1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng ma trận SWOT nhằm phân tích chiến lược áp dụng cho Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam trong giai đoạn (2011-2015).docx

62 2,8K 43
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 6,62 MB

Nội dung

Sử dụng ma trận SWOT nhằm phân tích chiến lược áp dụng cho Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam trong giai đoạn (2011-2015).

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU

Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, của văn hóa-xã hội trênphạm vi toàn thế giới, thì đối với mỗi đất nước, mỗi dân tộc hay mỗi công ty,mỗi doanh nghiệp và đến mỗi cá nhân trong xã hội cũng cần xây dựng cho mìnhmột quan niệm, một tầm nhìn chiến lược bởi vì mọi nguồn lực đều có hạn Làmsao cho những giá trị, những điều mà chúng ta tạo ra trong ngày hôm nay phảimang tính bền vững và có thể mang đến giá trị cho thế hệ mai sau, vì xã hộicàng phát triển, đòi hỏi của con người ngày càng tăng, dân số tăng nhưng nguồnlực thì lại có hạn nên việc Quản Trị mọi vấn đề theo một tầm chiến lược là điềuhết sức quan trọng và cần thiết

Với Nhật Bản, một quốc gia bại trận trong thế chiến thứ hai, đất nước chỉcòn lại những quan cảnh hoan tàn, sụp đổ và thảm họa hạt nhân khủng khiếp.Nhưng với một nguồn lực con người quý báo, cùng một tầm nhìn chiến lược củacấp lãnh đạo đã đưa Nhật trở thành Quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin,sản xuất ô tô, là nền kinh tế đứng hàng thứ 3 trên thế giới Với Steve Jobs, ông

đã vựt dậy Apple từ một công ty thua lỗ để trở thành một công ty hàng đầu vềsản phẩm thông minh, đỉnh cao trong công nghệ và điều đó cũng xuất phát từmột tầm nhìn chiến lược

Từ những tầm quan trọng như trên, cho thấy việc xây dựng chiến lược vàquản trị chiến lược là hết sức cần thiết không chỉ ở thời điểm hiện tại mà trongmọi hoàn cảnh vì nền kinh tế không bao giờ đứng yên

Đã có nhiều khái niệm, nhiều quan điểm đưa ra về lý thuyết chiến lược vàquản trị chiến lược như:

Theo Alfred Chandler (1962), “Chiến lược là việc xác định mục tiêu cơ

bản dài hạn của doanh nghiệp, chọn lựa tiến trình hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó”

Theo Ansoff H.I (1965), ”có thể coi chiến lược như ”mạch kết nối

chung” giữa các hoạt động của doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm,

nó bao gồm bốn bộ phận: phạm vi thị trường – sản phẩm, vectơ tăng trưởng (các thay đổi mà doanh nghiệp thực hiện để phù hợp với phạm vi thị trường – sản phẩm đã xác định), lợi thế cạnh tranh và sự cộng hưởng”

Theo trường phái của Trường Kinh doanh Harvard, trong tác phẩm

”Chính sách kinh doanh: Bài học và tình huống” (1965) với phần viết chính của Andrews, thì chiến lược là hệ thống các mục tiêu, mục đích được tuyên bố dưới dạng xác định ngành/lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà công ty muốn tham gia,

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

quy mô, vị trí mà công ty muốn đạt được và các chính sách căn bản, các kế hoạch để thực hiện mục tiêu đã định”

Theo James B Quinn (1980), “Chiến lược là sự tích hợp các mục tiêu

chính yếu, các chính sách và các chuỗi hoạt động của doanh nghiệp thành một tổng thể”

Theo William Glueck (1980), “Chiến lược là một kế hoạch thống nhất

dễ hiểu, tổng hợp được soạn thảo để đạt được mục tiêu”, hoặc “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện và phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”

Theo Fred R David, chiến lược là những phương tiện đạt tới những

mục tiêu dài hạn Chiến lược kinh doanh có thể gồm có: phát triển theo lãnh

thổ, chiến lược đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hàng hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, giảm chi phí, thanh lý, liên doanh

Định nghĩa về chiến lược của Michael E Porter, theo ông, 1) Chiến lược

là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt 2) Chiến lược là sự chọn lựa, đánh đổi trong cạnh tranh Điểm cốt lõi là chọn những gì cần thực hiện và những gì không thực hiện; 3) Chiến lược là việc tạo

ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty Sự thành công của chiến lược phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các hoạt động và sự hội nhập, hợp nhất của chúng.

Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các

cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài (Sách Quản Trị Chiến Lược, trang 20, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân)

Lý thuyết về quản trị chiến lược:

Theo Alfred Chandler, quản trị chiến lược là tiến trình xác định các

mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bố tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.

Theo John Pearce và Richard B Robinson, quản trị chiến lược là một

hệ thống các quyết định và hành động để hình thành và thực hiện các kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Theo Gary Smith “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi

trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”.

Theo Fred David “Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là

một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên

quan đến nhiều chức năng cho phép một tổ chức, quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị tiếp thị, tài chính, kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thôn tin, các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức”

Quản trị chiến lược là một khoa học, đồng thời là một nghệ thuật về thiết lập, thực hiện và đánh giá các chiến lược Hoặc Quản trị chiến lược là quá trình thiết lập/ xây dựng, thực thi và đánh giá các chiến lược (Sách Quản Trị Chiến Lược, trang 47, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân)

Và để hiểu hơn về Chiến lược, tầm nhìn, sứ mạng và quá trình Quản trịChiến lược Nhóm đã tiến hành thâm nhập thức tế vào một công ty hoạt động

trong lĩnh vực thương mại buôn bán sỉ và lẻ: Công ty TNHH Metro Cash &

Carry Việt Nam với đơn vị trực tiếp là Metro Hiệp Phú để tiến hành khảo sát,

đánh giá, học hỏi và rút kinh nghiệm nhằm mục đích:

- Tìm hiểu thêm về môi trường Thương Mại, là chuyên ngành màchúng em đang theo học và nghiên cứu

- Học hỏi những kinh nghiệm thực tế, những khía cạnh chuyên môn

để bổ trợ cho công việc trong tương lai

- Chuẩn bị một nền tảng cần thiết cho việc thực tập tốt nghiệp và các

đề tài nghiên cứu khoa học tiếp sau

Với các phương pháp nghiên cứu:

- Tiếp xúc thực tế hoạt động

- Hỏi ý kiến những người trong công ty

- Tìm kiếm các nguồn thông tin thứ cấp trên hệ thống thong tin riêngcủa doanh nghiệp (Intranet) và mạng Internet

- Thu thập tài liệu dựa vào các nguồn thông tin nội bộ, kết hợp suyluận để đưa ra các quan điểm, đánh giá

Trong bài tiểu luận, nhóm đã sử dụng Ma Trận TOWS để kết hợp cácđiểm yếu, điểm mạnh từ môi trường bên trong với các cơ hội, nguy cơ từ môi

trường bên ngoài nhằm tìm ra những chiến lược có thể áp dụng cho Công ty

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam trong giai đoạn (2011-2015) Và dùng

Ma Trận QSPM để lượng hóa tính hấp dẫn, độ khả thi và phù hợp nhất với điềukiện thực tế và đã chọn ra được một chiến lược mà theo nhóm đánh giá rất phùhợp

Với bố cục bao gồm 04 phần lớn:

Phần một: Giới thiệu về Công ty TNHH Metro Cash & Carry

Phần hai: Đánh giá Môi trường bên ngoài

Phần ba: Đánh giá Môi trường bên trong

Phần bốn: Sử dụng các Ma Trận để đề ra chiến lược

Nhóm rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của Cô

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

PHẦN 1 GIỚI THIỆU METRO

CHƯƠNG I Tập đoàn Metro (METRO GROUP)

METRO GROUP là một

trong các tập đoàn bán lẻ lớn nhất

và quốc tế hóa nhất trên toàn thế

giới: Với 283.000 nhân viên từ 150

quốc gia đang làm việc tại khoảng

2.100 cửa hàng ở 33 quốc gia ở

châu Âu, châu Phi và châu Á Các

danh mục đầu tư với các thương

hiệu mạnh đã cung cấp một loạt các

dịch vụ cho khách hàng cá nhân và khách hàng buôn bán sỉ

Tăng trưởng lợi nhuận dài hạn của Metro Group là dựa trên các giá trị

chiến lược: định hướng khách hàng, quốc tế, hiệu quả, tính bền vững và đổi mới

Các giá trị đó được phản ánh trong khẩu hiệu thương hiệu của Metro Group là

“Made to Trade”.

I.1 Các hệ thống kinh doanh của tập đoàn

Metro Cash & Carry

Với các thương hiệu Metro and Makro, Metro Cash & Carry đã dẫn đầu thị trường thế giới trong lĩnh vực

bán sỉ tự phục vụ

Media Markt and Saturn

Với thương hiệu bán hàng của Media Markt and

Saturn số 1 ở Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh các

trung tâm điện tử tiêu dùng

Real

Real thực sự là lãnh đạo của thị trường trong lĩnh vực

siêu thị quy mô lớn về thực phẩm tại Đức và Ba Lan

và hoạt động cửa hàng ở Romania, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Galeria Kaufhof

Trang 6

PHẦN 1 GIỚI THIỆU METRO

Galeria Kaufhof dẫn đầu trong phân khúc các trung tâm mua sắm hiệnđại ở Đức và thị trường tại Bỉ

Tất cả các hệ thống kinh doanh của tập đoàn Metro đều đạt vị trí dẫn đầu

thị trường trong phân khúc tương ứng và chứng minh vai trò của Metro Group

trong thương mại và bán lẻ Sức mạnh sáng tạo là một trong những yếu tố thành

công chính của Metro Group Là một công ty có tầm nhìn xa và hiệu suất cao,

Metro cũng mong muốn đóng góp cho sự phát triển xa hơn và hiện đại hóa củangành bán lẻ ở cả hai cấp độ, ở cấp quốc gia và ở cấp độ quốc tế

I.2 Một vài số liệu của Metro Group

(plus 2.6 percent)

€ 65.5 billion(plus 3.6 percent)

of which abroad € 41.1 billion

(61.1 percent)

€ 39.0 billion (59.5 percent)

Earning before Interest

and Taxes (EBIT)

Trang 7

PHẦN 1 GIỚI THIỆU METRO

CHƯƠNG II Metro Cash & Carry

Metro Cash & Carry là công ty quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực bán sỉ

tự phục vụ: tập trung vào khách hàng, quốc tế hóa và sáng tạo Khái niệm đượcđịnh hướng đến việc giúp khách hàng thành công trên con đường kinh doanhcủa riêng mình

Năm 1964, trung tâm METRO đầu tiên được thành lập ở Mülheim an

der Ruhr, Đức với phương châm hoạt động: khách hàng đến tự mua hàng và vậnchuyển hàng hóa của họ thay vì phải đặt hàng thông qua nhiều nhà cung cấp.Đây cũng chính là triết lý kinh doanh độc đáo và duy nhất của METRO Cash &Carry

Trang 8

PHẦN 1 GIỚI THIỆU METRO

Ngày nay, METRO đã trở thành nhà bán buôn hàng đầu thế giới, với 706trung tâm ở 30 quốc gia Với nhiều trung tâm buôn bán được nhân rộng khắpnơi trên toàn thế giới, METRO Cash & Carry đang một lần nữa khẳng định vịthế vượt trội của mình so với các đối thủ cạnh tranh

• METRO đem đến sự đa dạng, chất lượng tuyệt hảo, giá cả cạnh tranh

về sản phẩm, dịch vụ - từ giao nhận đến giải pháp kinh doanh có sẵn

• METRO là chuyên gia xuất sắc trong việc cung cấp các sản phẩm tươisống

• Các trung tâm của METRO được thiết kế để đáp ứng với nhu cầu stop shopping” (Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tại một địa điểm mua sắm duy nhất)

“one-• METRO cung cấp các mặt hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng ởtừng địa phương

Metro Cash & Carry nhìn lại một lịch sử thành

công trong các khái niệm bán buôn Được thành lập vàonăm 1964 ở Đức, công ty nhanh chóng lan truyền sangnhiều nước ở châu Âu, châu Á và Bắc Phi Truyền thốngcủa công ty trong lĩnh vực bán buôn được đi kèm với mộtvăn hóa doanh nghiệp quốc tế

Phát triển ra quốc tế

Phát triển ra quốc tế là một yếu tố quan trọng

trong chiến lược của công ty Trong khoảng bốn thập

đại qua, Metro Cash & Carry đã phát triển từ một cửa

hàng ở phương Tây châu Âu và giở đã là trung tâm bán

buôn quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực bán sỉ tự phục vụ,

hoạt động ở khoảng 706 cửa hàng tại 30 quốc gia

Lên đến 50.000 mặt hàng thực phẩm và phi thựcphẩm khác nhau phục vụ cho các nhu cầu cụ thể của kháchhàng với hàng hóa luôn luôn có sẵn - chất lượng tuyệt vời

tại Metro Cash & Carry Với hơn 90% hàng hóa có

Trang 9

PHẦN 1 GIỚI THIỆU METRO

nguồn gốc nội địa được thu mua từ các nhà sản xuất và nhà cung cấp tại quốcgia mà Metro hoạt động

Headcount (annual average of time equivalents)

full-109,709 **

Articles, food assortment ca 20,000 **

Articles, nonfood assortment ca 30,000 **

CHƯƠNG III Metro Cash & Carry

Việt Nam

Việt Nam là một trong các nền kinh tế

phát triển nhanh nhất ở châu Á METRO Cash

& Carry là một trong những công ty thương

mại quốc tế đầu tiên nhận thấy được tiềm năng

to lớn của đất nước Năm 2002, nhà lãnh đạo

trên toàn thế giới trong lĩnh vực dịch vụ bán

buôn tự phục vụ đã mở cửa hàng đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh

Với mô hình kinh doanh từ kinh doanh

đến kinh doanh rất độc đáo của METRO Cash

& Carry chỉ tập trung hướng tới khách hàng

chuyên nghiệp như khách sạn, nhà hàng,Caterers cũng như các nhà bán lẻ nhỏ và vừa

Trang 10

PHẦN 1 GIỚI THIỆU METRO

METRO Cash & Carry cung cấp cho nhóm khách hàng này mục tiêu

hiệu quả cao hơn so với chuỗi cung ứng nhiều lớp, nhiều tầng do đó giúp họ cảithiện hoạt động kinh doanh của mình: Bằng cách cung cấp cho họ giải pháp mộtcửa cho việc mua bán, bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá cảhợp lý, minh bạch và đảm bảo một nguồn cung cấp phù hợp

III.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Đến cuối năm 2010, METRO Cash & Carry hoạt động mười ba trung

tâm bán buôn trong cả nước: ba ở thành phố Hồ Chí Minh và hai tại Hà Nội,cũng như ở Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa - Đồng Nai, Long Xuyên -

An Giang, Quy Nhơn - Bình Định, Bình Dương, Vũng Tàu Với một lực lượnglao động hiện tại hơn 3.500 người

2002:

Vào 28.3.2002, công ty METRO Cash & Carry Vietnam chính thức tham giavào thị trường phân phối tại Việt Nam với việc khai trương trung tâm METROđầu tiên (METRO Bình Phú) tại thành phố Hồ Chí Minh Kế đến vào 5.12.2002,cũng tại thành phố Hồ Chí Minh, tưng bừng khai trương trung tâm METRO thứhai – METRO An Phú

2003:

Trung tâm METRO thứ ba (METRO Thăng Long) khai trương vào ngày31.7.2003 tại thủ đô Hà Nội, đây cũng là trung tâm bán sỉ trả tiền mặt và tự vậnchuyển đầu tiên tại khu vực phía Bắc của Việt Nam

2004:

Cách thành phố Hồ Chí Minh 200km, Cần Thơ được xem là trung tâm buôn bánkinh doanh phát triển nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long Nhận thấy tiềmnăng phát triển của khu vực, trung tâm METRO Hưng Lợi chính thức khaitrương vào ngày 22.12.2004

Tiếp sau đó, công ty METRO Cash & Carry Vietnam nổ lực hỗ trợ pháttriển thương hiệu cho một số sản phẩm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vàtạo điều kiện cho sản phẩm ở khu vực này thâm nhập vào một số thị trườngnước ngoài

Trang 11

PHẦN 1 GIỚI THIỆU METRO

2005:

Công ty METRO Cash & Carry Vietnam tưng bừng khai trương thêm hai trungtâm METRO ở thành phố Hải Phòng (METRO Hồng Bàng - 5.10.2005) và ĐàNẳng (METRO Đà Nẳng – 13.12.2005)

2006:

Tiếp theo sự thành công từ loại hình kinh doanh mới này, một trung tâmMETRO nữa ở thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai trương vào ngày14.12.2006 (METRO Hiệp Phú)

2007:

Trung tâm METRO thứ hai tại thủ đô Hà Nội (METRO Hoàng Mai) tưng bừng

Tính đến thời điểm hiện nay, tập đoàn METRO Cash & Carry đã có 10 trungtâm METRO đang hoạt động hiệu quả và thành công trải rộng khắp toàn ViệtNam Dự kiến sẽ khai trương thêm 3 trung tâm nữa trên toàn quốc vào năm2010

2009:

Ngày 16/1/2009 METRO bắt đầu xây dựng trung tâm bán sĩ trả tiền mặt và tựvận chuyển tại thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai, thuộc miền Đông-Nam ViệtNam

Ngày 09/07/2010 METRO Cash & Carry Việt Nam tưng bừng khaitrương tại thành phố Biên Hòa ( METRO Biên Hòa)

Ngày 11/09/2009 METRO Cash & Carry ký hợp đồng đầu tư tại tỉnh AnGiang, xây dựng trung tâm bán sĩ trả tiền mặt và tự vận chuyển tại thành phốLong Xuyên Đây là trung tâm bán sĩ trả tiền mặt và tự vận chuyển thứ 2 ở khuvực đồng bằng sông Cửu Long

2010:

Ngày 20/01/2010 METRO Cash & Carry thông báo xây dựng trung tâmMETRO tại miền trung ở thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định- Khu vựcduyên hải Miền Trung

Trang 12

PHẦN 1 GIỚI THIỆU METRO

Ngày 31/03/2010 Lễ động thổ xây dựng trung tâm METRO Long Xuyêntại thành phố Long XUyên, tỉnh An Giang - Khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 07/05/2010 Lễ động thổ xây dựng trung tâm METRO Quy Nhơntại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - Khu vực duyên hải Miền Trung

Ngày 02/09/2010 METRO Cash & Carry Việt Nam khai trương trungtâm METRO thứ 10 tại thành phố Long Xuyên, tình An Giang - Khu vực đồngbằng Sông Cửu Long METRO Long Xuyên

Ngày 13/10/2010 METRO Cash & Carry Việt Nam khai trương trungtâm METRO thứ 11 tại thành phố Quy Nhơn, tình Bình Định - Khu vực NamTrung Bộ: METRO Quy Nhơn

Ngày 17/11/2010 METRO Cash & Carry Việt Nam khai trương trungtâm METRO thứ 12 tại tình Bình Dương - Khu vực Đông Nam Bộ: METROBình Dương

Ngày 23/12/2010 METRO Cash & Carry Việt Nam khai trương trungtâm METRO thứ 13 tại Thành phố Vũng Tàu - Khu vực Đông Nam Bộ:METRO Vũng Tàu

III.2 Nguyên tắc hoạt động

1 Tập trung phục vụ nhu cầu của

khách hàng chuyên nghiệp

2 Vươn đến mục tiêu trở thành

điểm đến mà khách hàng có thể mua tất cả

các loại hàng hóa

3 Hệ thống kho được thiết kế đặc

biệt để phục vụ nhóm khách hàng chuyên nghiệp

4 Dịch vụ khách hàng tiên tiến

5 Nâng cao ưu thế cạnh tranh của khách hàng

6 Hệ thống phân phối và quản lý chất lượng chuyên nghiệp

7 Hỗ trợ phát triển các nhà cung cấp nội địa

8 Góp phần phục vụ việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của quốcgia

9 Cơ hội nghề nghiệp

Trang 13

PHẦN 1 GIỚI THIỆU METRO

10 Dựa trên khái niệm hệ thống toàn cầu hóa

III.3 METRO Cash & Carry Việt Nam Cam kết lâu dài với đất nước và người dân Việt Nam

Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất củaChâu Á Với lợi thế dân số trẻ, nền chính trị ổn định, kinh tế Việt Nam đangtăng trưởng tốt

“Mô hình kinh doanh METRO Cash & Carry được may đo theo nhữngnhu cầu đặc biệt của khách hàng chuyên nghiệp, như các khách sạn, nhà hàng,nhà cung cấp suất ăn công nghiệp cũng như những nhà bán lẻ có quy mô nhỏ vàvừa,” Randy Guttery, Tổng Giám đốc METRO Cash & Carry Việt Nam nói

“Với khái niệm từ kinh doanh - đến kinh doanh, chúng tôi cung cấp cho cácnhóm đối tượng này giải pháp mua - tất - cả - tại - một – nơi tất cả những thứ họcần.”

METRO Cash & Carry giúp khách hàng tăng chủng loại hàng hoá, cungcấp hàng hoá chất lượng cao với giá hợp lý và minh bạch, và là nguồn cung cấpđáng tin cậy của khách hàng làm kinh doanh Thêm vào đó, công ty áp dụng cáctiêu chuẩn quốc tế đứng đầu thị trường về vệ sinh và an toàn thực phẩm, vượthẳn sự mong đợi của nhà nước Nhờ vậy, METRO Cash & Carry Việt Nam đã

có được lòng tin của hơn 1 triệu khách hàng chuyên nghiệp ngay từ khi vào ViệtNam

Những lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam.

Trang 14

PHẦN 1 GIỚI THIỆU METRO

Nhà cung cấp và nhà sản xuất Việt Nam cung cấp hơn 95% hànghoá bán tại METRO Cash & Carry Việt Nam Đây là tác nhân kích thíchlớn và là động lực thúc đẩy kinh tế địa phương và kinh tế vùng Công tytuyển dụng chủ yếu là người địa phương để làm việc tại các trung tâm bán

sỉ - bao gồm các vị trí quản lý Với số nhân viên hiện nay hơn 3.000 người,METRO Cash & Carry là một trong những nhà tuyển dụng chính yếu ởViệt Nam Quan tâm đặc biệt của METRO Cash & Carry là hỗ trợ nhà cungcấp nội địa

Từ năm 2002, cùng với các tổ chức đầu tư phát triển của Đức nhưDEG và GTZ, công ty đã tổ chức các chương trình tập huấn cho nông dân

và ngư dân Người tham dự sẽ được hướng dẫn để nâng cao năng suất, cảitiến phương pháp canh tác, kỹ thuật sau thu hoạch, đóng gói và bảo quản vàcải tiến chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế vớimục đích nhận được các chứng nhận quốc tế, ví dụ chứng nhận GlobalGAP(chứng nhận quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt, an toàn vệ sinh thựcphẩm và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm) Qua đó củng cố vị trí cạnhtranh của nhà sản xuất nội địa và tạo điều kiện giúp họ có thể xâm nhập cácthị trường xuất khẩu ở nước ngoài Đến nay đã có hơn 18.000 người tham

dự các chương trình tập huấn này

Với việc áp dụng hệ thống quản lý cung ứng hiệu quả nhất hiện nay,METRO Cash & Carry hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thương mại hiện đạidọc suốt chuỗi cung ứng nông nghiệp của Việt Nam METRO Cash &Carry tạo ra nhiều đóng góp quan trọng cho chuỗi cung ứng địa phương vàcác thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng này qua các hoạt động:

 Mua trực tiếp từ nhà sản xuất, giảm bớt các khâu trung gian

 Tập huấn cho nông dân, ví dụ, các tiêu chuẩn GAP và quản lýsau thu hoạch

 Xây dựng chuỗi làm lạnh / dùng các xe tải có khoang trữ lạnh

 Xây dựng các trạm trung chuyển phân phối có kho lạnh gầnnơi sản xuất của nông dân

 Đầu tư các lò giết mổ hiện đại

 Xây dựng tiêu chuẩn quản lý chất lượng có quy mô tập đoàn

Trang 15

PHẦN 1 GIỚI THIỆU METRO

“từ nông trại đến bàn ăn”

 Đầu tư những trung tâm bán sỉ với các thiết bị phòng lạnh đạttiêu chuẩn kỹ thuật cao

 Mang đến nhiều giải pháp cho khách hàng chuyên nghiệp để

có thể duy trì chuỗi làm lạnh khép kín và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng(ví dụ tiêu chuẩn HACCP)

Tuy nhiên do những hạn chế trong quá trình cung ứng hàng hóathực phẩm nên một số hợp tác xã cung cấp trái cây cho Metro đã khôngđảm bảo nguồn cung do nguồn lực có hạn, làm phá vở một vài mắc xíchtrong chuỗi cung ứng do Metro và các đối tác ở Đức bỏ nhiều công sức tậphuấn và phát triển

CHƯƠNG IV METRO HIỆP PHÚ

METRO HIỆP PHÚ

Ngã tư Tân Thới Hiệp,

Tân Thới Hiệp, Quận 12,

Tp Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 37 172 979

Trang 16

PHẦN 1 GIỚI THIỆU METRO

 Duy trì sự đánh giá cao, quản lí và phát triển

 Tiếp tục tập trung vào tiết kiệm chi phí và tối đa hóa hiệu quả

IV.2 Khách hàng của Metro

Trang 18

PHẦN 1 GIỚI THIỆU METRO

IV.4 Cơ cấu tổ chức ( xét ở một trung tâm cụ thể)

Xét ở mức độ Tổng Công Ty còn bao gồm nhiều bộ phận chức năng khác

như: Phòng Quản lí thu mua, Phòng Gia nhận hàng hóa, Phòng PR, Phòng điều

hành các khu vực (Bắc, Trung, Nam).v.v…

Trang 19

PHẦN 2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

PHẦN II PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI

CỦA METRO HIỆP PHÚ

CHƯƠNG I Môi trường vĩ mô

I.1 Môi trường kinh tế

Phân tích yếu tố lạm phát

Tình hình lạm phát của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2011:

Số liệu công bố ngày 24.6 của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giátiêu dùng (CPI) tháng 6.2011 tăng 1,09% so với tháng 5, nâng tổng mức lạmphát từ đầu năm đến nay lên 13,29%

Source: Nielsen company

Đây được xem là mức tăng CPI thấp nhất trong 6 tháng đầu năm 2011.Tuy nhiên, nếu so bình quân cùng kỳ CPI 6 tháng đầu năm 2010, chỉ số này đãtăng đến 16,03% và tăng đến 20,82% so với tháng 6.2010

Trong nhóm rổ hàng hóa để tính CPI, có đến 10/11 nhóm tăng nhẹ từ0,25-1,79%, trừ nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%

Tăng giá mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI của tháng 6 là nhóm hàng

ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 1,79% Trong nhóm hàng nói trên, các mặthàng thực phẩm đạt mức tăng cao nhất 2,47%, xếp kế tiếp là các loại ăn uốngngoài gia đình với mức tăng 1,16%

Các nhóm còn lại như: thiết bị và đồ dùng gia đình, may mặc, vật liệu xâydựng, giáo dục, giao thông có mức tăng dao động từ 0,33 đến 0,86%

Trang 20

PHẦN 2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Mới đây, Chính phủ đã điều chỉnh mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2011

từ 7% lên 15% Với mức lạm phát sau 5 tháng đã ở mức 12,07% nên nhiệm vụcòn lại trong 7 tháng tới chỉ còn được tăng 2,61%, tức trung bình 0,37%/tháng

Mức tăng CPI của tháng 6.2011 là thấp đúng như dự báo nhưng vẫn caohơn nhiều so với mức trung bình nói trên nhằm thực hiện đúng mục tiêu kiềmchế lạm phát năm 2011

I.1.2 Cơ hội và khó khăn đối với Metro

Đứng trước tình hình lạm phát đó, sức mua của thị trường đã giảm sútmột cách đáng kể, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bán lẻ ViệtNam, trong đó có công ty Metro Đặt ra rất nhiều thách thức như:

- Giảm doanh số bán hàng

- Phải cắt giảm đến mức tối đa chi phí để có thể giảm giá bán

Trang 21

PHẦN 2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

- Môi trường cạnh tranh vốn đã khốc liệt nay lại càng khó khăn hơn

- Vật lộn với tình trạng leo thang của:

+ Giá nhiên liệu

+ Chi phí sản xuất hàng hóa

+ Giá hàng hóa, dịch vụ

+ Giá cước vận chuyển hàng hóa…

Nhưng bên cạnh đó cũng có những cơ hội nhất định mà Metro có thể tìmthấy trong thời kì lạm phát tăng cao như hiện nay Có thể kể ra cụ thể như:

- Mặt hàng của Metro luôn có giá rẻ hơn so với thị trường chung, đây

là điều kiện thuận lợi để lôi kéo khách hàng và vượt mặt các đối thủ cạnh tranhtrong cuộc đua về giá

- Trong thời kì bão giá, người tiêu dùng Việt Nam muốn mua hàngkhuyến mãi, đây là cơ hội để Metro xây dựng các chiến lược khuyến mãi, giảmgiá hợp lí nhằm lôi kéo khách hàng

- Người tiêu dùng đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu, và chỉ tậptrung vào những mặt hàng thiết yếu Metro có thể nắm bắt tình hình này và đưa

ra những chiến lược phát triển sản phẩm mới, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu củacon người, và giá cả phù hợp với túi tiền người tiêu dùng trong thời kì hiện tại

- Metro có một số mặt hàng có nguồn cung riêng và có nhãn hiệuriêng, đây là những yếu tố lâu dài và khá phù hợp với thời kì bão giá hiện nay

I.2 Môi trường chính trị luật pháp

I.2.1 Các rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Mặc dù ngành bán lẻ của Việt Nam vẫn chỉ phát triển chủ yếu với các cửahiệu tạp hóa nhỏ lẻ, nhưng nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đang tỏ ra khá háo hứcgiành cho mình một miếng bánh thị trường lớn hơn tại một đất nước với tầnglớp trung lưu tăng trưởng nhanh bậc nhất châu Á

Ministop, nhà quản lý chuỗi cửa hàng tiện lợi của Nhật, là công ty mớiđây nhất bắt tay vào kế hoạch hoạt động tại Việt Nam Công ty này vừa ký thỏathuận liên doanh với tập đoàn cà phê Trung Nguyên mở 500 cửa hàng trongvòng năm năm

Takashimaya và Isetan Mitsukoshi, hai chuỗi cửa hàng bách hóa Nhậtnữa, cũng đang cân nhắc kế hoạch mở cửa tại đây

Trang 22

PHẦN 2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Thực tế việc các nhà bán lẻ nước ngoài muốn liên doanh với một công tyđịa phương chứng tỏ những khó khăn mà các công ty nước ngoài đang vấp phảikhi một mình tham gia ngành bán lẻ của Việt Nam

Việt Nam vẫn là một trong số ít những thị trường tiêu dùng châu Á tăngtrưởng nhanh mà lại vắng bóng các cửa hàng của McDonald’s, Starbucks hayTesco, một phần vì môi trường quản lý có vấn đề

Sau khi lộ trình mở cửa thị trường phân phối được công bố theo Biểu camkết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO (Biểu cam kết), thủ tụcđầu tư đã được cụ thể hóa bởi các văn bản: Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM(Quyết định 10), Nghị định số 23/2007/NĐ-CP (Nghị định 23), Thông tư số09/2007/TT-BTM (Thông tư 09), Thông tư số 05/2008/TT-BTM, Công văn số4422/BCT-KH và Công văn số 6656/BCT-KH

Ngay khi bước chân vào Việt Nam các nhà đầu tư nước ngoài đã gặp phảichướng ngại vật là thủ tục cấp phép đầu tư

Thủ tục cấp phép đầu tư và cấp phép lập cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở bán lẻthứ nhất) theo quy định tại Nghị định số 23, yêu cầu phải được sự chấp thuậncủa Bộ Công Thương trong từng trường hợp cụ thể Quy định này nằm ngoài thủtục cấp phép thông thường đã xây dựng nên rào cản mới về pháp lý trong đầu tư.Theo nội dung các công văn gần đây của Bộ Công Thương, chúng tôi được biếtrằng “kinh nghiệm quản lý”,“năng lực kinh doanh” và “khả năng tài chính” củanhà đầu tư nước ngoài là điều kiện cấp phép mới, trong khi các tiêu chí này lạichưa được ghi nhận và định lượng cụ thể trong bất kỳ tài liệu pháp lý nào Cần

cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá nhằm tạo môi trường đầu tư thêm minh bạch

Một rào cản lớn nữa là các điều khoản quy định nhà bán lẻ nước ngoàiphải vượt qua được cuộc Thẩm định Nhu cầu kinh tế (Economic Needs Test –ENT) để tính toán lợi ích tiềm năng của những cửa hàng đăng ký đối với địaphương nơi họ có kế hoạch mở cửa

Quyết định 10 quy định: “Quyền phân phối của nhà đầu tư nước ngoàigắn với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài

cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)”.Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, chúng tôi thấy rằng không có ngoại lệ nào đối với

“quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất”, nghĩa là việc thành lập cơ sở bán lẻ nóichung và cơ sở bán lẻ thứ nhất nói riêng trong mọi trường hợp đều là đối tượngkiểm tra nhu cầu kinh tế và phải được sự chấp thuận của Bộ Công Thương

Trang 23

PHẦN 2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Ngoài ra, chúng tôi được biết, qua một công văn của Bộ Công Thương, ngay cảtrong trường hợp cơ sở bán lẻ đang hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp cũng

sẽ bị Kiểm tra nhu cầu kinh tế khi doanh nghiệp đăng ký chuyển nhượng phầnvốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài Việc sử dụng công cụ Kiểm tra nhu cầukinh tế trong trường hợp này là đã đi quá xa so với mục tiêu và ý nghĩa tồn tạicủa các tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế mà WTO cho phép

Tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế

Để Kiểm tra nhu cầu kinh tế, Biểu cam kết đưa ra các tiêu chí chính như sau:

(i) số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý,

(ii) sự ổn định của thị trường và

(iii) quy mô địa lý

Trong khi các tiêu chí trên chưa được cụ thể hóa phù hợp với điều kiện trong nước thì Thông tư 09 lại bổ sung thêm 2 tiêu chí đánh giá mới là:

(iv) mật độ dân cư và

(v) sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch địa phương

Hai tiêu chí này hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của Biểu cam kết Trong

“sách trắng” mới nhất về môi trường kinh doanh Việt Nam, Phòng Thương mạichâu Âu đã miêu tả việc thẩm định này là “rào cản tiếp cận thị trường quantrọng đối với nhà đầu tư, được áp dụng tùy tiện và khác nhau” ở từng tỉnh

Các quan chức Việt Nam cho rằng những quy định thẩm định như thế làcần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà bán lẻ nhỏ trong nước Dĩ nhiên, ở phươngTây, những cửa hàng như thế đã bị đánh bật bởi những ông lớn từ lâu rồi

Dù tiếp cận này là đúng hay sai cách, quá trình thẩm định khiến cho cáctập đoàn bán lẻ quốc tế rất khó áp dụng cách tiếp cận đồng nhất và chi phí thấp

để mở rộng cửa hàng, những yếu tố vốn đã trở thành nền tảng thành công trêntoàn cầu của họ

Việc các đối thủ nước ngoài còn gặp các khó khăn khi thâm nhập vào thịtrường Việt Nam là một cơ hội lớn đối với Metro Trong khi các đối thủ trongnước còn gặp nhiều khó khăn về vốn và các yếu tố khác, Metro đang đẩy mạnhxây dựng hệ thống trung tâm siêu thị của mình

Trang 24

PHẦN 2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Đây là một cơ hội không thể nào tốt hơn đối với Metro Trong hoàn cảnhthị trường bán lẻ tại Việt Nam đang tăng trưởng nóng, việc mở rộng thị trườngcủa Metro càng đem lại lợi ích nhiều hơn Hơn nữa việc cùng với một số nhàbán lẻ khác cả trong và ngoài nước hiện có mặt tại Việt Nam, đi trước đối thủlớn như WallMart, Careford… là một lợi thế vô cùng lớn đối với Metro

Trong tương lai gần, các đối thủ nước ngoài này sẽ khó có thể vào ViệtNam Tuy không thể đảm bảo sự có mặt của họ trong tương lai hay không.Nhưng hiện tại với rào cản này cũng làm cho Metro có thêm thời gian mở rộng

hệ thống của mình trước khi các đối thủ lớn xâm nhập vào Việt Nam

I.3 Thay đổi khuynh hướng tiêu dùng

Theo kết quả Nghiên cứu Xu hướng tiêu dùng gần đây nhất của hãngnghiên cứu thị trường Nielsen vừa công bố, người Việt Nam, so với người tiêudùng châu Á khác, đang có xu hướng dè sẻn và thích "săn" hàng khuyến mãihơn do lạm phát cao

AC Nielsen cho rằng dường như sự phân cấp trong tiêu dùng tiếp tục diễn

ra, người tiêu dùng cấp cao vẫn sẽ giữ vững trong khi tầng lớp trung lưu giảmdần Sức tăng trưởng của nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi những thách thức ngắnhạn của nền kinh tế vi mô và vĩ mô Việc giảm giá trị liên tục của tiền đồng làmngười dân lo lắng, 99% số người được phỏng vấn đều rất lo lắng về sự trượt giánày Hệ quả là 81% người tiêu dùng giảm chi tiêu không cần thiết, 67% phải bớttiền tiết kiệm, 49% giảm bớt chi phí giải trí và 44% cố gắng tìm các khuyến mãihàng ngày

Những thay đổi về giá gần đây có ảnh hưởng quan trọng, trong khi đóngười dân vẫn phải tiếp tục mua sắm các mặt hàng thiết yếu Sức mua của 60%

hộ gia đình giảm tương đối rõ ràng, 96% người dân cho biết giá chi tiêu đã tăngtương đối đáng kể

Việt Nam có lượng người mua sắm quan tâm đến khuyến mãi nhiều nhất,với 87% thường xuyên mua hàng khuyến mãi, so với mức trung bình 68% củakhu vực Nielsen phát hiện 56% người tiêu dùng Việt Nam tích cực săn hàngkhuyến mãi khi mua sắm, so với 38% của khu vực Điều này một phần là do chiphí các hàng hóa tiêu dùng hằng ngày đang tăng cao.Với việc áp lực lạm phát chưa có dấu hiệu thuyên giảm, người tiêu dùng Việt

Trang 25

PHẦN 2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Nam đang thích nghi với sự gia tăng chi phí sinh hoạt hằng ngày bằng cách thayđổi đáng kể hành vi mua sắm Theo kết quả khảo sát, 60% người tiêu dùng ViệtNam tại Tp.HCM và Hà Nội cho biết khả năng mua sắm đồ đạc trong gia đìnhcủa họ đã giảm xuống do giá cả leo thang Kết quả là họ đang phải tiết kiệm hơnbằng cách giảm chi tiêu vào các hoạt động giải trí như ăn nhà hàng hay đi dulịch

Khi người tiêu dùng phải chống đỡ với giá cả leo thang, những thay đổinhất định trong thói quen mua sắm cũng xuất hiện, như hạn chế số lần ghé thămcác cửa hàng hay số lượng sản phẩm mỗi dịp mua sắm, hay chỉ mua hàng vàodịp có khuyến mãi hay mua tại các cửa hàng gần nhà hơn để tiết kiệm chi phíxăng xe Người tiêu dùng cũng mua với khối lượng lớn hơn những mặt hàng sửdụng thường xuyên, như bột giặt, dầu gội đầu, nước mắm, hạt nêm để tiết kiệm

"ngân sách"

Mặc dù hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi, nhưng có một đặcđiểm vẫn giữ nguyên Người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua sắm ở những kênhkhác nhau, tùy vào sản phẩm họ đang tìm kiếm là gì Người dân vẫn sẽ đến cácchợ truyền thống để mua thực phẩm tươi sống, trong khi thức ăn nhẹ, sản phẩmchăm sóc cá nhân hay sản phẩm sữa có xu hướng được mua nhiều hơn ở siêu thị

và các cửa hàng tạp hóa truyền thống

Hơn 35% người tiêu dùng cho biết họ thường đi dọc các dãy hàng và chọnnhững sản phẩm họ muốn, so với 8% những người chỉ việc "đi và nhặt" hàngvào giỏ Người tiêu dùng Việt Nam có vẻ trung thành với nhãn hiệu ở một sốngành hàng, nhất là sữa, rượu và sản phẩm chăm sóc cá nhân Hơn 45% ngườimua hàng cho biết họ sẵn sàng tìm đến địa chỉ khác để mua một sản phẩm họbiết hay quen dùng

I.3.4 Nhãn hàng riêng chiếm lĩnh

Lợi thế lớn về mặt phân phối khiến nhiều siêu thị không dừng ở vai tròtrung gian Thay vào đó là phát triển các nhãn hàng riêng của mình với các ưuđiểm: rẻ, chất lượng tốt để thu hút người tiêu dùng Hàng nhãn riêng được hiểu

là các mặt hàng được bán dưới thương hiệu của nhà bán lẻ, ở đây là các siêu thị,bằng cách đặt các nhà cung ứng làm hàng cho mình, kiểm duyệt chất lượng,đóng gói bao bì và dãn nhãn riêng để bán Cách làm này từ lâu đã phổ biến ởnước ngoài, song mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam trên dưới 10 năm Tuy

Trang 26

PHẦN 2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

nhiên, khoảng 2 - 3 năm trở lại đây, dạng hàng hóa này đã rất phổ biến trên thịtrường và ngày càng được người tiêu dùng biết tới

Theo khảo sát của AC Nielsen, nhãn hàng riêng rẻ hơn từ 15 - 30% và75% người tiêu dùng đồng hóa hình ảnh của siêu thị với nhãn hàng riêng, 73%cho rằng chất lượng của nhãn hàng riêng cũng tốt như các loại sản phẩm khác.Điển hình như Metro Cash & Carry đã giới thiệu đến người tiêu dùng khoảng 6nhãn hàng riêng gồm: Aro, Fine Food, Fine Dreaming, HoReCa, H-Line,SIGMA Hàng nhãn riêng của Metro trải rộng từ nhóm hàng thực phẩm, đồdùng gia đình, hóa mỹ phẩm đến thiết bị văn phòng

Tương tự, BigC hiện cũng đã phát triển hệ thống hàng hóa nhãn riêng củamình khá phong phú, có thể kể đến nhãn hàng WOW có giá rẻ nhất tại BigC vớikhoảng 150 mặt hàng; thực phẩm chế biến eBon với 50 sản phẩm; nhãn hàngcao cấp Casino do tập đoàn Casino tại Pháp sản xuất với 200 sản phẩm thựcphẩm khô; nước giải khát và nhãn hàng Bakery by BigC dành riêng cho các mặthàng sản xuất trong ngày như bánh mì, bánh ngọt

Không nằm ngoài xu thế, Co.op Mart cũng đã tung ra hàng trăm mặt hàngnhãn Co.op Mart từ thực phẩm khô, thực phẩm đông lạnh, hàng tiêu dùng, hóaphẩm và nhãn hàng SGC dành riêng cho hàng may mặc Riêng hệ thống siêuthị Vinatex của Tập đoàn dệt may Việt Nam với thế mạnh trong lĩnh vực maymặc hiện cũng đã tạo nên nhãn hàng riêng Vinatex Fashion với các sản phẩmquần áo dành cho nam, nữ và trẻ em, bao gồm nhiều dòng sản phẩm như thờitrang công sở, đồng phục, đồ mặc nhà và trang phục lót

Khảo sát của Công ty AC Nielsen cho hay, hơn 61% người tiêu dùng trêntoàn thế giới quyết định chọn hàng nhãn riêng trong giai đoạn khó khăn Trong

đó, 91% sẽ tiếp tục mua hàng nhãn riêng sau khi kinh tế cải thiện Theo giớikinh doanh, các mặt hàng thuộc nhãn hàng riêng thường rẻ hơn mặt hàng cùngloại từ 10 - 50% Đây là những sản phẩm được nhà phân phối đặt nhà cung cấp,sản xuất làm ra với số lượng lớn, dành cho một đối tượng cụ thể Điều nàykhông hoàn toàn đồng nghĩa với chất lượng thấp hơn, mà giá rẻ chủ yếu do cácnhà phân phối tiết kiệm được các chi phí tiếp thị (khuyến mại, quảng cáo, phânphối, làm thương hiệu)

Theo ước tính, có khoảng hơn 50 doanh nghiệp sản xuất trong nước đanggia công hàng nhãn riêng cho các hệ thống siêu thị Riêng Saigon Co.op đã liênkết hợp tác với 45 nhà sản xuất như Công ty Kinh Đô, Công ty bột giặt Lix,Giấy Sài Gòn, Dệt Phong Phú, Công ty Sanmiguel, Công ty cổ phần hải sản SG,

Trang 27

PHẦN 2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Nhà máy chế biến thực phẩm Đồng Nai… và các làng nghề để sản xuất hàngnhãn riêng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng từ các mặt hàng thực phẩmthiết yếu như dầu ăn, gạo nếp, trứng, 5 thực phẩm trữ mát, trữ đông, thực phẩmchế biến, hoá phẩm, thời trang…

Mỗi nhà phân phối có một chiến lược khác biệt cho nhãn hàng riêng củamình Nhưng tựu chung vẫn là thu hút khách hàng, tạo sự khác biệt, tăng lợinhuận, tăng khách hàng trung thành và cân đối quyền lực của nhà sản xuất haynhà cung cấp Ngày càng nhiều hàng hóa với nhãn riêng của nhà phân phối xuấthiện trên quầy kệ siêu thị, việc này đồng nghĩa là các sản phẩm cùng loại mangthương hiệu nhà sản xuất sẽ bị thu hẹp vị trí

I.3.5 Tiếp tục xu hướng hàng Việt Nam nhưng tập trung vào tìm kiếm những sản phẩm có giá trị

Sources: Nielsen business barometer

I.3.6 Cơ hội và thách thức đối với Metro

Cơ hội

Với một hệ thống nhãn hàng riêng tương đối mạnh đã có, đây là mộttrong những ưu thế cạnh tranh tốt cho Metro Không chỉ có vậy với việc xuhướng tiêu dùng nhãn hàng riêng tăng cao, với chất lượng nhãn hàng riêng đượcđảm bảo đây là cơ hội tốt nhất cho Metro đẩy mạnh phát triển nhãn hàng riêng

Thứ hai, với một ưu thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ, Metro có thểđưa ra nhiều chương trình khuyến mãi và giảm giá Điều này là rất phù hợptrong thời kì người tiêu dùng ngày càng ưu thích hàng khuyến mãi như hiện nay

Nửa sau 2010

Trang 28

PHẦN 2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Việc thay đổi các kênh mua sắm, là một dấu hiện tốt cho Metro Thay vìkêh mua sắm chủ yếu là chợ truyền thống, thì nay người tiêu dùng đã quan tâmhơn đến siêu thị và các kênh khác Đây là một cơ hội tốt cho Metro để mở rộngthị phần trong thời kì khó khăn này

Nguy cơ

Với việc sức mua giảm trong thời kì lạm phát, điều này sẽ làm cho doanh

số bán hàng của Metro giảm, Metro phải đứng trước cân nhắc thật kỹ trước khi

có ý định mở rộng thị trường nếu không muốn thua lỗ tuy nhiên đây không hẳn

là nguy cơ của Metro mà bên cạnh đó còn là một cơ hội Tại sao lại là cơ hội.Trong thời kỳ mà sức mua của người tiêu dùng đang giảm sút, người tiêu dùng

có xu hướng lựa chọn kỹ hơn trước hành vi mua, nếu một nhà cung cấp có chấtlượng tốt hơn dịch vụ tốt hơn chắc chắn sẽ được lựa chọn nhiều hơn Đây chính

là cơ hội cho Metro để phát huy các thế mạnh của mình nhằm gia tăng thị phầntrên thị trường

Chương II Môi trường vi mô

II.1 Các đối thủ tiềm ẩn chuẩn bị gia nhập ngành

II.1.1 Mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ

Theo hãng tư vấn A.T Kearney về việc xếp hạng mức độ hấp dẫn của thịtrường bán lẻ đến từ các nền kinh tế mới nổi, Việt Nam rớt từ vị trí số một đạtđược năm 2008 xuống thứ hạng 23 trong danh sách các thị trường bán lẻ hấpdẫn nhất thế giới năm nay Theo đó, Việt Nam rớt 9 bậc xuống thứ hạng 23trong tổng số 30 nền kinh tế mới nổi được khảo sát, sau cả Sri Lanka, Marốc,Kazakhstan và thua xa Trung Quốc hay Ấn Độ

Đây là năm thứ 3 liên tiếp thị trường bán lẻ Việt Nam bị rớt hạng Năm

2008, Việt Nam tăng 3 bậc, vượt qua Ấn Độ để trở thành thị trường hấp dẫnnhất thế giới, nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, thể chế chính sách cải tiến theohướng thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài và nhu cầu của người tiêu dùng vềnhững mô hình bán lẻ hiện đại Đến 2009, thị trường bán lẻ Việt Nam chỉ đứngthứ 6 về mức độ hấp dẫn, và rời xa Top 10 vào năm 2010

Điều này đưa lại những ý kiến lo lắng cho thị trường bán lẻ Việt Nam,phải chăng tình hình chung của thị trường hiện nay là quá kém và không đáng

để đầu tư?

Trang 29

PHẦN 2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Câu trả lời ở đây là: “Không”.

Sự tụt hạng chỉ là về “độ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài” vàđiều này hoàn toàn khác so với độ hấp dẫn cũng như tiềm năng thực tế của thịtrường

Một thị trường bán lẻ có thực sự hấp dẫn hay không nằm ở quy mô cũngnhư tốc độ tăng trưởng Mà nếu đánh giá trên phương diện này, thị trường ViệtNam vẫn đặc biệt hấp dẫn

Theo thống kê của Bộ Công Thương, doanh thu của ngành bán lẻ ViệtNam đã đạt 77,8 tỷ USD năm 2010 Và nếu như năm 2009, tổng mức bán lẻhàng hóa và dịch vụ chỉ tăng 18,6%, do suy giảm kinh tế thì năm 2010 đã đạtmức tăng 24,5%

Bản thân các chuyên gia của AT Kearney có lẽ cũng ngạc nhiên với cáchnhìn nhận về xếp hạng của Việt Nam Ngay trong chính báo cáo của mình, họ đãnhấn mạnh rằng đối với Việt Nam, tuy tụt hạng nhưng vẫn rất tiềm năng

“Thị trường Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt với mức chi tiêu dự kiến sẽvượt mức 70% thu nhập Doanh số bán lẻ đạt 77,8 tỷ USD trong năm 2010 và sẽtăng lên 88 tỷ USD trong năm 2012 Tăng trưởng GDP hàng năm cao và dân sốtrẻ là những điểm mạnh của thị trường này”, các chuyên gia A.T.kearney nhậnđịnh

Năm 2008, khi Việt Nam được xếp số 1 trong danh mục của AT Kearney,một chuyên gia hàng đầu về thương mại của Việt Nam nói rằng xếp thứ nhấtchưa hẳn đã đáng mừng Nay, cũng có thể nói rằng việc tụt hạng chưa hẳn đãđáng lo

Theo điều tra của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, mức độ tăngtrưởng của ngành FMCG(fast moving consumer goods – nhóm hàng tiêu dùngnhanh) vẫn khá cao

Trang 30

PHẦN 2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Mức độ tăng trưởng của FMCG ở Việt Nam trong quý 1 năm 2011

Chính vì vậy có thể khẳng định thị trường bán lẻ Việt Nam là một thịtrường đầy tiềm năng trong tương lai

Nắm được điều này các nhà bán lẻ, đặc biệt là các tập đoàn bán lẻ nướcngoài đã có nhiều biện pháp tích cực thâm nhập vào thị trường Việt Nam Mặc

dù từ ngày 1/1//2009 các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư 100% vốn vàoViệt Nam Tuy nhiên, các hãng danh tiếng của Anh như Tesco hay Singaporenhư FairPrice đang lên kế hoạch tham gia thị trường Việt Nam ngay năm nay.Tuy nhiên A.T.Kearney cũng cảnh báo kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồisau suy thoái, nên các công ty đa quốc gia vẫn còn thận trọng khi mở rộng mạnglưới hoạt động của mình

II.1.2 Thách thức đối với Metro

Đứng trước nguy cơ thâm nhập ngành của các đối thủ lớn nước ngoài,Metro phải có một chiến lược mở rộng thị trường nhanh chóng nhưng phải bềnvững Việc này là cả một vấn đề lớn ngay cả khi Metro là một nhà bán lẻ lớntrên thế giới Việc mở rộng hệ thống siêu thị không phải là quá khó đối vớiMetro Với một tiềm lực tài chính lớn mạnh của một nhà bán lẻ đứng thứ 3 thếgiới, việc mở rộng hệ thống siêu thị tại một thị trường không lớn như Việt Nam

là việc trong một sớm một chiều mà thôi Tuy nhiên làm sao hệ thống này có thểlôi kéo khách hàng lâu nay đã quen với chợ đầu mối và các chợ bán lẻ là một

Trang 31

PHẦN 2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

vấn đề khó Nếu Metro mở rộng quá ồ ạt các hệ thống siêu thị của mình sẽ dẫnđến một hệ luỵ là phải gánh chịu một chi phí hoạt động quá cao trong khi doanh

số tăng không nhiều Không chỉ có thế, trong hiện tại đi siêu thị mua sắm chỉ làkhái niệm quen thuộc tại các thành phố lớn còn ở các thị trường nông thôn, đisiêu thị vẫn còn là vấn đề xa xỉ Kể cả việc mua hàng sỉ, các đại lí vẫn thườnglấy trực tiếp từ nhà sản xuất Đây lại một vấn đề lớn đối với Metro khi mở rộngthị trường ra các tỉnh

Nếu không khéo Metro lại rơi vào cảnh mới mở ngày hôm trước ngàyhôm sau đã phải đóng cửa như một số siêu thị trước đây khi mở rộng thị trường

về các tỉnh

II.2 Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại

II.2.1 Các siêu thị hiện đại

Big C

Hệ thống siêu thị BigC hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâmthương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đangđược Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của BigC) triển khai Casino là một trongnhững tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 200.000 nhân viên làm việc tạihơn 11.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil,Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius

BigC về mặt bố trí trình bày mang phong cách nước ngoài, về tổng quanbên ngoài nếu chưa biết gì về BigC bạn sẽ không dám bước vào vì có vẻ hơisang trọng nhưng thật ra giá cả các mặt hàng lại thuộc loại rể nhất có thể nói là

rẻ hơn Co.opmark Có lẽ chính vì nhìn bên ngoài có cảm giác sang sang nên có

lẽ BigC vắng khách hơn Co.op Mark Còn bên trong, các lối đi tương đối rộng

dễ dàng đẩy xe để lựa chọn hàng, sản phẩm trưng bày tương đối dễ tìm, dễ chọn,

vì là không xây thêm tầng lầu nên không gian rất thoáng và tạo cảm giác rộng

Định vị và phân khúc thị trường

Định vị của BigC là hàng hóa với giá rẻ nhất trên thị trường bán lẻ vàphân khúc thị trường mà họ nhắm đến là thị trường khách hàng có thu nhập từtrung bình thấp trở lên Big C giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốcnhững không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hànghóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng vớinhững dịch vụ khách hàng thật hiệu quả Bên cạnh đó, tất cả các cửa hàng Big Ctrên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiệních cho Khách hàng

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Với mô hình kinh doanh từ kinh doanh - Sử dụng ma trận SWOT nhằm phân tích chiến lược áp dụng cho Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam trong giai đoạn (2011-2015).docx
i mô hình kinh doanh từ kinh doanh (Trang 10)
1. Lịch sử hình thành và phát triển - Sử dụng ma trận SWOT nhằm phân tích chiến lược áp dụng cho Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam trong giai đoạn (2011-2015).docx
1. Lịch sử hình thành và phát triển (Trang 10)
“Mô hình kinh doanh METRO Cash & Carry được may đo theo những nhu cầu đặc biệt của khách hàng chuyên nghiệp, như các khách sạn, nhà hàng,  nhà cung cấp suất ăn công nghiệp cũng như những nhà bán lẻ có quy mô nhỏ và  vừa,” Randy Guttery, Tổng Giám đốc  - Sử dụng ma trận SWOT nhằm phân tích chiến lược áp dụng cho Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam trong giai đoạn (2011-2015).docx
h ình kinh doanh METRO Cash & Carry được may đo theo những nhu cầu đặc biệt của khách hàng chuyên nghiệp, như các khách sạn, nhà hàng, nhà cung cấp suất ăn công nghiệp cũng như những nhà bán lẻ có quy mô nhỏ và vừa,” Randy Guttery, Tổng Giám đốc (Trang 14)
Hình 4. Quá trình vận hành của sản phẩm mang nhãn hàng riêng - Sử dụng ma trận SWOT nhằm phân tích chiến lược áp dụng cho Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam trong giai đoạn (2011-2015).docx
Hình 4. Quá trình vận hành của sản phẩm mang nhãn hàng riêng (Trang 39)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w