Hiện nay với thế giới tài chính ngày một phát triển, bên cạnh những phương pháp phòng ngừa rủi ro truyền thống, công cụ phái sinh tín dụng ngày nay đã trở thành một sản phẩm mới trong cô
Trang 11
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 2
I Những vấn đề cơ bản về phái sinh tín dụng và các công cụ phái sinh tín dụng 3
1 Phái sinh tín dụng (Credit Derivative) 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Phân loại 4
1.3 Định giá phái sinh tín dụng 5
1.4 Rủi ro của tín dụng phái sinh 5
2 Các công cụ phái sinh tín dụng 7
2.1 Hoán đổi tín dụng (Credit swap) 7
2.2 Quyền chọn rủi ro tín dụng (Credit default Option) 16
2.3 Trái phiếu liên kết tín dụng ( Credit linked note) 18
3 Ngân hàng thương mại với việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng 21
II Thực tế áp dụng tín dụng phái sinh tại Việt Nam 23
1 Sự cần thiết phải sử dụng công cụ phái sinh tài chính trong quản trị rủi ro tín dụng ở Việt Nam 23
2 Thực tế áp dụng công cụ phái sinh tín dụng tại Việt Nam 25
III Nguyên nhân làm cho các công cụ phái sinh tín dụng chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và giải pháp khắc phục những trở ngại đó 27
1 Nguyên nhân 27
1.1 Điều kiện về thị trường: 28
1.2 Điều kiện về pháp lý: 28
1.3 Về nhân lực và chính sách đào tạo: 29
1.4 Về công nghệ: 29
2 Giải pháp 29
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Trang 22
LỜI MỞ ĐẦU
Tín dụng là một hoạt động quan trọng trong bất cứ một ngân hàng thương mại hay một nền kinh tế nào, một quốc gia muốn tận dụng tối ưu nguồn lực kinh tế của mình thì nhất thiết phải cần đến hoạt động tín dụng Còn đối với các ngân hàng thương mại thì tín dụng là một hoạt động cơ bản không thể thay thế, tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng và là hoạt động mà thông qua đó ngân hàng thể hiện tốt chức năng trung gian tài chính của mình Mặc dù vậy tín dụng lại là hoạt động chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn mà các nhà quản lý, điều hành ngân hàng có kinh nghiệm nhất cũng không thể dự đoán hết được Và khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể gây tổn thất cho ngân hàng thương mại và cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Do vậy, hạn chế rủi ro tín dụng giảm thiểu tổn thất có thể gặp phải là một hoạt động hết sức quan trọng quyết định tới sự sống còn của các ngân hàng thương mại hiện đại Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hiện nay, chúng ta đã gia nhập WTO, khi mà hàng loạt các quy định pháp luật về ngân hàng đều phải thay đổi cho phù hợp với thông lệ thế giới thì các ngân hàng thương mại càng cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và ứng dụng tốt các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng để có thể tự bảo vệ mình trước những rủi ro tiềm ẩn Hiện nay với thế giới tài chính ngày một phát triển, bên cạnh những phương pháp phòng ngừa rủi ro truyền thống, công cụ phái sinh tín dụng ngày nay đã trở thành một sản phẩm mới trong công nghệ quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại
và ngược lại, các ngân hàng thương mại đã ngày càng quan tâm hơn đến loại hình công
cụ phái sinh này để quản lý rủi ro Trong nội dung bài tiểu luận này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại công cụ phái sinh tín dụng, và các công cụ phái sinh tín dụng này đã được áp dụng tại Việt Nam như thế nào, gặp phải những khó khăn gì? Và đưa ra một số các giải pháp đề giải quyết những trở ngại đó
Trang 33
I Những vấn đề cơ bản về phái sinh tín dụng và các công cụ phái sinh tín dụng
1 Phái sinh tín dụng (Credit Derivative)
1.1 Khái niệm
Trong tài chính, phái sinh tín dụng đề cập đến bất kỳ một trong “các công cụ và các
kỹ thuật khác nhau được thiết kế để tách và sau đó chuyển giao rủi ro tín dụng” hoặc rủi
ro của một sự kiện vỡ nợ, của một công ty hoặc chính phủ, người cho vay hoặc chủ nợ sẽ chuyển rủi ro đó đến một chủ thể khác
Công cụ tín dụng phái sinh là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các chủ thể tham gia giao dịch tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, nhà đầu tư,…) nhằm đưa ra những khoản đảm bảo chống lại sự dịch chuyển bất lợi về chất lượng tín dụng của các khoản đầu tư hoặc tổn thất liên quan đến tín dụng Đây là công cụ hiệu quả giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất
Phái sinh tín dụng không đảm bảo là một công cụ mà bảo hiểm tín dụng được mua
và bán giữa các đối tác song phương mà người bán bảo hiểm không phải trả tiền trước hoặc tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giao dịch trừ khi xảy ra vỡ nợ Thông thường các hợp đồng này được giao dịch theo hợp đồng mẫu của Hiệp hội hoán đổi và phái sinh quốc tế (ISDA) Công cụ phái sinh tín dụng loại này đa phần là hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng Nếu phái sinh tín dụng được ký kết bởi một tổ chức tài chính hoặc SPV và những khoản thanh toán theo phái sinh tín dụng được tài trợ bằng kỹ thuật chứng khoán hóa, tức là tổ chức tài chính hoặc SPV phát hành một nghĩa vụ nợ để hỗ trợ các nghĩa vụ trên, gọi là phái sinh tín dụng đảm bảo
Quá trình chứng khoán hóa tổng hợp này ngày càng trở nên phổ biến trong thập kỷ trước, với các dạng cấu trúc đơn giản, như là nghĩa vụ nợ thế chấp tổng hợp (CDOs); trái phiếu tín dụng liên kết; CDOs phát hành đơn lẻ Trong phái sinh tín dụng đảm bảo, các giao dịch thường được đánh giá bởi các cơ quan xếp hạng, cho phép các nhà đầu tư có sự phân chia rủi ro tín dụng khác nhau theo mức chập nhận rủi ro của họ
Trang 44
Thị trường phái sinh tín dụng bắt đầu từ năm 1993 sau khi được Peter Hancock JP Morgan thực hiện lần đầu tiên Đến năm 1996 đã có khoảng 40 tỷ USD giao dịch nổi bật, một nửa trong đó là các khoản nợ của các quốc gia đang phát triển
Các sản phẩm rủi ro tín dụng là các sản phẩm phái sinh tín dụng được giao dịch phổ biến nhất và bao gồm các sản phẩm không đảm bảo như hoán đổi rủi ro tín dụng và các sản phẩm đảm bảo như nghĩa vụ nợ thế chấp
Ngày 15/05/2007, trong một bài phát biểu liên quan đến phái sinh tín dụng và rủi ro thanh khoản Ông Geither đã nói: “Cải cách tài chính đã cải thiện được khả năng đo lường và quản lý rủi ro”
ISDA báo cáo vào tháng 04/2007 tổng số tiền tượng trưng cho phái sinh tín dụng là 35.1 nghìn tỷ USD với giá trị thị trường 948 tỷ USD (Website của ISDA) Theo báo cáo trong The Times ngày 15/09/2008, “Thị trường phái sinh trên toàn thế giới được định giá
Phái sinh tín dụng đảm bảo là người bán bảo hiểm (bên cho là có rủi ro tín dụng) thực hiện thanh toán ban đầu (được sử dụng để giải quyết bất kỳ sự kiện tín dụng tiềm ẩn
Trang 55
nào) (Tuy nhiên, người mua bảo hiểm vẫn có thể gặp phải rủi ro tín dụng từ bản thân người bán bảo hiểm Điều này được gọi là rủi ro đối tác)
Sản phẩm phái sinh tín dụng không tài trợ bao gồm các sản phẩm sau:
- Hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS)
- Hoán đổi tổng thu nhập
- Quyền chọn rủi ro tín dụng
- Hoán đổi rủi ro tín dụng đáo hạn liên tục (CMCDS)
- …
Sản phẩm phái sinh tín dụng được tài trợ bao gồm các sản phẩm sau:
- Trái phiếu liên kết tín dụng (CLN)
- Nghĩa vụ nợ thế chấp tổng hợp (CDO)
- CPDO
- …
1.3 Định giá phái sinh tín dụng
Việc định giá tín dụng phái sinh không phải là quá trình dễ dàng Điều này là do:
- Phức tạp trong việc giám sát giá thị trường của các nghĩa vụ tín dụng cơ sở
- Nắm được mức độ uy tín của người vay thường là một nhiệm vụ khó khăn vì không dễ dàng để có thể định lượng được
- Mức độ ảnh hưởng của rủi ro thì không thường xuyên và gây khó khăn cho các nhà đầu tư để tìm dữ liệu thực nghiệm của một công ty có khả năng thanh toán đối với
vỡ nợ
- Mặc dù có sự trợ giúp của việc xếp hạng do các cơ quan xếp hạng công bố nhưng
họ thường xếp hạng khác nhau
1.4 Rủi ro của tín dụng phái sinh
Trong khi phái sinh tín dụng cung cấp một công cụ có giá trị để quản lý rủi ro tín dụng, các công cụ phái sinh này cũng có thể gây ra cho người sử dụng các rủi ro tài chính
Trang 66
và chi phí pháp lý mới Giống như chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) khác, phái sinh tín dụng là các hợp đồng tài chính đã thỏa thuận riêng Các hợp đồng này làm người sử dụng gặp phải rủi ro hoạt động, rủi ro đối tác, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý Ngoài ra, có sự không chắc chắn về tình trạng pháp lý của phái sinh tín dụng và về các chi phí vốn hợp lý đối với các khoản vay ngân hàng được bảo đảm bằng phái sinh tín dụng Đối với hầu hết các bên tham gia hợp đồng, những rủi
ro này có thể kiểm soát hoặc tương đối nhỏ và do đó khó có khả năng hạn chế sự phát triển của thị trường phái sinh tín dụng
Có lẽ, rủi ro lớn nhất của việc sử dụng phái sinh tín dụng là rủi ro hoạt động Rủi
ro hoạt động là rủi ro mà người giao dịch có thể sử dụng bất kỳ công cụ phái sinh nào một cách thiếu thận trọng để đầu cơ thay vì bảo hiểm rủi ro Ví dụ, những tổn thất, từ giao dịch liên quan đến phái sinh không chính thống, đã gây ra sự phá sản của Baring, một ngân hàng đầu tư ở Anh, và góp phần làm sụp đổ Orange County Califomia Trong khi rủi ro hoạt động có thể cao, nó cũng có thể được kiểm soát dễ dàng Ví dụ, các quy trình kiểm soát nội bộ chặt chẽ có thể ngăn chặn người giao dịch tạo ra các vị thế không phù hợp
Rủi ro thứ hai là rủi ro đối tác Đây là rủi ro mà đối tác để giao dịch sẽ bị rủi ro Ví
dụ, trong hợp đồng hoán đổi tổng thu nhâp - TRS, Minneapolis Mutual có thể bị rủi ro sau khi thực hiện giao dịch với Kansas Agricultural Bởi vì trong sự kiện này, phái sinh tín dụng có thể không hoàn toàn loại bỏ rủi ro tín dụng
Rủi ro thứ ba là rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là sự không chắc chắn về
khả năng bán hoặc bù đắp cho một vị thế được xác lập trước đây Đối với các công ty nắm giữ phái sinh tín dụng chặt chẽ để bảo hiểm rủi ro, rủi ro thanh khoản là tương đối không quan trọng Ví dụ, hãy xem xét một tổ chức phát hành trái phiếu mà sử dụng một quyền chọn tín dụng để phòng ngừa chi phí vay nợ tương lai Bởi vì các quyền chọn sẽ được thiết kế đáo hạn vào ngày vay nợ, tổ chức phát hành trái phiếu chỉ đơn giản là giữ quyền chọn cho đến khi đáo hạn Ngược lại, rủi ro thanh khoản là một yếu tố quan trọng
Trang 77
đối với tổ chức phát hành phái sinh tín dụng và đối với người sử dụng phái sinh tín dụng
mà dự đoán bồi thường cho vị thế của họ trước khi hợp đồng đáo hạn Rủi ro thanh khoản hiện tại khá cao vì không có thị trường thứ cấp linh hoạt cho các chủ thể tham gia phòng ngừa rủi ro tín dụng hoặc để bù đắp một vị thế được xác lập trước Trong phạm vi mà thị trường trở nên sôi động hơn, nguy cơ này sẽ giảm
Rủi ro thứ tư cho người sử dụng phái sinh tín dụng là rủi ro pháp lý Rủi ro pháp lý
là khả năng một hợp đồng phái sinh có thể được coi là bất hợp pháp hoặc không phù hợp
Vụ phá sản Orange County cho chúng ta một ví dụ về rủi ro pháp lý Trong nhiều năm, County thành công trong đầu tư chứng khoán phái sinh có thu nhập ổn định, đầy rủi ro Tuy nhiên, một sự thay đổi lãi suất lớn và đột ngột làm giá trị các chứng khoán của nó tụt dốc, làm County không thể đáp ứng các khoản ký quỹ Bên bờ vực phá sản, County kiện ngân hàng đầu tư đã bán các chứng khoán cho họ County cho rằng để nó nắm giữ các chứng khoán như vậy là bất hợp pháp và do đó các chứng khoán phái sinh là các hợp đồng không phải thực hiện Vấn đề này hiện đang được giải quyết tại tòa án Nếu tòa án đồng ý với lập luận của County, thì khả năng mà các bên chịu thiệt trong các giao dịch
phái sinh khác áp dụng hàng rào pháp luật để tránh tuân thủ hợp đồng phái sinh của họ sẽ
gia tăng Một sự phát triển như vậy sẽ hạn chế mạnh mẽ sự tăng trưởng trong thị trường phái sinh tín dụng
2 Các công cụ phái sinh tín dụng
2.1 Hoán đổi tín dụng (Credit swap)
Theo hợp đồng hoán đổi này, hai ngân hàng sau khi cho vay sẽ thỏa thuận trao đổi một phần hay toàn bộ các khoản thu nhập cho vay theo các hợp đồng tín dụng của mỗi bên Việc thỏa thuận sẽ được thực hiện bởi một tổ chức trung gian (có thể là một tổ chức tín dụng khác) Tổ chức trung gian có trách nhiệm lập hợp đồng hoán đổi giữa hai bên, đứng ra bảo đảm việc thực hiện hợp đồng của các bên và thu được phí (phí dịch vụ và phí bảo đảm)
Trang 88
Việc thực hiện hợp đồng hoán đổi tín dụng giúp cho các ngân hàng tham gia đa dạng hóa danh mục tín dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng (vì mỗi ngân hàng thường chỉ cấp tín dụng cho một ngành, lĩnh vực, kỳ hạn nhất định; khi thực hiện hợp đồng này, ngân hàng sẽ có được những khoản nợ phải thu tư ngân hàng hoạt động ở ngành, lĩnh vực,
kỳ hạn khác….)
2.1.1 Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap - CDS)
Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là một loại hợp đồng bảo hiểm trong đó một bên mua bảo hiểm cho những tổn thất do xảy ra sự kiện tín dụng, là công cụ được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) CDS thường được sử dụng với các trái phiếu đô thị, các khoản vay của doanh nghiệp và các chứng khoán thế chấp Người mua CDS được coi như người mua bảo hiểm Người mua bảo hiểm sẽ thanh toán một khoản phí định kỳ cho đến ngày đáo hạn và sẽ có lợi nếu sự kiện tín dụng xảy ra hoặc nếu thanh khoản tín dụng trở nên xấu đi trong thời gian hiệu lực của hợp đồng hoán đổi
sau đó người bán trả tiền cho người mua cho việc tổn thất và người mua sẽ ngừng việc thanh toán phí bảo hiểm cho người bán
Theo ISDA, sự kiện tín dụng bao gồm phá sản, mất khả năng thanh toán các nghĩa
vụ nợ, hoặc trong một số hợp đồng CDS, đó là sự tái cấu trúc lại một trái phiếu hay
Trang 9Hình 1: Mô hình hoán đổi rủi ro tín dụng
Nguồn: JP Morgan – Credit Derivatives Handbook Phí CDS (CDS spread): là mức phí mà người mua bảo hiểm trả cho người bán bảo hiểm để được bảo hiểm khi sự kiện tín dụng xảy ra Phí CDS thường được yết theo điểm
cơ bản (basis point) hàng năm trên giá trị danh nghĩa của hợp đồng (mệnh giá của hợp đồng)
Mức phí CDS thường phụ thuộc vào xếp hạn tín nhiệm của bên đi vay/ tổ chức phát hành trái phiếu Mức tín nhiệm này càng cao thì phí CDS càng thấp và ngược lại Nếu phí CDS của một công ty là 600 điểm cơ bản, tức là mỗi khoản vay 10 triệu USD mệnh giá
Người mua CDS –
Người mua bảo hiểm
Người bán CDS – Người bán bảo hiểm
Tài sản tham chiếu
Phí CDS
Thanh toán khi xảy ra
sự kiện tín dụng
Trang 1010
thì phí bảo hiểm rủi ro là 600.000 USD/năm Phí CDS thay đổi, lên xuống liên tục theo tâm lý nhà đầu tư và theo trạng thái hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu xếp hạng tín nhiệm của bên đi vay (hoặc bên phát hành trái phiếu) càng thấp thì mức phí bảo hiểm càng cao và ngược lại Ngoài ra, nếu khoản vay/trái phiếu bị xếp hạng quá thấp thì bên bán CDS phải đặt trước một khoản thế chấp Tuy nhiên trên thị trường Mỹ, có một qui tắc là nếu bên bán CDS được xếp hạng AAA (hạng cao nhất) sẽ được miễn không phải trả đặt ký quỹ ban đầu và yêu cầu tăng đặt cọc sau đó nếu CDS bị mất giá (phí CDS tăng)
Tuy bản chất giống như một hợp đồng bảo hiểm, song cách thức CDS được thực hiện giống như một Hợp đồng hoán đổi (swap) thông thường Hai bên tham gia sẽ hoán đổi cho nhau hai dòng tiền: Người mua trả cho người bán dòng phí CDS hàng năm trong suốt thời hạn hợp đồng; còn người bán trả cho người mua dòng tiền bảo hiểm rủi ro Dòng tiền này sẽ bằng 0 nếu vỡ nợ không xảy ra và bằng giá trị khoản cho vay hoặc mệnh giá của trái phiếu được bảo hiểm nếu bên đi vay/nhà phát hành trái phiếu bị vỡ nợ Thị trường giao dịch CDS dựa trên những gói quy chuẩn là 10 triệu USD cho một hợp đồng Khi khả năng phá sản của doanh nghiệp cao sẽ làm cho phí CDS tăng vọt Phí CDS được chia theo các chuẩn 1 năm, 2 năm, 5 năm và 10 năm Tương ứng với mỗi mức thời hạn sẽ có các mức phí bảo hiểm sẽ khác nhau (giống như các mức lãi suất kỳ hạn tại ngân hàng) Phổ thông nhất là phí CDS cho 5 năm
Phương thức thanh toán khi sự kiện tín dụng xảy ra
- Phương thức chuyển giao tài sản
Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng có thể quy định, nếu xảy ra sựu kiện tín dụng, người mua bảo hiểm phải chuyển giao tài sản tham chiếu cho người bán bảo hiểm, đổi lại, người bán bảo hiểm phải thanh toán số tiền bằng mệnh giá của tài sản được chuyển giao Đây được gọi là phương thức chuyển giao tài sản
Hình 2: Phương thức chuyển giao tài sản
Trang 1111
- Phương thức thanh toán bằng tiền mặt
Người mua CDS không chuyển giao tài sản cho người bán CDS, người mua CDS sẽ nhận được số tiền bằng mệnh giá của tài sản trừ giá trị thu hồi từ người bán
Hình 3: Phương thức chuyển giao tiền mặt
TSTC (khi xảy ra sự kiện tín dụng)
Người mua CDS – Người
mua bảo hiểm
Người bán CDS – Người bán bảo hiểm
Phí CDS CDS
Mệnh giá (khi xảy
ra sự kiện tín dụng) Bảo hiểm
Người mua CDS –
Người mua bảo hiểm
Người bán CDS – Người bán bảo hiểm Phí CDS
Tài sản tham chiếu
Trang 1212
Minh họa phương thức thanh toán bằng tiền mặt trong CDS: Giả sử giá trị danh nghĩa của hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng thanh toán bằng tiền mặt là 10 triệu USD 30 ngày sau khi sự kiện tín dụng xảy ra, trái phiếu được định giá 30 cent trên một đôla Khi đó, người bán bảo hiểm có nghĩa vụ thanh toán 7 triệu USD cho người mua bảo hiểm ( chênh lệch giữa mệnh giá - 10 triệu USD, với phần giá trị thu hồi từ trái phiếu – 30 cent * 10 triệu USD; người mua bảo hiểm không phải chuyển giao tờ trái phiếu cho bên bán báo hiểm) Theo Daniel (2011), ngày nay, phương thức thanh toán bằng tiền mặt trở nên phổ biến, một phần do việc không có đủ tài sản tham chiếu thực do dư nợ của các hợp đồng CDS lơn hơn nhiều so với các khoản nợ thực tế của tố chức tham chiếu
Nhà đầu tư hoặc đầu cơ có thể mua bảo hiểm để tự bảo hiểm rủi ro vỡ nợ của trái phiếu và các công cụ nợ khác, bất kể nhà đầu tư hoặc đầu cơ nắm giữ quyền lợi và chịu bất cứ rủi ro của việc tổn thất liên quan đến trái phiếu hoặc công cụ nợ Trong trường hợp này, CDS tương tư như bảo hiểm tín dụng, mặc dù CDS không phụ thuộc vào các quy định bảo hiểm truyền thống chủ yếu Ngoài ra, nhà đầu tư có thể mua và bán bảo hiểm
mà không sở hữu nợ của đơn vị tham chiếu Những CDS khống cho phép nhà đầu tư đầu
cơ trên mức độ tin cậy về khả năng trả nợ của đơn vị tham chiếu CDS có thể được sử dụng đế tạo ra những quan điểm dài hạn và ngắn hạn tổng hợp trong đơn vị tham chiếu CDS khống chiếm phần lớn trong thị trường CDS Ngoài ra, các CDS cũng được sử dụng trong kinh doanh chênh lệch cấu trúc vốn
2.1.2 Hoán đổi tổng số thu nhập ( Total return Swap - TRS)
Hoán đổi tổng số thu nhập là một giao dịch tài chính song phương giữa hai đối tác, các đối tác trao đổi tổng thu nhập của một tài sản hoặc một rổ tài sản để đổi lấy dòng tiền định kỳ TRS được thiết kế để chuyển rủi ro tín dụng từ đối tác này sang đối tác khác TRS là một trong những công cụ phái sinh tín dụng chính được sử dụng bởi các ngân hàng và các định chế tài chính khác để quản lý rủi ro tín dụng
TRS được sử dụng như là công cụ quản lý rủi ro tín dụng và cũng là công cụ repo tổng hợp cho các mục đích tài trợ Một định nghĩa TRS được đưa ra trong Francis etal
Trang 1313
(1999), trong đó nói rằng TRS là một thỏa thuận hoán đổi trong đó tổng thu nhập của một khoản vay ngân hàng hoặc tín dụng chứng khoán nhạy cảm (credit –sensitive security) được trao đổi cho một số dòng tiền khác, thường gắn liền với Libor hoặc một số khoản vay hoặc tín dụng chứng khoán nhạy cảm khác
Giao dịch TRS tự nó có thể đáo hạn bất kỳ lúc nào, điều đó có nghĩa là nó không cần phải phụ thuộc vào kỳ hạn thanh toán của chứng khoán cơ sở (chứng khoán tham chiếu) Trong TRS, tổng thu nhập từ tài sản cơ sở được thanh toán qua các đối tác để đổi lấy một dòng tiền cố định hoặc thả nổi Điều này làm cho TRS hơi khác với các phái sinh tín dụng khác ví như: hoán đổi rủi ro tín dụng, như các khoản thanh toán giữa các đối tác với TRS được liên kết với những thay đổi trong giá thị trường của tài sản cơ sở, cũng như những thay đổi do sự xuất hiện của một sự kiện tín dụng Vì vậy, nói cách khác, dòng tiền TRS không chỉ liên quan đến việc xuất hiện của một sự kiện tín dụng; trong TRS rủi
ro lãi suất cũng được chuyển giao Giao dịch cho phép người nhận được nhận lưu chuyển tiền tệ hoàn toàn của một trái phiếu mà thực tế người nhận này không mua trái phiếu đó, điều này làm cho nó là một sản phẩm trái phiếu lai tạp (tổng hợp) và do đó nó là một phái sinh tín dụng Một nhà đầu tư có thể muốn nhận lưu chuyển tiền tệ như tổng hợp về thuế,
kế toán, vốn điều lệ, kiểm toán bên ngoài hoặc các lý do pháp lý Mặt khác, nó có thể dễ dàng hơn đối với nguồn tài sản tham chiếu tổng hợp – thông qua TRS – hơn là trong thị trường tiền mặt Điều này đôi khi xảy ra với trái phiếu không dễ thanh khoản Thực tế trong một số phiên bản của TRS tài sản cơ sở là thực sự bán cho các đối tác, với một giao dịch hoán đổi tương ứng được thỏa thuận giữa các đối tác điều này làm cho TRS giống như một giao dịch repo tổng hợp Trong những phiên bản khác không có sự thay đổi quyền sở hữu của tài sản cơ sở
TRS được giao dịch trên thị trường phi tập trung - OTC Tham gia thị trường bao gồm các ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, các quỹ tương hỗ, các quỹ đầu tư, các quỹ cổ phần tư nhân, quỹ hưu trí, gói hỗ trợ, người cho vay thẻ tín dụng, các công ty bảo hiểm, chính phủ, phi chính phủ, ngân hàng cho vay mua nhà, ….Một loạt các công ty có
Trang 1414
mục đích đặc biệt – SPV như CDO và ủy thác đầu tư bất động sản cũng tham gia vào thị trường
Hợp đồng hoán đổi tổng số thu nhập có 2 hình thức:
Thứ nhất, hoán đổi thu nhập giữa ngân hàng với một tổ chức tài chính: tổ chức tài
chính sẽ cam kết nhận lấy một khoản thu nhập từ một hợp đồng cho vay của ngân hàng (bao gồm cả rủi ro kèm theo là rủi ro tín dụng) và trả cho ngân hàng này một khoản thu nhập ổn định (thông thường cao hơn thu nhập mang lại từ trái phiếu dài hạn của chính phủ) Điều này có nghĩa là ngân hàng chứa đựng đầy đủ rủi ro từ cho vay để nhận lấy một khoản thu nhập khác ổn định hơn
Thứ hai, hoán đổi thu nhập giữa một ngân hàng với một ngân hàng khác: Ngân
hàng A sau khi cho khách hàng vay theo hợp đồng tín dụng sẽ chuyển giao toàn bộ thu nhập từ khoản cho vay đó (bao gồm cả gốc, lãi và mức tăng giá thị trường của khoản cho vay) cho ngân hàng B Còn ngân hàng B sẽ cam kết thanh toán cho ngân hàng A một khoản thu nhập ổn định (bằng lãi suất LIBOR cộng với mức điều chỉnh tăng giảm) và thanh toán cho ngân hàng A các khoản giảm giá trị thị trường của khoản vay trên Như vậy, ngân hàng B sẽ gánh chịu toàn bộ rủi ro từ khoản cho vay (mà lẽ ra phải là ngân hàng A gánh chịu) Tuy nhiên, trong tường hợp người vay mất khả năng thanh toán thì hợp đồng sẽ kết thúc trước hạn Loại hợp đồng này giúp cho ngân hàng có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và cho vay của mình
Ngân hàng A (Ngân hàng thụ
hưởng)
Ngân hàng B (Ngân hàng đảm bảo)
Tài sản tham chiếu
Trang 1515
Giá của tài sản thường được lấy từ một nguồn của bên thứ 3 độc lập chẳng hạn như Bloomberg hay Reuters, hoặc là trung bình của một loạt các báo giá thị trường Nếu người có nghĩa vụ với tài sản cơ sở có rủi ro, hoán đổi có thể chấm dứt ngay lập tức với một khoản thanh toán giá trị hiện tại ròng được chuyển nhượng theo những gì giá trị này
có hoặc nó có thể được tiếp tục với mỗi bên thực hiện các khoản thanh toán được định giá cao hoặc định giá thấp cho phù hợp Lựa chọn thứ 2 chỉ có giá trị nếu có một thị trường cho các tài sản, việc này khó xảy ra trong trường hợp của một khoản vay ngân hàng Nếu hoán đổi được chấm dứt, các đối tác sẽ chịu trách nhiệm cho người khác với tiền lãi tích lũy cộng với bất kỳ sự tăng hoặc giảm giá của tài sản Thông thường theo các điều khoản của giao dịch thương mại, ngân hàng bảo lãnh có quyền lựa chọn mua tài sản
cơ sở của ngân hàng thụ hưởng, và sau đó trao đổi trực tiếp với người vỡ nợ TRS cũng
có thể được giao dịch giống như một phái sinh tín dụng tài trợ trong trường hợp nó tham gia vào với mục đích tài trợ chứ không phải như một giao dịch repo
Các ngân hàng đã sử dụng một số phương pháp định giá phái sinh tín dụng và hoán đổi tổng thu nhập Về cơ bản giá của phái sinh tín dụng được liên kết với những công cụ khác; tuy nhiên, sự khác biệt chính giữa các phái sinh tín dụng và sản phẩm ngoại bảng khác như cổ phiếu, phái sinh tiền tệ hoặc phái sinh trái phiếu là sau này có thể được định giá và bảo hiểm với sự tham chiếu đến tài sản cơ sở, điều này có thể có vấn đề khi áp dụng các phái sinh tín dụng Định giá sản phẩm tín dụng sử dụng dữ liệu thống kê về khả năng vỡ nợ, khả năng thanh toán, mức độ chấp nhận rủi ro và mô hình định giá Với một giao dịch hoán đổi tổng thu nhập, các khái niệm cơ bản là một bên tham gia “tài trợ" một tài sản cơ sở và chuyển tổng thu nhập của tài sản cho một bên khác để đổi lấy một thu nhập thả nổi (Libor + spread) Mức phí này là một hàm số của:
- Xếp hàng tín dụng của các đối tác tham gia giao dịch hoán đổi
- Số lượng và giá trị của tài sản tham chiếu
- Chất lượng tín dụng của tài sản tham chiếu
- Chi phí huy động vốn của ngân hàng thụ hưởng
- Bất kỳ yêu cầu về tỷ suất sinh lợi
Trang 1616
- Chi phí vốn liên quan đến việc hoán đổi tổng thu nhập
- Các đối tác tham gia hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập phải xem xét một số yếu tố rủi ro liên quan đến việc giao dịch, trong đó bao gồm:
- Khả năng người thụ hưởng TRS có thể vỡ nợ trong khi tài sản tham chiếu bị giảm giá trị
người nhận hoán đổi tổng thu nhập trước khi khoản thanh toán giảm giá đã được
Đo lường rủi ro đầu tiên là một hàm số về khả năng vỡ nợ bởi người nhận hoán đổi tổng thu nhập và biến động thị trường của tài sản tham chiếu, trong khi rủi ro thứ hai liên
quan đến khả năng tham gia của cả hai nhân tố rủi ro, cũng như khả phục hồi của tài sản
Lợi thế của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi tổng số thu nhập trong trường hợp này là: Các hợp đồng hoán đổi tổng số thu nhập cho phép một bên (Ngân hàng B) có được
các lợi ích kinh tế của việc sở hữu một tài sản mà không đặt tài sản của mình trên bảng cân đối kế toán, và cho phép người khác (ngân hàng A, không giữ lại tài sản trên bảng cân đối của nó) để mua bảo hiểm chống lại sự mất đi giá trị của nó
2.2 Quyền chọn rủi ro tín dụng (Credit default Option)
Quyền chọn rủi ro tín dụng (credit default option) là một quyền chọn để mua sự bảo
hộ (payer option) hoặc bán sự bảo hộ ( receiver option) như là một sự hoán chuyển rủi ro tín dụng trên một khoản tín dụng xác định với ngày đáo hạn xác định Quyền chọn thường là kiểu châu Âu, chỉ thực hiện tại một ngày trong tương lai với một mức giá xác định được xem như là lợi tức trên hoán chuyển rủi ro
Những quyền chọn rủi ro tín dụng trên những khoản tín dụng đơn được thanh toán trên rủi ro mà không có bất cứ dòng tiền nào, dĩ nhiên người mua sẽ phải trả trước một khoản phí Vì thế mua quyền chọn không phải là một sự bảo vệ tốt đối với rủi ro thật sự
mà chỉ chống lại sự gia tăng trong biên độ rủi ro Điều này có thể giải thích tại sao những quyền chọn này không có tính thanh khoản cao Tuy nhiên, những quyền chọn trên chỉ số