1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra theo quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam

54 1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 225,5 KB

Nội dung

Qua việc nghiên cứu một cách khái quát về quyền công tố và thực hành quyền công tố, đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra theo quy định của luật TTHS Việt Nam.

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Thực hành quyền công tố là hoạt động quan trọng trong công tác đấutranh chống tội phạm Bởi vậy, ở giai đoạn điều tra, hoạt động thực hànhquyền công tố cần phải đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội,không làm oan người vô tội Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan điểm vềkhái niệm quyền công tố, về tổ chức thực hành quyền công tố nói chungcũng như trong giai đoạn điều tra nói riêng Bên cạnh đó, sự phân định giữachức năng kiểm sát và chức năng công tố ở giai đoạn điều tra chưa rõ ràng,

cụ thể Do đó, chất lượng thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều trachưa ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ của VKS; còn xảy ra tình trạng

bỏ lọt tội phạm, có trường hợp làm oan người vô tội, vi phạm quyền tự dodân chủ của công dân Hơn nữa, trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày2/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020,một trong những nhiệm vụ cải cách tư pháp được đề cập đến là phải tăngcường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra

Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra theo quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam” là cần

thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Qua việc nghiên cứu một cách khái quát về quyền công tố và thựchành quyền công tố, đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thực hành quyềncông tố trong giai đoạn điều tra theo quy định của luật TTHS Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin kết hợp với Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vàpháp luật, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu

Trang 2

chủ nghĩa nghĩa duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng các phương pháp: sosánh, lôgíc, phân tích, chứng minh và tổng hợp.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục đích:

Trên cơ sở làm rõ khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công

tố, đi sâu phân tích các quy định của luật TTHS Việt Nam về thực hànhquyền công tố trong giai đoạn điều tra và thực trạng áp dụng những quyđịnh này, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành quyềncông tố trong giai đoạn điều tra

Kết luận.

Do thời gian và trình độ nghiên cứu hạn chế, luận văn không tránhkhỏi những thiếu sót Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của các

Trang 3

thầy cô giáo, các bạn sinh viên để củng cố và hoàn thiện kiến thức củamình.

Trang 4

CHƯƠNG I

CÔNG TỐ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.1 Khái niệm quyền công tố trong tố tụng hình sự.

Để xác định đúng đắn bản chất quyền công tố và đưa ra khái niệmquyền công tố phải xuất phát từ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật,coi quyền công tố là quyền lực công, quyền đó thuộc về Nhà nước, đượcbắt nguồn từ nhu cầu phải duy trì trật tự xã hội bằng pháp luật để bảo vệ lợiích giai cấp thống trị và lợi ích chung [15, tr.54]

Hiện nay, trong khoa học pháp lý có nhiều ý kiến khác nhau vềquyền công tố

Có ý kiến cho rằng: Quyền công tố là sự cáo buộc của Nhà nước đốivới các cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật [10, tr.28] Với tư cách làmột quyền năng của Nhà nước, quyền công tố được thực hiện trong tất cảcác quá trình giải quyết các vi phạm pháp luật, bao gồm TTHS, tố tụng dân

sự, tố tụng kinh tế, tố tụng lao động, tố tụng hành chính Như vậy, theo ýkiến này, sự tồn tại quyền công tố trong các hoạt động tố tụng nêu trên là

do nhu cầu khách quan Bởi vì, Nhà nước không thể không thể hiện quyềnlực của mình trong việc giải quyết các vi phạm pháp luật, và sự hiện diệncông tố như một điều kiện bảo đảm tính hiệu quả của việc giải quyết các viphạm pháp luật của cơ quan tài phán

Bên cạnh đó cũng có ý kiến: Quyền công tố là quyền của Nhà nướctruy cứu TNHS và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội [15, tr.40].Như vậy, theo ý kiến này, quyền công tố chỉ tồn tại trong lĩnh vực TTHS

Theo chúng tôi, quyền công tố chỉ có thể được xem xét trong mốiliên hệ với lĩnh vực pháp luật mà từ cội nguồn lịch sử của nó đã gắn liền

Trang 5

không thể tách rời với việc nhân danh Nhà nước (nhân danh công quyền)chống lại hình thức vi phạm pháp luật nghiêm trọng (tội phạm), đó là lĩnhvực TTHS Vì vậy, chúng tôi đồng ý với ý kiến cho rằng: quyền công tố chỉtồn tại trong lĩnh vực TTHS Vậy quyền công tố trong TTHS được hiểunhư thế nào?

Ở nước ta hiện đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về khái niệmquyền công tố trong TTHS

Quan điểm thứ nhất: đồng nhất quyền công tố với chức năng kiểmsát việc tuân theo pháp luật của VKS trong TTHS [10, tr.22] Theo quanđiểm này, công tố không phải là một chức năng độc lập của VKS, mà chỉ làmột quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theopháp luật Hiểu khái niệm quyền công tố trên là chưa chính xác, và dẫn đếnviệc xem nhẹ bản chất của quyền công tố như là một hoạt động độc lập củaVKS nhân danh quyền lực công

Quan điểm thứ hai: Quyền công tố là quyền của VKS tiến hành tronggiai đoạn xét xử sơ thẩm (tức là việc truy tố bị can ra trước Tòa án và buộctội tại phiên tòa) [10, tr.24] Chúng tôi cho rằng, quan điểm này đã quá thuhẹp khái niệm, nội dung, phạm vi quyền công tố và không phản ánh đượcbản chất của quyền này Trên thực tế, hoạt động truy tố và buộc tội củaVKS tại phiên tòa chỉ là một số trong các quyền hạn của VKS khi thựchành quyền công tố

Theo chúng tôi, để xác định đúng đắn khái niệm quyền công tố cầnlàm rõ một số vấn đề sau:

Chủ thể quyền công tố.

Trang 6

Muốn hiểu đầy đủ về chủ thể quyền công tố, chúng tôi đề cập đếnmột vấn đề ít nhiều có liên quan, đó là quyền tư tố Tư tố là một chế địnhpháp lý thuộc loại cổ xưa nhất mà pháp luật cổ đại cho phép người bị hạihoặc người thân thích của họ sử dụng để khởi kiện, khởi tố chống lại người

đã thực hiện những hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp phápcủa cá nhân

Quyền này do người bị hại trực tiếp thực hiện, nhân danh cá nhânbảo vệ các lợi ích của bản thân mình trước Tòa án (hoặc có thể nhờ ngườikhác thay mặt mình thực hiện quyền này) Dù pháp luật dành cho người bịhại quyền tư tố nhưng họ (hoặc người thân thích của họ) rất ít khi sử dụng

Để tiến hành một VAHS, người ta mất rất nhiều thời gian, tiền của và côngsức Vì thế, không phải ai cũng có điều kiện và khả năng để làm Mặt khác,việc pháp luật cho phép cá nhân bị hại có quyền hòa giải, thỏa thuận vớingười phạm tội đã dẫn đến nhiều vụ án nghiêm trọng (xét ở góc độ trật tự

xã hội) không bị xét xử và trừng trị Điều này làm cho pháp luật khôngđược tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, công bằng xã hội không được bảođảm

Vì vậy, Nhà nước thấy cần thiết phải can thiệp vào quá trình giảiquyết các vụ án mà người bị hại không muốn thực hiện quyền tư tố Nhưvậy, từ chỗ vận hành chủ yếu dựa vào quyền tư tố, TTHS chuyển sang vậnhành dựa vào quyền công tố Chính điều đó đã làm cho vai trò của chủ thểquyền công tố trở nên hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết cácVAHS Như vậy, Nhà nước là người nhân danh xã hội thay mặt xã hộiđứng ra trừng phạt kẻ phạm tội Điều đó cũng có nghĩa Nhà nước chính làchủ thể của quyền công tố

Phạm vi của quyền công tố.

Trang 7

Ở nước ta hiện đang tồn tại những quan điểm khác nhau về phạm viquyền công tố mà VKS nhân danh Nhà nước thực hiện.

Quan điểm thứ nhất: Phạm vi quyền công tố chỉ bao gồm hai giaiđoạn của hoạt động tư pháp hình sự là truy tố bị can ra trước Tòa án, buộctội bị can tại phiên tòa, và chấm dứt khi bản án có hiệu lực pháp luật [15,tr.28] Nói cách khác, quyền công tố chỉ tồn tại ở giai đoạn xét xử sơ thẩm.Với quan điểm trên, khó mà cắt nghĩa được các hoạt động tố tụng khác, vídụ: quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can thuộc quyền gì? hoặc, việckháng nghị các quyết định hay bản án có sai lầm hoặc vi phạm nghiêmtrọng về thủ tục tố tụng là thuộc nội dung của hoạt động kiểm sát việc tuântheo pháp luật hay thuộc nội dung quyền công tố? Theo chúng tôi, truy tốngười phạm tội ra Tòa án và thực hiện việc buộc tội tại phiên tòa chỉ là mộttrong số quyền năng cụ thể thuộc nội dung quyền công tố, không thể coi làphạm vi quyền công tố

Quan điểm thứ hai: Quyền công tố bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra

và kết thúc khi người phạm tội chấp hành xong bản án [10, tr.50] Như vậy

có nghĩa là quyền công tố được thực hiện bởi các cơ quan tiến hành tố tụngtrong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Quanđiểm này đã quá mở rộng phạm vi bắt đầu và kết thúc của quyền công tố

Chúng tôi tán thành với quan điểm được đa số thừa nhận, đó là:Phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện và kết thúc

khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị Theo chúng tôi, khi

hành vi phạm tội được thực hiện, bổn phận của cơ quan công tố là phải (và

có quyền) tiến hành ngay các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luậtnhằm phát hiện tội phạm và người phạm tội, xác định các căn cứ để kết tội

Trang 8

họ Còn trên thực tế, cơ quan công tố có phát hiện, điều tra kịp thời tộiphạm và người phạm tội hay không thì đó lại là vấn đề khác.

Đối tượng của quyền công tố.

Đối tượng của quyền công tố được hiểu là cái mà quyền công tố tácđộng vào nhằm đạt được mục đích buộc tội và trừng phạt kẻ phạm tội Doxuất phát từ các quan niệm khác nhau về quyền công tố nên nhận thức vềđối tượng của quyền này cũng khác nhau Có quan điểm coi sự tuân thủpháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vàngười tham gia tố tụng là đối tượng của quyền công tố [10, tr.43] Với quanniệm quyền công tố là quyền của Nhà nước thực hiện sự buộc tội (thựchiện việc truy cứu TNHS) đối với người phạm tội, chúng tôi đồng ý vớiquan điểm cho rằng: Đối tượng của quyền công tố là tội phạm và ngườiphạm tội

Nội dung của quyền công tố.

Nội dung quyền công tố là sự buộc tội đối với người đã thực hiệnhành vi phạm tội Trong hoạt động TTHS luôn luôn tồn tại ba chức năng tốtụng cơ bản: chức năng buộc tội, chức năng bào chữa (gỡ tội), chức năngxét xử Buộc tội, với tư cách là một chức năng tố tụng luôn nhằm chống lạimột cá nhân cụ thể và thực chất đó chính là hoạt động truy cứu TNHS đốivới người phạm tội Người buộc tội (cơ quan thực hiện chức năng buộc tội)

có trách nhiệm và có quyền đưa ra lời cáo buộc đối với những cá nhân cụthể và có nhiệm vụ phải đưa ra những bằng chứng cụ thể cho sự cáo buộc

đó Và trong chức năng buộc tội, hình thức buộc tội nhân danh Nhà nước(nhân danh quyền lực công) giữ vai trò là động lực của hoạt động tố tụng

Trang 9

Từ những vấn đề về chủ thể, phạm vi, đối tượng và nội dung củaquyền công tố, theo chúng tôi: quyền công tố là quyền của Nhà nước truycứu TNHS đối với người phạm tội.

1.2 Khái niệm thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự.

Trong khoa học luật TTHS, việc xác định quyền công tố và theo đó

là thực hành quyền công tố có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn Điều này

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta tíchcực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cải cách bộ máy Nhànước, cải cách cơ quan tư pháp

Để xác định đúng đắn khái niệm thực hành quyền công tố cần đề cậpđến: chủ thể, phạm vi, đối tượng và nội dung của thực hành quyền công tố

Chủ thể thực hành quyền công tố.

Như đã trình bày ở trên, quyền công tố là quyền của Nhà nước thựchiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội Quyền này thuộc về Nhànước, được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện Ở nước ta, theo cácquy định của pháp luật thực định, VKS là cơ quan được Nhà nước giaochức năng thực hành quyền công tố Trong Nghị quyết 49-NQ/TW ngày2/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 có

đề cập đến việc nghiên cứu chuyển VKS thành viện công tố Do vậy, nếuVKS chuyển thành viện công tố thì chủ thể thực hành quyền công tố khi đó

sẽ là viện công tố

Phạm vi thực hành quyền công tố.

Như đã nêu ở phần trước, phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tộiphạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bịkháng nghị

Trang 10

Khác với phạm vi quyền công tố, thực hành quyền công tố chỉ bắtđầu khi khởi tố vụ án Trên thực tế không phải bất cứ hành vi phạm tội nàocũng bị phát hiện và đưa ra xét xử Chỉ khi VKS áp dụng các biện pháp luậtđịnh xác định được dấu hiệu của tội phạm thì thực hành quyền công tố mớibắt đầu xuất hiện, đó chính là giai đoạn khởi tố vụ án Như vậy, phạm viquyền công tố rộng hơn so với phạm vi thực hành quyền công tố.

Khi tìm hiểu về phạm vi thực hành quyền công tố, cần lưu ý: khôngphải trong mọi trường hợp quyền công tố đều kéo dài đến tận khi bản áncủa Tòa án có hiệu lực pháp luật, mà nó có thể bị triệt tiêu ở giai đoạn tốtụng sớm hơn, theo quy định của pháp luật TTHS Nghĩa là, không phảimọi vụ án đều được đưa ra xét xử trước Tòa án Vì vậy, khi quyền công tố

bị triệt tiêu thì thực hành quyền công tố cũng không còn Những căn cứ dẫnđến triệt tiêu quyền công tố, và theo đó chấm dứt việc thực hành quyềncông tố ví dụ như: những căn cứ đình chỉ điều tra (Điều 164 BLTTHS),đình chỉ vụ án (Điều 169 BLTTHS), rút quyết định truy tố (Điều 181BLTTHS)

Từ những nội dung trên, chúng tôi cho rằng: Phạm vi thực hànhquyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố VAHS và kết thúc khi bản án có hiệulực pháp luật, không bị kháng nghị hoặc kết thúc khi vụ án bị đình chỉ

Đối tượng thực hành quyền công tố.

Quyền công tố là quyền của Nhà nước thực hiện việc truy cứu TNHSđối với người phạm tội Do đó, đối tượng của thực hành quyền công tốchính là việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội

Nội dung thực hành quyền công tố.

Trang 11

Nội dung thực hành quyền công tố là việc sử dụng tất cả nhữngquyền năng tố tụng nhằm bảo đảm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minhmọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làmoan người không có tội Theo đó, nội dung thực hành quyền công tố baogồm:

Thứ nhất, những hoạt động phát động công tố: khởi tố vụ án, khởi tố

bị can

Thứ hai, hoạt động thực hành quyền công tố tiếp tục được thực hiệnbởi VKS trong giai đoạn điều tra, được quy định tại Điều 112 BLTTHSnhư yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố VAHS, khởi

tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra; trựctiếp tiến hành một số hoạt động điều tra khi cần thiết; yêu cầu Thủ trưởngCQĐT thay đổi ĐTV; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện phápngăn chặn; quyết định phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định củaCQĐT

Thứ ba, những hoạt động thực hành quyền công tố của VKS tronggiai đoạn xét xử VAHS như: đọc cáo trạng, quyết định của VKS liên quanđến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; thực hiện việc luận tội đối với bịcáo tại phiên tòa sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tạiphiên tòa phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những người thamgia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm; phát biểu quan điểm củaVKS tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm (Điều 17 Luật tổ chứcVKSND)

Từ những nội dung trình bày trên, chúng tôi cho rằng: Thực hànhquyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nộidung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm

Trang 12

tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử Theo quy định của phápluật hiện hành, VKS là chủ thể thực hành quyền công tố.

Như vậy, quyền công tố và thực hành quyền công tố là hai khái niệmkhác nhau Quyền công tố là quyền của Nhà nước, nhân danh quyền lựccông thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội Nói đến quyềncông tố là nói đến một phạm trù lý luận Ngược lại, thực hành quyền công

tố lại là một phạm trù thực tiễn, là việc tổ chức thực hiện quyền công tố

1.3 Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

Chủ thể, đối tượng và nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra.

VKS là cơ quan được Nhà nước giao thực hành quyền công tố trongTTHS Do đó, VKS cũng chính là chủ thể thực hành quyền công tố tronggiai đoạn điều tra

Đối tượng của thực hành quyền công tố trong TTHS là việc truy cứuTNHS đối với người phạm tội Do đó, đối tượng của thực hành quyền công

tố trong giai đoạn điều tra chính là việc truy cứu TNHS đối với người phạmtội trong giai đoạn này

Nội dung thực hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn điều trađược quy định tại Điều 112 BLTTHS, gồm những nhóm hoạt động sau:hoạt động khởi động công tố, hoạt động duy trì công tố và hoạt động kếtthúc công tố

Phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra.

Quá trình TTHS được chia thành các giai đoạn khác nhau với nhữnghoạt động khác nhau của các cơ quan tiến hành tố tụng Ở nước ta hiện nay

có nhiều quan điểm về việc phân chia các giai đoạn TTHS Có quan điểm

Trang 13

cho rằng, quá trình TTHS gồm 5 giai đoạn: Khởi tố VAHS, điều tra VAHS,truy tố người phạm tội, xét xử và thi hành án [1, tr 11.] Bên cạnh đó cũngtồn tại quan điểm quá trình TTHS gồm 7 giai đoạn: Khởi tố VAHS, điều traVAHS, truy tố, xét xử sơ thẩm VAHS, xét xử phúc thẩm VAHS, thi hành

án và giai đoạn đặc biệt (giám đốc thẩm và tái thẩm) [14, tr.10] Như vậy,

dù có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia các giai đoạn TTHS,điều tra VAHS vẫn là giai đoạn không thể thiếu, có vị trí và vai trò riêngtrong quá trình TTHS Giai đoạn điều tra có nhiệm vụ:

- Thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm và người phạm tội, làm

cơ sở cho việc truy tố và xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật;

- Xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, tạo điều kiện cần thiết choviệc giải quyết vụ án;

- Tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổchức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa;

- Góp phần phổ biến và giáo dục ý thức pháp luật cho quần chúngnhân dân

Do giai đoạn điều tra có vị trí, vai trò như vậy, nên việc xác địnhđúng phạm vi thực hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn này là cầnthiết Theo Điều 112 BLTTHS, khi tiến hành thực hiện các hoạt động thựchành quyền công tố, bên cạnh việc thực hiện những hoạt động của giaiđoạn điều tra, VKS còn thực hiện những hoạt động của giai đoạn khởi tố(quyết định khởi tố vụ án), giai đoạn truy tố (quyết định truy tố bị can, tạmđình chỉ, đình chỉ vụ án) Theo đó, phạm vi thực hành quyền công tố củaVKS trong giai đoạn điều tra bao trùm lên hoạt động khởi tố, điều tra vàquyết định việc truy tố Từ đó cho thấy, phạm vi thực hành quyền công tố

Trang 14

trong giai đoạn điều tra là phạm vi thực hành quyền công tố của giai đoạntrước xét xử sơ thẩm.

Trong giai đoạn điều tra, với các quyền năng cụ thể của mình khithực hành quyền công tố, VKS đã hình thành mối quan hệ vừa phối hợpvừa chế ước với CQĐT Hoạt động của CQĐT và VKS được quy địnhtrong luật TTHS đều có mục đích là nhằm phát hiện và điều tra xử lý tộiphạm một cách nhanh chóng, có hiệu quả và đúng pháp luật

Sự phối hợp giữa VKS với CQĐT không phải là VKS làm thayCQĐT mà sự phối hợp đó được biểu hiện qua những hoạt động sau: VKS

đề ra yêu cầu điều tra làm cho việc điều tra được thực hiện một cách kháchquan, toàn diện và đầy đủ; trong quá trình điều tra, VKS có thể trực tiếp ápdụng những biện pháp TTHS như: Khởi tố vụ án; khởi tố bị can; áp dụng,thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi trực tiếp phát hiện tội phạmhoặc CQĐT bỏ lọt tội phạm hoặc những trường hợp khẩn cấp không cầnthiết phải chuyển cho CQĐT thực hiện

Mối quan hệ chế ước của VKS và CQĐT thể hiện qua việc: Yêu cầuCQĐT tiến hành các hoạt động điều tra; yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thayđổi ĐTV theo quy định của pháp luật, nếu hành vi của ĐTV có dấu hiệu tộiphạm thì khởi tố về hình sự; yêu cầu truy nã bị can; phê chuẩn hoặc khôngphê chuẩn các quyết định của CQĐT; hủy bỏ các quyết định trái pháp luậtcủa CQĐT

Như vậy, khi thực hành nội dung quyền công tố trong giai đoạn điềutra, mối quan hệ giữa VKS và CQĐT vừa phối hợp vừa chế ước tạo ra sựliên hệ ràng buộc nhất định, nhưng không phải là mâu thuẫn, loại trừ nhau.VKS không làm thay, cũng không hạn chế hoặc cản trở việc điều tra của

Trang 15

CQĐT, cơ quan này tạo điều kiện để cơ quan kia thực hiện có hiệu quảchức năng, nhiệm vụ của mình.

Từ khái niệm về thực hành quyền công tố nói chung, cũng như quaviệc nghiên cứu về chủ thể, phạm vi, đối tượng và nội dung của hoạt độngthực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, chúng tôi đưa ra kháiniệm: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra là việc sử dụngtổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thựchiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong giai đoạn tố tụngtrước xét xử sơ thẩm

Trang 16

CHƯƠNG II NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT KHI THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA

2.1 Những hoạt động khởi động công tố trong giai đoạn điều tra

Những hoạt động khởi động công tố của VKS trong giai đoạn điềutra bao gồm:

Khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố VAHS là việc Nhà nước chính thức công khai trước toàn xãhội có tội phạm xảy ra và bắt đầu triển khai các hoạt động thực hành quyềntruy cứu TNHS đối với người đã thực hiện tội phạm đó, xác định có haykhông có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định khôngkhởi tố vụ án Điều 104 BLTTHS quy định các trường hợp VKS ra quyếtđịnh khởi tố VAHS:

- Khi thấy quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT, cơ quan kháccủa Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra, lực lượng Cảnh sát biển, đơn vị Bộ đội biênphòng, cơ quan Hải quan và cơ quan Kiểm lâm không có căn cứ thì VKShủy bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án

- Khi Hội đồng xét xử yêu cầu VKS khởi tố vụ án

Về căn cứ để VKS khởi tố vụ án, Điều 100 BLTTHS quy định khảnăng duy nhất cho phép khởi tố vụ án là khi đã xác định có dấu hiệu tộiphạm Dấu hiệu tội phạm chính là những tài liệu ban đầu về sự kiện phạmtội nói chung, chưa phải tài liệu về người phạm tội cụ thể nào và thực tếcho thấy có những trường hợp lúc đầu mới chỉ biết những thông tin về sựkiện nhưng khi kiểm tra thì sự kiện đó không đủ dấu hiệu tội phạm Điều

Trang 17

luật quy định căn cứ để khởi tố vụ án mà chưa nói đến khởi tố bị can, bởi vìnhững dấu hiệu ban đầu đó chỉ mới cho phép xác định có tội phạm xảy ra,còn ai là người phạm tội thì cần phải tiến hành các hoạt động TTHS khácsau khi khởi tố mới xác định được Vì thế, khi đã xác định có dấu hiệu tộiphạm thì phải khởi tố VAHS ngay để làm cơ sở cho các hoạt động điều tra,không được đợi đến khi phát hiện ra người phạm tội mới quyết định khởi tốVAHS Có dấu hiệu tội phạm chính là căn cứ cần và đủ để khởi tố VAHS.Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố VAHS, VKS phảigửi quyết định đó đến CQĐT để tiến hành điều tra.

Bên cạnh đó, luật TTHS cũng quy định: khi nhận được tin báo, tốgiác về tội phạm, VKS phải chuyển ngay những tin báo, tố giác đó choCQĐT có thẩm quyền (Điều 101 BLTTHS) để kiểm tra, xác minh có sựviệc phạm tội xảy ra hay không? nếu có thì phải xem sự việc đó có haykhông có dấu hiệu tội phạm? Nếu có dấu hiệu tội phạm, CQĐT phải raquyết định khởi tố vụ án

Đồng thời với việc ra quyết định khởi tố vụ án, theo hướng dẫn tạikhoản 2 Điều 9 của Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố

và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra VAHS hình sự (Quychế), VKS còn có quyền ra quyết định không khởi tố VAHS nếu yêu cầukhởi tố vụ án của Hội đồng xét xử không có căn cứ Điều 107 BLTTHSquy định các căn cứ không được khởi tố VAHS, do vậy VKS sẽ ra quyếtđịnh không khởi tố vụ án khi có một trong các căn cứ sau:

- Không có sự việc phạm tội Sự việc phạm tội là sự việc do hành vi

nguy hiểm cho xã hội gây ra VKS dựa vào những nguồn tin: sự tố giác củacông dân; tin báo của cơ quan, tổ chức; tin báo trên các phương tiện thôngtin đại chúng và VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm hoặc người

Trang 18

phạm tội tự thú mà biết được có hay không có sự việc phạm tội xảy ra Khixác định không có sự việc phạm tội thì VKS không được khởi tố VAHS.

- Hành vi không cấu thành tội phạm Trường hợp này được hiểu là

đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra, nhưng hành vi đó không cấuthành tội phạm cụ thể nào quy định trong BLHS Khi mà hành vi hoặckhông có lỗi, hoặc gây thiệt hại, đe dọa gây thiệt hại cho xã hội không đángkể; hoặc hành vi được thực hiện không phải bởi những chủ thể mà BLHSquy định có thể là chủ thể của tội phạm đó, hoặc đã có những tình tiết loạitrừ tính chất tội phạm của hành vi đó (sự kiện bất ngờ, phòng vệ chínhđáng, tình thế cấp thiết…), thì có căn cứ để không khởi tố vụ án

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu

TNHS Tuổi chịu TNHS của một người là căn cứ quan trọng để khởi tố về

hình sự và truy cứu TNHS đối với người đó Điều 12 BLHS quy định:

“Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về

những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” Theo quy định trên, chưa đến tuổi chịu TNHS được hiểu chính xác

là chưa đến tuổi chịu TNHS đối với những loại tội phạm cụ thể Nghĩa là,người chưa đủ 14 tuổi, khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khôngphải chịu TNHS Người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi, nếu thựchiện hành vi về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêmtrọng do vô ý cũng không phải chịu TNHS Trong những trường hợp này,VKS không được khởi tố vụ án để truy cứu TNHS những người chưa đếntuổi chịu TNHS

- Những người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết

định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật Khi hành vi của một người đã

được Tòa án nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 19

phán quyết và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật, thì cũng có nghĩa là công

lý về vấn đề đã được xác lập Quyết định đình chỉ vụ án là quyết định chấmdứt việc tiến hành tố tụng đối với VAHS Như vậy, vụ án đã có bản án hoặcquyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật thì VKS không đượckhởi tố VAHS

- Đã hết thời hiệu truy cứu TNHS Thời hiệu truy cứu TNHS là thời

hạn luật quy định kể từ ngày xảy ra tội phạm mà khi hết thời hạn đó ngườiphạm tội không thể bị truy cứu TNHS nữa Nếu trong thời gian ấy, ngườiphạm tội không phạm tội mới thì chứng tỏ họ đã hối lỗi hoặc không cònnguy hiểm cho xã hội nữa Khi đó, VKS sẽ không khởi tố vụ án nữa Cầnlưu ý, BLHS quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS đối với cáctội xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội

phạm chiến tranh Do vậy, căn cứ không khởi tố VAHS vì “đã hết thời

hiệu truy cứu TNHS” không áp dụng đối với các tội trên.

- Tội phạm được đại xá Đại xá đối với những tội phạm nhất định làquyết định của cơ quan quyền lực cao nhất Văn bản đại xá chỉ có hiệu lựcđối với những hành vi phạm tội được nêu trong văn bản và đã xảy ra trướckhi văn bản đại xá được ban hành Đối với những tội phạm được đại xá thìVKS không được khởi tố vụ án

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trườnghợp cần tái thẩm đối với người khác Hình phạt được áp dụng đối với ngườiphạm tội nhằm trừng trị và giáo dục, cải tạo họ Nhưng trường hợp, sau khithực hiện tội phạm, vì một lý do nào đó mà người phạm tội chết thì việctruy cứu TNHS để áp dụng hình phạt đối với họ sẽ không mang lại ý nghĩanào hết Vì thế, khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết,

Trang 20

trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác, thì có căn cứ không khởi tốVAHS, bởi việc khởi tố không cần thiết nữa.

Trên đây là bảy căn cứ không được khởi tố VAHS Những căn cứ đó

là độc lập và chỉ cần có một trong bảy căn cứ đó, VKS phải ra quyết địnhkhông khởi tố VAHS

Vai trò của VKS trong việc khởi tố vụ án là quan trọng Theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 104 BLTTHS, mọi quyết định khởi tố VAHS của các

cơ quan có thẩm quyền khởi tố chỉ thực sự có giá trị sau khi đã được VKSxem xét, quyết định việc điều tra hay kiểm sát khởi tố Điều đó có nghĩa là,xét đến cùng việc khởi tố hay không khởi tố vụ án là do cơ quan thực hànhquyền công tố (VKS) quyết định

Khởi tố bị can.

Khởi tố bị can là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chính thứctuyên bố về mặt pháp lý một người nào đó có dấu hiệu phạm tội và đang bịtruy cứu TNHS Đây chính thức là sự buộc tội đầu tiên đối với một người

cụ thể

BLTTHS phân định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm khởi tố bị can giữaCQĐT và VKS Trách nhiệm khởi tố bị can chủ yếu thuộc về CQĐT VKSchỉ ra quyết định khởi tố bị can sau khi nhận hồ sơ và bản kết luận điều tra

mà phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa

bị khởi tố Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can,VKS phải gửi cho CQĐT để tiến hành điều tra (khoản 5 Điều 126BLTTHS)

Cần chú ý, đối với một người tuy chưa thực hiện các hành vi kháchquan của một tội phạm cụ thể, nhưng đang hoặc đã tìm kiếm, sửa soạn

Trang 21

công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện một tộirất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng (giai đoạn chuẩn bịphạm tội) thì vẫn có thể bị khởi tố, vì theo quy định tại Điều 17 BLHS

“Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt

nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện”.

Yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố VAHS, khởi tố bị can.

VKS yêu cầu CQĐT khởi tố VAHS khi nhận được kiến nghịkhởi tố hình sự của Cơ quan thanh tra Nhà nước (điểm b khoản 2 Điều 7Quy chế) và khi vụ án đang được điều tra, nếu phát hiện người phạm tộichưa bị khởi tố Pháp luật quy định cho VKS quyền hạn (và nhiệm vụ) yêucầu CQĐT khởi tố nhằm tăng cường vai trò của VKS và tránh tình trạng viphạm pháp luật trong việc khởi tố vụ án và khởi tố bị can

VKS yêu cầu CQĐT thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tốVAHS nếu trong quá trình tiến hành điều tra hoặc khi đã kết thúc điều tra,nếu có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạmtội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác Nếu CQĐT không thực hiện thì VKStrực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố VAHStheo quy định tại Điều 106 BLTTHS và khoản 2 Điều 8 Quy chế

Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT - VKSTC - BCA - BQP về quan

hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định củaBLTTHS năm 2003 (TTLT số 05) hướng dẫn: chỉ thay đổi quyết định khởi

tố vụ án trong trường hợp thay đổi tội danh Không áp dụng việc thay đổiquyết định khởi tố vụ án nếu qua điều tra xác định được hành vi của bị canphạm vào tội nặng hơn hoặc nhẹ hơn trong cùng tội danh đã khởi tố Ví dụ:Quyết định khởi tố vụ án trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS

Trang 22

(tội phạm ít nghiêm trọng), qua điều tra xác định được hành vi trộm cắpcủa bị can phạm vào khoản 2 Điều 138 của BLHS (tội phạm nghiêm trọng)thì không phải ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố VAHS đó, chỉtrong trường hợp thay đổi tội danh thì VKS mới yêu cầu CQĐT thay đổiquyết định khởi tố VAHS.

Về việc yêu cầu thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can,khoản 1 Điều 11 Quy chế hướng dẫn: Trong quá trình điều tra VAHS, khi

có căn cứ xác định còn có người khác thực hiện hành vi phạm tội trong vụ

án, nhưng CQĐT không khởi tố hoặc hành vi phạm tội của bị can khôngphạm vào tội đã bị khởi tố thì VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bịcan, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can Nếu đã có yêu cầu màCQĐT không thực hiện thì VKS sẽ trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổsung quyết định khởi tố bị can và gửi cho CQĐT để tiến hành điều tra

Theo hướng dẫn tại TTLT số 05 khi yêu cầu CQĐT thay đổi hoặc bổsung quyết định khởi tố bị can, VKS cần chú ý: trường hợp thay đổi quyếtđịnh khởi tố bị can thì phải ra quyết định thay đổi quyết định khởi tốVAHS Ví dụ: thay đổi quyết định khởi tố bị can từ tội lạm dụng tín nhiệmsang tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì phải thay đổi quyết định khởi tố vụ

án về tội lạm dụng tín nhiệm sang tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Cần lưu ý

là không thay đổi quyết định khởi tố bị can trong trường hợp điều tra xácminh được hành vi của bị can phạm vào tội nặng hơn hoặc nhẹ hơn trongcùng tội danh đã khởi tố đối với bị can

Bên cạnh đó, cần chú ý trường hợp: nếu bị can còn có hành vi phạmtội khác mà hành vi đó chưa được khởi tố vụ án thì phải ra quyết định khởi

tố vụ án trước khi ra quyết định khởi tố bị can Nếu trong quá trình điều tra

mà xác định được bị can thực hiện hành vi phạm tội này là để thực hiện

Trang 23

hành vi phạm tội khác thì ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố VAHS

và ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can Ví dụ: Nguyễn Văn A

là bị can trong vụ giết người nhưng qua điều tra cho thấy A thực hiện hành

vi giết nạn nhân là nhằm cướp tài sản thì phải ra quyết định bổ sung quyếtđịnh khởi tố vụ án, đồng thời ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bịcan đối với A về tội cướp tài sản

2.2 Những hoạt động duy trì công tố trong giai đoạn điều tra.

Hoạt động duy trì công tố của VKS trong giai đoạn điều tra bao gồmnhững nội dung sau:

Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành điều tra khi cần thiết.

Để đảm bảo thực hành quyền công tố có hiệu quả, pháp luật quy địnhVKS có quyền đề ra yêu cầu điều tra Đó là yêu cầu về những vấn đề cầnđiều tra làm rõ, tài liệu chứng cứ cần phải thu thập, được hiểu là mệnh lệnhcủa cơ quan công tố đối với CQĐT trong quá trình điều tra Ngay sau khi

vụ án được khởi tố, VKS có thể đề ra yêu cầu điều tra cho CQĐT để xácđịnh chứng cứ về hành vi phạm tội của bị can hay mở rộng điều tra vụ án.CQĐT có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu này của VKS

Điều 16 Quy chế hướng dẫn: KSV được phân công tiến hành tố tụngđối với VAHS phải đề ra yêu cầu điều tra vụ án ngay từ khi có quyết địnhkhởi tố vụ án, và trong suốt quá trình điều tra Yêu cầu điều tra phải cụ thể,toàn diện, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vôtội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS của bị can

Nhằm bảo đảm cho VKS thực hiện tốt chức năng thực hành quyềncông tố trong giai đoạn điều tra, bảo đảm khả năng thực tế cho VKS có thểnắm được toàn bộ quá trình điều tra một cách cụ thể, kịp thời kiểm tra,củng cố chứng cứ phục vụ cho việc thực hiện chức năng của mình trong

Trang 24

hoạt động điều tra cụ thể Các hoạt động điều tra mà luật quy định choVKS trực tiếp tiến hành khi cần thiết quy định được thực hiện như sau:

Khi có yêu cầu của CQĐT hoặc qua kiểm sát việc hỏi cung phát hiệnthấy bị can kêu oan, lời khai của bị can trước sau không thống nhất; bị can

có khiếu nại về việc điều tra; có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực của lờikhai bị can; trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng thìVKS có thể trực tiếp gặp, hỏi cung bị can Sau khi nhận hồ sơ vụ án, nếu cónghi ngờ về tài liệu, chứng cứ; các chứng cứ quan trọng của vụ án có mâuthuẫn; trường hợp vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạpkhó thống nhất về tính chất vụ án hoặc để củng cố tài liệu chứng cứ phục

vụ cho việc truy tố, thì VKS có thể trực tiếp hỏi cung bị can KSV khi hỏicung bị can thì phải thực hiện theo đúng quy định tại các Điều 131 và Điều

132 BLTTHS

Để bảo đảm việc xét phê chuẩn các quyết định của CQĐT đượcchính xác, KSV có thể triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bịhại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan đến vụ án

Nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai của bị can, người bị hại, ngườilàm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa

vụ liên quan đến vụ án thì KSV phải yêu cầu ĐTV tiến hành đối chất

KSV chỉ tiến hành đối chất trong trường hợp có yêu cầu của CQĐThoặc thấy việc đối chất của ĐTV chưa làm rõ được mâu thuẫn Khi cầnphải đối chất KSV phải thông báo trước với ĐTV và thực hiện việc đốichất theo đúng quy định tại Điều 138 BLTTHS

Trong quá trình điều tra, nếu thấy cần thực hiện điều tra để kiểm tramâu thuẫn giữa lời khai của bị can, của những người tham gia tố tụng khácvới thực tế khách quan thì VKS yêu cầu để CQĐT tiến hành thực nghiệmđiều tra

Trang 25

Sau khi nhận hồ sơ vụ án do CQĐT chuyển đến, xét thấy cần thựcnghiệm những tình huống điều tra đơn giản, mà qua thực nghiệm tại chỗ,

có thể kết luận được để kiểm tra chứng cứ, không phải trả hồ sơ cho CQĐTthì VKS trực tiếp tiến hành Việc thực nghiệm điều tra của VKS phải cóngười chứng kiến và lập biên bản theo đúng quy định tại Điều 95 BLTTHS.Trường hợp cần dựng lại hiện trường hoặc thực nghiệm điều tra tại hiệntrường thì trả hồ sơ và nêu rõ yêu cầu để CQĐT tiến hành

VKS ra quyết định trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung khinghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy:

- Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà VKSkhông thể tự mình bổ sung được;

- Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có ngườiđồng phạm khác;

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

Yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi ĐTV.

Khi tiến hành hoạt động TTHS, ĐTV đóng vai trò rất quan trọngtrong việc xác định sự thật của vụ án, làm rõ những chứng cứ xác định bịcan có tội hoặc không có tội, những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹTNHS của bị can Do đó, khi phát hiện thấy ĐTV thuộc một trong nhữngtrường hợp bị thay đổi hoặc phải từ chối tiến hành tố tụng, KSV có quyền

đề nghị Thủ trưởng CQĐT xem xét để thay đổi ĐTV hoặc đề nghị Việntrưởng VKS cấp mình xem xét để yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổiĐTV Trong thời hạn ba ngày, kể từ khi nhận được đề nghị của KSV hoặcvăn bản yêu cầu của Viện trưởng VKS cùng cấp, nếu xét thấy có căn cứ thìThủ trưởng CQĐT phải ra quyết định thay đổi ĐTV; nếu thấy không có căn

cứ thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do để VKS cùng cấp biết

Trang 26

Điều 44 BLTTHS quy định các trường hợp ĐTV phải từ chối tiếnhành tố tụng hoặc bị thay đổi Dựa vào các quy định của Điều luật này,VKS yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi ĐTV Đó là các trường hợp:

- ĐTV đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự;người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợppháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo

Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đến vụ án là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan đến vụ án Những người này và người đại diện hợp pháp, người thânthích của họ hoặc của bị cáo không thể vô tư trong khi tiến hành tố tụng,xem xét giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ củachính mình, của người thân hoặc của người mà mình đại diện Vì vậy, họkhông thể đồng thời là ĐTV trong cùng một vụ án

- ĐTV đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng,người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó

Người bào chữa thực hiện chức năng gỡ tội trong TTHS, khi thamgia tố tụng họ có trách nhiệm đưa ra những chứng cứ gỡ tội để bào chữacho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Trong khi đó, trách nhiệm của ĐTV làphải xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ,không bị coi nhẹ mặt nào, buộc tội cũng như gỡ tội Vì vậy, trong trườnghợp này ĐTV phải bị thay đổi

Người làm chứng, người giám định là người tham gia tố tụng, cónghĩa vụ cung cấp những chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án.Những người này không thể đồng thời là ĐTV trong cùng một vụ án, vì lúc

đó họ vừa là người cung cấp chứng cứ, vừa là người thu thập, kiểm tra,đánh giá những chứng cứ đó, như vậy sẽ không đảm bảo sự khách quantrong quá trình chứng minh để giải quyết vụ án

Trang 27

Người phiên dịch tham gia trong vụ án có người tham gia tố tụngkhông biết tiếng Việt Sự giao tiếp trong quá trình giải quyết vụ án và việcxác định sự thật của vụ án phụ thuộc một phần vào người phiên dịch Vìvậy, ĐTV không đồng thời là người phiên dịch để đảm bảo sự khách quantrong khi làm nhiệm vụ.

- ĐTV đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là KSV,Thẩm phán, Hội thẩm hoặc Thư ký Tòa án Khi đã tiến hành giải quyết vụ

án đó với tư cách khác họ đã có những ý kiến đánh giá, những quan điểm,những kết luận cá nhân… thể hiện sự nhận thức và thái độ của mình đối với

vụ án, họ không thể đảm bảo sự vô tư khi tiến hành điều tra vụ án Vì vậy,trong trường hợp này, VKS sẽ yêu cầu thay đổi ĐTV

- Ngoài những trường hợp trên, ĐTV còn bị thay đổi nếu có căn cứ

rõ ràng khác để có thể cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm

vụ như: có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ bị mua chuộc, bị đe dọa hoặc cónhững quan hệ ràng buộc khác với những người tham gia tố tụng…

Bên cạnh việc yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi ĐTV, nếu hành vicủa ĐTV bị thay đổi có dấu hiệu tội phạm thì VKS sẽ khởi tố về hình sự.Tuy nhiên, Điều 112 BLTTHS không quy định rõ VKS có thẩm quyền khởi

tố VAHS hay khởi tố bị can?

Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn.

VKS ra quyết định bắt bị can để tạm giam trong hai trường hợp sau:

- Người đó phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêmtrọng Đây là trường hợp bị can phạm tội mà theo quy định của BLHS, mứccao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với tội ấy là đến 15 năm tù (tộiphạm rất nghiêm trọng) hoặc phạm tội mà mức cao nhất của khung hìnhphạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (tội phạm đặc biệtnghiêm trọng)

Ngày đăng: 11/04/2013, 14:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thái Bình, Điều tra viên và Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra viên và Thủ trưởng Cơ quan điều tratheo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
3. Nguyễn Minh Đức, Thực hiện quyền công tố trong tố tụng hình sự, Khóa luận tốt nghiệp năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện quyền công tố trong tố tụng hình sự
5. Lê Thị Tuyết Hoa, Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra tội phạm, Tạp chí kiểm sát số 8/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố củaViện kiểm sát trong giai đoạn điều tra tội phạm
7. Phạm Quang Luyện, Quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự, Tạp chí kiểm sát số 12/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơquan điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự
10. Lê Hữu Thể, Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tưpháp trong giai đoạn điều tra
Nhà XB: NXB Tư pháp
11. Phùng Như Thịnh, Địa vị pháp lý của điều tra viên trong tố tụng hình sự nước ta, Luận án thạc sĩ luật học năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa vị pháp lý của điều tra viên trong tố tụnghình sự nước ta
13. Phan Vũ Trang, Thực hành quyền công tố theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Luận văn thạc sĩ luật học năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành quyền công tố theo Bộ luật tố tụng hìnhsự năm 2003
14. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật tố tụng hình sự ViệtNam
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
15. Trường Đại học Luật Hà Nội, Thư viện, Bàn về quyền công tố, Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về quyền công tố
16. Võ Khánh Vinh, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự
Nhà XB: NXBCông an nhân dân
17. Vụ công tác lập pháp Viện khoa học kiểm sát, Những sửa đổi cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, NXB Tư pháp, Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những sửa đổi cơbản của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Nhà XB: NXB Tư pháp
8. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 Khác
9. Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra vụ án hình sự hình sự Khác
12. Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT - VKSTC - BCA - BQP về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w