1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá khả năng sản xuất của đàn gà lohmann meat bố mẹ và thương phẩm nuôi tại công ty cổ phần japfa comfeed việt nam

89 1,2K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 628,74 KB

Nội dung

Do ñó, chất lượng thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng ở thời kỳ này ảnh hưởng rất lớn tới tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm.. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng của gia cầm Sinh trưởng của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ðÀN GÀ LOHMANN MEAT BỐ MẸ VÀ THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN JAPFA COMFEED VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ðÀN GÀ LOHMANN MEAT BỐ MẸ VÀ THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN JAPFA COMFEED VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

MÃ SỐ : 60.62.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS ðẶNG THÁI HẢI

HÀ NỘI, 2013

Trang 3

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là công trình nghiên cứu của tôi Số liệu và kết quả hoàn toàn trung thực, chưa từng ñược

ai công bố, sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành cuốn luận văn thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Quí thầy cô giáo bộ môn Hóa sinh - Sinh lý ñộng vật, Khoa Chăn nuôi

- Nuôi trồng Thuỷ sản, Ban quản lý ñào tạo Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội

ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS TS ðặng Thái Hải - Trưởng bộ môn Hóa sinh - Sinh lý ñộng vật ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám ñốc, cán bộ và công nhân viên Xí nghiệp gà Tam Dương - Vĩnh Phúc và trại gà Lạc Thủy - Hòa Bình, ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi nhất ñể tôi tiến hành ñề tài nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn của mình

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia ñình, cơ quan, bạn bè và ñồng nghiệp ñã ñộng viên, giúp ñỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC ðỒ THỊ viii

MỞ ðẦU 1

1 ðặt vấn ñề 1

2 Mục tiêu của ñề tài 2

3 Ý nghĩa của ñề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng 3

1.1.1 Khái niệm về sinh trưởng 3

1.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng của gia cầm 4

1.1.3 Các chỉ tiêu ñánh giá sự sinh trưởng 10

1.2 Khả năng sinh sản của gia cầm 11

1.2.1 Tuổi thành thục sinh dục 11

1.2.2 Sức sản xuất trứng của gia cầm 12

1.3 Khả năng thụ tinh và tỷ lệ ấp nở 19

1.3.1 Khả năng thụ tinh 19

1.3.2 Tỷ lệ ấp nở 21

1.4 Cơ sở về tiêu tốn thức ăn 23

1.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn 25

1.6 Tỷ lệ nuôi sống 25

1.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 26

1.7.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 26

1.7.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 28

Chương 2 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 31

Trang 6

2.1.1 ðối tượng nghiên cứu 31

2.1.2 ðịa ñiểm 31

2.1.3 Thời gian 31

2.2 Nội dung nghiên cứu 31

2.2.1 Trên ñàn bố mẹ 31

2.2.2 Trên ñàn thương phẩm 31

2.3 Phương pháp nghiên cứu 31

2.3.1 Nuôi dưỡng, chăm sóc 31

2.3.2 Phương pháp xác ñịnh các chỉ tiêu 34

2.4 Phương pháp xử lý số liệu 40

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41

3.1 Kết quả nghiên cứu trên ñàn gà bố mẹ 41

3.1.1 Khối lượng cơ thể ñàn gà hậu bị 41

3.1.2 ðộ ñồng ñều của ñàn gà hậu bị 45

3.1.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn của ñàn gà giai ñoạn hậu bị 47

3.1.4 Tỷ lệ nuôi sống 50

3.1.5 Tuổi thành thục sinh dục 52

3.1.6 Tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng 54

3.1.7 Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống 57

3.1.8 Kết quả ấp nở 59

3.1.9 Hiệu quả sử dụng thức ăn 61

3.1.10 Tỷ lệ nuôi sống, loại thải và hao hụt từ 24 - 46 tuần tuổi 63

3.2 Kết quả nghiên cứu trên ñàn gà thương phẩm 65

3.2.1 Khối lượng cơ thể 65

3.2.2 Tỷ lệ nuôi sống của gà Lohmann Meat thương phẩm 69

3.2.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn 70

3.2.4 Khảo sát tỷ lệ thân thịt 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

1 Kết luận 74

2 Kiến nghị 75

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CS Cộng sự HQSDTA Hiệu quả sử dụng thức ăn LTATN Lượng thức ăn thu nhận

TB Trung bình TTTA Tiêu tốn thức ăn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho ñàn gà bố mẹ 32

Bảng 2.2 Lịch trình sử dụng vắc xin trên ñàn gà bố mẹ 33

Bảng 2.3 Lịch trình sử dụng vắc xin cho ñàn thương phẩm 34

Bảng 3.1 Khối lượng cơ thể của ñàn gà hậu bị 42

Bảng 3.2 ðộ ñồng ñều của ñàn gà hậu bị 46

Bảng 3.3 Lượng thức ăn thu nhận giai ñoạn hậu bị (g/con/ngày) 49

Bảng 3.4 Tỷ lệ nuôi sống của ñàn gà trong giai ñoạn 1 - 23 tuần tuổi (%) 51

Bảng 3.5 Tuổi thành thục sinh dục, khối lượng gà và khối lượng trứng 53

Bảng 3.6 Tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng 55

Bảng 3.7 Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống 58

Bảng 3.8 Kết quả ấp nở 60

Bảng 3.9 Hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai ñoạn ñẻ trứng 62

Bảng 3.10 Tỷ lệ nuôi sống, loại thải và hao hụt từ 24 - 46 tuần tuổi (%) 64

Bảng 3.11 Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi (n = 150) 66

Bảng 3.12 Sinh trưởng tuyệt ñối và tương ñối của gà thương phẩm 67

Bảng 3.13 Tỷ lệ nuôi sống của gà Lohmann Meat thương phẩm 70

Bảng 3.14 Hiệu quả sử dụng thức ăn của ñàn gà thương phẩm 71

Bảng 3.15 Kết quả mổ khảo sát gà thương phẩm ở 7 tuần tuổi 72

Trang 9

DANH MỤC ðỒ THỊ

ðồ thị 3.1 Khối lượng ñàn gà Lohmann Meat bố mẹ từ 1 - 23 tuần tuổi 43

ðồ thị 3.2 Tỷ lệ ñẻ của ñàn gà Lohmann Meat bố mẹ 56

ðồ thị 3.3 Năng suất trứng của ñàn gà Lohmann Meat bố mẹ 56

ðồ thị 3.4 Mối quan hệ giữa tỷ lệ ñẻ và HQSDTA 63

ðồ thị 3.5 Khối lượng gà qua các tuần tuổi 66

ðồ thị 3.6 Sinh trưởng tuyệt ñối của gà thương phẩm 68

ðồ thị 3.7 Sinh trưởng tương ñối của ñàn gà thương phẩm 69

Trang 10

MỞ ðẦU

1 ðặt vấn ñề

Chăn nuôi gia cầm là một nghề chăn nuôi truyền thống ở Việt Nam Sản phẩm gia cầm, ñặc biệt là thịt gia cầm không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị (chứa khoảng 18% protein) mà trứng gia cầm còn ñược coi là một trong những kỳ tích của thiên nhiên Với những lý do ñó, sản phẩm gia cầm luôn có vị trí trên thị trường tiêu thụ chỉ ñứng sau ngành chăn nuôi lợn, có giá trị sản xuất 1.701 tỷ ñồng năm 1986 tăng lên trên 4.084,08 tỷ ñồng năm 2003, ñóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Theo số liệu của tổng cục thống kê, số lượng ñàn gia cầm của nước ta trong năm 2004 là 218,15 triệu con Năm 2005, ñàn gia cầm trong nước ñã tăng lên 219,91 triệu con; song năm 2006 lại giảm xuống 214,56 triệu con Nguyên nhân của sự phát triển không ổn ñịnh này là do dịch cúm gia cầm Năm 2007, số lượng ñàn gia cầm trong nước ñã tăng lên 226,03 triệu con và 253,51 triệu con, trong ñó có 179,12 triệu con gà (năm 2008) và ngày 01/10/2010 tổng ñàn gia cầm có khoảng 295,8 triệu con, tăng 5,6 % so với năm 2009 (trích theo Nguyễn Thị Mai và CS, 2009)

Sản lượng thịt gà năm 2004 là 316,41 nghìn tấn Từ năm 2005 ñến 2008, sản lượng thịt không ngừng tăng lên Sản lượng thịt trong năm 2005 là 321,89 nghìn tấn ñã tăng lên 344,41 nghìn tấn (năm 2006); 358,76 nghìn tấn (năm 2007); 417,09 nghìn tấn (năm 2008) ðến ngày 01/10/2010 sản lượng thịt ñạt 590 nghìn tấn, tăng 13% so với năm 2009

Sản lượng trứng là 3,94 tỷ quả năm 2004 và năm 2005 là 3,95 tỷ quả Năm 2006 sản lượng trứng ñã tăng lên 3,97 tỷ quả; 4,16 tỷ quả (năm 2007) và tăng lên 4,94 tỷ quả năm 2008

Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi gia cầm ở nước ta vẫn chủ yếu nuôi theo hình thức chăn nuôi hộ gia ñình Nên sản phẩm gia cầm không ñủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Một lượng lớn sản phẩm gia cầm không

rõ nguồn gốc thường xuyên ñược nhập lậu vào Việt Nam, mang theo dịch bệnh,

Trang 11

không ựảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng ựến sức khỏe của người tiêu dùng

Trước thực trạng ựó, có nhiều Công ty, Xắ nghiệp ựã nhập các giống gà bố

mẹ hướng thịt có năng suất cao và chất lượng tốt về nuôi thắch nghi và ựưa vào sản xuất như: Ross, Isa, Hubbard - Classic Nhằm làm phong phú thêm giống gà công nghiệp hướng thịt và ựáp ứng nhu cầu về con giống của người chăn nuôi, Công ty cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam ựã tiến hành nuôi thử nghiệm và nhập giống gà Lohmann Meat từ hãng Lohmann Tierzucht về nuôi để có cơ sở khoa học ựánh giá ựặc ựiểm sinh học và khả năng sản xuất của ựàn gà bố mẹ và thương phẩm, góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi của giống gà Lohmann Meat, chúng tôi tiến hành ựề tài:

Ộđánh giá khả năng sản xuất của ựàn gà Lohmann Meat bố mẹ và thương phẩm nuôi tại Công ty cổ phần Japfa Comfeed Việt NamỢ

2 Mục tiêu của ựề tài

- Xác ựịnh khả năng sinh sản và sức sống của ựàn gà giống Lohmann Meat bố mẹ

- Xác ựịnh khả năng sản xuất và sức sống của gà thịt thương phẩm

3 Ý nghĩa của ựề tài

- Ý nghĩa khoa học: đề tài góp phần làm phong phú thêm những vấn ựề lý luận, cơ sở khoa học về sức sản xuất của gà giống Lohmann Meat bố mẹ và thương phẩm

- Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp một số thông số cơ bản góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi của gà giống Lohmann Meat bố mẹ và thương phẩm

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng

1.1.1 Khái niệm về sinh trưởng

Sinh trưởng là sự tăng trưởng về kích thước tế bào, số lượng tế bào và dịch thể tế bào (Widdowson, 1980) (trích theo Campbell John và Lasey, 1969)

Về mặt sinh hóa, sinh trưởng ñược xem là quá trình tổng hợp protein Vì thế, khi ñánh giá quá trình sinh trưởng người ta thường dựa vào khối lượng cơ thể Tuy nhiên, khối lượng có thể tăng lên là do tích lũy nước, tích lũy mỡ mà không có sự phát triển của mô cơ

Theo Nguyễn Thị Mai và CS (2009), tốc ñộ sinh trưởng thể hiện qua mức tăng khối lượng bình quân hàng ngày (tăng khối lượng tuyệt ñối), tỷ lệ tăng khối lượng so với khối lượng ban ñầu (tăng khối lượng tương ñối)

Sự sinh trưởng của gia cầm sau nở ñược chia làm hai thời kỳ:

* Thời kỳ gà con:

Trong thời kỳ này, tế bào tăng nhanh cả về số lượng, kích thước và khối lượng nên gia cầm có tốc ñộ sinh trưởng nhanh với cường ñộ mạnh Một số cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn chỉnh, ñặc biệt là hệ tiêu hoá Các men tiêu hoá chưa ñầy ñủ, gà con dễ bị ảnh hưởng của thức ăn và nuôi dưỡng Do ñó, chất lượng thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng ở thời kỳ này ảnh hưởng rất lớn tới tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm Gà con rất nhậy cảm với sự thay ñổi của ñiều kiện nuôi dưỡng, ñặc biệt là nhiệt ñộ Trong những ngày ñầu, nhiệt ñộ ảnh hưởng rất lớn ñến tốc ñộ sinh trưởng của gà con, do thân nhiệt chưa ổn ñịnh Trong thời kỳ này cũng diễn ra quá trình thay lông ðây là quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm, làm tăng quá trình trao ñổi chất, quá trình tiêu hoá, hấp thu, tuần hoàn, do ñó cần chú ý tới hàm lượng các chất dinh dưỡng ñặc biệt là các axít amin hạn chế như: lyzin, methionin và tryptophan

* Thời kỳ gà trưởng thành:

Thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể gia cầm gần như ñã phát triển hoàn thiện Số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là quá trình phát dục Quá trình tích luỹ của gia cầm một phần ñể duy trì sự sống và một phần ñể tích luỹ mỡ, tốc ñộ

Trang 13

sinh trưởng chậm hơn thời kỳ gà con Vì vậy, giai ñoạn này cần xác ñịnh thời ñiểm giết mổ hợp lý (khi tốc ñộ sinh trưởng giảm) ñể cho hiệu quả kinh tế cao

nhất

Trong nghiên cứu sinh trưởng ở gia cầm, việc xác ñịnh khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi ðây là một chỉ tiêu sử dụng rất quen thuộc ñể ñánh giá sinh trưởng, vì chỉ tiêu này ñơn giản, dễ xác ñịnh Qua theo dõi khối lượng của cơ thể

ở các tuần tuổi có thể tính sự tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn

1.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng của gia cầm

Sinh trưởng của gia cầm là quá trình sinh học phức tạp, chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố về di truyền và ngoại cảnh như: dòng, giống, giới tính, tốc

ñộ mọc lông, khối lượng bộ xương, sự phát triển của xương lưỡi hái, chế ñộ dinh dưỡng, khả năng kháng bệnh, ñiều kiện chăn nuôi và nhiều yếu tố khác

* Ảnh hưởng của dòng, giống:

Giống, dòng có ảnh hưởng ñến sinh trưởng Các cá thể thuộc các giống, các dòng khác nhau thì có tốc ñộ sinh trưởng khác nhau Gà hướng thịt, có tốc ñộ sinh trưởng nhanh hơn gà hướng trứng Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CS (1994), sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500 - 700g (13 - 30%) Theo Trần Long (1994), kết quả nghiên cứu tốc ñộ sinh trưởng trên 3 dòng thuần (V1, V3, V5) của giống gà Hybro HV85 cho thấy tốc ñộ sinh trưởng 3 dòng hoàn toàn khác nhau trong vòng

42 ngày tuổi Gà trống có khả năng tăng trọng cao nhất vào 7 - 8 tuần tuổi, gà mái vào lúc 6 - 7 tuần tuổi

Khi Letner và Asmundsen (1983) so sánh tốc ñộ sinh trưởng của các giống gà Leghorn trắng và Plymouth Rock tới 24 tuần tuổi, ñã cho thấy gà Plymouth Rock sinh trưởng nhanh hơn gà Leghorn 2 - 6 tuần tuổi và sau ñó không có sự khác nhau

Theo Godfrey và Joap (1952), sự di truyền các tính trạng về khối lượng cơ thể do 15 cặp gen tham gia, trong ñó ít nhất có một gen liên kết giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X) Vì vậy, có sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa con trống

và con mái trong cùng một giống, gà trống nặng hơn gà mái 24 - 32%

Trang 14

Theo Kushner (1969) (trắch từ Nguyễn Ân và CS, 1978), hệ số di truyền khối lượng sống của gà 1 tháng tuổi là 33%; 2 tháng tuổi là 46%; 3 tháng tuổi là 43%

Theo Chambers (1990), có rất nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể gia cầm Có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng theo nhóm tắnh trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tắnh trạng riêng lẻ

* Ảnh hưởng của tắnh biệt:

Do có sự khác nhau về ựặc ựiểm và chức năng sinh lý nên quá trình sinh trưởng và phát triển ở gà trống và gà mái không giống nhau

Theo Bùi đức Lũng (1992), khối lượng cơ thể gà broiler trống và mái V135 khác nhau ngay từ lúc một ngày tuổi và sự khác biệt này thể hiện rõ hơn qua các tuần tuổi

Trần đình Miên và CS (1994) cho biết lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự sai khác càng lớn Ở 2 tuần tuổi sự sai khác về khối lượng giữa gà trống và gà mái là hơn 5%, 3 tuần tuổi 11% và 8 tuần tuổi hơn 27% Godfrey và Joap (1952) cho rằng: kiểu di truyền về khối lượng cơ thể do 15 cặp gen quy ựịnh, trong ựó ắt nhất có một cặp gen liên kết giới tắnh (nằm trên nhiễm sắc thể X), dẫn ựến sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa gà trống và gà mái Trong cùng một giống, gà trống nặng hơn gà mái từ 24 - 32% Ở gà trống gen này hoạt ựộng mạnh hơn, do gà trống có hai nhiễm sắc thể giới tắnh, còn gà mái

có một

* Ảnh hưởng của chế ựộ dinh dưỡng:

Chế ựộ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới tốc ựộ sinh trưởng của gia cầm

Vì vậy, phải cung cấp ựủ chất dinh dưỡng nếu không sẽ làm giảm khả năng sinh

trưởng và khả năng sản xuất, ựồng thời không phát huy hết tiềm năng của giống

Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng ựến sự phát triển của các tổ chức trong cơ thể như: hệ thần kinh, cơ quan sinh sản, xương, cơ, mô, mỡẦmà còn ảnh hưởng tới

sự liên hệ của mô này tới mô khác Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn ảnh hưởng tới biến ựộng di truyền sinh trưởng

Theo Trần đình Miên và CS (1975), trong việc nuôi dưỡng, thức ăn có tác

Trang 15

dụng rất lớn ñến sự phát triển của gia cầm Khẩu phần ñầy ñủ chất dinh dưỡng theo giai ñoạn sẽ thúc ñẩy quá trình sinh trưởng phát dục Nếu thức ăn thiếu protein, vitamin và các chất khoáng thì quá trình sinh trưởng sẽ chậm Trong bất

kỳ trường hợp nào, thức ăn tốt luôn ảnh hưởng ñến sự phát triển, và tính chất chu

kỳ của sinh trưởng vẫn luôn luôn tồn tại Rovimen (1994) qua nghiên cứu ñã xác ñịnh ảnh hưởng của các mức protein và năng lượng trong khẩu phần ñến khả năng tăng khối lượng và chuyển hóa thức ăn của gà broiler Ross 208

Theo Bùi ðức Lũng và Lê Hồng Mận (1995), ñể phát huy khả năng sinh trưởng của gia cầm không những phải cung cấp ñầy ñủ thức ăn với ñầy ñủ chất dinh dưỡng mà còn phải ñảm bảo sự cân bằng giữa chúng, ñặc biệt là cân bằng giữa năng lượng và protein, sự cân bằng giữa các axít amin

Ngoài ra thức ăn hỗn hợp cần ñược bổ sung các chế phẩm sinh học không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng kích thích sinh trưởng, làm tăng chất lượng thịt

Lê Hồng Mận và CS (1995) cho biết ñã xác ñịnh ñược nhu cầu protein thích hợp nuôi gà thịt cho năng suất cao Còn Trần Công Xuân và CS (1995), khi nghiên cứu chế ñộ dinh dưỡng nuôi gà thịt AV - 35 gồm 9 lô thí nghiệm với 3 mức năng lượng

và protein khác nhau ñã nhận thấy khối lượng gà ở 56 ngày tuổi khác nhau rõ rệt Dinh dưỡng của gia cầm gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần dinh dưỡng có tầm quan trọng và ý nghĩa riêng

Protein cấu tạo nên mô bào, là thành phần chính của các enzim xúc tác cho những quá trình trao ñổi chất trong cơ thể Do vậy, những giống gà sinh trưởng nhanh có nhu cầu protein cao Mỗi giống, dòng, mỗi cá thể ở các giai ñoạn sinh trưởng phát triển khác nhau có nhu cầu protein khác nhau Sự thiếu hụt các axít amin trong khẩu phần sẽ ảnh hưởng trực tiếp ñến sinh trưởng và hiệu quả

sử dụng thức ăn Khi khẩu phần dư thừa protein, gia cầm sinh trưởng chậm, giảm tích luỹ mỡ và có hàm lượng axit uric trong máu tăng

Cũng như protein, năng lượng ñược sử dụng cho duy trì và sản xuất Khi năng lượng trong khẩu phần thấp, gà ăn nhiều hơn song hiệu quả sử dụng thức ăn lại kém hơn

Trang 16

* Ảnh hưởng của mật ñộ nuôi:

Ngoài các yếu tố khí hậu (nhiệt ñộ, ẩm ñộ, ánh sáng…) ảnh hưởng lớn ñến hiệu quả chăn nuôi, mật ñộ nuôi cũng là một vấn ñề nhạy cảm Mật ñộ nuôi thấp gây lãng phí lao ñộng, lãng phí chuồng trại và làm giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi; mật ñộ nuôi cao không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng tới tiểu khí hậu chuồng nuôi Mật ñộ nuôi ảnh hưởng ñến nhiều vấn ñề trong chuồng nuôi Có thể kể ñến một số vấn ñề sau ñây:

Mật ñộ nuôi ảnh hưởng tới lượng khí ñộc sinh ra trong chuồng nuôi ðây

là các loại khí sinh ra từ sự phân hủy phân, nước tiểu, nước thải, thức ăn thừa , như NH3, CO2, H2S, CH4 Khi NH3 vào cơ thể sẽ làm lượng kiềm dự trữ trong máu tăng, gia cầm có thể bị trúng ñộc kiềm Theo ðỗ Ngọc Hòe (1995), khi hàm lượng NH3 trong chuồng là 25ppm sẽ làm lượng hemoglobin trong máu, sự trao ñổi khí, sự hấp thu dinh dưỡng ñều giảm và sinh trưởng tuyệt ñối cũng giảm tới 4% Cùng với NH3, H2S cũng là khí ñộc ảnh hưởng tới sinh trưởng H2S kết hợp với Na trong dịch niêm mạc ñường hô hấp tạo thành Na2S Muối này ñi vào máu

và chuyển hóa thành H2S, tác ñộng tới thần kinh và gây trúng ñộc cho gia cầm Nếu nồng ñộ H2S lớn hơn 1mg/l, gà sẽ bị chết vì bị liệt trung khu hô hấp

Mật ñộ nuôi ảnh hưởng tới khả năng ñiều hòa thân nhiệt vì mật ñộ nuôi làm thay ñổi nhiệt ñộ, ñộ ẩm của chuồng nuôi Giảm mật ñộ nuôi góp phần làm tỏa nhiệt từ cơ thể gà dễ dàng hơn Trong ñiều kiện khí hậu nước ta, khi nuôi gà nhốt, mật ñộ 10 con/m2 hoặc ít hơn là thích hợp

Ngoài những yếu tố kể trên, việc chăm sóc, nuôi dưỡng ñúng quy trình và thực hiện lịch phòng vắc xin ñầy ñủ cũng ảnh hưởng ñáng kể ñến tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm

* Ảnh hưởng của tốc ñộ mọc lông:

Tốc ñộ mọc lông liên quan chặt chẽ với tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm Theo Kushner (1974), gia cầm lớn nhanh thì mọc lông nhanh và ñều hơn ở gia cầm chậm lớn

Theo Brandsch và Billchel (1978), tốc ñộ mọc lông là tính trạng di truyền

có liên quan tới ñặc ñiểm trao ñổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm

Trang 17

Phan Cự Nhân và Trần đình Miên (1998) ựã khẳng ựịnh rằng tốc ựộ mọc lông là tắnh trạng di truyền liên kết với giới tắnh Trong cùng một dòng, gà mái có tốc ựộ mọc lông ựều hơn gà trống, ựó là hoc môn tác dụng ngược chiều với gen liên kết giới tắnh Trong cùng một giống, cùng giới tắnh, ở gà có tốc ựộ mọc lông nhanh có tốc ựộ sinh trưởng, phát triển tốt hơn

* Ảnh hưởng của môi trường:

Ngoài các yếu tố kể trên ra, những yếu tố môi trường như: Nhiệt ựộ, ẩm

ựộ, ánh sáng, sự thông thoáng,Ầ

- Ảnh hưởng của nhiệt ựộ:

Gà con giai ựoạn sơ sinh - 30 ngày tuổi, do cơ quan ựiều khiển nhiệt chưa hoàn chỉnh, nên yêu cầu về nhiệt ựộ tương ựối cao Nếu nhiệt ựộ không phù hợp (quá thấp), gà con tụ ựống không sử dụng thức ăn, sinh trưởng kém, hoặc chết hàng loạt do dẫm ựạp lên nhau Ở giai ựoạn sau, nếu nhiệt ựộ quá cao sẽ hạn chế việc sử dụng thức ăn, gà uống nước nhiều, bài tiết phân lỏng hạn chế khả năng sinh trưởng và dễ mắc các bệnh ựường tiêu hóa

Theo Bùi đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995), khi nuôi gà broiler trong vụ

hè cần phải tăng mức năng lượng và protein cao hơn vụ ựông 10 - 15% Salah và Mail (1946) cho biết nhiệt ựộ trong ngày ựầu tiên nên từ 280C - 350C, sau ựó giảm dần xuống 210C Kết quả thắ nghiệm cho thấy gà broiler 4 - 8 tuần tuổi tăng khối lượng 1.225g ở 210C nhưng chỉ ựạt 1.087g ở 260C Theo các tác giả, sự giảm tăng khối lượng này chủ yếu do giảm lượng thức ăn thu nhận Bùi đức Lũng (1992) cho biết tiêu chuẩn nhiệt ựộ trong chuồng nuôi là 18 - 200C sau 4 tuần tuổi

- Ảnh hưởng của ẩm ựộ không khắ:

Ẩm ựộ không khắ quá cao ảnh hưởng không tốt ựến tốc ựộ sinh trưởng của gia cầm Chuồng trại sẽ luôn ẩm ướt, khắ ựộc sinh ra nhiều và là môi trường thuận lợi ựể vi khuẩn gây bệnh phát triển Trong mọi ựiều kiện của thời tiết, ẩm

ựộ không khắ cao ựều bất lợi cho gia súc, gia cầm Bởi vì, nhiệt ựộ thấp mà ẩm

ựộ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất nhiệt gây cảm lạnh Ngược lại khi nhiệt ựộ cao, ẩm ựộ cũng cao sẽ làm cho cơ thể gia cầm thải nhiệt khó

Trang 18

khăn dẫn ñến cảm nóng Trong các trường hợp trên, gà con ñều sử dụng thức ăn kém, ảnh hưởng trực tiếp ñến sinh trưởng và phát dục Nhiệt ñộ và ẩm ñộ là 2 yếu tố luôn thay ñổi theo mùa vụ, nên có thể nói ảnh hưởng của mùa vụ ñến tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm là ñiều tất yếu

Ngoài ra, các yếu tố khác của môi trường như thành phần không khí, tốc

ñộ gió cũng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng ñến tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm ðể gà con sinh trưởng bình thường lượng khí ñộc trong chuồng nuôi như

Theo Bùi ðức Lũng và Lê Hồng Mận (1995), gà broiler cần ñược chiếu sáng 23 giờ/ngày khi nuôi trong nhà kín (môi trường nhân tạo), kết quả thí nghiệm 1 - 2 giờ chiếu sáng sau ñó 2 - 4 giờ không chiếu sáng cho kết quả tốt gà lớn nhanh, chi phí thức ăn giảm

Arbor Acres (1995) khuyến cáo: với gà broiler giết thịt sớm 38 - 42 ngày tuổi, từ 1 ngày tuổi ñến 3 ngày tuổi chiếu sáng 24/24 giờ cường ñộ chiếu sáng 20 lux Từ ngày thứ 4 trở ñi thời gian chiếu sáng 23/24 giờ, cường ñộ 5 lux Với gà broiler nuôi dài ngày 49 - 56 ngày, thời gian chiếu sáng ngày thứ 1 là 24 giờ; ngày thứ 2 là 20 giờ; ngày thứ 3 ñến ngày thứ 15 là 12 giờ; ngày thứ 16 - 18 là 14 giờ; ngày 19 - 22 là 16 giờ; ngày 23 - 24 là 18 giờ; và ngày 25 ñến kết thúc là 24 giờ; cường ñộ chiếu sáng ở ngày ñầu 20 lux, những ngày sau là 5 lux

- Ảnh hưởng của sự thông thoáng:

Sự thông thoáng cũng có vai trò rất quan trọng ñối với sinh trưởng của gà

Nó giúp cho gà có ñủ O2 ñể thở, thải khí CO2 và các chất ñộc khác, ñiều hoà ẩm

ñộ chuồng nuôi, và qua ñó hạn chế bệnh tật ðối với gà lớn, cần tốc ñộ lưu thông không khí cao hơn gà nhỏ Theo ðỗ Ngọc Hoè (1995), việc cải tạo khí hậu bằng

Trang 19

cách làm trần, lắp quạt thông gió và các hệ thống làm mát mang lại hiệu quả kinh

tế cao trong chăn nuôi gà công nghiệp

1.1.3 Các chỉ tiêu ñánh giá sự sinh trưởng

ðể ñánh giá tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm, người ta dựa vào một số chỉ tiêu như: Khối lượng cơ thể (sinh trưởng tích luỹ), sinh trưởng tương ñối, sinh trưởng tuyệt ñối và ñường cong sinh trưởng

* Sinh trưởng tích luỹ (Khối lượng cơ thể):

Khối lượng cơ thể ở từng thời ñiểm là chỉ tiêu ñược sử dụng ñể ñánh giá sinh trưởng của gà Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ xác ñịnh ñược sự sinh trưởng ở một thời ñiểm nhất ñịnh của cơ thể mà không chỉ ra ñược sự sai khác và tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần cơ thể trong một khoảng thời gian ở các ñộ tuổi khác nhau Chỉ tiêu này ñược minh hoạ bằng ñồ thị, thay ñổi theo giống, dòng và ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Ở gia cầm, khối lượng cơ thể thường ñược xác ñịnh theo tuần tuổi, ñơn vị tính bằng kg/con hoặc g/con ðối với gà thịt, sinh trưởng tích luỹ là chỉ số năng suất quan trọng nhất, làm căn cứ ñể so sánh các cá thể, các dòng hoặc giống với nhau

ðối với gà ñẻ, sinh trưởng tích luỹ (ñặc biệt giai ñoạn hậu bị) liên quan chặt chẽ ñến khả năng sinh sản của gà ở giai ñoạn ñẻ trứng Nếu khối lượng cơ thể nhỏ thì khả năng sinh sản thấp, còn khối lượng cơ thể lớn sẽ làm cho tiêu tốn thức ăn tăng Như vậy, khối lượng cơ thể gà mái ñẻ trứng ảnh hưởng ñến hiệu quả kinh tế

* Sinh trưởng tuyệt ñối:

Sinh trưởng tuỵệt ñối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N 2.39, 1997) Sinh trưởng tuyệt ñối ñược tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần ðồ thị sinh trưởng tuyệt ñối có dạng parabol Giá trị sinh trưởng tuyệt ñối càng cao thì hiệu quả kinh

tế càng lớn Gà broiler hướng thịt thường ñạt ñỉnh cao từ 6 - 8 tuần tuổi

* Sinh trưởng tương ñối:

Sinh trưởng tương ñối: là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc ñầu khảo sát

Trang 20

(T.C.V.N 2.40, 1997), ựơn vị tắnh là % đồ thị sinh trưởng tương ựối có dạng hypepol Gà con có tốc ựộ sinh trưởng tương ựối cao, sau ựó giảm dần theo ựộ tuổi Gà broiler thường có tốc ựộ sinh trưởng tương ựối tăng từ tuần tuổi ựầu ựến tuần tuổi thứ 3, sau ựó giảm dần qua các tuần tuổi

* đường cong sinh trưởng:

đường cong sinh trưởng biểu thị tốc ựộ sinh trưởng Theo Chambers (1990), ựường cong sinh trưởng gồm bốn pha và có bốn ựặc ựiểm chắnh:

- Pha sinh trưởng tắch luỹ: tăng nhanh sau khi nở

- điểm uốn của ựường cong tại thời ựiểm có tốc ựộ sinh trưởng cao nhất

- Pha sinh trưởng có tốc ựộ giảm dần sau ựiểm uốn

- Pha sinh trưởng tiệm cận có giá trị khi gà trưởng thành

Trần Long (1994) ựã nghiên cứu ựường cong sinh trưởng của các dòng gà

V1, V3, V5 thuộc sống gà Hybro (HV 85) đường cong sinh trưởng của 3 dòng gà

có sự khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và mái cũng có sự khác nhau: Tốc ựộ sinh trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi ở gà trống và 6 - 7 tuần ở gà mái

1.2 Khả năng sinh sản của gia cầm

1.2.1 Tuổi thành thục sinh dục

Ở gà, tuổi thành thục sinh dục ựược tắnh từ khi gà bắt ựầu ựẻ quả trứng ựầu tiên ựối với từng cá thể hoặc lúc ựẻ ựạt 5% ựối với ựàn quần thể (Pingel và Jeroch, 1980) Tuy nhiên, xác ựịnh tuổi thành thục ựối với từng cá thể là chắnh xác nhất

Tuổi thành thục sinh dục chịu ảnh hưởng của giống và môi trường Các giống khác nhau có tuổi thành thục về sinh dục khác nhau Theo Pingel và Jeroch (1980), gà thành thục sinh dục ở ựộ tuổi khoảng 170 - 180 ngày và biến ựộng khoảng 15 - 25 ngày Theo Nguyễn Văn Thạch (1996), tuổi ựẻ quả trứng ựầu tiên của gà Ri là 135 - 144 ngày, gà đông Tảo là 157 - 165 ngày (Lê Thị Nga, 1997),

gà Hồ là 240 - 255 ngày (Lê Văn Tưởng, 1977), gà Mắa là 174 ngày (Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Phanh, 1999) và ở gà Ác là 113 - 121 ngày (Nguyễn Văn Thiện và CS, 2000)

Trang 21

Tuổi thành thục sinh dục của gà có hệ số di truyền không cao Theo Wegner (1980), tuổi thành thục sinh dục có hệ số di truyền là 0,42; còn theo Pingel và Jeroch (1980) là 0,15 - 0,40 Tuổi thành thục sinh dục của gà có thể ñược rút ngắn qua chọn lọc nhiều thế hệ Pingel và Jeroch (1980) chọn lọc qua 5 thế hệ, ñã rút ngắn ñược tuổi thành thục sinh dục của gà Rhode Island từ 256 ngày xuống còn 194 ngày Các tác giả cho biết, tuổi ñẻ quả trứng ñầu tiên và khối lượng cơ thể có tương quan với nhau Những giống gà có khối lượng cơ thể nhỏ thường có tuổi thành thục sinh dục sớm

Thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng ñến tuổi thành thục sinh dục Nghiên cứu của Morris (1967) trên gà Leughorn ñược ấp nở quanh năm cho biết những

gà ñược ấp nở vào tháng 12 và tháng 1 thành thục sinh dục ở 150 ngày tuổi còn những gà ñược ấp nở từ tháng 4 ñến tháng 8 thành thục ở 170 ngày tuổi

Theo Nguyễn Thị Mai và CS (2009), ánh sáng trong giai ñoạn hậu bị rất quan trọng Kéo dài thời gian chiếu sáng, gà sẽ thành thục sớm hơn, nhưng sẽ làm sức ñẻ trứng giảm và giảm khả năng kháng bệnh Các tác giả cũng cho biết, giống gà chuyên trứng thành thục sinh dục sớm hơn so với gà kiêm dụng và chuyên thịt Theo các tác giả, gà Leughorn bắt ñầu ñẻ lúc 18 - 19 tuần tuổi, còn

gà Plymouth lúc 22 - 23 tuần tuổi và gà Hybro lúc 24 - 25 tuần tuổi

Trong công tác giống, nên chọn gà thành thục sớm Tuy nhiên khi nuôi gà hậu bị phải tác ñộng sao cho tuổi ñẻ phù hợp với sự phát triển của cơ thể

1.2.2 Sức sản xuất trứng của gia cầm

* Sức ñẻ trứng:

Sức ñẻ trứng là số lượng trứng ñược ñẻ ra trong một thời gian nhất ñịnh Nguyễn Thị Mai và CS (2009) cho biết sức ñẻ trứng là một tính trạng quan trọng trong chăn nuôi gia cầm, ñược ñánh giá qua các chỉ tiêu như: sức bền ñẻ trứng, cường ñộ ñẻ trứng, tỷ lệ ñẻ trứng, chu kỳ ñẻ trứng

Theo Pingel và Jeroch (1980), cường ñộ ñẻ trứng có thể tính theo ñộ dài trật ñẻ (khoảng thời gian gia cầm ñẻ trứng liên tục) hoặc tỷ lệ phần trăm ñẻ trong một giai ñoạn nhất ñịnh (một tuần hoặc một tháng) Cường ñộ ñẻ trứng có quan

Trang 22

hệ mật thiết với sản lượng trứng Kết quả nghiên cứu của Mehner Alfred (1962) cho biết cường độ đẻ trứng cĩ tương quan dương chặt chẽ với sản lượng trứng Cường độ đẻ trứng mang đặc điểm của từng giống và đặc trưng cho từng

cá thể gà mái Cường độ đẻ trứng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chế

độ dinh dưỡng, phương thức chăn nuơi Theo Nguyễn Văn Thạch (1996), gà Ri nuơi bán thâm canh cĩ tỉ lệ đẻ là 39,43%; cao hơn so với nuơi chăn thả cĩ tỷ lệ

đẻ là 31,45%

Tỷ lệ đẻ trứng là chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá sức đẻ trứng ở tất cả các giống, các đàn gia cầm (Nguyễn Thị Mai và CS, 2009) Theo nhĩm tác giả này, đồ thị biểu diễn tỷ lệ đẻ trứng trong một chu kỳ đẻ cĩ dạng giống nhau

Từ khi đàn gia cầm vào đẻ, tỷ lệ đẻ tăng dần lên và đạt đỉnh cao, sau đĩ ổn định

và giảm dần

* Năng suất trứng:

Năng suất trứng là số trứng của gia cầm sinh ra trong một đơn vị thời gian ðối với gia cầm đẻ trứng, đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất Năng suất trứng phụ thuộc vào giống, đặc điểm của cá thể, hướng sản xuất, mùa vụ và dinh dưỡng Năng suất trứng cĩ hệ số di truyền khơng cao, hệ số di truyền của năng suất trứng là 0,12 - 0,30 (Nguyễn Văn Thiện, 1995)

Phùng ðức Tiến và CS (1999) nghiên cứu trên gà Ai Cập cho biết năng suất trứng từ 22 - 64 tuần đạt 158,4 quả/mái Năng suất trứng của gà Lương Phượng Hoa lúc 48 tuần đạt 158,63 quả/mái (Vũ Ngọc Sơn và CS, 1999)

* Một số yếu tố ảnh hưởng tới sức sản xuất trứng của gia cầm:

- Các yếu tố di truyền cá thể:

Theo ðặng Hữu Lanh (1995), sức sản xuất trứng chịu chi phối của tập đồn gen khác nhau; các gen quy định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường và bị hạn chế bởi giới tính Những yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm là: tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học và tính ấp bĩng

+ Tuổi thành thục sinh dục:

Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định thơng qua tuổi đẻ quả

Trang 23

trứng đầu tiên Tuổi thành thục của một nhĩm hay một đàn gia cần được xác định theo tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% (Nguyễn Thị Thanh Bình, 1998)

Thể trạng và độ dài ngày chiếu sáng ảnh hưởng đến khả năng thành thục sinh dục Khi nghiên cứu về mối quan hệ phụ thuộc giữa thể trạng và tuổi thành thục sinh dục Letner và Asmundsen (1983) cho biết những gà thuộc giống cĩ tầm vĩc nhỏ bắt đầu đẻ sớm hơn những giống cĩ tầm vĩc lớn

Ngồi ra, tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, lồi, giới tính, thời gian nở ra trong năm Gà hướng trứng tuổi thành thục sớm hơn gà hướng thịt Theo ðặng Hữu Lanh (1995), hệ số di truyền của tính trạng này là 0,32 Brandsch và Biilchel (1978) cho biết hệ số di truyền của tính trạng tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 0,14 - 0,15

sự tương quan rất chặt chẽ giữa cường độ đẻ trứng của 3 - 4 tháng đầu tiên với sức đẻ trứng cả năm Vì vậy, người ta thường dùng cường độ đẻ trứng ở 3 - 4 tháng đầu tiên để dự đốn sức đẻ trứng của gia cầm mà ghép đơi và chọn lọc giống Cường độ đẻ trứng cịn liên quan mật thiết với thời gian hình thành trứng

Trang 24

ựẻ kém Ngược lại, có những ựàn thay lông muộn, thời gian thay lông bắt ựầu từ tháng 10 - 11 và quá trình thay lông diễn ra nhanh là những ựàn gà ựẻ tốt đặc biệt ở một số ựàn gà cao sản, thời gian nghỉ ựẻ chỉ 4 - 5 tuần và lại ựẻ ngay khi

chưa hình thành xong bộ lông mới Có con ựẻ ngay trong thời gian thay lông

+ Thời gian kéo dài chu kỳ ựẻ trứng sinh học:

Chu kỳ ựẻ trứng sinh học liên quan ựến thời vụ nở của gia cầm con Tuỳ thuộc vào thời gian nở mà sự bắt ựầu và kết thúc của chu kỳ ựẻ trứng sinh học có thể xảy ra trong thời gian khác nhau trong năm Thường ở gà, chu kỳ này kéo dài trong năm Chu kỳ ựẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tắnh thành thục sinh dục, nhịp ựẻ trứng, sức bền ựẻ trứng và chu kỳ ựẻ trứng Giữa tuổi thành thục và thời gian kéo dài chu kỳ ựẻ trứng sinh học có mối tương quan nghịch rõ rệt Giữa thời gian kéo dài ựẻ trứng và sức sản xuất trứng có hệ số tương quan dương rất cao Theo Lerner và Taylo (1943), thời gian kéo dài chu kỳ

ựẻ trứng là yếu tố quyết ựịnh ựến năng suất trứng

- Giống, dòng gia cầm:

Theo Nguyễn Thị Mai và CS (2009), các giống gia cầm khác nhau có khả năng ựẻ trứng khác nhau Giống, dòng gia cầm ảnh hưởng rất lớn ựến sức sản xuất trứng Gà Kabir có sản lượng trứng trung bình 195 quả/mái/năm, gà Brown Nick là 300 quả/mái/năm Các giống gà ựược chọn lọc theo hướng chuyên trứng thường có sản lượng trứng cao hơn các giống kiêm dụng và các giống chuyên thịt Các giống gà nội thường có sản lượng và khối lượng trứng thấp hơn so với các giống gà ngoại nhập Theo Nguyễn Thị Mai và CS (2007), năng suất trứng của một số giống gà nội như sau: Gà Ri 120 - 130 quả/mái/năm; gà đông Tảo 50 quả/mái/năm và gà Hồ 55 quả/mái/năm Các giống gà chuyên trứng sản lượng cao: Goldline ựạt 260 - 280 quả/mái/năm; Isa Brown 280 - 290 quả/mái/năm; CP - Brown 270 - 290 quả/mái/năm Trong cùng một giống, sản lượng trứng cũng khác nhau ở các dòng khác nhau Những dòng ựược chọn lọc, sản lượng trứng cao hơn dòng không ựược chọn lọc 15 - 20%

- Tuổi gia cầm:

Tuổi gia cầm có liên quan ựến năng suất trứng Sản lượng trứng gia cầm

Trang 25

giảm dần theo tuổi, thường thì năm thứ hai giảm 15 - 20% so với năm thứ nhất Khi gà mới bắt ñầu ñẻ, sản lượng trứng thường thấp và chưa ổn ñịnh Sau ñó sản lượng trứng tăng dần lên ñến khi ñạt ñỉnh cao tỷ lệ ñẻ và giảm dần Năm thứ nhất sản lượng trứng cao nhất, sau ñó giảm dần theo tuổi (năm thứ hai sản lượng trứng còn 85% so với năm thứ nhất) Còn ở vịt và gà tây, sản lượng trứng cao nhất vào năm thứ hai và ở ngỗng năm thứ ba sản lượng trứng lại cao nhất (Nguyễn Thị Mai và CS, 2007) Như vậy, trong cùng một giống gia cầm, ở các tuần tuổi khác nhau thì tỷ lệ ñẻ cũng khác nhau

- Thức ăn và dinh dưỡng:

Thức ăn và dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ với khả năng ñẻ trứng Muốn gia cầm có sản lượng trứng cao, chất lượng trứng tốt thì phải ñảm bảo một khẩu phần ăn ñầy ñủ và cân ñối các chất dinh dưỡng Quan trọng nhất là cân bằng protein và năng lượng, các axit amin, các chất khoáng và vitamin Thức ăn chất lượng kém sẽ không cho năng suất cao, thậm chí còn gây bệnh cho gà Giữa năng lượng và protein trong khẩu phần có mối liên hệ mật thiết với nhau Nếu khẩu phần ñủ năng lượng mà thiếu protein thì tốc ñộ sinh trưởng cũng như khả năng sinh sản giảm, vì protein là vật liệu xây dựng tế bào Khẩu phần ñủ protein mà thiếu năng lượng thì protein sẽ ñược dùng ñể cung cấp năng lượng, năng suất của

gà bị giảm và chi phí thức ăn tăng lên Vì vậy, mức protein khẩu phần phải cân ñối với năng lượng

Theo Wegner (1980), ảnh hưởng của protein, năng lượng, axit amin, vitamin và khoáng vi lượng cần ñược chú ý, vì nó ảnh hưởng rất lớn ñến sức ñẻ trứng của gia cầm Gia cầm ñẻ trứng cần năng lượng ñể duy trì hoạt ñộng của cơ thể và tạo trứng, ngoài ra còn ñể phát triển Năng lượng thừa sẽ gây tích luỹ mỡ làm gia cầm béo và giảm sản lượng trứng Thiếu năng lượng thì giảm tốc ñộ phát triển, giảm sản lượng trứng và ảnh hưởng ñến khối lượng trứng Nhu cầu năng lượng tuỳ thuộc vào từng giai ñoạn phát triển và giai ñoạn ñẻ

Protein giúp gia cầm duy trì hoạt ñộng, sản xuất trứng, tăng trọng, ñặc biệt trong việc hình thành trứng Thiếu protein thì gia cầm sẽ huy ñộng protein của cơ thể ñáp ứng quá trình sản xuất, do ñó ảnh hưởng ñến quá trình tạo trứng Ngoài

Trang 26

ra, việc thiếu các axit béo no và không no cũng ảnh hưởng ñến sản lượng trứng gia cầm Thức ăn quá nhiều xơ, nhiều dầu ñều không thích hợp Thừa hoặc thiếu khoáng ñều ảnh hưởng ñến sức ñẻ trứng của gia cầm Trong số các loại khoáng, nhu cầu canxi và phốt pho thường rất cao vì chúng cần ñể tạo vỏ trứng Theo Nguyễn Thị Mai và CS (2007), khẩu phần thiếu canxi và phốt pho sẽ làm gà còi cọc, gia cầm trưởng thành bị bệnh về xương, trứng mỏng vỏ, hoặc hoàn toàn không có vỏ

- ðiều kiện ngoại cảnh:

+ Mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt ñến sức ñẻ trứng của gà Vào mùa hè, sức ñẻ trứng của gia cầm giảm so với mùa xuân, ñến mùa thu thì lại tăng lên

+ Nhiệt ñộ môi trường xung quanh có liên quan mật thiết với sản lượng

trứng Nhiệt ñộ thích hợp cho gia cầm ñẻ trứng là 18 - 240C Nếu nhiệt ñộ dưới nhiệt ñộ giới hạn thì gia cầm phải phải huy ñộng năng lượng ñể chống rét và nhiệt

ñộ cao trên nhiệt ñộ giới hạn thì cơ thể phải ñiều hoà thân nhiệt Theo Nguyễn Thị Mai và CS (2009), vùng nhiệt ñộ bất lợi là 0 - 50C; vùng nhiệt ñộ rất nguy hiểm là dưới 00C và trên 300C, 320C thì sự thoát nhiệt hoàn toàn ngừng Sự thoát nhiệt sinh

lý phụ thuộc vào nhiệt ñộ môi trường, tốc ñộ và áp lực của hơi nước

+ Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn ñến sản lượng trứng của gia cầm, ñược xác ñịnh qua thời gian chiếu sáng và cường ñộ chiếu sáng Yêu cầu của gà ñẻ về thời gian chiếu sáng là khoảng 12 - 16 giờ/ngày Có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo ñể chiếu sáng cho gà với cường ñộ chiếu sáng từ 3 - 3,5 W/m2 Theo Bôgiơcô (dẫn theo Nguyễn Mạnh Hùng và CS, 1994), gà thường ñẻ

từ 7 - 17 giờ, nhưng ña số là vào buổi sáng, cụ thể là 17,7% gà ñẻ vào thời ñiểm

7 - 9 giờ, 28,5% vào 9 - 11 giờ, 27,3% vào lúc 11 - 13 giờ, 19,5% vào lúc 13 - 15 giờ và 7% vào lúc 15 - 17 giờ so với tổng số gà ñẻ trong ngày Ở nước ta, với ñiều kiện khí hậu nóng ẩm, cường ñộ ñẻ trứng cao nhất ở gà vào thời ñiểm 8 - 12 giờ từ 60 - 70% so với tổng gà ñẻ trong ngày

* Khối lượng trứng:

Khối lượng trứng không những là một trong những chỉ tiêu quan trọng ñể ñánh giá chất lượng trứng mà còn là chỉ tiêu ñánh giá sản lượng trứng Sản lượng

Trang 27

trứng giống nhau nhưng khối lượng trứng khác nhau thì tổng khối lượng trứng rất khác nhau, do ñó ảnh hưởng ñến thu nhập, sản lượng và giá cả (Nguyễn Thị Mai

và CS, 2009)

Khối lượng trứng phụ thuộc vào chiều ño của quả trứng, vào khối lượng lòng trắng, lòng ñỏ và vỏ; ngoài ra còn phụ thuộc vào giống, khối lượng cơ thể, tuổi ñẻ và chế ñộ dinh dưỡng Nó là chỉ tiêu quan trọng ñể ñánh giá chất lượng trứng giống, tỷ lệ nở, chất lượng và sức sống của gà con Ranch (1971) - dẫn theo Nguyễn Thị Thanh Bình (1998) - ñã cho rằng khối lượng trứng tăng dần ở cuối chu kỳ ñẻ Nguyễn Huy ðạt (1991) cho biết khối lượng trứng các dòng gà Leghorn nuôi tại Việt Nam phụ thuộc vào yếu tố môi trường như thức ăn, nhiệt

ñộ Orlov (1974) cho biết trong số trứng cùng mẹ ñẻ ra, những trứng có khối lượng trung bình cho tỷ lệ ấp nở cao hơn những trứng có khối lượng quá nhỏ hoặc quá lớn Theo Nguyễn Duy Nhị và Nguyễn Thị San (1984), khi ấp trứng gà Plymouth Rock dòng TD3 ñời 8 ñã kết luận trứng có khối lượng 50 - 54g tỷ lệ nở ñạt 72,6%, khối lượng 56 - 60g cho tỷ lệ nở 57,9%, còn trứng trên 60g và trứng dưới 50g ñều có tỷ lệ nở thấp

Khối lượng trứng tăng nhanh trong giai ñoạn ñẻ ñầu sau ñó chậm lại và ổn ñịnh khi tuổi gia cầm càng cao Theo Rose (1997), có thể ước tính khối lượng trứng gia cầm theo công thức sau:

Y = a - b.0,9x

Trong ñó: x là tuổi gia cầm tính theo tuần, Y là khối lượng trứng, a là hệ

số biểu thị khối lượng trứng lớn nhất và b là hệ số biểu thị tốc ñộ tăng của khối lượng trứng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến khối lượng trứng gà Gà ñẻ sớm trứng sẽ nhỏ, tuổi gà càng cao khối lượng trứng càng lớn

Chế ñộ chiếu sáng cũng ảnh hưởng ñến khối lượng trứng gà Morris (1973) cho rằng chế ñộ chiếu sáng 14 giờ sáng và 13 giờ tối, khối lượng trứng gà tăng 1,4g so với chế ñộ chiếu 14 giờ sáng và 10 giờ tối Tác giả cũng cho rằng chế ñộ chiếu 14 giờ sáng và 16 giờ tối, khối lượng trứng tăng 2,9g so với chế ñộ 14 giờ sáng và 10 giờ tối

Trang 28

Dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ rệt ñến khối lượng trứng gà Larbier và CS (1972) cho thấy khi khẩu phần ăn thiếu lysin hoặc methionin, hay thiếu cả hai loại axit amin này khối lượng trứng gà sẽ giảm rõ rệt Thiếu methionin khối lượng trứng gà sẽ nhỏ hơn so với thiếu lysin Thiếu lysin ảnh hưởng chủ yếu tới

tỷ lệ lòng ñỏ Thiếu methionine ảnh hưởng chủ yếu tới tỷ lệ lòng trắng Thiếu vitamin B ảnh hưởng ñến sản lượng trứng, thiếu vitamin D ảnh hưởng ñến ñộ dày

vỏ trứng

Hệ số di truyền về khối lượng trứng gà thường cao Hệ số di truyền khối lượng trứng gà là 0,5 (Jones, 1970) Hệ số di truyền về khối lượng trứng gà cao, nên việc chọn lọc và lai tạo ñể làm tăng khối lượng trứng gà sẽ dễ có hiệu quả Trong kỹ thuật chọn trứng ấp, những trứng có khối lượng xung quanh khối lượng trung bình của giống luôn có kết quả ấp nở tốt nhất Khối lượng trứng càng xa giá trị trung bình thì tỷ lệ nở càng thấp Nguyên nhân sinh lý của hiện tượng này là sự mất cân ñối giữa các thành phần cấu tạo của trứng Ngoài ra, ở những trứng quá lớn hay quá nhỏ, diện tích bề mặt tính trên một ñơn vị khối lượng sẽ nhỏ hơn hay lớn hơn so với trứng trung bình, làm ảnh hưởng ñến sự hao hụt khối lượng trứng trong thời gian ấp và ñến kết quả ấp nở (Nguyễn Thị Mai và

CS, 2009)

1.3 Khả năng thụ tinh và tỷ lệ ấp nở

1.3.1 Khả năng thụ tinh

Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa trứng và tinh trùng ñể tạo ra hợp tử

có bản chất hoàn toàn mới, có khả năng phân chia nguyên nhiễm tạo thành phôi

Tỷ lệ thụ tinh có ý nghĩa quan trọng, là chỉ tiêu phản ánh sức sinh sản của ñàn gà giống Trong sản xuất, tỷ lệ thụ tinh thường ñược tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa

số trứng có phôi trên số trứng ñem ấp Ở các trung tâm giống hay trạm nghiên cứu về giống, người ta tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số trứng có phôi với số trứng ñẻ ra, ñể xác ñịnh toàn diện chất lượng ñàn giống

Có nhiều vấn ñề ảnh hưởng ñến tỷ lệ thụ tinh, có thể khái quát thành hai yếu tố chính là di truyền và yếu tố ngoại cảnh

* Yếu tố di truyền:

Trang 29

Yếu tố di truyền có ảnh hưởng trực tiếp ựến tỷ lệ thụ tinh Theo Nguyễn Trọng Thiện và Trần đình Miên (1995), hệ số di truyền của tắnh trạng tỷ lệ thụ tinh là 0,11 - 0,13 Chất lượng con giống tốt cho tỷ lệ thụ tinh cao Vì vậy, khi ghép ựôi giao phối phải tránh ựể hiện tượng ựồng huyết hoặc cân huyết xảy ra Theo Chambers (1990), hệ số di truyền của tỷ lệ trứng thụ tinh là 0,1 - 0,15 Khả năng thụ tinh giảm 4 - 8% khi giao phối cận huyết

* Yếu tố ngoại cảnh:

- Nhiệt ựộ:

Nhiệt ựộ môi trường thắch hợp sẽ cho kết quả thụ tinh cao Khi nhiệt ựộ quá cao hay quá thấp ựều ảnh hưởng ựến tỷ lệ thụ tinh của gia cầm Nhiệt ựộ trên 300C hay dưới 00C ựều làm giảm tỷ lệ thụ tinh Nguyên nhân là do nhiệt ựộ ựã làm giảm lượng thức ăn thu nhận dẫn ựến lượng tinh dịch không ổn ựịnh Vì vậy, vào mùa

hè cần nâng cao chất lượng thức ăn kết hợp chống nóng cho gà ựể gà phát triển bình thường, tỷ lệ thu tinh không bị giảm thấp

- Chế ựộ nuôi dưỡng:

Dinh dưỡng có ảnh hưởng nhất ựịnh ựến tỷ lệ thụ tinh đặc biệt trong khẩu phần thiếu protein sẽ làm giảm chất lượng tinh dịch do làm giảm nồng ựộ tinh trùng và sức sống của tinh trùng Khi dinh dưỡng không hợp lý làm gà trống quá gầy hoặc quá béo sẽ làm ảnh hưởng ựến tắnh hăng của gà Vì vậy trong quá trình nuôi dưỡng gà trống, cần bổ sung ựầy ựủ protein và cân ựối chất dinh dưỡng cũng như các axắt amin trong khẩu phần

- Lớp ựộn chuồng và phương thức chăn nuôi:

Tuy không phải là trực tiếp nhưng chất ựộn chuồng và phương thức chăn nuôi ảnh hưởng gián tiếp ựến tỷ lệ thụ tinh Khi nền chuồng quá ẩm ướt tạo ựiều kiện cho một số loại vi sinh vật phát triển gây bệnh cho gia cầm, ựặc biệt là các bệnh về chân, từ ựó ảnh hưởng ựến sức khoẻ gà trống, giảm tắnh hăng, khi ựạp mái gặp nhiều khó khăn Theo Chambers (1990), gà nuôi trên nền sàn có tỷ lệ thụ tinh cao hơn nuôi trên nền có ựệm lót

- Lứa tuổi:

Tuổi gia cầm có ảnh hưởng rõ rệt ựến tỷ lệ thụ tinh Thường gà trống tinh

Trang 30

hoàn ựạt kắch thước tối ựa vào 28 - 30 tuần tuổi, giai ựoạn này thường ựạt tỷ lệ thụ tinh rất cao nếu nuôi dưỡng hợp lý, tinh hoàn sẽ bước vào giai ựoạn ổn ựịnh

và bắt ựầu có hiện tượng suy thoái sau 48 tuần Khả năng thụ tinh của gà trống ở năm ựầu tiên là tốt nhất, từ năm thứ hai trở ựi tỷ lệ thụ tinh giảm xuống Sự chênh lệch giữa tuổi gà trống và tuổi gà mái gây ra stress, do vậy cũng làm giảm

tỷ lệ thụ tinh

- Tỷ lệ trống mái và mật ựộ trong ựàn:

Tỷ lệ trống mái trong ựàn cũng làm ảnh hưởng ựến khả năng thụ tinh Tuỳ vào hướng sử dụng trong chăn nuôi mà người ta ghép mật ựộ trống mái khác nhau Tỷ lệ ghép trống mái ựối với gà hướng thịt là 1/10 - 1/8 (Lê Hồng Mận và

CS, 1995) Nếu mật ựộ nuôi quá thưa làm giảm tỷ lệ thụ tinh, mật ựộ nuôi quá dầy làm tăng tỷ lệ thụ tinh nhưng nhiều khi lại làm gà mổ ựánh nhau giữa các trống hoặc gà mái bị ựạp quá nhiều lần gây rách lưng Tuỳ theo phương thức chăn nuôi khác nhau và ựiều kiện khắ hậu chuồng nuôi mà mật ựộ nuôi khác nhau Mật ựộ thắch hợp trong giai ựoạn gà ựẻ là 4 - 5 con/m2 Còn trong ựiều kiện nuôi chuồng kắn nhiệt ựộ trong chuồng từ 21 - 230C, mật ựộ nuôi là 5 - 7 con/m2

số trứng ựem ấp Trong thắ nghiệm, ựể so sánh giữa các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ

lệ ấp nở hoặc xác ựịnh chất lượng máy ấp, người ta tắnh bằng tỷ lệ phần trăm giữa số

gà con nở ra với số trứng có phôi Ở các Trung tâm giống hay các Trạm nghiên cứu

di truyền - giống, ựể xác ựịnh toàn diện chất lượng ựàn giống, người ta tắnh tỷ lệ ấp

nở bằng tỷ lệ phần trăm giữa số gà con nở ra với số trứng ựẻ ra đánh giá hiệu quả kinh tế người ta thường dùng công thức tắnh tỷ lệ ấp nở là tỷ lệ phần trăm giữa số gà con loại I trên số trứng ựem ấp

Tỷ lệ ấp nở phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể chia làm hai yếu tố tác ựộng chắnh là yếu tố di truyền và ựiều kiện môi trường

Trang 31

* Ảnh hưởng của các yếu tố di truyền:

Các yếu tố di truyền: như hình dạng trứng, chất lượng trứng, khối lượng trứng, ñộ dày vỏ trứng, chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng ñỏ ñều ảnh hưởng nhất ñịnh ñến tỷ lệ ấp nở của gia cầm Các yếu tố này liên quan ñến sự cân ñối của các thành phần trong trứng, ñặc biệt là tỷ lệ lòng trắng, lòng ñỏ Diện tích tiếp xúc với môi trường bên ngoài, quá trình bốc hơi nước ñồng thời ảnh hưởng tới lượng khí trao ñổi trong quá trình phát triển của phôi

Tỷ lệ ấp nở là một tính trạng di truyền, tuy nhiên hệ số di truyền của tính trạng này thấp h2 = 0,15 - 0,20

* Ảnh hưởng của ñiều kiện môi trường:

Nguyễn Duy Hoan và CS (1999) ñều ñánh giá cao vai trò của yếu tố vệ sinh, kỹ thuật và bảo quản trứng có ảnh hưởng rất lớn ñến tỷ lệ ấp nở

* Nhiệt ñộ:

Khi nhiệt ñộ môi trường tăng cao lên thì nước từ trong trứng sẽ bị bay hơi nhiều và làm phá vỡ quá trình trao ñổi chất trong phôi ở quá trình ấp trứng Nếu trứng ấp bảo quản kéo dài trong ñiều kiện ẩm ñộ thấp và nhiệt ñộ cao sẽ làm cho khối lượng trứng giảm nhanh, lòng trắng trở lên ñặc dần, chỉ số lòng trắng giảm,

tỷ lệ lòng ñỏ tăng lên do sự thẩm thấu nước từ lòng trắng sang lòng ñỏ, màng lòng ñỏ giảm dần, chỉ số ñàn hồi, chỉ số lòng ñỏ giảm xuống và ñặc biệt ñơn vị Haugh cũng giảm xuống theo thời gian bảo quản Do có sự biến ñổi các chỉ tiêu chất lượng trứng và sự giảm khối lượng trứng, dẫn ñến kết quả ấp nở bị ảnh hưởng ñáng kể

Theo Trần Long (1994), nhiệt ñộ ảnh hưởng sâu sắc tới tỷ lệ ấp nở Nhiệt

ñộ 39 - 400C kéo dài trong một thời gian, sẽ làm cho phôi phát triển nhanh, gia cầm nở sớm, một số bị biến dạng, dị tật, gây xung huyết Nhiệt ñộ trên 400C sẽ gây chết phôi hàng loạt Nhiệt ñộ dưới 370C kéo dài sẽ làm gia cầm nở rải rác

* Ẩm ñộ:

Ẩm ñộ có tác dụng ñiều hoà cho sự bốc hơi nước từ trứng và ñiều chỉnh

sự toả nhiệt của trứng Ẩm ñộ cao hay thấp trong quá trình ấp có ảnh hưởng tới dung tích túi niệu và ảnh hưởng ñến kết quả ấp nở Như vậy ẩm ñộ cao hay thấp

Trang 32

ñều ảnh hưởng tới kết quả ấp nở và chất lượng gà con nở ra

* ðảo trứng:

Tỷ trọng của phôi trong trứng ấp là nhỏ nhất nên phôi luôn có xu hướng nổi lên trên Do ñó trong quá trình ấp ta thường phải thường xuyên ñảo trứng ðảo trứng có tác dụng ngăn phôi khỏi dính vào màng vỏ và làm cho quá trình trao ñổi khí ñược cải thiện, ở những ngày ấp ñầu tiên nếu không ñảo trứng thì phôi sẽ bị lòng ñỏ ép sát vào vỏ trứng Vì trứng bay hơi nước nên phôi sẽ bị dính vào vỏ, sự phát triển của phôi bị dừng lại và phôi sẽ bị chết Thời kỳ cần thiết của phôi ñối với nhu cầu ñảo trứng là từ 3 - 8 ngày ấp ñầu tiên, ñây là giai ñoạn hình thành các khí quan trong cơ thể gia cầm và sau 13 ngày ấp việc ñảo trứng ñã có tác ñộng có lợi cho việc trao ñổi chất và phát triển của phôi

1.4 Cơ sở về tiêu tốn thức ăn

Tiêu tốn thức ăn cho một ñơn vị sản phẩm là tỷ lệ chuyển hóa một lượng thức ăn nhất ñịnh ñể ñạt ñược lượng sản phẩm ñó Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là lượng thức ăn cần thiết ñể một con vật tăng khối lượng cơ thể lên 1 kg Trong chăn nuôi gia cầm, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là lượng thức ăn cần thiết ñể chúng ñẻ ñược 10 trứng

Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm Mức tiêu tốn thức ăn càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại ðối với

gà sinh sản giai ñoạn ñẻ trứng, lượng thức ăn ăn vào một phần dùng ñể duy trì, một phần nhỏ cho tăng trọng, phần còn lại ñể phục vụ sản xuất trứng Trong giai ñoạn sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể càng thấp thì hiệu quả kinh

tế càng cao

Chambers (1990) cho biết mối tương quan giữa khối lượng cơ thể và tăng

Trang 33

trọng với tiêu tốn thức ăn là tương quan dương, hệ số thường là rất cao (0,5 - 0,9), còn tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn là tương quan âm và thấp

từ - 0,2 ñến - 0,8

Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể còn phụ thuộc vào tuổi của vật nuôi Khi con vật còn non, cường ñộ sinh trưởng cao thì tiêu tốn thức ăn thấp ngược lại khi ñã trưởng thành cường ñộ sinh trưởng chậm nên mức tiêu tốn thức

ăn ñể tăng 1kg khối lượng là cao Bùi ðức Lũng (1992) cho thấy gà lai V135 tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể ở 4 tuần tuổi là 1,91kg; ở 5 tuần tuổi là 1,98kg, ở 6 tuần tuổi là 2,01kg và 8 tuần tuổi là 2,26kg

Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng của gia cầm phụ thuộc vào ñộ ñồng ñều sinh dục, thể hiện qua tỷ lệ ñẻ Gà có tỷ lệ càng cao thì mức tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng càng thấp và ngược lại Theo Lương Thị Hồng (2005), gà có tỷ lệ ñẻ 31,99% thì mức tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng là 3,21kg; tỷ lệ ñẻ lên 43,24% thì cần 2,58kg; còn tỷ lệ ñẻ ñến 49,55% thì chỉ cần 2,22kg thức ăn Nguyễn Thị Mười (2006) cũng cho thấy: khi gà có tỷ lệ ñẻ 46,22% thì cần 2,18kg thức ăn ñể sản xuất ra 10 trứng; khi tỷ lệ ñẻ là lên ñến 53,79% thì cần 1,84kg; còn tỷ lệ ñẻ ñạt 75% thì chỉ cần 1,41kg thức ăn

Tiêu tốn thức ăn là chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa quyết ñịnh ñến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà sinh sản cũng như gà thịt Do vậy, ñã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chế ñộ dinh dưỡng và chế ñộ chăm sóc nhằm tạo ñiều kiện thích hợp nhất cho các giống gà phát huy cao nhất tiềm năng di truyền của giống Trong báo cáo kết quả “nghiên cứu xác ñịnh mức canxi, phốt pho thích hợp

và ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin ADE ñến hiệu quả sử dụng canxi, phốt pho trong khẩu phần gà sinh sản hướng trứng”, Phạm Công Thiếu và Vũ Duy Giảng (2001) cho biết: nuôi gà ñẻ trứng (trứng giống và trứng thương phẩm) với khẩu phần có mức canxi 4% và phốt pho 0,6% cho kết quả tốt nhất Phạm Quang Hoán

và CS (2001) cho biết: nuôi gà bố mẹ sinh sản Lương Phượng Hoa bằng hỗn hợp LP1, cho sản lượng trứng/mái tăng 4,31 quả, sản lượng trứng giống/mái tăng 4,64 quả, tỷ lệ nở tăng 3,16%, tỷ lệ gà con loại 1 tăng 2,89% Theo báo cáo về nghiên cứu ứng dụng một số yếu tố kỹ thuật chiếu sáng bổ sung ñể cải thiện hiệu quả sử

Trang 34

dụng thức ăn ở gà ISA - bố mẹ, Trịnh Xuân Cư và CS (2001) cho biết, dùng bóng tròn làm nguồn chiếu sáng cho gà ñẻ cho hiệu quả tốt hơn bóng neon, trên gà ISA nuôi tại Việt Nam chế ñộ chiếu sáng 13 giờ 30 phút ngày hiệu quả hơn chế ñộ 16 giờ 30 phút

1.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn

Hiệu quả sử dụng thức ăn là lượng thức ăn tiêu tốn ñể tạo ra một ñơn vị sản phẩm ðối với gia cầm, trong giai ñoạn ñẻ trứng hiệu quả sử dụng thức ăn là tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng ñẻ ra Hiệu quả sử dụng thức ăn vừa mang ý

nghĩa kinh tế vừa mang ý nghĩa kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm

Hiệu quả sử dụng thức ăn ñược tính bằng tỷ lệ giữa lượng thức ăn thu nhận và số trứng ñẻ ra Lượng thức ăn thu nhận ñược tính bằng hiệu số giữa lượng thức ăn cho vào máng và tổng thức ăn còn lại cộng thức ăn rơi vãi Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn hay giảm tiêu tốn thức ăn ñể sản xuất ra 10 quả trứng thì phải nâng cao chất lượng thức ăn Hiệu quả sử dụng thức

ăn của ñàn gia cầm chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như: dòng giống,

kỹ thuật nuôi dưỡng, yếu tố môi trường… Lấy tỷ lệ ñẻ hàng ngày làm chỉ tiêu quan trọng nhất ñể xác ñịnh khẩu phần ăn cho gà Sau khi ñàn gia cầm ñã ñạt ñỉnh cao tỷ lệ ñẻ phải giảm lượng thức ăn hàng ngày ñể tránh tích lũy mỡ làm giảm tỷ lệ ñẻ từ ñó làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn

1.6 Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu ñánh giá sức sống và sự thích nghi của gia cầm (Nguyễn Thị Mai và CS, 2009) Sức sống và khả năng kháng bệnh là tính trạng do nhiều gen quy ñịnh và chịu ảnh hưởng của ñiều kiện môi trường (ðặng Hữu Lanh

và CS, 1999) Sức sống và khả năng kháng bệnh có hệ số di truyền rất thấp h2 = 0,05 (Trần Huê Viên, 2000) Trần Long (1994) cũng cho rằng, sức sống của gà ñược tính bằng tỷ lệ nuôi sống sau một khoảng thời gian Tính trạng này có hệ số

di truyền thấp nên tỷ lệ nuôi sống giai ñoạn gà con chủ yếu phụ thuộc vào ñiều kiện môi trường Lê Viết Ly (1995) cho biết, ñộng vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối lượng cơ thể thấp khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp

Trang 35

Trong ựiều kiện bình thường, các giống gà khác nhau và các lô gà khác nhau trong cùng một giống tỷ lệ nuôi sống khác nhau Tỷ lệ nuôi sống chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố môi trường Phan Cự Nhân và Trần đình Miên (1998) cho biết gà lông màu thắch ứng tốt với sự thay ựổi của ựiều kiện môi trường Hồ Lam Sơn và CS (2001) cho biết tỷ lệ nuôi sống của gà Kabir thương phẩm ở 0 - 4 tuần tuổi ựạt khoảng 95,3% ựến 98% Theo Hoàng Toàn Thắng và CS (2001) cũng cho thấy tỷ lệ nuôi sống của các lô thắ nghiệm khác nhau là khác nhau Theo tác giả, tỷ lệ nuôi sống lúc kết thúc thắ nghiệm của lô 1 là 98 - 99%, lô 3 là 96% và lô

2 là 94 - 96% Theo Phùng đức Tiến và CS (2001), tỷ lệ nuôi sống của gà Ai Cập giai ựoạn 0 - 9 tuần tuổi là 98,06%

1.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.7.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam bên cạnh các giống gà nội còn có các giống gà nhập ngoại, nên các công trình nghiên cứu trong nước thường tập trung theo các hướng cơ bản sau:

* Nghiên cứu, chọn lọc, nhân thuần và giữ các lại các giống gà nội có năng suất chưa cao nhưng có khả năng thắch nghi tốt với ựiều kiện ngoại cảnh, ựồng thời chất lượng thịt thơm ngon, chất lượng trứng tốt hơn so với giống gà nhập ngoại đây là nguồn gen quắ, góp phần tạo gà broiler trong công thức lai tạo Nguyễn Hoài Tao và Tạ An Bình (1984) nghiên cứu lai kinh tế: Mắa x Ri; Phù Lưu Tế x Ri; Chọi x Ri Kết quả cho thấy 2 công thức lai Mắa x Ri; Phù Lưu

Tế x Ri có khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn ựều ở mức tốt hơn gà Ri thuần

Bùi Quang Tiến và Nguyễn Hoài Tao (1985) ựã nghiên cứu lai tạo ra giống gà kiêm dụng Rhoderi có sản lượng trứng cao hơn gà Ri 27%, khối lượng trứng cao hơn gà Ri 8,6%

Nguyễn Trọng Thiện (2008) cho biết: từ năm 1975 ựến năm 1985 Việt Nam ựã nghiên cứu lai tạo ra giống gà kiêm dụng Rhoderi từ gà Rhode Island và

gà Ri Hải Dương Gà Rhoderi qua 4 thế hệ chọn lọc có sản lượng trứng cao hơn

gà Ri và gà Rhode Island Tốc ựộ sinh trưởng của con lai cao hơn con thuần trong ựiều kiện nuôi dưỡng bình thường Khối lượng khi trưởng thành của gà

Trang 36

trống Rhoderi là 3.165g và gà mái là 2.500g Sau khi ựược công nhận, giống mới Rhoderi tiếp tục ựược hoàn chỉnh, nâng cao các chỉ tiêu sản xuất Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu ựã ựược thực hiện trên các giống gà nhập nội nhằm ựưa ra ựược các công thức lai mới, cho hiệu quả kinh tế cao

* Nhập, nghiên cứu, nuôi các giống gà ngoại (hướng thịt và hướng trứng)

có năng suất cao

Nguyễn Huy đạt và Nguyễn Thành đồng (2001) khi nghiên cứu trên gà Lương Phượng Hoa ựã cho biết: gà ựẻ bói lúc 143 - 147 ngày tuổi, tỷ lệ ựẻ 5% lúc 149 - 152 ngày, sản lượng trứng/mái/68 tuần tuổi ựạt 166,5 quả Gà broiler ở

12 tuần tuổi ựạt khối lượng 2,0 - 2,57kg/con; TTTĂ/kg tăng khối lượng từ 2,78 - 2,81kg đào Văn Khanh (2002) nghiên cứu trên gà Lương Phượng cũng cho biết

tỷ lệ nuôi sống của gà nuôi thịt ựến 12 tuần tuổi ựạt cao từ 96,60% - 99,50%

Theo Phùng đức Tiến và CS (2001), gà Ai Cập có sức sống tốt, tỷ lệ nuôi sống cao, giai ựoạn gà con (0 - 9 tuần tuổi) ựạt 98,06; giai ựoạn gà dò và hậu bị (10 - 21 tuần tuổi) ựạt 97,03% và giai ựoạn sinh trưởng ựạt 90 - 91% Gà có khả năng sinh trưởng tốt, khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi trung bình ựạt 1.767,73 g/con ở gà trống và 1.348,10 g/con ở gà mái Khả năng sản xuất tốt, năng suất trứng 175 quả/mái/61 tuần tuổi; tiêu tốn thức ăn là 1,92 kg/10 quả trứng

Nguyễn Huy đạt và CS (2006) cho biết 3 dòng gà Lương Phượng MA,

MB, M2 có tỷ lệ sống cao: giai ựoạn gà con 95 - 96%, giai ựoạn gà dò 95,5 - 96,2

%, giai ựoạn gà sinh sản 98,1 - 98,6%; khối lượng gà trống 20 tuần tuổi ựạt 2.842,5 - 2.911,3g, gà mái ựạt 2.208,7 - 2.241,2g/con; năng suất trứng 48 tuần tuổi dòng MA ựạt 116,5 quả/mái, MB 114,4 quả/mái và M2 113 quả/mái; khối lượng trứng ở 38 tuần của 3 dòng ựạt 55,9 - 56,0g

Các Công ty, Xắ nghiệp gà giống ựã tiến hành nhập gà giống ông bà, bố

mẹ giống thịt, giống trứng về nuôi và cung cấp con giống có chất lượng cao ựể ựáp ứng nhu cầu con giống của thị trường Công ty TNHH một thành viên gà giống DABACO Lạc Vệ - Tiên Du - Bắc Ninh ựã tiến hành nhập và nuôi thành công giống gà thịt Ross 308, Hurbard - Classic Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ - Chương Mỹ - Hà Nội nhập giống gà Hubbard - Flex Công ty cổ

Trang 37

phần gà giông Châu Thành - Nam ðịnh (gà thả vườn Kabir) Công ty CP có cả giống gà siêu thịt và siêu trứng

ðồng thời với việc nghiên cứu về giống cũng có nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn, tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăm sóc - nuôi dưỡng… ñể phát huy tối ña tiềm năng di truyền của con giống và giảm chi phí thức ăn xuống 7 - 10%, nghiên cứu quy trình ấp nở, quy trình thú y phòng trị bệnh cho gia cầm

1.7.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cùng với những tiến bộ nhanh chóng về di truyền, ngành chăn nuôi gia cầm ñã có nhiều bước tiến vượt bậc và ñã ñạt ñược những thành tựu lớn trong quá trình nghiên cứu chọn lọc tạo dòng, giống mới Các nhà nghiên cứu về di truyền giống tổ chức chọn lọc thúc ñẩy nhanh các tiến bộ di truyền qua nhiều thế

hệ, từ ñó ñã tạo ra ñược ưu thế lai của các tính trạng số lượng Bên cạnh ñó là

xây dựng các chế ñộ dinh dưỡng hợp l ý ñáp ứng ñầy ñủ theo yêu cầu của cơ thể

gia cầm Do vậy, sản phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới không ngừng tiến bộ cả về chất và số lượng

Theo Card và Neshein (1970), gà broiler ñược sản xuất thương mại từ năm

1935 - 1940; gà broiler ñược tạo ra từ gà trống Plymouth Rock vằn phối với Newhampshier Giai ñoạn 1940 - 1950, gà broiler ñược tạo ra từ trống WhiteVandette và mái Newhampshier; khối lượng con lai lúc 68 - 75 ngày tuổi là 1,2 - 1,4 kg, tiêu tốn thức ăn 2,8 - 3,2 kg/kg tăng khối lượng cơ thể, phải nuôi ñến

12 - 13 tuần tuổi mới ñạt 1,8 kg Gà thịt chủ yếu là con lai giữa dòng trống Red Cornish với dòng mái Newhampshier, sau nhờ lai tạo cố ñịnh thành dòng Cornish trắng làm dòng trống và Plymouth Rock vằn hoặc Plymouth Rock trắng làm dòng mái ñể tạo gà broiler có năng suất cao hơn Lúc 10 tuần tuổi ñã ñạt 1,8kg, tiêu tốn thức ăn giảm xuống 2,5 - 2,6kg/ kg tăng khối lượng cơ thể Từ những năm 70 trở lại ñây, các giống gà không ngừng ñược lai tạo, chọn lọc, cố ñịnh các tổ hợp gen cho năng suất cao, ngày một nâng cao các tính trạng sản xuất trong ñó có khả năng sinh trưởng Các tổ hợp lai cùng giống (giữa các dòng) và các giống có 3, 4, 6 hoặc 8 dòng ñã xuất hiện và phát triển phổ biến

Trang 38

Công ty Kabir (Israel) ñã tạo ra giống gà thương phẩm “Kabir” là tổ hợp lai bốn dòng có lông vàng hoặc nâu vàng thích hợp với thị hiếu khách hàng Hiện nay, Công ty có 28 dòng gà chuyên thịt trong ñó có 13 dòng gà nổi tiếng

Hãng Hubbard - Isa có 119 giống gà chuyên thịt lông trắng và lông màu Trong ñó có nhiều giống nổi tiếng ñang ñược nuôi ở nhiều nước trên thế giới Các dòng trống tăng trưởng chậm gồm: S66, S77, I66, S88, S77N Các dòng trống tăng trưởng phân biệt gồm: Grey Master, Grey Barred, Colorpac, Redbro Naked Neck, Redbro Các dòng mái lông màu gồm: JA57, P6N, Redbro S, Redbro M Các giống gà của hãng Hubbard - Isa ñáp ứng nhu cầu thâm canh công nghiệp trong ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới nóng ẩm Hãng cũng ñã sử dụng trống dòng S44 x mái dòng JA57; con lai ở 63 ngày tuổi có khối lượng cơ thể 2.209g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 2,24 - 2,30kg Con lai giữa trống dòng Redbro Naked neck

x mái dòng Redbro S ở 63 ngày tuổi có khối lượng cơ thể 2.424g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 2,29 - 2,35kg Trống dòng Redbro x mái dòng Redbro S con lai ở 63 ngày tuổi có khối lượng cơ thể 2.585g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 2,34 - 2,31kg

Hãng Sasso của Cộng hòa Pháp ñã nhân giống chọn lọc, lai tạo và cho ra nhiều tổ hợp gà thịt lông màu có thể nuôi thâm canh, thả vườn hoặc ở các trang trại Các tổ hợp lai của gà Sasso có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở những vùng có ñiều kiện khí hậu nóng ẩm, chất lượng thịt thơm ngon Hãng ñã ñưa vào sản xuất 16 dòng gà trống và 6 dòng gà mái Các dòng gà trống ñược sử dụng rộng rãi hiện nay là: X44N, T55, T55N, T77, T88 và T88N1 Dòng mái ñược sử dụng rộng rãi nhất là: SA31 và SA51, Gà SA31có mầu lông nâu ñỏ, khối lượng lúc 20 tuần tuổi ñạt 2,01 - 2,29 kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là: 2,38 - 2,46kg Gà SA51 có khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi là 1,42kg, sản lượng trứng 188 - 190 quả/mái/năm Hãng sử dụng trống X44 x mái SA31L tạo con lai

ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2.550 g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 2,46 kg

Trang 39

Ở Nhật, người ta cũng ñã tạo ra các con lai ñể nuôi thịt có chất lượng cao Các giống gà này ñược nuôi thời gian dài 85 - 120 ngày, ñược nuôi dưỡng bằng thức ăn ñặc biệt, khẩu phần không có nguyên liệu thức ăn nguồn gốc ñộng vật Trong những năm gần ñây, ở Trung Quốc cũng tạo ra nhiều giống gà và ñưa nhiều giống gà lông màu như: Lương Phượng, Tam Hoàng, Long Phượng,

Lô Hoa, Ma Hoàng, vào sản xuất

Hiện nay có nhiều giống gà chuyên thịt nổi tiếng của các hãng sản xuất lớn ñã ñược nuôi phổ biến như rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như: Arbor Acres, Avian, Cobb, Hybro, Lohman Meat, Ross và ISA, … là những giống gà chuyên thịt lông trắng mà bố mẹ có thể sản xuất 150 - 160 gà con/mái Gà thịt thương phẩm 35 - 42 ngày tuổi ñã ñạt khối lượng 2,0 - 2,3kg; tiêu tốn thức ăn 1,7

- 1,9 kg thức ăn/kg tăng khối lượng

ðồng thời với việc nghiên cứu phát triển các giống gà thịt, nhiều hãng gia cầm trên thế giới cũng trú trọng nghiên cứu ñể tạo ra các giống gà chuyên trứng lông màu nổi tiếng như: Goldline 54; Brownick, với thời gian khai thác ñến 80 tuần, ñạt năng suất trứng 310 - 320 quả/mái với chất lượng thơm ngon

Trang 40

Chương 2 đỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 đối tượng, ựịa ựiểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu trên ựàn gà Lohmann Meat bố mẹ 0 ựến 46 tuần tuổi gồm 4.395 mái và 615 trống

- Nghiên cứu trên ựàn gà thương phẩm 0 ựến 7 tuần tuổi gồm: 1.500 con

Trên ựàn bố mẹ các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:

- Khối lượng cơ thể gà qua các giai ựoạn

- Lượng thức ăn thu nhận của ựàn gà qua các giai ựoạn

- Tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ loại thải và tỷ lệ hao hụt

- Tỷ lệ ựẻ, năng suất trứng, tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống

- Hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai ựoạn ựẻ trứng

- Khả năng ấp nở của trứng gà giống

2.2.2 Trên ựàn thương phẩm

Ở ựàn con thương phẩm chúng tôi ựã xác ựịnh các chỉ tiêu sau:

- Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi

- Hiệu quả sử dụng thức ăn qua các tuần tuổi

- Tỷ lệ nuôi sống

- Một số chỉ tiêu giết thịt

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nuôi dưỡng, chăm sóc

* đàn gà giống bố mẹ:

- Các số liệu ựược theo dõi trực tiếp trên ựàn gà nuôi tại Xắ nghiệp

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Thanh Bình (1998), Nghiên cứu khả năng sinh sản và sản xuất của gà ri, Luận văn thạc sỹ khoa học, Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam, tr: 35 - 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sinh sản và sản xuất của gà ri
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình
Năm: 1998
2. Trịnh Xuân Cư, Hồ Lam Sơn, Lương Thị Hồng, Nguyễn ðăng Vang (2001), Nghiên cứu một số ủặc ủiểm ngoại hỡnh và tớnh năng sản xuất của gà Mớa trong ủiều kiện chăn nuôi tập trung, phần Chăn nuôi gia cầm, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999 - 2000, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thành phố Hồ Chí Minh tháng 2/2001, tr:244 - 253 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên "cứu một số ủặc ủiểm ngoại hỡnh và tớnh năng sản xuất của gà Mớa trong ủiều kiện "chăn nuôi tập trung, phần Chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Trịnh Xuân Cư, Hồ Lam Sơn, Lương Thị Hồng, Nguyễn ðăng Vang
Năm: 2001
3. Nguyễn Huy ðạt (1991), Nghiên cứu một số tính trạng sản xuất của các dòng thuần bộ giống gà leghorn trắng trong ủiều kiện Việt Nam, Luận ỏn phú tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ htuật nông nghiệp Việt Nam, tr: 40 - 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số tính trạng sản xuất của các dòng thuần "bộ giống gà leghorn trắng trong ủiều kiện Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Huy ðạt
Năm: 1991
4. Nguyễn Huy ðạt, Nguyễn Thành ðồng (2001), Nghiên cứu chọn lọc, nhân giống gà Lương Phượng Hoa tại trại chăn nuôi Liên Ninh. Báo cáo kết quả Nghiên cứu Khoa học 1999 - 2000. Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn lọc, nhân giống gà "Lương Phượng Hoa tại trại chăn nuôi Liên Ninh
Tác giả: Nguyễn Huy ðạt, Nguyễn Thành ðồng
Năm: 2001
5. Nguyễn Huy ðạt, Vũ Thị Hưng, Hồ Xuân Tùng, Vũ Chí Thiện (2006), Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập và gà Ri vàng rơm trong ủiều kiện nuụi bỏn chăn thả, Báo cáo khoa học Chăn nuôi - Thú y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng sản "xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập và gà Ri vàng rơm trong ủiều kiện nuụi bỏn "chăn thả
Tác giả: Nguyễn Huy ðạt, Vũ Thị Hưng, Hồ Xuân Tùng, Vũ Chí Thiện
Năm: 2006
6. Nguyễn Duy Hoan, Bùi ðức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, ðoàn Xuân Trúc (1999), Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dành cho cao học và nghiên cứu sinh chăn nuôi), Trường ðại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Nhà xuất bản nông nghiệp, tr: 3 - 11; 30 - 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn "nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Bùi ðức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, ðoàn Xuân Trúc
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 1999
7. Nguyễn Duy Hoan (2007), Khả năng sinh trưởng phát dục của gà hậu bị Grimaud nhập từ Pháp, Tạp chí chăn nuôi số 12 - tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng sinh trưởng phát dục của gà hậu bị Grimaud "nhập từ Pháp
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan
Năm: 2007
9. ðỗ Ngọc Hoè (1995), Một số chỉ tiêu vệ sinh ở các chuồng nuôi gà công nghiệp và nguồn nước cho chăn nuôi khu vực quanh Hà Nội, Luận án Phó tiến sĩ KHNN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chỉ tiêu vệ sinh ở các chuồng nuôi gà công nghiệp và "nguồn nước cho chăn nuôi khu vực quanh Hà Nội
Tác giả: ðỗ Ngọc Hoè
Năm: 1995
10. Lương Thị Hồng (2005), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà H’Mông x gà Ai Cập, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, ngành Chăn nuôi ủộng vật Nụng nghiệp, tr: 55 - 76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà "H’Mông x gà Ai Cập
Tác giả: Lương Thị Hồng
Năm: 2005
11. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu ðoàn, Nguyễn Thị Mai (1994), Chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr: 104 - 108, 122 - 123, 170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn "nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu ðoàn, Nguyễn Thị Mai
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1994
12. đào Văn Khanh (2002), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt gà của 3 giống gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên, Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, ðại học Nông lâm Thái Nguyên, tr: 147 - 149 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng "thịt gà của 3 giống gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán "chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên
Tác giả: đào Văn Khanh
Năm: 2002
13. ðặng Hữu Lanh (1995), Cơ sở di truyền học giống vật nuôi, NXBGD Hà Nội, tr: 90 - 100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở di truyền học giống vật nuôi
Tác giả: ðặng Hữu Lanh
Nhà XB: NXBGD Hà Nội
Năm: 1995
14. đặng Hữu Lanh, Trần đình Miên, Trần Bình Trọng (1999), Cơ sở di truyền chọn giống ủộng vật, NXB giỏo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở di truyền chọn "giống ủộng vật
Tác giả: đặng Hữu Lanh, Trần đình Miên, Trần Bình Trọng
Nhà XB: NXB giỏo dục Hà Nội
Năm: 1999
15. Trần Long (1994), Xỏc ủịnh một số ủặc ủiểm di truyền một số tớnh trạng sản xuất và lựa chọn phương phỏp chọn giống thớch hợp ủối với cỏc dũng gà thịt Hybro HV85, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, tr: 90 - 114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xỏc ủịnh một số ủặc ủiểm di truyền một số tớnh trạng sản xuất và "lựa chọn phương phỏp chọn giống thớch hợp ủối với cỏc dũng gà thịt Hybro "HV85
Tác giả: Trần Long
Năm: 1994
16. Bựi ðức Lũng (1992), Nuụi gà thịt broler năng xuất cao, Bỏo cỏo chuyờn ủề Hội nghị Quản lý kỹ thuật ngành gia cầm, Tp. Hồ Chí Minh, tr: 1-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuụi gà thịt broler năng xuất cao
Tác giả: Bựi ðức Lũng
Năm: 1992
17. Bùi ðức Lũng, Lê Hồng Mận (1995), Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm
Tác giả: Bùi ðức Lũng, Lê Hồng Mận
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
18. Lê Viết Ly (1995), Sinh lý thích nghi, Giáo trình cao học Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr: 246 - 283 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý thích nghi
Tác giả: Lê Viết Ly
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
19. Nguyễn Thị Mai, Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Lệ Hằng (2007), Giáo trình chăn nuôi gia cầm. NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi "gia cầm
Tác giả: Nguyễn Thị Mai, Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Lệ Hằng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2007
20. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu ðoàn, Hoàng Thanh (2009), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr: 66, 87 - 93, 166 - 169 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia "cầm
Tác giả: Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu ðoàn, Hoàng Thanh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2009
21. Lê Hồng Mận, Bùi ðức Lũng, Phạm Quang Hoán (1995), Nghiên cứu yêu cầu protein trong thức ăn hỗn hợp gà Broiler nuôi tách trống mái từ 1 - 63 ngày tuổi, thông tin gia cầm, tr: 17 - 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu yêu cầu "protein trong thức ăn hỗn hợp gà Broiler nuôi tách trống mái từ 1 - 63 ngày tuổi
Tác giả: Lê Hồng Mận, Bùi ðức Lũng, Phạm Quang Hoán
Năm: 1995

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w