Tên tình huống CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT Ở GIA ĐÌNH NÔNG THÔN I. Mục tiêu giải quyết tình huống - Tìm hiểu cách chăn nuôi khoa học, hiệu quả ở các hộ gia đình nông thôn để có cách chăn nuôi đúng, bảo đảm năng suất, chất lượng của vật nuôi. II. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống 1. Phương pháp tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. 2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn. 3. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu. 4. Phương pháp xác định tình trạng vật nuôi và tính năng suất, chất lượng. III. Giải quyết tình huống - Tìm kiếm và chắt lọc thông tin có liên quan qua những nguồn tin cộng đồng. - Tiến hành nghiên cứu thực tế. - Tổng hợp những gì đã tìm hiểu được cùng những kết quả đánh giá, nghiên cứu để thực hành chăm sóc vật nuôi. IV. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống - Ngày nay, khi thế giới đang phát triển công nghiệp thì tại Việt Nam, chăn nuôi vẫn là một trong những nghề chính của con người. Ở nông thôn có lợi thế về diện tích, ruộng vườn hơn ở thành phố. Vì vậy, chăn nuôi ở đây phát triển hơn. Chăn nuôi là một phần quan trọng trong nông nghiệp và rất cần thiết cho cuộc sống con người bởi nó tạo ra nguồn thực phẩm ta ăn hàng ngày. Một số kĩ thuật chăn nuôi khá đơn giản, trẻ em- những học sinh như chúng em hoàn toàn có thể làm để đỡ việc cho người lớn. Vậy nên em đã tìm hiểu các thông tin và tiến hành các nghiên cứu về mặt lý thuyết. 1. Tiến hành các nghiên cứu về măt lý thuyết 1.1 Chuồng nuôi - Chuồng nuôi là “nhà ở” của vật nuôi. Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. Chuồng nuôi giúp động vật tránh được những thay đổi của thời tiết, tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi đồng thời hạn chế sự tiếp xúc giữa vật nuôi với mầm bệnh. Chuồng nuôi còn giúp ta quản lí tốt đàn vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học. - Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp (ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè), độ ẩm trong chuồng thích hợp ( khoảng 60-75%), độ thông thoáng tốt nhưng phải không có gió lùa. Độ chiếu sáng phải phù hợp với từng loại vật nuôi. Lượng khí độc trong chuồng ( như khí ammoniac, khí hyđrô sunphua) ít nhất. - Khi làm chuồng cần chú ý chọn một trong hai hướng chính để làm chuồng: hướng Nam hoặc hướng Đông- Nam. Độ chiếu sáng cần phù hợp, chuồng có thể làm kiểu một dãy hoặc hai dãy. Một số loại chuồng trong chăn nuôi 1.2 Vệ sinh - Vệ sinh trong chăn nuôi là để phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi. - Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi cần chú ý đến cách xây dựng chuồng ( kiểu chuồng, hướng chuồng), khí hậu trong chuồng ( nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí…), nước ( uống, tắm) và thức ăn cho vật nuôi. Sát trùng chuồng Muốn vật nuôi khỏe mạnh, cho năng suất cao, không những phải cho ăn uống đầy đủ, môi trường sống bảo đảm mà còn phải chú ý đến vệ sinh thân thể cho vật nuôi. Tùy loại vật nuôi, tùy mùa mà cho vật nuôi tắm, chải, vận động hợp lí. Rửa chuồng 1.3 Bệnh - Bệnh là sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bênh, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, làm giảm sút khả năng sản suất và giá trị kinh tế của vật nuôi. - Bệnh do các yếu tố sinh học gây ra được chia làm hai loại: +Bệnh truyền nhiễm: do các vi sinh vật gây ra, lây lan thành dịch lớn. +Bệnh không truyền nhiễm: do vật kí sinh gây ra, không lây lan thành dịch. - Cần chăm sóc chu đáo, tiêm phòng đầy đủ vắc xin và cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để phòng bệnh. Nên báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh ở vật nuôi và cần cách li vật nuôi bệnh với vật nuôi khỏe. Bác sĩ thú y tiêm phòng, khám cho vật nuôi 1.3 Thức ăn cho vật nuôi - Mỗi loại vật nuôi chỉ ăn được những loại thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hóa của chúng. - Thức ăn cho vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng. Thức ăn cho vật nuôi gồm có nước, protein, gluxit, lipit, vitamin và chất khoáng. Tùy từng loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Một số loại thức ăn cho vật nuôi - Sau khi được tiêu hóa và hấp thụ, thức ăn cung cấp cho vật nuôi các nguyên liệu để tạo ra các dạng sản phẩm chăn nuôi khác nhau. Cho ăn thức ăn tốt và đủ, vật nuôi sẽ cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật. Một số hình ảnh về cho vật nuôi ăn 2. Thuyết minh các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống a. Phương pháp tham khảo ý kiến của người có chuyên môn - Để tìm được những kinh nghiệm chăn nuôi dân gian của những người đã có kinh nghiệm giúp có những mẹo vặt chăm sóc vật nuôi tốt. b. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn: - Trực tiếp khảo sát các chuồng, trại chăn nuôi để rút ra những lưu ý khi chăm sóc vật nuôi c. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu: - Tính số vật nuôi trên mỗi chuồng. - Tính số thức ăn cho vật nuôi. d. Phương pháp xác định tình trạng vật nuôi và tính năng suất, chất lượng: - Xác định tình trạng ốm/khỏe của vật nuôi để có cách chăm sóc phù hợp. - Tổng hợp và tính năng suất, chất lượng vật nuôi. 3. Tiến hành các nghiên cứu liên quan cụ thể đến việc giải quyết tình huống. 3.1 Xác định giống vật nuôi - Gà Ri là giống gà địa phương có từ lâu đời trên đất nước ta và được nuôi phổ biến ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, phổ biến nhiều nhất ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ và trung Nam Bộ. Phần lớn gà Ri có màu lông vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ, thanh, có mào đơn. Gà trống có lông màu đỏ tía, cánh và đuôi có lông đen, dáng chắc khỏe, ngực vuông và mào đứng. Ưu điểm nổi bật nhất của gà Ri là gà mọc lông, phát dục sớm, thịt trứng thơm ngon, thích nghi với khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, ít bệnh. - Gà Ri thích hợp với chế độ nuôi quảng canh theo hướng cả thịt và trứng ở từng hộ gia đình. Đây là một loại gà cho chất lượng tốt, dễ tiêu thụ, được ưa chuộng. - Giống vật nuôi đảm bảo các tiêu chí: + Chóng lớn + Đẻ nhiều trứng ( so với giống gà ri), tỉ lệ ấp nở cao +Ấp trứng và nuôi con khéo + Sức chịu bệnh cao Gà ri 3.2 Xác định các số lượng cần - Ước tính số lượng gà trong một chuồng 3m 2 là 20 con. - Cần ít nhất 20m 2 vườn để thả gà. 3.3 Kĩ thuật chăn nuôi - Chuồng với mái lợp bằng ngói. Sàn bằng tre, gỗ, cao 40-50 cm so với nền chuồng (nền láng xi măng) để phân gà rơi xuống dưới, tránh bẩn, ẩm ướt và dễ dàng hót phân. Làm chuồng nơi cao ráo, hướng Đông Nam, tận dụng càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt. Phải khử trùng chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống trước khi sử dụng 5 - 7 ngày. Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng. - Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt. Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn. Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão. - Khi bắt gà về cho gà nghỉ 10- 15 phút rồi cho uống nước có pha 50gr đường glucoza với 1gr Vitamin C/31ít nước để chống stress cho gà; chỉ cho gà ăn sau khi đã được uống nước.Nước uống phải sạch và ấm ở nhiệt độ 16 0 C. Sử dụng máng uống bằng hộp nhựa, chai đựng đầy nước úp ngược (phía dưới là đĩa có gờ để nước rỉ dần ra đĩa cho gà uống) hoặc các chụp ống bằng nhựa hoặc ống bương các chụp ống bằng nhựa 3, 5- 4 1ít cho 100 gà. - Để đề phòng bệnh viêm rốn và bạch lỵ có thể cho uống kháng sinh trong 4 ngày đầu tiên: Ampiseptin gói 5g, hoặc Ampicoli gói 5g; một gói hòa một lít nước. + 5 ngày: Dùng vacxin Lasota nhỏ mắt mũi. + 10 – 12 ngày: Chủng đậu và gumboro nhỏ mắt mũi + 21 ngày: Dùng Laxota lần 2. + 35 ngày: Chích Imopest: 0,3cc/con. Lặp lại sau mỗi 3 tháng đối với gà nuôi đẻ và gà trống giống. Chích vacxin tụ huyết trùng 1cc/con cùng một lúc. Lặp lại sau mỗi 6 tháng đối với gà giống. Tiêm thuốc phòng bệnh cho gà - Có thể bổ sung thường xuyên trong nước uống, vitamin, vitasol liều 2g/lít nước. - Mỗi tháng xổ giun một lần với Levamisol liều một gói 5g/3kg gà nhỏ hoặc 5kg gà lớn. - Lồng úm gà con: Sưởi ấm cho gà bằng đèn (bóng 75W). Khi gà còn nhỏ (1 - 3 ngày tuổi) rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn. Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo. -Úm gà con: từ 1 ngày đến 4 tuần tuổi: Chất độn chuồng (trấu, dăm bào phải dày 7- 10cm và phun thuốc sát trùng (Forcmol 2%). Dùng cót cao 50-70cm để quây gà (15- 20 con/m2) và nới rộng cót theo thời gian sinh trưởng của gà. -Dùng bóng điện 75W: Đảm bảo nhiệt độ : + Tuần 1: 31 - 34 o C + Tuần 2: 29 - 31 o c + Tuần 3: 26 - 29 o c + Tuần 4: 22 - 26 o c - Quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ để điều chỉnh cho phù hợp + Nhiệt độ vừa phải: gà nằm rải rác đều khắp chuồng, đi lại, ăn, uống bình thường. + Nhiệt độ thấp: gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đứng co ro run rẩy hoặc nằm chồng lên nhau. + Nhiệt độ cao: gà tản xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ thở mạnh, uống nhiều nước. + Gió lùa: gà nằm tụm lại ở góc kín trong chuồng. Chiếu sáng suốt đêm cho gà trong 2-3 tuần đầu để đam bảo ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ, chống chuột, mèo và gà con sẽ ăn uống được nhiều để đảm bảo nhu cầu phát triển cơ thể. Úm gà con -Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rũ cần cách ly ngay để theo dõi. - Ánh sáng: Dùng ánh sáng tự nhiên ban ngày, ban đêm thắp đèn cho gà ăn tự do. Không thả rèm (chỉ thả khi trời mưa bão lạnh). - Lượng thức ăn một ngày đêm: 1-10 ngày tuổi cho ăn 6-10g/1 con; 11-30 ngày tuổi cho ăn 15-20g; 31-60 ngày tuổi cho ăn 30-40g. Gà giò 61-150 ngày cho ăn 45- 80g/con. Gà sinh sản: gà mái 100g/con, gà trống 110g. Số bữa ăn đối với gà con là 6 bữa/ngày đêm, gà giò và gà mái sinh sản 2-3 bữa/ngày đêm. - Gà mới nở không nên cho ăn ngay, để khoảng 48 giờ mới tập ăn vì trong bụng còn túi noãn hoàn có thể nuôi sống gà trong vòng ba ngày đầu, nếu cho gà ăn sớm sẽ khó tiêu hóa hết túi noãn hoàn. + Ngày 1-2: không cho ăn, chỉ cho uống nước tự do. + Ngày thứ 3: cho ăn tấm, gạo ngâm mềm hoặc hợp chất thức ăn tự pha trộn theo lứa tuổi, cứ 1 giờ ăn 1 lần, mỗi lần ăn khoảng 10 phút. + Ngày thứ 4: Cho gà ăn 6 lần/ngày. Mỗi lần ăn 15 phút. + Ngày thứ 5 đến 60 ngày tuổi: để thức ăn hỗn hợp cho gà ăn ngày lẫn đêm, khoảng 11 giờ và 15 giờ cho gà ăn rau thái nhuyễn. - Cho thức ăn vào mẹt, khay tôn, khay nhựa cao 3-5 cm hoặc máng bằng tre luồng để cho gà ăn. Cho gà ăn - Nếu vườn thả rộng, dồi dào thức ăn (rau, cỏ, giun, dế, cào cào, ) thì nên bớt lượng thức ăn tinh. Quan sát diều gà buổi chiều trước lúc vào chuồng để biết gà no hay đói, cần cho ăn thêm nhiều hay ít và chú ý phòng bệnh cho gà. - Sau 4 tuần tuổi bắt đầu thả gà ra vườn, thả khi mặt trời đã mọc từ 1 -2 giờ. Ngày đầu thả gà ra khoảnh 2 tiếng và tăng dần vào những ngày sau để gà quen dần trong vòng một tuần. - Đảm bảo dinh dưỡng cho gà với tỷ lệ protein thô 15-16%, năng lượng 2.800 kcal. Cần bổ sung thêm thức ăn cho gà vào buổi chiều trước khi gà lên chuồng bằng lúa, tấm, cám, giun đất - Từ 1-6 tuần tuổi: Nuôi như gà thịt thương phẩm. - Từ 7-20 tuần tuổi: Cho gà ăn hạn chế với lượng thức ăn ít hoặc thức ăn có năng lượng thấp dưới 2.750kcal để tránh gà quá béo (vì gà béo quá sẽ đẻ muộn, đẻ thưa, năng suất trứng thấp). Đảm bảo thức ăn cho gà trong thời gian đẻ với tỷ lệ protein thô 16-18% và năng lượng 2.750 Kcal. Bổ sung thêm canxi bằng bột vỏ ốc, bột vỏ sò, bột đá vôi nghiền cho gà ăn. Tỷ lệ đẻ của gà tăng thì cũng tăng lượng thức ăn cho gà. Mật độ nuôi gà đẻ : 4-5con/m2 chuồng. - Cứ 2 tuần 1 lần cân 10% tổng số gà để tính trọng lượng bình quân. - Khi gà được khoảng 15 tuần tuổi là có thể cho xuất chuồng. VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Các giải pháp trên được thực hiện sẽ giúp trẻ em có thể đỡ người lớn một số việc chăm sóc vật nuôi ở nông thôn, khiến cho người lớn có thể có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn và trẻ em cũng có thể tham gia vào các công việc chăn nuôi của gia đình, góp phần làm tăng năng suất và chất lượng vật nuôi của gia đình. “Học đi đôi với hành” Cha ông ta từ xưa đã dạy như thế. Những kiến thức chúng ta được học ở trường, ở lớp đều rất thú vị và có ích. Nếu chúng ta chỉ học để lên lớp, kiểm tra và trả bài thì thật là đáng tiếc. Ta nên áp dụng những kiến thức đó vào thực tế, sử dụng những kiến thức đó để giải thích các hiện tượng, xử lí các tình huống thì mới không uổng phí. Việc áp dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn giúp cho ta có cái nhìn rộng hơn về những gì được học và giúp ta có thể nhớ được kiến thức lâu dài. Nó giúp cho ta có thể hiểu được những gì đã học chứ không chỉ là một con vẹt- có thuộc nhưng không hiểu gì. Ta cần đem những điều đã được học để xử lí các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Như thế, ta sẽ hiểu biết, trưởng thành hơn và có suy nghĩ linh hoạt, nhanh nhạy hơn trong cuộc sống. . Tên tình huống CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT Ở GIA ĐÌNH NÔNG THÔN I. Mục tiêu giải quyết tình huống - Tìm hiểu cách chăn nuôi khoa học, hiệu quả ở các hộ gia đình nông thôn để có cách chăn nuôi đúng, bảo. một số việc chăm sóc vật nuôi ở nông thôn, khiến cho người lớn có thể có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn và trẻ em cũng có thể tham gia vào các công việc chăn nuôi của gia đình, góp phần làm tăng. cho vật nuôi 1.3 Thức ăn cho vật nuôi - Mỗi loại vật nuôi chỉ ăn được những loại thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hóa của chúng. - Thức ăn cho vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động