1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Minh triết Hồ Chí Minh về con người, nhân cách và giáo dục

38 276 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Trang 1

MINH TRIẾT HỔ CHÍ MINH VỀ 0N NGƯỜI, NHÂN CÁCH VÀ BIÁ DỤC

Pham Tat Dong’

MAY LOI NOI DAU |

Con người, phẩm hạnh làm người và hạnh phúc con người là vẫn để cổ xưa nhất và cũng là vấn đề thời đại bức thiết; hầu hết các nhà khoa học đều bàn đến và bàn một cách sâu sắc nhất, song cũng đã để lại những câu hỏi khó giải quyết nhất Từ xa xưa, trước Công nguyên, những triết gia phương Tây có tìm đến lời giải về

con người hạnh phúc Đúng là, con người ngàn năm về trước đã

mong mỏi mình giàu có, khoẻ mạnh, dũng cảm để hạnh phúc

Socrates nhin nhan van dé nay bang tri tué thông thái của ông: Người điêu khắc không biết sử dụng dao trổ, người thợ mộc không biết sử dụng cưa đục thì sẽ làm hỏng việc Người có sức

khoẻ, có tiền của, có danh vị mà không biết sử dụng cái mình có

_ thì sao đạt tới hạnh phúc Theo ông, phải biết dùng cái có trong tay, và biết dùng có nghĩa là có tri thức Tri thức mới là cái chỉ phối hết thảy Trị thức tạo ra trí tuệ Trên thế giới không có cái Thiện và cái

Ác Chỉ có cái trí tuệ là thiện, ngu truội là ác mà thôi

Trước Socrates hon mét tram nam, ở Ấn Độ cổ đại xuất hiện

Sakumuni (Thích Ca Mâu Ni) Cảm thấy cuộc đời là bể khổ, Thích

"` Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Xã hội học,

Trang 2

Phạm Tat Dong

Ca xuất giá theo Đạo để tìm đến sự giác ngộ Đắc Đạo dưới cây Bồ ' Đề, Thích Ca trở thành Đức Phật Điều mà Người ngộ sâu sắc nhất là, cái gì đã sinh ra đều sẽ chết Để giải thoát mình, cần không sừng nỗ lực Được giải thoát tức là ra khỏi mọi khổ ải, cũng nghĩa là hạnh phúc, còn nỗ lực là vươn lên không ngừng qua quá trình

giới, định, tuệ Giới là giới luật, tự răn mình, từ bỏ ý thích, định là

giữ cho tâm ý vững vàng, tuệ là sáng suốt, phân biệt thực tướng

của sự vật, hiểu rõ nhân quả

Tóm lại, trong triết học cổ đại phương Đông, sự hoàn thiện con người vẫn là hướng tới trí tuệ minh man

Đã mấy nghìn năm đi qua, loài người vẫn chưa có được giải pháp hữu hiệu để giải quyết vẫn đề con người như mong muốn, trong khi thiên hạ cũng không ít lý luận triết học và các triết lý khác nhau Xã hội vẫn đang tiến lên với gia tốc ngày càng lớn, nhưng giải phóng con người vẫn như đang chậm chạp từng bước, khiến cho lý luận đang cố đuổi theo thực tiễn mà vẫn không kịp

Hãy nhìn lại những nền văn minh mà nhân loại đã trải qua:

Cách chúng ta trên 10.000 năm, kinh tế nông nghiệp xuất hiện, đẩy phương thức hái lượm, săn bắn vào quá khứ Trên 10.000 năm con người lao động bằng cơ bắp, cực kỳ khó nhọc mà

đời sống lại quá thấp Ngoài sức lực cơ bắp, con người chỉ biết dựa

vào sức kéo của súc vật và những dạng năng lượng sơ cấp Trong

nền văn minh nông nghiệp này, sự thống trị xã hội là chế độ chuyên chế phong kiến thần quyền và tôn giáo Người dân bị bóc

lột thậm tệ, thân phận của họ là nô lệ Tri thức được sử dụng

trong sản xuất ở mức độ hết sức thập kém

Chế độ phong kiến bắt đầu tan rã từ thời kỳ Phục hưng Cuộc

cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất mở đầu với sự xuất hiện máy hơi nước Hình ảnh cối xay gió trên cánh đồng châu Âu bị mờ đi Sức

Trang 3

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

lao động được giải phóng một phần, nhưng chủ nghĩa tư bản sơ khai cũng vẫn đồng nghĩa với sự bóc lột tàn bạo vì những lợi

nhuận của nhà tư sản

Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật lần thứ hai đã bắt đầu bằng sự xuất hiện động cơ đốt trong Việc sử dụng điện, kim loại và

những phương tiện giao thông mới là một bước tiến về tri thức của loài người, đánh dấu sự ra đời của nền văn minh công nghiệp Văn

minh công nghiệp đã nhìn nhận khoa học và công nghệ như một

động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Nhờ đó, những tri thức mới

trong xã hội đã tăng lên vượt bậc so với xã hội nông nghiệp

Sự phát triển công nghiệp với sự khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên cùng với sự tranh giành thị trường, cạnh tranh xã hội

đã đặt xã hội công nghiệp trước những thách thức về tài nguyên, môi trường, thị trường và bất bình đẳng xã hội Sự phân hóa xã

hội ngày càng gia tăng cùng với sự sáng tạo vũ bão trong khoa học

và công nghệ Điều này cũng có nghĩa là khối lượng tri thức đang gia tăng từng ngày Người ta tính rằng, ngày nay cứ khoảng 3 năm thì khối lượng tri thức tăng lên gấp đôi” Trong thế kỷ XX, lượng thông tin mới bằng 90% tổng lượng thông tin đã có trong

lịch sử nhân loại

Cuối thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện

đại đã làm xuất hiện và phát triển hệ thống công nghệ cao như

máy tính, công nghệ vi điện tử, quang điện tử, laser, vật liệu mới, gen, hạt nhân, v.v Một nền kinh tế mới bắt đầu hình thành và

từng bước thay thế nền kinh tế công nghiệp Người ta gọi nền

kinh tế này bằng nhiều tên mà qua đó ta hiểu sâu hơn về bản chất và đặc điểm của nó: "Nền kinh tế dựa trên tri thức" (Knowledge -

0 Ở thế kỷ XIX, cứ 50 năm thì lượng tri thức tăng gấp đôi Còn ở đầu thế kỷ XX là 30 năm, giữa thế kỷ XX là 10 năm, trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX là 5 năm

Trang 4

Pham Tat Dong

based Economy), "Nén kinh tế dựa trên ý tưởng" (Ídea - based Economy), "Nền kinh tế học hỏi" (Learning Economy), "Nền kinh tế thông tin" (Information Economy), "Nền kinh tế công nghiệp: cao" (High - technology Economy), "Nén kinh té mang" (Network

Economy), "Nén kinh té sé hda" (Digital Economy), "Nén kinh té

không gian diéu khién hoc" (Cyber Economy), "Nén kinh té sinh học - số hóa" (Biodigital Economy), "Nền kinh tế mới" (New Economy), v.v ; nhưng dù được gọi bằng cái tên nào chăng nữa, chúng ta vẫn thấy đó là nền kinh tế dựa vào những tiền dé cua nền công nghiệp đã tạo ra để sản xuất những tri thức mới như một

hàng hóa đặc biệt, mang lại cho hàng hóa công nghiệp những hàm

lượng tri thức cao, hình thành những ngành nghề mới và đem lại

giá trị gia tăng cao hơn hẳn so với hàng hóa công nghiệp trước đây Chúng ta gọi nó bằng cái tên mà nhiều người dùng nhất: "Kinh tế tri thitc" (Knowledge Economy)

Trong nền kinh tế tri thức, việc sản xuất ra tri thức phải đa vao giáo duc, dựa uào uiệc học tập của con người Xã hội đã phát triển khá mạnh, song trên thực tế, bước vào thế kỷ XXI, khi kinh tế tri thức đã bắt đầu phát triển ở một số quốc gia trên thế giới, khi lượng tri thức mới của loài người đã gia tăng với tốc độ chưa từng thấy thì cũng là thời điểm mà thế giới bất ổn hơn bao giờ hết: Các

cuộc xung đột và đổ máu giữa các sắc tộc vẫn tiếp diễn và gia tăng, nạn khủng bố đang mở rộng dần, chiến tranh hạt nhân vẫn đang rình rập, cuộc khủng hoảng chính trị tại nhiều quốc gia xem ra vẫn còn nhiều điều bế tắc, chưa thể giải quyết ngay được, sự suy thoái kinh tế vẫn luôn đe dọa Tri thức nhiễu hơn trước, nhưng xã hội lại bất ổn và khó lường hết những bất trắc cho từng

con người và cả nhân loại

Trong hoàn cảnh ấy, chúng ta nhớ tới câu nói bất hủ của

F.Rabelais:

Trang 5

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

Tri thức mà không có lương tri thì chỉ là sự tàn hoại của tâm

hồn" (Science sans conscience n"est que ruire de l"âme)

Như vậy, néu Socrates cho rang, tri thức chỉ phối tất cả thì nó

sẽ đúng cả với trường hợp phát triển lẫn trường hợp suy thoái Xã hội tri thức là bậc cao mà lần đầu tiên loài người bắt đầu với tới, nhưng xã hội tri thức liệu có giải quyết được những hỗn độn đang

xảy ra cùng với những thành quả công nghệ cao mà loài người có

trong tay ngày càng nhiều? ì

Rõ ràng, bậc thang tiến hóa của xã hội loài người ngày càng

được nâng mức phát triển hơn, thời gian sinh thành và kết thúc của nền kinh tế tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển xã hội

được rút ngắn, song khi sắp đặt chân tới xã hội tri thức, con người

đã nghĩ đến một xã hội tiếp theo Nếu kinh tế tri thức không đủ sức giải quyết vấn để lương tri, thì phải tiến tới một xã hội cao hơn, mặc dù xã hội tri thức còn đang trên con đường trở thành

hiện thực Logic của vẫn đề là trên tri thức chính là minh triết Nhiều

Trang 6

Phạm Tất Dong

Ở đây, minh triết được hiểu là sự thông tuệ, là trí tuệ:phát triển ở một trình độ cao được gắn vào việc giải quyết hữu hiệu thực tế cuộc sống Trên con đường tìm hiểu và dự báo về một xã hội tương lai ấy, thiết nghĩ nên tìm hiểu Minh triết Hô Chí Minh ve

con người va uề nhân cách con người Phải chăng, từ đó ta hiểu nên đi

vào kinh tế tri thức như thế nào để hy vọng hé mở một ánh sáng đằng sau kinh tế tri thức mà hiện vẫn đang mờ ảo trước chúng ta

- L BÀN QUA KHÁI NIỆM MINH TRIẾT

Ở đây, chúng tôi không bàn tới sự khác biệt giữa ba khái niệm

triết học, triết lý à minh triết, coi như vẫn đề này đã được giải quyệt ở chỗ khác, vào thời điểm khác rồi Hơn nữa, chúng tôi chỉ nói đến khái niệm Minh triết Hồ Chí Minh theo cách hiểu của mình, và cụ thể hơn là Minh triết Hồ Chí Minh về con người và về nhân

cách con người mà chúng tôi, những người làm giáo dục, đã

chiêm nghiệm như thể nào mà thôi

Chữ Minh ở đây nói về sự sáng suốt, sự thông thái, sự sâu sắc,

còn chữ Triết nói đến trí tuệ đựa trên những tri thức uyên bác Hai chữ Minh triết bao hàm ý nghĩa triết học, nhưng không phải là lý luận triết học, mà là triết học hành động, triết học cải tạo thế giới cụ thể Trí tuệ ở đây không phải là trình độ thông tuệ chỉ về lý luận, mà ở trình độ giải quyết những công việc, trước hết, với Hồ Chí Minh, là những công việc cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng con người và nhân loại Minh triết Hd Chí Minh còn thể hiện ở sự ứng xử khôn khéo, tài tình những mối quarrhé trong cac

lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị, quân sự, trong nước và trên

thế giới

Khởi nguồn của Minh triết thường là linh cảm, một hiện tượng

tâm lý của con người: Đó là những tư tưởng mới chợt nảy sinh khi

con người tri giác một hiện tượng Quả táo từ trên cây rụng

Trang 7

DU CCCóóó7ó7õ7õ7õ7õẽõẽõẽSẽSẽSẽSẽốẽốẽ Số

MINH TRIẾT HỖ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

xuống, có hàng nghìn, hàng vạn, hàng triệu người quan sát thấy

Song, trong sự tri giác của Isaac Newton, quả táo rơi đã làm loé lên

trong tư duy của ông về lực hấp dẫn nào đó đối với quả táo Từ

day, Newton đã phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn

Nằm trong bổn tắm, ai cũng thấy hình như cơ thể mình nhẹ hơn lúc ở trên cạn Có cái gi day day co thé Song, cả triệu người

thay nhu vay, va rồi hình như nó là chuyện tự nhiên Nhưng, với

Archimèdes, một lần nằm trong bồn tắm, một tư tưởng mới loé sáng Archimèdes sung sướng reo lên Eureka! Eureka! Ông đã tìm ra một lời giải cho một bài toán mà ông từng nát óc suy nghĩ, từ đó xây dựng nên nguyên lý Archimèdes

Tư tưởng mới loé sáng không phải là một ngẫu nhiên Nó chỉ là một Insight (bừng hiểu), song để có sự hiểu ra, phải có một quá

trình nung nấu Cả Newton lẫn Archimèdes, sự suy nghĩ một vấn để nào đó đã làm cho họ canh cánh trong lòng, và khi tri giác một

hiện tượng nào đó có mối liên hệ ẩn tàng với điều mà các Ông quan tâm, một linh cảm xuất hiện

Hồ Chí Minh cũng vậy Người bôn ba bốn bể năm châu để

tìm lời giải về cứu con người, cứu dân tộc, cứu nhân loại ra khỏi

tình trạng làm nô lệ, bị bóc lột đến cùng cực Lúc rời bến Nhà Rồng, bài toán đặt ra với Người đang là một ẩn số mà các nhà yêu nước trước Người hoặc cùng thời với Người đều không tìm ra lời giải Một cuộc tìm kiếm đáp số vô cùng nhọc nhằn, đầy ắp những nung nấu Chỉ đến khi gặp Chủ nghĩa Lénine, một linh cảm đã loé

_sáng "Eureka" đã nảy sinh Người viết: Luận cương của Lénine

làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao

_ Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quân chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta,

đây là con đường giải phóng chúng ta”

Trang 8

Phạm Tất Dong

Song, từ những linh cảm quan trọng như vậy để đi đến một

bộ óc thông tuệ mà ta gọi là Minh triết là một quá trình lâu dài mà

sự học hỏi cộng với sự tu dưỡng đạo đức để có nó phải đo bằng cả

cuộc đời |

'Trên thế giới, nhiều người nghiên cứu Hồ Chí Minh đã dùng rất nhiều thuật ngữ khác nhau về tư tưởng vĩ đại của Người, song

họ không dùng thuật ngữ Minh triết Euruta Motoo (Nhật Bản)

cho rằng, Hồ Chí Minh không để lại những trước tác đỗ sộ, nhưng Người thể hiện một bản sắc riêng trong tư tưởng, và quan trọng hơn, trong cả đời phục vụ trọn vẹn cho cách mạng, Hồ Chí Minh không có một sai lầm nào Tác giả đánh giá như thế có nghĩa là, tư tưởng Hồ Chí Minh không được trình bày thành một hệ thống trong trước tác này hay trước tác khác, nhưng trong thực tế đầu tranh cách mạng, sự sáng suốt, thông tuệ Hồ Chí Minh thể hiện

trong từng việc mà Người tiến hành để đưa sự nghiệp đến thành

công, không có một sai sót nào tạo nên một vết mờ, dù là nhỏ trong những hào quang do Người mang lại

Chúng ta nhớ có một thời kỳ, khi trào lưu xã hội chủ nghĩa

đang dâng cao, người ta dùng những thuật ngữ khác nhau để tôn

vinh các lãnh tụ: Chủ nghĩa Marx, Chủ nghĩa Lénine, tư tưởng Mao Trạch Đông, còn Hồ Chí Minh, người ta chỉ nói đến tác

phong của Người Đó là chuyện cũ Sau này, Đảng Cộng sản

Việt Nam có nói đến đạo đức Hồ Chí Minh Điều này cho thấy, nhiều người đã coi việc đưa ra những học thuyết hoặc có những luận thuyết được trình bày trong những tác phẩm mới được gọi là nhà lú luận hoặc nhà tư tưởng Đây là cách đánh giá của họ Nhưng, nếu tư tưởng mang vào chỉ đạo cách mạng, cải tạo thực tế mà sai lầm, chấc không thể coi là một nhà tư tưởng sáng suốt hoặc một trí tuệ thông thái được Do vậy, những suy nghĩ để vận dụng lý luận vào thực tiễn mà đúng trong mọi trường hợp thì đó là tư

Trang 9

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

tưởng sáng suốt, là minh triết, và trong trường hợp Hồ Chí Minh, ta phải nói Người là một nhà tư tưởng

Hồ Chí Minh thể hiện tư tưởng của mình trong phong trào cách mạng Mỗi quyết định của Người đều đi tới một thành công, mỗi lời kêu gọi của Người đều được hàng chục triệu người dân hưởng ứng, tạo nên sức mạnh vĩ đại Cho nên, trong lúc gay go ac

liệt nhất, người dân Việt Nam vẫn sẵn sàng "đốt cả day Trường

Sơn" để tạo cơ hội, sẵn sàng chịu những thành phố "bị san bằng"

để có những thành công, và khi thành công sẽ có điều kiện dựng

xây lại bằng năm, bằng mười khi trước

Do vậy, E.Cobeliev (Nga) đã nhận xét rằng, Hồ Chí Minh có

uy tin oô hạn đối với nhân dân, là biểu tượng cho sự uyén bác cộng

sản chủ nghĩa ở châu Á J.Lacouture (Pháp) thì đánh giá rằng, với

nhân dân, Hỗ Chí Minh vừa là người cộng sản hiện sinh oừa là người

cộng sản cơ câu, uừa là người phát sinh uừa là người bảo vé, vita la dan tộc uừa là cách trạng

Nhà khoa học người Ấn Độ - ông Mauroi viết rằng: "Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn giải thoát _ những lớp người yếu hèn lao khổ của các dân tộc bị chà đạp, giải thoát bằng chính ý thức về lực lượng của mình" Giải thoát con người, dù cho một hoặc một ít người đã là vĩ đại, đã là anh hùng, mà Hồ Chí Minh thì được nhân dân các nước bị thực dân áp bức coi như một biểu tượng, một hướng đi của cuộc cách mạng do họ tiễn hành Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh phải được đánh giá là

VÔ cùng vĩ đại | | |

Tôi nhớ nhà Phật có câu: Giải thoát cho một người còn hơn xây chín cảnh chùa Cảnh chùa ở đây chắc chắn được hiểu là một biểu

tượng của sự an lành, phúc đức, bình yên Hồ Chí Minh xuất hiện

-ở đất nước ta, cùng với những đồng chí của mình, đã cứu nhân

17

Trang 10

Pham Tat Dong ˆ dân ra khỏi cuộc sống nô lệ, và đã tạo nên những 'cảnh chùa" trên khắp đất nước ta, tạo nên sự đổi đời của cả một dân tộc Nước Việt

Nam ngày nay là kết quả của Minh triết Hồ Chí Minh và Minh triết Việt Không phải là ngạo mạn nếu như nói rằng, ở không ít nơi, nhiều dân tộc chưa thoát khỏi cảnh đói rét, khốn cùng là do còn thiếu một ngọn đuốc trí tuệ thông thái soi đường Ở Việt Nam, nơi do khí thiêng sông núi mà có được trí tuệ Hồ Chí Minh,

cộng với trí tuệ của dân tộc Việt Nam và trí tuệ của Đảng, dân tộc

ta đã được giải phóng

Trong triết học phương Đông, bàn về Minh triết, người ta nói đến Parajna, tức là trí tuệ, trí năng, sự suy tưởng liên quan đến trực

giác, trải nghiệm Nhưng, nếu so sánh với Minh triết Hồ Chí Minh

thì ở người trí năng luôn gắn vào những hoạt động chứ không chỉ gắn với sự giải thích Hơn nữa, hoạt động đó lại luôn luôn lẫy việc giải phóng con người làm cứu cánh Trần Văn Giàu, người nghiên cứu rất sâu về tư tưởng Hồ Chí Minh, đã viết ra một điều có thể giúp chúng ta hiểu rõ thêm bản chất Minh triết của Hồ Chí Minh

"Tầm cỡ của một hiển triết chưa chắc ở chỗ giải đáp mỗi tương quan giữa tồn tại và tư tưởng, Ở chỗ xác định thế giới là

thực tại hay là ảo ảnh, khả tri hay bắt khả tri, ở chỗ lựa chọn giáo

điều quen thuộc hay sáng tạo mới lạ, mà chung quy lại là ở mức quan tâm đến con người, con người thật đang sống trên quả đất này và chắc chắn còn sống lâu dài đến vô tận thời gian, lay dé lam trung tâm của mọi suy tư và chủ đích của mọi hành động Cụ Hồ Chí Minh thuộc loại hiền triết đó, vì đó mà Cụ lớn

Nhà Phật kêu gọi con người từ bỏ mọi ham muốn, xa lánh trần tục, hướng tới một chân trời cực lạc mà mọi người sống trên đờ không bao giờ nhìn thấy, nó giúp người ta dim chìm trong suy tưởng, hướng vào sự giải thốt, khơng bị rơi vào vòng luân hồi Những nhà tu hành sống cuộc đời khổ hạnh, bỏ mợi ham muốn

18

Trang 11

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

dập tắt mọi nhu cầu, không làm điều ác, dù là nhỏ như làm đau con

sâu cái kiến |

Minh triết Hồ Chí Minh hướng vào xây dựng một thế giới hạnh phúc, một thế giới "cực lạc" trong đời thường, và như vậy,

con người phải đấu tranh với thiên nhiên, với chế độ bóc lột, với

bệnh tật Hồ Chí Minh kêu gọi con người phải hướng đến thế giới hòa bình, tự do, hạnh phúc N gười tổ chức nhân dân xây dựng

thế giới đó, để hạnh phúc ngay trong thực tại chứ không phải là một thế giới trong trí tưởng tượng Sống để vươn tới thế giới như vậy, con người phải nỗ lực, phải biết yêu cuộc sống, giành quyền

sông cho mình Hồ Chí Minh nói rằng, Người chỉ có một ham muốn: Ham hoc, ham làm, ham tiến bộ Cả đời, Người đã thể hiện

điều này, và đó chính là nguồn gốc, là bản chất của sự thông tuệ

tuyệt vời của Người

Il QUAN NIEM HO CHi MINH VE CON NGƯỜI VÀ

NHAN CACH

1 Quan niệm "làm người" trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Ở đây, ta không bàn về vấn đề con người từ đâu đến, sự sinh

thành của con người từ tự nhiên theo quy luật nào, chủ nghĩa duy

vật khác với chủ nghĩa duy tâm khi bàn về bản chất con người là ở

chỗ nào Chuyện đó thuộc chuyên đề khác Vấn để ở đây là, con

người được sinh ra trong xã hội, sông giữa những mối quan hệ xã

_ hội, phải thực hiện nhiều vai trò cần thiết trong những mối quan

hệ ấy Vậy, con người cần sống ra sao, cần làm gì để làm tốt phận

sự của mình trong các quan hệ xã hội Nói khác đi, con người sinh ra phải sống ra sao để LÀM NGƯỜI đúng với nghĩa chân chính

của từ CON NGƯỜI

Dân tộc Việt Nam hết sức coi trọng việc làm người Ngày xưa, dù giàu hay nghèo, người dân không chỉ quan tâm dạy dỗ con cái

Trang 12

Phạm Tắt Dong theo gia giáo, gia phong, mà còn đưa con tới trường học, nghèo thì cho con xin được Thánh hiển "đăm ba chữ" để ít nhiều hiểu được đạo lú lầm người, giàu thì cho con ăn học, dùi mài kinh sử để "trước

là đẹp mat, sau la dm than" |

Trong xã hội "thần dân", làm người phải trung với vua, hiếu với cha mẹ Lãnh đạo cách mạng dân chủ nhân dân, lật đồ chế độ phong kiến, để quốc, Hỗ Chí Minh cho rằng, làm người trung

hiểu thì phải:

Sự dân nguyện tận hiếu Sự quốc nguyén tận trung

(1960)

Tức là

Thờ dân trọn đạo hiếu Thờ nước vẹn lòng trung

Song, lời dạy trên đây của Người mới chỉ là tỉnh thần chung của đạo lý làm người trong một nước độc lập và tự do Theo Hd

Chi Minh, dé lam người, đối với dân phải thực hiện 3 điều:

- Thờ phụng dân (lấy Dân làm gốc - Dân vi bản);

- Học hỏi dân (Học hỏi trong đời sống xã hội, trong phong

trào cách mạng);

- Phục vụ dân dam nô bộc cho dân)

a) Thờ phụng dân là phải hết lòng hết sức làm việc vì lợi ích của dân Trong lời kêu gọi quốc dân đi bầu cử Quốc hội khóa | (1946), Hồ Chí Minh viết:

Vì lợi nước, quên lợi nhà

Vì lợi chung, quên lợi riêng

Trang 13

- MINH TRIẾT HỖ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

Với người đời, việc đặt lợi ích theo thứ tự nào là chuyện nới thì

dễ, làm cực khó, phải thờ dân trong tâm thì mới được đủ lý trí mà bỏ _ những gì có lợi cho mình, nhưng không có lợi cho dân

Biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng là một nhận thức

sâu sắc về quyển lợi, về nghĩa vụ Nhận thức đó dựa trên cơ sở của một phẩm chất đạo đức là không tham tiền của, danh vị,

không sợ khó khăn vắt vả Dân theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh

bởi họ hiểu rằng, Hồ Chí Minh bảo vệ lợi ích của họ và vì lợi ích

của họ Nói mà dân không nghe, về thực chất, là họ không tin

rằng anh không xuất phát từ lợi ích riêng tư, rằng anh là kẻ nói

một đẳng làm một nẻo, kêu gọi mọi người đừng tham nhưng lại vơ vét cho cái túi của mình

Hồ Chí Minh luôn nhắn mạnh chữ LIÊM Theo người, Liêm là

trong sạch, không tham lam Nội hàm của chữ Liêm mà người

dùng khác với chữ Liêm trong chế độ phong kiến trước đây Ngày

xưa, chữ Liêm chỉ dùng cho quan lại, còn ngày nay, chữ Liêm phải là điều ai ai cũng thực hành như một nét đạo lý làm người vậy

Bàn về chữ Liêm, Người nêu lên những ví dụ cụ thể:

"Người cán bộ cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư;

Người buôn bán mua một bán mười, hoặc mua gian bán lận,

chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ;

Người có tiền cho vay cắt cổ bóp hầu bóp họng đồng bào; Người làm ruộng không ra công đào mương mà lấy cắp nước ruộng của láng giềng;

Người làm nghề (bất kỳ nghề gì) nhân lúc khó khăn mà bắt chẹt đồng bào;

Trang 14

Phạm Tat Dong

Đều là tham lam, đều là bất liêm

Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình, là tham -

_danh đạo 0Ị

Gặp việc phải mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham dat ty lao

Gặp giặc mà rụt rè, không dám đánh là tham sinh dy tu

Đầu trái với chữ Liêm"

b) Học hỏi dân là một phẩm chất đạo đức trong đạo làm người Điều này nói lên thái độ tôn trọng dân, lễ phép với dân, khiêm tốn trước nhân dân, không được đối xử với dân theo cách

hạ mục uô nhân Mặt khác, học hỏi dân là làm theo những truyền thống tốt đẹp của dân, tham khảo kinh nghiệm trong dân, noi

theo những người tốt, việt tốt của dân

Tháng 01-1953, nói chuyện với sinh viên Trường Đại học

Nhân dân, Người khuyên nhủ: |

"Trường này là Trường Dai học Nhân dân, các cháu học với các thày giáo, đồng thời phải học nhân dân Trong bộ đội ta, trong

dan công ` và những ngành hoạt động khác, có những thanh niên gương mẫu Điều đó chứng tỏ rằng thanh niên ta nói chung rất hăng hái, rất tốt Vài ví dụ: trong bộ đội có những thanh niên anh

hùng như La Văn Cầu, Giáp Văn Khương, Nguyễn Thị Chiên, V.V ; Ở CÔqg trường đường xe lửa có những chiến sỹ gương mẫu

như Lê Văn Quy, Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Trọng Tùng, Lê Văn Phát và nhiều thanh niên khác Trong thời kỳ kháng chiến, họ là

những chiến sỹ du kích anh dũng Ngày nay trong công cuộc khôi

phục kinh tế nước nhà, họ là những chiến sỹ lao động anh dũng Thanh niên ở các công trường, các nhà máy khác cũng vậy Như

đoàn thanh niên xung phong gặp việc gì khó, việc gì cần, họ cũng đều xung phong Mong các cháu noi theo những gương thanh

Trang 15

MINH TRIET HO CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

niên kiểu mẫu ấy, các cháu cũng thi đua học tập, thi đua tiến bộ,

xung phong công tác xã hội, để góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ

trong cả nước, để xứng đáng là lớp đầu tàu của Trường Đại học

Nhân dân, để rèn luyện thành chủ nhân xứng đáng tương lai của

nước nhà”

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến trí tuệ và sáng kiến của quân chúng và yêu cầu các cắp lãnh đạo phải khuyến khích, giúp đỡ, phát huy, hướng dẫn, vun trồng để đạt tới sự phát triển trí tuệ và sáng kiến trong dân Hồ Chí Minh luôn học hỏi người dân qua các phong trào của dân Với Người, thực tế lao động sản xuất, đấu tranh cách mạng là môi trường học tập lớn nhất, là nơi để hun đúc, rèn giũa con người Ngày trước, Lê Quý Đôn có một kết luận _rất đúng về học Đạo, tức là học để xây dựng cho mình những

quan niệm đúng đắn vẻ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục Theo

lời của Lê Quý Đông thì Đạo ở ngay trong mọi sự vật, do đó "Đạo

xa dén tận trời, Đạo lan khắp mặt đất, Dao gan thì hing ngày thường ở các công uiệc, chẳng công uiệc gì không có lý của Đạo Với đạo ấy, con người theo học để mở mang học vấn, trau đồi tri thức, hiểu kỹ từ tình đến mệnh của trời, tức là nắm được các quan hệ xã hội, các

quy luật trời đất"

Hồ Chí Minh cũng có một quan niệm về Đạo như vậy, nhưng

Người luôn cho rằng, học Đạo để phục vụ nhân dân:

Đại học chỉ đạo, tại mình trinh đức, tại thân dân

Như vậy, học hỏi là con đường lớn, mà theo con đường đó,

con người phải có tâm trong sáng, phải học để phục vụ dân, đấu tranh cho lợi ích của dân Một lần, đi thăm Indonesia, Hồ Chí

Minh đến nói chuyện với sinh viên Trường Đại học Patgia Giavan

Đoạn trích dưới đây trong bài nói đã thể hiện học dân, học trong xã hội, học trong cuộc sống của Người

Trang 16

Phạm Tất Dong

"Tôi sẽ nói vài lời với các bạn Khi còn trẻ tôi không có dịp đến

_ trường học Tôi đã đi du lịch và làm việc, đó là trường đại học của tôi

Trường học ay da dạy cho tôi khoa học xã hội, dạy cho tôi

cách yêu, cách ghét; dạy cho tơi u nước, u lồi người, yêu đân chủ và hòa bình, căm ghét áp bức ích kỷ

Trường học ấy dạy cho tôi khoa học quan sự Với gậy tầm vông, nhân dân tôi đã đánh bại quân đội để quốc Pháp và giành

tự do với chiến thắng Điện Biên Phủ Trường học ấy dạy tôi lịch

sử Tôi thấy trên 50 năm qua tất cả nhân dân bị áp bức như

Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, v.v ngày càng đi lên

Trường học ấy dạy cho tôi chính trị Chính trị là gì? Theo như tôi

biết, đó là sự đoàn kết nhân dân Sự đoàn kết trong nước và sự

đoàn kết giữa các nước anh em sẽ vĩnh viễn thanh toán bọn đề quốc Khoa học là gì? Nó có nghĩa khi trở thành hữu ích cho nhân

dân Các cháu sinh viên yêu quý! Các cháu sẽ là những nhà khoa

học tương lai, không phải là những ông quan sống ở trên và ở

cách xa nhân dân, mà để làm việc cho nhân dân! "

(Hồ Chí Minh, 1959) c) Phục vụ dân là mục đích hoạt động của Đảng, Chính phủ, cán

bộ, đảng viên và mợi người lao động Dân là gốc (Dân vi bản), dán là trước hết và trên hết Hồ Chí Minh yêu cầu con người đứng trước nhiệm vụ, đứng trước việc làm bao giờ cũng phải trả lời câu hỏi đầu

tiên: "Việc này có lợi gì cho dân?" và câu hỏi thứ hai là: "Ta phải làm

việc này như thế nào để mang lại lợi ích tốt nhất cho dân?"

Báo Sự thật, số ra 140 ngày 02-9-1950, trong bài "Phải tẩy sạch

_ bệnh quan liêu", Hồ Chí Minh viết một cách giản dị, cực kỳ dễ

hiểu nhưng cũng vô cùng sâu sắc:

Trang 17

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

Nhiệm uụ của Chính phủ ta uà Đoàn thể ta là phụng sự nhân dân Nghĩa là lam day tớ cho dân"

Phục vụ dân là một cụm từ nói thì dễ, mà làm thì khó Hồ Chí Minh nêu cao tâm gương tận tụy với dân, nhưng Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là dang cam quyen, néu khéng ¥ thức đầy đủ về nhiệm vụ làm nô bộc cho đân thì vì những lợi ích cá nhân, con người sẽ chỉ chăm lo thu vén

riêng tư bằng những hành động bất liêm như tham ô, hách dịch, cửa quyền, mệnh lệnh, áp đặt những gì mình muốn, coi đân như "củ khoai", như "tôm tép" mà thôi Phục vụ dân nhiều khi đối với một số cán bộ chỉ là câu cửa miệng Đây là một hiện tượng có thể

coi là vẫn nạn |

Thái độ của người làm nô bộc trước người chủ phải như thế nào? Chắc mọi người dễ nhất trí với nhau rằng:

Một là, phải cung kính chủ nhân;

Hai là, phải lâm việc hết lòng vì chủ nhân; Ba là, phải tỏ lòng biết ơn chủ nhân;

Bốn là, không cầu cạnh, trông mong vào ơn, lộc từ chủ nhân

Năm là, phải thật thà, trung thành, không ăn cắp, tư lợi

Ngày xưa, quan niệm này cũng đã từng được nhắc tới Có lần, Quý Khang Tử hỏi Không Tử: "Sử dân kính, trung đĩ khuyến, như chỉ hà?" (Muốn khiến dân cung kính, trung thành và cổ vũ lẫn nhau, nên làm thế nào?) Không Tử đáp: "Lâm chỉ dĩ trang, tắc kính, hiểu từ, tắc trang; cử thiện nhỉ giáo bất năng, tắc khuyến"

(Đối xử dân với thái độ trang trọng thì dân sẽ cung kính; hiếu

thuận với cha mẹ, thương yêu mọi người thì dân sẽ trung thành;

cất nhắc người đức hạnh tài năng, dạy người yếu kém năng lực thì dân sẽ cổ vũ lẫn nhau)

Trang 18

Pham Tat Dong Hồ Chí Minh không chỉ kính trọng dân, mà tôn thờ dân, mọi

việc làm là vì dân:

"Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm cho

nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,

đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành Riêng

phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc

để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dinh liu gì với vòng danh lợi”

Có không ít người nói rằng, Cụ Hỗ là Thánh rồi, không theo Cụ được Do vậy, trước khi rời khỏi công việc để hưu trí, họ xây dựng biệt thự lớn, biệt thự nhỏ Dân trông thấy họ đi ôtô sang

trọng đã nói với nhau rằng, ông ấy là đây tớ của dân đấy Chắc câu này không xuất phát từ lòng cung kính

Làm bạn với cụ già hái củi và chơi với trẻ chăn trâu mà Hồ Chí

Minh nói trên kia thể hiện lòng yêu kính, hết lòng vì dân Thái độ đó

đã giúp cho Hồ Chí Minh giữ được sự thông tuệ của mình, làm cho minh sống mãi trong lòng dân Đó là Minh triết của nhà cách mạng

Dân khóc Hồ Chí Minh khi Người từ biệt nhân dân và thương Hồ Chí Minh đến giờ phút lâm chung vẫn trăn trở một điều: Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hỗi hận, chỉ

tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa (Di

chúc, 1969)

ˆ Hồ Chí Minh lớn lao, vĩ đại bởi cả đời làm đầy tớ dân mà lúc chết đi vẫn chưa có được cái nhà nho nhỏ của riêng mình và không có dịp nào thăm đồng bào miễn Nam: "Tôi nghĩ rằng tôi chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng của tôi đối với đồng bào miễn Nam; mặc dù như vậy, tôi biết rằng đồng bào miễn Nam vẫn yêu quý tôi cũng như tôi yêu quý đồng bào Ở miền Nam, tôi không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh mà là Bác Hồ",

Trang 19

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

2 Tư tưởng "học tập suốt đời" của Hồ Chí Minh

Người đời bàn đến việc học tập có đến cả ngàn năm Học đã

trở thành một đạo lý đối với nhiều người cũng như với nhiều dân

tộc Nhưng, nhìn nhận việc học như thế nào, cần nghiên cứu ý kiến của một số nhà hiển triết, một số học giả và nhà khoa học để từ đó, thấy rõ hơn Minh triết Hồ Chí Minh về vẫn đề này

Nhà Phật có 14 điều răn dạy chứng sinh, trong đó, điều thứ 10 nói rằng, "Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ và trí tuệ", chắc chấn rằng, chỉ có học hành và tu dưỡng thì mới có tài sản này Thực ra, tu dưỡng cũng là một hình thức học mà thôi Cho

_ nên cái tài sản quan trọng nhất của con người mà nhà Phật đã chỉ

ra phải qua con đường học tập thì mới trở thành-hiện thực

Song, học như thế nào lại phụ thuộc vào sự hiểu biết về thực chất

của học vấn | |

Ngày xưa, Tuân Tử đã có lời bàn:

"Không lên núi cao thì không biết cái cao của trời như thế nào Không xuống khe sâu thì không biết cái dầy của đất như thế nào Không học thì không biết cái lớn lao của học vấn như thế nào?"

Học vấn của loài người lớn lao nên con người phải học Song, trong cuộc sống, có rất nhiều việc muốn giải quyết cũng cần phải học Do đó, con người mới ngộ ra rằng, học để mà làm, học đi đôi với làm, không học thì không làm được điều gì cả

Khổng Tử có lần nói rằng: | "Ngộ thường chung bắt thực Chung dạ bắt tẩm, dĩ tư

Vô ích, bất như học dã"

(Ta thường suốt ngày không ăn, suốt đêm không ngủ, dành

trọn thời gian để suy nghĩ Nhưng vô ích, không bằng học tập)

Trang 20

Pham Tat Dong Đúng như Khổng Tử nói, suy nghĩ mà không học thì mờ mit, không tìm được cách giải quyết vấn đề Nghĩ mà không ra thi sé quẫn, tức là cứ lần mò, lần quần trong công việc Chỉ có học mới

đem lại sự mở mang trí tuệ Đó là con đường đi tới sự thông tuệ

để tạo nên Minh triết |

Một lần, V.I Lénine đến nói chuyện tại Đại hội Doan Thanh niên Cộng sản Liên Xơ Ơng kêu gọi thanh niên phấn đâu trở

thành người cộng sản và nói rằng, để trở thành người cộng sản thì

phải làm giàu trí nhớ của mình bằng tổng kiến thức của nhân loại

Cuối cùng, ông nêu ra khẩu hiệu nổi tiếng:

HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI

Chúng tôi hiểu rằng, với Lénine, con người chỉ trở thành chân

chính khi nhận thức được học tập là việc làm thường ngày và mãi mãi Ơng khơng chấp nhận những người cộng sản ít học, ít trị

thức, và lại càng không quan niệm có người lười biếng mà lại có thể trở thành người cộng sản Tuy nhiên, hiểu thế nào là làm giàu trí nhớ bằng tổng kiến thức của nhân loại thì bản thân chúng tôi không hiểu Tri thức của nhân loại hiện nay đã nhiều đến mức mà không ai dám nói rằng mình đã biết hết rồi

Học để mà biết nhiều hơn, để tri thiên mệnh (Không Tử) với ý nghĩa là nắm được quy luật của trời đất, của đời sống xã hội Tuy nhiên, muốn hoc mãi thì phải có điều kiện Điều kiệri này là sức

khoẻ và đạo đức Chiêm nghiệm cuộc đời con người, đại văn hào

A.Tchekhov nói rằng: "Cần có trí tuệ minh mẫn, đạo đức trong sáng và thân thể khoẻ mạnh"

Trong thực tế, không ít người đã tách việc học hành với việc

chăm lo sức khoẻ, do đó, đã không đạt được sự học hành mỹ mãn

Hồ Chí Minh đã nhắc chúng ta điều này: "Mỗi người dân yếu ớt

Trang 21

MINH TRIẾT HO CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

mạnh khoẻ Dân cường thì nước thịnh Tôi mong đồng bào ta ai cũng Sẵng tập thể dục Tự tôi, ngay nao ciing tậ ap"

_ Hỗ Chí Minh, ngày 27-3-1946) Học tập Hồ Chí Minh, chúng ta cần làm theo N gười về học tập hàng ngày, và do đó, phải biết tập luyện sức khoẻ hàng ngày

Kinh nghiệm cho thay rang, có rất nhiều người khi không thành

đạt hoặc khi về già mới nuối tiếc rằng, mình đã bỏ phí thời gian sống vào những việc khác mà lơ là việc học tập Từ xưa, Chu Hi đã có một tổng kết sâu sắc về điều này:

_Ở đời có ba điều đáng tiéc:

Một là hôm nay bỏ qua, hai là đời này chẳng học, ba là thân nàu lỡ hư

Thực ra đời này chẳng học thì trước là ngu muội, và không cần thận thì sau là hư hỏng

Hồ Chí Minh chủ trương ngày nào cũng học bởi Người hiểu rằng, làm cách mạng dứt khốt khơng thể đốt nát được, do vậy

phải học để theo kịp thời cuộc, không bị tụt lại trước công việc đang tiến triển hàng ngày, không học sẽ bị công uiệc gạt lại phía sau

Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế Không ai có thể tự cho mình đã

biết đủ rồi, biết hết rồi Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta

ngày càng tiễn bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để

tiền kịp nhân dân"

(Hồ Chí Minh, 1956)

Trên kia, chúng ta đã thấy tư tưởng học hỏi dân của Hỗ Chí

Minh Từ xưa, những người làm quan, hầu như không ai lại nghĩ

dân là ông thầy của mình Cách mạng thành công, cán bộ cũng thường nói đến vận động dân, hướng dẫn dân, giác ngộ dân chứ làm gì có ý thức học dân

Trang 22

Phạm Tắt Dong Đến đây, một lần nữa ta lại thấy có một tư tưởng mới, một quan

niệm rất mới về học tập của Hồ Chí Minh: học để tiắn bộ kịp nhân dân

song, đây là vấn đề triết lý và cũng là vấn đề đạo lý Đi ¡ ngược lại với

quyền lợi của dân, của đất nước là một sự suy thoái về tỉnh thần và trước sau thì phong trào cách mạng cũng gạt họ lại

Học tập suốt đời hiện là một xu thế của thời đại Kinh tế tri thức

buộc con người phải lấy việc học hỏi suốt đời như một phương

thức sống Học tập suốt đời là quá trình học tập không phân biệt tuổi tác, giới tính, thành phần xã hội, cương vị công tác, trình độ đào tạo Kêu gọi nhân dân học tập suốt đời lúc này cần quán triệt tư tưởng học suốt đời của Hồ Chí Minh Song, có một vấn để nên

đặt ra thành một nguyên tắc sông ` và hoạt động cho cán bộ và

đảng viên cộng sản: cán bộ càng ở cấp cao, đảng viên càng có tuổi đảng cao thì càng phải gương mẫu học tập, học không ngừng và lôi cuốn mợi người cùng làm theo lời dạy của Hồ Chí Minh

' "Học không bao giờ cùng Học mãi để tiền bộ mãi

Càng tiến bộ, càng thấy cân phải học thêm'

(Hồ Chí Minh, tháng 4-1949) Để giúp nhau học tập suốt đời, nên theo cách học, cách dạy

để chống mù chữ mà Hồ Chí Minh nêu ra những năm đâu cách mạng: người biết chữ dạy người chưa biết chữ, chồng biết chữ dạy vợ chưa biết chữ, anh biết chữ dạy em chưa biết chữ, chủ nhà biết chữ thì dạy người giúp việc chưa biết chữ Ai cũng học và ai

cũng dạy

N gày nay, chúng ta tuyên bố Việt Nam ra khỏi nạn mù chữ nhưng vẫn nhiều người mù kỹ thuật, mù nghề, mù máy tính, mù ngoại ngữ Học tập Hồ Chí Minh một cách thiết thực nên bai

đầu từ việc tổ chức học tập suốt đời trong xã hội với khẩu hiệu

Trang 23

MINH TRIET HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

người người học tập, nhà nhà học tập, ngày ngày học tập" theo tinh than z¡ cũng hoc tap va ai cũng tham e1a gido duc

Công việc này tưởng đơn giản, song thực hiện rất khó bởi nó đời hỏi sự nỗ lực của từng nhân cách Vì thế mà ngày xưa Khổng Tử đã nhắc nhở thiên hạ rằng:

_ Học nhỉ bất yếm Hồi nhân bất quyện

(Học không biết chán, Dạy không biết mỏi)

Người đời nay không làm được như vậy sao?

_ Xin lưu ý rằng, Hồ Chí Minh đã cho treo khẩu hiệu "Học

không biết chán, Dạy không biết mỏi" trên tường một hội trường

ở chiến khu Việt Bắc, nơi Người đặt cơ quan làm việc Gesrges Boudarel là một nhà giáo, năm 1947 đã dạy ở Sài Gòn, phản ứng sự xâm lăng phi nghĩa của thực dân Pháp, ông chạy sang hàng

ngũ kháng chiến Việt Nam, được đưa ra Việt Bắc, làm việc tại Ban Địch vận Hồ Chí Minh đã chỉ vào khẩu hiệu này và bảo với Boudarel rằng: "Chỉ có những cuộc cách mạng chân chính mới

biết thừa hưởng tri thức quy báu do các thế thệ đã qua truyền lại"

3 Tỉnh thần "tu kỷ" của Hồ Chí Minh

Trong 14 điều Phật dạy thì điều đầu tiên là: "Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình" Nội dung lời dạy ấy là một triết lý

sâu sắc Có kẻ thù, cuộc sống khơng an tồn Song, trong những kẻ hại ta, những tư tưởng ích kỷ, những ý nghĩ xấu xa, những

mưu mô độc ác, những dục vọng thấp kém, sự tham lam và vô

liêm sở là kẻ thù nguy hiểm nhất Nó vô hình nhưng lại có khả

năng đưa con người đi tới những tộfTỗi, làm cho con người bị chết

trong sự chê bai, nguyễn rủa của người đời

Trang 24

Pham Tat Dong

Ở phương Đông có châm ngôn: "Đánh thắng kẻ phản trắc trên núi còn dễ hơn đánh kẻ phản trắc trong tâm" Quả là chí lý,

bởi nhận ra điều xấu ở người khác đễ hơn nhận ra cái xâu trong

chính mình Trong xã hội, một hiện tượng rất phổ biến là, con

người thường đòi hỏi cao ở người khác nhưng lại rất dễ dãi với

mình Người khác phạm sai lầm thì lên án, chỉ trích, muốn dìm họ

xuống đất đen, nhưng bản thân làm việc ám muội thì cho là bình thường Kẻ móc túi ngoài chợ được vài chục nghìn đồng có thể bị đánh chí chết nếu bị bắt quả tang Người móc túi của dân cả tỷ

đồng không hề động lòng và không có một giây sám hối Tệ hơn

nữa, có khi họ còn nhân danh "quan" cách mạng, lên án kẻ ăn cắp

một số tiền nhỏ bằng một phần triệu số tiền chính họ đã vơ vét

Về điều này, Thích Ca đã nói với chúng sinh: "Đánh thắng một vạn quân không bằng tự thắng lòng mình"

Những thánh nhân, những bậc hiền triết, những nhà tư tưởng đều để cao việc nghiêm khắc đối với bản thân để làm

người Khống Tử đã từng nói:

"Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân", nghĩa là,

người quân tử thì đặt ra yêu cầu nghiêm khắc với mình, còn kẻ

tiểu nhân lại đặt ra yêu cầu nghiêm khắc với người khác Và đây

là một quan niệm chỉ phối quá trình tu kỷ của Khổng Tử Theo ông, có ba điều nguy hiểm trong con người, dễ dẫn họ đến chỗ bại

hoại là kiêu sa dâm đãng, buông thả du đãng, yến tiệc hoan lạc

(Lạc kiêu lạc, lạc dật du, lạc yến lạc)

Về vấn đề này Gandhi - người mà nhân dân Ấn Độ coi là Thánh - đã có một câu nổi tiếng:

_ "Ngồi ta ra, khơng có ai có thể hại được t4"

Gandhi tin vao một điều: Làm một con người đạo đức thì

luôn luôn có bầu bạn, có người ủng hộ, bảo vệ cho mình Chính

Trang 25

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

-

đạo làm quân tử của Khổng Tử cũng nêu rõ ý đó: Đã là quân tử thì không lẻ loi, chỉ có kẻ tiểu nhân là sẽ cô độc Vậy thì, Ta sống

hay Ta chết, Ta hạnh phúc hay Ta bị hại là do chính Ta mà thôi

Triết lý ở đây là: Đức bất cô, tắt hữu lân (Người có đức không bị lẻ loi, tất sẽ có người hợp đạo gần gũi, thân cận - Khổng Tử

Chúng ta quay về minh triết của Hồ Chí Minh trong vấn đề tu

dưỡng bản thân Theo Người, "mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng Ta phải làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mắt dần đi" -

_Hồ Chí- Minh chia con người thành hai hạng người, người Thiện và người Ác Để phân biệt hai hạng người này, phải căn cứ

vào việc làm của họ Người Thiện thì làm việc Chính, còn người

Ác thì làm việc Tà

Chính là làm việc siêng năng, cần mẫn, trong sạch, tiết kiệm

Tà là làm việc một cách lười biếng, xa xỉ, tham lam

Bắt tay vào công việc, trước hết phải trả lời câu hỏi: Việc này

có chính đáng không? Có mang lại cho đồng bào, đồng chí và

người thân những điều tốt lành không? Việc này có gì là vụ lợi,

thiểu trong sáng không và nó tác hại cho người khác, cho xã hội, cho chính chúng ta không?

Hỗ Chí Minh dặn cán bộ, đảng viên rằng: Việc thiện thì nhỏ mấy cũng làm Việc ác thì nhỏ mấy cũng tránh

| Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của dân tộc, của đất nước, lại

trong điều kiện xã hội khó khăn, gian khổ trăm bể do các cuộc chiến tàn khốc kéo đài từ thập kỷ này sang thập kỷ khác, Hồ Chí Minh hiểu rất rõ rằng, tu kỷ là việc làm hằng ngày của lãnh tụ Người xưa đã từng tổng kết Tụ thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ Về phương

33

Trang 26

Pham Tat Dong diện này, Hồ Chí Minh là người thực hiện tu kỷ vô cùng mẫu mực, và cũng do hết lòng tu kỷ mà Hồ Chí Minh trở thành chính nhân quân tử, nhân dân không chỉ tin tưởng nơi Người, mà còn tôn thờ Người như một vị cứu tỉnh của mình

Khống Tử đã từng nói: Tu kỷ dĩ an nhân

Tu kỷ đĩ an bách tính

(Sửa mình để an dân Sửa mình để làm yên trăm họ) Hồ Chí Minh tu thân thông qua việc học tập suốt đời, tận tụy phục vụ nhân dân suốt đời, giữ gìn phẩm chất người cách mạng

được trong sáng suốt đời Người cho rằng: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc,

không có gốc thì cây héo Người cách mạng thì phải có đạo đức,

không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân

dân Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi người là một cơng việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việcøg?”'

(Hồ Chí Minh - Tư cách uà đạo đức cách mạng Sửa đổi 16i lam viéc)

Theo Hồ Chí Minh, trong con người có cái Thiện và cái Ác,

trong việc làm có cái Tốt và cái Xấu, cái Hay và cái Dở Vẫn để là phải biết TỰ PHÊ BÌNH để biết bỏ cái xấu, cái đở, phát huy cái

hay, cái tốt Cho nên, đừng sợ khuyết điểm, mả quan trọng là có

đủ bản lĩnh sửa chữa khuyết điểm không mà thôi

Người nói, đối với mình phải "luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những điều mình đã làm để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình, đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình

34

II 11111171711

Trang 27

MINH TRIẾT HỖ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH Ty minh phải Chính trước, mới giúp người khác Chính Mình “4

không chính mà truốn người khác chính là uô ly"

O day, ta thay van dé tu thân của Hồ Chi Minh da gan lién véi vẫn đề chính thân, bởi người tự nhận là nô bộc của dân, nhưng lại có nghĩa vụ chấp chính trước dân Cho nên, tu thân thống nhất với chính thân là việc làm hàng ngày mà Hồ Chí Minh thực hiện hết sức nghiêm túc

Sénèque có câu nói hay: "Chẳng ai cười kẻ tự chê cười mình"

Nhà văn Honoré de Balzac thì khẳng định: "Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ"

Khổng Tử thì nói: "Quá nhi bắt cải, thị vị quá hỹ" (Có sai lầm mà không sửa đổi, như thế gọi là sai lầm thật sự)

Trong một lá thư gửi một người Việt sống ở nước ngoài, Hồ Chí Minh viết: "Bất cứ một người lao động nào, dù là thông minh

đến đâu, đôi lúc cũng có thể là sai lầm Chỉ có những kẻ ngồi

không mới không sai lầm mà thôi Nhưng làm việc mà có sai lầm

còn hơn là sợ sai lâm mà khoanh tay ngồi không"

(Thư gửi ông H bằng tiếng Pháp, ngày 9-4-1925)

Vậy thì, ta không sợ sai, chỉ sợ thấy sai mà không sửa 4 Quan điểm "nhân cách" của Hồ Chí Minh

Khái niệm nhân cách được tâm lý học, giáo dục học v và xã hội

học bàn đến nhiều nhất Có đến hàng trăm định nghĩa về nhân

cách đã được đưa lên sách báo Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu, khái niệm nhân cách được hiểu như là những phẩm chất, những thuộc tính tâm lý mà nhờ đó, con người trở thành

chính họ, trở thành chủ thể của hoạt động và giao lưu, thể hiện

trong đời sống hàng ngày những đặc điểm tâm lý riêng, không

lặp lại người khác (mà ta gọi là cá tính)

Trang 28

Pham Tat Dang

Trong những trước tác của mình, Karl Marx hầu như không nói đến khái niệm nhân cách Ông cho rằng, con người mang trong nó những năng lực tỉnh thẦn uà những năng lực thể chất Quan niệm này có ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm của Hỗ Chí Minh

sau này

Marx chỉ nói đến bản chất con người trong hệ thống quan điểm triết học của ông Đọc Luận cương uÈ L Feuerbach, ta thay Marx viết ngắn gọn như sau:

"Trong tính hiện thực của nó (con người - tác giả ghỉ chú) bản

chất con người là sự tổng hòa những quan hệ xã hội” |

Có những người suy ra rằng, Marx nói đến nhân cách Cách

suy ra đó là sai lầm Ở đây, Marx muốn chỉ ra rằng, khác với con vật, mà bản chất của nó nằm trong chính cơ thể nó, ở con người, bản chất lại phải được xem xét trong những quan hệ xã hội Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự tiến hóa của các loại vật, trong đó, động vật có vú là bậc trên cao của phát triển, đều do các quy

luật sinh vật chế ước Con người đã vượt ra khỏi phạm vi này và

họ đã tiến hóa theo phương thức khác Sự tiễn hóa của con người

bị chỉ phối bởi quy luật xã hội - lịch sử _

Do vậy, con vật được nuôi dạy sẽ có thể tỉnh khôn hơn,

nhưng để có được ý thức như con người thì chúng không có điều

kiện nào nữa

V.IL Lénine cũng không nói đến khái niệm nhân cách con

người thành một hệ thống lý luận Ông chỉ nói rằng, nhân cách

con người không chỉ là cái thế giới tỉnh thần, mà còn phải xét đến

_ những yếu tố sinh ly - thé chất Lénine luôn nhắn mạnh đến những phẩm chất cần có của người hoạt động cách mạng Theo ông, những nô lệ không cúi chịu sự áp bức của ông chủ, đứng lên

chống lại sự áp bức thì đó là người cách mạng Những nô lệ cam

Trang 29

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

chịu sự bóc lột và hành hạ của ông chủ thì xứng đáng được coi là kẻ nô lệ Còn những nô lệ ca ngợi sự bóc lột của ông chủ thì phải coi đó là hạng tỉ tiện, vô liêm si

Đứng trên lập trường mác - xít, Lucien Sève cho rằng, nhân

cách là những quan hệ xã hội ciữa những cách xử sự (giữa những hành

vi) Sève xem xét nhân cách trong những hoạt động, những hành động của con người Con người không hoạt động thì không thể bàn gì đến nhân cách của họ

Là một người uyên thâm Nho học, nắm chắc triết học phương

Đông, Hồ Chí Minh nói đến nhân cách con người bao giờ cũng xét

quan hệ 'con người - xã hội", xét tương quan giữa con người với dân với nước Có một nét nào đó trong cách hiểu của Hỗ Chí Minh gần với Khổng Tử Trong quan niệm về phẩm chất người

quân tử, Khổng Tử dùng chữ Hiền Tài N gười hiển tài là người c CÓ được sự tín phục của dân Ông nói:

"Bằng vào thông minh tài trí đủ để đạt được lộc vị mà không t thể

lầy nhân đức để giữ nó, dù đạt được nó, cũng sẽ mắt đi Bằng vào

thông minh tài trí đủ để đạt được nó, có thể lầy nhân đức để giữ nó, nhưng không trang nghiêm khi đến với dân, thì dân sẽ không kính

Bằng vào sự thông minh tài trí đủ để đạt được nó, có thể lấy nhân đức

giữ được nó, trang nghiêm khi đến với dân, chứng không dùng lễ để

cổ vũ dân, thì cũng coi như chưa hoàn thiện

Tôi muốn dẫn câu Khổng Tử trên đây để đối chiếu với quan điểm nhân cách của Hồ Chí Minh

Nhân cách, theo quan điểm Hồ Chí Minh, bao gdm Đức uà Tài

Đức là sốc, Tài là quan trọng Đức phải có trước tài Nói tóm tắt là như vậy

Theo Người, Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc; Trời

có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; Người có bốn đức: Cần, Kiệm, 37

Trang 30

Phạm Tắt Dong

Liêm, Chính Thiếu một trong bến đức đó thì đạo đức con người chưa hoàn thiện

Người nói: "Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên

người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả Điều đó hoàn toàn do long minh ma ra Long mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư Mình đã chí

công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính

tốt ngày càng tăng |

(Hồ Chí Minh bàn oề nhân cách oà đạo đức cách rạn)

Những tính tốt là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm

Đạo đức không phải từ trên trời rơi xuống Phải tu dưỡng để

có nó

Đạo đức phải thể hiện ở hành động, không thể có thứ đạo đức trong lời nói mà thôi

Đạo đức phải đi đôi với tài năng Đạo đức mà không có tài năng thì vô dụng

Sách Minh tâm bảo giám dạy rằng: |

Nhất sinh hành thiện, thiện do bất túc Nhất nhật hành ác, ác tự hữu dư

(Cả đời làm điều thiện mà điều thiện chưa đủ Một ngày làm điều ác thì điều ác đã thừa)

Hỗ Chí Minh hằng ngày làm điều thiện, dù nhỏ nhất, nhưng thường xuyên, không gián đoạn Chỉ riêng việc cứu đói năm 1945,

Người đã thực hiện đều đặn mỗi bữa bớt một nắm gao, mỗi tuần

bớt một bữa ăn, dành gạo cho dân đang đói

Với Hồ Chí Minh, tu dưỡng hằng ngày để trau dôi đạo đức, học tập hằng ngày để bổ sung tri thức, nâng cao học vấn: Đạo đức

Trang 31

MINH TRIẾT HỖ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

_ đi đôi với trí tuệ, thể hiện trong từng hành động chăm lo lợi ích cho đân mới đạt tới hiền tài

Hồ Chí Minh cho rằng, năng lực và tài năng thể hiện ở học đi

đôi uới hành, mà học thì phải thực hiện suốt đời, do đó, hành cũng

phải suốt đời

"Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế Không ai có thể tự cho mình đã

biết đủ rồi, biết hết rồi Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiếp bộ kịp nhân đân"

(Hỏ Chí Minh, 1956)

III MINH TRIET HO CHi MINH VE GIAO DUC

Đứng về quyển lợi của dân, Hồ Chí Minh đấu tranh cho ai

cũng có cơm ăn áo mặc, 4i cũng được học hành, nhưng đứng về trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm sự học cho dân, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nền giáo dục dân

chủ và cách mạng, thể hiện ở mấy quan điểm sau đây:

1 Một nên giáo dục cưỡng bức, không có học phí

Vào nửa đầu thế kỷ XX, Hỗ Chí Minh ở Pháp và có dịp tiếp

xúc với nên văn hóa Pháp cũng như văn hóa châu Âu Người rất chú ý đến quan điểm của Jean Jacques Rousseau với Dân ước

(Contrat social) hoặc Montesquyeu với Vạn pháp tinh lý (Espsit đes lois), v.v , những tư tưởng mới mẻ ở nước Nga mang đến sự

hình thành tỉnh thân thời đại của Cách mạng tháng Mười, v.v Khi viết ReuendicaHons du peuple Anamite (Yêu sách của nhân dân An-nam), Hồ Chí Minh nhắn mạnh quyén tu do giáo dục, thành

lập các trường kỹ thuật uà chuyên nghiệp cho người bản xứ Hồ Chí

Minh mơ ước một ngày nào đó ở Việt Nam, mọi trẻ em đều được

Trang 32

Phạm Tắt Dong

học, được chăm sóc tỉnh thần và thể chất, được học hỏi ở các thư viện, cung văn hóa, được nghỉ hè ở các "cung điện" mà không

phải đóng bắt cứ một lệ phí nào

Trong Chương trình Việt Minh, về văn hóa giáo dục, Hồ Chí Minh ghi lên hàng đầu: Hủy bỏ nền giáo dục nô lệ Gây dựng nền quốc dân giáo dục Cưỡng bức giáo dục từ bực cơ sở Mỗi dân tộc có quyền ding tiéng me đẻ trong nền giáo dục dân tộc tình

Trong Chương trình còn có điều khoản nói đến việc học hành

của học sinh: Bỏ học phí, bỏ khai sinh hạn tuổi

Muốn ai cũng được học hành thì phải thấy học phí là một rào cản, nó hạn chế người đi học và gạt bỏ người nghèo ra khỏi học

đường Chính vì vậy, bỏ học phí là một mục tiêu mà Hồ Chí Minh

hết sức coi trọng

Để phổ biến 10 chính sách của Việt Minh, Hồ Chí Minh viết

một bài thơ lục bát, hết sức giản dị, hết sức dễ hiểu, nhưng thể

hiện rất đầy đủ tư tưởng dân chủ, bình quyền, trợ giúp tiền cho

người nghèo

Thanh niên có trường học nhiều, Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho

Đàn bà cũng được tự do,

Bất phân nam nữ, đều cho bình quyên

Người tàn tật, kẻ lão niên,

Trang 33

MINH TRIẾT HỖ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

2 Một nên giáo dục phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của con người

Như trên đã bàn, ta thấy Hỗ Chí Minh cho rằng, nhân cách con người gồm hai mặt Đức và Tài Đức và Tài được thể hiện trong hoạt động sản xuất, trong bảo vệ Tổ quốc, trong ứng xử và

glao lưu giữa người với người, giữa người với xã hội và trong ứng

xử với chính mình Nói khái quát, Đức và Tài thể hiện trong năng

lực thể hiện những quan hệ xã hội

Theo Hồ Chí Minh, ra đời, ai cũng có những năng lực đang tiễm tàng bên trong, theo cách nói của N gười, đó là những năng lực sẵn có trong con người Nếu giáo dục tốt sẽ làm cho những năng lực sẵn có ấy trở thành sức mạnh bản chất của con người Hồ Chí Minh tin tưởng rằng, nền giáo dục cách mạng sẽ làm nảy nở và phát triển đầy đủ những tiềm năng bên trong của con người

Trong thư gửi cho học sinh cả nước nhân ngày khai trường

đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người viết:

"Trước đây, cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người

tháp Ngày nay các em được các may mắn hơn cha anh là được

hắp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn Có của các em"

Sự phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có trong con

người bao hàm những ý sau đây:

~ Thứ nhất, đó là tư tưởng cơ bản về sự phát triển toàn diện con người với tư cách là một nhân cách Nhiều người, kể cả những người làm công tác dạy học đã hiểu rằng, những môn học thuộc nh vực Trí dục, Đức dục, Mỹ dục, Thể dục và Lao động được dạy

Trang 34

Pham Tat Dong

day đủ là đã thể hiện được sự phát triển toàn diện của học sinh

Thực ra, đó chỉ là nội dung học một cách đại trà, tối thiểu lầm cơ sở

cho quá trình phát triển toàn điện mà thôi Phát triển toàn diện hiểu

theo chủ nghĩa nhân văn là sự phát triển tận lực những tiém nang bên trong con người, là giải phóng và phát triển được hết năng lực

tĩnh thần và thể chất của họ Một người có thể trở thành đại văn

hào như Lev Tostơi hay Alexandre Dumas nhưng lại chỉ được học hành để trở thành một thư lại, hoặc họ có thể trở thành nhà hóa học như Lomonosov mà lại chỉ làm được công việc trông coi

phòng thí nghiệm thì chưa thể nói đến phát triển hết những gì

bên trong họ

- Hai là, một nền giáo dục dân chủ thật sự mới giải phóng thực sự cho con người Hỗ Chí Minh mong muốn nền giáo dục ấy, một nền giáo dục biết trân trong con ngudi, cham lo vun trồng nhân cách con người vì lợi ích trăm năm của dân tộc, của quốc gia

Ngày nay, chúng ta nói mãi về Đổi mới sự nghiệp giáo dục,

nhưng cứ mỗi lần đưa ra một sáng kiến được gói trong vỏ bọc có

nhãn hiệu Đổi mới thì chỉ gồm tăng học phí, thay đổi cách thi để

dé quan ly, tang các quy định để khó có thể mở trường tư, hạn chế

việc mở ra các dịch vụ giáo dục cho dân Hiện nay, trẻ con (và cả

người lớn) muốn đi học, muốn được học đều đang đứng trước một câu hỏi: "Có tiền không mà muốn đi học? Điều này có nghĩa là: có tiền đến đâu thì học đến đó, và như vậy còn gì để hy vọng

giáo dục giúp con người phát triển toàn diện, làm nảy nở hoàn

toàn những năng lực sẵn có

3 Một nền giáo dục coi trọng giáo dục đạo đức và tư tưởng - chính trị

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức hành động, không phải là

đạo đức trên lý thuyết Những gì gọi là đạo đức phải thể hiện ¿ việc làm, ở thái độ và những quan hệ cụ thể

Trang 35

MINH TRIET HO CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

Nói chuyện với các cháu nhỏ, với thanh niên, với cán bộ, đảng

viên, với người cao tuổi, Hồ Chí Minh luôn nhắc đến đạo đức, nhắc

nhở phải học hành để tu dưỡng đạo đức Nhưng cùng với vấn đề

học đạo đức, nhà trường cần coi trọng giáo dục đạo đức Người nói:

'Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà

phải có đạo đức cách mạng Có tài thì phải có đức Có tài không có

đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích cho ai"

"Về giáo dục, chế độ khác thì giáo dục cũng phải khác Thời

trước giáo dục gõ đầu trẻ để kiếm cơm Có cơm chùa thì đánh chuông, hết cơm chùa thì không đánh chuông Bay giờ nhiệm vụ

giáo dục khác trước Các cô, các chú có nhiệm vụ rất quan trọng: bồi dưỡng thế hệ công dân, cán bộ sau này Làm tốt thì thế hệ sau

này tốt, làm không tốt sẽ có ảnh hưởng không tốt đến thế hệ sau"

(Hồ Chí Minh - Bài nói tại Trại hè giáo uiên cấp I, tháng 3-1956)

_Nhà trường nói riêng và giáo dục nói chung hiện nay hình

như lại quay về cảnh "ăn cơm chùa thì đánh chuông; chùa hết

cơm thì không đánh chuông"

Đó là một sự thụt lùi của giáo dục

TIỂU KẾT

1 Minh triết Hồ Chí Minh về con người, về nhân cách, về giáo

dục là một vẫn đề đòi hỏi phải để nhiều năm nghiên cứu, có khi phải để cả đời mà chưa chắc công trình đã có kết quả hoàn chỉnh

Chúng tôi quan niệm rằng, viết chuyên đề này chỉ là để tham

gia vào nội dung của một Hội thảo Do vậy, chúng tôi chỉ nói lên

những điều mà chúng tôi muốn nói nhất do trong lòng có những

Trang 36

Phạm Tat Dong

ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng yêu cầu mọi người, trước hết là cán bộ, đảng viên phải tập trung học tập tư

tưởng và đạo đức Hỗ Chí Minh Suốt bốn năm học tập, giáo dục

của chúng ta hầu như chẳng có gì mới dưới hào quang của Minh triết Hồ Chí Minh Dân vẫn kêu rất nhiều về giáo dục, và có vẻ kêu nhiều hơn trong vài năm qua Vậy, tác dụng học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh tới đổi mới và chấn hưng giáo dục là gì?

Bức xúc của chúng tôi là như vậy

2 Ngày xưa, Tăng Tử bị bệnh, Mạnh Kính Tử đến thăm Tăng

Tử muốn những lời mình trăng trối được chú ý nên nói rằng: "Điểu chỉ tương tử kỳ minh dã ai; nhân chỉ tương tử kỳ ngôn đã

thiện" (dịch rằng: Con chim sắp chết tiếng kêu bị ai; Con người

sắp qua đời nói lời tốt lành) Hồ Chí Minh ra đi, để lại một Di chúc

cho toàn Đảng, toàn dân Trong Di chúc, có rất nhiều điều mà chúng ta phải tiếp tục thực hiện ngay trong nửa đầu thế XXI này, trước hết là vấn đề đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau

Đứng bên ngoài để xem xét những công việc của giáo dục

trong xã hội, thấy rằng, việc đào tạo thể hệ trẻ ngày nay có những

điều bất cập Đó là:

- Ngày càng buông lỏng giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa

Từ trường phổ thông đến trường đại học, người dạy giờ đây ít khi thấy mình có trách nhiệm xây dựng con người xã hội chủ nghĩa để có chủ nghĩa xã hội

- Giáo dục của chúng ta ngày nay ít quan tâm đến người nghèo, đến trẻ em nghèo Trẻ sống trong vùng kinh tế khó khăn,

nhất là ở miền núi, miễn biển xa xôi hẻo lánh đang quá thiệt thòi

về những cơ hội và những điều kiện tiếp cận với giáo dục Chế độ học phí hiện hành đã làm cho không biết bao nhiêu trẻ em và

thanh niên không phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có trong các em '

Trang 37

- MINH TRIẾT HỎ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH

- Cho con cái theo học các trường học có sự đầu tư của người nước ngồi khơng phải là một cái "mốt" của người giàu, trong đó có rất đông cán bộ, đảng viên có trình độ học vấn và có cương vị xã hội nhất định Cái chính là họ không tin vào nhà trường của ta dạy dỗ một cách tử tế cho con em mình Nói khác đi, giáo dục của chúng ta đang mắt dần uy tín với những vị phụ huynh học sinh Nhiều người còn tích luỹ tiền để học xong phổ thông, con em họ

sẽ đi học ở Hoa Kỳ, Anh, Canada, Austraha, Pháp, Đức, v.v

Không rõ hệ thống giáo dục các nước trên thế giới, nhất là ở các

nước tư bản chủ nghĩa, có mục tiêu đào tạo cán bộ người Việt Nam cho Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không?

- Hỗ Chí Minh luôn nhắc cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ may

điều có tính nguyên tắc trong học tập:

+ Học đi đôi uới hành Học được điều hay phải mang vào ứng

dụng trong sản xuất, trong hoạt động xã hội để phục vụ tốt hơn lợi ích của dân Điều này thì nhà trường hiện nay thực hiện quá tồi, hay không chịu thực hiện thì đúng hơn Bây giờ chữ Hành được hiểu là ĐI THỊ: học để đi thi Thi là mục tiêu của học, bằng cấp là hướng phấn đấu phải đạt cho bằng được

+ Giáo dục kết hợp uới lao động sản xuất Nhà trường hiện nay đóng khung trong bốn bức tường kín Suốt từ lớp Một đến lớp Mười Hai, học sinh không hề đi qua nhà máy, công trường, doanh | nghiệp, không có bắt cứ một tiết học nào gắn với sản xuất, với lao

động của công nông Giáo dục nhà trường trượt dài theo đường

mòn khoa cử với phương thức dạy chữ là chính, dạy nghề trong trường phố thông là để kiếm hai điểm tính vào tổng số điểm thi tốt nghiệp

+ Đạo đức phải thể hiện trong hoạt động Chúng ta làm rất dé điều này Chúng ta đang cổ vũ nói đạo đức cho thật hay, còn việc làm có thể hiện đạo đức hay không thì không cần thiết

45

Trang 38

Pham Tat Dong

Từ ý kiến trên, chúng tôi muốn kiến nghị rằng:

a) Nên phát động một cuộc vận động toàn dân thực hiện

những điều chưa làm được trong Di chúc của Hồ Chí Minh Nên xem lại còn điều gì tổn tại rồi đặt kế hoạch ngắn hạn và dài hạn

thực hiện cho kỳ được

b) Chuyển cuộc vận động "Học tập tư tưởng và đạo đức Hồ

Chí Minh" thành cuộc vận động "Mỗi ngày làm một việc thiện

theo gương Bác Hồ vĩ đại"

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Giáo dục, Tổng kết 30 năm giáo dục 1945-1975 Nxb Giáo

dục, 1980

2 Phạm Tất Dong, Những phẩm chất nhân cách đặc trưng của

người Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, 2002

3 Phạm Tất Dong, Giáo đục Việt Nam 1945 - 2010, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010

4 Hỗ Chí Minh, Về sắn đề giáo dục Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1980

5 Nguyễn Hải Kế, Giáo đục Thăng Long — Hà Nội - Quá trình kinh

nghiệm, lịch sử uà định hướng phát triển Nxb Hà Nội, 2009

6 Ngô Đức Thọ, Những nhà Khoa bảng Việt Nam Nxb Chính trị

Quốc gia Hà Nội, 2003

Ngày đăng: 08/07/2015, 19:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w