1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn marketing hành vi khách hàng

21 562 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 610,34 KB

Nội dung

Gia đình - Khái niệm: Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình của các nhà khoa học nghiên cứu ở từng góc độ khác nhau, ở đây chúng ta có thể hiểu khái niệm gia đình như sau: “Gia

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH-MARKETING

KHOA MARKETING - -

BÀI TẬP CHƯƠNG 4

Môn: Hành vi khách hàng Lớp: DB_13DMA Nhóm: 08

DANH SÁCH NHÓM 08

1 Phạm Thị Thanh Dung

2 Nguyễn Thị Thùy Dương

3 Bùi Thị Quỳnh Dương

4 Trần Thị Ngọc Mỹ

5 Trần Thị Mỹ Lan

6 Đoàn Ngọc Uyển Nhi

Trang 2

Câu hỏi lý thuyết:

1/ Chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu cơ bản và đặc điểm của hộ gia đình ?

A Gia đình

- Khái niệm:

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình của các nhà khoa học nghiên cứu

ở từng góc độ khác nhau, ở đây chúng ta có thể hiểu khái niệm gia đình như sau:

“Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau

về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ”

Từ khái niệm này, chúng ta tìm hiểu đặc trưng cơ bản của gia đình để xem xét các mối quan hệ của gia đình ở góc độ là một nhóm XH, nhóm tâm lý - tình cảm đặc thù, với các mối quan hệ bên trong, với sự tác động qua lại trong nội bộ của các thành viên để thỏa mãn những nhu cầu của mỗi người, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và chồng

Gia đình hình thành từ rất sớm và trải qua 1 quá trình phát triển lâu dài Lịch sử nhân loại có những hình thức hôn nhân: tạp hôn, đối ngẫu, 1 vợ - 1 chồng, thì cũng

có các hình thức gia đình: tập thể, cặp đôi, cá thể và cũng có các loại gia đình: 1 thế hệ, 2 thế hệ và nhiều thế hệ

Gia đình được xem là tổ chức tiêu dùng quan trọng Và các thành viên trong gia đình luôn có ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất

Ta có thể phân biệt hai gia đình trong đời sống người mua Gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó Do từ bố mẹ mà một người có được một định hướng đối với tôn giáo, chính trị, kinh tế và một ý thức về tham vọng cá nhân, lòng tự trọng

và tình yêu Ngay cả khi người mua không còn quan hệ nhiều với bố mẹ, thì ảnh hưởng của bố mẹ đối với hành vi mua của người mua vẫn có thể rất lớn Ở những nước mà bố mẹ sống chung với con cái đã trưởng thành thì ảnh hưởng của họ có thể là cơ bản Một ảnh hưởng trực tiếp hơn đến hành vi mua sắm hàng ngày là gia đình riêng (gia đình hôn phối), tức là vợ chồng và con cái

Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay

một nhóm người ở chung (cùng chung hộ khẩu) và ăn chung (nhân khẩu) Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung Hộ gia đình không đồng nhất với khái

Trang 3

niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan

hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai

Hộ gia đình được phân loại như sau:

 Hộ một người (01 nhân khẩu) Là hộ chi có một người đang thực tế thường trú tại địa bàn

 Hộ hạt nhân: Là loại hộ chỉ bao gồm một gia đình hạt nhân đơn (gia đình chỉ có 01 thế hệ) và được phân tổ thành: Gia đình có một cặp vợ chồng có con đẻ hoặc không có con đẻ hay bố đẻ cùng với con đẻ, mẹ đẻ cùng với con đẻ

 Hộ mở rộng: Là hộ bao gồm gia đình hạt nhân đơn và những người có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân Ví dụ: một người cha đẻ cùng với con đẻ và những người thân khác, hoặc một cặp vợ chồng với người thân khác;

 Hộ hỗn hợp: Là trường hợp đặc biệt của loại Hộ mở rộng

B Đặc điểm gia đình Việt Nam

- Gia đình người Việt mang nhiều nét đặc thù Á Đông, độc đáo, khác gia đình phương Tây, chịu ảnh hưởng mạnh của Khổng giáo: chẳng hạn, trọng nam khinh nữ, con trai nối dõi tông nhằm lưu truyền nòi giống và thờ phụng, nhớ ơn sinh thành của tổ tiên Vấn đề dòng dõi, nối dõi rất được coi trọng, bởi chỉ có con trai mang họ bố

- Vừa đề cao tính cộng đồng (tức địa vị chi phối tuyệt đối của tập thể gia đình đối với mỗi thành viên), tinh thần vì lợi ích chung, vừa coi trọng đúng mức vai trò cá nhân; vừa coi trọng tập thể gia đình; vừa tôn trọng giới hạn tự do cá nhân Tuy nhiên, rất dễ nhận thấy tính cộng đồng, tính tập thể thường lấn át, tới mức, người phương Tây cho rằng ở gia đình Việt có một "chủ nghĩa cộng đồng"

- Về cơ bản, phụ nữ (người vợ, người mẹ ) có địa vị bình đẳng với nam giới (người chồng, người cha ), được quy định bởi nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, tự cung tự cấp và hoàn cảnh sống của gia đình Việt Về bản chất, người nam giới có vai trò, vị trí trong đối ngoại, còn người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đối nội, trong điều hành gia đình (nội tướng)

- Không chỉ duy lý (địa vị các thành viên) mà chủ yếu là duy tình Tình nghĩa trong gia đình người Việt được đề cao (tình nghĩa cha con, mẹ con, vợ chồng, tình nghĩa giữa gia đình với họ tộc, hàng xóm láng giềng) Đó là văn oá nghĩa tình rất Á Đông

- Gia đình người Việt thuộc loại gia đình phụ quyền, ngoài ở chỗ trọng nam như đã nói, còn ở chỗ con cái truyền theo dòng bố và mang tộc danh phía bố (nối dõi, nối họ; đẻ con gái sẽ "mất họ" ) Tuy nhiên, tính chất phụ quyền này, nhiều khi chỉ mang tính đối ngoại, hình thức

Trang 4

- Gia đình người Việt còn nổi lên tính chất gia tộc, dòng họ (quan hệ huyết thống), một cộng đồng lớn hơn, có nhà thờ họ, có tộc ước, gia phong, gia phạm, gia lễ, gia quy tức

là sự gắn bó chặt chẽ quan hệ nhà -tộc họ-làng, nước Những đặc điểm trên của gia đình người Việt xuất hiện ở tất cả các loại hình gia đình: gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng, gia đình truyền thống và gia đình hiện đại, gia đình đầy đủ và gia đình không đầy

đủ, gia đình nông thôn và gia đình đô thị Với tư cách là một tế bào xã hội; gia đình tổng hoà nhiều mối quan hệ xã hội đa chiều, biểu hiện những giá trị văn hoá đầy sức sống, với phong vị Á Đông độc đáo Gia đình người Việt cùng gia đình các tộc người khác đang chung sức, chung lòng cho sự phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh Ở dân tộc Việt Nam nói chung và người Việt nói riêng, gia đình là phạm trù xã hội để chỉ một cộng đồng nhỏ, một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở hôn nhân và huyết thống; một đơn

vị xã hội, một tế bào xã hội; một mắt xích trong chuỗi liên hệ cá nhân-gia nước; một thiết chế xã hội cơ bản; một đơn vị đạo đức, văn hoá, tín ngưỡng Gia đình là một khái niệm mở (nội dung co giãn), tuỳ địa vực, tộc người, lịch sử hay tuỳ giác độ quan tâm khác nhau mà có những cách định nghĩa khác nhau

đình-làng-C Đặc trưng gia đình

Theo nhà tâm lý học Ngô Công Hoàn, gia đình có 6 đặc trưng cơ bản

- Là một nhóm xã hội phải có từ 2 người trở lên

- Trong gia đình phải có giới tính (nam, nữ)

- Quan hệ trong gia đình phải là quan hệ ruột thịt huyết thống nghĩa là có quan hệ tái sản xuất con người

- Các thành viên trong gia đình phải gắn bó với nhau về đặc điểm tâm sinh lý

- Gia đình phải có ngân sách chung

- Gia đình phải sống chung một nhà

Tóm lại, gia đình có quy luật phát triển mang tính chất và đặc thù riêng với tư cách là một thể thống nhất, một tế bào hoàn chỉnh và là một đơn vị cơ sở của một xã hội cụ thể Gia đình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định vào thắng lợi của công cuộc đổi mới về kinh tế, xã hội của đất nước

D Vai trò của gia đình

Nói đến gia đình là nói đến nhóm tâm lý - tình cảm xã hội đặc thù, các mối quan

hệ trong gia đình, sự cấu kết giữa các thành viên trong gia đình bắt nguồn từ quan hệ huyết thống ruột thịt và quan hệ tình cảm, trách nhiệm

Trong gia đình, các thành viên gắn bó với nhau bằng những sợi dây liên hệ thường xuyên, lâu dài, suốt đời người Trong gia đình thuận hòa, hạnh phúc, các thành viên luôn quan tâm đến nhau, hy sinh cho nhau, không ngại thiệt thòi

Trang 5

Gia đình ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được coi là một vấn đề xã hội lớn, được đánh giá là một trong nhiều biện pháp quan trọng để thúc đẩy

sự phát triển bền vững của xã hội Việc tổ chức gia đình tốt và giáo dục trong gia đình chu đáo sẽ có tác động sâu xa đến việc hình thành nhân cách con người, tạo tiền đề quan trọng để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của đất nước trong quá trình phát triển Vì vậy, giáo dục gia đình thể hiện tính đa dạng và nhiều chiều, nó vừa

có ảnh hưởng của cá nhân đối với cá nhân (giữa cha mẹ với con cái; giữa ông bà với cháu) vừa có ảnh hưởng của cả tập thể gia đình liên kết với nhau tác động đến từng cá nhân qua lối sống, nếp sống ở mỗi gia đình Tính đa dạng còn thể hiện qua phương pháp giáo dục, không chỉ bằng lời nói mà bằng thái độ, tình cảm, nêu gương, không chỉ là nói lý thuyết hay nói suông mà phải bằng thực tiễn từ những việc làm cụ thể Tính nhiều chiều trong giáo dục gia đình thể hiện qua việc tiếp xúc rộng rãi với môi trường xã hội mà các thành viên trong gia đình là người trực tiếp tham gia vào các mối quan hệ đó Đây là những vấn đề quan trọng ở mỗi gia đình khó có thể hình dung hết và thấy hết được trách nhiệm cũng như vai trò đóng góp to lớn của "tế bào" nhỏ bé của mình cho tương lai của dân tộc

Để đạt được tiêu chí đó, hơn bao giờ hết các thành viên gia đình mà quan trọng nhất

là các bạn trẻ chúng ta phải thực sự chung sức chung lòng đóng góp sức lực dù chỉ là

bé nhỏ đối với sự phát triển của gia đình, muốn cho gia đình "ấm no" trước hết, chúng

ta phải góp phần cùng gia đình làm tốt chức năng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Muốn gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững thì các thành viên được học tập, được giáo dục tất cả về học vấn về chuyên môn, văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, của quê hương đất nước Như vậy, xây dựng gia đình theo chuẩn mực "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" không chỉ tạo sự tiến bộ toàn diện cho mọi gia đình, mọi người mà cái cốt lõi đó chính là việc tạo nên điểm tựa vững chắc cho mỗi tế bào xã hội Khi chúng ta lớn lên trong môi trường lành mạnh và phát triển của gia đình, chúng sẽ trở thành những chủ nhân tương lai đáp ứng với yêu cầu của thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Gia đình vẫn được coi là một trong những giá trị tinh thần vô cùng quý giá của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy Đặc biệt ở Việt Nam vấn đề gia đình đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, đã chọn ngày 28/6 là ngày gia đình Việt Nam và hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững"

E Các giai đoạn phát triển của gia đình

Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của gia đình Việt Nam để hiểu rõ hơn vị trí, vai trò của gia đình trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc bởi vì, mỗi một quốc

Trang 6

gia, mỗi một dân tộc đều có quá trình phát triển mang đặc thù riêng, không nước nào giống nước nào Sự biến đổi của gia đình cũng nằm chung trong xu thế phát triển của từng giai đoạn lịch sử ở từng quốc gia, dân tộc Đặc biệt trình độ văn minh ở mỗi thời đại sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống, cấu trúc chức năng của quan hệ nội bộ gia đình, tạo nên những nét phổ biến và biến đổi của gia đình

Ở đây chúng ta cùng tìm hỉểu các giai đoạn phát triển của gia đình Việt Nam căn cứ vào nền văn minh mà loài người đã trải qua ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Trong nền văn minh nông nghiệp, gia đình là đơn vị tổ chức sản xuất tự chủ nhưng gia đình lại là giường cột của xã hội: ( tề gia - trị quốc - bình thiên hạ) Ở giai đoạn này, hôn nhân nam nữ do cha mẹ áp đặt, lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích gia đình, gia tộc Vai trò người con trai rất được coi trọng nhất là người con trai trưởng có quyền hành và quyền lợi Gia đình sống nhiều thế hệ với chế độ đa thê, việc ly dị gặp nhiều khó khăn Quy mô gia đình giai đoạn này thường lớn hầu hết là những gia đình tam đại đồng đường (gia đình gồm 3 thế hệ), tứ đại đồng đường (gia đình gồm 4 thế hệ)

Trong nền văn minh công nghiệp, gia đình không còn là đơn vị sản xuất tự chủ mà gồm những người làm thuê, những người chủ XH, các nhà quản lý, kinh doanh, các viên chức làm công ăn lương Hôn nhân gia đình trở thành sự tự do lựa chọn của nam nữ, không còn là sự áp đặt của cha mẹ, họ hàng Vì vậy, lợi ích cá nhân, hạnh phúc cá nhân ngày càng được chú trọng Cơ cấu gia đình hai thế hệ là phổ biến Quy

mô gia đình nhỏ đi rất nhiều

Trong nền văn minh hậu công nghiệp, gánh nặng công việc gia đình được giảm nhẹ, con người (đặc biệt là phụ nữ) được giải phóng bớt các khâu lao động chân tay, mệt nhọc, năng xuất thấp Họ sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, học tập, giải trí, vui chơi với gia đình

Có thể nói, gia đình Việt Nam trong quá trình phát triển đã đang và sẽ chịu ảnh hưởng đồng thời của 3 nền văn minh nói trên Đồng thời, cũng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương đông, văn hóa khu vực Đông nam Á cùng với nhiều tôn giáo vốn

đã tồn tại lâu đời như Đạo phật, Thiên chúa giáo, đạo Hồi

Một số tác giả nghiên cứu về gia đình ở Việt Nam đã chia ra thành 5 giai đoạn phát triển của gia đình Việt Nam như sau:

- Gia đình truyền thống (trước thời kỳ Pháp sang xâm lược)

- Gia đình thời Pháp thuộc

- Gia đình Việt Nam trong CMDTDC chống Pháp và chống Mỹ

- Gia đình Việt Nam thời kỳ tiến hành cải tạo XHCN

- Gia đình Việt Nam hiện nay, trong thời kỳ đổi mới

Trang 7

Theo cách phân chia này, các tác giả đã căn cứ vào đặc điểm xã hội, ảnh hưởng đến đặc điểm gia đình trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

F Các mô hình gia đình Việt Nam

+ Gia đình 2 thế hệ: Còn gọi là gia đình kiểu hạt nhân Loại gia đình còn gọi là gia đình 2 thế hệ gồm có cha mẹ, con cái

+ Gia đình nhiều thế hệ: Đó là gia đình có 3 thế hệ trở lên cùng chung sống

- Căn cứ vào số con trong gia đình: có thể phân chia gia đình có quy mô nhỏ có từ 1 đến 2 con; gia đình có quy mô lớn có từ ba, bốn con trở lên

- Căn cứ vào sự thiếu đủ cha hoặc mẹ :

+ Gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ

+ Gia đình không đầy đủ chỉ còn cha hoặc mẹ (do góa bụa hoặc ly hôn)

Từ những phần trên, có thể thấy gia đình Việt Nam hiện nay đã và đang biến đổi dưới tác động của những chuyển biến xã hội Tuy nhiên, sự biến đổi này không hẳn sẽ tách rời những đặc trưng truyền thống của gia đình Việt Nam mà vẫn tiếp tục kế thừa trên cơ sở thích nghi với những điều kiện hoàn cảnh mới

G Vai trò của các thành viên trong gia đình đến các quyết định mua hàng

- Người khởi xướng: là người đầu tiên nhận biết một nhu cầu hay mong muốn nào đó không được thỏa mãn

- Người ảnh hưởng: Là người cung cấp những thông tin cho biết làm thế nào để các yêu cầu hoặc mong muốn đó có thể được thỏa mãn

- Người quyết định: là người cuối cùng chọn một phương án để thỏa mãn nhu cầu

- Người mua: là người mua sản phẩm

- Người tiêu dùng: Là người sử dụng sản phẩm

- Người đánh giá: Là những người đưa ra sự phản hồi, nhận xét về khả năng thỏa mãn của sản phẩm được chọn

Ở Việt Nam, mức độ can thiệp của chồng, vợ thay đổi nhiều tùy theo loại sản phẩm Theo truyền thống người vợ thường là người mua sắm chính của gia đình, nhất là đối với thực phẩm, giặt ủi và quần áo Điều này đang thay đổi khi ngày càng nhiều bà vợ đi làm

và người chồng tham gia nhiều hơn vào chuyện mua sắm gia đình Vai trò ảnh hưởng của

vợ, chồng, con cái trong quyết định mua – là một trong những trọng tâm của nghiên cứu marketing về gia đình hiện đại Qua nghiên cứu thực tế đánh giá, thông thường thành viên có ảnh hưởng lớn hơn đến việc lựa chọn sản phẩm khác nhau Ví dụ như:

- Chồng giữ vai trò chính: bảo hiểm nhân thọ, ô tô, máy thu hình, xe máy…

- Vợ giữ vai trò chính: máy giặt, đồ gỗ, đồ dùng nhà bếp…

- Vợ, chồng giữ vai trò ngang nhau: đi nghỉ, nhà ở, giải trí bên ngoài…

Trang 8

Với thị trường Việt Nam có 1 đặc trưng là Phụ nữ là lực lượng tạo nguồn thu nhập đáng kể trong gia đình chiếm tỷ trọng rất lớn Chính vì vậy, vai trò người khởi xướng đối với các mặt hàng máy giặt, đồ dùng nhà bếp…thường là người phụ nữ trong gia đình vì yêu cầu có một vật dụng trong gia đình giúp họ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn Mặc dù người phụ nữ là người khởi xướng nhưng đối với những mặt hàng có giá trị lớn, mang tính kỹ thuật cao, đòi hỏi sự hiểu biết thì người đàn ông là người có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua Người quyết định mua các sản phẩm này đa phần nghiêng về người đàn ông, và các sản phẩm thuộc lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh hoặc dụng cụ bếp thì người quyết định mua là người phụ nữ Và hiển nhiên, người sử dụng các sản phẩm này là những người trong gia đình Do đó, trong các chiến dịch Marketing, tùy từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp có giải pháp Marketing hướng đến các đối tượng phù hợp

H Năm yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu cơ bản và đặc điểm của gia đình

Có thể nói gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả giới hàn lâm và giới chính trị quan tâm ở châu á và Đông Nam á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình, văn hóa gia đình như một giải pháp để ngăn trở sự xâm lăng của văn hóa phương Tây Và không chỉ có thế Các quốc gia châu á trong đó có Việt Nam đang trải nghiệm trong một cuộc chuyển mình vĩ đại: thực hiện công nghiệp hóa – đô thị hóa với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng Đồng thời với quá trình này ở Việt Nam là sự chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường Cố nhiên, những biến chuyển kinh tế – xã hội mạnh mẽ đó không thể không tác động sâu sắc đến thiết chế gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi biến đổi xã hội

Gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó hiện diện đầy đủ các quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hóa, quan hệ tổ chức, v.v… Những biến chuyển xã hội đã và đang dội vào gia đình trên mọi phương diện và đưa đến những hệ quả đa chiều Thiết chế có tính bền vững này cũng đang vận động, đổi mới và thích ứng với nhu cầu của thời đại

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu hướng giảm quy mô gia đình: đô thị hóa

ở Việt Nam đang ở giai đoạn khởi đầu, Cư dân nông thôn chiếm tỷ trọng áp đảo – khoảng 3/4 dân cư cả nước với tất cả các đặc trưng về lối sống, tâm lý, sinh hoạt của người tiểu nông Theo số liệu dự báo của Liên hợp quốc (năm 1993) đến năm

2000 tỷ trọng cư dân đô thị nước ta sẽ lên 27,1%, năm 2010 là 34,8% Văn minh nông nghiệp vẫn còn in đậm trong đời sống văn hóa của mỗi người dân – kể cả cư dân đô thị bởi đa phần họ vừa thoát thai từ nông thôn Vậy nên gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là "gia đình quá độ" trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại Trong quá trình này, sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái mới là một

Trang 9

tất yếu Gia đình đơn hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả ở nông thôn – thay cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây Gia đình Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ chồng (bố mẹ) và con cái mà họ sinh ra Hầu hết các gia đình trí thức, viên chức nhà nước, công nhân công nghiệp, gia đình quân đội, công an đều là gia đình hạt nhân Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó Trước hết gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan

hệ kinh tế Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên trong gia đình khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân Cá nhân tính được đề cao Trong xã hội hiện đại, mức độ độc lập cá nhân được coi là một yếu tố biểu hiện chất lượng cuộc sống gia đình Tính độc lập cá nhân được gia đình tạo điều kiện nuôi dưỡng, phát triển sẽ tạo ra phong cách sống, tính cách, năng lực sáng tạo riêng khiến cho mỗi người đều có bản sắc

- Pháp luật – Nam nữ bình đẳng: Trong thời buổi kinh tế thị truờng hiện nay, đời

sống của gia đình nói chung và gia đình trẻ nói riêng được cải thiện cả về vật chất, văn hoá và tinh thần; mối quan hệ gia đình giữa các thành viên trong gia đình trở nên dân chủ, bình đẳng hơn; quyền và lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình ngày càng được tôn trọng và bảo vệ, đặc biệt là vai trò, vị trí và quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình ngày càng được nâng cao Người phụ

nữ có thể kiếm được thu nhập cho bản thân, họ dần chú trọng vào sự nghiệp trước tiên rồi mới đến hôn nhân gia đình Họ dần hình thành tư tưởng rằng, nam và nữ phải được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với nhau, do đó sự hi sinh cho gia đình, tấm lòng vun vén tất cả cho chồng và con cái đã không còn tròn vẹn như trong gia đình truyền thống Điều này chứng tỏ rằng gia đình hiện đại đã dần giảm đi sự trọng nam khinh nữ, tính gia tộc dòng họ của gia đình truyền thống

- Cá nhân và sự lỏng lẻo trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: trong xã hội truyền thống thì quan hệ vợ – chồng, cha – con, anh – em theo

một tôn ti, trật tự chặt chẽ nhưng cho đến nay, sức nặng của tôn ti, trật tự đó không còn bao nhiêu nữa mà thay vào đó là sự bình đẳng hơn theo kiểu “trên kính dưới nhường” Mỗi cá nhân trong gia đình đều xác lập một vị thế và không gian riêng cần các thành viên khác tôn trọng Điều này có nghĩa là tự do cá nhân được đề cao

Và phải chăng, trong bối cảnh xã hội hiện đại, sự ra đời của các phương tiện truyền thông mới (điện thoại di động, Internet…) càng làm cho xu hướng cá nhân

Trang 10

hoá mạnh mẽ hơn… Phải chăng, những thực tiễn đó đã dẫn đến các mối quan hệ trong gia đình lỏng lẻo hơn, và đó cũng là nguyên nhân của sự rạn nứt trong gia đình ngày nay Tuy nhiên, sự lỏng lẻo trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình sẽ dẫn đến những hệ quả tích cực và tiêu cực nhất định Về mặt tích cực, tính

cơ động, hướng ngoại trong các thành viên trong gia đình càng lớn thì thiết chế đó càng phát triển trên bình diện kinh tế, giáo dục, vị thế xã hội… do các cá nhân đầu

tư nhiều thời gian, tâm huyết hơn để giành các lợi ích đó cho riêng mình Điều này ảnh hưởng rất tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung những hệ lụy tiêu cực của mối quan hệ lỏng lẻo này là cái giá phải trả Đó là sự rạn nứt trong gia đình, là nguồn gốc của những biểu hiện tiêu cực trong xã hội như

tệ nạn xã hội, văn hoá ứng xử xuống cấp, đạo đức bị coi nhẹ hay tình trạng ly hôn,

ly thân, sống độc thân gia tăng… mà xã hội đang cố gắng có những giải pháp kiềm chế

- Văn hóa – cấu trúc gia đình dễ biến động, thiếu bền vững: Những yếu tố ngoại

cảnh này đã ảnh hưởng không nhỏ tới gia đình, làm thay đổi cả quy mô, cơ cấu, quan hệ và chất lượng gia đình Tùy theo khu vực sống hoặc vùng miền mà cơ cấu HGĐ cũng có sự khác biệt Ví dụ: Nếu sinh sống ở vùng nông thôn hoặc các làng

có dòng họ nhiều đời sống gần nhau thì thường một HGĐ sẽ gồm nhiều thế hệ Quan niệm về hôn nhân, gia đình hiện nay cũng đang dần dần thay đổi do hoàn cảnh xã hội tác động Những hiện tượng như quan hệ tình dục trước hôn nhân, đồng tính luyến ái, sống thử, kết hôn muộn, sống độc thân, ly thân, ly hôn không ngừng tăng lên và có tính đột biến Đây là những biểu hiện vốn chưa xuất hiện trong gia đình Việt Nam truyền thống mà nó chính là sản phẩm của xã hội phương Tây du nhập vào nước ta trong quá trình mở cửa, hội nhập Văn hoá phương Tây tràn vào một cách ồ ạt phần nào vượt qua sự kiểm soát của gia đình, nhà trường và

xã hội, ảnh hưởng đến tính bền vững của gia đình và làm cho cấu trúc của gia đình

dễ “vỡ” hơn

- Kinh tế - sự xem nhẹ trong giáo dục con cái, chức năng kinh tế gia đình đang

có xu hướng chuyển phần “sản xuất” sang “tiêu dùng”: Những đổi thay về

kinh tế đã mang lại cho gia đình những luồng sinh khí mới như nâng cao thu nhập, mức sống, mức hưởng thụ, trình độ tiêu dùng, đời sống vật chất và tinh thần, thông tin của các thành viên Chưa bao giờ trong lịch sử có những biến chuyển lớn đến như vậy diễn ra trong khung cảnh của gia đình Những tiến bộ trong quan niệm về bình đẳng, bình quyền, loại bỏ những tập tục, chuẩn mực lạc hậu trong xã hội cũ cũng đã tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là nữ giới được phát triển và nâng cao vị thế xã hội Tuy nhiên, mặt trái của những biến đổi

Ngày đăng: 08/07/2015, 06:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w