Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
902,77 KB
Nội dung
- 1 - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐỖ VĂN TÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA Mn VÀ Cu TỚI NĂNG SUẤT VÀ TÍNH CHỊU HẠN CỦA GIỐNG KHOAI TÂY (Solanum tuberosum L.) var. Solara Ở VÙNG NÚI TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN DUY MINH HÀ NỘI, 2010 - 2 - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum L. thuộc họ Cà (Solanacae), chi Solanum. Cây khoai tây được con người biết đến từ thập niên 1570 khi chúng được du nhập vào châu Âu và từ đó nó đã được phổ biến ở khắp nơi trên thế giới [57]. Năm 1890, cây khoai tây được trồng thử ở Việt Nam. Do khoai tây dễ trồng, củ ăn ngon, nó mau chóng được trồng ở nhiều địa phương của nước ta [13]. Hiện nay, khoai tây là một loại lương thực không hạt số một trên thế giới. Khác với các loại lương thực, khoai tây được ăn theo nhiều cách khác nhau. Nó có giá trị dinh dưỡng, kinh tế và xuất khẩu. Trong củ khoai tây có 75% nước; 2% protein; 21% gluxit; 50mg photpho; 1,2mg sắt; 10mg canxi; 1,2mg sắt; 15mg vitamin C; 0,1mg vitamin B 1 ; 0,05mg vitamin B 2 . Ngoài ra khoai tây còn có công dụng dược học [4]. Đặc biệt, thời gian sinh trưởng của cây khoai tây ngắn ngày, thích hợp với khí hậu lạnh, là cây trồng quan trọng trong vụ đông ở đồng bằng Bắc bộ và khu vực Đà Lạt, hiện nay đang mở rộng trồng ở vùng Bắc Trung bộ và vùng núi phía Bắc [11]. Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía Đông Bắc nước ta. Khí hậu tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có bốn mùa rõ rệt, trong đó mùa đông lạnh, khô, ít mưa, gây hạn kéo dài, đây cũng là thách thức cho sản xuất nông nghiệp, việc lựa chọn cây trồng chịu hạn là rất quan trọng. Tỉnh đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp,… đặc biệt phát triển mạnh cây lương thực theo hướng chuyên canh cao, trong đó có cây khoai tây. Diện tích trồng khoai tây hàng năm khoảng 5000ha, trong đó diện tích khoai tây chất lượng cao chiếm 2400ha, vượt hơn năm có diện tích cao nhất (năm 2003) là 800ha; năng suất 160 tạ/ha; sản lượng 96000 tấn [39]. Diện tích trồng khoai - 3 - tây của tỉnh Bắc Giang chủ yếu ở các huyện trung du có đồng bằng xen kẽ, còn các huyện vùng núi chưa được quan tâm nhiều. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về khoai tây [49], [50], [53], [54], [63], [64], [66], [71], [72], [73], [77], [78], [79], [80], [81], [83]. Ở Việt Nam việc nghiên cứu trên đối tượng này đã và đang được quan tâm và mở rộng, đặc biệt là những đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa dinh dưỡng khoáng và năng suất cây trồng, cũng như khả năng chống chịu những điều kiện bất lợi như hạn hán, rét, mặn, từ lâu đã được khẳng định qua thực tiễn sản xuất. Nhiều công trình nghiên cứu sử dụng phân vi lượng trong trồng trọt, đem lại hiệu quả cao [9], [26], [27], [36], [37], [38], [43]. Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định các nguyên tố vi lượng khi xử lý ở nồng độ thích hợp, riêng rẽ hay phối hợp đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, các quá trình sinh lý trong cây, làm tăng năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi của môi trường. Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu tiến hành trên các đối tượng đậu tương, lúa, lạc, đậu xanh, còn trên đối tượng khoai tây thì cho đến nay có một số công trình nghiên cứu về chế độ tưới nước [39], nghiên cứu về giống, khả năng sinh trưởng và phát triển của khoai tây trên một số vùng, miền có điều kiện tự nhiên khác nhau, đem lại nhiều ứng dụng thực tế,… [5], [24], [42]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng trên đối tượng này ở vùng núi tỉnh Bắc Giang còn chưa được quan tâm. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của Mn và Cu tới năng suất và tính chịu hạn của giống khoai tây (Solanum tuberosum L.) var. Solara ở vùng núi tỉnh Bắc Giang. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu sự ảnh hưởng của Mn và Cu tới tính chịu hạn và năng suất giống khoai tây Solara ở vùng núi tỉnh Bắc Giang. - 4 - Học tập các phương pháp làm thí nghiệm sinh lý, hoá sinh để làm cơ sở hướng dẫn thực hành cho học sinh trung học phổ thông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Trồng và xử lý Mn, Cu bằng cách phun dung dịch ở nồng độ 0,02% trong hai giai đoạn cây khép tán và cây ra hoa. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý, hoá sinh của giống khoai tây Solara. Thu thập và thống kê các số liệu thô, xử lý trên phần mềm Microsoft Excel. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Giống khoai tây Solara Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của Mn và Cu tới diện tích lá, cường độ thoát hơi nước, khả năng giữ nước, hút nước, độ hụt nước còn lại và hàm lượng prolin ở lá, hoạt độ amylaza ở củ trong hai giai đoạn cây khép tán và ra hoa. Ảnh hưởng của Mn và Cu tới năng suất của giống khoai tây Solara. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thực nghiệm 6. Giả thuyết khoa học Trong điều kiện thiếu nước, Mn và Cu tác động rõ đến khả năng chịu hạn: giảm cường độ thoát hơi nước, tăng khả năng giữ nước và hút nước, giảm độ hụt nước còn lại; tăng hoạt tính enzym amylaza và hàm lượng prolin. Sử dụng Mn và Cu trong điều kiện thiếu nước sẽ làm tăng năng suất khoai tây. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng nguyên tố vi lượng cho cây trồng trong điều kiện thiếu nước. Tìm hiểu sâu hơn vai trò của Mn và Cu để sử dụng hiệu quả hơn trong trồng trọt. - 5 - NỘI DUNG Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc lịch sử và phân loại cây khoai tây Cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) thuộc: Bộ Hoa mõm sói (Serophulariales) Họ Cà (Solanaceae) Chi Solanum Họ Cà có khoảng 85 chi và gần 2300 loài. Ở Việt Nam hiện nay biết 16 chi và gần 50 loài [35]. Có hai phương pháp phân loại [8]: *Phương pháp 1: Dựa trên cơ sở khoa học về mặt điạ lý, các đặc trưng, hình thái của khoai tây, các tác giả Kameraz và Bukasov đã phân tập đoàn Tuberarium thành 6 tiểu tập đoàn sau đây: - Andinum – Buk - Arcticum – Buk - Pacifinin – Buk - Orientale – Buk - Exinterruptum – Buk - Intergrifolium – Buk *Phương pháp 2: Phân loại theo thời gian sinh trưởng. Dựa vào thời gian sinh trưởng của các giống có thể phân thành các nhóm sau đây: Nhóm giống chín cực sớm: có thời gian sinh trưởng từ 65 đến 70 ngày. Nhóm giống chín sớm: có thời gian sinh trưởng từ 71đến 90 ngày. Nhóm giống chín trung bình: có thời gian sinh trưởng từ 91 đến 120 ngày. - 6 - Nhóm giống chín muộn: có thời gian sinh trưởng từ 121 đến 140 ngày trở lên. Ngoài ra, Spooner D. M. cho rằng có hai dạng là dạng hoang dại và dạng trồng, trong đó các loài được trồng trên toàn thế giới chủ yếu là Solanum tuberosum (dạng tứ bội với 48 nhiễm sắc thể). Ngoài ra dạng trồng còn phổ biến gồm có: bốn loài lưỡng bội (với 24 nhiễm sắc thể ): S. stenotomum, S. phureja, S. goniocalyx và S. ajanhuiri; có hai loài tam bội (với 36 nhiễm sắc thể ): S. chaucha và S. juzepczukii; có một loài ngũ bội (với 60 nhiễm sắc thể): S. curtilobum [79]. Theo Spooner D. M. và cs thì khoai tây có nguồn gốc tại một khu vực phía nam Peru (ngay phía bắc hồ Titicaca). Có hai phân loài Solanum tuberosum chính: andigena hoặc Andean; và tuberosum hoặc Chile. Khoai tây Andean thích nghi với điều kiện ngày ngắn phổ biến ở các vùng miền núi xích đạo và nhiệt đới, nơi nó có nguồn gốc. Các loài khoai tây Chile thì thích nghi với điều kiện ngày dài phổ biến ở vùng vĩ độ cao hơn, ở miền nam Chile, đặc biệt là trên quần đảo Chile nơi nó được cho là có nguồn gốc. Theo Spooner D. M. và cs thì cả hai phân loài bắt nguồn từ một tổ tiên chung từ các khu vực ở miền nam Peru [79], [57]. Hiện tại người ta cho rằng khoai tây đã được du nhập vào châu Âu vào khoảng thập niên 1570 và sau đó nó đã được những người đi biển châu Âu đưa đến các lãnh thổ và các cảng trên khắp thế giới khi chế độ thực dân châu Âu mở rộng vào thế kỷ XVII-XVIII. Có hàng ngàn thứ (bậc phân loại dưới loài) khoai tây được tìm thấy ở vùng Andes. Khi đã được phổ biến ở châu Âu, khoai tây đã sớm trở thành một thực phẩm và cây trồng chủ yếu ở nhiều nơi khác trên thế giới [57]. Năm 1890, một người Pháp là Giám đốc Vườn bách thảo Hà Nội đem hạt khoai tây trồng thử ở nước ta. Do khoai tây dễ trồng, củ ăn ngon, nó mau - 7 - chóng được trồng ở nhiều địa phương. Và đến nay nó ngày càng được quan tâm và mở rộng [13]. 1.2. Đặc điểm sinh học cây khoai tây 1.2.1. Đặc điểm hình thái [8], [83] a) Bộ rễ: Rễ khoai tây thuộc loại rễ chùm (trồng từ củ) và có cả rễ cọc (khi trồng bằng hạt), từ rễ cọc phát triển nhiều rễ phụ khác. Phần lớn rễ tập trung ở độ sâu 30-40cm, nhưng cũng có những rễ ăn sâu tới 1,5-2m. Ngoài ra rễ còn phát triển ở trên củ nhưng ngắn, ít phân nhánh và cũng có chức năng giống các rễ khác. Rễ khoai tây phát triển mạnh ở thời kỳ ra hoa (ở dưới mặt đất lúc này đã hình thành củ và củ bắt đầu lớn lên). b) Thân: Thân khoai tây mọc thẳng, đôi khi có cấu tạo dích dắc, có 3-4 cạnh, cao trung bình từ 40-70cm đến 1-1,2m. Phụ thuộc vào giống, thời vụ, điều kiện chăm sóc mà chiều cao cây có thể khác nhau. Thân thường có màu xanh hoặc xanh nhạt hay đậm, đôi khi có màu phớt hồng hoặc tím tuỳ thuộc vào từng giống. Trên thân có lớp lông tơ mềm (khi cây còn non) cứng dần và rụng theo thời gian sinh trưởng. c) Lá: Lá khoai tây tương tự như lá cà chua nhưng khác một số điểm- thuộc lá phức tạp, bản lá to, có 3-7 đôi mọc đối xứng qua trục và 1 lá lẻ trên cùng thường lớn hơn được gọi là lá chét đỉnh. Lá khoai tây dài khoảng 10- 15cm, mặt lá phẳng hoặc gợn sóng, lá bản to hơn lá cà chua. Màu sắc lá phụ thuộc vào giống, thời vụ, điều kiện chăm sóc mà có thể màu xanh, xanh đậm hoặc xanh nhạt, d) Hoa: Hoa khoai tây thường mọc tập trung trên 1 chùm hoa. Nó thuộc loại hoa lưỡng tính và có cấu tạo 5:5:5; cuống ngắn. Màu sắc hoa thường trắng, cũng có thể là phớt hồng, hồng, tím hoặc màu đỏ phụ thuộc vào từng loại và giống. - 8 - e) Quả: Quả thuộc loại quả mọng. Hình dạng quả tròn hoặc trái xoan. Khi chín, quả màu trắng bạc hoặc phớt hồng, mùi vị dễ chịu. Quả có từ 2-3 ngăn, trong đó có chứa nhiều hạt (30-300 hạt). f) Hạt: Hạt khoai tây có dạng hình dẹt, màu cà phê sáng hoặc màu đen. Khối lượng 1000 hạt khoảng 0,5g. Thời gian ngủ nghỉ hạt lâu. g) Củ: Củ là bộ phận làm thực phẩm cho con người. Củ khoai tây còn có tên gọi là thân củ hay thân ngầm bởi củ được hình thành là do thân phát triển dưới mặt đất, trong điều kiện bóng tối. Hình dạng củ khoai tây có thể tròn, bầu dục, tròn dài, đôi khi hình vuông. Màu sắc củ tuỳ thuộc vào từng giống, có thể là màu trắng, trắng nhạt, vàng, vàng nhạt, trên củ có nhiều mắt củ, nhưng phân bố không đều. Số lượng mắt củ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng giống. Trên mắt củ có mi mắt và mắt. Mi mắt dài hay ngắn, mắt nông hay sâu là do đặc tính di truyền của giống. Trên mỗi mắt thường có 2-3 mầm ngủ và thường tập trung nhiều trên đỉnh củ. Tuỳ thuộc từng giống, thời vụ, đất trồng, điều kiện chăm sóc mà có trọng lượng củ khác nhau. 1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển Theo giáo sư Staicov, (1989) cho rằng khoai tây có 7 thời kỳ sinh trưởng và phát triển chính [8]: 1. Thời kỳ mọc mầm: Thời kỳ mọc mầm bắt đầu từ lúc mọc mầm từ củ, lúc này mới chỉ thấy đỉnh của các mầm trong các mắt củ. Mầm lúc này có thể chia thành 3 phần-phần gốc, giữa kỳ lớn và phần đỉnh nhưng chưa rõ. Trong phần gốc của mầm có thể nhìn thấy phôi của rễ non, còn phần đỉnh có thể nhìn thấy rõ lá nhỏ. Thời kỳ này yêu cầu độ ẩm không khí là 80%. 2. Thời kỳ lớn và phát triển của mầm: Thời kỳ này trùng lặp với thời kỳ xuân hóa của khoai tây và sự chuyển hóa toàn bộ cơ thể trong điều kiện tự nhiên. Đặc điểm của thời kỳ này là mầm vươn dài, lớn lên và phát triển đến - 9 - khi đạt đến mức độ lớn 3-4cm. Sự phát triển của mầm lúc này bị kìm hãm và mầm được hình thành 3 phần rõ rệt: phần gốc, giữa và phần đỉnh. 3. Thời kỳ mọc lá non: Sau khi trồng một thời gian, củ bắt đầu mọc mầm khỏi mặt đất. Lúc này các mầm còn non và sau 2-3 ngày bắt đầu ra các lá nhỏ, sau đó 5-6 ngày lá phát triển hoàn chỉnh. Trong thời gian này, rễ cũng bắt đầu phát triển và dần dần hình thành thân ngầm. Tùy từng giống mà thời gian từ khi trồng đến hình thành thân mầm (tia củ) có khác nhau. Đối với các giống khoai tây Thường Tín, sau khi trồng 30-40 ngày chúng bắt đầu hình thành thân ngầm. 4. Thời kỳ sinh trưởng, phân cành và phát triển lá: Sau khi mọc, bắt đầu phát triển thân, lá và phân cành. Thời kỳ này thướng kéo dài đến lúc ra nụ hoa. Tùy theo từng giống, thời vụ gieo trồng, điều kiện chăm sóc, mà thời kỳ này có thể kéo dài 30-50 ngày. Ở giai đoạn này chiều cao cây đạt được 80% so với thời kỳ kết thúc sinh trưởng và phát triển. Chiều dài thân cây bị ảnh hưởng đáng kể khi thiếu nước do hạn hán gây ra ở khoai tây [61]. Thiếu Cu thân cây khoai tây thấp hơn khi cung cấp Cu đầy đủ [55]. 5. Thời kỳ ra nụ hoa và hình thành củ: Đặc điểm của thời kỳ này là ra nụ hoa trên thân chính hoặc trên các thân phụ. Lúc đầu các nụ mọc thành chùm, về sau cuống nụ phát triển và hình thành nhiều hoa. Các nụ được hình thành qua 6 giai đoạn. Mỗi giai đoạn hình thành đầy đủ kéo dài từ 5-6 ngày. Ở thời kỳ này các nụ hoa chuyển qua 4 bước (trạng thái), chúng thay đổi và phát triển các cánh hoa. Nụ hoa kéo dài từ 15-30 ngày, tùy thuộc vào từng giống và điều kiện chăm sóc. Nụ hoa của một số giống có thể bị rụng ngay từ đầu, các nụ còn lại tiếp tục nở và sau đó hình thành quả. Giai đoạn này khoai tây cần nhiều nước nhất [21]. Nếu thiếu nước củ sần sùi, nứt nẻ, dễ nhiễm bệnh, chất lượng củ kém [11]. Thiếu Cu hoa dị dạng, củ sần sùi [55]. - 10 - 6. Thời kỳ nở hoa: Hoa khoai tây thường bắt đầu nở sau quá trình ra nụ. Đôi khi cả hai quá trình này xảy ra cùng đồng thời, bởi vì sau khi bắt đầu nở hoa trên thân chính thì các hoa trên các cành ở trong giai đoạn nụ. Sự hình thành và nở hoa chịu ảnh hưởng từ hai yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố bên trong là do đặc điểm của giống và sự thay đổi các thành phần hóa sinh, nguyên nhân gây nên sư thay đổi này là do điều kiện ngoại cảnh. Còn các yếu tố bên ngoài là do nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đưa đến. Từ khi hoa nở đến khi đậu quả qua sự biến đổi nhất định mà thời gian có thể khác nhau. 7. Thời kỳ chín: Sau quá trình thụ phấn và thụ tinh, quả lớn dần và chuyển sang thời kỳ quả và hạt chín. Đặc trưng hình thái của thời kỳ này là quả vàng và mềm, lá chuyển màu vàng và chết, ngừng phát triển, vỏ củ sần sùi. Để khoai tây có thể chuyển qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau, cần tổng hợp của nhiều yếu tổ kết hợp. 1.3. Giá trị kinh tế cây khoai tây 1.3.1. Về giá trị dinh dưỡng Khoai tây có nhiều giá trị về dinh dưỡng, ngoài ra còn có một số đặc tính về dược học. Qua bảng số liệu 1.1 ta thấy rằng các loại khoai trong đó khoai tây có thể gọi là rau vì nó chứa các thành phần của rau như caroten, xơ, các loại vitamin B, C, khoáng chất, đặc biệt không chứa lipit. Tuy nhiên chúng cũng chứa nhiều tinh bột,… giống gạo tẻ nên có thể ăn thay cả gạo tẻ và rau ở một mức độ nào đó. Đây là những ưu điểm nổi bật của khoai nói chung và khoai tây nói riêng dành cho chế độ ăn kiêng giảm béo, có lợi cho sức khỏe. Khoai tây hợp với người bệnh tiểu đường: một bệnh rất cần khống chế lượng gluxit trong bữa ăn, ăn khoai tươi làm lương thực (thay gạo, bột mì) ăn với các loại cá, thịt nạc, đậu thì bữa ăn vừa no, vừa hợp với chữa bệnh. [...]... định Nghiên cứu để xác định hiệu lực của Cu- EDTA và Mn- EDTA phun trên lá vào thời kì tăng trưởng, năng suất và tính chất sợi của cây bông Ai Cập Giza 75 (Gossypium barbadense L.) Việc kết hợp Cu và Mn phun trên lá làm tăng năng suất khô Tính chất sợi được đảm bảo Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng năng suất của bông được trồng trong điều kiện tiêu chuẩn khác nhau có thể tăng lên do phun kết hợp Cu- EDTA và. .. khuyến cáo * Giống bị thoái hóa và nhiễm bệnh nhanh - 19 - 1.5 Hạn hán và tình hình nghiên cứu ảnh hƣởng của Mn và Cu tới tính chịu hạn cây trồng 1.5.1 Hạn hán và tình hình nghiên cứu khả năng chịu hạn của cây khoai tây Tất cả các loài cây trồng đều cần một lượng nước nhất định để duy trì sự sống Lượng nước cần cho mỗi loài, mỗi cây trồng ở từng giai đoạn là khác nhau Hạn đối với thực vật là sự thiếu... trong điều kiện tiêu chuẩn khác nhau có thể tăng lên do phun kết hợp Cu- EDTA và Mn- EDTA trên lá [82], Cu ảnh hưởng tới sự phát triển, hoạt lực của một số loại enzym khi xử lý hạt giống Dầu mè (Jatropha curcas L.) [76], Cu và Mn có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất lúa mì [45], Cu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và năng suất lúa mì [74] ... decacboxylaza của axit oxaloaxetic, hydrogenaza của axit izoxitric, oxydaza của axit α-xetoglutaric và các enzym trùng phân tạo axit xitric [37] Trong đất Mn tồn tại ở dạng Mn2 +, Mn3 + và Mn4 + Mn trong đất ở dạng tự do trong dung dịch hoặc dạng liên kết Mn khó tiêu thường ở dạng Mn- oxit (MnO2; MnO2.2H2O và Mn2 O3.nH2O; MnO .Mn2 O3) Mn2 + là dạng vi lượng cây dễ hấp thụ nhất ( hình 1.1) 1 Mn Mn4+ (MnO2.nH2O)... rệt, ảnh hưởng tới sự phân bố của Mn và Zn nhưng ít có ảnh hưởng tới Cu Cây trồng hấp thu Mn và Zn chủ yếu liên quan đến trao đổi ion, ông dựa vào phản ứng của cây trồng để giảm hoặc tăng thêm nguyên tố Cu Inmaculada Yruela [60] đã một lần nữa khẳng định rằng nguyên tố vi lượng Cu là một kim loại thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của thực vật, mặc dù nó cũng có khả năng độc hại Cu. .. [75] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa Fe và Mn ở lúa mạch (Hordeum vulgare L var K12) cho thấy chúng có mối quan hệ nghịch, xử lý Mn ở các mức độ khác nhau cho các kết quả khác nhau, nếu thiếu Mn thì peroxidaza bị ảnh hưởng ít, khi cây sinh trưởng được 24 ngày và tăng ở giai đoạn cu i của sự sinh trưởng Hoạt độ của catalaza và peroxidaza trong lá cây thay đổi theo các mức nồng độ của Mn Khi nghiên cứu cây... Vinh và cs [36], [27], [26] đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của nguyên tố vi lượng trong đó có Cu đối với cây trồng như ngô, đậu, Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên tố vi lượng sử lý riêng hay phối hợp đều có ảnh hưởng tốt đến cây, tăng năng suất, chất lượng cây trồng Khi nghiên cứu về Mn, Nguyễn Văn Tý và cs cho biết rằng nồng độ dung dịch Mn có ảnh hưởng đến quá trình sinh lý, sinh hóa và năng suất. .. khô và phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại cây, điều kiện đất Cu xâm nhập vào cây ở dạng Cu2 + và dạng CuOH+ Cu ít di chuyển trong cây có thể do Cu chủ yếu ở dạng liên kết Trong tế bào 2/3 lượng Cu có thể ở dạng liên kết không hoà tan Hạt và các phần đang sinh trưởng tương đối giàu đồng Khoảng 70% tổng lượng Cu ở trong lá tập trung ở lục lạp và hầu như một nửa số lượng đồng đó ở trong thành phần của. .. năng suất của hai giống ớt F 1 số 20 và số 01, tuy nhiên khi kết hợp Mn, Cu và Zn sẽ có hiệu quả cao hơn Các kết quả nghiên cứu của Trần Thị Áng [1] cho thấy Mn và Cu có ảnh hưởng rõ rệt đến đời sống cây lúa Dùng Mn và Cu khi xử lý bằng cách phun và xử lý hạt cho cây không những thu được năng suất cao mà chất lượng hạt được cải thiện, tuy nhiên hiệu lực của Mn cao hơn Cu Theo Nguyễn Tấn Lê [22], khi sử... nghèo vi lượng của Thái Nguyên [41] Qua nghiên cứu của Nguyễn Bá Lộc, Nguyễn Thị Quỳnh Trang [23] cho thấy bón Mn cho giống ngô rau đều ảnh hưởng tốt đến năng suất (tăng 31,63%) và phẩm chất (lượng đường, protein, khoáng đều được cải thiện đáng kể) Theo Trương Văn Lung và cs [25] đã chứng tỏ ở cây đậu tương khi sử dụng Mn và Cu riêng rẽ đã làm tăng chiều cao cây, tăng khả năng hút nước, ảnh hưởng mạnh mẽ . nghĩa l luận và thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của Mn và Cu tới năng suất và tính chịu hạn của giống khoai tây (Solanum tuberosum L. ) var. Solara ở vùng núi tỉnh Bắc Giang. . đích nghiên cứu Tìm hiểu sự ảnh hưởng của Mn và Cu tới tính chịu hạn và năng suất giống khoai tây Solara ở vùng núi tỉnh Bắc Giang. - 4 - Học tập các phương pháp l m thí nghiệm sinh l ,. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐỖ VĂN TÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA Mn VÀ Cu TỚI NĂNG SUẤT VÀ TÍNH CHỊU HẠN CỦA GIỐNG KHOAI TÂY (Solanum tuberosum L. ) var. Solara