1. Trang chủ
  2. » Đề thi

55 đề thi thử thpt quốc gia môn ngữ văn các tỉnh có đáp án

547 8K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 547
Dung lượng 15,78 MB

Nội dung

Lời đáp thật giản dị nhưng cũng hàm chứa những bất ngờ: Đất nước không tồn tại ở đâu xa mà có trong mỗi một con người; mỗi người đều mang một phần đất nước; tổng thể đất nước sẽ được hì

Trang 1

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 1 NĂM 2015

MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút)

Câu I (3 điểm)

1) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu Nhưng càng đi sâu

càng lạnh Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.

a) Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Viết trong thời gian nào?

(0,25 điểm)

b) Đoạn văn nói về vấn đề gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc? (0,5 điểm)

c) Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộng và bề sâu mà tác giả nói đến ở đây? (0,25 điểm)

d) Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh (chị) trong việc đọc — hiểu các bài thơ mới trong

chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông? (0,5 điểm)

2) Đọc văn bản:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012,

trang 144)

Trả lời các câu hỏi:

a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản (0,25 điểm)

b) Văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Cách sử dụng biện pháp tu từ ấy ở đây có gì đặc sắc?

(0,5 điểm)

c) Anh (chị) hiểu thế nào về cụm từ “con gặp lại nhân dân” ở văn bản? (0,25 điểm)

d) Hãy nói rõ niềm hạnh phúc của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện trong văn bản (0,5 điểm)

Câu II (3 điểm)

Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.

Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên

Câu III (4 điểm)

Anh (chị) hãy phát biểu điều tâm đắc nhất của mình về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:

Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Trang 2

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

Làm nên Đất Nước muôn đời…

(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr 119 — 120)

-Hết -Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: Số báo danh:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

a 1 Đoạn văn được trích từ bài Một thời đại trong thi ca, là bài tổng luận cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân, được viết năm 1942. 0,25

b

Đoạn văn đề cập đến cái tôi cá nhân — một nhân tố quan trọng trong tư

tưởng và nội dung của thơ mới (1932 — 1945), đồng thời, nêu ngắn gọn

những biểu hiện của cái tôi cá nhân ở một số nhà thơ tiêu biểu.

Tác giả đã có cách diễn đạt khá đặc sắc, thể hiện ở:

- Cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh (mất bề rộng, tìm bề sâu, càng đi sâu càng lạnh, phiêu lưu trong trường tình, động tiên đã khép, ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta ).

- Câu văn ngắn dài linh hoạt, nhịp nhàng, thể hiện cảm xúc của người viết

Hình thức điệp cú pháp thể hiện ở một loạt vế câu (ta thoát lên tiên ta phiêu lưu trong trường tình ta điên cuồng ta đắm say ) tạo nên ấn tượng mạnh

ở người đọc

- Nghệ thuật hô ứng: ta thoát lên tiên - động tiên đã khép; ta phiêu lưu trong trường tình - tình yêu không bền; ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử - điên cuồng rồi tỉnh; ta đắm say cùng Xuân Diệu - say đắm vẫn bơ vơ Nghệ thuật hô ứng

làm cho các ý quấn bện vào nhau rất chặt chẽ

0,5

c - Bề rộng mà tác giả nói đến ở đây là cái ta Nói đến cái ta là nói đến đoàn

thể, cộng đồng, dân tộc, quốc gia Thế giới của cái ta hết sức rộng lớn

- Bề sâu là cái tôi cá nhân Thế giới của cái tôi là thế giới riêng tư, nhỏ hẹp, sâu kín Thơ mới từ bỏ cái ta, đi vào cái tôi cá nhân bằng nhiều cách khác

nhau

0,25

Trang 3

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

d

Trước hết, đoạn văn nhắc ta một điều quan trọng: Thơ mới là tiếng nói trữ

tình của cái tôi cá nhân Không nắm vững điều này, khó mà hiểu sâu sắc một

bài thơ lãng mạn Cũng qua đoạn văn trên, ta sẽ biết rõ hơn về nét nổi bật của

một số nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới như Thế Lữ, Lưu Trọng

Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, từ đó, có định hướng

đúng trong việc đọc hiểu một số bài thơ của các tác giả ấy có mặt trong

chương trình

0,5

a Phương thức biểu đạt mà văn bản sử dụng là phương thức biểu cảm. 0,25

b

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh Nét đặc sắc ở

đây là tác giả đã đưa ra một loạt hình ảnh so sánh (nai về suối cũ, cỏ đón

giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng

gặp cánh tay đưa) để làm nổi bật một yếu tố được so sánh (con gặp lại nhân

dân) Đây là kiểu so sánh phức hợp, ít gặp trong thơ.

0,5

c

Cụm từ “con gặp lại nhân dân” được hiểu: trước cách mạng, nhà thơ sống xa

rời nhân dân, bó hẹp trong cái tôi cá nhân Sau cách mạng, nhà thơ được hòa

mình vào cuộc đời rộng lớn, cảm thấy thân thiết, gắn bó, gần gũi máu thịt với

nhân dân

0,25

d

Bốn câu thơ trên đã thể hiện cảm xúc mãnh liệt của Chế Lan Viên khi trở về

với nhân dân Một loạt hình ảnh so sánh được đưa ra nhằm diễn tả sự hồi sinh

của một hồn thơ Đối với một người nghệ sĩ, đó là niềm hạnh phúc lớn lao, vô

bờ

0,5

II

Nghị luận xã hội: Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với

mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.

3,0

1

Khẳng định mình là phát huy cao nhất năng lực, in dấu ấn cá nhân trong

không gian cũng như trong thời gian, cụ thể là trong môi trường và lĩnh vực

hoạt động riêng của mình Ở các thời đại và xã hội khác nhau, việc tự khẳng

định mình của con người vươn theo những tiêu chuẩn và lí tưởng không

giống nhau

0,5

2

Trong thời đại ngày nay, việc khẳng định mình mang một ý nghĩa đặc biệt,

khi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha

hoá con người, khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn

của dòng đời Sự bi quan trước nhiều chiều hướng phát triển đa tạp của cuộc

sống, sự suy giảm lòng tin vào lí tưởng dẫn đường cũng là những nguyên

nhân quan trọng khiến ý thức khẳng định mình của mỗi cá nhân có những

biểu hiện lệch lạc

1,0

Khẳng định bản thân là biết đặt kế hoạch rèn luyện để có được những phẩm

chất xứng đáng, đáp ứng tốt những yêu cầu của lĩnh vực hoạt động mà mình

Trang 4

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

3

tham gia, có thể khiến cộng đồng phải tôn trọng Tất cả, trước hết và chủ yếu, phải phụ thuộc vào chính năng lực của mình Bởi thế, rèn luyện năng lực, bồi đắp năng lực cá nhân là con đường tự khẳng định mình phù hợp và đúng đắn

Mọi sự chủ quan, ngộ nhận, thiếu căn cứ không phải là sự tự khẳng định mình đúng nghĩa

1,0

4

Khi khẳng định bản thân là khi chúng ta thực sự thúc đẩy sự phát triển bền vững của cuộc sống, của xã hội Sự khẳng định mình bước đầu không nhất thiết phải gắn liền với những kế hoạch đầy tham vọng Nó có thể được bắt đầu

từ những việc làm nhỏ trên tinh thần trung thực, trọng thực chất và hiệu quả

đời.

4,0

1

Đất Nước là chương V của trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác vào cuối

năm 1971 (đoạn trích trong SGK chỉ là một phần của chương này) Có thể nói đây là chương hay nhất, thể hiện sâu sắc một trong những tư tưởng cơ bản nhất của bản trường ca - tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.

0,5

2

Trong đoạn thơ, đất nước được nhìn ở tầm gần và hiện hình qua lời tâm sự của anh

và em Bởi thế, “khuôn mặt” đất nước trở nên vô cùng bình dị, thân thiết Tình cảm

dành cho đất nước vô cùng chân thật, được nói ra từ chiêm nghiệm, trải nghiệm của một con người cá nhân nên có khả năng làm lay động thấm thía tâm hồn người đọc.

0,5

Sáu câu đầu của đoạn thơ như muốn trả lời cho câu hỏi: Đất nước là gì? Đất nước ở đâu? Lời đáp thật giản dị nhưng cũng hàm chứa những bất ngờ: Đất nước không tồn tại ở đâu xa mà có trong mỗi một con người; mỗi người đều mang một phần đất

nước; tổng thể đất nước sẽ được hình dung trọn vẹn khi anh và em biết “cầm tay”

nhau, “cầm tay mọi người”…

0,5

3

Hàm ngôn của các câu thơ thật phong phú: sự tồn tại của đất nước cũng là sự tồn tại

của ta và chính sự hiện hữu của tất cả chúng ta làm nên sự hiện hữu của đất nước

Hành động “cầm tay” là một hành động mang tính biểu tượng Nhờ hành động đó, đất nước mới có được sự “hài hoà nồng thắm”, mới trở nên “vẹn tròn to lớn”.

0,5

4

Ba câu tiếp theo của đoạn thơ vừa đẩy tới những nhận thức - tình cảm đã được triển

khai ở phần trên, vừa đưa ra những ý tưởng có phần “lạ lẫm”: Mai này con ta lớn lên / Con sẽ mang Đất Nước đi xa / Đến những tháng ngày mơ mộng Thực chất, đây là

một cách biểu đạt đầy hình ảnh về vấn đề: chính thế hệ tương lai sẽ đưa đất nước lên một tầm cao mới, có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” Như vậy, quá trình hình thành và phát triển của đất nước luôn gắn với nỗ lực vun đắp đầy trách

nhiệm cho cộng đồng của rất nhiều thế hệ nối tiếp nhau, mà thế hệ của chúng ta chỉ

là một mắt xích trong đó.

0,5

Trong bốn câu thơ cuối, cảm xúc được đẩy tới cao trào Nhân vật trữ tình thốt lên

với niềm xúc động không nén nổi: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình / Phải biết gắn bó và san sẻ / Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở / Làm nên Đất 1,0

Trang 5

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

Nước muôn đời… Đoạn thơ có những câu mang sắc thái mệnh lệnh với sự lặp lại

cụm từ “phải biết”, nhưng đây là mệnh lệnh của trái tim, của tình cảm gắn bó thiết

tha với đất nước.

Cách bày tỏ tình yêu nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ này thật độc đáo,

nhưng quan trọng hơn là vô cùng chân thật Điều đó đã khiến cho cả đoạn thơ, cũng

như toàn bộ chương thơ đã được bao nhiêu người đồng cảm, chia sẻ, xem là tiếng

lòng sâu thẳm nhất của chính mình Đọc đoạn thơ, ta vừa được bồi đắp thêm những

nhận thức về lịch sử, vừa được thuyết phục về tình cảm để từ đó biết suy nghĩ

nghiêm túc về trách nhiệm của mình đối với đất nước.

0,5

Trang 6

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 2 NĂM 2015

MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút)

Câu I (3 điểm)

1) Đọc văn bản:

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt

Trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? (0,25 điểm)

b) Tại sao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia

tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội? (0,25 điểm)

c) Theo anh (chị), chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện ở những mặt nào? (0,5 điểm)

d) Viết một đoạn văn ngắn trình bày nhiệm vụ của người học sinh trong việc giữ gìn

sự trong sáng của tiếng Việt (0,5 điểm)

2) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim

(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục

Việt Nam, 2012, trang 44)

a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản (0,25 điểm)

b) Dựa vào đâu để nhận ra biện pháp so sánh và biện pháp ẩn dụ trong văn bản? (0,25 điểm) c) Nêu ý chính của văn bản (0,5 điểm)

d) Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về vai trò của lí tưởng đối với sự phấn đấu của con

người trong cuộc sống (0,5 điểm)

Trang 7

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ được phát hiện và miêu tả như thế nào

qua nhân vật vợ nhặt trong Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà làng chài trong Chiếc

thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?

-Hết -Đáp án đề thi thử THPTQG lần 2 môn Văn - THPT chuyên, Đại học Vinh năm 2015

a Đoạn văn đề cập vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã

hội đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

0,25

b Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia

tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội là vì: gia đình, nhà trường,

xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chuẩn mực ngôn

ngữ cho cộng đồng Đó cũng là nơi những biểu hiện lệch lạc trong

cách sử dụng tiếng Việt được điều chỉnh, uốn nắn một cách tích cực và

có hiệu quả

0,25

c Chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện toàn diện trên các mặt: ngữ âm -

chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ (phát âm đúng; viết

đúng hình thức văn tự của từ; sử dụng từ ngữ chuẩn xác; đặt câu đúng

ngữ pháp tiếng Việt; dùng tiếng Việt, tạo lập các kiểu loại văn bản phù

hợp với những bối cảnh giao tiếp khác nhau)

0,5

d Đoạn văn cần viết ngắn gọn, các câu đúng ngữ pháp và liên kết chặt

chẽ để làm nổi bật chủ đề: trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn

sự trong sáng của tiếng Việt Các ý có thể có: tự mình phải thường

xuyên học tập để có thể nói đúng, viết đúng; góp phần vào việc ngăn

chặn những xu hướng tiêu cực đang làm méo mó tiếng Việt

0,5

Trang 8

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

a Văn bản sử dụng phương thức biểu cảm (hoặc trữ tình). 0,25

b Biện pháp so sánh trong đoạn thơ được nhận ra nhờ từ “là” kết nối hai

vế: đối tượng so sánh và hình ảnh so sánh (Hồn tôi là một vườn hoa

lá…).

Biện pháp ẩn dụ được nhận ra nhờ hai hình ảnh: nắng hạ và mặt trời

chân lí có khả năng gợi liên tưởng tới một đối tượng khác có nhiều nét

tương đồng Trong đoạn thơ, nắng hạ và mặt trời chân lí ngầm chỉ ánh

sáng của lí tưởng cách mạng

0,25

c Ý chính của văn bản: bộc lộ niềm vui sướng khi bắt gặp lý tưởng cách mạng; thể hiện những thay đổi của tâm hồn lúc được “mặt trời chân lí” rọi chiếu đến

0,5

d Đoạn văn cần viết gọn, các câu đúng ngữ pháp, liên kết với nhau để làm nổi bật ý chính: lí tưởng có vai trò quan trọng đối với sự phấn đấu của mỗi người trong cuộc sống Nó là sự định hướng, là ngọn đèn soi đường để con người đi tới đích cuối cùng mà mình đã chọn

0,5

II Nghị luận xã hội: Hình dung hình ảnh của mình trong mắt người

khác phải chăng cũng là một cách soi xét bản thân để tự hoàn thiện?

Trang 9

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

3 Giữa việc hình dung hình ảnh của mình trong mắt người khác với việc soi xét bản thân luôn có mối quan hệ tương hỗ Thông thường, tự đánh giá mình dễ rơi vào tình trạng chủ quan, phiến diện, vì vậy, để có được một kết quả gần sự thật, ta rất rất cần có thêm những dữ kiện khác do khách quan cung cấp

0,75

4 Tự hoàn thiện là một việc lớn của mỗi cá nhân Nhưng sự tự hoàn thiện phải hướng theo những tiêu chuẩn được cộng đồng thừa nhận Nếu quên điều này, việc tự hoàn thiện sẽ thiếu định hướng và chắc chắn không thu được kết quả mong muốn

0,5

5 Hình dung hình ảnh của mình trong mắt người khác về cơ bản là việc làm có ý nghĩa tích cực giúp ta hiểu mình và sửa mình Tuy nhiên, nếu chỉ biết lệ thuộc vào sự đánh giá của người đời, ta sẽ tự tước đoạt cái độc đáo cá nhân vốn rất cần cho cuộc sống Bởi vậy, trên vấn đề này, việc duy trì sự cân bằng giữa thái độ biết lắng nghe và sự kiên định theo đuổi quan niệm sống riêng luôn có ý nghĩa quan trọng

Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức thuyết phục.

0,5

III Nghị luận văn học: Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ

được phát hiện và miêu tả như thế nào qua nhân vật vợ nhặt trong

Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?

4,0

1 Giới thiệu khái quát về nhà văn Kim Lân và nhà văn Nguyễn Minh

Châu, về tác phẩm Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa, về hai nhân vật

phụ nữ được miêu tả trong hai tác phẩm ấy là người vợ nhặt và người đàn bà làng chài

0,5

2 Vợ nhặt của Kim Lân là truyện ngắn viết về nạn đói khủng khiếp năm

1945 Hình ảnh người đàn bà đói rách trở thành vợ nhặt được khắc họa

1,0

Trang 10

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

trên nền hiện thực ấy Tuy cảnh sống thật bi thảm, nhưng người đàn bà này vẫn không đánh mất những gì quý giá trong tâm hồn mình Đó là niềm hy vọng sống mãnh liệt, là đức tính biết vun vén lo toan cho hạnh phúc gia đình, là sự ý tứ, tế nhị trong cách cư xử với chồng, với mẹ chồng,

3 Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Mình Châu là truyện ngắn viết về

thực tại cuộc sống những năm sau 1975 ở một vùng đất nghèo ven biển miền Trung Truyện đề cập đến cảnh bạo lực trong một gia đình

do đói khổ, túng quẫn Dù bị chồng đánh đạp tàn nhẫn, người đàn bà làng chài vẫn thể hiện được những nét đẹp của một người phụ nữ: niềm cảm thông với chồng, là lòng thương yêu con, là sự trải đời, sự can trường chấp nhận số phận - hoàn cảnh vì ý thức bảo vệ gia đình…

1,0

4 Theo những gì được miêu tả trong hai truyện ngắn, các phẩm chất đáng quý của hai nhân vật không phải bao giờ cũng dễ thấy Nó bị khuất lấp sau vẻ bề ngoài thô lỗ hay lam lũ, cam chịu Cách phát hiện những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ một mặt cho thấy bề sâu tâm hồn, tính cách, đạo đức của các nhân vật, mặt khác thể hiện tình nhân đạo, sự cảm thông và lòng tin ở con người (cụ thể ở đây là người phụ nữ) của các nhà văn Cũng qua đó, nhà văn có cơ hội khắc họa được bối cảnh sống nghiệt ngã mà những người phụ nữ phải chịu đựng

0,5

6 Dù thể hiện hai phong cách nghệ thuật khác biệt, cả hai tác giả đều gặp 0,5

Trang 11

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

nhau ở thái độ ngợi ca kín đáo đối với người phụ nữ Việt Nam Cách phát hiện, miêu tả những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ gợi trong

ta nhiều bài học về cách nhìn con người, đồng thời cũng bồi đắp ở ta thái độ yêu thương, quý trọng người phụ nữ

Trang 12

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 3 NĂM 2015

MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút)

Câu I (3 điểm)

1 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

THI THỔI XÔI NẤU CƠM

Ðây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết Hàng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đền Mã Cương Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng trên đầm Giang Ðình, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi Các cô chèo thuyền ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tuỳ ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới đạt điểm cao

Khó khăn đối với các cô là ở chỗ nhóm bếp thổi lửa, phải giữ sao cho thuyền khỏi chòng chành, bếp lửa hướng ra phía gió dễ tắt Các bà mẹ đã dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi ướt, thổi lửa mỗi khi bếp tắt, cách chọn hướng kê bếp theo chiều gió, giữ lửa cháy điều hoà, cách ước lượng thời gian Các cô đốt những nén hương và trông theo những đoạn hương cháy để biết nồi cơm, chõ xôi đã vừa chín chưa.

Nếu gặp mưa phùn gió bấc, các cô sẽ trải qua một cuộc thi vất vả, còn nếu như mưa nặng hạt thì các cô sẽ được đưa lên bãi Giang Ðình, trổ tài dưới những mái tranh Cuộc thi diễn ra suốt buổi sáng.

a) Văn bản trên đây sử dụng phương thức biểu đạt gì? Dựa vào đâu để nhận ra điều ấy? (0,25 điểm)

b) Đây là trò chơi dân gian truyền thống hay là là trò chơi hiện đại? Câu nào trong văn bản cho ta biết điều đó? Kể tên những đồ dùng, vật liệu mà mỗi cô gái tham gia thi nấu cơm, thổi xôi

mang theo Trong những thứ ấy, có thứ nào khác thường? (0,25 điểm)

c) Những khó khăn mà các cô gái dự thi thổi xôi nấu cơm gặp phải là gì? Điều ấy đòi hỏi ở

người con gái những đức tính nào? (0,5 điểm)

d) Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh chị về việc phục hồi một số trò chơi dân gian

trong những năm gần đây (0,5 điểm)

2 Đọc đoạn văn sau:

“Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông

đã đến Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.

(Nam Cao, Chí Phèo, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang

149 – 150)

Trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Nêu ý chính của đoạn văn (0,25 điểm)

b) Nêu cụ thể những câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn trong đoạn văn trên Sự đan

xen nhiều loại câu như vậy có tác dụng gì? (0,5 điểm)

c) Hãy chỉ ra những hình ảnh ẩn dụ và hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn (0,25

Trang 13

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

điểm)

d) Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề: sự thức tỉnh của Chí Phèo (0,5 điểm)

Câu II (3 điểm)

Hiện nay, bạo lực học đường đang là tình trạng đáng báo động Có người cho rằng cá nhân

gây ra bạo lực phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình Lại có người đi tìm nguyên nhân từ gia

đình, nhà trường, xã hội Ý kiến của anh (chị) về vấn đề trên? (Trình bày trong một bài văn khoảng

600 từ)

Câu III (4 điểm)

Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình thổ lộ:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về những điều “em” đã “nghĩ”, cũng là những

điều đã làm nên nội dung trữ tình của bài thơ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

-Hết -TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 3

NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN

0,25

b

Hội thi thổi xôi nấu cơm là một trò chơi dân gian truyền thống Câu “Ðây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá”

cho ta biết điều đó Những đồ dùng mà các cô gái mang theo khi thi thổi xôi nấu

cơm gồm: kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi Trong

những thứ ấy, rơm ướt, bã mía – nhiên liệu dùng để đun bếp là thứ khác thường

0,25

c

Những khó khăn mà các cô gái gặp phải trong trò chơi này là: một mình nổi lửa đun bếp trong một chiếc thuyền thúng chòng chành giữa đầm lộng gió, phải đun bếp bằng rơm ướt và bã mía là những thứ rất khó cháy Những điều đó đòi hỏi ở các cô gái sự thông minh, khéo léo, kiên trì, chịu khó

0,5

d

Đoạn văn phải được viết bằng những câu đúng ngữ pháp, các câu liên kết chặt chẽ với nhau để cùng làm nổi bật chủ đề Chủ đề của đoạn văn có thể là: việc phục hồi những trò chơi dân gian trong thời gian gần đây đã có tác dụng tích cực trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

(Lưu ý: Thí sinh cũng có thể trình bày chủ đề khác, miễn là hợp lý).

0,5

a Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ý chính của đoạn văn: Chí Phèo thức tỉnh. 0,25

Trang 14

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

b

- Những câu trần thuật trong đoạn: Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc

Ngoài bốn mươi tuổi đầu Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.

- Những câu nghi vấn: Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao?

- Câu cảm thán: Buồn thay cho đời!

Việc đan xen nhiều loại câu như vậy làm cho lời kể trở nên nhiều giọng (đa thanh), thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc Cũng nhờ vậy, hiện trạng cuộc đời của Chí Phèo được soi từ nhiều góc nhìn khác nhau

0,5

c

- Trong đoạn văn, cái dốc bên kia của đời, cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến là những hình ảnh ẩn dụ.

- Cả câu Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến

là một cấu trúc so sánh Như vậy, ở đây hình ảnh có tính ẩn dụ được dùng trong một câu văn sử dụng phép so sánh

0,25

d

Đoạn văn phải được viết bằng những câu đúng ngữ pháp, liên kết chặt chẽ với nhau

0,5

3

Loại ý kiến lý giải vấn đề bằng cách quy trách nhiệm cho các cá nhân gây bạo lực hoàn toàn có cơ sở Tại sao trong cùng một môi trường, chỉ có một ít kẻ thích phô diễn sức mạnh cơ bắp để giải quyết vấn đề? Rõ ràng, ở họ có sự lệch lạc về nhân cách, có sự méo mó về nhận thức và tình cảm Những người như thế, bất kể là học sinh, thầy cô giáo hay phụ huynh đều cần phải bị phê phán Trước hết, họ phải chịu trách nhiệm về chính hành động của họ, không thể đổ lỗi cho ai

0,75

4

Loại ý kiến quy mấu chốt của vấn đề vào môi trường giáo dục, vào sự phối hợp chưa tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội, cũng có căn cứ vững chắc Khi nào, ở đâu có sự phối hợp giáo dục tốt thì khi đó, ở đó, tình trạng bạo lực học đường ít xảy

ra, và nếu có xảy ra thì cũng chỉ ở mức xô xát nhẹ, có thể hòa giải được Ngược lại, khi nào, ở đâu có sự buông lỏng kỷ cương, có sự ỷ lại về trách nhiệm, sự coi thường tác động xấu của các hình thức giải trí kích động bạo lực thì khi đó, ở đó, tình trạng đánh nhau tàn tệ (đôi khi theo kiểu xã hội đen) càng trở nên khó kiểm soát Rõ ràng, nhà trường, gia đình và xã hội không thể chối bỏ được trách nhiệm của mình trên vấn đề này

0,75

Trang 15

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

5

Liên hệ bản thân: Là học sinh, chúng ta không thể làm ngơ trước hiện tượng bạo lực học đường Tình trạng này chỉ có thể được ngăn chặn nếu mỗi cá nhân sống hiền hòa, thương yêu, không vô cảm với nỗi đau và bất hạnh của kẻ khác; biết tôn trọng

kỷ cương; biết học cách đối thoại với nhau;… Bạo lực học đường và nhiều loại bạo lực khác có mẫu số chung là sự mất nhân tính Chính vì vậy, nó, cũng như những loại bạo lực đó cần phải được loại trừ để chúng ta có được một môi trường sống văn minh, nhân ái

0,5

Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức thuyết phục.

III

Nghị luận văn học: Hãy trình bày cảm nhận của mình về những điều “em” đã

“nghĩ”, cũng là những điều đã làm nên nội dung trữ tình của bài thơ Sóng. 4,0

0,5

3

“Em” – nhân vật trữ tình đã thật tinh tế khi mượn “sóng” làm ẩn dụ tình yêu Nhờ

ẩn dụ này, bao nhiêu điều “em” khám phá về tình yêu được nói ra một cách đầy cảm xúc Sóng có nhiều đối cực như tình yêu cũng có nhiều đối cực Sóng luôn “tìm ra tận bể” như tình yêu chân chính hướng về những điều cao cả Sóng có nguồn gốc bí

ẩn cũng như sự bí ẩn vô tận của tình yêu Sóng không bao giờ ngừng lặng như tình yêu luôn trăn trở, bồi hồi Sóng luôn hướng về bờ như tình yêu luôn hướng đến sự gắn bó chung thủy Sóng còn mãi giữa cuộc đời như tình yêu chân chính có sức sống vượt thời gian…

1,0

4

Những điều “em” đã nghĩ cho thấy “em” vừa có khát vọng hiểu thấu tình yêu nói chung, vừa có mong muốn cháy bỏng được hiểu mình và bộc lộ mình trong tình yêu Quả thật, “em” đã bộc lộ mình như một người con gái cả nghĩ, đầy lo toan, đầy trách nhiệm Đặc biệt, em cũng là một con người táo bạo, muốn dâng hiến tất cả cho tình yêu dù trong lòng luôn có nỗi thao thức trước thời gian

1,0

5

Bài thơ Sóng bộc lộ khá rõ nữ tính của nhân vật trữ tình và phần nào của chính tác

giả Những điều “em” nghĩ về cơ bản cũng là những điều “em” đã trải nghiệm

Chính vì vậy, bài thơ có tính triết lý mà không hề khô khan Nó là triết lý của trái tim, triết lý được chưng cất từ những dữ kiện cuộc đời của một người đã sống hết mình cho tình yêu

0,5

6

Bên cạnh những điều “em” đã “nghĩ”, cách “em” bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình cũng gây cho người đọc những ấn tượng đặc biệt Câu thơ 5 chữ được sử dụng rất phù hợp để tạo nên giọng điệu tự sự nồng nàn Ân dụ “sóng” vừa kín đáo vừa phơi

mở tự nhiên hé lộ một nội tâm vừa già dặn, sâu sắc, vừa trẻ trung, bồng bột Sự xuất hiện luân phiên của hai hình tượng là “sóng” và “em” cũng góp phần tạo cho bài thơ một nhịp sóng đầy sức gợi…

0,5

Trang 16

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

(Đề thi có 02 trang)

Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề

Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)

1 Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Trên những trang vở học sinh Trên bàn học trên cây xanh Trên đất cát và trên tuyết Tôi viết tên em

…Trên sức khỏe được phục hồi Trên hiểm nguy đã tan biến Trên hi vọng chẳng vấn vương Tôi viết tên em

Và bằng phép màu một tiếng Tôi bắt đầu lại cuộc đời Tôi sinh ra để biết em

Để gọi tên em

TỰ DO (Tự do – Pôn Ê-luy-a - SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1,tr

120)

Câu 1 Cho biết đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào? (0,25 điểm)

Câu 2 Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên (0,5 điểm) Câu 3 Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm)

Câu 4 Anh/chị hãy giải thích ngắn gọn mục đích của tác giả khi viết từ TỰ DO ở cuối bài

thơ bằng chữ in hoa? (0,5 điểm)

2 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

“(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi Ông hiện

phụ trách quân lực của cả một vùng Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc

tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng,

Trang 17

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại….

…(2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người

Do Thái “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang

đời khác Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần

những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ TT-DL) kể với chúng ta như vậy

…(3) Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và

cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới Để đất nước

và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để

“văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ

họ Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu”

để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”

(Dẫn theo

http://vanhoagiaoduc.vn/tu-ruou-cua-nguoi-viet-va-tu-sach-cua-nguoi-do-thai-19029.html)

Câu 5 Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)

Câu 6 Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu nào? (0,25 điểm)

Câu 7 Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của toàn bộ đoạn trích trên (0,5 điểm)

Câu 8 Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt

Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,5 điểm)

Phần II Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Đừng quên Cái Ác vỗ vai cái Thiện

Cả hai cùng cười đi về tương lai

(Đừng quên – Trần Nhật Minh)

Dựa vào ý những câu thơ trên, viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa cái thiện và cái ác

Câu 2 (4,0 điểm)

Về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (sách Ngữ văn 12) có ý kiến cho rằng: Đó

là một truyện ngắn thấm đẫm chất hiện thực Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một tác phẩm giàu chất trữ tình

Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận về các ý kiến trên

Trang 18

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

Câu 1 Đoạn thơ trên thuộc thể thơ tự do

- Điểm 0,25: Trả lời đúng câu hỏi

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 2 Hai biện pháp tu từ: điệp từ (trên, tôi, em); lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ Tôi viết tên

em…) hoặc nhân hóa (gọi tự do là em)…

- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên

- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3 Đoạn thơ bộc lộ tình yêu Tự do tha thiết, mãnh liệt của tác giả

- Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4 Tác giả viết hoa từ TỰ DO ở cuối bài nhằm mục đích:

- Thể hiện sự thiêng liêng, cao cả của hai tiếng TỰ DO

- Nhấn mạnh đề tài của bài thơ, giải thích tình cảm gắn bó, khao khát, tôn thờ, … của tác giả dành trọn cho TỰ DO TỰ DO là tất cả những gì ông mong mỏi, mơ ước mọi

lúc, mọi nơi

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ

- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả

Câu 5 Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí

- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 6 Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu quy nạp

Trang 19

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 7 Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách”

để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái

tư duy trọc phú

- Điểm 0,5: Ghi lại đúng câu văn trên

- Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời

Câu 8 Nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt theo quan điểm

riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục

- Điểm 0,5: Nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt

- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:

+ Nêu 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt nhưng không phải là quan điểm riêng của bản thân mànhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho;

+ Nêu 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt nhưng không hợp lí;

+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;

+ Không có câu trả lời

II Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để

tạo lập văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn

Trang 20

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với mối quan hệ giữa Thiện và Ác trong cuộc sống

- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giải thích khái niệm Thiện , Ác

+ Trong cuộc sống Thiện và Ác luôn tồn tại trong mỗi con người và ở xung quanh chúng ta Chúng có mối quan hệ đối lập nhưng đôi khi lại thúc đẩy nhau phát triển Đó là quy luật cuộc sống

+ Cần có cái nhìn tỉnh táo để phát hiện ra Thiện và Ác từ đó mà có hành động thiết thực để đẩy lui cái Ác, phát huy cái Thiện trong xã hội cũng như ở chính mình

+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việcbày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục

+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề lựa chọnviệc làm và thái độ/quan điểm/cách đánh giá về Thiện, Ác…

- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích,

chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ

- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên

- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

Trang 21

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh

và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

Câu 2 (4,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học

để tạo lập văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả,

từ ngữ, ngữ pháp

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Vợ chồng A Phủ vừa là một truyện ngắn thấm đẫm chất hiện thực vừa là một tác phẩm giàu chất trữ tình

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Trang 22

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):

- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

+ Phân tích để thấy Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn vừa có tính hiện thực, vừa là tác phẩm giàu chất trữ tình

++ Chất hiện thực Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm

nổi bật được các ý sau: Truyện phản ánh bộ mặt thật của xã hội phong kiến thực dân vùng Tây Bắc trước cách mạng tháng 8, khi số phận những người dân nghèo nô lệ vô cùng khổ nhục (thông qua nhân vật Mị và A Phủ); bọn quan lại cường hào (cha con thống lí Pá Tra) ngang nhiên lộng hành, áp bức, bóc lột, hành hạ người dân nghèo một cách tàn bạo; trong hoàn cảnh đó, người dân nghèo vẫn khao khát vươn lên cuộc sống tự

do, bằng sức sống mãnh liệt của mình, bằng tình yêu thương những người cùng giai cấp,

họ đã vượt thoát khỏi cuộc sống nô lệ, tìm đến cuộc sống tự do, đấu tranh cho hạnh phúc…

++ Chất trữ tình: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi

bật được vẻ đẹp trữ tình của tác phẩm khi tái dựng khung cảnh thiên nhiên và những phong tục tập quán đẹp ở vùng rẻo cao mỗi độ xuân về; khi miêu tả tâm trạng đầy sức sống của Mị trong đêm tình mùa xuân khi nghe tiếng sáo; khi bộc lộ niềm tin vào tình người sâu sắc ở đoạn Mị cởi trói cho A Phủ…

+ Đánh giá về sự hài hòa , đan quyện giữa chất hiện thực và chất trữ tình

Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục

- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ

- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên

- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên

Trang 23

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh

và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt;

có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả

Trang 24

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

TRƯỜNG THPT AN MỸ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2014-2015

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 12

(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề)

I PHẦN CHUNG (5,0 điểm)

Câu 1 ĐỌC – HIỂU (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Ơi kháng chiến ! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.

Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói long gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)

1 Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình?

2 Cách xưng hô: con – Mẹ yêu thương trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?

3 Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn thơ

Câu 2 (3,0 điểm)

Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,

Phần nhiều do giáo dục mà nên

(Hồ Chí Minh, Nửa đêm)

Từ ý thơ của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình trên (400 từ) về

vai trò của giáo dục với việc hình thành nhân cách của con người

II PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b)

Câu 3a:

Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao động

Anh (chị) hãy làm rõ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò trong tuỳ

bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Câu 3b:

Từ truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhận

định: Một tác phẩm văn học hay thường chứa đựng trong nó những giá trị nhân văn cao

đẹp.

Trang 25

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

HẾT

GỢI Ý ĐÁP ÁN THI THỬ TNTHPT

Câu 1: (Thí sinh có thể trả lời bằng nhiều cách nhưng phải bảo đảm các ý sau dây):

1 Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình? (0,5)

Đoạn thơ thể hiện những suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc kháng chiến và diễn tả niềm

sung sướng, hạnh phú lớn lao, ý nghĩ sâu xa của cuộc trở về gặp lại nhân dân của nhân vật

trữ tình

2 Cách xưng hô: con – Mẹ yêu thương trong đoạn thơ có ý nghĩa gì? (0,5)

Cách xưng hô: con – Mẹ yêu thương thân tình ruột thịt, thể hiện lòng biết ơn sâu nặng

của con với cuộc kháng chiến, với tây bắc (0,25 Tây Bắc chính là mảnh đất mẹ, là Mẹ Tổ quốc, Mẹ nhân dân mà Chế Lan Viên đang khao khát trở về (0,25)

3 Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn thơ (1,0)

Hình ảnh so sánh ý nghĩa của cuộc kháng chiến như ngọn lửa diễn tả sự ấm áp, soi đường chỉ lối của Đảng, cách mạng Cuộc kháng chiến đã lùi vào quá khứ, nhưng nó là những năm tháng không thể nào quên, những kỉ niệm không thể nào phai nhạt, vẫn như

ngọn lửa, ngọn đuốc soi đường nghìn năm sau (0,5)

- Ở khổ thứ 2, tác giả dùng tới 5 hình ảnh so sánh, là những so sánh kép, tầng bậc, làm thành từng chum hình ảnh độc đáo: nghệ sĩ như nai, cỏ, én, đứa trẻ thơ đói lòng; nhân dân như suối ngọt, như cánh tay đưa nôi,… Tất cả những hình ảnh trên đều lấy từ đời sống tự nhiên gần gũi của con người, nhưng trong cách nói của nhà thơ nó vẫn gợi lên những liên tưởng mới lạ, đưa lại hiệu quả thẫm mĩ cao: về với nhân dân là về với những gì than thuộc nhất, môi trường thuận lợi nhất; với niềm vui, hạnh phúc chờ mong; về với ngọn nguồn thiết yếu nhất cùa sự sống; về với lòng mẹ, tình mẹ bao la… Những hình ảnh diễn tả niềm sung sướng tột độ, ý nghĩa sâu xa của cuộc trở về cho thấy sự trở về này là lẽ tự nhiên,hợp quy

luật: nghệ sĩ phải đến với nhân dân, gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân (0,5)

Câu 2 (3 điểm)

Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí Cần làm rõ được những ý chính sau:

a/ Mở bài: - Nêu vấn đề cần nghị luận (0,25)

b/ Thân bài: Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ của Hồ Chí Minh (0,5)

- Hiền dữ: nhân cách của con người Giáo dục?

- Câu thơ của Bác đề cao vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân cách con người

- Phân tích Con người khi mới sinh ra chưa hình thành nhan cách, nhân cách được hình

thành trong quá trình sống, lao động và học tập, trong đó sự giáo dục đóng vai trò quyết

định (0,5)

- Vai trò của giáo dục thể hiện ở chỗ: xây đắp, bồi dưỡng cho mỗi người những kiến

thức về cuộc sống, những cách ứng xử cao đẹp,… khiến họ trở thành những người công dân

tốt (0,5)

Trang 26

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

Bàn bạc: Giáo dục có giáo dục trong nhà trường, trong gia đình và trong cuộc sống Đó

là quá trình học tập suốt đời không ngừng nghỉ (0,5)

+ Phê phán một sô ít thiếu hiểu biết , giao tiếp và ứng sử (0,5)

c/ Kết bài: Cần đề cao giáo dục, đề cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để mỗi chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội (0,25)

- Giải thích một cách ngắn gọn ý của cụm từ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” – từ

dùng của nguyển tuân – để chỉ vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu

trên vùng sông núi hùng vĩ và thơ mộng (0,5)

- Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của ông lái đò sông Đà:

+ Ông lái đò được xây như môt đại diện, một biểu tượng của nhân dân (không tên, tuổi, quê quán) Đó là một người lao động rất đỗi bình thường hoạt động trong một môi

trường lao động khắc nghiệt, dữ dội (1,5)

+ Ông am hiểu đối tượng mà mình đang chinh phục

+ Ông mưu trí và dũng cảm để vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong cuộc sống lao dộng hàng ngày.Ông lái đò mang những phẩm chất cao đẹp của người lao động thời hiện đại mới: giản dị mà không kém phần hùng tráng, khỏe khoắn, cũng đầy mưu trí.Đó là những

con người tự do, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời (1,5)

Khái quát chung: vài nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn

Tuân: đặt nhân vật vào tình huống đầy cam go, thử thách để nhân vật bộc lộ tình cách phẩm chất; phối hợp những thủ pháp tiêu biểu của các nghành nghệ thuật khác để miêu tả và kể

chuyện… (0,5)

c/ Kết bài: (0,5)

- Khái quát lại vấn đề

- Rút ra bài học cho bản thân

Trang 27

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

Đặt các nhân vật vào một tình huống éo le, Kim Lân đã làm nổi bật được nhiều giá trị nhân bản sâu sắc:

+ Dù không có những lời kết tội to tác, tác phẩm vẫn tố cáo một cách thật sâu sắc tội ác của bọn thực dân, phát xít và tay sai đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 Bóng tối và cái chết phủ xuống mọi nơi Trong hoàn cảnh ấy, giá trị con người thật rẻ rúng Người ta có

thể quên đi danh dự, cò thể nhận theo không người khác chỉ với vài ba bát bánh đúc (1,5)

+ Tố cáo kẻ thù, Kim Lân cũng đồng thời cảm thông và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động (nhất là những người phụ nữ, người mẹ) DC

+ Một trong những đặc sắc nổi bật làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện là sự khám

phá ra vẻ đẹp tinh thần của người nông dân Việt Nam: dù ở trong những tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết họ vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn vững

tin vào sự sống và tương lai (1,5)

Trang 28

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

(Đề thi có 02 trang)

Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề

Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)

1 Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!

Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

(2) Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ?

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở,

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!

…(3) Có nhớ chăng, hỡi gió rét thành Ba Lê?

Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá

Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

…(4) Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà

Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa….

(Trích Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên)

Câu 1 Đoạn thơ gắn với sự kiện lịch sử nào? (0,25 điểm)

Câu 2 Tìm 01 bài thơ khác có cùng đề tài với đoạn thơ trên (Nêu rõ tên tác giả, tác

phẩm - 0,25 điểm)

Câu 3 Đoạn thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

Câu 4 Anh/chị hãy chỉ ra những tình cảm nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 3 (0,5

điểm)

2 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Tuy nhiên, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông công dân như vậy lại làm tăng thêm nỗi lo ngại về tính chính xác, lành mạnh của các thông tin được cung cấp từ các phương thức truyền thông mới, đặc biệt là từ các trang cá nhân Thiết nghĩ, truyền thông mới, bản thân nó là một khái niệm trung lập và không ngừng biến đổi Vì thế, nó trở nên tốt

Trang 29

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

hay xấu là phụ thuộc vào mục đích và cách thức của mỗi cá nhân sử dụng Trên thực tế chúng ta đã được chứng kiến việc nhiều người sử dụng mạng xã hội tỏ ra thiếu trách nhiệm khi cung cấp những thông tin sai sự thật, do họ không dành thời gian kiểm định tính chính xác của thông tin trước khi công bố Bên cạnh thông tin sai sự thật là những thông tin, trò chơi thiếu lành mạnh, nhiều tính bạo lực, khiêu dâm Chưa kể một số không nhỏ người sử dụng mạng xã hội nhằm cập nhật nhiều thông tin không khách quan, thậm chí mang đậm thiên kiến cá nhân Những người sử dụng khác, nếu không có sự chọn lọc và cẩn trọng trước các thông tin kiểu như vậy, sẽ không tránh khỏi những cách nhìn sai lệch về nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội Nghiêm trọng hơn, sự phát triển nở rộ và thịnh hành truyền thông mới nói chung và của mạng xã hội nói riêng vô hình trung có thể sẽ trở thành công cụ đắc lực góp phần làm nảy sinh các nguy cơ đối với an ninh, chính trị, xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân người sử dụng, nhất là những người trẻ tuổi.

Cần khẳng định rằng, việc phát triển truyền thông mới là cần thiết, nhưng song hành với phát triển phải có sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng đối với người sử dụng để khai thác truyền thông mới một cách có hiệu quả và có lợi ích thiết thực lành mạnh

Vì thế, để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới,….

(Dẫn theo http://www.nhandan.com.vn/ )

Câu 5 Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)

Câu 6 Đặt tiêu đề cho đoạn trích trên (0,25 điểm)

Câu 7 Theo anh/chị, đoạn văn này có phải là đoạn mở đầu của bài viết không? Tại

sao? (0,5 điểm)

Câu 8 Anh/chị hãy viết tiếp vào dấu (…) ở cuối đoạn nêu giải pháp “để tránh được

những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới” Phần viết tiếp trong khoảng 5-7 dòng (0,5 điểm)

Phần II Làm văn (7,0 điểm)

Câu 2 (4,0 điểm)

Kết thúc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình khao khát:

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Trên cơ sở phân tích những điều đã được bộc bạch trong bài thơ, anh / chị hãy làm

Trang 30

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

sáng tỏ cội nguồn của niềm khát khao đó

Câu 1 Đoạn thơ gắn với sự kiện Bác lên đường cứu nước (1911)

- Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 2 Bài thơ cùng đề tài viết về Bác, ví dụ: Bác ơi (Tố Hữu)

- Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3 Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4 Những tình cảm nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 3 là sự xót xa , niềm ngưỡng mộ

khi nhắc tới những khó khăn, gian khổ và nghị lực phi thường của Bác trên đường cứu nước

- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả

Câu 5 Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (hoặc chính luận)

- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 6 Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung đoạn trích Ví dụ Cẩn trọng trước một số tác hại

của truyền thông mới

- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 7: Đoạn văn này không phải là đoạn mở đầu của bài viết Vì đầu đoạn văn có từ nối

“Tuy nhiên”, thể hiện sự liên kết hồi hướng với ý đoạn ở trên

- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý

Trang 31

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 8 Viết tiếp vào dấu […] ở cuối đoạn giải pháp “để tránh được những sai lệch khi sử

dụng các loại hình truyền thông mới” theo quan điểm riêng của bản thân Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục, hợp với văn cảnh

- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:

+ Nêu 0 giải pháp nhưng không hợp lí;

+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;

+ Không có câu trả lời

II Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để

tạo lập văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

* Yêu cầu cụ thể:

1 Giải thích (0,5đ)

Trên đời này không ai tẻ nhạt Mỗi người sinh ra đều mang trong mình những điều kì diệu

Dù riêng tư nhỏ bé đến đâu, mỗi cá thể đều góp phần làm nên lịch sử của nhân loại Do vậy, không hành tinh nào có thể sánh được với sự cao cả của con người

Tóm lại: đoạn thơ đề cao vị thế và vai trò của mỗi con người

2 Bàn luận (2,0đ, mỗi ý nhỏ 0,5đ)

- Mỗi người không tẻ nhạt vì có tâm hồn , trí tuệ, có đời sống nội tâm Đó là tình cảm đối với con người; là khả năng rung động trước mọi vẻ đẹp của cuộc sống; là khát vọng chiếm lĩnh những giá trị của sự sáng tạo… Những tố chất ấy như những hạt mầm quý giá tiềm ẩn trong mỗi con người nên không có lí gì con người lại tẻ nhạt Mỗi cá nhân là một giá trị, không gì có thể thay thế

- Quan niệm trên xuất phát từ cơ cở : mỗi cá nhân là một phần tất yếu của nhân loại Lịch sử nhân loại không chỉ được tạo bởi những người ưu tú mà còn được tạo bởi những người vô danh Mặt khác, mỗi cá nhân có thể chứa đựng những vui buồn của cuộc sống Soi vào số

phận mỗi con người ta bắt gặp sự thật của thời đại Cho nên, thật có lí khi nói Mỗi số phận

chứa một phần lịch sử

Trang 32

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

- Vì sao không hành tinh nào có thể sánh với con người? Mỗi hành tinh , dù có bí ẩn, kì vĩ đến đâu cũng là vật vô tri, không thể sánh với sự linh diệu của con người – thực thể có tư duy, có tâm hồn, tâm linh…

- Đánh giá: Tư tưởng của Eptusenko mang tính nhân văn cao đẹp Nó thể hiện niềm tin của ông về giá trị và vị thế của con người Tư tưởng đó buộc ta phải có cái nhìn đúng đắn về con người

3 Bài học (0,5đ)

Tư tưởng của Eptusenko giúp ta tự tin hơn vào chính bản thân mình Có thể ta không có khả năng phát minh sáng tạo như những vĩ nhân nhưng ta có thể sống đầy đủ ý nghĩa cuộc sống của một đời người, có thể trở thành một người hữu ích với cộng đồng

Với nhận thức Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời, mỗi người có thể đánh thức tiềm năng của bản thân để có thể làm nên những điều kì diệu

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học

để tạo lập văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả,

1 Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và vấn đề

Xuân Quỳnh – nữ thi sĩ tiêu biểu của thơ ca sau 1945, với phong cách thơ ưa hướng nội,

giàu nữ tính…Sóng được sáng tác cuối 1967 là thi phẩm xuất sắc viết về tình yêu…

2 Phân tích cụ thể các vấn đề

a) Trong suy nghĩ của nhân vật trữ tình, tình yêu làm nên giá trị cuộc đời; tình yêu tạo

nên những cung bậc phong phú của mỗi đời người: Dữ dội và dịu êm, Ồn ào và lặng

lẽ Nhờ tình yêu, con người có khát vọng tìm ra biển lớn , có ý thức xác định cái

riêng giữa cái chung: Sông không hiểu nổi mình, Sóng tìm ra tận bể…

b) Nhờ tình yêu, trái tim tuổi trẻ ý thức được mình đang tồn tại, đang không ngừng “bồi

hồi” “nghĩ” “nhớ” (Bồi hồi trong ngực trẻ; Em nghĩ về anh, em; Lòng em nhớ đến

anh) Có tình yêu là có thắc mắc (Từ nơi nào sóng lên); có tình yêu con người trở nên

mạnh mẽ, vượt lên mọi thách thức (Con nào chẳng tới bờ, Dù muôn vời cách trở) c) Tình yêu cũng làm cho nhân vật ý thức đuợc sự hữu hạn của đời người (Cuộc đời tuy

Trang 33

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

dài thế, Năm tháng vẫn qua đi), chính tình yêu đã đem lại cho con người sự nhạy cảm

khác thường, cảm nhận được về lẽ tồn tại trong không gian và thời gian…

d) Tình yêu làm cho cuộc đời của mỗi con người trở nên đáng sống, nhưng quỹ thời gian của mỗi người không phải là vô tận Tình yêu tuy gắn với mỗi đời người cụ thể nhưng tình yêu còn là một giá trị vĩnh hằng Do đó, mỗi người cần phải làm gì để sống mãi với tình yêu? Đây chính là cội nguồn của khát vọng:

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ chỉ là cách nói thể hiện ước muốn được dâng hiến cuộc đời cho tình yêu Với một tình yêu bất tử, sự tồn tại mong manh của mỗi đời người không còn đáng sợ

3 Đánh giá chung

Sóng được viết ra từ những xao động yêu đương của một trái tim tuổi trẻ Đối diện với muôn

ngàn con sóng thật của đại dương, con sóng lòng vỗ lên bao tâm trạng, dự cảm , lo âu và trên

Trang 34

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN BỈNH KHIÊM

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Phần 1 Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân)

Câu 1 Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích (0,5 điểm)

Câu 2 Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn (0,5 điểm)

Câu 3 Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích (0,25 điểm) Câu 4 Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn Trả lời trong

khoảng từ 3 - 4 câu (0,25 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu Mùa thu nay sao bão mưa nhiều Những cửa sổ con tàu chẳng đóng Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm

Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

(Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)

Trang 35

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

Câu 5 Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên (0,5 điểm)

Câu 6 Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước (0,5 điểm)

Câu 7 Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình

cảm của nhân vật “em”? (0,25 điểm)

Câu 8 Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả

lời trong khoảng từ 3 - 4 câu (0,25 điểm)

Phần 2 Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng:

Phải biết nói lời xin lỗi.

Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Trình bày chủ kiến của anh/chị qua một bài văn ngắn (khoảng 600 từ)

Câu 2 (4,0 điểm)

Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó

là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên

Hết

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NBK

QUẢNG NAM

HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN: NGỮ VĂN

Phần 1 Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc 2 đoạn trích dẫn trên đề và thực hiện các yêu cầu

- Yêu cầu chung

Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn xuôi để làm bài

Trang 36

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

- Yêu cầu cụ thể

Câu 1:

Phương thức nghị luận (0,5đ)

Câu 2.

Câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn

Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra

những giá trị đó (0,5đ)

Câu 3.

Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai (0,25đ)

Bày tỏ thái độ và chủ kiến của mình về ý kiến: Phải biết nói lời xin lỗi

Yêu cầu chung

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những

Trang 37

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.

- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

- Thí sinh có thể đề cập đến các khía cạnh liên quan đến việc xin lỗi Chẳng hạn như:

+ Biết nói lời xin lỗi là biết tự trọng, biết phục thiện và biết tôn trọng người khác

+ Lời xin lỗi chân thành và đúng lúc không làm hạ thấp mà có khi làm tăng phẩm giá của người dám nhận lỗi, xin lỗi (không chỉ cá nhân mà một quốc gia khi làm thương tổn hoặc xâm phạm đến chủ quyền và danh dự quốc gia khác thì cũng phải biết nói lời xin lỗi trước công luận)

+ Lời xin lỗi thật đáng quý nhưng đáng quý hơn vẫn là những hành động khắc phục lỗi lầm mình đã gây ra

- Thí sinh có thể bày tỏ thái độ hoàn toàn đồng tình hoặc chỉ đồng tình phần nào đối với ý kiến được dẫn Dù lựa chọn thái độ nào thì cũng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc, thiện chí

3 Bày tỏ quan điểm của bản thân (1,0đ)

Từ nhận thức và trải nghiệm riêng, thí sinh bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề

Trang 38

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

Câu 2 (4,0 điểm)

Cảm nhận về hình tượng nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân và bình luận các ý kiến.

Yêu cầu chung

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài

- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn

cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm

Yêu cầu cụ thể

1 Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5)

- Kim Lân là một trong những nhà truyện ngắn có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân Văn phong của ông giản dị mà thấm thía

- Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, viết sau khi Cách mạng

tháng Tám thành công nhưng còn dang dở, sau đó bị lạc mất bản thở Sau hòa bình lập lại

1954, Kim Lân dựa một phần cốt truyện cũ để viết truyện Vợ nhặt.

- Ý kiến thứ hai: khẳng định nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức

về phẩm giá Có lẽ người bảo vệ ý kiến này đã nghiêng về góc độ nhìn nhân vật như là một nạn nhân của nạn đói, cảm thông tình thế đặc biệt của nhân vật và có cái nhìn yêu thương, trân trọng đối với những biểu hiện đáng quý của người vợ nhặt như: không chịu chấp nhận lời nói đùa ăn trầu, nghiêng nón che mặt và tỏ vẻ ngượng nghịu khó chịu khi bị nhìn soi mói trên đường về nhà Tràng, chỉ ngồi mớm ở mép giường khi vào nhà,

3 Cảm nhận về hình tượng người vợ nhặt (2,0đ)

Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng vẫn cần nhận ra những đặc điểm cơ bản gắn với cảnh ngộ và phẩm chất của nhân vật - được Kim Lân khắc họa đầy chân thực và

Trang 39

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

- Cả hai ý kiến đều có cơ sở dù cách đánh giá về nhân vật có sự trái ngược nhau

- Ý kiến thứ nhất thiên về hiện tượng, về biểu hiện của nhân vật Ý kiến thứ hai vẫn có cơ sở

từ biểu hiện và hành động nhân vật nhưng đã có sự lưu ý về bản chất nhân vật

- Có thể đề xuất thêm ý kiến thứ ba: con người là một thực thể đa đoan, trong nhân vật người

vợ nhặt có cả hai điều được nêu trên nhưng điều thứ hai mới là bản chất

Trang 40

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HÓA

-ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM

2015 Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I Đọc hiểu (3.0 điểm):

-Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc

An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi […] Vì thế, đối với người

An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình ”

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr 90)

Câu 1 Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm)

Câu 2 Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)

Câu 3 Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích (0,25 điểm)

Câu 4 Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói dân tộc

trong bối cảnh hiện nay Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương

Ngày đăng: 14/07/2015, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w