Ví dụ: "Kính gửi: Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc công ty...".” Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm quy định và hướng dẫn tại đoạn 22 và đoạn A16 của Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 70
Trang 1Câu hỏi 117: Kiểm toán viên độc lập
Hiện tôi là thành viên của hiệp hội kiểm toán Anh ACCA Tôi có một câu hỏi xin được giải đáp như sau: Hiện tại Việt Nam có quy định cụ thể nào việc báo cáo của các công ty kiểm toán bên ngoài (external auditors) và kiểm toán nội bộ (internal auditors)? Ví dụ khi kiểm toán cho các công ty cổ phần, công ty niêm yết, công ty tư nhân, kiểm toán viên bên ngoài phải báo cáo cho ai? (theo tôi được biết là hội đồng
cổ đông, hội đồng quản trị, hoặc hội đồng thành viên) nhưng không biết luật nào số bao nhiêu quy định Tôi đã đọc luật doanh nghiệp, luật chứng khoán, và các nghị định 105/2004/ND-CP, Quyết định 121/2005/QĐ-NHNN, Nghị định 30/2009/NĐ-CP, v.v nhưng không thấy yêu cầu cụ thể về việc báo cáo này.
Trả lời:
Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện hành và các quy định, hướng dẫn liên quan chưa có điểm nào quy định rõ là kiểm toán viên độc lập phải báo cáo cho ai Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo quy định tại đoạn 12 của Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam số 700, ban hành theo Quyết định 120/1999/QĐ-BTC ngày 27/9/1999: “12 Người nhận báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ người được nhận báo cáo kiểm toán phù hợp với Hợp đồng kiểm toán Người nhận có thể là Hội đồng quản trị, Giám đốc, hoặc các cổ đông đơn vị được kiểm toán Ví dụ: "Kính gửi: Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc công ty ".”
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm quy định và hướng dẫn tại đoạn 22 và đoạn A16 của Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 700 do IFAC ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày
15/12/2009 về người nhận báo cáo kiểm toán: “Báo cáo kiểm toán sẽ chỉ rõ người nhận báo cáo kiểm toán tùy theo quy định trong hợp đồng kiểm toán Người nhận báo cáo kiểm toán sẽ là những người mà báo cáo được lập cho họ sử dụng, thường là các cổ đông công ty hoặc những người chịu vai trò quản trị của đơn vị có báo cáo tài chính được kiểm toán”.
Câu hỏi 121: Hành nghể Kiểm toán ở Việt Nam
Nếu muốn hành nghề Kiểm toán tại Việt Nam chúng tôi phải xúc tiến thủ tục ra sao? Xin cho biết thêm kỳ thi chuyển chứng chỉ cho Kiểm toán viên nước ngoài vào năm 2010 sẽ vào thời điểm nào? Các thủ tục trễ nhất phải kết thúc vào lúc nào? Trả lời :
Ở Việt Nam chưa hành nghề kiểm toán cá nhân Để hành nghể Kiểm toán ở Việt Nam, anh phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ, Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 … Cụ thể: Phải có 03 người có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam, trong đó người làm giám đốc, chứng chỉ kiểm toán viên phải được cấp trước đó 3 năm, phải góp 10% vốn trở lên… Hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nộp cho Sở kế hoặc và đầu tư – nơi đóng trụ sở công ty Chi tiết anh tra cứu trên Website www.vacpa org.vn (Mục văn bản pháp luật)
Trang 2Kỳ thi chuyển đổi từ chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài sang chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam thường tổ chức vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm Thủ tục nộp trước khi thi là 30 ngày Hàng năm Hội đồng thi sẽ thông báo lịch học và ôn thi, thi trước khi thi khoảng 3 tháng
Câu hỏi 124: Chuẩn mực kiểm toán số 700
Tại Công văn số 951/VACPA ngày 20/4/2010 của VACPA có nhắc nhở một công ty kiểm toán không được ủy quyền cho Giám đốc kiểm toán ký báo cáo kiểm toán thay cho Giám đốc công ty kiểm toán đó Đề nghị Ông Bùi Văn Mai giải thích rõ hơn về việc này
Trả lời:
Theo quy định tại Chuẩn mực kiểm toán số 700 “Báo cáo kiểm toán về BCTC”, Báo cáo
kiểm toán gồm 2 chữ ký: chữ ký của KTV phụ trách cuộc kiểm toán và chữ ký của KTV
là Giám đốc hoặc người được ủy quyền
Như vậy Giám đốc hoặc người được ủy quyền có thể là Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền theo pháp luật của Giám đốc, Tổng giám đốc Theo chúng tôi hiểu thì người được ủy quyền theo pháp luật chỉ có thể là Phó Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh
Ngoài ra Giám đốc hoặc người được ủy quyền còn phải có điều kiện tiên quyết là phải có chứng chỉ KTV mới được ký báo cáo kiểm toán
Giám đốc kiểm toán là chức danh mới xuất hiện tại Việt Nam, chỉ người phụ trách/đứng đầu về công việc kiểm toán chứ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, cho dù có được Giám đốc, người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì cũng không được thay mặt cho công ty kiểm toán để ký báo cáo kiểm toán
Câu hỏi 125: Chuẩn mực kiểm toán số 1000
Theo chuẩn mực kiểm toán số 1000 thì “Trường hợp đơn vị được kiểm toán chưa chuẩn
bị đầy đủ hồ sơ Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thì được thuê kiểm toán viên cung cấp dịch vụ “Tư vấn hoàn thiện hồ sơ Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành” như một hợp đồng riêng, ngoại trừ các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách
Kiểm toán viên và công ty kiểm toán đã cung cấp dịch vụ tư vấn hoàn thiện hồ sơ Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thì không được tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành”
Vậy đối với các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách thì Chủ đầu tư có thể thuê cùng 1
công ty kiểm toán có được cung cấp dịch vụ tư vấn hoàn thiện hồ sơ Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành Nếu không được thì muốn hoàn thiện hồ sơ báo cáo quyết toán dự án hoàn thành Chủ đầu
tư phải thực hiện thế nào?
Trang 3Trả lời:
1 Căn cứ điểm 2, điều 27 Chương I Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 thì một công ty kiểm toán không được thực hiện đồng thời hai dịch vụ tư vấn hoàn thiện hồ
sơ Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và dịch vụ kiểm toán đối với Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đó cho một đơn vị được kiểm toán, cho dù báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đó thuộc nguồn vốn nào
Đối với các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách thì chủ đầu tư cũng không thể thuê một công ty kiểm toán thực hiện cả hai dịch vụ trên trong năm báo cáo
2 Căn cứ điểm 1, mục X, phần II, Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước và điểm
17, Chuẩn mực kiểm toán số 1000 thì chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán
dự án hoàn thành đầy đủ nội dung và đảm bảo thời gian quy định Đối với dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, chủ đầu tư không được thuê công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ tư vấn hoàn thiện hồ sơ báo cáo quyết toán dự án hoàn thành Chủ đầu tư chỉ có thể đề nghị cơ quan chủ quản đầu tư hướng dẫn lập báo cáo quyết toán
Câu hỏi 127: BCTC bắt buộc phải được kiểm toán?
Công ty S chuyên nghiên cứu và thực hiện tự động hóa dây chuyền sản xuất Niên độ kế toán hiện hành: 01/01 đến 31/12 hàng năm Công ty đã gửi Thông báo đến Cục thuế về việc tạm ngừng hoạt động 01 năm từ ngày 01/01/2010 đến 31/12/2010 do tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, không có dự án mới Do hầu như sẽ không có giao dịch phát sinh trong năm tạm ngừng hoạt động nên gộp chung báo cáo tài chính năm
2010 vào báo cáo của năm tiếp theo khi doanh nghiệp dự tính hoạt động trở lại để kiểm toán và nộp cho Cơ quan Nhà nước theo quy định thì có được không?
Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về kiểm toán độc lập,
quy định: “Báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp và tổ chức dưới đây bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán: a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; b) Tổ chức tài chinh và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm; d) Riêng đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có tham gia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán thì thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về kinh doanh chứng khoán; nếu vay vốn ngân hàng thì thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng”.
Căn cứ vào quy định nêu trên thì báo cáo tài chính hàng năm của Công ty bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước có
Trang 4thẩm quyền Năm ngừng hoạt động cũng phải lập BCTC riêng nhưng có thể sau 1 năm hoạt động trở lại mới thực hiện kiểm toán cùng với BCTC của năm đầu hoạt động trở lại
Câu hỏi 130: Chứng chỉ Kiểm toán viên
Xin cho biết nếu muốn hành nghề Kiểm toán tại Việt Nam phải xúc tiến thủ tục ra sao? Xin cho biết thêm kỳ thi chuyển đổi chứng chỉ cho Kiểm toán viên nước ngoài vào năm 2010 sẽ vào thời điểm nào? Các thủ tục trễ nhất phải kết thúc vào lúc nào? Trả lời:
Ở Việt Nam chưa hành nghề kiểm toán cá nhân Để hành nghể Kiểm toán ở Việt Nam, anh phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ, Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 … Cụ thể: Phải có 03 người có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam, trong đó người làm giám đốc, chứng chỉ kiểm toán viên phải được cấp trước đó 3 năm, phải góp 10% vốn trở lên… Hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư – nơi đóng trụ sở công ty Chi tiết anh tra cứu trên Website www.vacpa org.vn (Mục văn bản pháp luật)
Kỳ thi chuyển đổi từ chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài sang chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam thường tổ chức vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm Thủ tục nộp trước khi thi là 30 ngày Hàng năm Hội đồng thi sẽ thông báo lịch học và ôn thi, thi trước khi thi khoảng 3 tháng Chi tiết theo dõi trên website trên (Mục Đào tạo hoặc Mục tin tức sự kiện/thông báo) vào tháng 7/2010
Câu hỏi 131 : Kiểm toán nguốn vốn?
Cuối tháng 10/2010, Công ty Kiểm toán A sáp nhập vào Công ty Kiểm toán B và Công ty Kiểm toán B đổi tên thành Công ty Kiểm toán C Các kiểm toán viên có đăng ký hành nghề năm 2010 ở Công ty Kiểm toán A có được ký Báo cáo kiểm toán của Công ty Kiểm toán C trong thời gian tháng 11, 12 năm 2010 không (thời gian sau sáp nhập)
Trả lời:
Công ty Kiểm toán A, B cần thông báo cho VACPA về sự sáp nhập và đổi tên (ngay sau thời điểm sáp nhập, đổi tên) Công ty Kiểm toán C làm thủ tục đề nghị VACPA xác nhận
“Danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2010” từ thời điểm đề nghị Các kiểm toán viên hiện đã đăng ký hành nghề tại Công ty Kiểm toán C được ký Báo cáo kiểm toán cho các khách hàng được Công ty Kiểm toán C thực hiện kiểm toán
Câu hỏi 136: Hiện nay, VAE đang thực hiện kiểm toán cho một khách hàng là công ty
hoạt động trong lĩnh vực đầu tư (sau đây gọi tắt là Công ty CP A) VAE gặp phải một số vấn đề xin hỏi:
1 Các cổ đông góp vốn thành lập Công ty CP A bằng 6.000.000 trái phiếu chuyển đổi của một Ngân hàng TMCP với Mệnh giá trái phiếu là 100.000 VND, lãi suất cố định là 7%/năm Trái phiếu này được các thành viên góp vốn thống nhất bằng 130% mệnh giá –
Trang 5tương ứng với 130.000 VND/trái phiếu Trái phiếu này tại thời điểm định giá không có giao dịch trên thị trường Công ty CP A thực hiện hạch toán như sau:
Nợ TK 228 780 tỷ (tương ứng với 600 tỷ theo mệnh giá trái phiếu)
Có TK 411 780 tỷ
2 Sau đó, để chuyển đổi số trái phiếu trên, Công ty đã thực hiện repo số trái phiếu góp vốn trên cho 2 công ty chứng khoán với thời hạn 3 tháng, lãi suất repo là 13,7%/năm để nhận về 600 tỷ Công ty thực hiện hạch toán như sau:
Nợ TK 112 600 tỷ
Có TK 311 600 tỷ
3 Công ty lại cho thành viên là cổ đông sáng lập đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị vay với giá trị 610 tỷ và không tính lãi vay Công ty hạch toán:
Nợ TK 138 610ty
Có TK 112 610 tỷ
Vậy xin hỏi:
1) Việc các cổ đông định giá tra phiếu bằng 130% giá trị mệnh giá như trên để ghi có hợp
lý không? Nếu hợp lý thì quy định ở văn bản nào?
2) Việc công ty đi vay phải chịu lãi suất vay nhưng cho thành viên Hội đồng quản trị vay lại không tính lãi vay như đã nêu trên có phù hợp với Chế độ kế toán hiện hành không? 3) Kiểm toán viên xử lý và đưa ra ý kiến như thế nào với tình huống trên?
Trả lời:
1 Việc các cổ đông Công ty A thống nhất góp vốn bằng trái phiếu chuyển đổi với giá trị bằng 130% mệnh giá phải được thuyết minh rõ ràng trong Báo cáo tài chính
2 Việc Công ty A đi vay phải chịu chi phí lãi vay và tính vào chi phí của công ty nhưng cho thành viên Hội đồng quản trị vay lại không tính lãi vay là không hợp lý, không phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, bởi vì khoản chi phí lãi vay này không liên quan gì đến hoạt động của công ty
3 Do có nghi ngờ về việc Công ty A đi vay để cho vay không tính lãi như nêu trên, dẫn đến việc kiểm toán viên cũng nghi ngờ việc góp vốn bằng trái phiếu chuyển đổi với giá trị bằng 130% mệnh giá Kiểm toán viên cần đưa ra ý kiến ngoại trừ về tình huống trên
Câu hỏi 135: Thi chứng chỉ kiểm toán viên
Tôi đang làm trợ lý kiểm toán cho 1 Công ty kiểm toán từ khi tốt nghiệp đại học là tháng 6/2008 và kế hoạch sẽ vẫn tiếp tục làm cho Công ty kiểm toán cho đến hết năm 2012 Nếu năm 2011 Bộ Tài chính tổ chức kỳ thi chứng chỉ kiểm toán viên từ tháng 7 đến tháng
12 của năm 2011 thì Tôi có đủ điều kiện dự thi hay ko? Theo thông tư 171/2009/TT-BTC
có quy định như sau: "Thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên tính từ năm ghi trên bằng tốt nghiệp đại học đến năm đăng ký dự thi; hoặc thời gian thực
Trang 6tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lên tính từ năm ghi trên bằng tốt nghiệp đại học đến năm đăng ký dự thi” được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Bạn đã làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ khi tốt nghiệp đại học tháng 6/2008, đồng thời chuyên ngành học của bạn phù hợp với điều kiện thi kiểm toán viên, thì đến năm 2012 bạn sẽ đủ điều kiện về thời gian công tác thực tế (làm trợ ký kiểm toán
từ 4 năm trở lên ở doanh nghiệp kiểm toán) để được tham dự kỳ thi kiểm toán viên Cách tính 4 năm theo quy định tại Thông tư số 174/2009/TT-BTC ngày 24/08/2009 của Bộ Tài chính là được tính theo năm, có nghĩa nếu kỳ thi kiểm toán viên năm 2012 được thực hiện vào đầu năm, mặc dù chưa đủ 4 năm tính theo tháng (48 tháng) thì bạn vẫn đủ điều kiện dự thi
Câu hỏi 146: Điều kiện được công nhận là kiểm toán viên hành nghề
Theo quy định của luật kiểm toán độc lập mới ban hành (số 67/2011/QH12 ngày 29 tháng
3 năm 2011) thì điều kiện được công nhận là kiểm toán viên hành nghề gồm có:
1 Là kiểm toán viên;
2 Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
3 Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức
Vậy theo quy định này khi làm trợ lý kiểm toán viên 4 năm và thi đậu KTV thì có được
ký báo cáo ngay không hay phải đợi thêm 3 năm làm kiểm toán nữa mới đủ điều kiện ký báo cáo?
Trả lời:
Điều 15, Chương II của Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH 12 ngày 29/03/2011 có quy định:
" Điều 15 Đăng ký hành nghề kiểm toán
1 Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:
a) Là kiểm toán viên;
b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức
2 Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của
Bộ Tài chính
3 Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật
4 Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam."
Trang 7Như vậy, theo quy định trên, nếu bạn đã làm trợ lý KTV 4 năm tại công ty kiểm toán, hiện tại làm việc toàn bộ thời gian cho công ty kiểm toán, thi đỗ và được cấp chứng chỉ kiểm toán viên, tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức, được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính, thì bạn có thể được
ký báo cáo kiểm toán Tuy nhiên việc ký báo cáo kiểm toán còn tùy thuộc vào quy định của công ty kiểm toán nơi bạn đang làm việc
Câu hỏi 146: Điều kiện được công nhận là kiểm toán viên hành nghề
Theo quy định của luật kiểm toán độc lập mới ban hành (số 67/2011/QH12 ngày 29 tháng
3 năm 2011) thì điều kiện được công nhận là kiểm toán viên hành nghề gồm có:
1 Là kiểm toán viên;
2 Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
3 Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức
Vậy theo quy định này khi làm trợ lý kiểm toán viên 4 năm và thi đậu KTV thì có được
ký báo cáo ngay không hay phải đợi thêm 3 năm làm kiểm toán nữa mới đủ điều kiện ký báo cáo?
Trả lời:
Điều 15, Chương II của Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH 12 ngày 29/03/2011 có quy định:
" Điều 15 Đăng ký hành nghề kiểm toán
1 Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:
a) Là kiểm toán viên;
b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức
2 Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của
Bộ Tài chính
3 Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật
4 Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam."
Như vậy, theo quy định trên, nếu bạn đã làm trợ lý KTV 4 năm tại công ty kiểm toán, hiện tại làm việc toàn bộ thời gian cho công ty kiểm toán, thi đỗ và được cấp chứng chỉ kiểm toán viên, tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức, được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính, thì bạn có thể được
ký báo cáo kiểm toán Tuy nhiên việc ký báo cáo kiểm toán còn tùy thuộc vào quy định của công ty kiểm toán nơi bạn đang làm việc
Trang 8BÀI TẬP ĐIỀU CHỈNH BÚT TOÁN Khi nhắc đến Bút toán điều chỉnh trong Kiểm toán, có nghĩa là những bút toán điều chỉnh được thực hiện sau khi đã chốt sổ kế toán Như vậy, ta phải trực tiếp trên các tài khoản Tài sản và Nguồn vốn chứ không còn sự tồn tại của những tài khoản Chi phí, Doanh thu nữa.
Phương pháp đơn giản nhất để làm dạng này gồm 4 bước:
Bước 1: Bút toán Kế toán đã phản ánh
Bước 2: Ảnh hưởng của sai sót đến BCKQKD
Ở bước này, ta sẽ suy luận xem sai sót đó ảnh hưởng tới các khoản mục nào trên
BCKQKD (ví dụ như: CPBH bị tăng bao nhiêu -> LNtt tăng bao nhiêu -> Thuế TNDN tăng bao nhiêu -> LNst tăng bao nhiêu?)
Bước 3: Ảnh hưởng của sai sót đến BCĐKT
Từ bước 2, ta biết được có một số chỉ tiêu trên BCĐKT bị sai Trong bước này, ta chia làm 2 cột Tài sản và Nguồn vốn Trong mỗi cột có những chỉ tiêu nào bị ảnh hưởng? Lưu
ý quan trọng là tổng ảnh hưởng của 2 cột PHẢI BẰNG NHAU
Bước 4: Bút toán điều chỉnh
Từ bước 2 và bước 3, ta có các bút toán điều chỉnh tương ứng với các khoản mục bị ảnh hưởng
Ví dụ minh họa
Câu 1: Trong tháng 3/2010, Công ty E có ghi nhận một hóa đơn VAT 0123/2008 liên
quan đến chi phí tiếp khách với số tiền chưa có thuế VAT là 10.000.000 đồng; thuế VAT
là 1.000.000 đ vào khoản phải thu khác thay vì phải hạch toán toàn bộ vào chi phí hoạt động trong năm Khoản chi phí này được thanh toán bằng tiền mặt ngày 25/04/2010 Vào ngày 01/06/2010, Công ty E có mua Laptop cho Giám đốc, trị giá trưa có thuế VAT
là 30.000.000 đồng, thuế VAT là 3.000.000 đồng Tuy nhiên do nhầm lẫn khi phân loại hóa đơn, kế toán đã ghi nhận khoản chi này là khoản chi phí quản lý cho Ban Giám đốc
và được hạch toán bộ trong năm 2010
Yêu cầu: Viết các bút toán điều chỉnh của Kiểm toán độc lập cho các sai sót của Công ty
E ảnh hưởng trực tiếp đến Cân đối kế toán, kết quả kinh doanh của năm 2010
Biết rằng: việc kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện vào tháng 02/2011; các sai
sót trong nghiệp vụ trên đều là trọng yếu đối với báo cáo tài chính; Công ty E kê khai, nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% Máy Laptop được khấu hao theo tỷ lệ 30%/năm
Bài giải:
Nghiệp vụ
Kế toán phản ánh A/h tới BCKQKD A/h tới BCĐKT
Bút toán điều chỉnh
1 Nợ 1388 11 CPQL ↓ 10 -KPT ↑ 11 -Thuế Nợ 1331 1
Trang 9Có 111 11
->LNtt ↑ 10 ->Thuế TNDN ↑ 2 ->LNst ↑ 8
-VAT vào ↓ 1
&PNNS ↑ 2 -LNcpp ↑ 8
Nợ 3334 2
Nợ 421 8
Có 1388 11
2
Nợ 642 33
Có 112 33
CPQL ↑ 33 CPQL (khấu hao) ↓ 5.25
->LNtt ↓ 27.75
->Thuế TNDN ↓ 5.55
->LNst ↓ 22.2
-TSCĐ ↓ 30 -KHTSCĐ ↑ 5.25
-VAT vào ↓ 3
-Thuế
&PNNS ↓ 5.55 -LNcpp ↓ 22.2
TS ↓ 27.75 NV ↑ 27.75
Nợ 211 30
Nợ 1331 3
Có 214 5.25
Có 421 22.2
Có 3334 5.55
Hay: có thể trình bài như sau
Câu 2: Công ty K là công ty thương mại, kinh doanh mặt hàng X ngày 26/12/2009: K có
mua của Công ty M 1 lô hàng X trị giá là 120.000.000 đồng chưa có thuế VAT, K đã nhận hóa đơn VAT số 456 ngày 27/12/2009 do M phát hành, hàng X thực tế chưa nhập kho tính đến 31/12/2009 Kế toán chưa phản ánh các nghiệp vụ mua hàng vào sổ sách của công ty trong năm 2009
Vào ngày 28/12/2009, ½( phân nửa) giá trị lô hàng X nói trên đã dược K bán trực tiếp
Trang 10cho công ty N với trị giá là 150.000.000 đồng chưa có thuế VAT mà M đã giao hàng trực tiếp cho N tại kho của N
Kế toán của công ty K xuất hóa đơn cho N ngày 3/1/2010 và ghi nhận doanh thu và giá
vốn cho giá trị lô hàng X cho năm 2010 thay vì phải ghi nhận các nghiệp vụ trên trong
năm 2009
Tính đến 31/12/2009, không có phát sinh nghiệp vụ thanh toán giữa K và M; K và N cho các nghiệp vụ mua bán nói trên
Yêu cầu: Viết các bút toán điều chỉnh của kiểm toán độc lập cho các sai sót của công ty
K ảnh hưởng trực tiếp đến CĐKT, KQKD của năm 2009
Biết rằng: Việc kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện vào tháng 02/2010; các sai
sót trong các nghiệp vụ trên đều là trọng yếu đối với báo cáo tài chính; Công ty K kê
khai, nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế VAT là 10% và thuế suất
thuế TNDN là 20% Hàng X không có tồn kho vào đầu tháng 12/2009
Bài giải:
Ở Bài tập 2, ta sẽ đi điều chỉnh BCTC của năm 2009 Còn ở năm 2010, ta có thể ghi bút toán sửa sai với 2 bút toán ghi nhận doanh thu và giá vốn đã ghi
Nghiệp vụ Kế toán phản ánh A/h tới BCKQKD A/h tới BCĐKT Bút toán điều chỉnh
2009 Kế toán không phản ánh GVHB ↓ 60
DTBH ↓ 150 ->LNtt ↓ 90 ->Thuế TNDN ↓ 18 ->LNst ↓ 72
-Hàng đi đường ↓ 60 -VAT vào ↓ 1 -KPT ↓ 165
-PT ng.bán ↓ 132 -VAT ra ↓ 15 -Thuế &PNNS ↓ 18
TS ↓ 237 NV ↓ 237
Nợ 151 60
Nợ 1331 12
Nợ 131 165
Có 331 132
Có 3331 15
Có 3334 18
Có 421 72
Bài 3: Trong quá trình kiểm toán BCTC cho năm tài chính 2008 của cty Sao Mai các KTV đã phát hiện những sai sót sau:
1 Cty mua 1 số TSCĐ dùng cho bộ máy quản lý giá 240trđ vào ngày 1/4/2008 nhưng ko ghi tăng TSCĐ mà hạch toán trực tiếp vào chi phí quản lý DN trong năm tài chính Biết
tỷ lệ KH của loại TS này là 12%/năm