1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điểm tương đồng và khác biệt

4 500 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 51,5 KB

Nội dung

Hệ thống pháp luật của Anh và Mỹ đều thuộc hệ thống Common law, vì vậy có sự tương đồng nhất định

Trang 1

A LỜI NÓI ĐẦU

Hệ thống pháp luật của Anh và Mỹ đều thuộc hệ thống Common law, vì vậy có

sự tương đồng nhất định Tuy nhiên vốn là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo với văn hóa đa dạng, lãnh thổ rộng lớn và sự thay đổi nhanh chóng về xã hội, kinh tế nên hệ thống pháp luật Mỹ có điểm khác biệt nhất định với hệ thống pháp luật Anh Điều

đó dẫn đến quá trình đào tạo luật ở hai quốc gia này cũng có điểm tương đồng và khác biệt.

B NỘI DUNG

I SỰ TƯƠNG ĐỒNG

Thứ nhất, về học liệu ở Anh và Mỹ thì án lệ là nguồn luật chủ yếu để giải quyết

vụ án, vì vậy mà khi học các sinh viên đều chú trọng xem xét các bản án đã có, những tình huống trên thực tế và phân tích chúng

Thứ hai, về tuyển sinh đầu vào, yêu cầu về trình độ với sinh viên thi đầu vào các

trường đại học luật đều phải là sinh viên xuất sắc Ở Anh, yêu cầu đối với các sinh viên muốn theo học đại học luật là phải có điểm đầu vào đạt mức “A” Vì vậy thông thường những người có điểm thi như vậy là những người xuất sắc và có trình

độ nhận thức cao Ở Mỹ, các khoa luật cũng tuyển chọn người vào học rất khắt khe Một số khoa luật chỉ chọn một người trong số năm hoặc mười người dự tuyển

Thứ ba, thời gian học để được cấp bằng tương đương với bằng cử nhân luật ở

Anh và Mỹ đều là 3 năm

Thứ tư, nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo đều có sự kết hợp giữa lý

thuyết và thực hành, tuy nhiên, mức độ kết hợp như thế nào thì ở hai quốc gia lại có

sự khác biệt

II SỰ KHÁC BIỆT

1 Đối tượng đào tạo

Tại Anh, đối tượng đào tạo luật là những người đã tốt nghiệp phổ thông, không yêu cầu người đó phải có một bằng chuyên nghiệp nào Ở Mỹ, đối tượng đào tạo luật lại là những sinh viên đã tốt nghiệp đại học, phải có một bằng chuyên nghiệp, không phân biệt đó là bằng về lĩnh vực nào

Trang 2

2 Mục tiêu đào tạo

Ở Anh, hoạt động đào tạo luật có hai cấp độ đào tạo với mục tiêu nhằm trang bị kiến thức khoa học pháp lý cho người học và để dạy nghề, trang bị kỹ năng làm việc Tuy nhiên hai cấp độ đào tạo này không đi kèm với nhau mà lại được phân ra thành hai giai đoạn khác biệt, mỗi giai đoạn có yêu cầu, mục tiêu khác nhau:

- Với mục tiêu trang bị kiến thức pháp lý, người học phải trải qua quá trình đào tạo ở bậc đại học Tuy nhiên sau khi hoàn thành khóa học và được cấp bằng cử nhân luật thì người học chỉ có các kiến thức mang tính khoa học hàn lâm nghiên cứu, chưa thể ra làm việc được

- Nếu muốn làm việc tốt thì người học phải được đào tạo nghề luật Đó là quá trình dạy nghề luật và thuộc về chức năng của cơ sở đào tạo được cấp phép của Đoàn luật sư hoặc Hội luật gia

Như vậy ở Anh thì trong trường đại học chủ yếu dạy kiến thức cơ bản về luật mà không chú trọng đào tạo kĩ năng làm việc thực thụ như một luật sư

Ở Mỹ có sự khác biệt lớn so với ở Anh, đào tạo luật là đào tạo sau đại học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức hành nghề luật Sinh viên được đào tạo trong trường để có thể ra làm việc được ngay Giáo viên đào tạo sinh viên thành các luật sư có khả năng thắng kiện trong thực tế hơn là chỉ nghiên cứu suông về luật Nguyên nhân là do Mỹ đào tạo cử nhân luật kết hợp với đào tạo nghề để sinh viên khi ra trường có thể làm việc được ngay Các trường đào tạo luật ở Mỹ chủ yếu dạy sinh viên cách tìm hiểu pháp luật, để từ đó sinh viên áp dụng một cách chủ động các kiến thức trong nhà trường với kiến thức từ thực tiễn

3 Nội dung đào tạo, học liệu

Các học liệu ở Anh không chỉ gồm những bản án thực tế mà còn bao gồm những giáo trình về các môn khoa học đại cương và các môn về lý luận pháp luật Các trường luật của Mỹ lại không có giáo trình trình bày về khoa học luật mà chỉ dựa vào những bản án, những tình huống trên thực tế

4 Phương pháp đào tạo

Tại Anh, các môn học chủ yếu được giảng dạy dưới dạng thuyết trình, thảo luận

Trang 3

và phù đạo Sinh viên đưa ra câu hỏi và giải quyết thắc mắc của mình Các sinh viên được khuyến khích tham gia diễn án và thảo luận để rèn kĩ năng lập luận rõ ràng, thuyết phục Ngoài ra còn phương pháp truyền thống: Phương pháp thuyết giảng các kiến thức lý luận

Ở Mỹ lại chú trọng phương pháp tình huống Các nguyên tắc pháp lí chung không được trình bày qua những bài giảng lý thuyết trừu tượng mà được rút ra từ việc nghiên cứu những tình huống được đưa ra thảo luận trên lớp Các bài tập thực hành chủ yếu về giải quyết án và cách phân tích chi tiết các phán quyết dưới hình thức trao đổi, hội thoại giữa giáo viên và sinh viên (phương pháp Socratic) Ngoài

ra còn phương pháp đặt sinh viên vào công việc thực sự và họ học luật bằng cách

xử lý các tình huống thực tế đó (phương pháp thực hành luật) Tuy nhiên, phương pháp phổ biến nhất vẫn là phương pháp Socratic truyền thống

Ta thấy công tác giảng dạy ở Anh và Mỹ đều chú trọng đến giải quyết các tình huống cụ thể, nhưng người Mỹ chú ý đến các tình huống tthực tiễn hơn Phương pháp đào tạo khác nhau do yêu cầu đào tạo khác nhau, trong khi ở Anh chỉ yêu cầu hiểu biết về luật ở bậc đại học thì người Mỹ lại yêu cầu cao hơn là phải đủ kĩ năng

đ giải quyết vụ việc thực tế, phù hợp với xã hội đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi

5 Đào tạo nghề luật

Tại Anh, đào tạo nghề luật có sự tách biệt hoàn toàn với giai đoạn đào tạo cử nhân vả về thời gian, chương trình, học liệu Do có quy trình đào tạo khác nhau nên ở Anh hình thành 2 nghề luật: Luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng

Ở Mỹ do không chia thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng nên khi đào tạo luật cũng không có sự phân chia, tất cả đều được đào tạo chung tại trường đại học

C KẾT LUẬN

Như vậy, những sự tương đồng và khác biệt nêu trên giữa hệ thống đào tạo luật ở Anh và Mỹ bắt nguồn từ hoàn cảnh thực tế của nền pháp lý ở mỗi nước Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt này đồng thời cũng giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về nền pháp lý của các nước theo dòng họ Common law nói chung và ở Anh

và Mỹ nói riêng

Trang 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

***

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội, 2008

2 Michael Bogdan, Luật so sánh (bản tiếng Việt), Nxb Kluwer, Norsredts

Juridik, Tano, 2002

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng Luật so sánh, 2003.

Ngày đăng: 11/04/2013, 14:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w