1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ Nhật Bản- Asean( 1975-2000)

14 1,4K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 706,19 KB

Nội dung

Nhật Bản từ lâu đã có mối quan hệ chặt chẽ với các nước trong hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Kể từ thập niên 70 thế kỉ XX,

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-[ \ -

NGÔ HỒNG ĐIỆP

QUAN HỆ NHẬT BẢN - ASEAN

(1975 - 2000)

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới cận đại và hiện đại

Mã số: 62 22 50 05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HUẾ - 2008

Trang 2

Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học:

Phản biện 1: GS.TS Đỗ Thanh Bình

Phản biện 2: PGS.TSKH Trần Khánh

Phản biện 3: PGS.TS Lê Văn Anh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp

Nhà nước họp tại Đại học Huế vào hồi 8 giờ 00 ngày 27

tháng 9 năm 2008

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện trường Đại học Khoa học

- Đại học Huế, Thư viện Quốc gia, Hà Nội

1 Ngô Hồng Điệp (2005), “Điểm tương đồng và dị biệt giữa ASEAN và

EU: Những thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Nghiên

cứu châu Âu, số 5 (71) / 2006, tr 19 - 24

2 Ngô Hồng Điệp (2005), “Những nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp

của Nhật Bản vào ASEAN giai đoạn từ 1973 đến 2003”, Tạp chí

Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7 (67) / 2006, tr 45 - 50

3 Ngô Hồng Điệp (2007), “Xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật

Bản ở Đông Nam Á trong thập niên đầu thời kỳ sau Chiến tranh lạnh” Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 (75) / 2007, tr 24 - 29

4 Ngô Hồng Điệp (2007), “Đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản vào

Việt Nam giai đoạn 1986 -2006”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục,

ĐHSP Huế, số 2 (02) / 2007, tr 73 - 83

5 Ngô Hồng Điệp (2007), “Học thuyết Fukuda - một góc nhìn từ phía

các nước ASEAN” Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9 (79) / 2007,

tr 28 - 33

Trang 3

MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Nhật Bản từ lâu đã có mối quan hệ chặt chẽ với các nước trong

hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Kể từ thập niên 70 thế

kỉ XX, khi Nhật Bản trở thành siêu cường kinh tế thế giới và ASEAN

hiện lên là một nhóm nước được cố kết bền vững và có những tiến

triển mới về kinh tế thì quan hệ Nhật Bản - ASEAN được tăng cường

cả về chiều rộng lẫn chiều sâu

Đối với Nhật Bản, ASEAN luôn hiện lên là một khu vực có ý

nghĩa chiến lược quan trọng Đây là thị trường thu nhiều lợi nhuận

kinh tế và là địa bàn phát huy vai trò chính trị của Nhật Bản.Vì thế,

trong chiến lược đối ngoại của mình, Nhật Bản đánh giá rất cao vị trí,

vai trò của ASEAN

Đối với ASEAN, Nhật Bản là nguồn cung cấp vốn, công nghệ

hiện đại hết sức quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế Xuất

phát từ nhận thức về vai trò và vị trí của nhau trong khu vực và trên

trường quốc tế, từ sự thống nhất về mục tiêu coi sự liên kết hợp tác là

yêu cầu phát triển nên việc duy trì củng cố và đẩy mạnh quan hệ Nhật

Bản - ASEAN là hết sức cần thiết

Việt Nam là một thành viên chính thức của ASEAN, mọi diễn

biến trong quan hệ Nhật Bản - ASEAN đều tác động trực tiếp đến Việt

Nam Vì vậy, nghiên cứu đề tài này càng có ý nghĩa quan trọng nhất là

trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế

Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn vấn

đề “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN (1975 - 2000)” làm đề tài cho luận

án tiến sĩ thuộc chuyên ngành lịch sử thế giới cận đại và hiện đại

II Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên cơ sở những tài liệu tiếp xúc được chúng tôi tạm thời

chia chúng thành ba nhóm như sau:

1 Nhóm các công trình nghiên cứu chung

Đây là nhóm công trình đa dạng nhất, điều này có thể tìm thấy ở

một số công trình sau đây: Vũ Dương Ninh “Một số vấn đề về sự phát

triển của các nước ASEAN”(1993), Nguyễn Duy Quý “Tiến tới một

ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển bền vững” (2001) , Qua các

công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề

rộng lớn từ kinh tế đến an ninh chính trị, ngoại giao, văn hóa, cả ở tầm

vĩ mô lẫn vi mô, song những vấn đề liên quan đến quan hệ Nhật Bản - ASEAN chưa được các nhà nghiên cứu đề cập nhiều Những vấn đề được đề cập thì cũng chỉ dừng lại ở giác độ khái quát, những gợi ý và phần nhiều nghiêng về khía cạnh kinh tế

2 Nhóm công trình có tính chất chuyên khảo

Đây là những công trình nghiên cứu tương đối tập trung vào vấn

đề quan hệ Nhật Bản - ASEAN Có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu như “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN tình hình và triển vọng” (1989),“Kinh tế học chính trị Nhật Bản” (1993), “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN: Chính sách và tài trợ ODA”(1999), “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kì sau chiến tranh lạnh”(2000), “Japan and Southeast Asia” (2003) , các công trình nêu trên, đã có những nghiên cứu tương đối có hệ thống về quan hệ Nhật Bản - ASEAN trên nhiều phương diện kinh tế, an ninh, chính trị, văn hóa xã hội Đưa ra những nhận xét tương đối xác đáng về sự tương tác qua lại giữa Nhật Bản và các nước ASEAN trên nhiều lĩnh vực đã đề cập Như công trình “Quan

hệ Nhật Bản - ASEAN: chính sách và tài trợ ODA”, các tác giả đã trình bày một cách chi tiết chính sách và dòng chảy ODA của Nhật Bản tới các nước ASEAN qua từng giai đoạn lịch sử, phân tích những tác động của nó đối với các nước ASEAN và Nhật Bản; hay công trình

“Kinh tế học chính trị Nhật Bản” có một phần đề cập đến quan hệ Nhật Bản với các nước ASEAN trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, và sự gia tăng vai trò của Nhật Bản đối với khu vực Tuy nhiên, vấn đề quan hệ Nhật Bản với các nước ASEAN nhất là giai đoạn sau năm 1975 thì các công trình đề cập vẫn còn sơ lược, chưa làm rõ mối quan hệ vốn rất phong phú và đang diễn ra sôi động giữa Nhật Bản với ASEAN

Mặc dù còn có những hạn chế song từ quan điểm tiếp cận riêng của mình, tác giả vẫn xem các công trình trình nêu trên là những tư liệu tham khảo hết sức quý báu và bổ ích cho việc thực hiện luận án

3 Nhóm các bài nghiên cứu

Bao gồm những bài nghiên cứu được công bố trong các hội thảo khoa học và đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu Lịch sử; Nghiên cứu Đông Nam Á; Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á; Nghiên cứu Quan hệ quốc tế; Tạp chí Kinh tế thế giới Ưu điểm nổi bật nhất của các công trình này là tập trung nghiên cứu vào nội dung

Trang 4

cụ thể của quan hệ Nhật Bản với ASEAN, lại cập nhật được những

thông tin, phản ánh kịp thời những chuyển biến mới nhất trong mối

quan hệ Nhật Bản - ASEAN

Tóm lại, vấn đề “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN (1975 – 2000)”

đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập ở dưới

nhiều góc độ khác nhau Cho đến nay, vấn đề này đã thu được những

thành quả đáng kể trên các lĩnh vực lịch sử, kinh tế, ngoại giao, an

ninh chính trị, văn hoá xã hội Tuy nhiên, vẫn thiếu vắng một công

trình nghiên cứu có tính tổng hợp về vấn đề được đặt ra Từ tình hình

trên cho thấy việc nghiên cứu “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN (1975 -

2000)” là rất quan trọng vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực

tiễn nhất là đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

III Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một cách có hệ thống tiến trình phát triển mối

quan hệ giữa Nhật Bản với ASEAN từ năm 1975 đến năm 2000

- Vạch ra những nguyên nhân thúc đẩy mối quan hệ qua hai giai

đoạn trong và sau Chiến tranh lạnh Đánh giá sự tác động của quan hệ

Nhật Bản - ASEAN tới Nhật Bản, các nước ASEAN và Việt Nam

- Rút ra một số nhận xét về quan hệ Nhật Bản - ASEAN trong giai

đoạn 1975 - 2000

- Thông qua những bài học thành công của các nước ASEAN

trong quan hệ với Nhật Bản nhằm đóng góp những luận cứ cho việc hoạch

định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Nhật Bản,

ASEAN

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan Nhật Bản -

ASEAN, trong đó Nhật Bản là chủ thể, ASEAN là nhóm nước đối tượng

Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quan hệ

trên các lĩnh vực an ninh chính trị và kinh tế còn các lĩnh vực khác như

văn hóa, xã hội, môi trường, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực

luận án chỉ điểm qua khi liên quan Luận án cũng chỉ chủ yếu

nghiên cứu quan hệ Nhật Bản với các thành viên ASEAN ban đầu

(ASEAN-5)

Về mặt thời gian, luận án sẽ nghiên cứu quan hệ Nhật Bản với

ASEAN trong khoảng thời gian 25 năm, từ năm 1975 đến năm 2000

V Các nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

1.Các nguồn tư liệu

- Các văn kiện chính thức của chính phủ Nhật Bản và các nước ASEAN về chính sách đối ngoại

- Các bài phát biểu, các văn bản chính thức, Hiệp định, các tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Nhật Bản và các nước ASEAN

- Các sách chuyên khảo về lịch sử thế giới cận hiện đại, lịch sử quan hệ ngoại giao, lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử Nhật Bản, lịch sử Đông Nam Á Các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, các bài báo của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bằng tiếng Việt, tiếng Anh

- Các số liệu thống kê từ các nguồn của chính phủ Nhật Bản, ASEAN và Việt Nam về đầu tư trực tiếp, viện trợ ODA, thương mại

- Tài liệu mạng internet

2 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận: Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi luôn quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về các vấn đề quan hệ quốc tế

* Phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh…

VI Đóng góp của luận án

* Về mặt khoa học

- Cung cấp bổ sung những tư liệu mới liên quan đến đề tài và coi đây là một đóng góp về mặt tư liệu trong công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử thế giới nhất là lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại

- Qua những cứ liệu lịch sử chân thực, đề tài hệ thống hóa quá trình phát triển mối quan hệ phong phú đa dạng giữa Nhật Bản và nước ASEAN trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2000

- Tập trung nghiên cứu và lý giải những vấn đề cơ bản nổi lên trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể của mối quan hệ Nhật Bản - ASEAN Xem xét quan điểm và phương pháp giải quyết vấn đề của Nhật Bản và ASEAN, từ đó làm rõ bản chất của mối quan hệ này

* Về mặt thực tiễn

- Làm rõ nhân tố Nhật Bản trong quá trình phát triển của ASEAN cũng như những đóng góp tích cực của ASEAN trong sự phát triển của Nhật Bản nhất là quá trình vươn lên cường quốc thành “bình thường”

- Luận án phân tích làm rõ tính năng động, mềm dẻo của Nhật Bản và ASEAN trong việc ứng phó trước những biến động của tình

Trang 5

hình thế giới và khu vực Đánh giá tác động của quan hệ này đối với

Nhật Bản, các nước ASEAN và Việt Nam

- Từ những bài học thành công của ASEAN trong quan hệ với

Nhật Bản, luận án đóng góp luận cứ cho việc hoạch định chính sách

đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Nhật Bản, ASEAN

VII Bố cục của luận án

Luận án gồm 187 trang Ngoài phần mở đầu và Kết luận, nội

dung luận án được kết cấu thành ba chương

Chương 1: Quan hệ Nhật Bản - ASEAN từ năm 1975 đến năm 1991

Chương 2: Quan hệ Nhật Bản - ASEAN từ năm 1991 đến năm 2000

Chương 3: Nhận xét về quan hệ Nhật Bản - ASEAN từ 1975

đến năm 2000

Chương 1 QUAN HỆ NHẬT BẢN - ASEAN TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1991

1.1 Những tiền đề của quan hệ Nhật Bản - ASEAN

1.1.1 Tiền đề lịch sử

Là một nước quần đảo, Nhật Bản sớm có tư duy về biển và cũng

sớm có quan hệ thương mại và bang giao với nhiều quốc gia châu Á nói

chung và Đông Nam Á nói riêng Trong lịch sử đã có lúc quan hệ Nhật Bản

với các quốc gia Đông Nam Á rất “hữu hảo” như ở đầu thế kỉ XVII Từ sau

chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay

quan hệ Nhật Bản - ASEAN lại càng không ngừng được đẩy mạnh Cả

Nhật Bản và ASEAN đều xác định mối quan hệ này là một trong những

mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất của họ Đây chính là một trong

những tiền đề hết sức quan trọng cho quá trình xây dựng, bồi đắp và phát

triển quan hệ Nhật Bản - ASEAN trong hiện tại và ở cả tương lai

1.1.2 Tiền đề an ninh - chính trị

Năm 1975, cuộc kháng chiến của ba nước Đông Dương giành

thắng lợi đã mở ra một cục diện mới ở Đông Nam Á Môi trường an

ninh khu vực có sự thay đổi lớn Mỹ rút quân không chỉ giảm sự bảo

trợ an ninh cho nhiều nước trong khu vực mà còn tạo ra “khoảng trống

quyền lực” kích thích các cường quốc gia tăng ảnh hưởng, trong đó

Nhật Bản là một trong những nước có nhiều tham vọng nhất

Đây cũng là thời điểm ASEAN đạt được những thành tựu nhất

định trong phát triển kinh tế và trong việc kết dính các thành viên của

khối tạo khả năng độc lập, tự chủ hơn trong chính sách đối ngoại

Trong bối cảnh đó, Nhật Bản và các nước ASEAN đều có nhu cầu lớn trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với nhau Đây có thể xem

là một cơ sở quan trọng để Nhật Bản và ASEAN mở rộng và tăng cường mối quan hệ với nhau trong tình hình mới

1.1.3 Tiền đề về kinh tế

Bước vào thập niên 70 thế kỉ XX, Nhật Bản đã đạt được vị trí cường quốc kinh tế thế giới và trở thành nhân tố hết sức quan trọng trong việc ổn định tình hình và phát triển khu vực châu Á, đồng thời là đối tác cực kỳ quan trọng của các nước ASEAN

Nhằm khắc phục những “cú sốc lớn” đầu thập niên 70, Nhật Bản đã thực thi ra nhiều biện pháp, chính sách cả đối nội lẫn đối ngoại, trong đó có biện pháp sống còn là tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, đầu tư ra nước ngoài nhất là đến các nước ASEAN

Về phía các nước ASEAN, họ đã đặt nền móng cho hợp tác bền vững trong khu vực và giữa khu vực với các đối tác bên ngoài Hơn nữa, đây là thời kỳ các nước ASEAN chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu nên nhu cầu về vốn, công nghệ, thị trường đặt ra một cách gay gắt Mở rộng giao lưu hợp tác, đa dạng hóa quan hệ với các đối tác bên ngoài nhất là với các nước tư bản phát triển như Mỹ, Nhật Bản trở thành vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của các nước này Như vậy, nhu cầu hợp tác kinh tế với nhau đã trở thành tiền đề quan trọng thúc đẩy quan hệ Nhật Bản - ASEAN phát triển

1.1.4 Học thuyết Fukuda – nhân tố mới cho sự phát triển trong quan hệ Nhật Bản - ASEAN

Trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình, năm 1977 Thủ tướng Nhật Bản Fukuda đã công bố chính sách Đông Nam Á mới của Nhật Bản với ba nội dung cơ bản:

Thứ nhất, Nhật Bản một quốc gia tôn trọng hoà bình, không chấp nhận vai trò của một cường quốc quân sự

Thứ hai, Nhật Bản, sẽ làm hết sức mình để củng cố mối quan hệ cùng tin cậy lẫn nhau dựa trên sự hiểu biết thành thật với những nước này Thứ ba, Nhật Bản sẽ hợp tác để thúc đẩy mối quan hệ dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia Đông Dương và do vậy sẽ đóng góp vào việc xây dựng hoà bình và thịnh vượng trên toàn khu vực Đông Nam Á

Với Học thuyết Fukuda, lần đầu tiên Nhật Bản đã hoạch định một chính sách Đông Nam Á cụ thể, ở đó không chỉ đề cập đến kinh tế

mà cả chính trị, văn hóa Nhật Bản đã khéo léo xây dựng niềm tin đối

Trang 6

với các nước Đông Nam Á vào vai trò của Nhật Bản trong tương lai

của khu vực

ASEAN với học thuyết Fukuda

Dường như các quốc gia ASEAN dễ dàng chấp nhận “Học

thuyết Fukuda” Đây là lần đầu tiên Nhật Bản đưa ra một chính sách

định hướng xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện, trong đó có

những cam kết phù hợp với những mong muốn của ASEAN và các

quốc gia ASEAN được đặt ở vị trí bình đẳng với Nhật Bản

Tóm lại, với “Học thuyết Fukuda”, Nhật Bản đã hoạch định một

chính sách ngoại giao hoàn chỉnh và mở rộng, ở đó thể hiện đầy đủ sự

quan tâm đến cả lợi ích vật chất và tinh thần các đối tác của họ ở Đông

Nam Á Với ý nghĩa đó, Học thuyết Fukuda đã thực sự phá vỡ những

ngăn cách trong quan hệ Nhật Bản và ASEAN, đồng thời mở ra giai đoạn

quan hệ hợp tác toàn diện, bền vững và lâu dài trong tương lai

1.2 Quan hệ Nhật Bản - ASEAN giai đoạn 1975 - 1991

1.2.1 Quan hệ Nhật Bản - ASEAN trên lĩnh vực an ninh

chính trị

Sau chiến tranh Việt Nam, sự bảo trợ an ninh của Mỹ giảm sút và

thật sự gây lo lắng cho các nước ASEAN Chính phủ các nước này đã

nhanh chóng điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp với tình hình

mới Một mặt, họ tiếp tục chính sách an ninh truyền thống, mặt khác

quyết định tìm kiếm những phương cách mới, nguồn ủng hộ mới để đảm

bảo an ninh quốc gia cũng như an ninh của Hiệp hội Một trong những nội

dung quan trọng là ASEAN khẳng định quyết tâm tăng cường sự ổn định,

khả năng “tự cường dân tộc” và “tự cường khu vực”; bày tỏ mong muốn

có sự đồng tình ủng hộ của những nước trong khu vực mà chưa phải là

thành viên ASEAN và những quốc gia ngoài khu vực

Là một đồng minh chiến lược của Mỹ và là một nước tư bản lớn

duy nhất không thể rút khỏi châu Á nên Nhật Bản phải có trách nhiệm

lớn hơn trong vai trò duy trì hòa bình và an ninh đối với khu vực Nhật

Bản và ASEAN đã có những nỗ lực hợp tác trong lĩnh vực an ninh

chính trị Nổi bật là việc phối hợp với nhau giải quyết vấn đề

Campuchia Cùng nhau sáng lập Diễn đàn ARF, kiến tạo nền hoà bình

khu vực theo hướng trong khuôn khổ “an ninh toàn diện”

1.2.2 Quan hệ Nhật Bản - ASEAN trên lĩnh vực kinh tế giai

đoạn 1975 - 1991

1.2.2.1 Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho ASEAN giai đoạn 1975 - 1991

Nhật Bản nhìn nhận quan hệ Nhật Bản - ASEAN là quan hệ song phương Song khi thực hiện chính sách viện trợ ODA thì Nhật Bản lại thực thi đối với từng nước cụ thể Sau những biến cố xảy ra những năm đầu thập niên 70, Nhật Bản là tăng cường viện trợ ODA cho các nước ASEAN với một khối lượng lớn và ASEAN là khu vực nhận viện trợ chính của Nhật Bản

Nhật Bản viện trợ ODA cho các nước ASEAN hướng vào những mục tiêu cơ bản sau:

Thứ nhất, nhằm xác lập mối quan hệ và tạo ra sự hiểu biết lẫn

nhau ngày càng tốt hơn giữa Nhật Bản và các nước ASEAN, thiết lập môi trường thuận lợi để xúc tiến và phát triển các mối quan hệ song phương về ngoại giao, kinh tế, an ninh chính trị, văn hoá

Thứ hai, nhằm hỗ trợ cho các nước đang gặp khó khăn giải

quyết những nhu cầu cấp bách và lâu dài trên các lĩnh vực nhạy cảm hay mang tính chiến lược, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế

Thứ ba, xúc tiến giao lưu văn hoá tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau

giữa Nhật Bản và các nước ASEAN

Thứ tư, ODA hướng đến mục tiêu chính trị là cái “hàn thử biểu”

để đo mối quan hệ giữa hai nước Bên cạnh đó, ODA còn là sợi dây ràng buộc giữa nước cung cấp và các nước nhận các khoản vốn này

Cơ cấu tài trợ ODA của Nhật Bản cho các nước ASEAN được thực hiện chủ yếu dưới hai hình thức: Viện trợ không hoàn lại và tín dụng Trong đó, viện trợ không hoàn lại tiếp tục được thực hiện dưới hình thức là hợp tác kỹ thuật và viện trợ về vốn

Qua hoạt động ODA của Nhật Bản cho ASEAN giai đoạn 1975

-1991, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Một là, chính sách ODA của Nhật Bản cho ASEAN được thúc

đẩy từ nhu cầu của cả hai phía Tỉ lệ viện trợ ODA tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của nước đó đối với Nhật Bản và tình trạng phát triển của từng nước

Thứ hai, ASEAN vẫn là nhóm nước được ưu tiên nhiều nhất trong

chiến lược viện trợ nước ngoài của Nhật Bản ODA là một bộ phận hết sức quan trọng, nó mở đường và thúc đẩy các quan hệ kinh tế khác

Thứ ba, viện trợ ODA của Nhật Bản tăng nhanh cho các nước

ASEAN còn được thúc đẩy bởi các yếu tố chính trị

Trang 7

1.2.2.2 Quan hệ thương mại Nhật Bản - ASEAN giai đoạn 1975

- 1991

Cơ cấu xuất khẩu trong quan hệ thương mại Nhật Bản - ASEAN

Hoạt động buôn bán của Nhật Bản với ASEAN cũng có sự khác

nhau tương đối theo từng nước thành viên ASEAN Indonesia và

Malaysia, đóng vai trò là nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu Indonesia

là nước xuất khẩu nhiều nhất, là bạn hàng quan trọng nhất của Nhật

Bản trong khối ASEAN Hoạt động buôn bán của Philippines với Nhật

Bản khá bấp bênh, không ổn định Thái Lan và Singapore là hai nước

xuất khẩu ít nhiều tới Nhật Bản

Cơ cấu nhập khẩu trong quan hệ thương mại Nhật Bản -

ASEAN

Khi các nước ASEAN đã chuyển sang chiến lược công nghiệp

hoá hướng ra xuất khẩu, do đó, trong thời kỳ này 80% tổng số xuất

khẩu từ Nhật vào các nước ASEAN là hàng công nghiệp nặng

Cuối những năm 80, trong chính cơ cấu nhập khẩu của Nhật

Bản cũng có sự thay đổi quan trọng, Nhật Bản không chỉ gia tăng nhập

khẩu các hàng công nghiệp thành phẩm mà còn tăng cường nhập khẩu

các linh kiện, thiết bị máy móc

Tóm lại, Nhật Bản luôn là bạn hàng chính của các nước

ASEAN Chính cơ cấu bổ sung giữa nền kinh tế Nhật Bản và nền kinh

tế các nước ASEAN đã trở thành một nhân tố quan trọng vừa giúp

Nhật Bản tháo gỡ được những khó khăn sau giai đoạn phát triển cao,

vừa góp phần tạo nên sự thành công trong chiến lược công nghiệp hoá

hướng ra xuất khẩu của ASEAN

1.2.2.3 Quan hệ hợp tác đầu tư phát triển Nhật Bản - ASEAN giai

đoạn 1975 -1991

Đối với Nhật Bản, những nguyên nhân trực tiếp và mạnh mẽ

nhất khiến nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh là sự tăng giá

của đồng yên; khắc phục nạn thiếu lao động, khan hiếm nguyên liệu và

ô nhiễm môi trường trong nước; đối phó mâu thuẫn thương mại với

các nước tư bản phát triển Âu - Mỹ; môi trường đầu tư ở các nước

ASEAN khá phù hợp với các nhà đầu tư Nhật Bản …

Về phía các nước ASEAN: ngoài những lợi thế vốn có từ vị trí

địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ thì

nhân tố có tính chất đòn bẩy thu hút đầu tư của Nhật Bản là chiến lược

công nghiệp hoá hướng ra xuất khẩu

Cơ cấu đầu tư của Nhật Bản ở các nước ASEAN:

Nhật chú trọng đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều sức lao động nhằm khai thác lợi thế so sánh trong sản xuất, hình thành sự phân công lao động quốc tế Từ sau năm 1985, có hiện tượng bùng nổ đầu tư của Nhật Bản ở ASEAN, số vốn của Nhật Bản đã tăng lên nhanh chóng từ 10,1 tỉ USD năm 1984 lên tới 67,5 tỉ USD năm 1989 và 56,9 tỉ USD năm

1990, trung bình tăng 54% mỗi năm trong thời gian 1985 đến 1989

Cơ cấu đầu tư của Nhật Bản ở ASEAN cũng có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng thu hút nhiều công ty thuộc ngành chế tạo máy móc, thiết bị và sản phẩm trung gian Làn sóng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào châu Á tăng mạnh vào những năm 80 của thế kỉ XX, tạo

ra sự phân công lao động mới giữa Nhật Bản - NIEs - ASEAN

Một số nhận xét được rút ra trong quan hệ đầu tư Nhật Bản - ASEAN ở giai đoạn này:

Thứ nhất, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản dễ dàng kết hợp hài

hoà với tư bản địa phương tạo ra các hợp doanh, trong quá trình triển khai chiến lược công nghiệp hoá hướng ra xuất khẩu

Thứ hai, là tỷ lệ tương đối cao của các dự án đầu tư của Nhật

Bản vào các ngành chế tạo sản phẩm xuất khẩu

Thứ ba, đầu tư của Nhật Bản ở ASEAN đã tác động tích cực tới

ASEAN và Nhật Bản

1.3 Quan hệ Nhật Bản - ASEAN trên các lĩnh vực khác

Ngoài các lĩnh vực an ninh chính trị, kinh tế, quan hệ Nhật Bản - ASEAN còn được triển khai thúc đẩy trên nhiều lĩnh vực rộng lớn khác, song ở đây chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đôi nét về quan hệ này trên lĩnh vực văn hoá

Các quan hệ trao đổi văn hoá giữa Nhật Bản - ASEAN chỉ được đề cập chính thức khi Thủ tướng Fukuda công bố học thuyết của mình năm 1977 Từ đây về sau hàng loạt các chương trình hỗ trợ cho việc trao đổi văn hoá giữa Nhật Bản - ASEAN được liên tục xúc tiến mạnh mẽ với nhiều hình thức phong phú như thành lập các Quỹ trao đổi văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực cho ASEAN, hỗ trợ các chương trình giao lưu, trao đổi văn hóa, du lịch… Những hoạt động đó đã thu được nhiều kết quả to lớn, thúc đẩy các dân tộc Đông Nam Á và Nhật Bản xích lại gần nhau, hiểu biết nhau hơn

***

Trang 8

Qua quá trình nghiên cứu quan hệ Nhật Bản - ASEAN từ sau

chiến tranh Việt Nam đến năm 1991 có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, quan hệ Nhật Bản - ASEAN tiếp tục được đẩy mạnh

trên những tiền đề vững chắc cả trong truyền thống lẫn hiện tại Đó là tiền

đề lịch sử, tiền đề an ninh chính trị, tiền đề kinh tế và học thuyết Fukuda

Thứ hai, quan hệ Nhật Bản - ASEAN trên lĩnh vực an ninh

chính trị Bước đi đầu tiên và có lẽ là tham vọng lớn nhất của Nhật

Bản trong việc nâng cao vai trò chính trị đối với khu vực là việc công

bố Học thuyết Fukuda năm 1977 Đặc biệt, Nhật Bản tỏ ra rất tích cực

trong việc tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia

Nhật Bản và ASEAN nhấn mạnh đến vai trò hợp tác kinh tế và

chú ý đến các điều kiện phát triển bền vững, tăng cường tiềm lực quốc

gia và tự cường khu vực, xem đây là một biện pháp quan trọng để bảo

vệ nền an ninh toàn diện

Thứ ba, quan hệ Nhật Bản - ASEAN trên lĩnh vực kinh tế đã

mang lại những thành tựu to lớn: ASEAN đã trở thành nhóm nước

được ưu tiên nhiều nhất trong chiến lược viện trợ nước ngoài của Nhật

Bản Trong quan hệ buôn bán, đầu tư Nhật Bản là đối tác thương mại

quan trọng và nhà đầu tư số một của khu vực

Thứ tư, bên cạnh nhũng quan hệ trên các lĩnh vực cơ bản nêu

trên, Nhật Bản và các nước ASEAN còn có những quan tâm đến các

lĩnh vực khác, trong đó đáng chú ý nhất là quan hệ hợp tác giữa Nhật

Bản và ASEAN trên lĩnh vực văn hóa

Chương 2 QUAN HỆ NHẬT BẢN - ASEAN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

2.1 Tình hình quốc tế và khu vực sau Chiến tranh lạnh

2.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực

Sau khi của trật tự thế giới hai cực Yalta sụp đổ, hòa bình, ổn

định và phát triển trở thành xu thế chủ yếu của thế giới Nhân tố kinh

tế dần trở thành vị trí chủ đạo trong quan hệ quốc tế Cuộc cách mạng

khoa học và công nghệ đã làm cho xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế

và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và các khu vực trên thế giới ngày

càng chặt chẽ hơn Ở Đông Nam Á, tình hình chuyển biến rất tích cực cho

nền hòa bình và môi trường hợp tác khu vực

Trong bối cảnh mới, để thực hiện các mục tiêu của mình, Nhật Bản và ASEAN đều điều chỉnh chính sách đối ngoại, thực hiện biện pháp nhằm đưa quan hệ Nhật Bản - ASEAN phát triển phù hợp với tình hình mới

2.1.2 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với ASEAN sau Chiến tranh lạnh

Nhật Bản điều chỉnh chính sách phát triển của mình theo hướng

“thực thi một chính sách an ninh tự chủ về chính trị đối nội và về

chính trị đối ngoại thì khi có điều kiện, thời cơ, Nhật Bản đều cố gắng phát huy tiềm lực kinh tế, kỹ thuật, quân sự đã có để sẵn sàng tham gia vào các hoạt động bảo vệ an ninh chính trị và hòa bình của thế giới

mà trước hết là khu vực châu Á - Thái Bình Dương"

Sau Chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á được thể hiện trong bài phát biểu của Thủ tướng Miyazawa năm 1993 với nội dung cơ bản là chủ trương cùng các nước Đông Nam Á tập trung hợp tác ổn định tình hình, thiết lập trật tự an ninh và bảo vệ hòa bình ở khu vực; Nhật Bản kêu gọi hợp tác, phối hợp chặt chẽ với ASEAN để tái thiết Đông Dương, xác lập diễn đàn phát triển toàn diện Đông Dương, tiếp tục thực hiện vai trò

“cầu nối” giữa ASEAN và Đông Dương

Năm 1997, Thủ tướng Hashimoto điều chỉnh thêm một bước với

ba mục tiêu quan trọng: 1/ Thúc đẩy mạnh mẽ hơn các quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư phát triển; 2/ Xúc tiến tăng cường hơn nữa các quan hệ hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực an ninh chính trị và văn hoá xã hội; 3/ Thể hiện rõ nét một chính sách đối ngoại toàn diện của Nhật Bản trong tình hình mới đối với ASEAN

Nhật Bản xác định cả quan hệ Nhật Bản - châu Á lẫn quan hệ Nhật

- Mỹ đều là hòn đá tảng và tăng cường hợp tác với các nước châu Á Xây dựng quan hệ Nhật Bản - ASEAN một cách toàn diện

2.1.3 Những định hướng mới trong chính sách đối ngoại của ASEAN thời kỳ sau Chiến tranh lạnh

Hội nghị thượng đỉnh cấp cao ASEAN lần thứ IV tại Singapore vào tháng 1/1992 đã cho ra đời Tuyên bố Singapore với những nội dung quan trọng định hướng cho sự phát triển của ASEAN trong thời

kỳ mới:

Về hợp tác an ninh chính trị: kêu gọi tất cả các nước Đông Nam

Á tham gia vào Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác; ASEAN sẽ nỗ lực thực hiện khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) và khu

Trang 9

vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ); sử dụng các

diễn đàn đã có để thúc đẩy đối thoại với bên ngoài về tăng cường an

ninh trong khu vực

Về hợp tác kinh tế: ASEAN tăng cường hơn nữa cố gắng chung

nhằm phát triển hợp tác kinh tế trong ASEAN, thông qua những biện

pháp kinh tế mới thích hợp nhằm duy trì tăng trưởng và phát triển kinh

tế của ASEAN, thiết lập Khu vực mậu dịch tự do trong ASEAN

(AFTA); tăng cường đầu tư, liên kết và bổ sung công nghiệp…

Về đối ngoại, Tuyên bố khẳng định:

ASEAN nhanh chóng đa dạng hóa và đa phương hóa các mối

quan hệ của mình bằng cách tham gia và đóng vai trò tích cực trong

APEC; tăng cường quan hệ sâu rộng hơn với các nước đối thoại, thông

qua Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (PMC), đẩy mạnh quan

hệ với cộng đồng châu Âu thông qua việc thiết lập Diễn đàn Hợp tác Á

- Âu (ASEM) Thiết lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)

2.2 Quan hệ Nhật Bản - ASEAN từ sau Chiến tranh lạnh

đến năm 2000

2.2.1 Quan hệ Nhật Bản - ASEAN trên lĩnh vực an ninh

chính trị

2.2.1.1 Môi trường an ninh khu vực sau Chiến tranh lạnh

Sự chuyển biến các mối quan hệ từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác

của các quốc gia đã thúc đẩy quá trình hình thành một môi trường an ninh

mới ở khu vực Có thể thấy môi trường an ninh Đông Nam Á sau Chiến

tranh lạnh bị tác động mạnh bởi các nhân tố sau:

Thứ nhất, là sự xuất hiện “khoảng trống quyền lực” và một số

cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản gia tăng ảnh hưởng vào khu vực

Nhân tố thứ hai là Nhật Bản với động thái đòi hỏi phải có được

một vị thế chính trị của một cường quốc “bình thường”, tương xứng với

sức mạnh kinh tế

Nhân tố thứ ba là những yếu tố ảnh hưởng đến nền an ninh phi

truyền thống, đó là vấn đề cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi

trường sinh thái bị hủy hoại nghiêm trọng, chủ nghĩa khủng bố quốc tế

phát triển mạnh

Như vậy, sau Chiến tranh lạnh các nước trong khu vực phải đối

phó với nhiều nguy cơ, thách thức đối với nền an ninh cả truyền thống

lẫn phi truyền thống

2.2.1.2 Nhật Bản - ASEAN xây dựng khu vực an ninh và một nền hòa bình ở Đông Nam Á

Vì lợi ích chung, Nhật Bản và ASEAN đều thấy rằng cần có những hoạt động phối hợp sâu rộng hơn trong lĩnh vực an ninh Nhật Bản bắt đầu tiến hành thăm dò khả năng hợp tác trên lĩnh vực an ninh với các nước ASEAN Nhưng Nhật Bản không thể trở thành một thế lực quân sự mạnh ít nhất trong tương lai gần, còn các nước ASEAN không đủ tiềm lực xây dựng được một lực lượng quân sự mạnh đủ sức ứng phó với uy hiếp từ bên ngoài

Xuất phát từ những khó khăn đó, nên Nhật Bản cam kết tăng cường giúp đỡ ASEAN phát triển kinh tế để tăng cường khả năng phòng thủ Đồng thời, Nhật Bản chớp lấy thời cơ, tích cực tham gia và đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Campuchia nhằm nâng cao vai trò và góp phần ổn tình tình hình khu vực

2.2.1.3 Nhật Bản - ASEAN xây dựng nền an ninh tập thể Đông Nam Á

Trụ cột thứ nhất đó là khía cạnh an ninh quân sự truyền thống

Ðể đạt được nền hòa bình và sự thịnh vượng của khu vực, ASEAN không chỉ thúc đẩy tính cố kết trong Hiệp hội mà còn đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia ngoài khu vực Nhưng để ý tưởng này trở thành hiện thực cần phải tranh thủ, lôi kéo các nước có quan hệ ảnh hưởng và tác động đến hòa bình và an ninh khu vực Trong đó, phải kể đến các quốc gia còn lại trong Đông Nam Á, các cường quốc bên ngoài như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga Bị thôi thúc từ tình hình như vậy, ASEAN đã chủ động đưa ra sáng kiến hình thành cơ chế an ninh khu vực bằng cách đề xuất thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) để bàn luận về các vấn đề an ninh chính trị trong khu vực ARF ra đời không chỉ tạo cơ hội cho ASEAN và Nhật Bản đóng góp vào hòa bình, ổn định và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà còn tạo điều kiện cho ASEAN giữ vai trò lãnh đạo trong việc vạch ra các phương thức và cơ chế duy trì an ninh trong khu vực

Trụ cột thứ hai của nền an ninh hiện đại là những khía cạnh an ninh phi quân sự và sự hợp tác của Nhật Bản và ASEAN trên lĩnh vực này

Trước tiên, do thể chế kinh tế mang tính toàn cầu, nên những rủi

ro về kinh tế của một nước rất dễ lan sang các nước khác, thậm chí lan rộng ra toàn cầu

Trang 10

Thứ hai, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng sâu

sắc, điều đó dễ làm nảy sinh tình trạng dùng sức mạnh kinh tế làm công

cụ điều chỉnh và áp đặt đối với đối tác khi có bất đồng, tranh chấp

Cuối cùng, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã làm suy yếu vai

trò của chính phủ các quốc gia có chủ quyền về mặt công nghệ và thể chế

Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề, Nhật Bản và ASEAN rất

quan tâm đến một nền an ninh toàn diện, trong đó nổi bật là an ninh

kinh tế, coi đây là một trong những trụ cột cơ bản của an ninh quốc gia

và an ninh khu vực

2.2.2 Quan hệ Nhật Bản - ASEAN trên lĩnh vực kinh tế

2.2.2.1 Quan hệ viện trợ phát triển chính thức ODA

Cơ cấu hoạt động tài trợ ODA của Nhật Bản cho các nước ASEAN

Nhật Bản viện trợ cho các nước ASEAN dựa trên cơ sở định

hướng của chính sách ODA và Hiến chương ODA năm 1992 Cũng được

thực hiện dưới hai hình thức: viện trợ không hoàn lại và vay tín dụng

Phần lớn viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản cho các nước

ASEAN tập trung vào các dự án sinh thái và cơ sở hạ tầng mềm như

giáo dục, đào tạo phát triển nguồn lực con người Cơ cấu tài trợ của

các chương trình này hết sức đa dạng, từ hạ tầng kinh tế xã hội, y tế,

văn hoá giáo dục đến sinh thái

Tuy có sự khác nhau về số lượng và cơ cấu tài trợ, song so với các

quốc gia và khu vực khác, ASEAN vẫn nằm trong khu vực nhóm các

nước ưu tiên tài trợ lớn của Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh

Qua nghiên cứu quan hệ viện trợ phát triển chính thức ODA giữa

Nhật Bản và ASEAN giai đoạn 1991 - 2000, chúng tôi thấy ngoài những

đặc điểm như đã nêu ở mục 1.2.2.1 thì giai đoạn này nổi lên một số điểm

mới sau:

Thứ nhất, tính kinh tế và chính trị trong quan hệ ODA ngày

càng có sự gắn bó chặt chẽ hơn

Thứ hai, ODA của Nhật Bản viện trợ cho ASEAN đặc biệt nhấn

mạnh đến mục đích chính trị

Thứ ba, ASEAN đã có được một tư thế độc lập hợp tác bình đẳng

cùng có lợi với các nước lớn hơn, trong đó có quan hệ ODA với Nhật Bản

Thứ tư, cơ cấu tài trợ ODA của Nhật Bản cho ASEAN rất đa

dạng phong phú về hình thức có cả viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi

và hỗ trợ kỹ thuật

Thứ năm, trong hoạt động tài trợ ODA cho ASEAN, Nhật Bản

luôn có sự điều chỉnh linh hoạt

Tóm lại, sự tăng trưởng của hoạt động tài trợ ODA sẽ góp phần làm cho bức tranh kinh tế đối ngoại của ASEAN và Nhật Bản trong những thập niên đầu thế kỉ XX sẽ trở nên sáng sủa hơn sau những khó khăn trong thập niên cuối của thế kỉ XX

2.2.2.2 Quan hệ hợp tác đầu tư phát triển Nhật Bản - ASEAN

Sau Chiến tranh lạnh, hoạt động đầu tư trực tiếp được bổ sung thêm một số nhân tố mới Đó là, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới; sự phân công lao động mới giữa trung tâm và vùng ngoại vi tạo nên sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển Thông qua chương trình ODA, Nhật Bản đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước này tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc thu hút FDI

Các nước ASEAN tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi một cách căn bản hệ thống luật pháp đầu tư nước ngoài ngày càng thông thoáng, hấp dẫn có những ưu đãi thỏa đáng đối với các nhà đầu tư Đặc biệt, năm

1998, ASEAN thông qua Hiệp định chung về khu vực đầu tư ASEAN

để thu hút nhiều hơn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Trong đó, Indonesia là nước nhận nhiều FDI từ Nhật Bản nhất, tiếp theo là Thái Lan, thứ ba là Singapore, thứ tư là Malaysia và cuối cùng là Philippines.Tuy có sự tăng giảm không đều, nhưng trong vòng

5 năm từ 1995 đến 1999, Nhật Bản tiến hành đầu tư vào 5 nước ASEAN tới 2.266 dự án với số tiền lên đến 3056,3 tỷ yên và ASEAN5

vẫn là địa bàn đầu tư quan trọng của Nhật Bản

Một số đặc điểm nổi bật của FDI Nhật Bản ở giai đoạn này:

Thứ nhất, FDI của Nhật Bản vào ASEAN tăng mạnh, nguyên

nhân chính xuất phát từ cả phía nhà đầu tư và các nước nhận đầu tư

Thứ hai, các dự án FDI của Nhật Bản vào ASEAN chỉ ở quy mô

vừa và nhỏ, lĩnh vực công nghệ chế tạo được đầu tư nhiều hơn các lĩnh vực phi chế tạo

Thứ ba, đầu tư Nhật Bản vào ASEAN có nhiều tác động tích

cực đến cả Nhật Bản và ASEAN

2.2.2.3 Quan hệ thương mại Nhật Bản - ASEAN

Ngày đăng: 11/04/2013, 19:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w