1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương môn học bậc cao học: Thẩm định dự án đầu tư công

5 373 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 200,5 KB

Nội dung

Môn học này được xây dựng hướng đến mục tiêu mở rộng kiến thức và năng lực đánh giá dự án trên quan điểm của cả nền kinh tế dựa trên tác động của dự án đến tăng trưởng kinh tế, việc làm, cải thiện phúc lợi cộng đồng và giảm nghèo. Qua đó giúp học viên có cơ hội làm việc ở các đơn vị liên quan đến dự án đầu tư như cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố. Thêm vào đó môn học còn trang bị chuyên sâu dưới dạng chuyên đề tập huấn cho những cán bộ thẩm định dự án thuộc ủy ban nhân dân các cấp chính quyền địa phương và những cơ quan chức năng. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA: TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC BẬC CAO HỌC MÔN HỌC: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG SỐ TÍN CHỈ: 2 1. Giảng viên phụ trách Học hàm/ học vị, họ và tên Bộ môn/ Ban Email liên lạc PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng Tài chính công hgthang@ueh.edu.vn TS. Nguyễn Thị Huyền Tài chính công huyen833@yahoo.com 2. Điều kiện tiên quyết Học viên phải nắm vững Tài chính doanh nghiệp và Kinh tế học vi mô. 3. Giới thiệu môn học Môn học này trình bày những kỹ thuật cơ bản và phổ biến trong việc xác định giá trị của các dự án đầu tư, không chỉ đối với dự án công mà còn thích hợp cho dự án tư. Cụ thể, môn học giới thiệu kỹ thuật phân tích tài chính và kinh tế các dự án. Trong đó, tập trung vào các nội dung như: phân tích giá kinh tế trong thị trường biến dạng, phân tích chi phí cơ hội kinh tế của vốn công, phân tích lợi ích-chi phí dự án y tế, giao thông,… 4. Các mục tiêu học tập Môn học này được xây dựng hướng đến mục tiêu mở rộng kiến thức và năng lực đánh giá dự án trên quan điểm của cả nền kinh tế dựa trên tác động của dự án đến tăng trưởng kinh tế, việc làm, cải thiện phúc lợi cộng đồng và giảm nghèo. Khi kết thúc môn học, các học viên sẽ: § Nắm vững những nguyên lý cơ bản khi tiếp cận một dự án công xét từ những quan điểm khác nhau. § Sử dụng thành thạo các công cụ phân tích để đánh giá hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án từ đó nhận diện tất cả những lợi ích cũng như chi phí của dự án nhằm nâng cao hiệu quả (effectiveness) và xa hơn là phân tích tác động (impact) của các chương trình chi tiêu của chính phủ. § Vận dụng được phương pháp đánh giá vào những lĩnh vực cụ thể như giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, … 5. Phương pháp giảng dạy § Học viên phải đọc trước ở nhà những tài liệu theo yêu cầu đã được hướng dẫn cụ thể trong đề cương của môn học. § Cách thức làm việc trong từng buổi học: Giáo viên hệ thống lại những nội dung đã yêu cầu học viên đọc trước buổi học, giải đáp các câu hỏi thắc mắc, chữa bài tập và phân tích về các câu hỏi thảo luận. § Cách thức liên lạc trao đổi chính giữa giáo viên và học viên: email 6. Tài liệu học tập, tham khảo § Tập bài giảng § Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư khu vực công, Nguyễn Hồng Thắng và Nguyễn Thị Huyền, Nxb Thống kê 2010. § Phân tích chi phí và lợi ích cho các quyết định đầu tư, Glenn P. Jenkins và Arnold C. Harberger, bản tiếng Việt, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Việt Nam, niên khóa 2004-2005. § Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư, Pedro Belli, Jock R. Anderson, Howard N. Barnum, John A.Dixon, Jee-Peng Tan, bản dịch tiếng Việt của Vũ Cương, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội – 2002. § The 2002 User-Friendly Handbook for Project Evaluation, Directorate for Education and Human Resources, Division of Research, Evaluation and communication, the National Science Foundation (NSF), a US government agency. § The Economic Evaluation of Projects Papers from a Curriculum Development Workshop, Edited by David G. Davies, the Economic Development Institute (EDI), The World Bank,Washington, D.C. § Project Cycle Management Guidelines, European Commission, March 2004. § Financial Management and Analysis of Projects, ADB, 2005. 7. Cách thức đánh giá kết quả học tập § Đánh giá quá trình (30%) § Thi hết học phần (70%) 8. Các chính sách giảng dạy áp dụng trong môn học § Học viên phải tham gia lên lớp đầy đủ (tối thiểu 80% giờ giảng) § Học viên đến muộn quá 10 phút không được vào lớp trong giờ lên lớp đó § Trong lớp học phải trật tự, không được sử dụng điện thoại di động và ăn uống § Phải làm bài kiểm tra giữa kỳ. Không có bài kiểm tra giữa kỳ thì không được dự thi hết môn. § Học viên phải tham gia làm bài tập nhóm và tham gia thuyết trình. 9. Những thông tin khác (nếu có) 10. Nội dung chi tiết Trình tự thời gian Nội dung giảng dạy Chuẩn bị của học viên (đọc tài liệu gì, chuẩn bị thuyết trình, thảo luận nhóm, bài tập tại lớp …) Tuần 1 Chương 1: Tổng quan về thẩm định dự án công 1.1. Dự án công 1.2. Quản lý chu trình dự án (PCM) 1.3. Khung logic thiết kế và thẩm định dự án 1.4. Phương pháp thẩm định - Đọc chương 2, chương 3 của tài liệu 6.7. - Đọc chương 1 và 2 của tài liệu 6.3 Tuần 2 Chương 2: Phân tích tài chính 2.1. Dòng tiền tài chính 2.2. Tiêu chí đánh giá 2.3. Quan điểm đánh giá 2.4. Vấn đề lạm phát - Đọc bài 7 của tài liệu 6.6. - Làm bài tập 1 trong tập bài giảng. Tuần 3 và 4 Chương 3: Phân tích kinh tế 3.1. Phân tích kinh tế trong thị trường chưa biến dạng 3.2. Thuế hàng hóa và trợ cấp 3.3. Phân tích kinh tế trong thị trường biến dạng - Đọc bài 7 của tài liệu 6.6. - Làm bài tập 2 trong tập bài giảng Tuần 5 Chương 4: Phân tích giá kinh tế của hàng ngoại thương 4.1 Khái niệm hàng ngoại thương 4.2 Lợi ích kinh tế của hàng ngoại thương đầu ra và chi phí kinh tế của hàng ngoại thương đầu vào 4.3 Hệ số chuyển đổi 4.4 Giá kinh tế của ngoại tệ - Đọc chương 4, chương 5 và chương 6 của tài liệu 6.4. - Làm bài tập 3. Tuần 6 Chương 5: Chi phí cơ hội kinh tế của vốn công 5.1 Những quan điểm về chi phí cơ hội của vốn công 5.2 Công thức tổng quát 5.3 Xác định chi phí thành phần 5.4 Bài toán minh họa - Đọc chương 9 của tài liệu 6.2. Đọc chương 12 của tài liệu 6.3. - Làm bài tập 4. Tuần 7 Chương 6: Chi phí kinh tế của lao động 6.1 Đặc điểm của lao động 6.2 Hai cách tiếp cận chi phí cơ hội của lao động 6.3 Ước tính chi phí cơ hội kinh tế của lao động - Đọc chương 10 của tài liệu 6.2. Đọc chương 13 của tài liệu 6.3. - Làm bài tập 5 Tuần 8 Chương 7: Quản trị rủi ro dự án 7.1 Phân loại rủi ro 7.2 Định lượng rủi ro 7.3 Phân tán rủi ro - Đọc 6.8. - Thuyết trình nhóm

Ngày đăng: 14/07/2015, 22:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w