một sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học rất yêu thích môn học Tập làm văn nên tôi chọn đề tài: “Dạy Tập làm văn sinh lớp 2 theo phương pháp dạy - học tích cực” với mong muốn sẽ làm rõ được một phần về vấn đề này và đem lại hiệu quả cho việc dạy học Tập làm văn lớp 2 nói riêng và môn Tiếng Việt lớp 2 nói chung. 2. Lịch sử đề tài Trong một thập niên trở lại đây việc tìm ra phương pháp dạy học mới là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học, nhà cải cách giáo dục quan tâm. Nhiều quan niệm, phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường phổ thông như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo dự án, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ, Tất cả đều nhằm mục đích tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Việc nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực được đề cập rất nhiều từ năm 2000 khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới nội dung chương trình SGK mới. Thái Duy Tuyên trong cuốn “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” – Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008 đã đề cập tới vai trò trung tâm của 9 học sinh trong quá trình dạy học, học sinh tự tìm tòi chân lí và qua đấy có kiến thức mới. Trên Tạp chí Dạy và học ngày nay số 3/2008 có bài “Một số vấn đề cơ bản về phương pháp dạy học tích cực”. Bài viết đề cập đến các tiêu chuẩn và các yếu tố tác động đến phương pháp dạy học tích cực. Ngoài ra còn nêu lên các khó khăn cũng như lợi thế của phương pháp dạy học tích cực. Đăng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa với “Đổi mới phương pháp dạy học Tiểu học” trong tư liệu bồi dưỡng giáo viên xuất bản năm 2006 - NXB GD. Tác giả đã đề cập tới đặc trưng và những phương pháp dạy học tích cực ở trường tiểu học. Ngô Thị Dung với “Một số bài lý luận về khả năng học theo nhóm của học sinh” – Tạp chí Giáo dục số 46/2003 đề cập tới một trong những cách hình thức tổ chức dạy học của phương pháp dạy học tích cực… Riêng về phân môn Tập làm văn nói chung và Tập làm văn lớp 2 nói riêng đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. PGS. TS Nguyễn Trí – TS Nguyễn Trọng Hoàn với “Rèn kĩ năng Tập làm văn lớp 2” đã nêu ra những tình huống thực hành rất gần gũi với nhiệm vụ học tập của học sinh giúp học sinh hình thành một phương pháp học tập chủ động, tích cực và sáng tạo. Hoàng Đức Huy với “Phương pháp Tập làm văn 2” cũng đã đề cập tới một số phương pháp dạy học tích cực vào phân môn. Đặng Mạnh Thường với “Luyện Tập làm văn 2” là tổng hợp các dạng bài tập để rèn luyện các kĩ năng . Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác đề cập tới phương pháp dạy học trong phân môn Tập làm văn. Tuy nhiên dạy Tập làm văn ở lớp 2 theo phương pháp dạy – học tích cực là vấn đề chưa được nghiên cứu và vận dụng hiệu quả. 10 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động dạy học Tập làm văn lớp 2 theo phương pháp dạy – học tích cực. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là phân môn Tập làm văn lớp 2 ở tiểu học 5. Mục đích nghiên cứu Qua đề tài này, tôi mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn cho học sinh ba kỹ năng chính: Sử dụng đúng nghi thức lời nói. Tạo lập văn bản phục vụ đời sống hàng ngày. Nói viết những vấn đề theo chủ điểm. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài xác định nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm các vấn đề sau: Tìm hiểu bản chất của việc dạy học tích cực. Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 2 ở trường tiểu học. Tìm ra cách thức, con đường để dạy Tập làm văn theo hướng tích cực. 7. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận của chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây để tiến hành nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp thực nghiệm Phương pháp khảo sát 8. Cấu trúc khóa luận Gồm 3 phần: Phần mở đầu Phần nội dung [...]... 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về dạy hoc Tập làm văn theo phương pháp dạy học Tập làm văn Chương 2: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy - học Tập làm văn lớp 2 Chương 3: Thiết kế giáo án thể nghiệm vận dụng phương pháp dạy – học tích cực dạy Tập làm văn lớp 2 11 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN THEO QUAN ĐIỂM TÍCH CỰC Chương đầu tiên của khóa luận chúng tôi... trình bày về phương pháp dạy học theo quan niệm tích cực, đặc trưng của phương pháp dạy học theo quan niệm tích cực và các vấn đề liên quan 1.1 Cơ sở lý luận về dạy học tích cực đối với dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 1.1.1 Quan điểm về dạy học tích cực Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị... thú học tập cho học sinh” Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực 12 Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Tích. .. Đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, hay phải “nhập nội” một số phương pháp xa lạ 27 vào quá trình dạy học Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới... vấn đề theo chủ điểm quen thuộc 1 .2. 1.5 Phương pháp dạy - học Tập làm văn lớp 2 Mỗi tiết học Tập làm văn trong tuần thường gồm 2, 3 bài tập, riêng các tuần ôn tập giữa học kỳ và cuối học kỳ, nội dung thực hành về Tập làm văn được rải ra trong nhiều tiết ôn tập Ở từng bài tập, hướng dẫn học sinh thực hiện theo hai bước: + Bước 1: Chuẩn bị: Xác định yêu cầu của bài tập, tìm hiểu nội dung và cách làm bài,... Hình thức làm việc theo đơn vị lớp được áp dụng chủ yếu trong trường họp giáo viên thực hiện các khâu giới thiệu bài, củng cố bài, nêu những câu hỏi không yêu cầu phải suy nghĩ lâu hoặc để HS trình bày kết quả làm việc 1 .2 Cơ sở thực tiễn và thực trạng của việc dạy và học Tập làm văn theo phương pháp dạy học tích cực 1 .2. 1 Phân môn Tập làm văn lớp 2 1 .2. 1.1 Vị trí của phân môn Tập làm văn Ở Tiểu học, nhất... mạnh, tốt đẹp cho các em 33 1 .2. 1.3 Yêu cầu dạy Tập làm văn lớp 2 trong chương trình dạy học hiện nay Chương trình dạy Tập làm văn hiện nay đã khắc phục được các hạn chế của chương trình dạy Tập làm văn trước năm 20 00 chưa làm được, đồng thời cũng tiếp tục phát huy các ưu điểm của chương trình trước Dạy Tập làm văn hiện nay đã đặt ra yêu cầu cụ thể đối với từng lớp Riêng lớp 2, yêu cầu về kĩ năng nói,... người học thì đương nhiên phải phát huy tính tích cực chủ động của người học Tuy nhiên, dạy học lấy học sinh làm trung tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả qúa trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá… chứ không phải chỉ liên quan đến phương pháp dạy và học Dạy. .. giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học 15 Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật,... tích cực để phân biệt với dạy và học thụ động” Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm Từ thập kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục ở nước ngoài và trong nước, một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thường nói tới 13 việc cần thiết phải chuyển dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm Dạy học lấy học sinh làm . Tập làm văn lớp 2 1 .2. 3. Những khó khăn khi áp dụng phương pháp dạy học 31 tích cực vào dạy – học Tập làm văn lớp 2 Chương 2: Dạy Tập làm văn lớp 2 theo phương pháp dạy – học tích cực 2. 1 dạy học 28 hiện nay 1 .2. 1.4. Nội dung dạy học Tập làm văn 29 1 .2. 1.5. Phương pháp dạy – học Tập làm văn 30 1 .2. 2. Những thuận lợi khi áp dụng phương pháp dạy học 31 tích cực vào dạy – học Tập. 1: Những vấn đề chung về dạy hoc Tập làm văn theo phương pháp dạy học Tập làm văn Chương 2: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy - học Tập làm văn lớp 2 Chương 3: Thiết kế giáo