Giáo án thể nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy tập làm văn lớp 2 theo phương pháp dạy - học tích cực (Trang 82)

Thông qua việc nghiên cứu soạn 2 giáo án thể nghiệm và 1 giáo án để đối chứng chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:

3.3.1. Ưu điểm của giáo án thể nghiệm

 Gián án thể nghiệm sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy – học hợp lí, sáng tạo giúp HS chủ động nắm bắt và rèn luyện kĩ năng.

 Trong giờ học GV và HS cùng hợp tác, học sinh hoạt động là chính, giáo viên với vai trò là người thiết kế, gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh.

 Tính tích cực của HS được hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết mỗi công việc được giao, HS hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc,…

3.3.1. Nhược điểm của giáo án thể nghiệm

 Khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp.

 Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.

 HS phải luôn có ý trí vươn lên, không được lười biếng, ỷ lại

Trong chương 3 chúng tôi đã nghiên cứu về 2 giáo án thể nghiệm về việc dạy Tập làm văn lớp 2 theo phương pháp dạy học tích cực và 1 giáo án làm đối chứng. Từ đó chúng tôi đưa ra 1 số nhận xét khái quát về các mặt ưu điểm và các mặt còn hạn chế của giáo án thể nghiệm để làm rõ thêm vấn đề đã nghiên cứu. Dạy Tập làm văn theo phương pháp dạy học tích cực là biện

pháp tốt, nâng cao hiệu quả dạy học. Nhưng để góp phần tích cực vào dạy học, trên đây chúng tôi đã đưa ra 2 giáo án được thiết kế theo cách thức dạy học như vậy. Việc dạy học Tập làm văn lớp 2 theo các giáo án trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tập làm văn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

KẾT LUẬN

Tập làm văn là một môn học quan trọng, có nhiều tác dụng nhưng cũng là một môn học khó đối với học sinh tiểu học. Đây là môn học mang tính chất thực hành nhằm hiện thực hóa các hiểu biết đồng thời góp phần rèn luyện hoàn thiện chúng. Việc dạy học Tập làm văn vừa rèn luyện các thao tác kỹ năng làm bài, vừa rèn luyện những phẩm chất đạo đức cần thiết và bồi dưỡng tâm hồn cảm xúc tình cảm thẩm mỹ cho các em.

Với đề tài “dạy Tập làm văn lớp 2 theo phương pháp dạy – học tích cực”, bản thân tôi đã khảo sát sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 và các tài liệu tham khảo có liên quan. Trong khóa luận, chúng tôi đã trình bày theo ba chương

Chương 1 chúng tôi trình bày về phương pháp dạy học theo quan niệm tích cực, đặc trưng của phương pháp dạy học theo quan niệm tích cực và các vấn đề liên quan làm cơ sở lí luận cho vấn đề. Qua đó, tôi đã có được cái nhìn và cách suy nghĩ về việc dạy học theo quan điểm tích cực trong chương trình dạy – học hiện nay. Khi nghiên cứu về phương pháp dạy – học tích cực, tôi khẳng định đây chính là phương pháp dạy – học hiệu quả vì nó làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, hình thành ở các em năng lực tự phát hiện các vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống nhằm thích ứng với xã hội hiện đại. Từ cảm nhận, hiểu biết ban đầu ấy tôi đã mạnh dạn nêu ra cách vận dụng quan điểm tích cực vào dạy Tập làm văn ở lớp 2. Điều đó được trình bày trọn vẹn trong chương 2.

Trong chương 3, chúng tôi đã đưa ra các giáo án thể nghiệm để kiểm chứng. Ở chương cuối cùng, chúng tôi đặc biệt lưu ý xây dựng giáo án dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đầu cấp học nên đã áp dụng các hình thức

dạy học tích cực sao cho phù hợp nhất. Nhất là thực hành Tập làm văn nhất thiết phải dạy một cách có định hướng, có kế hoạch thông qua việc tổ chức các bài tập đi từ góc độ mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học, cấu trúc chương trình, hệ thống bài tập,…

Nhờ việc tìm hiểu hoàn thành đề tài “Dạy Tập làm văn lớp 2 theo phương pháp dạy học tích cực”, tôi có thể kiểm chứng và củng cố những

kiến thức đã tiếp thu khi còn ngồi trên ghế nhà trường ĐHSP Hà Nội 2, so sánh với thực tế giảng dạy Tập làm văn ở trường tiểu học, từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tế dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong mỗi giờ Tập làm văn lớp 2.

Dạy học Tập làm văn lớp 2 theo phương pháp dạy học tích cực” được hoàn thành trong thời gian ngắn với kiến thức còn hạn hẹp của bản thân nên còn rất nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên, những người quan tâm đến vấn đề này để khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kế Hào (1992) - Sự phát triểm trí tuệ của học sinh đầu Tiểu học mới – NXB GD.

2. Trần Mạnh Hưởng - Nguyễn Thị Hạnh - Lê Phương Nga (2005) - Trò chơi

học tập Tiếng Việt 2. NXBGD.

3. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga - Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu

học. NXB ĐHSP.

4. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999) - Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2. NXB GD.

5. Hoàng Phê (2002) - Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.

6. Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang (dịch) (1978) - Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào. NXB GD.

7. Nguyễn Minh Thuyết (2002) - Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 2.

NXBGD.

8. PGS.TS Vũ Hồng Tiến - Một số phương pháp dạy học tích cực. http:/edu.vn

9. PGS.TS Nguyễn Trí (2002) - Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo

chương trình mới. NXBGD.

10. Lê Hữu Tỉnh, Trần Mạnh Hưởng (2001) - Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học - NXB GD

Một phần của tài liệu Dạy tập làm văn lớp 2 theo phương pháp dạy - học tích cực (Trang 82)