1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin tại thư viện tỉnh vĩnh phúc

62 484 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 620,21 KB

Nội dung

nguồn tin số, các cổng thông tin điện tử, sự ra tăng nhanh chóng của các loại tài liệu và vật mang tin đặt ra một câu hỏi nữa cho thư viện là làm thế nào để nhanh chóng phát triển thư vi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

===***===

NGUYỄN THỊ HỒNG

TÌM HIỂU NHU CẦU TIN

VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Thư viện thông tin

Người hướng dẫn khoa học

Th.S TẠ THỊ MỸ HẠNH

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ phía gia đình, thầy cô và bạn bè Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùng tập thể các cán bộ làm việc tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc,

đã tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô Tạ Thị Mỹ Hạnh - người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

Cuối cùng, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình và bạn bè - những người đã khuyến khích và là nguồn động viên rất lớn đối với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mình

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song do thời gian và trình độ có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, các chuyên gia trong ngành và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Tìm hiểu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc” là đề tài nghiên cứu của riêng tôi dưới

sự hướng dẫn của thạc sĩ Tạ Thị Mỹ Hạnh Đề tài này được nghiên cứu dựa

trên cơ sở tham khảo tài liệu, khảo sát thực tế và sự phân tích, đánh giá tổng hợp của bản thân Khóa luận hoàn toàn không có sự sao chép nguyên văn của bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu khóa luận 3

3 Nhiệm vụ của khóa luận 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa của khóa luận 3

7 Nội dung khóa luận 4

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI DÙNG TIN VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TINTHƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC 5

1.1 Khái quát Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc 5

1.1.1 Lịch sử hình thành 5

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 7

1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 9

1.2 Hoạt động thông tin thư viện tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc 10

1.2.1 Nguồn lực thông tin 10

1.2.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện 13

1.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin 14

1.3 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc 15

1.3.1 Nhóm người dùng tin là cán bộ quản lí, lãnh đạo 15

1.3.2 Nhóm người dùng tin làm công tác giảng dạy 15

1.3.3 Nhóm người dùng tin là học sinh, sinh viên 16

1.3.4 Nhóm người dùng tin khác 16

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG

Trang 5

2.1 Nhu cầu tin 18

2.1.1 Khái niệm nhu cầu tin, sở thích tin, yêu cầu tin 18

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc 20

2.1.3 Ý nghĩa của việc tìm hiểu nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc 22

2.2 Đặc điểm nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc 22

2.2.1 Nhu cầu về các lĩnh vực khoa học 23

2.2.2 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu 24

2.2.3 Nhu cầu về loại hình tài liệu 25

2.3 Tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc 26

2.3.1 Thời gian sử dụng thư viện 26

2.3.2 Thói quen sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 27

2.4 Mức độ đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc 28

2.4.1 Mức độ đáp ứng nhu cầu tin về vốn tài liệu 30

2.4.2 Mức độ đáp ứng nhu cầu tin về sản phẩm – dịch vụ thông tin 32

2.4.3 Cán bộ thư viện 40

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỎA MÃN VÀ THÚC ĐẨY NHU CẦU TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC 42

3.1 Thuận lợi và khó khăn trong công tác đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh phúc 42

3.1.1 Thuận lợi 42

3.1.2 Khó khăn 44

3.2 Những giải pháp thúc đẩy nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc 45

Trang 6

3.2.2 Nâng cao chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin

thư viện 46 3.2.3 Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện

tỉnh Vĩnh Phúc 46 3.2.4 Thường xuyên đổi mới phương thức phục vụ bạn đọc 47 3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động thông

tin thư viện tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc 48

KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Để tiến hành hiện đại hóa công nghiệp hóa đất nước chúng ta cần khai thác tiềm năng tri thức của con người một cách tích cực, mạnh mẽ và lâu bền Con đường gần nhất để chúng ta sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào đó là rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển, chúng ta cần khai thác triệt để nguồn thông tin khoa học phong phú trong nước và trên thế giới và vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn ở Việt Nam Do đó, đảm bảo thông tin cho các tầng lớp nhân dân là sứ mạng của

các cơ quan thông tin thư viện, trong đó có Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan văn hóa giáo dục trực thuộc Sở văn hóa tỉnh Nằm ở trung tâm thành phố, có đối tượng là toàn bộ dân cư địa phương Nhiệm vụ chủ yếu của Thư viện Vĩnh Phúc là thỏa mãn nhu cầu thông tin của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh Thực tiễn, đây là một nhiệm

vụ khó khăn và phức tạp Từ sau khi thành lập, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã gặt hái được nhiều thành tích lớn với số lượng tài liệu phong phú, đa dạng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ và bạn đọc tăng vọt cả về số lượng lẫn chất lượng Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây số lượng bạn đọc đến thư viện đang có nguy cơ giảm xuống Từ đó có nhiều vấn đề đặt ra với các cơ quan thư viện thông tin như làm thế nào để đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc một cách hiệu quả nhất, thu hút bạn đọc đến thư viện khai thác nguồn thông tin phục vụ cho mục đích riêng của mình

Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin

đã và đang có ảnh hưởng sâu tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có

Trang 8

nguồn tin số, các cổng thông tin điện tử, sự ra tăng nhanh chóng của các loại tài liệu và vật mang tin đặt ra một câu hỏi nữa cho thư viện là làm thế nào để nhanh chóng phát triển thư viện thành thư viện điện tử, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào các hoạt động của thư viện, giúp thư viện ngày càng phát triển vững mạnh, xứng đáng với vai trò là một cơ quan văn hóa giáo dục lớn của tỉnh Trong hoạt động của các cơ quan thông tin thư viện, người dùng tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là mục tiêu hoạt động của mỗi thư viện Họ vừa là chủ thể của nhu cầu tin, đồng thời là nguồn gốc của hoạt động thông tin Mặt khác, người dùng tin chính là một thực thể xã hội, ngoài các hoạt động thông tin họ còn tham gia các hoạt động xã hội khác, thực hiện các mối quan hệ khác nhau Những hoạt động và các mối quan hệ xã hội hức tạp

đó chi phối đời sống thông tin của người dùng tin, ảnh hưởng tới tâm lý của họ trong đó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhu cầu tin của người dùng tin, Vì vậy, nghiên cứu và nắm vững nhu cầu tin của người dùng tin trong không gian và thời gian cụ thể là vấn đề quan trọng hàng đầu định hướng hoạt động thông tin thư viện, phát triển đúng hướng và đạt hiệu quả cao Hoạt động của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đang đứng trước thời cơ và nhiều thách thức lớn, một trong những thách thức lớn đó là làm thế nào để thu hút nhiều hơn nữa bạn đọc tới thư viện, đồng thời nâng cao nguồn lực thông tin cả về số lượng và chất lượng Trước những thách thức đó, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc cần quan tâm hơn nữa tới nhu cầu tin của bạn đọc Đồng thời giữ vững truyền thống yêu nghề, tận tình với công việc, và không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, góp phần đưa thư viện vượt lên mọi khó khăn thử thách để hoàn thành suất xắc nhiệm vụ được giao, hiện đại hóa hơn nữa công tác phục

vụ bạn đọc Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, chúng ta có thể đánh giá được thực trạng hoạt động của Thư viện Vĩnh Phúc trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khắc phục những điểm còn

Trang 9

vụ vủa mình Xuất phát từ lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Tìm hiểu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc” để làm khóa luận tốt nghiệp đại học của mình

2 Mục đích nghiên cứu khóa luận

Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng nhu cầu đọc, nhu cầu tin của bạn đọc tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin, đồng thời giúp họ đến thư viện thường xuyên hơn

3 Nhiệm vụ của khóa luận

Khảo sát thực tế nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viên tỉnh Vĩnh Phúc

Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và đạt hiệu quả tốt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin

4 đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nhu cầu tin của mọi đối tượng người dùng tin tại Thư vện tỉnh Vĩnh Phúc

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mac-Lênin

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của khóa luận:

- Khảo sát thực tế

- Phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng phiếu Anket

- Phân tích tổng hợp tài liệu

- Thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá kết quả

6 Ý nghĩa của khóa luận

Về mặt lý luận: Khóa luận đã khẳng định được vai trò của bạn đọc với sự phát triển lâu dài và bền vững của thư viện, đồng thời nhấn mạnh vai trò của

Trang 10

Về mặt thực tiễn: Khóa luận đưa ra cái nhìn toàn diện về công tác phục

vụ bạn đọc của thư viện, từ đó đưa ra một số giải pháp có khả năng thực thi để góp phần nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc cũng như nhằm thỏa mãn nhu cầu đọc, nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

7 Nội dung khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương

Trang 11

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI DÙNG TIN VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN

THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC

1.1 Khái quát thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

1.1.1 Lịch sử hình thành

Qua 57 năm xây dựng và phát triển, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã trải qua nhiều biến cố lịch sử, vượt qua khó khăn, thử thách để từng bước phát triển Thư viện luôn là một trung tâm văn hóa giáo dục, tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi

dưỡng nhân tài cho địa phương, cho đất nước

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 1956, với 5 gian nhà lá, 2 gian làm kho, 80 chỗ ngồi đọc, 198 bản sách và 2 cán bộ chính trị Từ năm

1956 đến tháng 7 năm 1960 thư viện đóng trụ sở tại thị xã Phúc Yên (thời gian này gọi là tỉnh lỵ Vĩnh Phúc) Tháng 8 năm 1960 thư viện chuyển lên thị xã Vĩnh yên Năm 1962, thư viện chuyển đến trụ sở chính thức là môt dãy nhà cấp bốn và bắt đầu mở cửa phục vụ ngày 25 tháng 10 năm 1962, thư viện cấp 550

thẻ, phục vụ được 7.473 lượt độc giả, mượn 66.052 lượt sách

Ngày 22 tháng 4 năm 1966, đế quốc Mỹ tăng cường đánh phá ác liệt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Thư viện tỉnh đã sơ tán toàn bộ kho sách ra khỏi thị xã Vĩnh Yên về thôn Tiên, xã Minh Tân (nay là thị trấn Yên Lạc), trụ sở xây gạch

có hai đầu bố trí hai hầm cất sách, cấp được 691 thẻ bạn đọc, phục vụ được

30.856 lượt độc giả với 54.927 lượt sách

Nhìn chung, trong 12 năm đầu xây dựng, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã khắc phục được nhiều khó khăn, trở ngại, từng bước xây dựng và phát triển vững chắc, duy trì và đẩy mạnh mọi hoạt động, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị,

Trang 12

tin tặng bằng khen và thành tích “Chuyển biến kịp thời các hoạt động theo thời

chiến, triển khai phục vụ tốt các đơn vị bộ đội và hợp tác xã”

Đầu năm 1968, theo chủ trương hợp nhất kho sách của hai thư viện tỉnh được giao cho hai thư viện thị xã Vĩnh Yên và Phú Thọ, Trong 28 năm hợp nhất, đan xen với nhiều nỗ lực vươn lên của hệ thống thư viện công cộng Vĩnh Phú Thư viện đã ba lần xây dựng trụ sở và di chuyển kho tàng Trụ sở đầu tiên hoàn thành vào năm 1972, gồm 2 ngôi nhà lá năm gian, một khu nhà gạch ở khu Ba Búa, phường Gia Cẩm, Thành Phố Việt Trì Năm 1986, thư viện chuyển ra tầng 1 nhà 5 tầng sở văn hóa ở phường Gia Cẩm (Việt Trì) với diện tích sử dụng là 500m2 Ngày 3 tháng 2 năm 1996, thư viện được chuyển ra chính thức do nhà nước đầu tư gần một tỷ đồng, xây dựng thư viện khang trang, hiện đại với diện tích sử dụng 1800m2

trong khuôn viên rộng hơn 5000m2 giữa thành phố Việt Trì Thư viện có 16 cán bộ nhân viên

Cuối 1996, theo quyết định của quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10 về việc chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ do đó tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và bắt đầu làm việc theo đơn vị hành chính mới từ ngày 1 tháng 1

năm 1997

Ngày 24 tháng 1 năm 1997, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định số 93/QĐ-UB thành lập thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Vĩnh Phúc, tám ngày sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái thành lập, Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Vĩnh Phúc tiếp nhận hơn 3 vạn bản sách từ thư viện tỉnh Vĩnh Phú và tập kết xong

về rạp ngoài trời thị xã Vĩnh Yên

Ngày 22 tháng 4 năm 1997, chào mừng kỷ niệm lần thứ 107 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Vĩnh Phúc được khai trương và chính thức đưa vào hoạt động đáp ứng các yêu cầu của các tầng lớp nhân dân Sáu tháng cuối năm thư viện đã cấp được 1.300 thẻ bạn đọc, phục

Trang 13

Tháng 2 năm 1998, thư viện chuyển vào và hoạt động trong nhà bảo tàng tỉnh Cuối năm 2000 Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Vĩnh Phúc được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xếp loại thư viện bậc 2

Năm 2001, tổng số cán bộ là 14 người, tổng số sách của thư viện là 71.263 bản, cấp 2.450 thẻ bạn đọc, có 370.000 lượt sách luân chuyển

Ngày 3 tháng 2 năm 2005, Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Vĩnh Phúc được chuyển về trụ sở mới số 5 đường Nguyễn Trãi, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và đổi sang tên gọi khác là Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc thư viện được xây dựng khang trang, kiên cố với 5100m2, 3 tầng với diện tích sàn là 2550 m2

,

ở vị trí trung tâm thành phố, có trang thiết bị tương đối hiện đại

Qua quá trình xây dựng và phát triển, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận được sự quan tâm đầu tư của nhiều cơ quan chức năng nhà nước, với đội ngũ nhân viên giàu lòng nhiệt tình, yêu nghề đã góp phần xây dựng một thư viện ngày càng lớn mạnh, góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho địa phương

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

 Chức năng

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan văn hóa, giáo dục, thông tin cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh thư viện có chức năng thu thập, bảo quản,

tổ chức khai thác và phổ biến các tài liệu được xuất bản tại địa phương và nói

về địa phương, các tài liệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

 Nhiệm vụ

Thư viện tỉnh Vĩnh phúc có những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng, quy hoạch, phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn

hạn của thư viện, trình giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin và tổ chức thực hiện

Trang 14

- Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được sử

dụng vốn tà liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy thư viện

- Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh

tế, văn hóa của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện

- Thu thập, tàng trữ và bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại địa phương và viết về địa phương

- Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên thông giữa thư viện với các thư viện trong nước và nước ngoài bằng hình thức cho mượn, trao đổi và kết nối mạng máy tính

- Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời, rộng rãi vốn tài liệu thư viện đến mọi người, đặc biệt là các tài liệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, xây dựng phong trào đọc sách, báo trong nhân dân ở địa phương

- Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin - thư mục, thông tin có chọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện

- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện ở địa phương, tham gia xây dựng và phát triển mạng thư viện thông tin của hệ thống thư viện công cộng

- Hướng dẫn, tư vấn tổ chức thư viện, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện, tổ chức luân chuyển sách, báo, chủ trì phối hợp hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ với các thư viện khác của địa phương

- Tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu phù hợp với chức năng, nhiệm

vụ được giao phù hợp với quy định của pháp luật

- Thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất vầ tình hình hoạt động của thư viện với Giám đốc Sở văn hóa thông tin và Bộ văn hóa thông tin

Trang 15

- Quản lý cán bộ và tài sản theo phân cấp và quy định của Sở văn hóa thông tin

1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

Cơ cấu tổ chức của một cơ quan thư viện là hệ thống các phòng ban với những chức năng và nhiệm vụ riêng, cơ quan thông tin thư viện có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình thông qua hoạt động tại các phòng ban

Vì vậy, tất yếu phải có sự phân công trách nhiệm, sắp xếp tổ chức một cách rõ ràng giữa các bộ phận và sự phối hợp hoạt động thống nhất trong cơ quan

Bộ máy tổ chức của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm: Ban giám đốc, Phòng hành chính tổng hợp, Phòng bổ sung xử lý kỹ thuật, Phòng phục vụ bao gồm: Phòng mượn, Phòng đọc, Phòng báo - tạp chí, Phòng địa chí, Phòng đọc - mượn thiếu nhi và Phòng đa phương tiện, Phòng tuyên truyền phong trào cơ sở Thư viện có đội ngũ gồm 23 cán bộ: 1 thạc sĩ, 12 cử nhân thông tin thư viện, 2 kỹ

sư tin học, 4 đại học nghành khác, 1 trung cấp thư viện, 3 lao động phổ thông

Ngoài Ban giám đốc thư viện (1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc), các cán bộ được phân bổ đảm nhiệm các công việc tại các phòng chức năng theo sơ đồ sau:

Trang 16

Bảng 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

1.2 Hoạt động thông tin thư viện tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.1 Nguồn lực thông tin

Hiện nay Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc có một nguồn lực thông tin khá phong phú và đa dạng Cụ thể:

Về số lượng

Sau đây là số lượng vốn tài liệu từ khi tái lập lại cho đến nay của thư viện được phát triển như sau:

Năm 1997: 30.000 bản sách Năm 1998: 35.000 bản sách Năm 1999: 41.500 bản sách

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng hành chính

– tổng hợp

Phòng phục

vụ

Phòng tuyên truyền phong trào cơ sở

Phòng phục vụ đọc

Phòng

đa phương tiện

Phòng bổ sung xử lý

kỹ thuật

Phòng phục vụ mượn

Phòng địa chí

và tra cứu thông tin

Trang 17

Năm 2000: 48 000 bản sách Năm 2001: 56.000 bản sách Năm 2002: 64.074 bản sách Năm 2003: 73.242 bản sách Năm 2004: 78.355 bản sách Năm 2005: 91.877 bản sách Năm 2006: 99.091 bản sách Năm 2007: 108.608 bản sách Năm 2008: 117.661 bản sách Năm 2009: 130.000 bản sách Năm 2010: 140.000 bản sách Năm 2011: 155.313 bản sách Năm 2012: 172.770 bản sách Năm 2013: 180.225 bản sách Vốn tài liệu được phân chia theo các kho trong năm 2014 như sau:

- Kho báo, tạp chí: 60 loại báo, tạp chí

- Phòng đa phương tiện: 30 máy tính, 2 máy chủ, 1.200 đĩa, 300 CD dành cho người khiếm thị

Về hình thức:

Tài liệu của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc được chia theo các loại hình sau:

Trang 18

Dạng tài liệu Số lượng

Luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp (cuốn) 55

Bảng 2 Nguồn lực thông tin phân chia theo loại hình tài liệu

Qua khảo sát, điều tra cho thấy loại hình tài liệu tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là tài liệu bằng giấy (sách, báo in, tài liệu viết tay, tài liệu photo, tranh, ảnh, bản đồ) chiếm 99,1%, các tài liệu khác như tài liệu bằng đĩa CD, tài liệu nghe nhìn chiếm 0,9%, đối với tài liệu bằng CD: có trên 1.500 đĩa được lưu giữ ở phòng đa phương tiện

Về ngôn ngữ:

Vốn tài liệu của thư viện được xây dựng tương đối đa dạng về ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, Hán Nôm Tài liệu bằng tiếng Việt được phân bố ở tất cả các phòng, riêng tài liệu ngoại văn tập trung chủ yếu

Trang 19

Qua khảo sát, cho thấy nhiều nhất là tài liệu bằng tiếng Việt chiếm 98% còn các tài liệu khác chỉ chiếm 2% trong tổng số vốn tài liệu Theo kết quả khảo sát nhu cầu tin thì nguồn lực thông tin phân theo ngôn ngữ đã đáp ứng tương đối nhu cầu tin của người dùng tin

Về nội dung:

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc là loại hình thư viện công cộng, có vốn tài liệu tổng hợp bao gồm các loại hình tài liệu khác nhau về tất cả các ngành tri thức phù hợp với đối tượng bạn đọc đa dạng của thư viện

Vốn tài liệu Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu với nội dung chính là tuyên truyền, giới thiệu các chủ trương chính sách, tư tưởng của Đảng và Nhà nước cho nhân dân trong tỉnh Ngoài ra, còn có tài liệu về chính trị xã hội, tài liệu tra cứu, tài liệu học tập, tài liệu dành cho thiếu nhi,…

Vốn tài liệu của thư viện được phân chia theo nội dung như sau:

Bảng 4 Nguồn lực thông tin phân chia theo nội dung

1.2.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện

Từ chỗ cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu thì đến nay thư viện đã có một cơ ngơi khá khang trang, kiên cố với 5100m2

khuôn viên, 3

Trang 20

tầng với diện tích sàn 2550m2 ở vị trí trung tâm thành phố với trang thiết bị tương đối hiện đại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm hệ thống các phòng:

- Phòng Giám Đốc - Phòng phục vụ đọc

- Hai phòng phó Giám đốc - Phòng địa chí và tra cứu thông tin

- Phòng bảo vệ - Phòng đa phương tiện

- Phòng hành chính - tổng hợp - Phòng đọc, mượn thiếu nhi

- Phòng bổ sung xử lý kỹ thuật - Phòng phục vụ báo, tạp chí

- Phòng phục vụ mượn - Phòng phong trào cơ sở

Ngoài ra, thư viện còn có một lán để xe phục vụ cho cán bộ và người dùng tin đến sử dụng thư viện

Hệ thống các phòng hiện đại với trang thiết bị chuyên dụng như: Bàn ghế, tủ mục lục, giá tài liệu, máy in mã vạch, đầu đọc mã vạch, máy tính, điều hòa nhiệt độ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bạn đọc

1.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin

Để hòa nhập với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã nhanh chóng ứng dụng các phần mềm trong hoạt động của

mình Ngày 27/12/2005, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã cấp đề án “Xây dựng

phát triển thư viện điện tử, thư viện kỹ thuật số” Giai đoạn 1 dự án xây dựng

thư viện điện tử được sự giúp đỡ của Thư viện Quốc gia Việt Nam và Công ty

cổ phần giải pháp phần mềm CMC, Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Vĩnh Phúc

đã bắt đầu ứng dụng phần mềm ILIB và từng bước hoàn thiện một thư viện hiện

đại để đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin tại thư viện tỉnh

Tổng số máy tính hoạt động: 32 máy (2 máy chủ, 30 máy trạm)

- 3 máy tính ở phòng đọc giúp người dùng tin tra cứu thông tin tài liệu

- 10 máy cho cán bộ làm việc

- 20 máy ở phòng đa phương tiện cho bạn đọc sử dụng

Trang 21

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc vận hành mạng LAN (Local Area Network) - mạng cục bộ vào các hoạt động của thư viện, nhằm phục vụ cho việc quản lý nguồn lực thông tin, tra tìm tài liệu và quản lý bạn đọc

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện đã tạo ra nhiều thuận lợi cho thư viện, đồng thời giúp thư viện đạt được nhiều hiệu quả hơn trong công tác phục vụ bạn đọc, thu hút bạn đọc đến thư viện để khai thác nguồn tài nguyên hiện có trong thư viện

1.3 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

Người dùng tin là đối tượng phục vụ của bất kỳ một cơ quan thông tin thư viện nào Người dùng tin vừa là người sử dụng đồng thời vừa là người sáng tạo và làm giàu nguồn tin Thỏa mãn nhu cầu tin của bạn đọc cũng đồng nghĩa với việc phát triển nguồn tin của thư viện Vì vậy, thỏa mãn nhu cầu tin cho người dùng tin chính là cơ sở để đánh giá chất lượng các hoạt động thông tin trong thư viện

Người dùng tin của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc chia thành 4 nhóm sau:

1.3.1 Nhóm người dùng tin là cán bộ quản lí, lãnh đạo

Nhóm người dùng tin này là những người làm công tác lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng, chính quyền thành phố, các cấp, các ngành Họ là những người cần thông tin cho việc ra quyết định, chỉ đạo và điều hành công việc Đây là nhóm người dùng tin chiếm số lượng ít, khoảng 13% trong tổng số người dùng tin của thư viện nhưng lại là nhóm người dùng tin rất quan trọng của thư viện Đáp ứng nhu cầu tin của họ là việc mà thư viện hết sức quan tâm bởi

họ là những người đưa ra các quyết định mang tính chiến lược và sách lược ở tầm vĩ mô hay vi mô có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xã hội

1.3.2 Nhóm người dùng tin làm công tác giảng dạy

Nhóm người dùng tin này là những người trực tiếp tham gia công tác

Trang 22

Họ có thể là các giáo sư, thạc sĩ, tiến sĩ,… Nhóm người dùng tin này này chiếm

tỉ lệ tương đối cao khoảng 28% trong tổng số người dùng tin của thư viện Họ

có nhu cầu tài liệu khá cao và đa dạng Thông tin họ cần vừa mang tính tổng hợp lại vừa mang tính chuyên sâu Nhóm người dùng tin này có nhu cầu sử dụng nhiều loại hình tài liệu của thư viện, tài liệu họ cần thường là sách giáo trình, giáo khoa, các tài liệu chuyên sâu về một ngành, một lĩnh vực cụ thể mà

họ quan tâm, đặc biệt là những tài liệu mang tính khoa học và giáo dục cao

Ngoài ra họ còn cần những tài liệu mang tính chất giải trí như: Báo, tạp chí, sách văn học nghệ thuật, Do vậy, để đáp ứng tốt nhu cầu tin của nhóm người dùng tin này đòi hỏi cán bộ thư viện phải là những người hiểu biết sâu rộng về chuyên môn, nghiệp vụ và sự hiểu biết về các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, đồng thời tạo ra các dịch vụ mới để thỏa mãn nhu cầu của họ

1.3.3 Nhóm người dùng tin là học sinh, sinh viên

Học sinh, sinh viên là nhóm độc giả đông đảo của thư viện, chiếm khoảng 41% số lượng bạn đọc

Đây là nhóm người dùng tin chủ yếu và thường xuyên của thư viện Nhu cầu tin của nhóm đối tượng này rất phong phú và đa dạng Đặc biệt hơn

là ở nhóm độc giả này, họ hầu hết là thanh thiếu niên, những mầm non tương lai của đất nước, do đó nguồn tài liệu mà họ cần không dừng lại ở một con số hay một thể loại nào cả mà số lượng và loại hình tài liệu mà họ sử dụng rất phong phú và đa dạng

1.3.4 Nhóm người dùng tin khác

Đây cũng là một trong những nhóm bạn đọc quan trọng của thư viện, vì

họ thường xuyên đến thư viện với mục đích giải trí và tìm đọc thông tin phục

vụ cho công việc của mình Nhóm người dùng tin này chiếm khoảng 18% tổng

số bạn đọc của thư viện

Trang 23

Đối với nhóm bạn đọc là các cán bộ hưu trí, doanh nhân, nhân dân lao động Họ đến thư viện với nhiều mục đích khác nhau như sử dụng tài liệu để giải trí, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ, kiến thức cho mình

Đối với bạn đọc là nghệ sĩ: Họ đi sâu, tìm hiểu các loại sách thuộc lĩnh vực như: văn học nghệ thuật, văn hóa, âm nhạc,… nhằm tham khảo, nghiên cứu để phục vụ cho mục đích riêng của mình

Đối với các bạn đọc là nhà báo, các phát thanh viên: Họ thường quan tâm đến các loại thông tin nhanh, tin vắn mang tính thời sự nóng hổi và cập nhật Do đó tài liệu mà họ cần thường là sách mới, báo, tạp chí,…

Thư viện phân chia nhóm người dùng tin để tìm hiểu sâu hơn và cụ thể hơn nhu cầu dùng tin của bạn đọc để có những biện pháp, chiến lược phù hợp, đáp ứng nhu cầu dùng tin của bạn đọc một cách hiệu quả nhất

Thông qua việc điều tra bắng phiếu Anket cho thấy được tỷ lệ bạn đọc đến thư viện sử dụng tài liệu thư viện với mục đích và nhu cầu khác nhau (điều tra bằng phiếu Anket chỉ cho kết quả tương đối):

+ Bạn đọc đến thư viên với muc đích nghiên cứu là: 27 %

+ Bạn đọc đến thư viện với nhu cầu học tập là: 48 %

+ Bạn đọc đến thư viện với nhu cầu giải trí là: 25 %

Như vậy, đối tượng người dùng tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc là rất phong phú, đa dạng Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày càng phát triển mạnh, với một kho tàng thông tin vô cùng phong phú và đa dạng, cùng cơ sở vật chất khang trang và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vị cao đã giúp thư viện đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc một cách hiệu quả nhất, xứng đáng là một cơ quan văn hóa giáo dục lớn của tỉnh

Trang 24

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN

TẠI THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC

2.1 Nhu cầu tin

2.1.1 Khái niệm nhu cầu tin, sở thích tin, yêu cầu tin

 Nhu cầu tin

Trước khi tìm hiểu về nhu cầu tin thì chúng ta cần hiểu rõ khái niệm nhu cầu, vậy nhu cầu là gì?

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lí nằm trong cấu trúc tâm lí chung của con người Theo các nhà tâm lí học Mác xít thì “Nhu cầu là đòi hỏi khách quan của con người đối với một đối tượng nhất định, đảm bảo duy trì cho sự sống và

sự phát triển của con người”

Nhu cầu thường được biểu hiện ở hai mặt đó là đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu và phương thức thỏa mãn nhu cầu, chúng không hề đối lập nhau mà còn bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau Nội dung của nhu cầu chính là đối tượng mà chủ thể hướng tới nhằm thỏa mãn nhu cầu đó

Để duy trì và phát triển cuộc sống con người cũng cần phải có những nhu cầu nhất định, chẳng hạn như nhu cầu ăn uống, nhu cầu về nhà ở, hay đặc biệt

là trong xã hội ngày nay nhu cầu về thông tin chính là một loại nhu cầu phổ biến và cần thiết trong mọi lĩnh vực sản xuất cũng như lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của con người Mỗi người trong suốt cuộc đời mình cũng như trong những thời điểm nhất định đều có nhiều loại nhu cầu khác nhau, tạo nên một hệ thống nhu cầu, mà việc thỏa mãn chúng sẽ giúp con người ngày một tiến cao hơn trong thời đại thông tin

Như vậy, nhu cầu có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi

Trang 25

Nhu cầu tin:

Theo quan điểm của tâm lý học Mác xit, có thể coi nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin, nhằm duy trì hoạt động sống của con người

Hay hiểu theo một cách khác thì nhu cầu tin chính là một dạng đòi hỏi của nhu cầu tinh thần, một nhu cầu bậc cao của con người Nhu cầu tin nảy sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động khác nhau của con người Thông tin về đối tượng hoạt động, về môi trường và phương tiện hoạt động là yếu tố quan trọng để tạo nên hiệu quả hoạt động của con người Bất kì hoạt động nào muốn đạt được hiệu quả tốt đẹp cũng cần phải có thông tin đầy đủ Những hoạt động càng phức tạp thì nhu cầu được cung cấp thông tin càng cao

Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, với sự phát triển và bùng nổ của công nghệ thông tin đã và đang ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người dùng tin, làm biến đổi phần nào về các hoạt động của thư viện, từ đó việc nghiên cứu, nắm vững nhu cầu tin của người dùng tin nhằm đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin một cách hiệu quả giúp con người vận dụng tốt những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào đời sống cũng như trong sản xuất, tạo nguồn lực thúc đẩy cho xã hội phát triển

Như vậy, xã hội càng phát triển thì nhu cầu tin càng giữ một vai trò quan trọng, nhằm nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng tri thức và giúp con người khám phá kho tàng tri thức vô tận của nhân loại để tìm tòi, phát minh và sáng tạo ra những công trình khoa học, nghệ thuật mới làm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người

 Sở thích tin

Sở thích tin là nhu cầu tin được biểu thị dưới các sắc thái khác nhau Sở thích tin có vai trò quan trọng trong quá trình tiếp nhận và sử dụng thông tin

Trang 26

của người dùng tin Sở thích tin định hướng quá trình tìm kiếm và là chất xúc tác để nâng cao hiệu quả lĩnh hội thông tin cho chủ thể dùng tin

 Yêu cầu tin

Yêu cầu tin là biểu hiện cụ thể của nhu cầu tin dưới dạng một loại thông tin nhất định Người có nhu cầu tin hướng tới thỏa mãn nhu cầu tin bằng hàng loạt các yêu cầu tin cụ thể Tuy nhiên, đôi khi yêu cầu tin cụ thể cũng chỉ phản ánh một yêu cầu công việc nhất thời mà chủ thể phải thực hiện trong một thời gian ngắn

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

Nhu cầu tin là loại nhu cầu tinh thần đặc biệt, đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin như: nghề nghiệp, trình độ văn hóa, lứa tuổi, giới tính, sở thích cá nhân,…

 Nghề nghiệp

Nghề nghiệp khác nhau để lại những dấu ấn khác nhau trong nội dung yêu cầu tin và tập quán sử dụng thông tin của mỗi người Mỗi nghề có những yêu cầu về kĩ năng, kĩ xảo riêng đòi hỏi bạn đọc phải có một trình độ nhất định Bạn đọc tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc có những nhu cầu đọc sách báo phù hợp với nghề nghiệp của mình Ví dụ, nhóm bạn đọc là cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ cần những tài liệu có liên quan đến các tài liệu chính trị, pháp luật Nhóm người dùng tin là cán bộ giảng dạy thường có nhu cầu đọc các tài liệu chuyên ngành, còn bạn đọc là nhóm học sinh, sinh viên thường sử dụng tài liệu học tập, sách tham khảo nhằm phục vụ cho các kì thi học kì, tốt nghiệp và đại học của mình

 Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa, tinh thần của mỗi người Việc tích cực đọc sách hay sử dụng thư viện của người dùng tin

Trang 27

phụ thuộc trực tiếp vào trình độ văn hóa Trình độ văn hóa càng cao thì người dùng tin càng tích cực sử dụng thư viện Số lượng người đến thư viện cũng như

số lượt người đọc, chất lượng sách, báo tăng lên phụ thuộc vào trình độ văn hóa của từng người

 Lứa tuổi

Lứa tuổi có ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu tin của mỗi người Ở lứa tuổi khác nhau, người dùng tin có những yêu cầu tin khác nhau

- Giai đoạn từ 1 đến 5 tuổi: Ở giai đoạn này, thông tin từ gia đình rất có

ảnh hưởng tới trẻ thơ Ông bà, cha mẹ có thể giúp các em phát triển nhận thức thông qua lời nói, qua hình vẽ, bảng chữ cái, rồi các câu chuyện cổ tích,…

- Giai đoạn từ 6 đến 18 tuổi: Là giai đoạn nhận thông tin từ sự giáo dục

của nhà trường, bạn đọc ở lứa tuổi này chủ yếu có các yêu cầu tin về tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và ngoài ra, bạn đọc còn được cung cấp nhiều thông tin từ giáo viên giảng dạy của mình

- Giai đoạn từ 19 đến 25 tuổi: Giai đoạn này con người nhận thông tin từ

nhiều nguồn tin khác nhau Môi trường làm việc có ảnh hưởng sâu rộng đến nhu cầu tin của mỗi người Tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, nhóm tuổi từ 19 đến 25 chủ yếu là sinh viên, họ đang theo học tại các trường đại học trong và ngoài tỉnh

- Giai đoạn trên 25 tuổi: Nhận thông tin từ nhiều kênh khác nhau, nhu

cầu tin ở lứa tuổi này rất đa dạng, họ cần thông tin để phục vụ cho mục đích làm việc, nghiên cứu và giải trí của mình Ở giai đoạn này, người dùng tin chủ yếu là cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý và lãnh đạo Nhu cầu tin của nhóm người dùng tin ở giai đoạn này rất đa dạng, do đó đáp ứng tốt nhu cầu tin cho

họ cũng là việc quan trọng mà thư viện cần làm

 Giới tính

Đặc điểm giới tính là đặc điểm của nhóm người có những nét đặc trưng

Trang 28

Những đặc điểm đó có ảnh hưởng đến nhu cầu và hứng thú đọc tạo cho họ những cảm xúc, tình cảm, thị hiếu đọc khác nhau Theo thống kê, tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ bạn đọc nữ đến sử dụng thư viện chiếm khoảng 63%, tỷ lệ bạn đọc nam chiếm khoảng 37%

 Sở thích cá nhân

Đây là cái đơn nhất, cái riêng biệt ở từng bạn đọc cụ thể Sự tác động của môi trường đến con người là không giống nhau Sự tiếp thu của từng người đọc trước sự tác động của các nhân tố khách quan cũng khác nhau Hiện nay, tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, sách văn học nghệ thuật được nhiều bạn đọc yêu thích nhất, sau đó đến các tài liệu về khoa học kĩ thuật, tài liệu về chính trị xã hội, pháp luật,…

2.1.3 Ý nghĩa của việc tìm hiểu nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

Người dùng tin là những người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, nhu cầu tin của người dùng tin chính là nguồn gốc làm nảy sinh các hoạt động thông tin thư viện Việc đáp ứng nhu cầu tin sẽ giúp định hướng cho các hoạt động thông tin Ngày nay, nhu cầu sử dụng sách, báo của bạn đọc ngày càng tăng, để phục vụ kịp thời, thỏa mãn nhu cầu đọc của người dùng tin thì thư viện cần phải quan tâm hơn nữa tới nhu cầu tin của bạn đọc để đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, giúp thư viện luôn xứng đáng với vai trò là một trung tâm văn hóa giáo dục lớn của

tỉnh

2.2 Đặc điểm nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

Nhu cầu tin chính là những đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và xử lý thông tin để duy trì và nâng cao đời sống con người Xã hội càng phát triển thì nhu cầu tin ngày càng tăng

Trang 29

2.2.1 Nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học

Tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, nhu cầu tin của người dùng tin về các lĩnh vực khoa học tương đối đa dạng và phong phú Theo kết quả điều tra nhu cầu tin của bạn đọc thì nhu cầu về các tài liệu khoa học xã hội và nhân văn cao hơn nhu cầu tin về các môn khoa học tự nhiên Qua kết quả phiếu điều tra nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, nhu cầu tin tập trung cao nhất ở tài liệu khoa học xã hội chiếm 25,19% Tài liệu về các môn khoa học tự nhiên chiếm 19,26% Các tài liệu về nghệ thuật, thể thao chiếm 14,07% và khoa học kỹ thuật chiếm 11,11% Tài liệu thiếu nhi chiếm 14,81%, còn lại là các tài liệu khác chiếm 15,56%

Ngoài các tài liệu học tập, nghiên cứu thư viện còn đáp ứng đầy đủ và rộng rãi cho bạn đọc đến thư viện với nhu cầu giải trí như báo, tạp chí, tiểu thuyết, truyện tranh,…giúp bạn đọc đạt được mục đích của mình một cách hiệu quả nhất

Văn hóa nghệ thuật,thể thao 19 14,07%

Tài liệu dành cho thiếu nhi 20 14,81%

Bảng 5 Nhu cầu của người dùng tin về các lĩnh vực khoa học

Đối với người dùng tin là nhóm lãnh đạo, quản lý, cán bộ giảng dạy, cán

bộ công chức, viên chức họ thường quan tâm tới các tài liệu như: sách chuyên

Trang 30

ngành, luận văn, luận án, sách triết học, sách kinh tế, pháp luật với tỉ lệ cao, sau

đó là các tài liệu giải trí như: báo, tạp chí,…

Đối với nhóm bạn đọc là học sinh loại hình tài liệu được các bạn lựa chọn nhiều nhất là sách giáo khoa, các sách tham khảo cho các môn khoa học

tự nhiên, khoa học xã hội Riêng đối tượng bạn đọc là sinh viên thì thường có nhu cầu cao về các loại tài liệu như sách chuyên ngành, sách tiếng anh, sách tin học, triết học, luận văn, luận án phục vụ đắc lực cho các kì thi học phần hoặc thi tốt nghiệp của mình

2.2.2 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu

Người dùng tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc rất đa dạng với nhiều ngành nghề, lứa tuổi và trình độ khác nhau Ngôn ngữ tài liệu cũng có ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người dùng tin Vốn tài liệu của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc được xây dựng tương đối đa dạng về ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, Hán Nôm Theo điều tra nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu của độc giả tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc thì có 92,59% độc giả sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Việt, 4,45% độc giả có nhu cầu sử dụng tài liệu có ngôn ngữ bằng tiếng Anh, 1,48% là độc giả có nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Hán Nôm,

và 1,48% là người dùng tin có nhu cầu về tài liệu tiếng Nga và tiếng Pháp

Trang 31

Như vậy, người dùng tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Việt

2.2.3 Nhu cầu về loại hình tài liệu

Bạn đọc tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc thường khai thác thông tin qua sách, báo, tạp chí, bởi đây là vật mang tin truyền thống chủ yếu của thư viện, giúp bạn đọc tra tìm thông tin mình cần một cách dễ dàng và chính xác Tuy nhiên trong thời buổi công nghệ thông tin đang leo cao và lan tràn lên tất cả các lĩnh vực trong đời sống thì thư viện cũng có phần ảnh hưởng, đó là nguồn tài liệu điện tử tăng dần lên theo nhu cầu của người dùng tin Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật, các loại tài liệu trong thư viện càng phát triển

và đa dạng hơn Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc có một số loại hình tài liệu được sử dụng như: sách, báo, tạp chí, luận văn, tài lệu điện tử

Qua kết quả thu được từ phiếu điều tra nhu cầu tin từ Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc thì 79,26% người dùng tin đều có nhu cầu sử dụng tài liệu dạng sách, 14,82% người dùng tin có nhu cầu thường xuyên sử dụng báo tạp chí, 3,7% độc giả có nhu cầu sử dụng, tham khảo các tài liệu mang tính chất nghiên cứu như: luận văn, luận án Còn lại 2,22% độc giả có nhu cầu sử dụng tài liệu điện

tử như băng đĩa, cơ sở dữ liệu Thông qua việc phân tích tổng số phiếu điều tra nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy loại hình tài liệu có ảnh hưởng tích cực tới từng nhóm đối tượng bạn đọc như sau:

Luận văn, luận án 5 3,7%

Tài liệu điện tử 3 2,22%

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w