1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tăng cường vai trò giới trong truyền thông vệ sinh, nước sạch và môi trường ở gia đình nông thôn việt nam hiện nay

8 587 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 79 KB

Nội dung

tăng cường vai trò giới trong truyền thông vệ sinh, nước sạch và môi trường ở gia đình nông thôn việt nam hiện nay tài l...

TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIỚI TRONG TRUYỀN THÔNG VỆ SINH, NƯỚC SẠCH VÀ MÔI TRƯỜNG Ở GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Đặt vấn đề Theo thống kê của Uỷ ban quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt nam cho biết năm 1997-1998, phần lớn số lao động trưởng thành làm việc trên 60 giờ mỗi tuần là phụ nữ (chiếm khoảng 57% so với 41% ở nam giới). Tỷ lệ nữ giới làm việc một tuần từ 51-60 giờ tuy có thấp hơn so với số có số giờ làm việc trên 60 giờ, nhưng vẫn cao hơn so với nam giới (44% ở nam giới và 53% ở nữ giới). Tại các gia đình, thời gian làm việc nhà của nữ giới cũng luôn cao hơn nam giới một cách tuyệt đối ở mọi độ tuổi 1 : số thời gian trung bình làm việc nhà trong một năm của nữ giới ở độ tuổi 11-14 là 390 giờ/năm so với 270 giờ/năm ở nam giới. Trong Điều tra Mức sống hộ gia đình năm 2002, Tổng cục thống kê cũng cho thấy thời gian tham gia sản xuất, kinh doanh bình quân một ngày của nữ là tương đương với nam (4,9 giờ và 5 giờ) tuy nhiên, số giờ làm việc nội trợ của nữ giới ở thành thị lớn hơn nhiều lớn so với nam giới (1,97 giờ/1ngày ở nữ giới và 0,78 giờ/ngày ở nam giới); tỷ lệ này cũng không có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn (nữ giới nông thôn làm việc nhà 2,06 giờ/ngày còn nam giới làm việc nhà 0,88 giờ/ngày 2 . Như vậy, ở mỗi gia đình, người phụ nữ là người thường xuyên đảm nhận các công việc trong gia đình và chăm sóc các thành viên. Do phụ nữ là người thường chịu trách nhiệm về vệ sinh gia đình và vệ sinh cá nhân đối với con cái và các thành viên trong gia đình, chăm lo sức khỏe cho gia đình. Điều đó cho thấy, sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng và quản lý các công trình nước và vệ sinh môi trường là rất quan trọng, cả nam giới và phụ nữ cần được khuyến khích để tham gia trong việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát. Chính vì vậy, trong quá trình truyền thông nước sạch, vệ sinh, môi trường (NSVSMT) một mô hình truyền thông gắn với vai trò giới là rất quan trọng. 1 Số liệu thống kê về giới ở Việt nam, Uỷ ban Quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt nam, 2002 2 Số liệu thống kê giới của Việt nam những năm đầu thế kỉ 21, Nhà xuất bản phụ nữ , 2004 1 2. Những vấn đề đặt ra cho các loại mô hình NSVSMT có liên quan đến giới - Truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân Trong họat động sử dụng nước cho sinh hoạt trong gia đình, phụ nữ là người trực tiếp sử dụng. Vì vậy hoạt động nâng cao hiểu biết cho phụ nữ sẽ góp phần trực tiếp vào việc thay đổi hành vi sử dụng nước cho cả gia đình và cộng đồng. Chẳng hạn sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, sử dụng tiết kiệm nước, tăng cường sử dụng nước sạch, giảm sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh : - Trung tâm nước sạch vệ sinh nông thôn (TTNSVSNT) kết hợp với trung tâm y tế dự phòng cần có chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân (về nước sạch, các bệnh liên quan đến nước không sạch, vận động người dân sử dụng nước sạch, tác hại của hố xí không hợp vệ sinh ). Việc truyền thông sẽ giúp người dân dần dần sử dụng nước sạch nhiều hơn, giảm sử dụng những nguồn kém vệ sinh. - Hiện nay việc sử dụng hố xí, và việc sử dụng chất thải không hợp vệ sinh vẫn còn khá phổ biến. Hiểu biết, nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường còn hạn chế. Người dân cần được nâng cao nhận thức về giữ gìn vệ sinh, những bệnh liên quan đến phân, và chất thải sinh họat Việc chọn được kênh chuyển tải thông tin truyền thông cũng là một vấn đề quan trọng. Có lẽ cần kết hợp nhiều kênh thông tin. Bao gồm chính quyền, trung tâm y tế, trường học, TTNSVSNT, và các đoàn thể ở địa phương, đặc biệt là hội phụ nữ. - Có nhiều nơi, các gia đình đã có hố xí tự hoại hợp vệ sinh, nhưng do thói quen, và lợi ích kinh tế, người dân vẫn tiếp tục đi xuống ao nuôi cá. Hoặc có nhiều nơi vẫn có thói quen sử dụng phân tươi bón ruộng. Nếu phụ nữ được tuyên truyền và thay đổi thái độ thì sẽ góp phần thay đổi thói quen đó của cộng đồng nhanh chóng hơn. - Vai trò tư vấn và quản lý Vai trò của nhân viên, hoặc cộng tác viên nước sạch thuộc TTNSVSNT: là những người có liên hệ trực tiếp với người dân. Nếu có sự phối hợp hoạt động với Trung tâm y tế, hội phụ nữ, và các đoàn thể thì họ sẽ có thể đóng vai trò tích 2 cực và có hiệu quả trong việc truyền thông, hướng dẫn, tư vấn người dân về nước sạch và vệ sinh. Cán bộ truyền thông cần đóng vai trò truyền thông, tư vấn hướng dẫn, và làm mô hình nếu cần thiết, chẳng hạn phương pháp lọc nước, cách khoan giếng Cần chú ý đến vai trò của phụ nữ, những người trực tiếp dùng nước trong sinh hoạt gia đình. Họ cần được đặt vào Trung tâm của các hoạt động tư vấn, tuyên truyền kiến thức, kỹ năng. Có thể phối hợp với hội phụ nữ trong các hoạt động này. Làm sao để người phụ nữ tự biết cách theo dõi chất lượng nước của gia đình, biết sử dụng và vận hành đúng cách giếng nước, lọc nước Trong điều kiện nông thôn thiếu các dịch vụ, thiếu các nguồn cung cấp thông tin, và hiểu biết của người dân còn thấp, nhiều khi trong cộng đồng vẫn thường lưu truyền những thông tin, kiến thức sai lạc. Chẳng hạn họ cho rằng nước máy không tốt hơn nước sông, nước giếng. Vì họ thấy nước sông có vị “ngọt” hơn, hoặc nước giếng khoan cũng trong như nước máy mà lại không có mùi “hắc”. Vì vậy làm sao để trong những lúc cần thiết người dân, đặc biệt là phụ nữ biết cách tìm tư vấn hỗ trợ ở nơi đáng tin cậy. Điều này là rất quan trọng, nó giúp làm giảm những hiểu biết sai lầm về vệ sinh nước sạch và sức khỏe. - Vấn đề giới trong cấp nước tập trung mô hình Công ty nhà nước, Công ty tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn Là hình thức quan hệ giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ. Cần lưu ý đến các nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, và cơ chế phản hồi. Tất cả các nội dung về công khai, minh bạch, và cơ chế phản hồi đếu phải được đưa vào trong bản hợp đồng cung cấp dịch vụ. - Bình đẳng giữa nhà cung cấp và người sử dụng. Cụ thể là trong hợp đồng, trong quy định về các khoản chi phí, và thanh toán các loại phí, người dân phải cảm nhận được sự bình đẳng, và sự thuận tiện trong sử dụng dịch vụ. Nhiều khi do độc quyền, người dân không có sự lựa chọn, nên thường bị ép về chi phí, về thiết bị sử dụng Cần đảm bảo để phụ nữ cũng được đảm bảo quyền lợi và không cảm thấy bị thua thiệt trong các quan hệ với nhà cung cấp dịch vụ. 3 - Công khai, minh bạch để tạo điều kiện cho người dân nắm rõ được các loại thông tin như: chất lượng nước, thời gian cung cấp nước, giá cả, chi phí, cách thức thu phí Thông thường phụ nữ hay ở nhà lo việc nhà, và không tham gia vào các hoạt động thông tin truyền thông bên ngoài. Thường người chồng đóng vai trò là chủ gia đình và tham gia vào các hoạt động cung cấp thông tin đó. Nhưng khi về nhà họ lại không truyền đạt lại thông tin cho phụ nữ ở nhà, hoặc truyền đạt không đầy đủ, thiếu chính xác. Cần đảm bảo phụ nữ cũng được tham gia bình đẳng vào các hoạt động cung cấp thông tin. Phụ nữ cũng được nắm thông tin đầy đủ. Và khi cần có thông tin phụ nữ biết tìm đến nơi đáng tin cậy. - Cơ chế phản hồi, đóng góp ý kiến: khi người dân có thắc mắc, hoặc không hài lòng thì phải có cơ chế để người dân có thể bày tỏ ý kiến của mình với đơn vị có trách nhiệm. Và cơ chế này phải thuận tiện cho người dân. Nhiều khi có cơ chế, nhưng chỉ là hình thức, không thuận tiện và người dân không áp dụng được. Cơ chế phản hồi cũng cần chú ý đến đặc thù của phụ nữ, thường là yếu thế, e ngại, trình độ hiểu biết thấp. Vì vậy, cần đảm bảo sao cho phụ nữ cũng được bày tỏ ý kiến. Và ý kiến của phụ nữ cũng được tiếp thu một cách bình đẳng. Cách thức mở rộng mạng lưới: Những hoạt động mở rộng mạng lưới này thường có sự tham gia của đông đảo phụ nữ. Khi liên quan đến các loại chi phí thì phụ nữ đều tham gia (vì phụ nữ thường giữ tay hòm chìa khóa). Những hoạt động này cần đi kèm với truyền thông, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của phụ nữ. Ở những nơi không làm tốt việc này thì phụ nữ chỉ biết đóng góp kinh phí mà không được nâng cao nhận thức, cũng như không được tham gia vào các hoạt động quản lý khác. Nếu được nâng cao nhận thức, và được tham gia quản lý, phụ nữ sẽ là những người tích cực trong truyền thông và vận động cộng đồng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng: có nhiều hoạt động liên quan đến quá trình sử dụng nước, chẳng hạn như duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, lắp bổ sung Nhiều hoạt động có thể do cơ chế thị trường đảm nhiệm. Tuy nhiên, do đặc thù của vùng nông thôn, những dịch vụ thị trường chưa phát triển như thành 4 phố, nên TTNSVSNT, và nhà cung cấp dịch vụ cần đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ nhằm đảm bảo cho người dân có được dịch vụ hoàn hảo. Đối với phụ nữ, là người trực tiếp sử dụng nước, nhưng lại yếu kém hơn nam giới khi liên quan đến những vấn đề về kỹ thuật. Vì vậy vai trò tư vấn hỗ trợ của TTNSVSNT và nhà cung cấp dịch vụ càng cần chú ý đảm bảo cho phụ nữ cũng được sử dụng những dịch vụ tốt và hoàn hảo. Phụ nữ cần có kiến thức để khi có nhu cầu họ biết tìm đến cơ sở đáng tin cậy, có thể đáp ứng nhu cầu của họ. 5 3. Các biện pháp sau đây được đưa ra nhằm nâng cao vai trò giới trong truyền thông nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn 3.1. Tăng cường hoạt động tuyên truyền về vệ sinh nước sạch và môi trường tới từng hộ dân Tiến hành một cuộc khảo sát ban đầu với mục đích: Tìm hiểu những vấn đề còn bất cập, nảy sinh trong quá trình thực hiện các chương trình dự án ở cộng đồng dân cư; Khảo sát những mong muốn, nhu cầu, nguyện vọng của người dân đối với vấn đề nước sạch môi trường; Đánh giá mức độ tiếp cận của nữ giới, nam giới đối với nước sạch, vệ sinh môi trường; Xây dựng tài liệu truyền thông giáo dục về nước sạch và vệ sinh về môi trường, bao gồm các tờ rơi, áp phích, sách lật Tài liệu cần được viết với mục đích đưa ra những gợi ý, lưu ý nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược NSVSNT trong đó nhấn mạnh yếu tố phát triển bền vững. Trước đây, như các đánh giá, các chương trình, dự án, được đánh giá chủ yếu tập trung vào chỉ tiêu kỹ thuật. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì vai trò giới là không thể thiếu được trong hoạt động của chương trình NSVSNT. Tổ chức các hoạt động truyền thông về nước sạch vệ sinh môi trường, qua các cuộc thi, câu lạc bộ, hội diễn giữa các thôn/ấp, có lồng ghép nội dung giới vào các hoạt động. 3.2. Nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác truyền thông Xác định nhu cầu và nội dung từ đó xây dựng tài liệu tập huấn đào tạo phù hợp với đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội phân theo địa bàn cư trú. Tổ chức tập huấn về kĩ năng truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, nước sạch và vệ sinh môi trường cho cán bộ làm công tác truyền thông ở các thôn/ấp nhằm tăng cường kiến thức, kỹ năng, về truyền thông nước sạch vệ sinh môi trường Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ làm công tác truyền thông ở xã để khuyến khích, động viên thực hiện công việc cần phải có một khoản kinh phí nhất định 6 trả cho cán bộ hàng tháng. Cần bổ sung quy định hướng dẫn đẻ đảm bảo mỗi tuyên truyền viên xã sẽ được hỗ trợ phụ cấp hàng tháng. Xây dựng các công cụ, chỉ số giám sát, đánh giá công tác tuyên truyền liên quan đến giới ở địa phương. 3.3. Triển khai các hoạt động truyền thông trên hệ thống thông tin đại chúng Sử dụng hệ thống thông tin đại chúng như loa đài, phát thanh thôn/ấp để triển khai các hoạt động tuyên truyền. Các bước triển khai chương trình thử nghiệm phổ biến thông tin về nước sạch vệ sinh môi trường cho cộng đồng có thể tham khảo mô hình dưới đây: 3.4. Hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt cho người dân như xây dựng hố xí hợp vệ sinh, nhà tắm đảm bảo sạch sẽ kín đáo, thiết kế vòi bơm nước thuận tiện cho phụ nữ sử dụng, hỗ trợ kinh phí cho dụng cụ đưa nước về gia đình. 3.5. Tư vấn, trang bị kĩ năng và kiến thức sử dụng các thiết bị gia đình Hộ gia đình cần được cung cấp và hướng dẫn cách sử dụng những thiết bị tự có chẳng hạn như giếng khoan, lu nước, bề nước Người dân, đặc biệt là phụ nữ, cần được trang bị kiến thức và kỹ năng cho việc sử dụng và quản lý những nguồn nước mà họ tự khai thác, chẳng hạn như phương pháp xử lý nước đục, nước có mùi, nước có sắt, cách lưu giữ nước một cách hợp vệ sinh trong mùa khô 7 Xác định các mục tiêu và phạm vi của chương trình thử nghiệm Tổ chức thu thập thông tin, xử lý và phân tích thông tin Đánh giá phân hạng theo các tiêu chí Xác định các tiêu chí đánh giá để phân hạng Lựa chọn các phương tiện truyền thông và cách thức phổ biến thông tin Tiêu chuẩn hoá và hệ thống hoá chương trình phổ biến thông tin Tư vấn, dịch vụ, sửa chữa, duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp: Do đặc thù ở vùng nông thôn, các dịch vụ không đầy đủ như ở thành phố, hơn nữa người dân mới sử dụng, chưa có nhiều kinh nghiệm nên vai trò tư vấn của trung tâm y tế ở đây là rất quan trọng. Chẳng hạn, phương án xử lý khi xảy ra sự cố với hố xí, hoặc hút bể phốt khi đã đầy Trung tâm y tế có thể có những tuyên truyền, hoặc có những tài liệu phát để người dân biết xử lý trong những tình huống cần thiết. Trong sử dụng hố xí, thường những gì liên quan đến kỹ thuật, xây dựng thì nam giới được hướng dẫn, còn phụ nữ thì không được tham gia. Tuy nhiên, phụ nữ là người đóng vai trò chính trong việc dọn dẹp vệ sinh hàng ngày, và do đó là người theo dõi, duy trì hố xí. Kiến thức về hoạt động, vận hành của hố xí sẽ giúp họ nhiều. Ngoài ra, nếu có kiến thức, phụ nữ sẽ giúp tuyên truyền rộng rãi, và sẽ là động lực lớn để khuyến khích cộng đồng sử dụng hố xí hợp vệ sinh. 8 . TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIỚI TRONG TRUYỀN THÔNG VỆ SINH, NƯỚC SẠCH VÀ MÔI TRƯỜNG Ở GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Đặt vấn đề Theo thống kê của Uỷ ban quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt. năng truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, nước sạch và vệ sinh môi trường cho cán bộ làm công tác truyền thông ở các thôn/ ấp nhằm tăng cường kiến thức, kỹ năng, về truyền thông nước sạch. cơ sở đáng tin cậy, có thể đáp ứng nhu cầu của họ. 5 3. Các biện pháp sau đây được đưa ra nhằm nâng cao vai trò giới trong truyền thông nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn 3.1. Tăng cường

Ngày đăng: 20/02/2015, 05:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w