SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHU VĂN AN Địa chỉ: Số 17 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Email: C2.cva@tayho.edu.vn Điện thoại: (04) 38.471.461 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SINH THÁI BIỂN ĐẢO Học sinh: 1. Nguyễn Đình Hoàn Lớp: 8A3 Ngày sinh: 05/01/2001 2. Bùi Minh Hoàng Lớp: 8A3 Ngày sinh: 16/10/2001 Hà Nội, tháng 11 năm 2014 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SINH THÁI VÙNG BIỂN, ĐẢO I. MỤC TIÊU Xác định một chiến lược về bảo vệ, gìn giữ môi trường và sinh thái biển đảo trong sạch, bền vững dựa trên nguyên tắc “sử dụng và khai thác” phải đi cùng với “giữ gìn và tái tạo”, đặc biệt tập trung cho vế thứ hai, đó chính là chìa khóa mở rộng cửa cho kinh tế biển Việt Nam phát triển vững chắc trong thời gian tới. II. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SINH THÁI VÙNG BIỂN, ĐẢO 1. Vị trí kinh tế của biển Việt Nam. Việt Nam là quốc gia nằm bên bờ Tây của biển Đông, vùng biển rộng 1,278 triệu km 2 , án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Mỗi ngày ước khoảng 400 - 450 tàu biển cỡ lớn và hàng trăm lượt máy bay dân dụng hoạt động trên bầu trời và vùng biển các tuyến đường này. Bờ biển Việt Nam dài 3.444 km, biển bao bọc lãnh thổ ở 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, trung bình 100 km 2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới). Dọc bờ biển có một số trung tâm đô thị lớn, 90 cảng biển lớn nhỏ và gần 100 địa điểm có thể xây dựng cảng (kể cả cảng có quy mô trung chuyển quốc tế), 215 bãi biển có cảnh quan đẹp, trong đó có 20 bãi đạt tiêu chuẩn quốc tế để phát triển du lịch biển. Ven bờ có nhiều loại khoáng sản và vật liệu xây dựng quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp. Ngoài ra còn có nhiều vịnh đẹp như vịnh Hạ Long vừa được chính thức công nhận là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới, vịnh Bái Tử Long, Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang… đều là những điểm du lịch biển tầm cỡ thế giới. Vịnh Hạ Long 2. Thực trạng môi trường và sinh thái biển, đảo Việt Nam Theo thống kê của Tổ chức Môi trường thế giới, các nguồn ô nhiễm biển từ đất liền chiếm 50%, dò rỉ tự nhiên 11%, phóng xạ hạt nhân 13%, hoạt động của tàu thuyền 18% và tai nạn tàu bè trên biển 6%. Ước tính mỗi năm có khoảng 2,4 triệu tấn dầu thô đổ ra biển. Biển Việt Nam tuy chưa được xếp vào loại ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng cũng được cảnh báo là có nguy cơ ô nhiễm cao trong tương lai. Ô nhiễm môi trường Biển, Đảo Việt Nam xuất phát từ các nguồn như: Chất thải công nghiệp đổ ra từ các cửa sông; ô nhiễm hữu cơ do nuôi trồng hải sản; chất thải của tàu hoạt động trên các tuyến hàng hải Quốc tế ngoài khơi Việt Nam; tai nạn tràn dầu từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trong nước và khu vực; ô nhiễm rác thải do hoạt động du lịch và dân cư ven biển. Theo đánh giá của các nhà khoa học, chất lượng môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam đang tiếp tục suy giảm. Đã có 70 loài hải sản được đưa vào danh sách đỏ để bảo vệ, 85 loài ở tình trạng nguy cấp ở nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt là hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện năm 2002, 2003 ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi trồng thủy hải sản. Những năm gần đây, ước tính hàng năm có khoảng 50.000 tấn dầu trôi nổi gây ô nhiễm biển Việt Nam từ Bắc đến Nam, trong đó chỉ có 20 tỉnh, thành ven biển đã vớt và xử lý hàng 1.000 tấn, số còn lại khuyếch tán, lan rộng, gây hậu quả cho thực vật và sinh vật biển . Nhìn chung, môi trường biển Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn. Biến đổi khí hậu tác động đến nguồn lợi tài nguyên biển. Bên cạnh đó, những khó khăn về kinh tế và chính sách chưa đồng bộ ảnh hưởng đến khả năng giải quyết những sự cố thiên nhiên đột xuất. Các vấn đề đầu tư phương tiện thiết bị phòng chống ô nhiễm môi trường và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ gìn giữ môi trường sinh thái biển trong sạch, bền vững để phát triển hiệu quả kinh tế biển đang là những vấn đề cấp bách mà các ngành chức năng và các địa phương có biển đảo cần quan tâm trong tiến trình hội nhập thế giới. III. GIẢI PHÁP Một là, chú trọng công tác bảo vệ môi tường sinh thái biển, hải đảo, khai thác hiệu quả, bền vững kinh tế biển Việt Nam tương xứng với tiềm năng sẵn có. Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền, nhằm tạo sự chuyển biến thực sự trong nhận thức của mọi người dân về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo. Ba là, xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư công nghệ mới sạch, thân thiện môi trường trong khai thác sử dụng tài nguyên, nâng cao giá trị tài nguyên thông qua khuyến khích chế biến, tái chế, tái sử dụng hiệu quả tài nguyên. Bốn là, xây dựng kế hoạch quản lý tài nguyên, môi trường biển đảo hiệu quả, hợp lý, phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác sử dụng hợp lý đa dạng sinh học biển. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường biển đảo, đăng cai tổ chức các sự kiện về môi trường biển và đại dương. IV. TIẾN TRÌNH Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và BVMT biển; phát triển khoa học - công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ; xây dựng tuyến đường ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận tải cao tốc trên biển. Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đến năm 2020, phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển gồm: Khai thác, chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển. Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng khoa học - công nghệ, phục vụ công tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và khai thác tài nguyên biển. Nhà nước nên bố trí nguồn ngân sách thích hợp để đầu tư cho công tác bảo vệ gìn giữ môi trường biển, trong đó cần chú trọng việc mua sắm phương tiện hiện đại và thông tin dữ liệu khoa học về môi trường, đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu phát hiện, chế ngự và xử lý ô nhiễm môi trường biển. Phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, xây dựng đồng bộ một số cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu ở cả 3 miền của đất nước, tạo những cửa mở lớn vươn ra biển thông thương với thế giới. Nâng cao vai trò và năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng chính sách và cơ chế cho các ngư dân hoạt động trên biển. Thu hút cư dân vùng duyên hải và những lực lượng tham gia khai thác kinh tế biển, bằng các chính sách khuyến khích và cơ chế hợp lý để bảo đảm thực thi việc bảo vệ gìn giữ môi trường sinh thái biển đảo bền vững. Quan tâm đến an sinh xã hội cho cư dân vùng duyên hải: Dân số vùng duyên hải và biển đảo chiếm 30% cả nước và số người sống nhờ vào kinh tế biển lên đến 45%. Mỗi ngày có khoảng 2.000 phương tiện đánh bắt và hơn 3.000 người hoạt động trên biển. Đây là một lực lượng lao động lớn, đồng thời cũng là nhân tố góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng cho đất nước. Vì vậy, việc bảo đảm an sinh xã hội cho cư dân vùng duyên hải có ý nghĩa quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước cần tổ chức lại sản xuất trên biển theo hướng đánh bắt xa bờ với hiệu quả kinh tế cao bằng tàu vỏ sắt được trang bị kỹ thuật hiện đại, như radar, thiết bị định vị vệ tinh, thiết bị tự động thông báo thời tiết, máy tầm ngư. Đồng thời gấp rút chỉnh trang, nạo vét luồng lạch các cửa sông biển có tàu cá ra vào thường xuyên, xây dựng nơi trú bão an toàn ở các vùng bờ biển và ở những quần đảo xa. Đào tạo nghề nghiệp cho ngư dân, nâng cao kiến thức ứng phó với biển đổi khí hậu cho cư dân vùng biển. V. Ý NGHĨA Biển và hải đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Biển Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép chúng ta phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; cảng biển, vận tải biển, sửa chữa và đóng tàu; khai thác tài nguyên khoáng sản; du lịch; thông tin liên lạc. Việc bảo vệ môi trường sinh thái biển, đảo có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong các ngành kinh tế biển như vận tải biển, đóng tàu, ngư nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản, chế biến thủy hải sản và các ngành liên quan, có vai trò lớn lao trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta. Nhìn chung, bảo vệ môi trường sinh thái biển đảo có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế biển. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho khai thác - chế biến hải sản, giao thông vận tải đường biển, du lịch - thể thao - nghỉ dưỡng, v.v . 8A3 Ngày sinh: 05/01/2001 2. Bùi Minh Hoàng Lớp: 8A3 Ngày sinh: 16/10/2001 Hà Nội, tháng 11 năm 2014 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SINH THÁI VÙNG BIỂN, ĐẢO I. MỤC TIÊU Xác định một chiến lược về bảo vệ, gìn. quốc tế trong bảo vệ môi trường biển đảo, đăng cai tổ chức các sự kiện về môi trường biển và đại dương. IV. TIẾN TRÌNH Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và BVMT biển; phát triển. vùng duyên hải và những lực lượng tham gia khai thác kinh tế biển, bằng các chính sách khuyến khích và cơ chế hợp lý để bảo đảm thực thi việc bảo vệ gìn giữ môi trường sinh thái biển đảo bền vững. Quan