1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG của các CÔNG TY THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM

42 840 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 502 KB

Nội dung

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNGKHOÁN1.1 Khái niệm Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinhdoanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA TCNH & QTKD

TIỂU LUẬN MÔN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG

TY THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh huy động vốn trung và dàihạn rất có hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơchế thị trường, với rất nhiều nỗ lực rút ngắn khoảng cách trên con đường hộinhập, vì vậy sự ra đời và phát triển của TTCK ở nước ta là hết sức cần thiết và

là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của nước nhà góp phần tạo ra cơ chế huyđộng vốn linh hoạt giữa những người sử dụng vốn với những người có tiền nhànrỗi, cung cấp giá cả cho giao dịch, tạo ra tính thanh khoản cao cho chứng khoán,giúp điều tiết và bình ổn thị trường

Sự lớn lên của TTCK gắn liền với hoạt động của các CTCK mang lạinhững dịch vụ thiết yếu hỗ trợ các nhà đầu tư và góp phần không nhỏ vào việcđiều tiết nền kinh tế

Năm qua là một năm khó khăn với TTCK, tuy nhiên hoạt động của của cácCTCK vẫn diễn ra khá suôn sẻ, không có trường hợp nào bị giải thể hay phá sảnchính là thành công trong đó là sự nỗ lực rất lớn trong bản thân các công ty.Những thực tế trên đây thu hút sự quan tâm của nhóm chúng em, và chúng

em quyết định lựa chọn đề tài “Tình hình hoạt động của các công ty thị trườngchứng khoán Việt Nam” để làm tiểu luận Với kiến thức không nhiều và sự nhìnnhận còn giản đơn nên chắc chắn khi thực hiện tiểu luận này, chúng em đã cóthêm thật nhiều kiến thức mới, và xây dựng cho chính mình những phươngpháp làm việc theo nhóm khá hiệu quả Dù đã cố gắng hết sức, nhưng nhữngthiếu sót là không tránh khỏi, nhưng nhóm hi vọng bài tiểu luận này sẽ thể hiệnđược những nội dung cơ bản và quan trọng của các CTCK trên thị trường chứngkhoán Việt Nam giai đoạn hiện nay

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG

KHOÁN1.1 Khái niệm

Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinhdoanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giớichứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấnđầu tư chứng khoán

1.2 Chức năng nhiệm vụ của CTCK

1.2.1 Chức năng môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đómột CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giaodịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàngphải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó

- Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức (điển hình là sợ hãi và tham lam),

để giúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo

- Đề xuất thời điểm bán hàng

Trang 5

1.2.2 Chức năng tự doanh chứng khoán

Tự doanh là việc CTCK tự tiến hành các giao dịch mua bán các chứngkhoán cho chính mình

Mục đích của hoạt động tự doanh của các CTCK nhằm thu lợi nhuận chochính mình Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của thịtrường, pháp luật các nước đều yêu cầu các CTCK khi thực hiện nghiệp vụ tựdoanh phải đáp ứng yêu cầu về vốn và con người

1.2.2.3 Những yêu cầu đối với CTCK trong hoạt động tự doanh

Bình ổn thị trường

- Do tính đặc thù của TTCK, đặc biệt là các TTCK mới nổi, bao gồm chủyếu là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ thì tính chuyên nghiệp trong hoạt độngđầu tư không cao Điều này rất dễ biến động bất thường trên thị trường Vì vậy,các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp rất cần thiết để làm tín hiệu hướng dẫn chotoàn bộ thị trường Bên cạnh hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán, cácCTCK với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn của mình có thể thông qua

Trang 6

hoạt động tự doanh góp phần rất lớn trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá

cả của các loại chứng khoán trên thị trường

1.2.3 Chức năng bảo lãnh phát hành chứng khoán

Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thựchiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứngkhoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành

Tổ chức bảo lãnh chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán củamột tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởnghoa hồng

Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức pháthành cần phải có được sự bảo lãnh của một công ty nhỏ, và số lượng phát hànhkhông lớn, thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành Nếu đó là một công tylớn, và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảolãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một tổchức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên

Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệhoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành Phí bảo lãnh pháthành là mức chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số tiền

tổ chức phát hành nhận được

Bảo lãnh phát hành gồm có các phương thức sau:

- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ

chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù cóphân phối được hết chứng khoán hay không Trong hình thức bảo lãnh tổ hợptheo "cam kết chắc chắn", một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổhợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giáchào bán ra công chúng (POP) và bán lại các chứng khoán đó ra công chúngtheo giá POP Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh

và giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu

- Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp

Trang 7

nước phát triển Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi chocác cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung chocác cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài Dĩ nhiên, sẽ có một

số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty Do vậy, công ty cần cómột tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không đượcthực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng

Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh camkết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chứcphát hành và bán lại ra công chúng Tại các nước đang phát triển, khi các tổchức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnhphát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng nhất

- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ

chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành Tổ chức bảo lãnhkhông cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức đểbán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổchức phát hành phần còn lại

- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này,

tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhấtđịnh, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành

- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian

giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bántất cả hoặc không Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chứcbảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn) Vượt trênmức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quyđịnh (mức trần) Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêucầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ

1.2.4 Chức năng tư vấn đầu tư

Trang 8

1.2.4.2 Nguyên tắc của hoạt động tư vấn

- Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, đó chính là vốn

họ bỏ ra kinh doanh, nhưng những báo cáo phân tích của họ lại có tác động tâm

lý rất lớn đến người được tư vấn và có thề làm cho người được tư vấn hưởng lợihay bị thiệt hại Nhà tư vấn phải luôn là những người thận trọng khi đưa ranhững lời bình luận về giá trị của các loại chứng khoán, nếu người đầu tư có lợi,kiếm được tiền từ lời tư vấn này thì họ sẽ vui mừng nhưng nếu họ bị thiệt hại thì

họ sẽ tìm kiếm các nhà tư vấn để phàn nàn, thậm chí bắt bồi thường Do vậy,khi hành động, nhà tư vấn cần đặt ra và tuân theo một số nguyên tắc nhất định,tối thiểu như sau:

+ Không bảo đảm chắc chắn về giá trị của chứng khoán

+ Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình có thể khônghoàn toàn chính xác và khách hàng cần biết rằng nhà tư vấn sẽ không chịutrách nhiệm về những lời khuyên đó

+ Không được dụ dỗ, mời gọi khách hàng mua hay bán một loại chứngkhoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ cơ sở khách quan là sựphân tích tổng hợp một cách lôgíc, khoa học

1.2.5 Chức năng quản lý danh mục đầu tư

Đây là một dạng nghiệp vụ tư vấn của CTCK nhưng ở mức độ cao hơn vìtrong hoạt động này, khách hàng ủy thác cho CTCK thay mặt mình quyết địnhđầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấpthuận

Trang 9

Chương 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY

CHỨNG KHOÁN2.1 Hoạt động môi giới

Mạng lưới, quy mô hoạt động của CTCK ngày càng được mở rộng, với 80chi nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt động tập trung ở nhiều tỉnh, thành phốlớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Hải Phòng Cùngvới sự phát triển mạng lưới hoạt động, số lượng tài khoản giao dịch tại cácCTCK cũng tăng mạnh Năm 2009 số tài khoản giao dịch chứng khoán tại cácCTCK đạt 800.000 tài khoản Tăng 1,5 lần so với năm 2008 Cùng với sự giatăng khối lượng giao dịch, các CTCK đã thực hiện trên 5.000 hợp đồng tư vấn

và bảo lãnh phát hành Tính đến cuối năm 2009 đã có gần 80 CTCK hoạt động

có lãi trong năm 2009 Quy mô vốn hoạt động của các CTCK ngày càng đượcnâng cao Tính đến cuối năm 2009, tổng số vốn điều lệ của các CTCK là 24.855

tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008 Ta có 10 công ty chứng khoán lớn nhất đãchiếm tới gần 50% thị phần môi giới cổ phiếu trong nước; trong đó dẫn đầu làSSI với 8,53%, thứ hai là VCBS với 6,11% Đối với mảng môi giới cổ phiếucho nhà đầu tư nước ngoài, 10 công ty lớn nhất nắm trên 87% thị phần; trong đóSSI đứng đầu với 36,91% thị phần, gấp đôi thị phần của thành viên đứng thứ hai

là BVSC với 18,64% thị phần Trong mảng môi giới chứng chỉ quỹ, SSI tiếp tụcđứng đầu khi nắm 10,42% thị phần môi giới trong nước và 48,03% thị phần môigiới nước ngoài Mảng môi giới trái phiếu, VCBS đứng đầu khi nắm 27,92% thịphần môi giới trong nước và 65,78% thị phần môi giới nước ngoài…

Top 10 công ty chứng khoán môi giới cổ phiếu lớn nhất trên HNX quý

III/2009:

ST

T Tên CTCK Thị phần môi giới cổ phiếu (%)

Trang 10

tự doanh hay các CTCK chỉ muốn tập trung hoàn thiện nghiệp vụ môi giới trước

để từ đó rút kinh nghiệm triển khai các hoạt động có liên quan trong tương lai.Nghiệp vụ tự doanh của CTCK có thể chia thành 2 lĩnh vực:

Thứ nhất, các CTCK thực hiện việc mua bán chứng khoán niêm yết cho

chính công ty mình Tuy nhiên, hiện nay do số lượng các chứng khoán niêm yếtcòn ít nên nghiệp vụ này hầu như chưa được triển khai

Trang 11

Thứ hai, các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh bằng hình thức như mua

chứng khoán không niêm yết trên OTC Tuy nhiên hoạt động này phải tuân thủnhững hạn mức do pháp luật quy định

Ngoài ra, một hoạt động tự doanh phổ biến hiện nay của một số CTCK làviệc mua chứng khoán niêm yết lô lẻ, sau đó CTCK sẽ gộp lại thành lô chẵn đểniêm yết và có thể bán lại trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK).Đây là một lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận tương đối lớn cho cácCTCK Giá mua lô lẻ được xác định bằng thỏa thuận giữa khách hàng bán vớiCTCK, do đó các CTCK có điều kiện để đưa ra mức giá phù hợp để thu hútkhách hàng, tạo sự chủ động cho các CTCK trong hoạt động kinh doanh củamình

Hiện nay có nhiều công ty đang thực hiện nghiệp vụ tự doanh rất chuyênnghiệp Kết quả thu được cũng khá khả quan Công ty BVS, doanh thu môi giớităng mạnh của công ty chứng khoán BVS nhờ nguồn thu lớn từ phí giao dịchcủa khách hàng lên tới 24 tỷ đồng, tăng 300% so với quý I Đối với nghiệp vụ

tự doanh, quý II cũng đạt 36 tỷ đồng doanh thu, tăng 200% so với quý I Chi phítrong quý II của BVS chủ yếu ở chỉ tiêu "dự phòng giảm giá chứng khoán tựdoanh" Trong quý II, BVS đã hoàn nhập dự phòng giảm giá CK tự doanh đượchơn 200 tỷ đồng Một số mã cổ phiếu trong danh mục tự doanh đã có lãi so vớigiá vốn Dưới đây là tổng kết doanh thu của một số CTCK giữa hoạt động môigiới và hoạt động tự doanh hết quý II

Cơ cấu doanh thu của một số CTCK

Nguồn BCTC quý II Đơn vị: tỷ đồng (ĐTCK)

Trang 12

2.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành và hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán

Ở Việt Nam, theo qui định tại Thông tư 01/1998/TT-UBCK ngày13/10/1998 của UBCK Nhà nước hướng dẫn Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày11/7/1998 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thì bảo lãnh pháthành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:

- Mua toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bánlại Đây chính là phương thức cam kết chắc chắn vì tổ chức bảo lãnh phát hànhcam kết mua toàn bộ lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu của đợt phát hành

- Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phânphối hết Đây thực chất cũng là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn,nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại củađợt phát hành chưa được phân phối hết

CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoánkhi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; vốn pháp định để thực hiệnnghiệp vụ tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

là 165 tỷ đồng Trước thời điểm bảo lãnh, các CTCK không được vi phạm luậtchứng khoán trong 6 tháng liên tục, đồng thời, tổng giá trị bảo lãnh phát hànhkhông được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vàothời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừtrường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủbảo lãnh Và, CTCK cũng phải có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6%trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành

Hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK vẫn tập trung chủ yếu là bảolãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhànước, trái phiếu ngân hành, trái phiếu đô thị

Trong những tháng vừa qua, có một số hợp đồng bảo lãnh phát hành đượcthực hiện như: Cuối năm 2009, Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viênANZ Việt Nam (ANZ) được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp

vụ đại lý phát hành trái phiếu và bảo lãnh phát hành trái phiếu trong phạm vi

Trang 13

lãnh thổ Việt Nam với số vốn điều lệ của ngân hàng này là 2.000 tỷ đồng Ngânhàng Phát triển VN được phép phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnhphát hành từ năm 2010, dự kiến khối lượng phát hành trong năm 2010 là 30nghìn tỷ đồng với thời hạn trái phiếu: kỳ hạn 2 năm là 4.400 tỷ đồng, kỳ hạn 3năm là 6.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm là 8.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm là 5.000 tỷđồng, kỳ hạn 15 năm là 6.600 tỷ đồng.

Nhìn chung, hoạt động tư vấn đã có những phát triển đáng kể so với thờigian đầu Theo Ủy ban Chứng khoá Nhà nước (UBCKNN), năm 2009 có gần 80(trong tổng số 105 công ty) CTCK hoạt động có lãi Hết năm 2009, tổng vốnđiều lệ của các CTCK là 24.855 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008 Ngoài hội

sở chính, các thành viên đã có 80 chi nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt độngtrên cả nước Các CTCK cũng đã thực hiện trên 5.000 hợp đồng tư vấn và bảolãnh phát hành Số lượng tài khoản giao dịch tại các thành viên này cũng tăngmạnh với trên 800.000 tài khoản, tăng 1,5 lần so với năm 2008

Số lượng người hành nghề kinh doanh chứng khoán ngày càng tăng Tínhđến nay, UBCKNN đã cấp chứng chỉ người hành nghề chứng khoán cho 2.744nhân viên Nhiều CTCK đã tuyển dụng được nhân viên có trình độ, chuyên môncao trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, góp phần nâng cao năng lực quản lýtrong hoạt động Các CTCK đã chú trọng đầu tư, hiện đại hóa, hệ thống côngnghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ chứng khoán Hoạt động giao dịch phục

vụ khách hàng diễn ra suôn sẻ và ngày một tốt hơn

2.4 Các hoạt động khác

2.4.1 Lưu ký chứng khoán

Ngày 27/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 189/QĐ-TTg

về việc thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) Theo Quyết địnhnày, TTLKCK là đơn vị sự nghiệp có thu, thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhànước (UBCKNN)- Bộ Tài chính

Trang 14

Việc ra đời TTLKCK là đòi hỏi tất yếu của TTCK Việt Nam ở giai đoạn pháttriển hiện nay; đó cũng là xu hướng và theo thông lệ trên TTCK quốc tế, nhằmthúc đẩy TTCK phát triển.

Thông thường ở các nước trên thế giới, các dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ,thanh toán chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ cho việc hoàn tất giao dịch trênTTCK do một hoặc một số tổ chức độc lập với Sở Giao dịch Chứng khoán đảmnhận Các tổ chức này được xây dựng theo một trong hai mô hình sau:TTLKCK thực hiện toàn bộ các dịch vụ đó; hoặc TTLKCK và một tổ chức bùtrừ cùng cung cấp các dịch vụ đó

Quy mô TTCK tập trung của Việt Nam hiện nay chưa lớn: Với gần 300loại chứng khoán được niêm yết, đăng ký giao dịch tại TTGDCK Tp Hồ ChíMinh và TTGDCK Hà Nội (trong đó có 30 loại cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK

Tp Hồ Chí Minh, 6 loại cổ phiếu đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội;khoảng 260 trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu công ty; và 1 loạiChứng chỉ Quỹ đầu tư); hơn 24.000 tài khoản giao dịch chứng khoán của cácnhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mở tại 13 CTCK Số chứngkhoán này đã và đang được các nhà đầu tư giao dịch mua/ bán trên TTCK Điềunày có nghĩa là nhu cầu đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán là

“có thực” trên TTCK hiện nay

Việc lưu ký chứng khoán hiện nay được thực hiện qua 2 cấp:

Cấp I - Người sở hữu chứng khoán phải lưu ký chứng khoán tại thành viên

lưu ký (hiện có 13 CTCK, 2 ngân hàng trong nước và 3 ngân hàng nước ngoài

là thành viên lưu ký);

Cấp II - Thành viên lưu ký sẽ tái lưu ký chứng khoán đó tại TTGDCK

Thực tế hiện nay, hoạt động đăng ký, lưu ký và bù trừ, thanh toán chứngkhoán (bao gồm cả chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch và chứng khoánkhông niêm yết/đăng ký giao dịch trên 2 TTGDCK) được thực hiện thông qua 2Phòng Đăng ký- Thanh toán bù trừ - Lưu ký chứng khoán của 2 TTGDCK.Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Đăng ký - Thanh toán bù trừ- Lưu ký chứng

Trang 15

khoán tại TTGDCK là: đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán,thanh toán

bù trừ

Trước đòi hỏi thực tế của TTCK Việt Nam và theo thông lệ quốc tế, việc

“gộp” 2 bộ phận đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán tại 2TTGDCK để hình thành một TTLKCK độc lập với Sở Giao dịch Chứng khoán/TTGDCK là một “thực tiễn khách quan”, làm cho loại hình dịch vụ này trở lên

an toàn hơn và chuyên nghiệp hơn

TTLKCK đi vào hoạt động ngoài việc tạo sự đồng bộ về kết cấu hạ tầngcho TTCK Việt Nam; cung cấp các dịch vụ đăng ký, lưu ký và thanh toán, bùtrừ chứng khoán,còn giúp giảm rủi ro, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả chonghiệp vụ sau thanh toán, tiêu chuẩn hoá giữa các thành viên tham gia thị trường,góp phần tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy tiến trình phát triển và hội nhập, cungcấp các dịch vụ liên quan tới giao dịch chứng khoán Điều này gíp thị trừờng hoạtđộng có hiệu quả hơn

TTLKCK sẽ được tổ chức theo mô hình là các dịch vụ đăng ký, lưu ký, bùtrừ, thanh toán chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ cho việc hoàn tất giao dịchtrên TTCK sẽ do một tổ chức độc lập duy nhất thực hiện là TTLKCK, khôngcần có thêm tổ chức bù trừ chứng khoán cùng đảm nhận

2.4.2 Cầm cố chứng khoán

Các nguyên tắc và phương thức cầm cố CK:

A Là một nghiệp vụ kinh doanh CK - ít nhất có hai chủ thể tham gia: a/ Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh chính mình hoặc đượcngười đi vay uỷ quyền giao CK cho bên nhận cầm cố;

b/ Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh chính mình hoặc đượcngười cho vay uỷ quyền nhận cầm cố CK bên cầm cố

Việc thực hiện cầm cố CK trên cơ sở hợp đồng pháp lý cầm cố CK củahai chủ thể tham gia, trong đó quy định rõ giá trị CK cầm cố, số tiền vay, lãisuất và thời hạn trả nợ, phương thức xử lý CK cầm cố

Trang 16

B TTGDCK sau khi kiểm tra thủ tục, nhất là tính hợp pháp, hợp lý của

nó thì trung tâm phải mở tài khoản cầm cố và chuyển CK vào tài khoản cầm cốtheo yêu cầu của bên cầm cố

Trường hợp bên cho vay (hoặc bên vay) không phải là thành viên lưu ký,bên cho vay (hoặc bên vay) phải uỷ quyền việc nhận cầm cố CK (hoặc việc giao

CK cầm cố) cho một thành viên lưu ký khác

C Tài khoản cầm cố phải tách biệt với tài khoản lưu ký các CK khác củabên cầm cố Sau khi ghi vào tài khoản cầm cố CK, thì phải đình chỉ việc rút,chuyển khoản hoặc chuyển nhượng các CK trên tài khoản cầm cố trong thờigian cầm cố TTGDCK gửi thông báo bằng công văn cho bên nhận cầm cố vềviệc đã thực hiện cầm cố CK

D Việc giải toả cầm cố CK được thực hiện theo các nguyên tắc:

- Người giải toả cầm cố CK phải là bên nhận cầm cố CK;

- Có thể giải toả toàn bộ hoặc một phần CK cầm cố bằng hình thức rútchứng chỉ hay chuyển khoản;

- Có văn bản đề nghị giải toả cầm cố CK của bên nhận cầm cố Trên cơ sở

đó, TTGDCK thực hiện huỷ bỏ việc cầm cố CK trong đăng ký người sở hữu CK

và thông báo bằng văn bản cho người nhận cầm cố việc huỷ bỏ cầm cố CK vàgiải toả tài khoản cầm cố sang tài khoản khác

Nếu bên cầm cố CK thực hiện không đúng theo thoả thuận thì CK cầm cố

đó được xử lý do các bên thoả thuận hoặc đưa ra bán đấu giá theo quy định củapháp luật

mà mỗi bên tham gia phải tôn trọng

Trang 17

Khi hai bên thực hiện kí một hợp đồng repo thì bên A tức bên Nhà buôn sẽthực hiện bán số chứng khoán tương đương với một khoản tiền vay nào đó tạimột tỉ lệ lãi suất chấp nhận được cho cả hai bên cho bên B ( nhà đầu tư) và camkết sẽ mua lại vào một thời gian nào đó (thông thường dưới 1 năm vì hợp đồngrepo là công cụ trên thị trường tiền tệ).

Nói chung thì một giao dịch repo có hai giai đoạn là giai đoạn bán chứngkhoán và giai đoạn mua lại chứng khoán

Tham gia chủ yếu vào giao dịch repo là các nhà đầu tư có tổ chức lớn nhưngân hàng, công ty chứng khoán., các quỹ đầu tư , các nhà buôn, nhà kinhdoanh chứng khoán, ngân hàng trung ương, các tổ chức cung cấp dịch vụ riêngcho hoạt động repo Hợp đồng repo cũng được coi là một công cụ thực hiệnchính sách tiền tệ trong ngắn hạn

Để hoạt động repo diễn ra suôn sẻ và tránh thiệt hại cho mỗi bên khi giácác chứng khoán repo bị biến động bởi thị trường thì các bên tham gia thườngthỏa thuận với nhau một biên độ giao động giá hay một khoản giảm trừ đối vớicác chứng khoán repo Vì thế giá của các chứng khoán cơ sở thường thấp hơn

so với giá thị trường Khoản giảm trừ này là tương đối nhỏ đối với các tráiphiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ và lớn hơn đối với cổ phiếu

Nghiệp vụ repo làm tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu vì thếrất quan trọng nếu muốnphát triển thị trường trái phiếu

Còn ở Việt Nam, nghiệp vụ repo được các CTCK và ngân hàng thực hiện

từ năm 2003 đối với các trái phiếu chính phủ, đến nay nghiệp vụ này đã đi tới

cổ phiếu với mức độ rủi ro hơn nhiều so với trái phiếu Đây cũng là nghiệp vụ mang lại doanh thu lớn cho các CTCK

Trang 18

Chương 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CTCK NĂM

2009 - 2013, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂM 2014

3.1 Tình hình hoạt động năm 2009

Năm 2009 là năm nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do tác động củakhủng hoảng tài chính toàn cầu Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng,Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được khủng hoảng và tiếp tục đàtăng trưởng, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế, TTCK Việt Nam đã có dấuhiệu hồi phục, tạo đà cho các bước tăng trưởng của những năm tiếp theo Trongnăm 2009 hoạt động của các CTCK được thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, mạng lưới, quy mô hoạt động của CTCK ngày càng được mở

rộng, với 80 chi nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt động tập trung ở nhiềutỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, CầnThơ, Hải Phòng Cùng với sự phát triển mạng lưới hoạt động, số lượng tàikhoản giao dịch tại các CTCK cũng tăng mạnh với tổng số tài khoản trên800.000 tài khoản, tăng 1,5 lần so với năm 2008

Thứ hai, Cùng với sự gia tăng khối lượng giao dịch, các CTCK đã thực

hiện trên 5.000 hợp đồng tư vấn và bảo lãnh phát hành Tính đến cuối năm 2009

đã có gần 80 CTCK hoạt động có lãi trong năm 2009 Quy mô vốn hoạt độngcủa các CTCK ngày càng được nâng cao Tính đến cuối năm 2009, tổng số vốnđiều lệ của các CTCK là 24.855 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008

Thứ ba, Số lượng người hành nghề kinh doanh chứng khoán ngày càng

tăng Tính đến nay, UBCKNN đã cấp chứng chỉ người hành nghề chứng khoáncho 2.744 nhân viên Nhiều CTCK đã tuyển dụng được nhân viên có trình độ,chuyên môn cao trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, góp phần nâng cao nănglực quản lý trong hoạt động Các CTCK đã chú trọng đầu tư, hiện đại hóa, hệthống công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ chứng khoán Hoạt động giaodịch phục vụ khách hàng diễn ra suôn sẻ và ngày một tốt hơn

Trang 19

Thứ tư, sự ra đời của hàng loạt các CTCK đã góp phần đáp ứng được nhu

cầu dịch vụ cho số lượng đông đảo nhà đầu tư đang ngày một gia tăng, đồngthời tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các CTCK phải tự hoàn thiện mình, nâng caochất lượng dịch vụ khách hàng và đảm bảo lợi ích cho khách hàng

Công tác quản lý, giám sát hoạt động các CTCK của UBCKNN

Năm 2009 là năm hết sức khó khăn đối với hoạt động của TTCK Tuynhiên, hoạt động của các CTCK đã diễn ra khá suôn sẻ, không có trường hợpnào bị giải thể, phá sản Đó là một thành công hết sức lớn trong đó sự nỗ lựccủa bản thân các CTCK, sự đóng góp của các thành viên thị trường và sự chỉđạo quyết liệt của cơ quan quản lý là UBCKNN (dưới sự chỉ đạo của Bộ Tàichính) được thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, trước tình hình khó khăn của năm 2008 và những tháng đầu

năm 2009, nguy cơ nhiều CTCK thua lỗ lớn, có thể dẫn đến đổ vỡ, phá sản, BộTài chính đã chỉ đạo UBCKNN thực hiện nhiều giải pháp để quản lý chặt hoạtđộng của CTCK như rà soát, phân loại CTCK để có ứng xử phù hợp, yêu cầucác công ty báo cáo thường xuyên, trực tiếp cùng các công ty để xây dựngphương án chấn chỉnh hoạt động, yêu cầu các công ty tái cơ cấu, nâng cao nănglực tài chính hoặc rút bớt nghiệp vụ để đảm bảo tiêu chí hoạt động theo quyđịnh Đồng thời UBCKNN đã chủ động xây dựng phương án xử lý nếu CTCKphá sản

Thứ hai, thực thi Luật Chứng khoán, để đảm bảo yêu cầu vốn pháp định

theo quy định, UBCKNN đã hướng dẫn những CTCK không đủ vốn nên rútnghiệp vụ hoặc tăng vốn để tăng nghiệp vụ, 35/35 CTCK rút nghiệp vụ cấpphép đảm bảo theo quy định

Thứ ba, với nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường công tác quản lý, giám sát

hoạt động của các CTCK, UBCKNN đã yêu cầu các CTCK chỉ được thực hiệncác nghiệp vụ kinh doanh đã được UBCKNN cấp phép Đối với các sản phẩmdịch vụ tài chính khác, yêu cầu CTCK trước khi thực hiện phải báo cáo

Trang 20

Thứ tư, đối với trường hợp những CTCK hoạt động tổ chức giao dịch

chứng khoán OTC, xét hình thức giao dịch có rủi ro của hoạt động này,UBCKNN đã yêu cầu CTCK đóng cửa sàn giao dịch OTC Việc ban hành cácvăn bản này nhằm ngăn chặn một số hoạt động của CTCK thực hiện nghiệp vụkhông xin phép UBCKNN trong khi chưa có quy định quản lý rủi ro dễ gây tácđộng không tốt cho hoạt động của thị trường Đối với hoạt động là đại lý giaodịch vàng, UBCKNN đã yêu cầu các CTCK chấm dứt hoạt động sàn giao dịchvàng

Thứ năm, UBCKNN đã tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động

các CTCK; qua công tác kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình hoạt động của cácCTCK để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, đã xử phạt 11 CTCK vi phạm quyđịnh về CK&TTCK

Thứ sáu, về xây dựng khung pháp lý, chính sách phát triển TTCK Hiện

nay, UBCKNN đang nghiên cứu xem xét, xây dựng văn bản liên quan đến hoạtđộng giao dịch mua bán kỳ hạn (repo), giao dịch ký quỹ (margin) để trình cấp

có thẩm quyền xem xét quyết định theo tình hình phát triển thị trường

3.2 Tình hình hoạt động năm 2010

Việc các CTCK được thành lập một cách ào ạt đã khiến cho

“chiếc bánh” thị trường trở nên quá chật hẹp Sự cạnh tranh trong ngành diễn ra ngày càng gay gắt Tác dụng tích cực là làm cho thị trường phát triển mạnh nhưng nó cũng để lại hệ quả nặng nề khi sự cạnh tranh này có thể diễn ra một cách thái quá và thị trường bị biến dạng.

Năm 2010, có 88 trên 94 công ty được thống kê có doanh thu từ hoạt động

Trang 21

Công ty dẫn đầu trong doanh thu tự doanh là SBS (1.131 tỉ đồng), SSI (710 tỉđồng) và AGR (642 tỉ đồng) Đặc biệt số CTCK có doanh thu đến chủ yếu từ tựdoanh như Chứng khoán Á-Âu (82,61%), Chứng khoán SBS (82,12%), Chứngkhoán Bản Việt (70,11%) Các CTCK lớn đang niêm yết trên sàn như SSI,HPC, SHS cũng có doanh thu từ hoạt động tự doanh chiếm tỷ lệ khá lớn.

Hoạt động môi giới lại chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn: từ năm 2008 đếnnay doanh thu từ hoạt động môi giới của các CTCK chỉ chiếm từ 12-22%, trongtổng doanh thu Điều này cho thấy hoạt động môi giới không phải là hoạt độngchính của các CTCK hiện nay Theo báo cáo tài chính năm 2010, công ty códoanh thu từ hoạt động môi giới lớn nhất là Chứng khoán Thăng Long (TLS)

234 tỉ đồng chiếm 17,88%; SSI 176 tỉ đồng, chiếm 11,71%; Chứng khoánTPHCM (HCM) 151 tỉ đồng chiếm 32,08% trong tổng doanh thu

Khoản mục doanh thu khác chiếm tỷ trọng cao nhất: trên bảng báo cáo thunhập của các CTCK xuất hiện khoản mục “doanh thu khác” cũng chiếm một tỷ

lệ khá lớn

Năm 2010, khoản mục thu nhập khác chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,66% vàđạt 5.454 tỉ đồng, còn trong quí 1 với số liệu của 27 công ty thì tỷ trọng doanhthu khác lên tới gần 50%

Cụ thể, theo số liệu tài chính năm 2010, một số CTCK có khoản mục

“doanh thu khác” khá lớn như AGR (975 tỉ đồng), KLS (855 tỉ đồng), SSI (473

tỉ đồng)

Tỷ lệ doanh thu khác trong tổng doanh thu của các công ty này cũng chiếmmột con số khá lớn Ngoài ra, có tới 20 CTCK có doanh thu khác chiếm trên60% tổng doanh thu

Theo thuyết minh báo cáo tài chính của CTCK thì doanh thu khác chủ yếu

là lãi tiền gửi và lãi từ các hợp đồng repo chứng khoán Như vậy, việc doanh thukhác chiếm một tỷ trọng lớn còn cho thấy các CTCK hỗ trợ đòn bẩy tài chínhkhá mạnh cho nhà đầu tư

Ngày đăng: 16/07/2015, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w