Tình hình hoạt động năm 2013

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG của các CÔNG TY THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM (Trang 32)

*Công ty chứng khoán kiếm bạc cắc

Tổng lợi nhuận sau thuế của cá cong ty chứng khoán niêm yết trên sàn đạt hơn 200 tỷ đồng, chỉ bằng 6% thời hoàng kim 3-4 năm trước. Doanh thu từ môi giới và tự doanh cũng có xu hướng ngày một co hẹp.

Theo số liệu thống kê của VNDirect, cuối tháng 2/2013, 24 trên 27 công ty chứng khoán niêm yết tại hai sàn giao dịch TP HCM và Hà Nội đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, còn lại Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Chứng khoán APEC (API) và Chứng khoán Tràng An (TAS) vẫn chưa báo cáo. 9 doanh nghiệp trong số này báo lỗ, dẫn đầu là Chứng khoán Sacombank (SBS) và Chứng khoán Phú Hưng (PHS) với mức lỗ cả trăm tỷ đồng.

Gần như toàn bộ những công ty có lãi sau thuế năm 2012 từ 50 tỷ đồng trở lên đều có mảng môi giới mạnh, thuộc Top 10 về thị phần trên 2 sàn. Hầu hết số

còn lại chỉ thu lãi vài trăm triệu đồng như Chứng khoán An Phát (468 triệu đồng), Chứng khoán Phương Đông (366,4 triệu đồng) hay Chứng khoán Dầu khí ( 817 triệu đồng).

Các công ty chứng khoán đang phải đối mặt với vấn đề doanh thu môi giới ngày một hẻo. Ảnh: Hoàng Hà

Nhìn lại quãng đường 4 năm qua, kể từ thời hoàng kim năm 2009, lợi nhuận của 27 công ty chứng khoán niêm yết cho thấy rõ chiều hướng đi xuống. Mức lãi 203,4 tỷ đồng của năm 2012 chỉ bằng 6% so với năm 2009. Tuy vậy, con số này vẫn được coi là lạc quan hơn nhiều so với kết quả lỗ gần 1.800 tỷ của toàn ngành chứng khoán năm 2011. Khi đó, có tới 5 công ty gánh lỗ "khủng" hàng trăm tỷ đồng.

Một yếu tố quan trọng cơ cấu lợi nhuận của các công ty chứng khoán là tự doanh, nhưng khoản mục này cũng có xu hướng co hẹp dần dần suốt 4 năm qua. Đến năm 2012, doanh thu từ mục này của các công ty chỉ bằng chưa đầy 30% năm 2009. Tại thời điểm đó, Chứng khoán Sacombank từng gây sốt với khoản doanh thu tự doanh lên tới 1.131 tỷ đồng. Năm qua, công ty đạt thành tích tốt nhất là Chứng khoán Agribank cũng chỉ thu được gần 460 tỷ.

U ám hơn mảng tự doanh, các công ty chứng khoán niêm yết cũng phải đối mặt với vấn đề doanh thu môi giới ngày một hẻo. Số liệu thống kê của VNDirect cho thấy, tổng doanh thu môi giới của tất cả doanh nghiệp niêm yết năm 2012 chỉ đạt gần 538 tỷ đồng, bằng một nửa so với năm 2009. Trong đó, Chứng khoán An Phát đạt doanh thu môi giới thấp nhất với 1,1 tỷ đồng.

Ngoại trừ một số "ông lớn" trong top thị phần cao có doanh thu hàng chục tỷ đồng trở lên như Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Chứng khoán VNDirect (VND), Chứng khoán TP HCM (HCM), hầu hết công ty còn lại chỉ thu được dưới 10 tỷ như Chứng khoán Xuân Thành (VIX), Chứng khoán Phương Đông (ORS) hay Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIG). Trong khi đó, thời kỳ hoàng kim 2 năm trước, không có đơn vị nào đạt doanh thu môi giới dưới 10 tỷ đồng.

Biến động lợi nhuận sau thuế, doanh thu môi giới và doanh thu tự doanh của các công ty chứng khoán niêm yết trong 4 năm. Đơn vị tính: Tỷ đồng

Ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng Tư vấn đầu tư Công ty chứng khoán MayBank Kim Eng nhìn nhận thị trường suốt những năm qua, tính từ 2007, là rất tồi tệ. Để có cái nhìn chính xác nhất về sức khỏe thị trường, theo ông Khánh, phải chú ý tới HNX-Index do chỉ số này không có những mã vốn hóa lớn làm trụ đỡ, do đó rất nhạy với những biến động xung quanh.

Vn-Index từng có thời lên gần 1.200 điểm, nhưng trong năm 2012 rớt xuống dưới 400 điểm. HNX-Index khởi đầu đã là 100 điểm, cũng từng có lúc lên gần đỉnh 460 điểm, tuy nhiên trong năm 2012, chỉ số này có lúc rớt về mốc 50 điểm, xác lập mức đáy thấp nhất lịch sử từ trước tới nay. Điều đó có nghĩa HNX-Index bị âm điểm, đủ thấy các nhà đầu tư và công ty chứng khoán đã từng khó khăn tới mức độ nào.

"Phần lớn những công ty chứng khoán có tự doanh đều thua lỗ. Hồi năm 2008, tôi có người bạn đặt bán giá sàn 40 phiên nhưng vẫn không khớp lệnh thành công", ông Khánh chia sẻ.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp này đều cố gắng gồng mình, nuôi hy vọng sẽ sớm qua thời điểm khủng hoảng nhưng không ngờ giai đoạn này lại kéo dài quá lâu, tới năm 2012 thì bộc lộ hết những khó khăn khiến gần nửa số công ty chứng khoán niêm yết phải gánh lỗ. Chỉ những doanh nghiệp lớn, thuộc top 10 thị phần mới sống được, doanh thu chủ yếu nhờ phí môi giới và tư vấn thêm cho các doanh nghiệp, hoặc những thương vụ sáp nhập (M&A), ông Khánh phân tích.

Sang năm 2013, ông Khánh dự đoán, thị trường sẽ có tín hiệu khởi sắc, tuy nhiên cũng vẫn chỉ khá hơn năm 2012 chứ chưa thể quay về thời kỳ hoàng kim những năm trước, xu thế khả năng là tích lũy với nhiều sóng nhỏ, nhưng khó có thể tăng như vũ bão thời kỳ trước Tết. Biên độ được nới rộng sẽ khiến khả năng đón sóng nhiều hơn, thanh khoản tăng cũng giúp các công ty chứng khoán gia tăng lợi nhuận, ông Khánh nhận định.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế độc lập Huỳnh Bữu Sơn cho biết, lợi nhuận các công ty chứng khoán năm 2013 tăng hay không còn phụ thuộc vào việc thị trường chứng khoán có đi lên hay không.

"Mới đây, nhiều chuyên gia kinh tế trong nước và ngoài nước dự báo GDP 2013 khó bằng 2012. Thế nhưng, tôi thấy nhiều công ty đều có kế hoạch củng cố trong năm 2013 nhiều hơn tăng trưởng. Tình hình kinh tế 2013 so với 2012 nếu cải thiện cũng chỉ ở mức độ nhỏ chứ không thể đột biến như 2006, 2008. Như vậy, sức khỏe của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn có tốt thì mức tăng trưởng của các công ty chứng khoán mới tốt lên được", ông Sơn nói

Theo ông Sơn, xu thế hiện nay hầu hết công ty chứng khoán giảm bớt hoạt động tự doanh và chú trọng môi giới do thị trường chưa thấy sự lạc quan. Tuy nhiên, động thái này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp chứng khoán chấp nhận giảm lợi nhuận.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện chính sách linh hoạt tín dụng. Có nghĩa "chỉ cho vay đối với những hoạt động nào đáng cho vay". Do vậy, những hoạt động không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh như chơi chứng khoán sẽ khó có cơ hội tiếp cận vốn trong năm nay. Chính vì thế, các nhà đầu cơ trên thị trường nhiều khả năng sẽ dùng vốn tự có để đầu tư. Trường hợp này, nguồn vốn trên thị trường chứng khoán sẽ giảm, lập tức doanh số các công ty chứng khoán cũng giảm theo, ông Sơn phân tích.

*“Cơn bão” thanh lọc trên thị trường chứng khoán

Hàng loạt những tin bất lợi đã ập đến với các công ty chứng khoán trong tháng 7/2013, cùng với kết quả kinh doanh bết bát trong qúy 2/2013 đánh dấu cuộc đại giải phẫu công ty chứng khoán đang vào giai đoạn quyết liệt và chắc chắn trong 6 tháng cuối năm, ít nhất sẽ có 10 công ty chứng khoán biến mất dù tự nguyện hay bị thu hồi giấy phép.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, về kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán vẫn rất khó khăn. Báo cáo tài chính 31/12/2012 của các công ty này cho thấy, có 65/95 công ty chứng khoán có lỗ luỹ kế, tổng lỗ lũy kế là 6.079 tỷ đồng.

Trong khi đó, tính đến 12/7 mới chỉ có 5 công ty chứng khoán công bố báo cáo tài chính qúy 2/2013 với kết quả nhiều mảng xám và chưa có công ty nào công bố báo cáo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng 6 tháng.

Công ty Chứng khoán Euro Capital (ECC) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2013 với lợi nhuận sau thuế 454 triệu đồng, chỉ bằng 8% cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, ECC đạt 7,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và lỗ lũy kế của ECC đến 30/6 hơn 54 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu 150 tỷ đồng.

Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định đặt ECC vào tình trạng kiểm soát từ ngày 16/4/2013 do không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

Trong quý 2/2013, Công ty Chứng khoán Việt Thành (VTSC) báo lỗ 4,5 triệu đồng. Quý 2/2013, Công ty Chứng khoán Nam An (NASC) lỗ thêm 375 triệu đồng, nâng mức lỗ lũy kế 6 tháng lên 1,4 tỷ đồng.

Công ty Chứng khoán Kenanga Việt Nam (KVS) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2013 với số lỗ gần 1,5 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, KVS lỗ 1,31 tỷ đồng.

Công ty Chứng khoán Hồng Bàng (Hobase) quý 2/2013 lỗ 1,49 tỷ, (cùng kỳ lỗ 881 triệu đồng). Trước đó, ngày 6/5/2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định đặt Hobase vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Quý 2, Công ty Chứng khoán MB (MBS) đạt doanh thu 70,61 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ có 3,33 tỷ đồng.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2013, trên cơ sở đó thực hiện việc sắp xếp, phân loại các công ty chứng khoán theo 3 nhóm được quy định tại Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đặt 5 công ty chứng khoán vào diện kiểm soát, 9 công ty chứng khoán vào diện kiểm soát đặc biệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã triển khai các biện pháp mạnh trong việc tái cơ cấu như: đình chỉ hoạt động 4 công ty chứng khoán do hết thời hạn kiểm soát đặc biệt mà không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và đạt mức lỗ gộp trên 50% vốn điều lệ.

Trong đó, Ủy ban đang xem xét thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của 3 công ty chứng khoán do hết thời hạn đình chỉ hoạt động nhưng vẫn chưa khắc phục được tình trạng bị đình chỉ; rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán của 4 công ty chứng khoán; rút nghiệp vụ tự doanh của 2 công ty; rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của 3 công ty; rút giấy chứng nhận hoạt động lưu ký của 1 công ty chứng khoán và đang triển khai các thủ tục đối với 2 trường hợp hợp nhất công ty chứng khoán.

Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của tháng 7, 3 công ty chứng khoán đầu tiên chính thức bị chấm dứt hoạt động để thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép thành lập, gồm: Công ty Chứng khoán Delta - DTSC, Công ty Chứng khoán Hà Nội - HSSC và Công ty Chứng khoán Trường Sơn – TSS.

Ngoài ra, Công ty Chứng khoán Chợ Lớn đã công bố quyết định về việc giải thể công ty, cổ đông Công ty Chứng khoán Âu Việt cũng đã thông qua chủ trương giải thể công ty.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định, hiện nay số lượng công ty chứng khoán là 105, quá nhiều so với quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhiều công ty chứng khoán hiện nay gần như không hoạt động hay hoạt động cầm chừng, thua lỗ kéo dài đến mức ăn thâm vào vốn sở hữu dẫn đến năng lực tài chính yếu kém, do đó sẽ rất nguy hiểm cho nhà đầu tư khi mở tài khoản giao dịch tại những công ty chứng khoán này.

Trong tháng 8/2013, các công ty chứng khoán bắt buộc phải công bố báo cáo tài chính bán niên 2013 và báo cáo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng đã được soát xét. Đây sẽ là căn cứ quan trọng nhất để đưa các công ty chứng khoán vào diện bị kiểm soát đặc biệt và đình chỉ hoạt động.

Ngoài ra, theo thông tư 165, có thêm hai trường hợp thuộc diện bị kiểm soát đặc biệt: không thực hiện báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính trong hai kỳ báo cáo liên tiếp, hoặc không công bố thông tin về báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính đã được soát xét, kiểm toán mà tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến, từ chối đưa ra ý kiến hoặc không thể đưa ra ý kiến.

Do đó, độ nóng của hoạt động tái cấu trúc công ty chứng khoán sẽ tăng nhiệt rất mạnh trong 6 tháng cuối năm 2013, sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2014 và kết thúc vào năm 2015 theo đúng lộ trình với khoảng 70 công ty chứng khoán sẽ biến mất.

3.6 Giải pháp cho các công ty chứng khoán

Với mục tiêu thúc đẩy tái cấu trúc CTCK một cách hiệu quả, bảo đảm thị trường vận hành ổn định, lành mạnh, trong thời gian tới, UBCK đặt mục tiêu tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho các CTCK, song song với việc đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật; thực hiện kiểm tra, giám sát CTCK nhằm tăng cường tính tuân thủ pháp luật của các thành viên thị trường. Đối với các CTCK có tình hình hoạt động yếu kém, UBCK tiếp tục thực hiện giải pháp đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động

kinh doanh được cấp phép...

Thời gian qua, UBCK đã phối hợp với Vụ Chế độ kế toán, Bộ Tài chính xây dựng dự thảo chế độ kế toán mới áp dụng cho CTCK, tổ chức lấy ý kiến các thành viên thị trường tại Hà Nội và TP. HCM. Hy vọng, trong thời gian tới, khi chế độ kế toán mới được ban hành, tình hình tài sản các CTCK sẽ minh bạch hơn, phục vụ tốt hơn công tác quản trị của DN cũng như giám sát, kiểm tra của

Ngoài ra, UBCK sẽ sớm thực hiện lấy ý kiến thị trường Quy chế xếp loại CTCK theo CAMEL để phục vụ cho công tác quản lý, giám sát hoạt động CTCK.

Trong năm qua, UBCK cũng đã tổ chức nhiều đợt giám sát, kiểm tra các CTCK để kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm. Cụ thể, chúng tôi đã yêu cầu một số CTCK giải trình về các vấn đề trong báo cáo tài chính; làm việc trực tiếp với CTCK, công ty kiểm toán để nắm bắt thực trạng tài chính của CTCK; tổ chức thanh tra đột xuất, định kỳ các CTCK để hiểu rõ DN và có giải pháp phù hợp.

Phát triển các CTCK phải được đặt trong hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức, tạo điều kiện để các tổ chức này tham gia thị trường với tư cách là nhà đầu tư chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của nhà tạo lập thị trường.

Các CTCK nên thành lập những trung tâm đào tạo chuyên biệt, tương tự như các ngân hàng thương mại và một số công ty bảo hiểm lớn hiện nay.

Ngoài nghiệp vụ, kinh nghiệm còn là yêu cầu bồi dưỡng và nâng cao đạo đức của nguồn nhân lực, bản thân lãnh đạo các CTCK cũng là đối tượng của yêu cầu này.

Các chủ thể tham gia TTCK cần có sự phát triển đồng bộ. Các CTCK phải đủ năng lực để đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu thị trường. Vừa qua, một số công ty không đáp ứng được về hạ tầng để phục vụ nhà đầu tư hay như không đáp ứng được kỹ thuật khi có yêu cầu khớp lệnh liên tục…

Thay vì để tự quy luật thị trường sàng lọc nên đặt ra những điều kiện gắt gao hơn nữa về năng lực, tài chính của các đơn vị xin thành lập CTCK, tương tự như trường hợp ngành ngân hàng quy định về việc thành lập ngân hàng cổ phần. Tăng cường quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của CTCK trên cơ sở phân loại các tiêu chí rủi ro để có phương án xử lý phù hợp; tăng cường hoạt động giám sát thực thi và xử lý vi phạm đối với các CTCK.

Yêu cầu các CTCK đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định và tăng cường công tác kiểm tra việc thực thi này.

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động CTCK, nghiên cứu xem xét xây dựng văn bản hướng dẫn đối với nghiệp vụ Repo,

Margin theo tình hình phát triển của thị trường và khả năng quản lý rủi ro của CTCK.

Khuyến khích các CTCK đầu tư vào công nghệ và chất lượng nguồn nhân

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG của các CÔNG TY THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM (Trang 32)