Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam

MỤC LỤC

ĐẶC ĐIỂM FDI TẠI TRUNG QUỐC

Nguyên nhân là Chính phủ Đài loan, vì lý do chính trị, đưa ra những quy định hạn chế lượng FDI tối đa mỗi doanh nghiệp Đài Loan được đầu tư vào Trung Quốc và cấm một số ngành công nghiệp không được đầu tư về đại lục nên các doanh nghiệp Đài Loan đã tìm mọi cách “lách luật” bằng cách thành lập công ty mới ở một nước trung gian như Hồng Kông, Singapore, British Virgin Islands…để thông qua đó chuyển vốn đầu tư về Trung Quốc. Thời kỳ này, đa số đầu tư tập trung vào những ngành công nghiệp gia công tập trung nhiều lao động, kỹ thuật thấp hoặc trung bình, sản phẩm chủ yếu để tái xuất hoặc xuất khẩu như: công nghiệp thực phẩm, đồ uống, dệt, may mặc, giầy da, đồ chơi, xà phòng, thuốc tẩy, chế tạo vỏ container..Công nghiệp nhẹ và công nghiệp gia công lần lượt chiếm 58,34% và 30,54% đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp.

Hình 1: 13 nước thu hút FDI hàng đầu thế giới năm 2000 và 2001
Hình 1: 13 nước thu hút FDI hàng đầu thế giới năm 2000 và 2001

NHỮNG NHÂN TỐ TẠO NÊN SỨC HẤP DẪN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TRUNG QUỐC

Trung Quốc là một trong những nước giàu nhất thế giới về các nguồn khoáng sản quan trọng như than, quặng sắt, kim loại màu: mangan chiếm 10% trữ lượng thế giới, vonfram chiếm 90% trữ lượng thế giới, molipden chỉ kém có Mỹ, antimoan chiếm khoảng 75-80% trữ lượng thế giới. Ngoài ra, với môi trường kinh doanh thuận lợi, hệ thống pháp lý không ngừng được bổ sung, cơ sở hạ tầng không ngừng được hoàn thiện, Trung Quốc sẽ tiếp tục là địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC

TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC

Các doanh nghiệp này có lợi thế hơn các doanh nghiệp trong nước trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình, các lợi thế đó bao gồm: công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý và kiểm tra chất lượng tốt hơn, sản phẩm có danh tiếng hơn và có hệ thống tiêu thụ quốc tế rộng lớn hơn. Những hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc mang lại những phương thức hoạt động, những kinh nghiệm quản lý thị trường cho Trung Quốc, tạo điều kiện cho Trung Quốc dần hình thành thị trường các yếu tố sản xuất: thị trường kỹ thuật, thị trường vật tư, thị trường tiền vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai.

Bảng  5: Tỷ lệ các ngành công  nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài trên tổng số công nghiệp của Trung Quốc
Bảng 5: Tỷ lệ các ngành công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài trên tổng số công nghiệp của Trung Quốc

NHỮNG BÀI HỌC THÀNH CÔNG TRONG THU HÚT FDI Ở TRUNG QUỐC

Trung Quốc đã ban hành các văn bản pháp luật như: Quy định về cách thức đăng ký doanh nghiệp liên doanh vào tháng 8 / 1990; Quy định về lao động trong xí nghiệp liên doanh vào tháng 8 / 1990; Luật thuế thu nhập xí nghiệp nước ngoài vào tháng 12 / 1981; Quyết định sửa đổi thuế thu nhập của doanh nghiệp liên doanh vào tháng 8 / 1993; Luật xí nghiệp 100% vốn nước ngoài vào tháng 4 / 1986..Như vậy, chúng ta thấy các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của xí nghiệp có vốn nước ngoài là khá đầy đủ và chi tiết, từ thủ tục đăng ký kinh doanh đến tuyển dụng lao động, hay các quy định về thuế. + Các doanh nghiệp Hoa kiều nhập khẩu các thiết bị máy móc, phương tiện xe cộ trong sản xuất và các thiết bị làm việc, mà doanh nghiệp cần trong tổng mức đầu tư của họ, cũng như các phương tiện giao thông và đồ dùng sinh hoạt với số lượng hợp lý cần thiết trong thời gian công tác, miễn nộp thuế quan nhập khẩu, thuế thống nhất công thương, miễn giấy phép nhập khẩu.

NHỮNG BÀI HỌC CHƯA THÀNH CÔNG

Do thu nhập từ tiêu thụ bên ngoài không phải nộp thuế giá trị gia tăng, nên luật thuế của Trung Quốc quy định: các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất, thì phần thuế của nguyên vật liệu mua ở trong nước phải chịu sẽ không được thoái thuế, cũng không được trừ vào các khoản thuế tiêu thụ trong nước. Cũng do tình trạng quản lý nhà nước còn sơ hở mà có một số doanh nghiệp “ba vốn” đã vi phạm những quy định của Trung Quốc, trừ lương của phía công nhân Trung Quốc, không cung cấp bảo hiểm xã hội như tiền dưỡng lão, thất nghiệp cho nhân viên phía Trung Quốc, thiếu các biện pháp an toàn sản xuất, thậm chí tuỳ tiện phạt, làm nhục nhân viên phía Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng quyền con người cơ bản.

VẬN DỤNG KINH NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM

THỰC TRẠNG FDI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Tính cả thời kỳ 1988 - 2001, các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số dự án lẫn vốn đầu tư, tiếp đến là lĩnh vực khách sạn, du lịch và các dịch vụ, ngành nông lâm-nghiệp có số dự án lớn nhưng vốn đầu tư thấp (chứng tỏ quy mô dự án ở lĩnh vực này tương đối nhỏ). Để dễ hình dung, ta có thể biểu diễn cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế bằng đồ thị sau:. Hình 3: Cơ cấu vốn FDI tại Việt Nam theo ngành kinh tế. Nguồn: Vụ quản lý dự án - Bộ kế hoạch và đầu tư. Số liệu thống kê cho thấy sự phân bố FDI vào các ngành kinh tế còn mất cân đối. Nông nghiệp, một lĩnh vực Việt Nam có nhiều tiềm năng và tập trung tới hơn 80% lao động, còn chưa hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề cần điều chỉnh vì sự thành công trong phát triển nông thôn, nông nghiệp là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ thành công của sự nghiệp CNH - HĐH nước ta. Theo các hình thức đầu tư:. Nhất là ở thời kỳ đầu, và ngay cả đến hiện nay, liên doanh hiện là hình thức phổ biến nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Sở dĩ như vậy là do thời kỳ đầu, các thủ tục để triển khai thực hiện dự án còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải thông qua nhiều khâu, nhiều nấc, và rất phức tạp, trong khi đó nhà đầu tư nước ngoài còn ít hiểu biết về các điều kiện kinh tế, xã hội và pháp luật của Việt Nam. Vì vậy, đa số các nhà đầu tư thích lựa chọn hình thức liên doanh để bên đối tác Việt Nam đứng ra lo các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Gần đây, số dự án FDI vào Việt Nam theo hình thức doanh nghiệp 100%. vốn nước ngoài đang ngày càng có xu hướng tăng lên cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Nguyên nhân là các nhà đầu tư nước ngoài đã am hiểu hơn về pháp luật,. chính sách, phong tục tập quán và cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, các thủ tục cấp phép của Việt Nam đang được đơn giản hoá, hơn nữa do khi tham gia liên doanh, khả năng của phía Việt Nam thường yếu cả về vốn đóng góp lẫn cán bộ quản lý nên nhu cầu có đối tác Việt Nam trong hoạt động đầu tư ngày càng giảm đi. Hình thức BOT được chính phủ khuyến khích vì nó giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng, một lĩnh vực mà Việt Nam còn rất yếu. Tiến độ thực hiện vốn đầu tư của các dự án FDI tại Việt Nam. Đến hết năm 2001, có trên 550 dự án sau một thời gian triển khai sản xuất kinh doanh có hiệu quả đã đề nghị cấp phép tăng vốn, mở rộng sản xuất. tổng số vốn đăng ký). Nhiều Bộ ngành vẫn chưa ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn nghị định 24 / 2000 / NĐ-CP ngày 31 / 7 / 2000 của chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài, ví dụ các văn bản hướng dẫn về thuế, quản lý tài chính doanh nghiệp, chế độ kế toán của Bộ tài chính; hướng dẫn chuyển giao công nghệ, nhập máy móc thiết bị qua sử dụng, công nghệ cao, xử lý môi trường của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Bảng 10: Đóng góp của FDI đối với nền kinh tế
Bảng 10: Đóng góp của FDI đối với nền kinh tế

VẬN DỤNG KINH NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM

- Đa dạng hoá các hình thức FDI để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới, nghiên cứu và thực hiện thí điểm các hình thức đầu tư như công ty hợp danh, công ty quản lý vốn, cho phép nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mua, nhận khoán kinh doanh, quản lý, thuê các doanh nghiệp trong nước; nghiên cứu mô hình kinh tế mở. Do hạn chế về trình độ, Việt Nam cần nỗ lực để điều chỉnh nền kinh tế của mình cho phù hợp, nâng cao năng lực nội sinh của đất nước, phát triển năng lực hấp thụ, chuyển hoá hiệu quản các nguồn vốn nước ngoài trong đó có đầu tư nước ngoài thành hợp lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước theo hướng CNH - HĐH.