Thu hút FDI tại Trung Quốc và kinh nghiệm với Việt Nam
Trang 1MỤC LỤC
Lời nói đầu……….
……… 1
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC I Thu hút FDI tại Trung Quốc qua các giai đoạn……….
………3
1 Giai đoạn thăm dò (1979-1985)……….
……3
2 Giai đoạn phát triển ổn định (1986-1991)……….
……….3
3 Giai đoạn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ (1992-1993)………
……5
4 Giai đoạn điều chỉnh (1994 đến nay)………
………6
II Đặc điểm FDI tại Trung Quốc……… 8
1 Nguồn vốn đầu tư… ……….……….
……… 8
2 Đối tác đầu tư……… ……… ……
10 3 Quy mô của các dự án đầu tư………
14 4 Hình thức đầu tư ……….16
5 Lĩnh vực đầu tư ………
20
Trang 26 Địa bàn đầu tư… …… ………
Trang 33 Chính sách hợp lý trong đa dạng hoá nguồn đầu tư………
Trang 4II Thực trạng FDI ở Việt Nam trong thời gian
Trang 58 Tăng cường hội nhập, tham gia vào các tổ chức khu vực và thế
LỜI NÓI ĐẦU
Sau hơn 20 năm (từ 1979 đến nay) thực hiện chính sách cải cách mở cửa,kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của cảthế giới Kim ngạch ngoại thương hai chiều của Trung Quốc đã tăng từ 28 tỷUSD năm 1982 lên 510 tỷ USD năm 2001 Năm 2001, Trung Quốc trở thànhnước xuất khẩu đứng thứ bẩy thế giới (266,3 tỷ USD) và là nước nhập khẩuđứng thứ 8 trên thế giới (243,7 tỷ USD) Cho đến nay, tương ứng với các thời
kỳ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng Vị thế
và ảnh hưởng của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt Nhiều nhà kinh tế nhận địnhrằng, từ nay đến hết thập niên đầu thế kỉ XXI vẫn là thời kỳ phát triển mạnh mẽcủa nền kinh tế Trung Quốc
Một trong những yếu tố tạo nền sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của TrungQuốc trong hơn 20 năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) Từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc liên tục đứng đầu cácnước đang phát triển và đứng trong tốp đầu trên thế giới về thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài và thậm chí đã vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2002 với 52,7 tỷUSD Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành động lực của sự phát triển kinh tếTrung Quốc và chính nó là yếu tố then chốt để nước này thực hiện công nghiệp
Trang 6hoá hướng về xuất khẩu Quan trọng hơn, nó là cơ sở chủ yếu để Trung Quốcthực hiện bước chuyển từ một nước nông nghiệp, khai thác tài nguyên, xuấtkhẩu nguyên liệu là chính sang thành nước sản xuất và xuất khẩu chủ yếu cácmặt hàng công nghiệp chế tạo Nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài mà đất nướcTrung Quốc đã thay da đổi thịt Nếu như trước khi mở cửa, Trung Quốc được
ví như một hành tinh chết, không sinh sôi, không nảy nở, phát triển thì sau 20năm mở cửa, một đất nước Trung Quốc lớn mạnh đang hình thành, tạo nên một
trong những “điều thần kỳ kinh tế vĩ đại nhất của thế kỷ”.
Việt Nam tiến hành cải cách mở cửa sau Trung Quốc 8 năm nên việctham khảo kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài củaTrung Quốc trong quá trình phát triển kinh tế là cần thiết
Về mặt lý luận, nó giúp ta có thêm dữ liệu để hiểu kỹ bản chất của đầu tưtrực tiếp nước ngoài, vừa là điều kiện để đánh giá chuẩn xác hơn sự tác độngcủa loại hình kinh tế này đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam Vềthực tiễn, Trung Quốc phát triển kinh tế thành công một phần lớn là nhờ đã triệt
để tận dụng những ưu thế của đầu tư trực tiếp nước ngoài Bài học thiết thựcđược đúc kết là nước nào có năng lực thu hút và biết sử dụng hiệu quả đầu tưtrực tiếp nước ngoài thì kết quả đạt được trong quá trình phát triển tương đốithành công
Chúng ta tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc chính là cơ sở để họchỏi những thành công và né tránh những điều chưa hợp lý mà Trung Quốc đã
vấp phải Vì đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải là “chìa khoá vạn năng”,
nó cũng có những mặt trái nên trong khoá luận này, tôi xin đề cập cả nhữngbài học thành công cũng như chưa thành công của Trung Quốc Tham khảomột cách có chọn lọc những bài học kinh nghiệm là yêu cầu cần thiết, bổ íchcho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luậnchia thành 3 chương:
Chương I: Thực trạng thu hút FDI tại Trung Quốc.
Trang 7Chương II: Những bài học kinh nghiệm trong thu hút FDI tại Trung Quốc Chương III: Vận dụng kinh nghiệm trong hoạt động thu hút FDI của trung quốc ở Việt Nam.
Do trình độ và thời gian có hạn nên khoá luận này không tránh khỏi thiếusót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Bùi Thị Lý, người đã tậntình hướng dẫn tôi trong việc hoàn thành khoá luận này
Hà Nội, tháng 5 năm 2003.
Người viết
Học viên Nguyễn Thị Thu Hảo
Trang 8CHƯƠNG I THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC
Năm 1979 đánh dấu việc Trung Quốc mở cửa thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) Kể từ đó đến nay, tình hình thu hút FDI tại Trung Quốc
đã có những biến chuyển mạnh mẽ Có thể tóm tắt quá trình thu hút FDI tạiTrung Quốc thành bốn giai đoạn
I THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC QUA CÁC GIAI ĐOẠN
1 Giai đoạn thăm dò (1979 - 1985)
Do Trung Quốc có một thời gian dài đóng cửa bài ngoại nên đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc trong giai đoạn đầu này chỉ mang tínhthăm dò, mức độ chậm chạp, quy mô không lớn Chủ yếu là các dự án đầu
tư vào vùng duyên hải của các nhà tư bản vừa và nhỏ ở Hồng Kông, MaCao Các nhà đầu tư chủ yếu đầu tư vào các công trình nhà hàng, kháchsạn thu lợi tương đối cao Hầu hết các hạng mục quy mô nhỏ, kỹ thuậtthấp, kỳ hạn quay vòng vốn ngắn Tính tới cuối năm 1985, Trung Quốc đãthu hút được 6.321 hạng mục, với số vốn đầu tư thực tế là 4,72 tỷ USD.Hầu hết các hạng mục sử dụng nhiều lao động vào những ngành gia côngcấp thấp hoặc trung bình Mục đích của nhà đầu tư lúc đó là lợi dụng sứclao động rẻ ở Trung Quốc
2 Giai đoạn phát triển ổn định (1986 - 1991)
Đầu năm 1986, Trung Quốc có sự điều chỉnh Chiến lược thu hút FDI
được cựu Tổng bí thư Đảng CS Trung Quốc Triệu Tử Dương gọi là “lưỡng đầu tại ngoại”, tức là dựa vào bên ngoài cả về cung đầu vào lẫn thị trường đầu
ra Với chiến lược này, Trung Quốc quyết định lấy mục tiêu kinh tế loại hìnhhướng ra bên ngoài là kết hợp công thương, lấy xây dựng công nghiệp làm chủ,lấy trọng điểm từ việc trải ra kinh doanh chuyển hướng cơ bản sang nắm sản
Trang 9xuất, nâng cao trình độ để đạt hiệu quả kinh tế Đây là quyết định có ý nghĩaquan trọng cho sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc Chính sách này rất khác sovới chính sách của nhiều nước công nghiệp hoá mới (NICs) là thu hút FDI vàosản xuất thay thế nhập khẩu Đặc điểm của Trung Quốc là đồng thời chuyểnđầu tư nước ngoài từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu đồng thờivẫn thực hiện công nghiệp hoá Đặc điểm này đã làm cho các nhà đầu tư chú ý.
Các nhà đầu tư từ trên 60 nước và khu vực, chủ yếu là từ Hồng Kông,
Ma Cao, Đài Loan, Nhật Bản và các nước phát triển phương Tây đã đến TrungQuốc Họ chủ yếu đầu tư vào các ngành năng lượng, thông tin, chế tạo máy,điện tử, dệt, công nghiệp nhẹ, hoá chất, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi,đánh cá, xây dựng và ngành bất động sản Những dự án được chấp thuận ở cáctỉnh và thành phố duyên hải chiếm 80% tổng số của cả nước Đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài có sự chuyển hướng từ các ngành kinh doanh dịch vụ sang cácngành công nghiệp chế tạo, chủ yếu là các ngành công nghiệp tập trung nhiềulao động, sản phẩm được tái xuất qua Hồng Kông phù hợp với chiến lược sửdụng vốn nước ngoài cho mục đích xuất khẩu của Trung Quốc, đã làm tổng sảnlượng công nghiệp tăng lên
Năm 1991, Trung Quốc đã thông qua việc khống chế vĩ mô, kết hợp chặtchẽ chính sách ưu đãi trong thu hút vốn nước ngoài và chính sách ngành nghềcủa đất nước, khuyến khích có trọng điểm đầu tư nước ngoài vào các hạng mụctheo hướng phù hợp với chính sách ngành nghề, các hạng mục phải có quy môtương đối lớn và có kỹ thuật tiên tiến Đầu tư nước ngoài ngày càng phát triểnvững chắc hơn Theo báo cáo điều tra của Cục mậu dịch Hồng Kông, từ năm
1979 - 1991, Trung Quốc đã phê chuẩn 12.100 hạng mục vốn nước ngoài, kimngạch ký kết theo hiệp định là 121,5 tỷ USD, vốn lợi dụng thực tế đạt 79,6 tỷUSD
Nhìn chung, giai đoạn 1984 - 1991, đầu tư trực tiếp nước ngoài vàoTrung Quốc phát triển ổn định, có sự tăng trưởng cao Đặc điểm chủ yếu củađầu tư là các hạng mục mang tính sản xuất ngày càng tăng, (riêng năm 1991
Trang 10chiếm trên 90%) Các hạng mục mang tính kỹ thuật tiên tiến và thuộc loại hìnhxuất khẩu ngày càng nhiều
3 Giai đoạn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ (1992 - 1993)
Bước sang thập kỷ 90, sau chuyến đi thị sát của Đặng Tiểu Bình ở cáctỉnh phía Nam, tại Đại hội XIV năm 1992, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyếtđịnh đẩy nhanh tốc độ kinh tế thị trường Cả nước đã hình thành kết cấu mởcửa đối ngoại bao gồm 339 huyện thị với diện tích hơn 50 vạn km2 và hơn 300triệu người Trung Quốc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ngày càng phùhợp với yêu cầu và đòi hỏi của kinh tế thị trường, mở rộng thêm các lĩnh vựcđầu tư, quyết định đẩy nhanh sự phát triển của ngành nghề thứ ba và đặc biệt là
mở rộng thị trường nội địa Các nhà đầu tư đã nhìn thấy thị trường nội địa rấttốt, tiềm lực rất lớn, do vậy họ đã đầu tư ồ ạt vào thị trường trong nước
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc tăng trưởng cao chưa từngthấy Số lượng đầu tư của thương gia nước ngoài tăng theo cấp số nhân Năm
1992, tổng số hạng mục đầu tư của thương gia nước ngoài ký kết trên cả nước
là 48.764 hạng mục, tăng 3,75 lần so với 1991 Nó vượt quá cả tổng số hạngmục thời kỳ 1979 - 1991 là 42.027 hạng mục Kim ngạch ký kết theo hiệp định
là 58,12 tỷ USD, tăng 4,85 lần so với 1991, vượt qua tổng kim ngạch ký kếtthời kỳ 1979 - 1991, là 52,54 tỷ USD Kim ngạch sử dụng thực tế là 11,01 tỷ,tăng 2,52 lần so với năm 1991 Năm 1993, số dự án đầu tư của thương gia nướcngoài lên tới 83.437 hạng mục, tăng 71,1% so với năm 1992 Kim ngạch ký kếttheo hiệp định là 111,44 tỷ USD, tăng 149,95% so với năm trước Đồng thời nócũng nhiều hơn tổng kim ngạch ký kết 14 năm trước đó (1987 - 1992) là 110,46
tỷ USD Mức sử dụng thực tế đạt 27,52 tỷ USD, tăng 2,49 lần so với năm 1992
và tương đương 80% tổng kim ngạch 14 năm trước đó
Nguồn FDI trong 2 năm đến từ hơn 120 nước và khu vực Tốc độ tăngtrưởng của các nước phương Tây tăng nhanh Trong đó các công ty xuyên quốcgia (TNCs), các nhà tư bản từ 3 cường quốc Mỹ - Nhật - EU ngày càng tăngcường số lượng đầu tư vào Trung Quốc
Trang 11TNCs và các nhà tư bản lớn phương Tây đầu tư vào Trung Quốc mangtheo một số loại hình đầu tư mới, quy mô đầu tư lớn, khởi điểm kỹ thuật cao,sản phẩm cao cấp hoá Các dự án mang tính sản xuất trong kết cấu ngành nghềgiảm xuống Các dự án mang tính phi sản xuất phát triển tương đối nhanh Đặcbiệt là ngành bất động sản tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong số các dự án và tỷ
lệ trong số vốn của hiệp định từ 9,3% và 31% năm 1992 lên đến 13,57% và39,28% năm 1993
Do đầu tư tăng cao đã gây nên những cơn sốt đầu tư, gây ra tìnhtrạng rối loạn về bất động sản, về mở khu chế xuất, khu khai thác kinh tế
kỹ thuật Đầu tư tăng cao đã làm cho nền kinh tế trở nên quá nóng Năm
1992, kinh tế tăng trưởng 12%, năm 1993 tăng 13,4% Tốc độ tăng trưởngnày đã kéo theo rối loạn về tài chính tiền tệ, tổng cung và tổng cầu mấtcân bằng ảnh hưởng đến lạm phát
Năm 1992, 1993, tuy đầu tư tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng kim ngạch
sử dụng thực tế trong kim ngạch hiệp định mỗi năm là 18,9% và 24,7%, thấphơn so với mấy năm trước đó Tình trạng này xẩy ra một phần do ở nhiều địaphương đã mù quáng đưa các hạng mục đầu tư mà tiền vốn đồng bộ trong nướckèm theo không đủ, thiết bị cơ sở hạ tầng không theo kịp, nguyên liệu, nhiênliệu, cung ứng không đủ
Nhìn chung, FDI những năm 1992 - 1993 tăng trưởng với tốc độ cao
ở Trung Quốc Đặc trưng cơ bản của nó là mở rộng khu vực đầu tư, mởrộng ngành nghề, mở rộng quy mô dự án, cải thiện kết cấu đầu tư, kết cấungành nghề có sự chuyển biến cao cấp hoá
4 Giai đoạn điều chỉnh (1994 đến nay)
Trước tình trạng FDI tăng trưởng quá nóng trong giai đoạn 1992 - 1993,
từ năm 1994, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh chiến lược thu hútFDI theo hướng:
+ Đưa tiền vốn vào từ công nghiệp gia công thông thường chuyển sangcác ngành nghề cơ sở, ngành nghề tập trung nhiều tiền vốn và kỹ thuật
Trang 12+ Từ tiếp nhận những hạng mục nhỏ chuyển sang tiếp nhận những hạngmục lớn và vừa.
+ Từ thu hút tiền vốn ngành nghề chuyển sang thu hút tiền vốn lưu thôngquốc tế
+ Từ xây dựng doanh nghiệp mới là trọng tâm chuyển sang cải tạonhững doanh nghiệp cũ
+ Từ việc đưa đầu tư vào đối tượng bị động chuyển sang đưa vào đốitượng chủ động, có lựa chọn, chú trọng hơn đến chất lượng của đầu tư
Chính sách điều chỉnh đã làm dịu tình trạng kinh tế quá nóng của TrungQuốc trong 2 năm 1992 - 1993 Trong 6 tháng đầu năm 1994, những cơn sốt về
mở khu chế xuất và bất động sản đã dịu xuống Số lượng dự án mở khu chếxuất, khu phát triển kỹ thuật ở các tỉnh Giang Tô, Triết Giang, Sơn Đông, PhúcKiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Liêu Ninh, Hà Bắc đã giảm từ hơn 1.200 khuxuống chỉ còn 200 khu Kim ngạch dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng143,5% trước đây chỉ còn tăng 43,9% Ở khu vực duyên hải - điểm nóng màthương gia nước ngoài đầu tư ngoài Thượng Hải - tăng một chút 1,5%, với kimngạch tăng 14,2%, các tỉnh và thành phố khác đều có xu thế giảm đi, trong đó,Giang Tô giảm 55,5%, Sơn Đông giảm 50%
Nhờ điều chỉnh mà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã có sựchuyển biến rõ rệt từ số lượng sang chất lượng Từ năm 1994 đến nay, mặc dùkim ngạch hiệp định có xu hướng giảm đi nhưng kim ngạch sử dụng thực tếtăng lên Thượng Hải và Bắc Kinh từng nơi tăng trưởng 2,1 lần và 2,7 lần SơnĐông tăng ít nhất cũng đạt 17% Tính chung cả nước trong năm 1994, số hạngmục đầu tư được Trung Quốc phê chuẩn là 47.490, giảm 43,09% so với năm
1993 Số kim ngạch đầu tư ký kết theo hiệp định là 81,41 tỷ USD, giảm26,95% Song số kim ngạch sử dụng thực tế là 33,75 tỷ USD, tăng 22,78%,chiếm 41,5% trong tổng kim ngạch đầu tư ký kết theo hiệp định Vốn FDI thực
tế vào Trung Quốc trong hai năm tiếp theo 1995, 1996 cũng vẫn tăng đều đặnvới mức 10%/ năm
Trang 13Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vựcnăm 1997 mà luồng vốn FDI vào Trung Quốc có sụt giảm trong hai năm 1998,
1999 Kim ngạch thực tế trong hai năm này lần lượt chỉ đạt 43,7 tỷ USD và40,3 tỷ USD, giảm 1% và 7% so với những năm trước đó Cuộc khủng hoảngtài chính tiền tệ làm giảm thực lực kinh tế của các nước trong khu vực nhưNhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan, Hồng Kông, vốn là những đối tác đầu tư chủyếu của Trung Quốc (chiếm hơn 75% tổng vốn FDI) Các nước này phải giảiquyết những khó khăn nội tại nên giảm đầu tư ra nước ngoài nói chung và vàoTrung Quốc nói riêng Trung Quốc đã tiến hành một loạt các biện pháp nhằmtăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư như: duy trì ổn định tỷ giá đồngNDT, duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, tiếp tục đầu tư cải thiện cơ
sở hạ tầng, lựa chọn những hạng mục đầu tư có hiệu quả cao, nâng cao hàmlượng khoa học kỹ thuật của các hạng mục Nhờ vậy, từ năm 2000, FDI vàoTrung Quốc bắt đầu phục hồi trở lại mức 40,77 tỷ USD, 46,87 tỷ USD vào năm
2001, và tăng lên con số kỷ lục là 52,7 tỷ USD vào năm 2002 và theo dự đoántrong năm 2003 sẽ đạt 60 tỷ USD Hiện nay, có hơn 400.000 doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài thuộc 180 nước và vùng lãnh thổ đang hoạt động ởTrung Quốc
II ĐẶC ĐIỂM FDI TẠI TRUNG QUỐC
1 Nguồn vốn đầu tư
Với thị trường tiêu thụ khổng lồ và môi trường đầu tư thuận lợi, TrungQuốc là một mảnh đất màu mỡ đối với các nhà đầu tư nước ngoài Như LordPowell, Chủ tịch của China - British Council tuyên bố: “Đường phố TrungQuốc không được dát vàng Nhưng Trung Quốc tới nay đã thu hút nhiều vốnFDI hơn bất cứ quốc gia nào, trừ Mỹ, và thu hút được một lượng FDI lớn gấp
10 lần lượng FDI vào Ấn Độ.”
Lượng vốn FDI đổ vào Trung Quốc ngày càng nhiều Chỉ riêng tronggiai đoạn 1996 - 1999, FDI vào Trung Quốc đạt 126 tỉ USD, gấp 6 lần FDI vào
Trang 14Nhật Bản Nếu như năm 1991, Trung Quốc chỉ đứng thứ 13 thế giới và thứ 3trong các nước đang phát triển về thu hút FDI thì từ năm 1992 - 1998, TrungQuốc liên tục đứng đầu các nước đang phát triển và đứng trong tốp đầu của thếgiới về thu hút FDI Tuy nhiên, năm 1999, FDI giảm từ mức 48 tỷ USD (1998)xuống còn 40,4 tỷ USD (1999) Đây là lần đầu tiên luồng FDI vào Trung Quốc
có sự giảm sút kể từ khi Trung Quốc cải cách kinh tế và mở cửa từ 1979 Từnăm 2000, FDI đã khởi sắc trở lại mức 40,7 tỷ USD, tăng lên 46,8 tỷ USD vàonăm 2001 và tăng lên con số kỷ lục là 52,7 tỷ USD vào năm 2002
Hình 1: 13 nước thu hút FDI hàng đầu thế giới năm 2000 và 2001
Đơn vị : tỷ USD
Nguồn: UNCTAD World Investment Report 2002.
Tính tới cuối năm 2001, tổng kim ngạch ký kết theo hiệp định đạt 731,9
tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 395,192 tỷ USD Riêng năm 2001, Trung
36
49
7 3213
23
25
15
27 6732
Hµ Lan
BØ vµ Lux
Ph¸p Anh Mü
2000 2001
Trang 15Quốc đã phê chuẩn 26.140 hạng mục, với số vốn ký kết theo hiệp định là 69,19
tỷ USD, số vốn sử dụng thực tế đạt 46,87 tỷ USD
Như vậy mặc dù sự kiện 11 tháng 9 có làm sụt giảm đầu tư toàn cầunhưng nhờ việc Trung Quốc gia nhập WTO (tháng 11 / 2001), nên đầu tư trựctiếp nước ngoài vào Trung Quốc vẫn gia tăng Với 46,84 tỷ USD tiếp nhậnđược, Trung quốc đã chiếm 23% vốn FDI vào các nước đang phát triển vàchiếm 6,4% vốn FDI toàn cầu
2 Đối tác đầu tư
Hình 2: Đầu tư chủ yếu của MNCs và Tư bản Hoa kiều (expatriates)
giai đoạn 1983 - 1997
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Guha, Ashok and Ray, Amit S (2000), “Multinational vs Expatriate FDI: A comparative Analysis of the Chinese and Indian experience”, New Delhi.
Ngay từ khi mới mở cửa, Trung Quốc đã huy động tối đa tiềm năng củangười Hoa ở nước ngoài phục vụ cho hoạt động thu hút đầu trực tiếp nướcngoài Người Hoa ở nước ngoài không những đã trở thành lực lượng hùng hậutiến hành việc tuyên truyền, quảng bá chính sách, vận động, làm môi giới đầu
Trang 16tư trực tiếp nước ngoài cho Trung Quốc mà họ còn là những nhà đầu tư chủyếu trực tiếp chuyển vốn về nước thực hiện các dự án đầu tư Theo thống kêcủa nhiều chuyên gia kinh tế Trung Quốc, có tới 70 - 80% số dự án và trên65% tổng vốn FDI vào Trung Quốc là của tư bản Hoa kiều.
Trong tổng vốn đầu tư của tư bản người Hoa và Hoa kiều đầu tư vềTrung Quốc đại lục, đầu tư của Hoa kiều ở Hồng Kông, Đài loan, Ma Caochiếm tỷ trọng chủ yếu Điều này giải thích tại sao Hồng Kông, Đài Loan luônnằm trong danh sách những đối tác đầu tư lớn nhất của Trung Quốc
Bảng 1: Mười nhà đầu tư lớn nhất Trung Quốc năm 2001
n v : t USD Đơn vị: tỷ USD ị: tỷ USD ỷ USD
Kim ngạch theo hiệp định
Tỷ trọng
Kim ngạch thực tế
Tỷ trọng
Nguồn: China Statistical Yearbook 2001
Bảng 1 cho thấy bức tranh đầu tư theo các đối tác đầu tư tại Trung Quốc
Ta thấy Hồng Kông là đối tác lớn nhất với 36% vốn FDI, tuy nhiên đang có xuhướng giảm dần Nếu như trong giai đoạn 1979 - 1997, lượng vốn đầu tư củaHồng Kông vào Trung Quốc đại lục đạt khoảng 111 tỷ USD, chiếm 53% thìnăm 2001, vốn đầu tư thực tế của Hồng Kông chỉ còn chiếm 36%, với 8.008 dự
án và vốn đăng ký đạt 20,68 tỷ USD
Trang 17Đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc thoạt nhìn chiếm con số rất khiêmtốn là 2,98 tỷ USD vốn thực hiện, đứng thứ 4 trong số 10 nhà đầu tư lớn nhấttại Trung Quốc và thậm chí có người còn cho rằng trong những năm qua, tầmquan trọng của các nhà đầu tư Đài Loan đang giảm dần Trong giai đoạn 1992 -
1998, FDI của Đài Loan chiếm 8,5% nhưng trong 3 năm gần đây, tỷ trọng FDIcủa Đài Loan luôn dao động trên dưới 6% Nhưng những con số thống kê chínhthức này chưa phản ánh hết tiềm lực vốn khổng lồ của các nhà đầu tư ĐàiLoan Trong thực tế, vốn đầu tư của Đài Loan về Trung Quốc đại lục vượt xa
cả Mỹ và Nhật Bản, chỉ đứng sau Hồng Kông về quy mô
Nguyên nhân là Chính phủ Đài loan, vì lý do chính trị, đưa ra những quyđịnh hạn chế lượng FDI tối đa mỗi doanh nghiệp Đài Loan được đầu tư vàoTrung Quốc và cấm một số ngành công nghiệp không được đầu tư về đại lục
nên các doanh nghiệp Đài Loan đã tìm mọi cách “lách luật” bằng cách thành
lập công ty mới ở một nước trung gian như Hồng Kông, Singapore, BritishVirgin Islands…để thông qua đó chuyển vốn đầu tư về Trung Quốc Do vậy,
đầu tư của “True Taiwan - một Đài Loan thực sự” lớn hơn con số thống kê rất
nhiều Tuy nhiên , từ tháng 1 / 2001, Chính phủ Đài Loan đã bãi bỏ quy định vềmức trần 50 triệu USD mà mỗi cá nhân được đầu tư về Trung Quốc nội địa vàquyết định sẽ cấp phép tự động cho các dự án dưới 20 triệu USD, cùng với việcTrung Quốc mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo quy định của WTO, các công tyĐài Loan sẽ được chuyển vốn trực tiếp về Trung Quốc chứ không phải thôngqua một nước trung gian nữa Đầu tư của Đài Loan về Trung Quốc trong thờigian tới chắc chắn sẽ tăng Tính đến hết năm 2001, đã có 40.000 công ty ĐàiLoan tại đại lục, là nguồn đóng góp chủ lực cho ngân sách và tạo ra công ănviệc làm cho 10 triệu lao động
Từ tháng 9 / 1993, Bộ hợp tác kinh tế đối ngoại của Trung Quốc chophép các công ty xuyên quốc gia được đến Trung Quốc và mở rộng hơn phạm
vi kinh doanh với các công ty này, nhiều công ty xuyên quốc gia và tập đoàn tàichính lớn trên thế giới đã dồn dập đầu tư vào Trung Quốc với hy vọng sẽ có
Trang 18chỗ đứng lâu dài trong thị trường có tiềm năng khổng lồ này Với phương châm
“Lấy thị trường đổi lấy kỹ thuật”, “Lấy thị trường đổi lấy vốn”, “Lấy thị trường
để phát triển”, Trung quốc thực thi các biện pháp linh hoạt để mở rộng thị
trường nội địa, thiết lập và cải tiến cơ chế cạnh tranh trên thị trường, cải thiệnmôi trường đầu tư nên số lượng các công ty xuyên quốc gia đã tăng lên nhanhchóng Đáng chú ý là từ năm 1994, trong khi vốn đầu tư cam kết từ HồngKông, Ma Cao, Đài Loan giảm thì đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,Đức lại tăng lên ở những mức độ khác nhau Quy mô trung bình của mỗi dự ánđều cao gấp đôi so với các dự án đầu tư từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan vìhầu hết đây là những công ty lớn
Theo số liệu mới nhất của UNCTAD năm 2001, hơn 400 trong số 500TNCs lớn nhất thế giới đã đến Trung Quốc đầu tư Từ năm 1995 đã có 30nhà doanh nghiệp nổi tiếng của các công ty Nhật Bản và Đức đã đầu tưxây dựng ở Trung Quốc với tổng cộng 231 doanh nghiệp, trong đó chỉ có
25 doanh nghiệp được thành lập vào những năm 80, còn lại 80% số doanhnghiệp chỉ đến năm 1993 mới được xây dựng Như vậy, đa số các doanhnghiệp có đầu tư của TNCs được thành lập từ sau 1993 Tính tới cuối năm
1996, 18 trong số 20 công ty lớn nhất của Mỹ, 17 trong số 20 công ty lớnnhất của Nhật Bản, 8 trong số 10 công ty lớn nhất của Đức, 16 trong 20công ty lớn nhất của Hàn Quốc đã có mặt tại Trung Quốc
Mỹ là đối tác đầu tư lớn thứ hai ở Trung Quốc sau Hồng Kông, với vốnFDI tăng từ 354 triệu USD (1990) lên 4,4 tỷ USD năm 2001 Cùng với HồngKông, cửa ngõ của Trung Quốc với thế giới, Trung Quốc ngày càng trở thànhđịa chỉ đầu tư ưa thích của các công ty Mỹ FDI của Mỹ vào Trung Quốc vàHồng Kông (2000) lên con số kỷ lục 4,4 tỷ USD - tăng 4% so với năm 1999 vàchiếm 3,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ ra nước ngoài Năm 2001, kimngạch đầu tư theo hiệp định của Mỹ đạt 7,5 tỷ USD, kim ngạch thực tế đạt 4,43
tỷ USD, chiếm 10% tổng lượng FDI thực hiện của Trung Quốc Đầu tư của Mỹ
Trang 19tập trung vào những ngành sản xuất tạo giá trị gia tăng cao (thiết bị điện tử,viễn thông), dịch vụ (bảo hiểm, tài chính, phân phối) và dầu khí.
Nhật Bản xếp hạng thứ ba, sau Mỹ trong danh sách 10 nhà đầu tư lớnnhất tại Trung Quốc năm 2001 với 2.019 dự án và vốn sử dụng thực tế đạt 4,3
tỷ USD, chiếm 9% Nếu tính chung cả giai đoạn 1979 - 1997 thì đầu tư củaNhật Bản trội hơn của Mỹ Năm 1995 và 1996 là hai năm đánh dấu lượng đầu
tư rất lớn của Nhật Bản Trong hai năm này, các công ty Nhật Bản đã ký rấtnhiều dự án đầu tư vào Trung Quốc Năm 1995 có 2.946 hợp đồng với tổng sốvốn ký kết đạt 7,59 tỷ USD, và năm 1996 là 1.742 hợp đồng với 5,8 tỷ USD.Năm 1997, đầu tư của Nhật Bản đạt mức 4,33 tỷ USD, cao hơn gần 1 tỷ so vớimức đầu tư thực tế của Mỹ Tuy nhiên năm 1997 cũng đánh dấu sự chững lạicủa đầu tư Nhật Bản, chủ yếu do sự đình trệ của nền kinh tế Nhật, nên đến năm
1998 lượng đầu tư của Nhật chỉ bằng một nửa lượng đầu tư của Mỹ, hạ vị trícủa Nhật xuống hàng thứ ba, sau Mỹ, trong số các nhà đầu tư lớn nhất tạiTrung Quốc
Ngoài Hàn Quốc và Singapore (chiếm 5% lượng vốn đầu tư thực hiện),các nước còn lại trong 10 nước dẫn đầu về đầu tư trực tiếp tại Trung Quốcchiếm tỷ trọng rất nhỏ, từ 1-2% Các nước châu Âu chỉ mới thực sự gia tăngđầu tư vào Trung Quốc trong mấy năm gần đây và việc đầu tư chủ yếu đượcthực hiện qua các công ty xuyên quốc gia Tuy nhiên, với việc Trung Quốc gianhập WTO tháng 11 / 2001, đầu tư của các nước này trong tương lai gần chắcchắn sẽ tăng
3 Qui mô của các dự án đầu tư
Bảng 2: Quy mô bình quân một dự án giai đoạn 1985 - 2001
Đơn vị: triệu USD Năm Bình quân dự án Năm Bình quân dự án
Trang 20Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Trung Quốc 2001
Qua bảng trên, ta thấy quy mô đầu tư vào mỗi hạng mục đầu tư nướcngoài biến động không đều qua các năm Thời kỳ đầu mở cửa, quy mô dự ánnhỏ Giữa thập kỷ 80, quy mô dự án khá cao, xấp xỉ 2 triệu USD một dự án.Tuy nhiên, quy mô này lại giảm vào những năm cuối của thập kỷ 80 và xuhướng tăng lại bắt đầu từ năm 1992 trở lại đây, từ mức 1,2 triệu USD/dự án lên
3 triệu USD/dự án
Khoảng thời gian đầu, do đầu tư của thương gia nước ngoài còn mangtính thăm dò, nên các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.Giữa thập kỷ 80, do đa số các dự án tập trung vào xây dựng các công trình cơ
sở nên quy mô đầu tư của hạng mục tương đối lớn, lên tới gần 2 triệu USD/dự
án Từ năm 1986, mục tiêu kinh tế chuyển sang sản xuất để đáp ứng nhu cầutiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu thu ngoại tệ, chính phủ khuyến khích đầu
tư vào chế biến hàng xuất khẩu và những ngành thâm dụng nhân công Để tậndụng những ưu đãi, các nhà đầu tư đã chú trọng vào những ngành như: maymặc, sản xuất đồ điện tử thứ cấp, là những ngành không cần vốn đầu tư lớn Dovậy, quy mô đầu tư giảm xuống dưới 1 triệu USD /dự án
Nghiên cứu kỹ hơn, ta sẽ nhận thấy quy mô đầu tư của tư bản người Hoa
ở Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao luôn nhỏ hơn mức bình quân trong giai đoạnđầu thập kỷ 90 trở về trước Điều này quyết định tới quy mô nhỏ các hạng mụcđầu tư nước ngoài vì Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan luôn là những đối tác đầu
tư chủ yếu của Trung quốc Quy mô một hạng mục của Ma Cao chỉ có 1,17triệu USD, của Đài Loan đạt 0,844 triệu USD Nguyên nhân là đầu tư của tưbản người Hoa và Hoa kiều mang tính truyền thống gia tộc là chính Đầu tư của
Trang 21họ chủ yếu là vào những xí nghiệp vừa và nhỏ, ít vốn, phân tán, quản lý rời rạc,phương thức kinh doanh theo kiểu truyền thống Theo số liệu điều tra củaTrung Quốc năm 1992, những doanh nghiệp quy mô đầu tư dưới 1 triệu USDthường là những doanh nghiệp gia công vừa và nhỏ, loại hình tập trung nhiềulao động Đối với những doanh nghiệp quy mô trên 1 triệu USD, thì có trên80% tập trung vào ngành tập trung nhiều lao động như dệt may, giầy da, quần
áo, đồ thể thao
Từ năm 1993, chính sách khuyến khích TNCs phù hợp với đòi hỏi củanền kinh tế thị trường ngày càng lôi kéo nhiều TNCs đầu tư vào Trung Quốc.Điểm nổi bật của các hạng mục đầu tư của TNCs là quy mô lớn hơn của tư bảnHoa kiều rất nhiều Đặc biệt, các hạng mục kỹ thuật cao, mới của các khu khaithác kinh tế kỹ thuật ven biển đã nâng cao từ 10% mấy năm trước lên 30% vàonăm 1994, quy mô mỗi hạng mục tăng từ 1,8 triệu USD năm 1993 lên 2,4 triệunăm 1995 Ở Quảng Đông, Bắc Kinh và Thượng Hải, các hạng mục đầu tư quy
mô lớn tăng lên rõ rệt Trong năm 1993, ở Quảng Đông có tới 738 hạng mụcđược phê chuẩn trên 10 triệu USD, tăng 527 hạng mục so với trước Cũng cùngnăm đó ở Bắc Kinh có 202 hạng mục trên 10 triệu USD, trong đó có tới 49hạng mục đầu tư trên 50 triệu USD Ở Thượng Hải có 146 công ty xuyên quốcgia, đầu tư 281 hạng mục, vốn ký kết theo hiệp định là 3,722 tỷ USD, bìnhquân mỗi hạng mục là 13,5 triệu USD Đặc biệt, trong những năm gần đây đãxuất hiện những dự án có số vốn kỷ lục như: khu công nghiệp Tô Châu -Singapore, tổng đầu tư 20 tỷ USD, khu khai thác kinh tế Dương Phố - HảiNam, tổng đầu tư 130 tỷ USD
Quy mô các hạng mục đầu tư nước ngoài tăng mạnh đã làm cho FDI có
sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng Đây là đặc điểm nổi bật của hoạtđộng thu hút đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc trong những năm gần đây Đó là
lý do tại sao từ 1994 đến nay, mặc dù FDI ký kết theo hiệp định giảm nhưngFDI thực tế ngày càng tăng
4 Hình thức đầu tư
Trang 22Bảng 3: FDI tại Trung Quốc theo hình thức đầu tư năm 2001 và 2000
Đơn vị: tỷ USD n v : tri u USDị: tỷ USD ệu USD
Nguồn: China Statistical Yearbook 2001
Số liệu ở bảng 3 cho thấy hình thức đầu tư chủ yếu vẫn là các doanh
nghiệp “ba vốn”, tức là các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp
đồng, doanh nghiệp chung vốn (còn gọi là doanh nghiệp liên doanh) và doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài Năm 2000, doanh nghiệp hợp tác kinh doanh,doanh nghiệp chung vốn và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lần lượt chiếm12,7%; 32% và 54% vốn đăng ký và 16%; 35%; 46% tổng vốn đầu tư thựchiện Năm 2001, tỷ trọng này lần lượt là 12%; 25%; 62% tổng vốn đăng ký và13%; 34,7% và 50,3% vốn đầu tư thực hiện
Doanh nghiệp hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng là doanh nghiệpkiểu hợp đồng, chủ đầu tư là nước ngoài cung cấp tiền vốn, thiết bị, kỹ thuật,Trung Quốc cung cấp tiền vốn, địa điểm, nhà xưởng hiện có, cơ sở trang thiết
bị, sức lao động và các dịch vụ lao động Tỷ lệ bỏ vốn của phía nước ngoàikhông thấp hơn 25% vốn đăng ký Hai bên cùng nhau hợp tác hoạt động hoặccùng hợp tác sản xuất kinh doanh Hình thức này khác với doanh nghiệp liêndoanh ở chỗ hai bên không thành lập pháp nhân mới Khi chấm dứt hợp đồng,tài sản của doanh nghiệp trở thành sở hữu không bồi hoàn của phía Trung
Trang 23Quốc Hình thức này rất phát triển trong giai đoạn đầu khi Trung Quốc đangxây dựng các đặc khu kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng vì nó đáp ứng yêu cầu
về mặt thời gian, không mất nhiều thời gian đàm phán Tuy nhiên, do đây làhình thức hợp tác giản đơn nên có xu hướng giảm dần cả về tỷ trọng lẫn tiến độthực hiện Vốn đầu tư thực tế theo hình thức này năm 2001 chỉ đạt 6 tỷ USD,giảm 7% so với mức 6,5 tỷ USD năm 2000
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp hợp doanh kiểu cổ phần Nó làphương thức chủ yếu để thu hút đầu tư nước ngoài Nó do các công ty, doanhnghiệp, các tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân nước ngoài cùng đầu tư, cùngkinh doanh, cùng chịu lỗ lãi, rủi ro với các công ty doanh nghiệp hoặc các tổchức kinh tế khác của Trung Quốc Hình thức trách nhiệm của nó là công tytrách nhiệm hữu hạn Vốn góp của hai bên là vốn pháp định (25%), còn lại làvốn vay Vốn vay này do công ty liên doanh đứng ra vay và có trách nhiệmhoàn trả Doanh nghiệp liên doanh trong thời gian liên doanh không được giảmbớt tiền vốn đăng ký kinh doanh của mình Các bên chung vốn phân chia lợinhuận, gánh chịu rủi ro theo tỷ lệ đầu tư Ở thời kỳ đầu cải cách mở cửa, hìnhthức chiếm tỷ trọng chủ yếu vì được ưu đãi nhiều nhất về thuế xuất nhập khẩuhải quan so với các hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanhnghiệp hợp tác kinh doanh và vì Trung Quốc không cho phép doanh nghiệp100% vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ Tuy nhiên, hiện nay vớiviệc Trung Quốc mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo khuyến nghị của WTO,hình thức này đang có xu hướng giảm sút, nhường chỗ cho hình thức doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài Vốn đăng ký theo hình thức doanh nghiệp liêndoanh năm 2001 chỉ đạt 17,54 tỷ USD, giảm 12% so với mức 20,03 tỷ USDnăm 2000 Tỷ trọng của doanh nghiệp liên doanh cũng giảm từ 32% vốn đăng
ký năm 2000 xuống còn 25% năm 2001
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp mà toàn bộ vốnđầu tư do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư, xây dựng ở Trung Quốc theo luật phápTrung Quốc, không kể những cơ cấu chi nhánh trên lãnh thổ Trung Quốc và
Trang 24các tổ chức kinh tế khác Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là pháp nhânTrung Quốc Loại doanh nghiệp này phát triển rất mạnh mẽ ở Trung Quốctrong thời gian gần đây Năm 2001, có tới 62% vốn FDI, tương đương 42,98 tỷUSD đăng ký theo hình thức này Tỷ trọng của hình thức này trong tổng vốnthực hiện cũng đạt mức cao nhất so với các hình thức khác: 46% năm 2000 và50% năm 2001 Hình thức này được các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng vì
họ được toàn quyền quyết định việc quản lý sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
Từ năm 1992 - 1993, bên cạnh tiền vốn ngành nghề vào Trung Quốc
theo doanh nghiệp “ba vốn” còn có tiền vốn lưu thông quốc tế theo các nhà đầu
tư phương Tây vào Trung Quốc Tiền vốn lưu thông này do các loại quỹ đầu tư,quỹ bảo hiểm, cung cấp Nó trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty đầu
tư, công ty chứng khoán vào Trung Quốc, dưới các phương thức mua bánchứng khoán, lưu thông tiền vốn cổ phần, xây dựng quỹ tham gia cổ phần, đưatiền vốn vào Trung Quốc nhằm thu lợi Những tiền vốn lưu thông này không tựmình lưu thông mở xưởng, làm hoạt động sản xuất thương mại mà nó theo đuổi
tỷ suất cổ tức cố định, lâu dài, rủi ro tương đối nhỏ, tính lưu động tiền vốn cao,giá thành trực tiếp quản lý kinh doanh tương đối thấp
Doanh nghiệp cổ phần đầu tư nước ngoài năm 2001 thu hút được 330triệu USD vốn đăng ký (chiếm 0,5% vốn đăng ký), tăng gấp rưỡi năm 2000 và
460 triệu USD vốn thực hiện (chiếm gần 1% tổng vốn thực hiện), tăng 31,8%
so với năm 2000 Đặc điểm của hình thức này là toàn bộ tiền vốn do những cổphần mức bằng nhau tạo thành, các chủ đầu tư có thể phát hành cổ phiếu, cổphần trưng tập tới các nhà đầu tư khác Những cổ phiếu này có thể lưu thôngtrong giao dịch chứng khoán hoặc chuyển nhượng trên thị trường trong nước vàngoài nước Mục đích là để thu hút nhiều nhà đầu tư tăng vốn mở rộng cổ phầnhơn nữa và tham gia vào cải cách doanh nghiệp quốc doanh Tính đến cuối năm
1996, có 86 công ty Trung Quốc trong danh sách các công ty bán cổ phiếu B(cổ phiếu phát hành bằng NDT ở Thượng Hải và bằng HKD tại Thâm Quyến
Trang 25chỉ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài) 86 công ty này bán cổ phiếu thu đượcgần 3 tỷ USD Đầu năm 1997, Uỷ ban Chứng khoán nhà nước công bố thêmdanh sách 33 doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu B.
Từ 1995 đến nay, các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng cổ phần vàtham gia vào thị trường chứng khoán Trung Quốc Điều này đánh dấu hoạtđộng đầu tư của nước ngoài đã bắt đầu dựa vào thị trường vốn Hoạt động đầu
tư nước ngoài cũng bước vào giai đoạn đầu tư quy mô lớn, hệ thống hoá Hìnhthức doanh nghiệp cổ phần chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới
5 Lĩnh vực đầu tư
Tính đến năm 1995, trong tổng vốn FDI vào Trung Quốc có 57,1% đượcđưa vào các ngành công nghiệp, 36% vào các ngành dịch vụ, 5% vào các ngànhnông nghiệp, nghề rừng, chăn nuôi gia súc, nghề cá, bảo vệ nguồn nước Nhưvậy, các ngành công nghiệp nhìn chung vẫn thu hút được đa số vốn FDI
Thời kỳ đầu, song song với quy mô đầu tư nhỏ thì đầu tư cũng chỉ tậptrung vào những ngành dịch vụ, chủ yếu là kinh doanh khách sạn, điểm vuichơi giải trí, xây cao ốc, vì những lĩnh vực này dễ thu hồi vốn Từ năm 1986,
Trung Quốc ban hành “Những quy định ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước
ngoài” trong đó ban hành nhiều ưu đãi nếu các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào những lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu Do vậy, đầu tư vào công nghiệp
đã tăng lên nhanh chóng Nếu như năm 1986, công nghiệp chỉ chiếm một tỷtrọng nhỏ bé 27,7% trong tổng vốn FDI thì đến năm 1990 đã tăng lên 84,4%.Năm 1992 và 1993, tỷ trọng này có giảm đi nhưng vẫn giữ ở mức cao là 55,3%
và 45,9% Thời kỳ này, đa số đầu tư tập trung vào những ngành công nghiệpgia công tập trung nhiều lao động, kỹ thuật thấp hoặc trung bình, sản phẩm chủyếu để tái xuất hoặc xuất khẩu như: công nghiệp thực phẩm, đồ uống, dệt, maymặc, giầy da, đồ chơi, xà phòng, thuốc tẩy, chế tạo vỏ container Công nghiệpnhẹ và công nghiệp gia công lần lượt chiếm 58,34% và 30,54% đầu tư nướcngoài trong ngành công nghiệp Do kết cấu như trên nên sức cạnh tranh của cácdoanh nghiệp liên doanh thời kỳ 1986 - 1991 còn bị hạn chế
Trang 26Năm 1994, chính phủ Trung Quốc có sự điều chỉnh kết cấu ngành nghề,khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực dịch vụ và các ngành cơ sở nênlĩnh vực đầu tư được mở rộng, tuy nhiên, công nghiệp vẫn giữ vị trí chủ đạo.Trọng điểm ngành nghề đã được Trung Quốc chuyển từ công nghiệp gia côngsang các ngành tập trung nhiều tiền vốn và kỹ thuật, thu hút đầu tư nước ngoàihợp lý, từng bước có lựa chọn về mặt kỹ thuật cao Các dự án theo quy định ưutiên trong chính sách ngành nghề của Nhà nước về tái thiết và phát triển cácngành điện tử, máy móc, cơ khí và hoá dầu được hưởng nhiều ưu đãi.
Nhờ chính sách điều chỉnh, FDI vào các ngành dịch vụ ngày càng tăng.Trung Quốc khuyến khích đầu tư vào những hoạt động tư vấn, bảo hiểm, lưuthông tiền tệ, ngoại thương, du lịch, thương nghiệp bán lẻ Tới cuối năm 1996,Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập 148 cơ quan tài chính tiền tệ có vốn nướcngoài, 18 liên doanh bán lẻ, 2 liên doanh về mậu dịch đối ngoại Hoạt động củacác ngân hàng và các công ty bảo hiểm cũng đã phục vụ đắc lực cho mục tiêuthu hút vốn nước ngoài của Trung Quốc Tính đến cuối năm 1995, tổng số vốncác ngân hàng này huy động được đã lên tới 3 tỷ USD tiền gửi và đã cho vaygần 30 tỷ USD, trong đó trên 90% là cho vay trong nước Trung Quốc cũng chophép các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tiền tệ và ngoại thương
Đầu tư vào bất động sản tăng cực kỳ nhanh, tỷ lệ so với tổng số từ 6,9%năm 1986 lên 30,6% và 39,3% trong các năm 1992 và 1993 Trong năm 1994,nhiều dự án bất động sản phải chịu thua lỗ nặng nề Đến nửa đầu năm 1995, tỷ
lệ vốn đầu tư vào ngành này chỉ còn 26 %
Nông nghiệp thu hút được ít vốn đầu tư nhất với mức tỷ lệ bình quân trêntổng lượng FDI là dưới 3% Gần đây, nhờ những chính sách khuyến khích đầu
tư nhiều hơn vào nông nghiệp mà tỷ trọng đầu tư vào ngành này có xu hướngtăng lên, đạt 5% vào năm 1995
6 Địa bàn đầu tư
Trang 27Thời kỳ đầu, FDI tại Trung Quốc chủ yếu đến từ tư bản người Hoa và Hoa kiều
ở Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao nên địa điểm lý tưởng nhất cho đầu tư của họ
là vùng ven biển Đông Nam Nơi đây giao thông thuận tiện, được chính phủTrung Quốc ưu tiên chọn làm trọng điểm đầu tư và quan trọng hơn, nơi đâychính là quê hương của phần lớn bà con Hoa kiều Trong vùng này, 5 tỉnhthành gồm Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Sơn Đông và Thượng Hải cómức độ tập trung cao nhất Năm 1992, 1993, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào 5tỉnh thành này chiếm 70,8% và 66,2% FDI cả nước Cho đến nay, những thànhphố ven biển vẫn là nơi tập trung FDI lớn nhất Năm 1998, lượng vốn FDI vào
14 thành phố ven biển chiếm tới 88% tổng lượng FDI của cả nước
Khu vực rộng lớn nhưng lại thu hút lượng FDI ít hơn cả là vùng sâutrong nội địa Trong nhiều năm, tỷ trọng FDI vào vùng này chỉ chiếm trên dưới10% trong tổng lượng FDI cả nước Nhằm hạn chế bớt sự chênh lệch về phân
bố đầu tư giữa các vùng, gần đây, chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp nhằmtăng sự hấp dẫn hơn nữa của miền Trung và miền Tây đối với nhà đầu tư nướcngoài Nhờ có những cố gắng như vậy mà gần đây, đầu tư nước ngoài đã vươntới những tỉnh nằm sâu trong nội địa Bằng Tường, một tỉnh nghèo thuộc biêngiới Tây Nam, chỉ trong vòng 5 năm 1992 - 1997 đã thu hút được 21 xí nghiệp
“ba vốn” với lượng vốn đầu tư trị giá 33,6 triệu USD.
Đầu tư nước ngoài cũng có sự phát triển nhanh ở các tỉnh Hà Nam, HồBắc, Hồ Nam của khu vực Nam Trung Bộ, Tứ Xuyên ở khu vực Tây Nam Kếtiếp theo là bốn tỉnh, khu: Cam Túc, Tân Cương, Ninh Hạ, Thanh Hải của vùngTây Bắc Đến cuối năm 1993, 4 tỉnh, khu này đã cho phép thành lập số doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là 823, 570, 264, 67 triệu USD Kimngạch ký kết theo hiệp định lần lượt là: 0,467; 0,352; 0,102 và 0,028 tỷ USD.Kim ngạch sử dụng thực tế lần lượt đạt: 12,7; 53; 15,42; 3,92 triệu USD
III NHỮNG NHÂN TỐ TẠO NÊN SỨC HẤP DẪN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TRUNG QUỐC:
Trang 28Trung Quốc là một mảnh đất đầu tư mầu mỡ đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì những lí do sau đây:
1 Kinh tế tăng trưởng mạnh
Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt khi các thị trườngChâu Âu và Bắc Mỹ đã tương đối bão hoà Tính theo ngang giá sức mua PPP,Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ và người ta dựđoán quy mô của thị trường này sẽ vượt Mỹ vào năm 2020 Theo tạp chíEconosystem số ra ngày 23 / 7 / 2001, Trung Quốc duy trì được mức tăngtrưởng GDP bình quân một năm khá cao 10,1% trong suốt mười năm từ 1991đến 2000 và mức tăng trưởng trung bình là 9,7% kể từ 1980 Cho đến nay,tương ứng với các thời kỳ, Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăngtrưởng
Bảng 4: Tăng trưởng GDP thực tế hàng năm của Trung Quốc giai đoạn
1991 - 2000
n v : ph n tr m (%)Đơn vị: tỷ USD ị: tỷ USD ần trăm (%) ăm (%)
Bình quân giai đoạn
1991-2000
199 5
199 6
199 7
199 8
199 9
200 0
200
1 2002 *
Nguồn: tạp chí Econosystem số 23 / 7 / 2001 (2002 * : số liệu ước tính)
Năm 2001, trong bối cảnh suy giảm chung của nền kinh tế toàn cầu,Trung Quốc là nền kinh tế duy nhất duy trì được tốc độ tăng trưởng 7%
Theo “Kế hoạch năm năm lần thứ 10” (2001 - 2005) về phát triển kinh tế
xã hội của Quốc hội Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân củaTrung Quốc sẽ được duy trì ở mức 7%/năm Với mức tăng trưởng này, đếnnăm 2005, GDP của Trung Quốc sẽ đạt 15.500 tỷ NDT, tương đương 1.870 tỷUSD, mức GDP bình quân đầu người sẽ đạt 9.400 NDT (1.140 USD)
2 Tiềm lực thị trường to lớn
Trang 29Với số dân đông nhất thế giới (1,3 tỉ người), Trung Quốc là một thịtrường to lớn đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Ngoài lợi thế làmột thị trường tiêu dùng khổng lồ, Trung Quốc còn có nguồn tài nguyên thiênnhiên phong phú: Hiện nay, tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc đứng thứ 3trên thế giới, chủng loại phong phú và số lượng rất lớn Trung Quốc là mộttrong những nước giàu nhất thế giới về các nguồn khoáng sản quan trọng nhưthan, quặng sắt, kim loại màu: mangan chiếm 10% trữ lượng thế giới, vonframchiếm 90% trữ lượng thế giới, molipden chỉ kém có Mỹ, antimoan chiếmkhoảng 75-80% trữ lượng thế giới Trong những năm gần đây, sản phẩm mangtính tài nguyên tăng nhanh Than nguyên khai, xi măng, bông, vải bông,nguyên liệu dầu, đứng đầu thế giới Lượng phát điện và sản lượng thép đứngthứ 4 thế giới, sản lượng dầu thô đứng thứ 5 thế giới.
3 Giá thành lao động và giá thành đất đai thấp
Với hơn 1,3 tỷ dân, hàng năm Trung Quốc cung cấp một nguồn lao độngdồi dào cho sản xuất và lưu thông Hơn nữa, giá thành lao động lại rẻ Tiềnlương bình quân ở Trung Quốc bằng 1/10 các nước NICs và bằng 1/30 củaNhật, Mỹ và một số nước tư bản phát triển Bên cạnh giá lao động rẻ, giá cả đấtđai để sử dụng xây dựng nhà máy, doanh nghiệp ở Trung Quốc cũng rất rẻ, chỉbằng 1/30 ở Đài Loan Giá thành lao động và giá đất đai thấp giúp hạ giá thànhsản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, thu được nhiều lợi nhuận, kích thích cácnhà tư bản nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc
4 Trung Quốc gia nhập WTO
Tháng 11 / 2001, sau một quá trình đàm phán kéo dài trong khuôn khổWTO, Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thức của WTO, một sự kiệnquan trọng trong khuôn khổ hệ thống thương mại toàn cầu Sự kiện này là hồichuông mới nhất và vang xa nhất báo hiệu sự xuất hiện của Trung Quốc với tưcách một cường quốc kinh tế và chính trị đang lên
Trang 30Sự kiện này làm diễn ra một số thay đổi nhất định trong toàn bộ hệ thốngquan hệ kinh tế thế giới Hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong 15 năm qua đãtăng 9 lần còn nhập khẩu tăng 5 lần Về kim ngạch ngoại thương, Trung Quốchiện đứng thứ 7 thế giới và dự kiến nước này sẽ nắm vị trí cao hơn nữa
Tác động quan trọng của việc Trung Quốc gia nhập WTO là việc củng
cố tiềm lực kinh tế của Trung Quốc Trước hết, xuất khẩu của nước này sẽ tăngmạnh nhờ việc giảm thiểu các biện pháp phân biệt đối xử đối với hàng hoáTrung Quốc, đảm bảo cho Trung Quốc được hưởng quy chế Tối Huệ Quốctrong quan hệ với các đối tác trong tổ chức này Theo số liệu của Viện HànLâm KHXH Trung Quốc, kim ngạch mậu dịch của Trung Quốc sẽ tăng từ509,8 tỷ USD/2001 lên 600 tỷ USD năm 2005 Theo tính toán của ngân hàngtái thiết và phát triển quốc tế, GDP của Trung Quốc sẽ tăng 2-3%/ năm Cácchuyên gia Trung Quốc cho rằng việc này sẽ làm tăng GDP của Trung Quốclên 2,9% hay 24 tỷ USD/ năm và tạo ra 10 triệu việc làm mới
Việc mở rộng thị trường và cải thiện môi trường đối với hoạt động kinhdoanh sẽ làm tăng mạnh nguồn vốn FDI Theo số liệu của Viện hàn lâm KHXHTrung Quốc, FDI của Trung Quốc sẽ tăng lên 100 tỷ USD/năm vào năm 2005.Việc cơ cấu lại doanh nghiệp và toàn bộ các ngành dịch vụ như WTO khuyếnnghị sẽ làm tăng hiệu quả phân phối lại các nguồn lực, tăng tiềm lực kinh tế củaTrung Quốc
Việc gia nhập WTO sẽ giúp Trung Quốc tăng cường định hướng thịtrường trong hoạt động kinh tế của mình Trung Quốc sẽ phải thực hiện các tiêuchuẩn quốc tế về mậu dịch hàng hoá, mậu dịch dịch vụ và trong các lĩnh vựcbảo hộ sở hữu trí tuệ
Trung Quốc sẽ có những thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài Trong những năm qua, Trung Quốc đã dành quy chế Tối Huệ Quốc đối
với doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc thông qua các công tytrong nước Trong khi đó, Trung Quốc vẫn có phân biệt đối xử đối với các công
ty nước ngoài, ví dụ các yêu cầu về tỷ trọng sản phẩm trong giá thành sản phẩm
Trang 31cuối cùng, cam kết xuất khẩu và hạn chế bán hàng trong thị trường nội địa Tuynhiên, trong tương lai, Trung Quốc sẽ không thể áp dụng các biện pháp mâuthuẫn với các quy định của WTO Trung Quốc sẽ phải đảm bảo chỉ được đối xửquốc gia với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và xóa bỏ ưu đãi đối với cáccông ty trong nước.
Những thay đổi trong quản lý đầu tư sẽ dẫn đến những thay đổi cơ cấuFDI Dự báo vốn FDI vào khu vực dịch vụ sẽ tăng mạnh Trong thập kỷ qua,60% FDI tập trung vào công nghiệp Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, việcphi điều tiết các khu vực tài chính, viễn thông, phân phối và dịch vụ nghềnghiệp sẽ góp phần làm tăng FDI vào các lĩnh vực này
Ngoài ra, với môi trường kinh doanh thuận lợi, hệ thống pháp lý khôngngừng được bổ sung, cơ sở hạ tầng không ngừng được hoàn thiện, Trung Quốc
sẽ tiếp tục là địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong thờigian tới
Trang 32CHƯƠNG II
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THU HÚT FDI
TẠI TRUNG QUỐC
Hơn hai mươi năm qua, Trung Quốc đã thực hiện đường lối mở cửakhuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phục vụ cho chiến lược cải cáchkinh tế: chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN
“mang màu sắc Trung Hoa” Với những biện pháp và phương cách độc đáo chỉ
có ở Trung Quốc, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của TrungQuốc đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ Đầu tư trực tiếp nước ngoài
có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc
I TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC
1 Tác động tích cực
1.1 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Từ 1979 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã tăng lênrất nhanh Nếu mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 1979 mới đạt3% thì đến giữa thập niên 90, tốc độ tăng trưởng đạt trên 10% và hiện duy trì ởmức trên 7% Đạt được thành tựu kỳ diệu như vậy phải kể đến sự đóng gópkhông nhỏ của FDI Tính đến hết năm 2002, Trung Quốc có hơn 420.000 xínghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đóng góp ngày càng lớn cho thu nhập quốcdân, từ mức 3,1% năm 1980 lên 19,6% năm 1999 và tăng vọt lên mức 32,3%GDP vào năm 2000 Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1991 - 1995), tốc độtăng trưởng bình quân hàng năm giá trị sản lượng công nghiệp của các doanh
nghiệp “ba vốn” là 95,6%, dường như mỗi năm tăng lên 1 lần, trong khi các
doanh nghiệp công nghiệp nhà nước chỉ tăng 7,1%, doanh nghiệp công nghiệptập thể tăng 28% Năm 1998, tổng giá trị sản lượng công nghiệp của doanh
nghiệp “ba vốn” chiếm 17,86% tổng giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước
(xem bảng 5)
Trang 33Bảng 5: Tỷ lệ các ngành công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài
trên tổng số công nghiệp của Trung Quốc
n v : ph n tr m (%)Đơn vị: tỷ USD ị: tỷ USD ần trăm (%) ăm (%)
Lĩnh vực
Số doanh nghiệp
Tổng tài sản
Giá trị tăng thêm
Nguồn: Chỉnh lý từ Niên giám thống kê Trung Quốc năm 1998.
Bên cạnh đó, kết quả xuất khẩu nổi bật của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài (ĐTNN) đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngoại thươngTrung Quốc Các doanh nghiệp này có lợi thế hơn các doanh nghiệp trong nướctrong việc xuất khẩu sản phẩm của mình, các lợi thế đó bao gồm: công nghệtiên tiến, trình độ quản lý và kiểm tra chất lượng tốt hơn, sản phẩm có danhtiếng hơn và có hệ thống tiêu thụ quốc tế rộng lớn hơn Mức đóng góp gia tăngxuất khẩu của khu vực này năm 1988 là 18%, năm 1995 tăng lên 38,81% vànăm 1997 lên tới 42% Khu vực ĐTNN không chỉ thúc đẩy tăng trưởng tổnglượng xuất khẩu mà còn thúc đẩy việc cải thiện cơ cấu và nâng cấp sản phẩmxuất khẩu Tuyệt đại bộ phận sản phẩm xuất khẩu của khu vực này là sản phẩmcông nghiệp, tỷ trọng trung bình các năm đều hơn 90% Tỷ trọng các sản phẩmcông nghiệp chế biến tăng từ 74,4% năm 1990 lên 83,7% năm 1994, tỷ trọngsản phẩm sơ cấp hạ từ 22,5% xuống còn 16,3%, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm
cơ điện tăng từ 17,9% lên 26,4% Kết cấu hàng hoá ngày càng được cải thiện,tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc tham gia ngày càng sâu vào mậu dịchthế giới
Có thể nói, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành bộphận có sức sống nhất, là điểm tăng trưởng mạnh nhất trong nền kinh tế TrungQuốc những năm qua Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Trung Quốc,trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hàng năm của Trung Quốc có khoảng 4-5%thuộc về tiền vốn bên ngoài, điều này có nghĩa là tiền vốn của thương gia nước
Trang 34ngoài chiếm khoảng 3% tổng số tiền vốn trong nước, đã đóng góp hơn 30%cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
1.2 Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đất nước
Trước khi mở cửa, Trung Quốc là một nước chậm phát triển với GDPnăm 1978 là 358,8 tỷ NDT, thu nhập bình quân đầu người khu vực đô thị là
316 NDT, tích luỹ đầu tư hầu như không có Để có được nguồn vốn, Trung
Quốc đã áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng” và mở cửa thu hút ĐTNN.
Kể từ đó đến nay, nguồn vốn FDI đã có tác dụng bổ sung ngày càng lớn chovốn đầu tư ở Trung Quốc
Giai đoạn 1985 - 1995, vốn FDI thực tế bình quân một năm ở TrungQuốc đạt 11,7 tỷ USD, chiếm 6,4% vốn đầu tư cơ bản hàng năm của TrungQuốc Tỷ lệ này tăng mạnh lên mức 14,6% vào năm 1997 rồi sau đó giảm nhẹvào các năm 1998, 1999 và 2000, lần lượt chiếm 12,9%; 11,3% và 10,5% tổngvốn đầu tư cơ bản FDI trong đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc như vậy làkhá cao so với mức bình quân 6,8% của thế giới
Theo các số liệu thống kê, đầu tư trực tiếp của thương gia nước ngoàiước tính có tới 70% trở thành vốn đầu tư cố định, 30% trở thành vốn đầu tư lưuđộng FDI đã trở thành nguồn vốn chủ yếu bù đắp vào chỗ thiếu trong tài sản
cố định toàn xã hội của Trung Quốc
Bên cạnh đó, thuế thu được của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài là khoản đóng góp đáng kể cho nhu cầu chi tiêu, đầu tư của chính phủ.Năm 1992, tiền thuế liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại của TrungQuốc là 10,7 tỷ NDT, chiếm 2,1% số thuế tài chính cả nước, con số này năm
1995 là 65,96 tỷ NDT và chiếm13,2%
Như vậy, FDI đã trở thành nguồn quan trọng bù đắp sự thiếu hụt trongtài sản cố định toàn xã hội của Trung Quốc và bổ sung cho nguồn thu nhập tàichính của Nhà nước
1.3 Tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý
Trang 35Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ bù đắp sự thiếu hụt về vốn mà cònmang đến kỹ thuật và cơ chế quản lý hiện đại Thông qua việc xây dựng các xí
nghiệp “ba vốn”, Trung Quốc đã thu hút được một loạt kỹ thuật tiên tiến, bù
vào chỗ thiếu của một số doanh nghiệp và ngành nghề của Trung Quốc Trong
đó tương đối nổi bật là những tiến bộ kỹ thuật như đường dây cáp quang, thiết
bị thông tin, máy khí cụ tự động hoá, tivi mầu, thang máy, đường điện thốngnhất quy mô lớn, máy điện cỡ nhỏ, ô tô con, vật liệu xây dựng loại mới, dượcphẩm Cùng với dòng chảy vào của FDI, những kinh nghiệm tổ chức và quản lýdoanh nghiệp tiên tiến hiện đại cũng vào theo, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ chếkinh doanh theo hướng thị trường của các doanh nghiệp Trung Quốc
Hiện nay, nhờ những chính sách hợp lý của chính phủ trong việc thu hútcông nghệ cao, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đang có sự chuyển hướng sangcác ngành công nghệ sinh học, vật liệu mới, đồ điện tử, công nghệ thông tin.Theo công bố chính thức của Viện Hàn lâm Trung Quốc, năm 2001, các doanhnghiệp này đã thành lập 124 trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ cao(Hi-tech R&D centers) tại Trung Quốc Phần lớn các TNCs đều thành lập ít nhấtmột trung tâm R&D Điển hình là các công ty Mỹ Nếu như năm 1997, họ đầu
tư 35 triệu USD cho hoạt động R&D tại Trung Quốc thì năm 1999, con số này
đã tăng lên 305 triệu USD (tăng 771%), trong đó 292 triệu USD là của cáchãng chế tạo còn 26 triệu USD còn lại là của các hãng dược phẩm đầu tư vàonghiên cứu và phát triển
Mức độ thu hút công nghệ nguồn vào Trung Quốc ngày càng gia tăng.Theo thống kê của Cục Thương Mại Mỹ, năm 1997, chỉ có 13% doanh nghiệp
có vốn nước ngoài ở Trung Quốc áp dụng những công nghệ hiện đại nhất củacông ty mẹ vào Trung Quốc Năm 2001, tỷ lệ này đã tăng lên 41% và ước tínhnăm 2002 lên mức 50% FDI thực sự đã mang đến những kỹ thuật, công nghệhiện đại và kỹ năng quản lý mới cho Trung Quốc
1.4 Thúc đẩy sự hình thành thị trường các yếu tố sản xuất
Trang 36Những hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài ởTrung Quốc mang lại những phương thức hoạt động, những kinh nghiệm quản
lý thị trường cho Trung Quốc, tạo điều kiện cho Trung Quốc dần hình thành thịtrường các yếu tố sản xuất: thị trường kỹ thuật, thị trường vật tư, thị trường tiềnvốn, thị trường lao động, thị trường đất đai
Thứ nhất, FDI thúc đẩy hình thành thị trường nhà đất Từ năm 1987,Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện nhượng bán quyền sử dụng đất của nhà nướccho các thương gia nước ngoài khai phát kinh doanh Tính tới cuối năm 1990,khu vực ven biển nhượng bán tổng cộng 19,8 km2, thu về 19,5 tỷ NDT, trong
đó, Thâm Quyến nhượng bán 6,5 km2, giá hợp đồng là 780 triệu NDT
Thứ hai, FDI thúc đẩy sự hình thành thị trường vốn Để có một thịtrường tiền vốn, Trung Quốc đã từng bước xây dựng cơ sở và bộ phận chủ yếucủa thị trường vốn, đó là thị trường chứng khoán, trong đó lại chia ra xây dựngthị trường cổ phiếu, trái khoán và thị trường quỹ tiền vốn Thị trường cổ phiếuđược chính thức thành lập ở Thâm Quyến và Thượng Hải năm 1992 Việc pháthành cổ phiếu loại B (cổ phiếu dành riêng cho thương gia nước ngoài) đã đánhdấu sự đột phá quan trọng trong thể chế tiền tệ của Trung Quốc Ngoài ra,Trung Quốc còn phát hành cổ phiếu bằng ngoại tệ ở nước ngoài, chẳng hạn như
cổ phiếu N được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York, cổ phiếu Hđược niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông
Với sự phát triển trên, thị trường ở Trung Quốc ngày càng mở rộng Nóthúc đẩy các loại nguồn vốn lưu thông, kết hợp các yếu tố sản xuất, thúc đẩykinh tế thị trường phát triển
Ngoài ra, FDI còn tạo công ăn việc làm cho một bộ phận đông đảo ngườilao động Trung Quốc, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với HồngKông, Ma Cao, góp phần cân bằng thu chi giữa Trung Quốc với quốc tế
Bên cạnh những tác động tích cực, FDI cũng gây một vài ảnh hưởng tiêucực đến kinh tế Trung Quốc
Trang 372 Những tác động tiêu cực của FDI đối với nền kinh tế Trung Quốc
2.1 Kết cấu ngành nghề của FDI còn chưa hợp lý, ảnh hưởng tới kết cấu ngành nghề chung của Trung Quốc
Trong tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc, phần lớn đầu
tư vào ngành công nghiệp trong khi đầu tư vào nông nghiệp và ngành dịch vụvẫn còn khiêm tốn Trong công nghiệp, phần lớn đầu tư vào ngành tập trungnhiều lao động, còn đầu tư ít vào ngành tập trung nhiều kỹ thuật và vốn, dẫnđến tình trạng Trung Quốc phải nhập phần lớn nguyên liệu để gia công lắp ráp,còn ít những hạng mục cao và mới Ngành gia công thì tăng nhanh, trái lạingành kỹ thuật cao thì tăng chậm, điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển lànhmạnh của nền kinh tế
2.2 Quá trình thu hút FDI tạo ra sự phát triển chênh lệch giữa các vùng của Trung Quốc
Thời gian qua, FDI vào khu vực miền Trung và miền Tây chiếm tỷ trọngrất nhỏ và hầu như không đáng kể trong tổng luồng vốn FDI vào cả nước.Trong khi đó, các tỉnh, các thành phố ven biển lại là nơi tập trung chủ yếu của
FDI Theo tạp chí “The Taipei Times” ra ngày 12 / 1 / 1999, chỉ riêng tỉnh
Quảng Đông thu hút được 26,5% tổng vốn FDI vào Trung Quốc năm 1998,trong khi cả miền Tây nội địa rộng lớn chỉ thu hút có 3% Điều này gây ra sựphát triển mất cân đối giữa khu vực ven biển với miền Trung, miền Tây nội địa.Theo tài liệu thống kê của Trung Quốc trong hai chục năm qua, tổng giá trị sảnxuất quốc nội ở khu vực miền Trung từ 31% xuống còn 27,5%, khu vực miềnTây từ 16,5% giảm còn 14,1%, khu vực miền Đông thì từ 52,5% nâng lên58,3% so với cả nước Năm 2000, thu nhập sau thuế trung bình trên đầu người
là 6.280 NDT/ năm ở các thành phố ven biển trong khi ở các thành phố nội địachỉ đạt 2.253 NDT GDP/người ở thành phố ven biển cao gấp gần 3 lần khuvực nội địa
Trang 382.3 FDI tăng cao ảnh hưởng đến kinh tế quá nóng
Có những giai đoạn FDI đổ vào Trung Quốc quá nhiều gây nên nhữngcơn sốt đầu tư Chẳng hạn như giai đoạn 1992 - 1993, do quá coi trọng việc đưatiền vốn bên ngoài vào, các địa phương đua nhau theo đuổi tiền vốn nướcngoài, thậm chí đem việc thu hút FDI đánh đồng với phát triển kinh tế Họ đuanhau miễn giảm thuế thu nhập, hạ thấp giá cả sử dụng đất đai, hình thành nên
những “cơn sốt” cổ phiếu, nhà đất, khu khai phát, lợi dụng vốn ngân hàng trên
khắp cả nước Một hậu quả trực tiếp mà những cơn sốt đem lại chính là đầu tưquá nóng Đầu tư quá nóng ảnh hưởng làm kinh tế quá nóng Lạm phát tăngcao trong hai năm liền, năm 1993 là 13,2%, 1994 là 21,7%
Thu hút FDI nghiêng nhiều về ngành bất động sản Quy mô đầu tư vàongành này quá lớn: các dự án xây dựng quá nhiều đã làm tăng nhu cầu về vậtliệu xây dựng Do vậy ở một mức độ nhất định việc cung ứng vật liệu xây dựng
bị căng thẳng, nó đã mở rộng khoảng cách giữa cung và cầu, thúc đẩy vật giágia tăng Ngành bất động sản phát triển mạnh còn nảy sinh hoạt động đầu cơbất động sản buôn đất, buôn nhà làm cho giá các khâu chuyển nhượng vượt quahàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần giá nhượng bán đất gây nên sự bất ổnđịnh của tiền tệ
II NHỮNG BÀI HỌC THÀNH CÔNG TRONG THU HÚT FDI Ở TRUNG QUỐC
1 Từng bước mở rộng địa bàn đầu tư
Trước khi tiến hành cải cách, nền kinh tế Trung Quốc cũng lâm vào tìnhtrạng suy thoái toàn diện, nên khi thực hiện mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài,tất cả các địa phương, các ngành đều đứng trước nhu cầu thiếu gay gắt về vốn.Tuy nhiên, vì mỗi vùng có trình độ phát triển khác nhau nên không thể cùng
một lúc mở cửa tất cả các vùng Với phương châm “dò đá qua sông”, vừa làm
thử vừa rút kinh nghiệm, Trung Quốc đã ưu tiên mở cửa đối với đầu tư trực tiếpnước ngoài cho các vùng có điều kiện thuận lợi phát triển trước
Trang 391.1 Xây dựng các đặc khu kinh tế ( Special Economic Zones )
Khu vực ven biển Đông Nam của Trung Quốc có một ưu thế đặc biệt, đó
là truyền thống kinh doanh buôn bán lâu đời và vị trí địa lý thuận lợi trong giaothương quốc tế Nếu vùng này có thể đi vào thị trường quốc tế để tỏ rõ thếmạnh, tìm ra lối thoát để chuyển sang quỹ đạo hướng ra bên ngoài, tạo một cáinhìn tốt về nền kinh tế Trung Hoa thì chẳng những kinh tế vùng đó phát triển
mà còn làm bàn đạp cho sự phát triển của cả miền Trung và miền Tây Xuấtphát từ ý nghĩ đó, năm 1980, Trung Quốc chính thức thành lập tại khu vực nàybốn đặc khu kinh tế (ĐKKT): Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu tại tỉnh QuảngĐông và đặc khu Hạ Môn tại tỉnh Phúc Kiến Đến năm 1988, để đáp ứng nhucầu mở cửa đối ngoại, Trung Quốc đã thành lập tỉnh đảo Hải Nam và toàn tỉnh
đã trở thành đặc khu kinh tế thứ năm khiến cho quy mô các đặc khu ngày càng
mở rộng
Với phương châm “mượn gà đẻ trứng”: sử dụng vốn, công nghệ và kinh
nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước và chỉ rõ
“những con gà cần mượn”, Trung Quốc đã không nhầm khi xác định các đối
tượng đầu tư của chính sách thu hút vốn đầu tư bên ngoài: hơn ai hết, chính là
57 triệu người Hoa hải ngoại, là Đài Loan, là Hồng Kông, Ma Cao Tiếp sau làtất cả những ai có khả năng cung cấp công nghệ cao và kinh nghiệm quản lýtiên tiến Điều này lý giải tại sao Trung Quốc lại lựa chọn thành lập các đặckhu kinh tế ở những vị trí rất đắc địa:
Thứ nhất, các đặc khu đều nằm sát các thị trường tư bản: Thâm Quyếntiếp giáp với Hồng Kông, Chu Hải nằm cạnh Ma Cao, Sán Đầu và Hạ Môn đốidiện với Đài Loan, giao thông đường biển, đường không thuận tiện với bênngoài, là cầu nối của Trung Quốc với các trung tâm công nghiệp và thương mạitrên thế giới, tạo cơ hội cho Trung Quốc du nhập vốn, kỹ thuật và kinh nghiệmquản lý từ bên ngoài
Trang 40Thứ hai, các đặc khu là quê hương của hàng chục triệu người Hoa
và Hoa kiều ở nước ngoài Họ có vốn, có kỹ năng quản lý hiện đại, cókinh nghiệm ngân hàng, có kiến thức tiếp thị Cộng đồng người Hoa ởnước ngoài có tiềm lực kinh tế tài chính khổng lồ sẽ là lợi thế cho TrungQuốc khai thác vốn đầu tư
Ngay từ khi bắt đầu xây dựng, Trung Quốc đã định các đặc khu kinh tế
phải hoàn thành nhiệm vụ “bốn cửa sổ” là cửa sổ kỹ thuật, cửa sổ quản lý, cửa
sổ tri thức và cửa sổ chính sách đối ngoại Một mặt có nhiệm vụ làm ra số củacải vật chất ngày càng nhiều, dẫn đầu cả nước trong việc làm giàu Mặt khácphải cung cấp cho nội địa những khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm quản lýtiên tiến, tăng nhanh tiến trình 4 hiện đại hoá của đất nước
Các đặc khu được xây dựng phần nào dựa trên mẫu các khu chế xuất, tức
là cũng được thành lập để thu hút FDI, áp dụng và chuyển giao công nghệ mới
và kỹ năng quản lý, mở rộng xuất khẩu và thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm.Tuy nhiên mục tiêu của các đặc khu không chỉ dừng lại ở hướng về xuất khẩu
như các khu chế xuất mà phải thực hiện nhiệm vụ kép bao gồm “ngoại diên”, tức là đưa đầu tư và kỹ thuật từ nước ngoài vào và “nội liên”, tức là thiết lập
các mối quan hệ với các xí nghiệp nội địa Trung Quốc Những kỹ thuật tiêntiến và kinh nghiệm quản lý du nhập ở nước ngoài thông qua tiêu hoá và hấpthụ, truyền đạt, được chuyển vào nội địa theo mô hình hướng ra bên ngoài Dovậy, ĐKKT của Trung Quốc ngoài chế biến xuất khẩu còn khuyến khích cácnhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực hơn khu chế xuất như nông nghiệp, công nghiệp,
du lịch
Để thu hút FDI vào các đặc khu, Trung Quốc đã áp dụng một loạt cácchính sách linh hoạt hợp lý
Thứ nhất, áp dụng “dịch vụ một cửa”, Trung Quốc mạnh dạn phân quyền
cho các đặc khu Trung Ương chỉ thống nhất quản lý vĩ mô, từ bỏ việc canthiệp trực tiếp vào các vấn đề kinh tế của địa phương Tính toán quản lý cácthông số kinh tế cụ thể do địa phương hoàn toàn quyết định Trung Ương cho