1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

43 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 4,23 MB

Nội dung

- Bộ chỉnh lưu: các đi ốt được gắn trên hai tấm nhôm cách điện với nhau, tấm dương được gắn các đi ốt thuận cực dương tấm này được cách điện với vỏ và nối với một cọc đưa ra ngoài gọi là

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

MÔ ĐUN 23: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG TRANG BỊ ĐIỆN Ô TÔ

Thời gian mô đun: 150 h: (Lý thuyết: 36 h; Thực hành: 114 h)

Bài 1: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU,

BỘ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN, MẠCH BÁO NẠP ĐIỆN ẮC QUY

- Cung cấp đủ điện cho các thiết bị dùng điện trên ôtô và nạp điện cho ắc quy

- Giữ điện áp phát ra của máy phát trong một giới hạn (12÷13,5v) khi tốc độ của máy phát thay đổi

II CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG:

1 Máy phát điện xoay chiều

a Cấu tạo

- Stato: Gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện

ghép vào nhau thành một khối, phía

trong có các rãnh để đặt các bối dây

Gồm 18 rãnh, đặt 18 bối dây cho ba

pha, mỗi pha có 6 bối, đấu kiểu hình sao

Trang 2

- Rô to :

Trên trục thép có hai khối vấu

cực từ (hình mỏ quạ), phía trong là cuộn

dây kích từ (kích thích), hai đầu cuộn

dây được hàn ra hai vành góp

- Hai vành góp bằng đồng: được ép vào trục qua một lớp cách điện (cách điện với trục)

- Hai chổi than: được đặt trong giá đỡ, luôn tỳ sát vào vành góp nhờ lò xo Một chổi than cách mát một chổi than tiếp mát Một số máy phát chế tạo liền cụm chổi than và bộ tiết chế

- Bộ chỉnh lưu: các đi ốt được gắn trên hai tấm nhôm cách điện với nhau, tấm dương được gắn các đi ốt thuận cực dương tấm này được cách điện với vỏ và nối với một cọc đưa ra ngoài gọi là cọc dương của máy phát ký hiệu là (+)hoặc B hoặc

D+ Tấm âm được gắn các đi ốt ngược (cực âm), tấm này được bắt chặt với vỏ (tiếp mát)

Thông thường, đấu chỉnh lưu theo hình cầu (hình vẽ) Để tăng dòng ra, ở điểm trung tính cho thêm 2 đi ốt hoặc 3 đi ốt sử dụng cho mạch kích từ

- Các chi tiết khác: Gồm nắp trước, nắp sau, hai vòng bi đỡ trục, puli dẫn động

và quạt gió làm mát cho hai cuộn dây Stato và Rôto

cấu tạo rô to

Trang 3

Sơ đồ máy phát điện xoay chiều và bộ chỉnh lưu

b Nguyên tắc hoạt động

- Khi bật khoá điện, sẽ có dòng điện kích thích biến khối thép rô to thành nam châm điện có các cực nam - bắc lần lượt xen kẽ nhau Dòng điện kích thích đi như sau:

(+) bình ắc quy → khoá điện → tiết chế → chổi than dương → vành góp → cuộn dây rô to → vành góp → chổi than âm → mát → (-) bình ắc quy

- Khi động cơ quay, thông qua dây đai dẫn động và puli làm rô to quay, từ thông biến thiên cắt các vòng dây stato, do đó trong cuộn dây stato cảm ứng suất điện động xoay chiều trên mỗi pha, thông qua bộ chỉnh lưu nắn thành dòng điện một chiều cung cấp cho các phụ tải Dòng điện ấy đi như sau:

Giả sử thời điểm 1: điện áp tức thời pha A là điện thế dương :

Dòng điện từ pha A → đi ốt 5 → phụ tải→ mát → qua điốt 3 → pha C → điểm O

qua đi ốt 1 → pha B → điểm O Thời điểm 2: pha A cực tiểu dòng điện tải đi từ pha A → điểm O

Cũng tương tự pha B và C

2 Bộ điều chỉnh điện (tiết chế):

Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và tính năng tác dụng của bộ tiết chế mà người ta phân tiết chế thành 3 loại cơ bản như sau:

- Bộ tiết chế thường (Bộ tiết chế kiểu rơ le điện từ)

- Bộ tiết chế bán dẫn có tiếp điểm, bán dẫn hoàn toàn

Trang 4

+ Sơ đồ cấu tạo

- Khi bật khoá điện: lúc đó máy phát điện được cấp một dòng kích thích từ

ắc quy Do sức căng lò xo của cần tiếp điểm động k1’ nên tiếp điểm k1k1’ đóng;

k1’k1” mở Dòng kích từ cấp cho cuộn dây rô to máy phát đi như sau:

Trang 5

Cực (+) ắc quy→ Khoá điện → Cầu chì 15A→ cọc IG của tiết chế→ tiếp điểm k1

k1’→ cọc F của tiết chế và máy phát →cuộn dây kích thích → mát → cực (-)ắc quy

Lúc này tiếp điểm k2k2’ đóng đèn báo nạp sáng

- Khi máy phát quay và phát ra điện áp: cuộn dây báo nạp Wbn được cấp một dòng điện lấy từ máy phát thông qua cọc N

Khi điện áp máy phát còn nhỏ, lực từ hoá do cuộn dây này sinh ra nhỏ nên tiếp điểm k2k2’ vẫn đóng, đèn báo nạp sáng

Khi điện áp máy phát lớn lực từ hoá của cuộn dây này sinh ra lớn làm tiếp điểm

k2’k2” đóng lại, tách tiếp điểm k2k2’ Lúc này 2 cực của đèn báo nạp đều có 2 điện

áp (+) đặt vào nên đèn báo nạp tắt, báo ắc quy được nạp điện

Dòng kích từ cấp cho cuộn dây rô to máy phát đi như sau:

Cực (B) máy phát→ Khoá điện → Cầu chì 15A→ cọc IG của tiết chế→ tiếp điểm

k1 k1’→ cọc F của tiết chế và máy phát →cuộn dây kích thích → “mát” → cực (-) máy phát

- Khi tốc độ máy phát tăng cao, điện áp máy phát tăng cao.(Umf= 14,5÷15v) Lúc này lực từ hoá của cuộn dây Wu tăng lên thắng sức căng lò xo cần tiếp điểm động, làm tiếp điểm k1k1’ mở nhưng chưa đóng sang tiếp điểm k1” (nằm ở vị trí trung gian) Mạch điện từ hoá của cuộn Wu như sau:

Cực (+) nguồn →Cọc B tiết chế→ tiếp điểm k2’k2” → cuộn dây Wu → “mát”

- Khi điện áp máy phát tăng lên rất cao (Umf > 14,5÷15v)

Lực từ hoá do cuộn dây Wu sinh ra lớn, hút cần tiếp điểm k1’ xuống, tách k1k1’

ra và đóng k1k1" lại, do đó dòng điện kích thích không đi vào cuộn dây kích thích của máy phát mà đi theo mạch sau:

Cực (+) nguồn→ Khoá điện → Cầu chì 15A→ cọc IG của tiết chế→ Rf →

“mát” → cực (-) nguồn

Cuộn dây kích thích không được cấp điện nên từ trường của nó nhanh chóng giảm xuống, làm điện áp máy phát cũng giảm xuống nhanh chóng Khi điện áp máy phát giảm xuống thì dòng điện kích thích lại đi qua điện trở Rf vàcuộn dây kích thích, điện áp máy phát lại giảm xuống

Trang 6

Quá trình cứ diễn ra như vậy để giữ cho điện áp máy phát không vượt quá quy định

b Bộ tiết chế bán dẫn PP 350

- Đặc điểm

Bộ tiết chế PP 350 là bộ tiết chế bán dẫn hoàn toàn,không có tiếp điểm do đó điều chỉnh điện áp và dòng điện máy phát điện xoay chiều được ổn định hơn

Bộ tiết chế PP 350 được ghép thành bộ với máy phát điện xoay chiều Γ-250,

nó dùng để điều chỉnh điện áp máy phát không vượt quá trị số giới hạn

- Sơ đồ cấu tạo

- Nguyên lý làm việc

*Khi điện áp máy phát nhỏ hơn điện áp điều chỉnh (Umf < 14,5÷15 vôn)

có dòng điện điều khiển cực gốc)

điện ấy như sau:

Trang 7

Cực (+) của ắc quy→ B3→ Đi ốt D3→ Cực phát E → cực gốc B của T3 → đi ốt

cọc bắt dây máy phát →cuộn dây kích thích → ”mát” → cực (-) ắc quy

*Khi điện áp máy phát lớn hơn điện áp điều chỉnh

Từ cực (+) máy phát→ cực E, B của T1→ đi ốt ổn áp D1→ điện trở R3 → cuộn cảm Cc → cực (-) máy phát

đảm bảo cho điện áp máy phát điện không vượt quá trị số giới hạn

N Đầu dây trung tính của máy phát điện

B Đầu dương của mạch nắn dòng

C Đầu dây đèn báo nạp

S Đầu nối với + máy phát để điều khiển

Tr2

IG Đầu của nguồn nuôi cho mạch IC

E Đầu Nối mát

F Đầu kích từ

Trang 8

- Nguyên lý làm việc

+ Khi bật khoá điện (hoặc điện áp máy phát còn nhỏ):

Lúc này đèn báo nạp sáng báo hiệu ắc quy đang phóng điện, dòng điện chạy qua mạch báo nạp như sau:

Từ cực (+) ắc quy → đèn báo nạp→ cọc C→tiếp điểm→cọc E→ mát → cực âm

ắc quy

Đồng thời trong tiết chế IC có dòng điện (dòng điều khiển Tr2) như sau :

Từ cực (+) ắc quy → khoá điện→ cọc IG của rơ le đèn báo nạp → tiếp điểm → cọc F → cọc IG của máy phát → cọc IG của tiết chế → R2→ Tr2 → mát → cực

âm ắc quy

Dòng điện kích thích cấp cho cuộn kích thích máy phát như sau:

Từ cực (+) ắc quy → khoá điện→ cọc IG của rơ le đèn báo nạp → tiếp điểm → cọc F → cọc IG của máy phát → cuộn dây Wkt → Tr2 → mát → cực âm ắc quy

+ Khi điện áp máy phát lớn:

Tại điểm trung tính có điện áp đặt vào cọc N một điện áp bằng từ 4÷ 6 vôn Lực

từ hoá do cuộn dây báo nạp (Wbn ) sinh ra đủ lớn làm 2 tiếp điểm rơ le đèn báo nạp đóng lại, do đó đèn báo nạp tắt báo ắc quy được nạp điện

Mạch kích thích lúc này đi như sau:

Từ cực (+)máy phát → cọc B của rơ le đèn báo nạp → tiếp điểm → cọc F rơ le đèn báo nạp → cọc IG của máy phát → cuộn dây Wkt → cọc F → Tr2→ mát → cực âm máy phát

+ Khi điện áp máy phát lớn hơn hoặc bằng điện áp điều chỉnh (U≥15vôn) Điốt ổn áp ZD mở thông tạo ra cho Tr1 một dòng điều khiển nên Tr1 mở ra, dẫn đến Tr2 đóng lại, cắt dòng điện kích thích của máy phát nên điện áp máy phát giảm xuống Khi điện áp máy phát giảm xuống thì đi ốt ổn áp ZD lại khoá, dẫn đến Tr1 đóng và Tr2 mở ra Quá trình cứ tiếp diễn như vậy giữ cho điện áp máy phát được ổn định

* Khi ở đầu dây trung tính không có điện áp đạt mức quy định thì tiếp điểm rơ le đèn báo nạp lại mở ra Đèn báo nạp lại sáng báo máy phát không nạp điện cho ắc quy

- Tiết chế IC khác:

Trang 9

3 Mạch báo nạp điện cho ắc quy:

a Mạch báo nạp điện ắc quy sử dụng đồng hồ am pe

- Sơ đồ cấu tạo

1 Điện trở sun 4 Đai chắn từ 7 Kim đồng hồ

2 Nam châm cố định 5 Cuộn dây 8 Cần hạn chế hành trình kim

3 Khung chất dẻo 6 Đĩa nam châm 9 Rãnh cong

Trang 10

Khi cường độ dòng điện (A) trong cuộn dây tăng lên thì từ trường tổng cũng tăng lên và kim sẽ quay một góc lớn hơn chỉ giá trị dòng điện lớn hơn

Khi thay đổi chiều dòng điện trong cuộn dây thì chiều của từ trường do nó sinh

ra cũng thay đổi, khi đó kim đồng hồ sẽ chỉ theo hướng ngược lại

b Mạch báo nạp điện ắc quy sử dụng bóng đèn báo nạp:

(Xem sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của tiết chế IC.)

III HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA:

1 Máy phát điện xoay chiều ô tô

a Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng

- Cuộn dây Sta to, rô to bị đứt hoặc chạm mát

- Thay mới hoặc sửa lại chỗ chạm chập

- Quấn lại hoặc sửa chỗ chạm chập

b Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng

- Kiểm tra bảo dưỡng vành góp:

+ Quan sát nếu vành góp cháy sém nhẹ thì

dùng giấy ráp mịn đánh bóng Nếu cháy rỗ

phải đưa lên máy tiện láng lại xong mới

dùng giấy ráp đánh bóng

+ Dùng thước cặp kiểm tra kích thước vành góp:

Đường kính tiêu chuẩn: 14,2 ÷ 14,4 mm

Trang 11

Đường kính tối thiểu: 12,8 mm

- Kiểm tra bảo dưỡng chổi than:

+ Dùng thước cặp đo chiều dài chổi than:

Với máy phát Γ250:

kích thước tiêu chuẩn là 16mm, kích thước nhỏ

nhất cho phép là 8mm

Với máy phát G5A; G50A (Nhật bản):

độ nhô tiêu chuẩn là 10,5 mm, độ nhô nhỏ nhất

- Kiểm tra cuộn dây Rô to:

+ Kiểm tra điện trở (thông mạch) cuộn dây:

dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện

trở x1 Ω Đặt hai que đo vào hai cổ góp

điện và đọc trị số điện trở:

Với máy phát Γ250 thì R= 3,7±0,2 Ω

Với máy phát G5A; G50A thì R= 2,8÷3Ω

+ Kiểm tra sự cách điện của cuộn dây:

dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện

trở x1KΩ Đặt một que đo vào cổ góp

điện và một que đo vào vấu cực (mát)

- Kiểm tra cuộn dây Stato:

+ Kiểm tra sự thông mạch của cuộn dây:

dùng đồng hồ vạn năng để thang đo

điện trở x1 Ω Đặt một que đo vào dây

trung tính, que đo còn lại đặt lần lượt vaò

các đầu ra của 3 pha và đọc trị số điện trở:

trị số điện trở phải rất nhỏ xấp sỉ bằng 0

(phải có sự thông mạch)

+ Kiểm tra sự cách điện của các cuộn dây:

Trang 12

dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện

trở x1KΩ Đặt một que đo vào đầu dây

bất kỳ của Stato và một que đo vào thân

+ Quan sát các bối dây phải nằm chặt trong các rãnh của Stato, không bị cháy

- Kiểm tra bộ chỉnh lưu:

+ Kiểm tra 3 đi ốt thuận:

Kiểm tra điện trở thuận: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1 Ω Đặt que đo dương đồng hồ (tức là âm pin) vào cọc dương máy phát, que đo âm đồng hồ (tức là dương pin) đặt lần lượt vaò các cọc đấu dây từ 3 pha của máy phát

ra bộ chỉnh lưu và đọc trị số điện trở: trị số điện trở phải nhỏ R = 8 ÷ 10 Ω, cho phép không lớn hơn 40 Ω

Kiểm tra điện trở ngược: tương tự kiểm tra điện trở thuận nhưng đặt que đo ngược lại

Yêu cầu không có sự thông mạch là tốt nhất Cho phép R ≥10 KΩ

+ Kiểm tra 3 đi ốt ngịch:

Kiểm tra điện trở thuận: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1 Ω Đặt que đo âm đồng hồ (tức là dương pin) vào tấm âm đi ốt (mát), que đo dương đồng hồ (tức là âm pin) đặt lần lượt vào các cọc đấu dây từ 3 pha của máy phát ra

bộ chỉnh lưu và đọc trị số điện trở: trị số điện trở phải nhỏ R = 8 ÷ 10 Ω, cho phép không lớn hơn 40 Ω

Kiểm tra điện trở ngược: tương tự kiểm tra điện trở thuận nhưng đặt que đo ngược lại

Yêu cầu không có sự thông mạch là tốt nhất Cho phép R ≥10 KΩ

- Kiểm tra vòng bi:

Có thể dùng tay lắc dọc, lắc ngang

hai vòng bi, để đảm bảo không có

độ rơ, kẹt nếu không phải thay vòng bi

Trang 13

c Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng máy phát điện

I Tháo trên xe xuống:

1 Tháo các đầu dây điện bắt vào máy phát Cắt mát ắc quy

2 Tháo dây cuaroa: Tháo bu lông căng đai máy

phát và đẩy máy phát vào trong

3 Tháo bu lông bắt máy phát với giá và mang

máy phát xuống

Tránh rơi

II Tháo rời:

1 Làm sạch bên ngoài máy máy phát

2 Tháo giá chổi than (Tiết chế gắn đuôi) Tránh vỡ than

3 Tháo đai ốc đầu trục

5 Tháo cánh quạt và then puly

6 Tháo các vít bắt hai nửa máy phát

7 Tháo nắp trước, rô to ra khỏi stato Tránh đứt dây

8 Tháo các đầu dây 3 pha bắt vào bộ chỉnh lưu

và tháo stato ra

Tránh đứt dây, hỏng sơn cách điện

2 Đấu dây máy phát:

- Đấu dây dương ắc quy với cọc ( Ш) của máy - Điện áp ắc quy phải

Trang 14

phát, âm ắc quy với cọc ( M ) máy phát

- Đấu một đầu dây bóng đèn 12V ( 24V ) vào

cọc (+ ) máy phát , một đầu dây bóng đèn vào

cọc ( M ) máy phát

phù hợp với điện áp máy phát

3 Quay máy phát: Dùng động cơ kéo máy phát

quay (hoặc dùng dây mềm quấn vào puly và

giật mạnh)

Bóng đèn phải sáng

V Lắp lên động cơ : Ngược lại quy trình tháo Đấu đúng các dây dẫn

Sơ đồ tháo lắp máy phát điện xoay chiều

Trang 15

CÁC BƯỚC THÁO MÁY PHÁT:

2- Tháo nắp sau:

1 Tháo đai ốc đầu trục máy phát:

3- Tháo vòng kẹp chổi than:

4- Tháo tiết chế vi mạch:

5- Tháo bộ chỉnh lưu:

Vam 6- Tháo nắp sau:

Trang 16

- Tranzito bị đứt mạch (đứt mạch giữa hai cực E và C)

- Các cuộn cảm và các điện trở bị cháy

* Bộ tiết chế không điều chỉnh được dòng điện: khi tốc độ quay của máy phát điện lớn thì điện áp phát ra của máy phát bằng 0

Nguyên nhân:

- Đi ốt ổn áp bị thông mạch

- Tranzito T3 bị đứt mạch

- Điện trở ổn định bù nhiệt Rt bị cháy đứt; điện trở phụ bị đứt mạch

b Phương pháp kiểm tra

Khi tốc độ máy phát điện cao mà kim đồng hồ am pe kế chỉ về phía âm, cần kiểm tra máy phát điện trước và kiểm tra cầu chỉnh lưu ba pha của máy phát điện Nếu máy phát điện và cầu chỉnh lưu tốt thì tiến hành kiểm tra bộ tiết chế theo thứ tự sau:

- Kiểm tra các mối hàn, các mạch lắp ráp giữa các linh kiện

7- Tháo rô to:

Trang 17

- Kiểm tra Tranzito và các đi ốt

- Kiểm tra các trị số của các điện trở

- Kiểm tra mạch điện của bộ tiết chế theo sơ đồ nguyên lý

Phương pháp kiểm tra xác định hư hỏng :

Thông thường chỉ kiểm tra tiết chế bằng ắc quy và đèn thử Bằng cách đấu dây cho tiết chế làm việc và bóng đèn thử thay vào vị trí của cuộn kích từ (cuộn rô to) Nếu bóng đèn sáng thì tiết chế vẫn hoạt động tốt, còn bóng đèn thử không sáng chứng tỏ tiết chế bị hỏng

- Một số tiết chế thông dụng và cách kiểm tra:

+ Tiết chế IC gắn đuôi máy phát xe MAZ , KMAZ:

Chú ý : không để cực + ắc quy chạm vào đế dưới ( mát ) của IC

Kiểm tra tiết chế PP-132 A xe uoat-408 :

B

M

P B

Kiểm tra riêng IC

M

R

Kiểm tra tổng thể tiết chế

Trang 18

Kiểm tra tiết chế điện tử IC xe TOYOTA :

Sơ đồ kiểm tra tiết chế vi mạch loại M:

3 MẠCH BÁO NẠP ĐIỆN ẮC QUY:

a Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng

- Tiết chế hỏng nên không

- Kiểm tra, sửa chữa tiết chế hoặc thay thế

Trang 19

b Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:

Căn cứ vào đồng hồ ampe hoặc bóng báo nạp khi máy phát quay

MỘT SỐ SƠ ĐỒ HỆ THỐNG NẠP VÀ CÁCH KIỂM TRA SỬA CHỮA:

- Tháo đầu dây nối với cọc (+) máy phát

Tại vị trí kiểm tra đèn thử không sáng

là có sự cố hư hỏng

- Tránh chạm chập

A +

Trang 20

* Kiểm tra sự phát điện của máy phát: kiểm tra tại vị trí số 1

- Tại vị trí số 1: Trước khi kiểm tra phải tháo dây nguồn ắc quy ra khỏi cọc (+) máy phát, đấu bóng đèn thử theo sơ đồ và cho máy phát quay

+ Nếu đèn sáng: chứng tỏ máy phát có phát điện, hư hỏng thuộc đường dây từ (+) máy phát đến đồng hồ ampe kế

+ Nếu đèn không sáng: chứng tỏ máy phát không phát điện, ta phải kiểm tra mạch kích từ của máy phát

* Kiểm tra mạch kích từ: dùng bóng đèn thử kiểm tra

+ Nếu đèn không sáng: chứng tỏ chưa có dòng điện đến cọc Ш1 của máy phát

Ta phải kiểm tra, sửa chữa lại đoạn dây từ cọc B+ của tiết chế đến cọc Ш1 máy phát

+ Nếu đèn sáng: chứng tỏ đã có dòng điện đến cọc Ш1 của máy phát Ta tiếp tục kiểm tra vị trí số 4

+ Nếu đèn không sáng: Chứng tỏ không có dòng điện kích từ qua tiết chế ra mát

Ta có thể khẳng định tiết chế bị hỏng và tháo tiết chế xuống kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế

Trang 21

- Sơ đồ hệ thống nạp xe din – 130:

c Quy trình bảo dưỡng: Tháo lắp, bảo dưỡng mạch báo nạp điện ắc quy

- Tháo các đầu dây điện bắt vào đồng hồ Am pe

- Tháo các đai ốc bắt đồng hồ Ampe với bảng taplo và mang đồng hồ xuống

- Làm sạch bên ngoài đồng hồ A

- Kiểm tra cách điện và cuộn dây

- Lắp lên xe và đấu các dây dẫn vào đồng hồ Am pe

IV THỰC HÀNH:

a Máy phát:

+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Vỏ, ổ bi, rô to, stato, các điốt và pu ly

+ Lắp và điều chỉnh: Làm sạch, thay chổi than, lò xo và lắp, điều chỉnh độ căng dây đai

b Tiết chế: Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều chỉnh điện

+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Khung từ, tiếp điểm, các điện trở và các cuộn dây + Sửa chữa: Khung từ, tiếp điểm và thay điện trở

+ Lắp và điều chỉnh: Khe hở tiêp điểm, điện áp

c Mạch nạp điện ắc quy: Bảo dưỡng mạch báo nạp điện ắc quy:

Ngày đăng: 08/07/2015, 20:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w