1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Mô hình phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại trung tâm hương sen, những vấn đề cần quan tâm giải quyết.PDF

10 1,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 214,28 KB

Nội dung

Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đón nhận 4.272 lượt trẻ khuyết tật và các bệnh nhân vào điều trị phục hồi chức năng đã nói lên thành công của Trung tâm.. Ngoài những trẻ em khuyết tậ

Trang 1

MÔ HÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM HƯƠNG SEN,

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT

"Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh

khỏe tức là cả nước mạnh khỏe"1 (Hồ Chí Minh)

Đỗ Thị Thanh Hương2 Phùng Thanh Thảo3

1 Tóm tắt:

Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen, thành phố Tuyên Quang thành lập

từ 1996, thực hiện phục hồi chức năng, nuôi dưỡng và chăm sóc cho trẻ em khuyết tật,

dịch vụ chuẩn đoán, đào tạo, hướng dẫn cho mạng lưới chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) biết cách phát hiện sớm khuyết tật và phục hồi chức năng tại cộng đồng

Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đón nhận 4.272 lượt trẻ khuyết tật và các bệnh nhân vào điều trị phục hồi chức năng đã nói lên thành công của Trung tâm Tuy nhiên, trong hoạt động, Trung tâm có một số điểm bất cập cần giải quyết

2 Vài nét liên quan đến người khuyết tật

Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày Trên thế giới, có khoảng 10% người khuyết tật tương đương với 650 triệu người Cứ 10 trẻ em thì có 1 trẻ phải đối mặt với khuyết tật (thống

kê của y tế thế giới) Theo Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa LHQ (UNESCO), 90% trẻ khuyết tật ở các nước đang phát triển không được đến trường Quỹ Nhi đồng LHQ thì cho biết 30% số thanh niên đường phố là người khuyết tật4

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 6.1 triệu người khuyết tật, tương đương 7.8% dân số5 Trong tổng số 32 triệu trẻ em và thanh thiếu niên từ 0 đến 16 tuổi ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,1 triệu người, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng

1

GS, TSKH Phạm Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Khoa giáo T.Ư Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc

sức khỏe nhân dân http://tutuonghochiminh.vn/cmvn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-cong-tac-cham-soc-suc-khoe-nhan-dan.d-659.aspx

2

Chuyên viên Phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang, học viên cao học ngành Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

3

Sinh viên K 53 Công tác Xã hội, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

4

http://gdtd.vn/channel/2773/201012/Tre-khuyet-tat-va-van-de-doi-voi-xa%CC%83-hoi-hien-tai-1937841/ 5

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_khuy%E1%BA%BFt_t%E1%BA%ADt

Trang 2

độ tuổi (2008) Hiện nay mới chỉ có khoảng gần 269 nghìn em, chiếm 24,22% số trẻ khuyết tật được đi học ở các loại hình trường lớp

Trung tâm phục hồi chức năng Hương Sen ở thành phố Tuyên Quang được thành lập từ 1996, là một đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc sở y tế có 50 giường bệnh Đây là quà tặng của Hội đồng Nhân dân tỉnh Tuyên Quang khoá 14 cho các cháu khuyết tật của tỉnh với chức năng:

* Phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật

* Nuôi dưỡng và chăm sóc cho các cháu khuyết tật điều trị tại Trung tâm

* Triển khai công tác phục hồi chức năng dịch vụ chuẩn đoán, đào tạo, hướng

dẫn cho mạng lưới chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) biết cách phát hiện sớm khuyết tật và phục hồi chức năng tại cộng đồng

Đối tượng vào điều trị tại Trung Tâm Hương Sen – Tuyên Quang phần lớn là các em khuyết tật dưới 18 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh Tuyên Quang Đa số các em bị ảnh hưởng do chất độc màu da cam; bị khó khăn về vận động; về câm điếc hoặc về thiểu năng trí tuệ Đây hầu như đều là con em các gia đình chính sách: thương binh,

liệt sỹ, gia đình nghèo Ngoài ra, trung tâm còn tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân

lớn tuổi như: người già bị tai biến mạch máu não, sai khớp…

3 Hoạt động của Trung tâm Hương Sen:

3.1 Thực trạng công tác PHCN cho trẻ khuyết tật tại trung tâm Hương Sen – tỉnh Tuyên Quang

Hiện nay, Trung tâm có 38 cán bộ, gồm: 4 bác sĩ, 25 kỹ thuật viên phục hồi chức năng và cán bộ chuyên môn khác Từ khi thành lập tháng 11/1997 đến tháng 12/2010, Trung tâm Hương Sen đã đón nhận 4.272 lượt trẻ khuyết tật và các bệnh nhân vào điều trị phục hồi chức năng trong đó có 449 lượt cháu bị chất độc màu da cam, 3.194 lượt trẻ được điều trị nội trú và 1.078 lượt trẻ được điều trị ngoại trú;

Trong số 4.272 trẻ được Trung tâm đón nhận, có: 3.728 trẻ khuyết tật vận động

và 544 trẻ chậm phát triển trí tuệ, tự kỉ và câm điếc

Đa số các em đến điều trị đều có hoàn cảnh gia đình nghèo, khó khăn vì hầu như các em đều là những em con thương binh, liệt sĩ, gia đình có hoàn cảnh bị nhiễm

chất độc màu da cam (chiếm 72%)

Ngoài những trẻ em khuyết tật đến trung tâm điều trị, còn có những bệnh nhân

là người già, lớn tuổi có nhu cầu phục vụ chức năng Từ năm 2008, Trung tâm được

Trang 3

điều trị thêm cho đối tượng có nhu cầu và đóng bảo hiểm y tế Chính bởi vậy, số bệnh nhân bảo hiểm Y tế gia tăng như sau:

Năm 2008 có: 107 bệnh nhân

Năm 2009 có: 310 bệnh nhân

Năm 2010 có: 357 bệnh nhân

Thời gian điều trị tại Trung tâm:

Thời gian 1 đợt điều trị/ bệnh nhân: những năm đầu trung tâm thành lập, do bước đầu cán bộ, nhân viên còn bỡ ngỡ nên thời gian điều trị cho trẻ là 3 – 6 tháng, tuỳ theo khả năng phục hồi của từng trẻ; theo từng loại khuyết tật

Kết quả sau phục hồi chức năng:

Đối với trẻ khuyết tật về vận động: Tiến bộ tốt: 92,4%, chưa đánh giá được do

thời gian điều trị ngắn: 5,7% Không tiến bộ do tàn tật nặng, thời gian điều trị ngắn: 1,9%

Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ và chậm nói, câm điếc: có tiến bộ tốt: 45,5% ; chưa đánh giá được do thời gian điều trị ngắn: 50,9%; không tiến bộ: 3,6% do tàn tật

nặng, thời gian điều trị ngắn

Nhiều trẻ sau khi điều trị tại Trung tâm, khi trở về cộng đồng được Trung tâm

giới thiệu đi học nghề tại Trường Kỹ nghệ I Sơn Tây, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dạy nghề nhân đạo ở Hà Nội

3.2 Đánh giá chung về kết quả thực hiện mô hình, phục hồi chức năng tại trung tâm Hương Sen – tỉnh Tuyên Quang

3.2.1 Cơ sở vật chất, kĩ thuật

- Giường bệnh

Trung tâm có 50 giường bệnh nhưng thường xuyên có trên 100 bệnh nhân vào điều trị Nhiều khi người bệnh đến với trung tâm phải nằm chung giường, trung tâm chưa có phòng cao cấp, chưa phân khu điều trị được do kinh phí hạn hẹp

Bảng 1 Số liệu thể hiện công suất giường bệnh

Chỉ tiêu

3 tháng cuối năm 2011 3 tháng đầu năm 2012 Tháng

10/2011

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

Tháng 1/2012

Tháng 2/2012

Tháng 3/2012

Trang 4

Nhu cầu sử

dụng giường

bệnh

Nhìn vào số liệu thống kê trên, ta có thể thấy, chỉ có tháng đầu năm (1/2012) là công suất giường bệnh đạt 70%, còn lại các tháng khác, nhu cầu giường bệnh luôn ở

mức >200%, có tháng cao nhất là 374% (tháng 10/2011)

Rõ ràng, số lượng trẻ khuyết tật đến điều trị tại trung tâm ngày càng nhiều nhưng số lượng giường bệnh không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ Nhiều khi người

bệnh đến với trung tâm phải nằm chung giường, trung tâm chưa có phòng cao cấp, chưa phân khu điều trị

“Khó khăn thì nhiều lắm cháu ạ, nhưng mình phải biết xử trí linh hoạt Tuyên Quang mình vẫn còn là một tỉnh nghèo mà cháu, cơ sở vật chất cũng được trang bị máy móc đấy nhưng vẫn còn thiếu nhiều lắm cháu ạ Nhất là giường bệnh, nhiều khi quá tải, nhiều bệnh nhân vào cùng 1 lúc, giường bệnh thì có hạn ”

(Trích phỏng vấn sâu bác sĩ trưởng khoa PHCN – trung tâm Hương Sen)

- Khu vui chơi, giải trí dành cho trẻ khuyết tật

Trung tâm Hương Sen mới chỉ chuyên sâu về dịch vụ CSSK, phục hồi chức năng, chữa bệnh cho trẻ khuyết tật, chưa thực sự chú tâm đến vui chơi, nhu cầu về tinh

thần của trẻ

“Mỗi lần tổ chức vui chơi cho trẻ, hay các dịp lễ tết tổ chức hoạt động đều phải sử dụng sân chính của trung tâm, do diện tích trung tâm còn hạn hẹp nên chưa có sân chơi riêng cho trẻ, bởi vậy nên khi có mưa đúng vào ngày tổ chức thì lại phải hoãn, lùi ngày tổ chức sang ngày khác”

(PVS Giám đốc Trung tâm Hương Sen)

Nhu cầu về tinh thần là một trong những nhu cầu quan trọng cần được đáp ứng đối với trẻ khuyết tật, trẻ cần được hưởng những quyền lợi của các em như bao đứa trẻ khác Mặt khác, thông qua sân chơi này, các em có thể cùng nhau chơi các trò chơi nâng cao khả năng hòa nhập, bộc lộ bản thân cho các em thêm tự tin vào bản thân, với các trò chơi vận động có thể giúp các em phục hồi chức năng nhanh hơn (đối với trẻ khuyết tật vận động)

Trang 5

Trung tâm thường tiếp nhận trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ khuyết tật thể chất, nhưng nhìn vào sơ đồ trung tâm ta có thể thấy, trung tâm chưa có phòng Tâm lý trị liệu

3.2.2 Hoạt động điều trị bệnh cho trẻ khuyết tật

- Phục hồi chức năng

Trong quá trình điều trị, trung tâm cung cấp thuốc, các em được điều trị, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà các em có thể

chọn nội trú hoặc ngoại trú Ngoài ra, trung tâm còn có bếp ăn cho trẻ đến điều trị tại đây, tất cả đều được miễn phí Trẻ đến đây có thể luyện tập tại phòng phục hồi chức năng, tiếp cận với những phương pháp CSSK tiên tiến, giúp cho việc điều trị bệnh đạt

hiệu quả cao

Đến vơi Trung tâm, trẻ khuyết tật được đáp ứng nhu cầu về chỗ ở, về khám

chữa bệnh, trẻ khuyết tật (dưới 16 tuổi) đến điều trị tại trung tâm được miễn phí hoàn toàn trong suốt quá trình điều trị Trung tâm đã giúp cho rất nhiều trẻ phục hồi được

những chức năng khiếm khuyết của mình để hòa nhập cộng đồng

- Công tác chữa bệnh cho trẻ khuyết tật vận động

Ngày nay, trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ tự kỉ ngày càng nhiều, Trung tâm gặp khó khăn trong việc điều trị, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỉ Mặc dù có nhận chữa trị cho

trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ tự kỉ nhưng Trung tâm chưa có bác sĩ tâm lí chuyên sâu điều

trị cho trẻ Mới chỉ dừng ở mức độ phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật

“Ở đây mới tập trung về mảng phục hồi chức năng bên ngoài, đặc biệt

là trẻ khuyết tật vận động cho trẻ, còn về đối tượng trẻ khuyết tật trí tuệ thì trung tâm vẫn còn yếu kém, tỉ lệ chữa khỏi là rất thấp do chưa có phòng ban, cũng như cán bộ chuyên sâu”

(PVS Giám đốc Trung tâm Hương Sen – Tuyên Quang)

Theo báo cáo về kết quả hoạt động của trung tâm: Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ và chậm nói, câm điếc: có tiến bộ tốt: 45,5% ; chưa đánh giá được do thời gian điều trị ngắn: 50,9%; không tiến bộ: 3,6% do tàn tật nặng, thời gian điều trị ngắn Trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ tự kỉ đến đây chỉ được uống thuốc hỗ trợ thần kinh, được các cán

bộ điều dưỡng viên CSSK chứ chưa hỗ trợ tâm lí được nhiều cho các em

“ Bước đầu cho trẻ uống thuốc an thần, hàng ngày cho các em tiếp xúc với các bạn, khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, ví dụ như: động kinh,

Trang 6

Can thiệp trực tiếp trên các vấn đề khuyết tật để giúp trẻ phát triển tốt hơn, chứ thật

sự thì trung tâm chưa chuyên sâu về mảng trẻ khuyết tật trí tuệ nên còn gặp nhiều khó khăn…”

(PVS Bác sĩ, Trưởng khoa PHCN trung tâm Hương Sen – Tuyên Quang)

3.2.3 Đáp ứng nhu cầu thân chủ

- Nhu cầu vật chất

Trong quá trình điều trị, trung tâm cung cấp thuốc, các em được điều trị, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà các em có thể

chọn nội trú hoặc ngoại trú Trẻ đến đây có thể luyện tập tại phòng phục hồi chức năng, tiếp cận với những phương pháp CSSK tiên tiến giúp cho việc điều trị bệnh đạt

hiệu quả cao Ngoài ra, trung tâm còn có bếp ăn nấu cơm cho trẻ đến điều trị tại đây,

tất cả đều được miễn phí

- Nhu cầu tinh thần

Phần lớn đối tượng đến điều trị tại trung tâm là trẻ khuyết tật, các em rất cần quan tâm về mặt tình cảm, các em thường hay tự ti, khó hòa nhập với cộng đồng xung quanh

“Chán lắm chị ạ, em ở trong này điều trị, ngày nào cũng tập ở phòng phục hồi chức năng, sáng mẹ em đưa đến, chiều mẹ em đón về, về nhà mọi người nhìn em với ánh mắt thương hại, em làm gì mọi người cũng không cho em làm, cứ như em là người

vô dụng ấy chị ạ, nhiều khi em chỉ biết khóc mà không biết tâm sự với ai”

(PVS em T, 14 tuổi - bị liệt 1 chân do tai nạn)

Chính vì vậy, tình cảm gia đình, bạn bè, người thân và mọi người xung quanh chính là nhu cầu thiếu hụt của nhóm đối tượng này cần được đáp ứng

- Kinh phí hoạt động của trung tâm

Kinh phí hoạt động của trung tâm hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn trợ cấp của

tỉnh Ngoài ra, có một số nguồn trợ giúp từ các tổ chức từ thiện và các nhà hảo tâm đóng góp để duy trì các hoạt động của Trung tâm

Mặc dù đã có một số hoạt động nhằm phát triển cộng đồng nhưng những hoạt động này của trung tâm còn nhỏ lẻ, chưa có quy mô lớn Trung tâm còn thụ động trong

việc xin tài trợ, kinh phí cho các hoạt động Trung tâm còn chưa tranh thủ được nhiều

ở sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp…

Trang 7

Chưa có phòng CTXH để kết nối nguồn lực, chưa tranh thủ được hỗ trợ từ cộng đồng do chưa có ban đảm nhận nhiệm vụ này Tất cả những khó khăn như tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hỗ trợ xử lí ca, tham vấn tâm lý, kết nối nguồn lực,… sẽ được giải quyết nếu có một đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp, nói cách khác là trung tâm còn thiếu một phòng CTXH

- Đội ngũ cán bộ của Trung tâm:

Hiện nay đội ngũ cán bộ của Trung tâm còn thiếu, chưa có cán bộ để đào tạo chuyên sâu một số lĩnh vực: PHCN cho bệnh nhân gặp khó khăn về nhìn, nghe nói,

cận lâm sàng, chỉnh hình …Trình độ chuyên môn của một số cán bộ, nhân viên còn chưa thể hiện tính chuyên nghiệp Họ chỉ có những kiến thức về chăm sóc cho trẻ, chưa có kiến thức chuyên về điều trị tâm lí cho trẻ, chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành chăm sóc cũng như hỗ trợ trẻ khuyết tật Chính bởi vậy, những cán bộ ở đây chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt tinh thần cho trẻ Những kiến thức về xử lí ca, tham vấn, hỗ trợ giúp trẻ hòa nhập cộng đồng (những nhu cầu quan trọng cần đáp ứng

của trẻ khuyết tật) thì họ đều chưa được trang bị Trẻ đến trung tâm chỉ được đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng chứ chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí Trung tâm cần có nhân viên công tác xã hội làm công việc đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của người khuyết tật Đồng thời, họ

cũng đóng vai trò là người quản lý trường hợp, hỗ trợ người khuyết tật, gia đình tiếp

cận với những dịch vụ phù hợp, tiếp cận và phối hợp các các dịch xã hội Trong trường

hợp cần thiết, nhân viên công tác xã hội cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho người khuyết

tật và gia đình của họ Nhân viên công tác xã hội kết nối với chính quyền địa phương

giải quyết các chính sách trợ giúp người khuyết tật như bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, tham gia các câu lạc bộ của người khuyết tật…Trong trường hợp người khuyết tật là người nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn thì cán bộ, nhân viên công tác xã hội sẽ kết nối, đặt vấn đề với chính quyền địa phương, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ để họ có nguồn

lực tiếp cận các dịch vụ, đồng thời trợ giúp đối tượng hoà nhập cộng đồng Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội tiến hành nghiên cứu các vấn đề phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng; hỗ trợ chính quyền xây dựng các chính sách và chương trình an sinh xã hội

Trang 8

4 Kết luận và khuyến nghị:

Thứ nhất, Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen, thành phố Tuyên Quang

đã làm tốt việc phục hồi chức năng cho các bệnh nhân khuyết tật Nhiều bệnh nhân đã được nâng cao sức khỏe, đem lại hạnh phúc cho chính bản thân người bệnh và gia đình

họ Tuy nhiên, với quy mô như hiện nay, cơ sở vật chất và cán bộ của Trung tâm chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa, phục hồi chức năng cho bệnh nhân trên địa bàn Do

đó, cần có chính sách đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất trong lĩnh vực phục hồi chức năng cho người khuyết tật Ngoài việc khám chữa bệnh về mặt bệnh lý, cần tạo các hoạt động vui chơi giải trí cho bệnh nhân là trẻ em, để giúp các em có được thời gian vui chơi, quên đi bệnh tật, hứng thú, hợp tác với bác sĩ điều trị, từ đó đẩy nhanh được bệnh tật

Thứ hai, cần có chính sách xã hội hóa cụ thể hơn để huy động tổng hợp các

nguồn lực nhằm xây dựng đội ngũ người làm công tác xã hội chuyên nghiệp ở đây và tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật

Thứ ba, cần thu hút cán bộ có chuyên môn về Công tác xã hội để tranh thủ sự

giúp đỡ, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, giải quyết

những vấn đề trong lĩnh vực kết nối các hoạt động của Trung tâm với chính quyền địa phương, cá nhân, doanh nghiệp để các bên hỗ trợ các nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ của Trung tâm, đồng nghĩa với việc giúp đối tượng sớm hoà nhập

cộng đồng

Mặt khác, với kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề trong CTXH cá nhân và CTXH nhóm, nhân viên xã hội còn có thể can thiệp, hỗ trợ trị liệu cho những trẻ khuyết tật tại Trung tâm trong quá trình hoà nhập cộng đồng, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân về Trung tâm cũng như về các căn bệnh về khuyết tật vận động cũng như khuyết tật trí tuệ Ngoài ra, với kinh nghiệm và các kỹ năng sẵn có, nhân viên xã hội còn có thể giúp đỡ cán bộ tai trung tâm tham vấn, giúp

đỡ các gia đình cho trẻ đến điều trị tại Trung tâm, cũng có thể hỗ trợ cán bộ, nhân viên

tại phòng tiếp nhận trẻ khuyết tật và các đối tượng đến điều trị tại Trung tâm Vận động quyên góp từ thiện từ các hộ dân trong địa bàn toàn tỉnh, thông qua các buổi tuyên truyền, tranh thủ sự đồng cảm, tình thương của mọi người đối với những em nhỏ

Trang 9

khuyết tật tại trung tâm, vận động mọi người quyên góp cho trung tâm để cho thêm kinh phí chữa trị cho các em

Một xã hội phát triển, thì chất lượng cuộc sống của con người ngày càng cần được chú trọng hơn

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://gdtd.vn/channel/2773/201012/Tre-khuyet-tat-va-van-de-doi-voi-xa%CC%83-hoi-hien-tai-1937841/

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_khuy%E1%BA%BFt_t%E1

%BA%ADt

http://tutuonghochiminh.vn/cmvn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-cong-tac-cham-soc-suc-khoe-nhan-dan.d-659.aspx

http://tutuonghochiminh.vn/cmvn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-cong-tac-cham-soc-suc-khoe-nhan-dan.d-659.aspx

Ngày đăng: 08/07/2015, 19:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w