Vì vậy, tôi thực hiện đề tài: “Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế” nhằm làm rõ những thuận lợi, khó khăn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CÂN TÔM 2,
THỦY ĐIỆN A LƯỚI, THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CÂN TÔM 2,
THỦY ĐIỆN A LƯỚI, THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS LÊ TRỌNG CÚC
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp
đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới: GS.TS Lê Trọng Cúc đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình, cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của UBND xã Hồng Thượng; Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới; Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện A Lưới; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A Lưới; Trưởng thôn, Bí thư và người dân khu tái định cư Cân Tôm 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu, dạy cho tôi những kiến thức thực tiễn vô cùng bổ ích và hoàn thành luận văn đúng thời hạn
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES), các anh chị trong lớp Cao học K9 – Cres và gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Phương Anh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung nghiên cứu của Luận văn này được hình thành và phát triển từ quan điểm của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Lê Trọng Cúc Các số liệu và kết quả có được trong Luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác chưa được công bố
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Phương Anh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.2 Đối tượng nghiên cứu 2
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
1.4 Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 5
1.1 Các khái niệm cơ bản 5
1.1.1 Khái niệm tài nguyên rừng 5
1.1.2 Khái niệm về sản phẩm từ rừng 6
1.1.3 Khái niệm về tái định cư và tái định cư do thủy điện 8
1.1.4 Khái niệm về sinh kế 13
1.1.5 Tiêu chuẩn xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ trung bình 14
1.2 Tình hình nghiên cứu về TĐC thủy điện trong nước 14
1.3 Tình hình nghiên cứu tại khu TĐC do thủy điện A Lưới 19
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 21
2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 21
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 24
2.1.1.3 Hiện trạng TĐC tại thôn Cân Tôm 2 25
Trang 62.2 Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1 Phương pháp luận 27
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.2.1 Thu thập tài liệu thứ cấp 28
2.2.2.2 Thu thập tài liệu sơ cấp 28
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1 Thực trạng tài nguyên rừng của huyện A Lưới 34
3.1.1 Đặc điểm tài nguyên rừng A Lưới qua các năm 34
3.1.2 Thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên rừng của huyện A Lưới 38
3.2 Các chủ trương, chính sách liên quan đến TNR và người dân khu TĐC 41
3.3 Phân tích ảnh hưởng của sinh kế người dân khu TĐC đến TNR 45
3.3.1 Đặc điểm của hộ khảo sát tại thôn Cân Tôm 2 45
3.3.2 Tình hình đời sống của người dân khu TĐC Cân Tôm 2 46
3.3.2.1 Tình hình thu hồi tài sản của người dân TĐC Cân Tôm 2 46
3.3.2.2 Tình hình đền bù cho người dân khu tái định cư Cân Tôm 2 48
3.3.2.3 Cơ sở vật chất phục vụ cho người dân khu TĐC Cân Tôm 2 51
3.3.2.4 Sinh kế của người dân trước và sau khi chuyển đến khu TĐC 55
3.3.3 Tầm quan trọng của TNR đối với người dân khu TĐC Cân Tôm 2 60
3.3.3.1 Các sản phẩm người dân khu TĐC Cân Tôm 2 khai thác từ rừng 60
3.3.3.2 Tầm quan trọng của TNR đối với sinh kế của người dân khu TĐC Cân Tôm 2 64
3.4 Một số đề xuất trong quản lý và sử dụng TNR hợp lý 74
3.4.1 Về phía chính quyền địa phương 74
3.4.2 Về phía người dân khu tái định cư 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 1 82
PHỤ LỤC 2: ẢNH 86
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình vẽ 2.1: Sơ đồ xã Hồng Thượng 22Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thu nhập của người dân trước TĐC 58Biểu đồ 3.2: Cơ cấu thu nhập của người dân sau TĐC 59
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Hồng Thượng 23
Bảng 3.1: Diễn biến tài nguyên rừng A Lưới qua các năm 35
Bảng 3.2: Hiện trạng các loài động thực vật rừng A Lưới 37
Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích rừng phân theo chủ quản lý 38
Bảng 3.4: Nguyên nhân diện tích rừng thay đổi 39
Bảng 3.5: Đặc điểm của hộ khảo sát 45
Bảng 3.6: Các hạng mục bị thu hồi của người dân khu TĐC Cân Tôm 2 47
Bảng 3.7: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ dân TĐC 49
Bảng 3.8: Cơ sở vật chất phục vụ người dân khu TĐC Cân Tôm 2 51
Bảng 3.9: Quy mô sản xuất nông nghiệp của người dân 55
Bảng 3.10: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình trước và sau TĐC 58
Bảng 3.11: Các sản phẩm rừng người dân khai thác 61
Bảng 3.12: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa trong việc sử dụng và bảo vệ TNR của người dân 65
Trang 10MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thủy điện A Lưới là dự án thủy điện lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, được xây dựng trên sông A Sáp, thuộc huyện A Lưới, với tổng vốn đầu tư 3.234 tỷ đồng, công suất lắp máy 170 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm ước đạt 686,5 triệu KWh Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, ngoài việc cung cấp điện, thủy điện A Lưới sẽ tạo cảnh quan du lịch, cải thiện môi trường, góp phần nâng cao chất lượng sống cho bà con vùng núi phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, vốn
bị tàn phá nặng nề do bom đạn, chất độc dioxin của quân đội Mỹ trong chiến tranh Sau khi công trình thủy điện A Lưới được khởi công xây dựng từ năm 2007 tại
xã Hồng Thượng, các hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời đến nơi ở mới để ổn định đời sống Khu tái định cư Cân Tôm 2 được xây dựng và người dân đến định cư vào năm
2010 Tổng số hộ hiện nay tại khu tái định cư là 146 hộ với 540 nhân khẩu Tuy các
hộ dân đã vào khu tái định cư được hơn 3 năm nhưng cuộc sống vẫn chưa ổn định
Cơ sở hạ tầng được xây dựng như: cầu cống, đường giao thông đều được bê tông hóa, điện thắp sáng về tới nhà của từng hộ dân Tuy nhiên, khi người dân vào ở được 6 tháng thì một số đường đã xuống cấp nghiêm trọng Ba trường học được xây dựng xong, trong đó, một trường Trung học cơ sở, một trường Tiểu học và một trường Mầm non để phục vụ việc học hành cho các cháu thôn TĐC Một trạm Y tế được xây dựng cơ bản nhằm phục vụ cho việc khám và chữa bệnh cho nhân dân trong thôn Tuy nhiên không có đội ngũ Y, Bác sỹ phục vụ tại trạm Hiện nay, phòng học và nhà vệ sinh đã xuống cấp Vấn đề chất lượng đất canh tác ở khu vực TĐC Cân Tôm 2 lại rất xấu nên bà con không thể sản xuất kinh doanh được Cả khu TĐC có khoảng 12 ha diện tích gieo cấy lúa nước, nhưng để gieo được những mầm
mạ, người dân đã phải vất vả, mất rất nhiều công sức cải tạo, đào bốc đá chất lên
bờ, trong khi năng suất rất thấp Đất vườn thì cằn cỗi, toàn đá sỏi và trồng cây gì cũng khó khăn Đặc biệt, quá trình giao đất lâm nghiệp cho người dân còn gặp phải những vướng mắc nên nhiều hộ vẫn chưa nhận được đất đền bù này Một trong những nguyên nhân là do mâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ cũ và chủ mới của khu
Trang 11đất Khi đó, người dân khu TĐC quay lại phá rừng làm nương rẫy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng (TNR) của địa phương Tình trạng này đang gây
ra những khó khăn ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây và TNR cũng đang bị tàn phá từng ngày
Vì vậy, tôi thực hiện đề tài: “Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng
của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế” nhằm
làm rõ những thuận lợi, khó khăn mà người dân địa phương trong quá trình sinh sống tại khu TĐC và sử dụng TNR gặp phải để đề ra hướng giải quyết cụ thể Qua
đó giúp cho cuộc sống của người dân ổn định và quản lý, sử dụng TNR một cách hợp lý theo hướng phát triển bền vững
1.2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Phân tích được hiện trạng sử dụng TNR của người dân TĐC Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế Từ đó đưa ra một số giải pháp sử dụng và bảo vệ TNR hiệu quả
* Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu tình hình đời sống của người dân khu TĐC Cân Tôm 2
- Phân tích hiện trạng sử dụng TNR của người dân khu TĐC Cân Tôm 2
- Đề xuất một số giải pháp trong quản lý và sử dụng TNR hợp lý
1.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các hộ dân chuyển đến khu TĐC Cân Tôm 2 có hoạt động sinh kế liên quan đến TNR
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân trước và sau khi xây dựng thủy điện A Lưới TNR đóng vai trò như thế nào trong sinh kế của người dân và hướng giải quyết để bảo vệ rừng bền vững
Dung lượng mẫu: 50 hộ
Cách chọn mẫu: ngẫu nhiên theo danh sách hộ của thôn
Trang 12Dựa vào danh sách hộ gia đình của thôn Cân Tôm 2 và tiến hành thảo luận cùng với bí thư thôn Cân Tôm 2 để lọc ra danh sách những hộ có hoạt động sinh kế liên quan đến TNR (khoảng 95% hộ dân ở đây tham gia khai thác TNR) Sau đó lựa chọn ngẫu nhiên 50 hộ trong danh sách đó
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: Luận văn được thực hiện tại khu TĐC Cân Tôm 2, xã Hồng
Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
* Về thời gian: Nghiên cứu các tài liệu, thông tin trong vòng 3-5 năm có liên
quan đến đề tài luận văn
* Về nội dung:
- Tìm hiểu đời sống của người dân khu TĐC Cân Tôm 2 (sản xuất nông nghiệp, CSHT phục vụ đời sống của người dân, tình hình thu hồi và đền bù do thủy điện A Lưới)
- Tìm hiểu hoạt động sử dụng TNR của người dân khu TĐC Cân Tôm 2 (các sản phẩm khai thác từ rừng; thuận lợi và khó khăn khi sử dụng và khai thác các sản phẩm từ rừng…)
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Từ đó tìm ra các giải pháp sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng hợp lý
Trang 131.4 Kết cấu luận văn
Kết cấu bài luận văn gồm các phần cơ bản sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm tài nguyên rừng
Theo luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì Rừng được xem là một hệ
sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng
và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng
là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng
và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng [11] Rừng cũng là một loại tài nguyên thiên nhiên nhưng nó lại có những đặc thù riêng, do đó cần phải xem xét rừng dưới các khía cạnh sau:
Rừng là nguồn tài nguyên sinh vật tái tạo được, có khả năng cung cấp lâm sản cần thiết cho đời sống con người như: tinh dầu, dầu nhựa, dầu béo, nhựa mủ, lương thực, thực phẩm, chất màu, chất béo, thuộc da, chất chát, nhiều loại dược liệu quý…Tất cả các tính năng vốn có của rừng đã làm cho rừng gắn bó mật thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội [11]
Rừng, nếu hiểu đúng bản chất thì nó là nơi tập trung của cả động - thực vật và
vi sinh vật, là một bộ phận không thể thiếu của môi trường sống của con người, đem lại sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, hạn chế các tác hại do sa mạc hoá gây ra, điều hoà khí hậu, điều tiết chế độ nước, bảo vệ mùa màng, nâng cao năng suất cây trồng…
* Phân loại rừng
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, rừng được phân thành ba loại sau đây [11]:
1 Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo
vệ môi trường, bao gồm:
Trang 152 Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn
hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo
vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Vườn quốc gia;
b) Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;
d) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
3 Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản
ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
b) Rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận 1.1.2 Khái niệm về sản phẩm từ rừng
* Gỗ: là vật liệu thiên nhiên được sử dụng khá rộng rãi trong xây dựng và
trong sinh hoạt vì những ưu điểm cơ bản sau: nhẹ, có cường độ khá cao, cách âm, cách nhiệt và cách điện điện tốt; dể gia công (cưa, xẻ, bào, khoan…), vân gỗ có giá trị mỹ thuật cao
Ở nước ta, gỗ là vật liệu rất phổ biến Rừng Việt Nam có nhiều loại gỗ tốt và quý vào bậc nhất thế giới Khu Tây Bắc có nhiều rừng già và có nhiều loại gỗ quý như: trai, đinh, lim, lát, mun, pơmu Rừng Việt Bắc có lim, nghiến, vàng tâm Rừng Tây Nguyên có cẩm lai, hương…
* Lâm sản ngoài gỗ (LSNG):
Hội nghị lâm nghiệp do Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc triệu tập tháng
6 năm 1999 đã đưa ra và thông qua một khái niệm và định nghĩa về LSNG: “Lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest product) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có cây rừng (wooded lands) và cây ở
Trang 16ngoài rừng” Thuật ngữ này phải dịch sang Tiếng Việt là “Lâm sản ngoài gỗ cây”, nhưng để đơn giản vẫn dùng thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ (LSNG) Với định nghĩa này, LSNG bao gồm cả động vật, gỗ nhỏ và củi và rộng hơn so với định nghĩa trước Trong tài liệu sách báo nước ngoài, hiện tại cả hai thuật ngữ NWFP và NTFP vẫn được dùng [2]
Lâm sản ngoài gỗ (non-timber forest product): bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con người Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa,nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hoặc các sản phẩm của chúng), củi
và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây, song, gỗ nhỏ và sợi (JennH.DeBeer, 2000)
Phân nhóm LSNG theo công dụng: Trên thế giới cũng đã có nhiều khung phân loại LSNG được đề xuất Có khung phân loại dựa vào dạng sống của cây tạo ra các sản phẩm như nhóm cây gỗ, cây bụi, cây thảo, dây leo gỗ, dây leo thảo Có khung phân loại dựa vào công dụng và nguồn gốc của các LSNG, như khung phân loại được thông qua trong Hội nghị tháng 11/1991 tại Băng Cốc Trong khung này, LSNG được chia làm 6 nhóm:
- Các sản phẩm có sợi: Tre nứa, song mây, lá, thân có sợi và các loại cỏ
- Sản phẩm làm thực phẩm:
+ Các sản phẩm nguồn gốc thực vật: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm
+ Các sản phẩm nguồn gốc động vật: mật ong, thịt động vật rừng, cá, trai ốc,
tổ chim ăn được, trứng và côn trùng
- Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật
- Các sản phẩm chiết xuất: gôm, nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, tamin và thuốc nhuộm, dầu bó và tinh dầu
- Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm: tơ tằm, động vật sống, chim, côn trùng, lông mao, lông vũ, da, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ
Trang 17- Các sản phẩm khác: như lá Bidi (lá thị rừng dùng gói thuốc lá ở Ấn Độ) [2].
Phân loại LSNG theo giá trị sử dụng như sau:
- Nhóm LSNG dùng làm nguyên liệu công nghiệp
+ LSNG hiện bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng bởi ảnh hưởng của sự tăng dân số, mở rộng canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc không kiểm soát, khai thác gỗ, thu hái chất đốt
1.1.3 Khái niệm về tái định cư và tái định cư do thủy điện
a Tái định cư (TĐC)
Tái định cư là việc phải di chuyển đến một nơi khác để sinh sống, đây là thuật ngữ chung liên quan tới bị thu hồi đất, mất đất, mất chỗ ở, mất tài sản, mất nguồn thu nhập hay mất những phương tiện kiếm sống khác
Theo khái niệm của Ngân hàng Phát triển Châu Á (1995), tái định cư được phân loại dựa trên thiệt hại của người tái định cư [7]:
- Thiệt hại về tài sản sản xuất, bao gồm đất đai, thu nhập và đời sống
- Thiệt hại về nhà ở, có thể là toàn bộ cộng đồng và các hệ thống, dịch vụ kèm theo
- Thiệt hại về các tài sản khác
- Thiệt hại về các nguồn tài nguyên của cộng đồng như môi trường sinh sống, văn hóa và hàng hóa
Trang 18Ngoài ra, tái định cư còn được định nghĩa là quá trình trong đó con người tự nguyện hay bị tác động, di chuyển từ địa bàn cư trú này sang địa bàn cư trú khác trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là tạm thời hay vĩnh viễn TĐC là quá trình di chuyển và thay đổi cuộc sống của con người, không chỉ là quá trình chuyển dịch vật chất mà còn là quá trình cắt bỏ các quan hệ cũ và tạo lập các quan hệ mới TĐC đã làm thay đổi các mối quan hệ giữa mỗi người với môi trường xã hội xung quanh, với các quan hệ chính như: công ăn việc làm, chỗ ở, nơi học hành, điều kiện
đi lại và sự tiếp cận các dịch vụ, quan hệ láng giềng, [3] Đặc biệt, quá trình TĐC còn tác động và gây ra những biến đổi trong quan hệ cộng đồng, quan hệ dòng họ, quan hệ tộc người và liên quan đến nhiều vấn đề văn hóa, xã hội như giáo dục, y tế, phong tục tập quán,
Các hình thức tái định cư:
Cho đến nay, việc di dân TĐC của các công trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là di dân ở các công trình xây dựng nhà máy thủy điện nói riêng được thực hiện theo 4 hình thức là: Di vén, di vén xen ghép, di dân tập trung và di dân tự chọn (tự di chuyển) [4]
- Hình thức di vén: Là quá trình di dân tại chỗ, đôi khi mang tính tự phát của
người dân vùng ngập lụt, theo mức nước dâng mà họ di chuyển dần lên nơi cao hơn Hình thức TĐC này là trường hợp bố trí địa bàn TĐC thuận lợi về quy mô diện tích, nguồn nước sinh hoạt, đất sản xuất, đáp ứng nhu cầu cho khối dân cư phải di chuyển từ lòng hồ lên vị trí cao hơn và không bị ngập lụt, nhưng vẫn ở xung quanh
hồ chứa Trường hợp này ít bị thay đổi về điểm ngụ cư và khoảng cách giữa nơi ở
cũ và nơi ở mới không xa Do đó một phần diện tích đất không bị ngập hoặc bán ngập có khả năng sản xuất thuộc quyền sở hữu của họ, tránh được sự tranh chấp về đất đai Tuy nhiên hình thức di dân này còn có những hạn chế là dân cư sống phân tán, khó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng [4]
- Hình thức di vén xen ghép: Là hình thức di dân vùng lòng hồ lên sinh sống
chung với người dân địa phương trong xã hay khác xã Hình thức này tạo sự đoàn kết giữa người dân di cư và người dân sở tại Nhược điểm của phương pháp này là
Trang 19người dân sở tại phải chia sẻ một phần diện tích canh tác vốn đã hạn chế Mặt khác người dân di cư đến mặc nhiên được thừa hưởng các công trình phúc lợi xã hội như đường giao thông, trạm y tế, trường học và các cơ sở hạ tầng khác Trong khi đó người dân sở tại chỉ được đền bù một phần đất mà chia sẻ cho người dân TĐC Sự chênh lệch về mức ưu đãi giữa hai nhóm người này nảy sinh mâu thuẫn giữa người
cũ và người mới đến, nhất là họ không cùng dân tộc
- Hình thức di dân tập trung: Là hình thức đưa một số lượng người dân bị ảnh
hưởng từ (25 – 30 hộ) đến một nơi ở mới mà hầu như chưa có cơ sở hạ tầng và chưa
có người dân sở tại sinh sống, hoặc nếu có thì cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ Hình thức này có ưu điểm là hoàn toàn chủ động trong việc quy hoạch bố trí dân cư phù hợp với quy mô, nguyện vọng của người dân và yêu cầu xây dựng khu kinh tế mới Nhưng hình thức này khó khăn là phải đầu tư lớn cho công tác khảo sát điều kiện tự nhiên, quỹ đất, nước,… và đặc biệt là đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng Một khó khăn nữa là định hướng phát triển kinh tế xã hội hoàn toàn mới, về lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện tại đây [4]
- Hình thức di dân tự chọn: Là hình thức mà các hộ phải di chuyển được nhận
toàn bộ tiền đền bù, sau đó họ tự lo kiếm nơi ở mới và các sinh kế cho mình Hình thức này ít được khuyến khích với cộng đồng dân tộc vùng sâu, vùng xa do hiệu quả đạt được thấp
b Tái định cư do thủy điện
Di dân TĐC trong các công trình thuỷ điện thường là di dân bắt buộc để giải phóng mặt bằng, thi công công trình thuỷ điện Các công trình thuỷ điện đều mang tính quan trọng quyết định đối với sự phát triển của địa phương, khu vực và quốc gia Tuy nhiên, chúng cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa mục đích phát triển quốc gia lâu dài với quyền lợi của các cộng đồng và cá nhân - những người chịu bất lợi trước tiên Các dự án này đều có thể tác động bất lợi tới những người đang sử dụng các nguồn tài nguyên như đất đai, nguồn nước hay các loại tài nguyên thiên nhiên khác và các phương tiện kinh tế, xã hội, văn hoá và tôn giáo liên quan
Điều quan trọng là phải cân nhắc lợi ích đạt được với cái giá phải trả cho các ảnh hưởng này bằng cách xem xét các phương án triển khai hoặc không phải di dân,
Trang 20hoặc chỉ gây gián đoạn nhỏ về kinh tế - xã hội và tìm ra cách để hoà hợp những quyền lợi và mâu thuẫn nói trên Trường hợp không tránh khỏi TĐC, phải tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm đạt được các nội dung như sau:
Bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của những người bị di chuyển do dự án; Giảm
và đền bù những thiệt hại về tiềm năng kinh tế của người bị ảnh hưởng, của nền kinh tế khu vực và địa phương;
Hỗ trợ phát triển tiềm năng kinh tế, xã hội và văn hoá cho các cộng đồng và người bị ảnh hưởng
Các công trình thuỷ điện chủ yếu được đầu tư xây dựng ở bên các con sông có địa hình đồi núi cao Mục đích xây dựng nhằm lợi dụng địa thế tự nhiên để hình thành các hồ chứa nhân tạo Một nhà máy thuỷ điện không chiếm nhiều diện tích nhưng hồ chứa nước để đảm bảo vận hành nhà máy chiếm diện tích rất lớn, từ vài
km2 đến hàng trăm km2 (diện tích hồ thuỷ điện Hoà Bình là 208 km2, Sơn La là 224
km2) Điều đó cũng có nghĩa là có diện tích đất tương ứng bị mất đi, hơn nữa, đó chủ yếu là diện tích canh tác đã ổn định lâu đời (do điều kiện đất ở đây gần nguồn nước, trong thung lũng và được canh tác lâu đời chủ yếu là đất tốt)
Số lượng người dân phải TĐC và bị ảnh hưởng một phần từ các dự án thuỷ điện thông thường cũng rất lớn Đại đa số người dân TĐC rất nghèo, trình độ nhận thức thấp và thiếu ăn hàng năm Các dự án TĐC này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các huyện cũng như của toàn tỉnh và có khả năng sẽ làm cho chính quyền địa phương gặp khó khăn hơn trong việc đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra [8]
* Quan điểm chung cho tái định cư do thủy điện:
Quan điểm chung trong việc bố trí TĐC bắt buộc là phải đảm bảo cho người dân chuyển cư có cuộc sống tốt hơn nơi cũ, đây là quan điểm nhất quán của chính phủ cho mọi dự án phát triển có liên quan tới TĐC bắt buộc hiện nay [15]
- Tái định cư phải đảm bảo tính cộng đồng
Đồng bào các dân tộc ở miền núi có tính cộng đồng rất cao Mỗi người, mỗi gia đình đều gắn bó với dòng tộc, làng bản của mình Khi di chuyển TĐC cần chú ý
bố trí cả cộng đồng (làng, bản, dòng họ,…) đến sống ở cùng một địa điểm Hạn chế việc tách rời các hộ, các nhóm hộ hiện nay
Trang 21Việc xác định chính xác và số lượng dân bị ảnh hưởng TĐC của dự án là một trong những yêu cầu quan trọng của dự án TĐC Các yếu tố ảnh hưởng chính là tỷ
lệ tăng dân số và tính bảo toàn cộng đồng đã được chú ý đến Tất cả các bản chỉ ngập một phần đều được tính đến tính bảo toàn cộng đồng
- Tái định cư cho các hộ nông nghiệp phải dựa trên cơ sở đất sản xuất
Nhân dân phải di chuyển hầu hết là dân nông nghiệp, với hộ sản xuất khi bị TĐC bắt buộc nếu không có đủ đất sản xuất thì không thể phục hồi được thu nhập, không đảm bảo được cuộc sống
Khi lập phương án TĐC phải dựa trên cơ sở tiềm năng đất đai để phù hợp với đặc điểm của cộng đồng bị ảnh hưởng và là yếu tố cơ bản quyết định tính thực thi của dự án TĐC, phương châm TĐC cho các hộ nông nghiệp là “đất đổi đất” có nghĩa là các khu vực TĐC phải khai thác đầy đủ đất sản xuất giao cho các hộ TĐC đảm bảo về số lượng và chất lượng Việc khai thác đất sản xuất có thể bằng hình thức khai hoang, cải tạo hoặc trưng dụng lại đất của nông dân sở tại
- Quy hoạch tái định cư phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Để có tính khả thi cao, phương án TĐC phải được lồng ghép phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Việc bố trí dân cư TĐC phải phục
vụ cho việc hình thành các vùng kinh tế trong điểm và kế hoạch sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn, kế hoạch TĐC cũng cần phải phù hợp với kế hoạch phát triển
cơ sở hạ tầng của địa phương nhằm khai thác triệt để các tiềm năng sẵn có cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và TĐC nói riêng
- Cộng đồng sở tại được hưởng lợi từ kế hoạch tái định cư
Người dân sở tại phải san sẻ bớt nguồn tài nguyên đất đai, nguồn nước,… cho người dân TĐC Người dân TĐC được thừa hưởng một phần cơ sở hạ tầng và dịch
vụ hiện có Để tránh sự xung đột có thể xảy ra giữa dân cũ và dân mới, kế hoạch TĐC nhất thiết phải chú ý xuất phát từ quan điểm “cộng đồng sở tại cùng hưởng lợi” Nói một cách cụ thể mọi phương án bố trí TĐC đến lợi ích của người dân sở tại Các công trình đầu tư phát triển thủy lợi, xây dựng hệ thống điện, cấp nước sinh
Trang 22hoạt, xây dựng trường học,… luôn luôn phải tính đến nhu cầu của người dân sở tại
để tính toán, quy hoạch
Tóm lại, các quan điểm nói trên cho thấy việc tổ chức TĐC cho các hộ buộc phải di chuyển theo kế hoạch của nhà nước cần phải đảm bảo cho họ có điều kiện sinh hoạt, sản xuất để nhanh chóng phục hồi và tiến tới nâng cao thu nhập, đảm bảo cho người dân TĐC sống trong một môi trường xã hội hòa hợp với môi trường xã hội xung quanh Muốn đạt được mục tiêu trên, công tác TĐC cần phải có chính sách, chủ trương cụ thể đối với người dân buộc phải di chuyển hợp lý
1.1.4 Khái niệm về sinh kế
Theo khái niệm của DFID đưa ra thì: “Sinh kế là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng của con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” [9]
Khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp các nguồn lực
và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ
sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó [14]
Để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) cơ bản sau:
- Nguồn nhân lực: bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ con người Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn
- Nguồn lực xã hội: là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà con người đặt ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ Chúng bao gồm uy tín của
hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ
Trang 23- Nguồn lực tự nhiên: là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của cộng đồng, được trông cậy vào để sử dụng cho mục đích sinh kế như đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng
- Nguồn lực vật chất: bao gồm tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như nhà
ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin
- Nguồn lực tài chính: là những gì liên quan đến tài chính mà con người có được như: nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như lương bổng, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng Chiến lược sinh kế cộng đồng cũng dựa trên năm loại nguồn lực trên nhưng mang ý nghĩa rộng hơn cho cả cộng đồng, đó là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của cộng đồng; thể chế chính trị, phong tục, tập quán, uy tín của cả cộng đồng; điều kiện tự nhiên của địa bàn cộng đồng sinh sống; các cơ sở hạ tầng xã hội hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống ngăn, tiêu nước, cung cấp năng lượng, thông tin
1.1.5 Tiêu chuẩn xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ trung bình
Hộ nghèo và hộ cận nghèo được xác định căn cứ theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng giai đoạn 2011 – 2015” như sau [13]:
- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống
- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống
- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập trung bình từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng
- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập trung bình từ 501.000 đồng đến 6500.000 đồng/người/tháng [13]
1.2 Tình hình nghiên cứu về TĐC thủy điện trong nước
Cho đến nay các công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề TĐC thủy điện đã được công bố rất nhiều ở nước ta, trong đó có một số công trình nghiên cứu tiêu
Trang 24biểu đã thể hiện được những tác động của di dân TĐC do xây dựng công trình thủy điện tác động đến các mặt đời sống xã hội của cộng đồng dân cư như:
Theo Bùi Ngọc Thông (2002) trong Báo cáo về “Phương án di dân TĐC thủy điện Sơn La” đã cho rằng: Công tác TĐC là một bộ phận của dự án xây dựng và phải được nghiên cứu ngay từ giai đoạn tiền khả thi Vấn đề TĐC cũng phức tạp không kém các vấn đề kỹ thuật xây dựng công trình và thường có tỷ lệ thất bại cao hơn Nguyên nhân thất bại là chưa chuẩn bị kỹ lưỡng địa bàn tiếp nhận dân, làm ồ ạt theo tiến độ xây dựng Các công trình cho sản xuất, đời sống không được xây dựng, hoặc không phù hợp với phong tục tập quán từng vùng, từng dân tộc TĐC cho người dân vùng lòng hồ thủy điện Sơn La là một vấn đề kinh tế - xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong vùng bị ngập, làm đảo lộn cuộc sống của người dân trên quy mô rộng lớn ở vùng bị ngập và ngoài vùng bị ngập (nơi dân chuyển đến) TĐC không chỉ đơn thuần là tạo ra những điểm dân cư mới, chỗ ở mới mà phải xem xét toàn diện và phải thực hiện đồng bộ các mặt đời sống vật chất và tinh thần gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển nguồn lực, kế hoạch sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phân bố lại mặt bằng dân cư trên địa bàn TĐC còn phải đảm bảo được ổn định chính trị và giải quyết tốt chính sách xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập, tạo ra tích lũy để tái sản xuất mở rộng, hướng tới phát triển bền vững TĐC còn phải gắn với bảo tồn di tích văn hóa, di tích lịch sử, di tích cách mạng, danh lam thắng cảnh, bảo tồn và phát triển thuần phong mỹ tục, phong tục tập quán, bảo vệ những giá trị văn hóa phi vật thể [12]
Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Thị Vòng, Trang Hiếu Dũng, Nguyễn Tất Cảnh (2011) với nghiên cứu “Công tác TĐC dự án thủy điện Sơn La dưới góc độ phong tục và tập quán canh tác của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc” Đề tài đã chỉ ra sự thay đổi về phong tục và tập quán canh tác của đồng bào dân tộc bị ảnh hưởng bởi các chương trình TĐC Người dân khi đến định cư tại điểm TĐC mới trên địa bàn huyện Tủa Chùa và thị xã Mường Lay phải làm quen với phương thức canh tác mới không phù hợp với tập quán canh tác tại nơi ở cũ Tại điểm TĐC huyện Tủa Chùa
Trang 25hình thức canh tác chủ yếu là nương rẫy cố định với rất ít diện tích đất sản xuất, bình quân mỗi hộ, song dân TĐC ở đây lại có tập quán là canh tác nương rẫy luân canh quay vòng Tại khu TĐC thị xã Mường Lay hình thức canh tác nương rẫy cố định là chính, không có đất chuyên lúa, song dân TĐC tại đây lại có tập quán canh tác lúa nước, có sự thâm canh cao Cấu trúc bản làng đã bị thay đổi giữa khu vực TĐC với khu vực dân cư phải di chuyển, cụ thể trong khu TĐC Huổi Lóng, Huổi Lực huyện Tủa Chùa và khu TĐC thị xã Mường Lay các hộ dân tập trung hơn Hình thức di dân tại chỗ tại điểm TĐC Huổi Lóng huyện Tủa Chùa được xem là phù hợp với tập quán canh tác của người dân nơi đây vì đa phần nương rẫy cố định
và đất phục vụ cho canh tác du canh vẫn còn nguyên vẹn, tuy nhiên cuộc sống nhìn chung vẫn còn rất khó khăn [10]
Đề tài “TĐC và sự biến đổi dời sống người Mã Liềng” (Nghiên cứu trường hợp bản TĐC Cà Xen, xã Thanh Hóa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Bình) (năm 2011) của Phạm Thị Hường Đề tài đã làm rõ được một số vấn đề thay đổi trong đời sống của người Mã Liềng, TĐC đã tạo ra những tác động trên tất cả các lĩnh vực từ những cái có thể đo lường, định lượng được như sở hữu đất đai, SXNN, trao đổi buôn bán, khai thác tài nguyên đến những cái không thể định lượng được như đời sống cộng đồng, quan hệ tộc người, phong tục tập quán, tín ngưỡng và cả hệ thống
cơ sở hạ tầng Thay đổi được phương thức canh tác từ chỗ canh tác nương rẫy sang làm lúa nước và vườn hộ, từ chỗ chăn nuôi hoang dã sang chăn nuôi chuồng trại Từ chỗ phó mặc và bất lực trước bệnh tật của gia súc, gia cầm bà con đã có những hoạt động chăm sóc theo kỹ thuật Tuy nhiên, bên cạnh những biến đổi mang tính tích cực vẫn còn tồn tại những yếu tố mang tính tiêu cực, đặc biệt là những biến đổi trong đời sống văn hóa – xã hội, trong đó nổi bật lên là những quan hệ cộng đồng, quan hệ họ hàng, quan hệ tộc người nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người dân trong tương lai, đó là “sự lỏng hóa” khối cộng đồng cũ bởi những mâu thuẫn giữa cư dân mới và cư dân cũ Bên cạnh đó dù mang tính chất tạm thời nhưng trong quá trình TĐC người dân đang phải đối mặt với những vấn đề liên
Trang 26quan đến tiến độ xây dựng và bàn giao cơ sở hạ tầng, hệ thống cung cấp nước sạch,…[6]
Tất cả những công trình nghiên cứu trên đã chỉ rõ được những tác động của di dân TĐC do xây dựng các công trình thủy điện đến tất cả các mặt của đời sống xã hội Bao gồm những tác động trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường Phần lớn các nghiên cứu đã đưa ra được vấn đề TĐC có ảnh hưởng lớn đến phong tục tập quán của người dân trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt văn hóa Sự thay đổi do tác động này mang cả tính tích cực và tiêu cực Tuy nhiên, những phân tích trên mới chỉ mang tính tổng quan, chưa đi sâu vào từng khía cạnh của sự thay đổi và do đó chưa thể hiện được mức độ ảnh hưởng của từng khía cạnh đến đời sống của người dân TĐC, đặc biệt trong khía cạnh thay đổi về các hình thức SXNN, yếu tố đóng vai trò quan trọng, có mối liên hệ chặt chẽ và tác động sâu sắc đến nhiều vấn đề khác (đặc biệt là vấn đề khai thác TNR trái phép) trong đời sống cộng đồng dân cư vùng nông thôn miền núi
Ngoài việc học tập kinh nghiệm về di dân, TĐC ở nước ngoài, việc đúc rút kinh nghiệm trong việc di dân, TĐC từ chính các công trình thủy điện trước đây ở nước ta là rất cần thiết Một kinh nghiệm đáng lưu tâm là từ thực tiễn và kết quả công tác tái định cư dự án thủy điện Hòa Bình
Công tác di chuyển và TĐC người dân vùng lòng hồ sông Đà - Hòa Bình là một công việc rất quan trọng trong tiến trình xây dựng nhà máy thủy điện, lại được tiến hành trong những năm đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế và ở một tỉnh miền núi có nền kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đời sống nhân dân đa số rất khó khăn Đây là lần đầu tiên tỉnh Hòa Bình phải tổ chức di chuyển dân với số lượng lớn nên chưa có kinh nghiệm và gặp nhiều lúng túng Địa bàn di chuyển và TĐC các hộ dân diễn ra trong phạm vi 25 xã, phường ven hồ và sát ven hồ cùng 18 điểm đón nhân dân di chuyển ra ngoài vùng Phương thức di dân, TĐC được áp dụng là: chuyển đến xen ghép với các điểm dân cư cũ; tổ chức hình thành những điểm dân cư mới theo quy hoạch trong nội bộ tỉnh; di vén dân tại chỗ lên khu vực cao hơn (hình thức này chiếm gần 50% số hộ phải di chuyển)
Trang 27Sau khi di chuyển và TĐC thực trạng đời sống của đồng bào đa số còn gặp nhiều khó khăn Phần lớn hộ dân được di vén tại chỗ sống co cụm tạo ra nhiều chòm xóm rải rác dọc 2 bên ven hồ (khoảng 140 điểm), nhiều điểm mật độ dân quá đông, thiếu đất bằng để ở, không có đất sản xuất, địa hình chia cắt, độ dốc lớn đã làm hàng ngàn hộ dân lâm vào cảnh cực kỳ khó khăn, thu nhập đầu người năm 1990
- 1991 bình quân 70 kg lương thực/người, nạn đói diễn ra triền miên trên diện rộng, vấn đề nước sinh hoạt, phương hướng sản xuất cho dân ven hồ đặt ra hết sức nóng bỏng, do đói nghèo nên nạn phá rừng làm nương rẫy rất gay gắt và ngày càng phức tạp trực tiếp đe dọa an toàn của hồ thủy điện [1]
Trước tình hình đó, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức điều tra cơ bản hiện trạng dân sinh vùng chuyển dân sông Đà và từ đó xác định nhiệm vụ cấp bách là giải quyết những vấn đề tồn động sau khi chuyển dân, tiếp tục hình thành và củng cố các điểm dân cư Sau khi đã di chuyển, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân nhất là các xã ven hồ
Những bài học rút ra từ công tác tổ chức và thực hiện di dân, tái định cư thủy điện Hòa Bình là:
- Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về công tác di dân, TĐC đối với quần chúng nhân dân để người dân tự giác chấp hành chủ trương của Đảng
và Nhà nước
- Chính sách đền bù, bồi thường thiệt hại cho dân phải hợp lý, dân chủ và công bằng, tránh nhiều tầng nấc trung gian, thủ tục phiền hà, ở công trình này việc xây dựng và duyệt chế độ đền bù cho dân không nhất quán, đơn giá rất thấp, thực hiện kéo dài nhiều đợt, thay đổi nhiều lần, giảm lòng tin đối với người dân
- Quá trình di dân, TĐC phải gắn liền với quá trình tổ chức lại sản xuất để nơi dân đến có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ Muốn vậy công tác quy hoạch phải đi trước và điều tra kỹ lưỡng, quy hoạch hoàn chỉnh về phương hướng sản xuất, xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng
- Quy hoạch địa bàn đón dân phải tính đến việc phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào Ngoài việc đảm bảo điều kiện sinh hoạt và sản xuất của dân
Trang 28phải xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo ổn định đời sống lâu dài của người dân
Tóm lại, từ thực tiễn di dân, TĐC công trình thủy điện Hòa Bình cho thấy di dân và quy hoạch phát triển, tổ chức lại sản xuất phải tiến hành đồng bộ, bảo đảm chính sách thỏa đáng, kịp thời trong đền bù, di dân và tái tạo sản xuất thì người dân TĐC mới sớm ổn định cuộc sống và phát triển tốt hơn nơi ở cũ
1.3 Tình hình nghiên cứu tại khu TĐC do thủy điện A Lưới
Ngày 27 tháng 01 năm 2013, Nhóm tư vấn đánh giá tác động môi trường và xã hội (Working Group on Social and Environmental Impact Assessments, được viết tắt là SEIA) gồm 11 thành viên đã thực hiện chuyến thực địa tiền đánh giá ở huyện
A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Mục tiêu của nhóm là nghiên cứu sơ bộ các vấn đề
về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường dưới tác động của thủy điện A Lưới ở một số vùng được chọn lựa của huyện, làm cơ sở cho việc thiết lập chương trình nghiên cứu dài hạn trong năm 2013 [5]
Ngoài những tác động tích cực về kinh tế mà thủy điện A Lưới mang lại cho đất nước thì những tác động về mặt môi trường và xã hội đối với đời sống người dân địa phương là không nhỏ Thủy điện A Lưới, theo báo cáo của huyện, có ảnh hưởng trên 1.890 ha thuộc phạm vi 7 xã trên toàn huyện với 1.381 hộ dân Về đời sống người dân địa phương, hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, 205 hộ bị thu hồi đất hoàn toàn, trong đó 106 hộ được đưa về tái định cư ở thôn Cân Tôm, còn 99 hộ
tự tìm nơi ở mới
Thứ nhất, Dự án Thủy điện A lưới có vấn đề từ khía cạnh thể chế và quy hoạch, triển khai quy hoạch và sự tham gia của các bên liên quan trong việc thông tin và đáp ứng các nhu cầu thực tiễn xảy ra Cụ thể, việc quy hoạch đất sản xuất lúa
2 vụ cho người dân nằm trên vùng đất bồi cuội sỏi với diện tích gần hơn 5 ha Tầng đất mặt chỉ chưa đến 5 cm và đầy cuội sỏi lớn Không hiểu người dân sẽ bằng cách nào để cấy lúa 2 vụ Thậm chí cây sim mua cũng khó sống nổi trên vùng đất khô cằn và sỏi đá này Nhiều người dân đã được nhận đất ở đây để làm lúa nhưng không thể cải tạo nổi nên đành để đất trống cho cỏ dại mọc và các công trình thủy lợi cũng
Trang 29đành bỏ hoang Thêm vào đó, mặt bằng bàn giao cho người dân để làm đất ở và canh tác không được san lấp đúng quy định Khu vực tái định cư chỉ được san lấp cho khu vực làm nền nhà ở khoảng 150m2/1000m2 đất ở và vườn Các khu đồi nham nhở cùng với các hố sâu không được san lấp gây khó khăn cho bà con trong việc phát triển vườn nhà Đó chưa kể đến sự nguy hiểm cho các em nhỏ vào mùa mưa khi có rất nhiều các hố sâu đầy nước khi các em đi chơi ở vườn nhà và cha mẹ các phải đi làm nương rẫy xa
Thứ hai là dự án này chưa đủ điều kiện để tham chiếu đến Chủ trương của Nhà nước là đảm bảo cuộc sống của người dân TĐC tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ Việc đào tạo và tạo việc làm cho bà con là một trong những vấn đề nan giải Diện tích đất vườn thì có nhưng công tác khuyến nông và phát triển sinh kế chưa được đầu tư nhiều trong khi đất thì xấu có nhiều đá lẫn và đã bị thoái hóa Nhiều người dân không có việc làm và thiếu đất sản xuất đã tìm cách quay trở về quê cũ để tiếp tục canh tác trên vùng đất bán ngập nước hoặc tìm cách phá rừng làm nương rẫy để có
kế sinh nhai
Vấn đề thứ ba là thiếu sự kết nối giữa tái định cư, dân tộc và phát triển Đây chính là cơ sở ban đầu mà nhóm SEIA xem xét để đánh giá các tác động trong khung thời gian dài hạn và các nguyên tắc phát triển bền vững
Trang 30CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Luận văn được thực hiện tại thôn Cân Tôm 2, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Đây là địa điểm được chọn để xây dựng khu TĐC cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thủy điện A Lưới Người dân ở khu TĐC Cân Tôm 2 được cho là chịu ảnh hưởng nhiều nhất của việc xây dựng thủy điện A Lưới
và sinh kế người dân phụ thuộc nhiều vào TNR
2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý và địa hình
Thôn Cân Tôm 2 thuộc xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
có những đặc điểm tự nhiên – xã hội tương tự xã Hồng Thượng Thôn Cân Tôm 2 nằm về phía Bắc của xã Hồng Thượng Toạ độ địa lý của xã Hồng Thượng được xác định ở 16 độ 29’32 vĩ Bắc, 107 độ - 107 độ 30’33 kinh Đông Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Sơn Thuỷ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Phía Nam giáp xã Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;
- Phía Đông giáp xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Hồng Thượng nằm tiếp giáp với 3 xã: Sơn Thuỷ, Hương Phong, Phú Vinh, có đường Quốc lộ Hồ Chí Minh đi qua, điểm đầu đường Quốc lộ 49B A Lưới đi Huế, gần chợ Bốt Đỏ thuộc xã Phú Vinh, phía Tây địa bàn của xã có lòng hồ thuỷ điện A Lưới và rừng tự nhiên, do đó rất thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với bên ngoài, nhất là tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua và điểm đầu đường Quốc lộ 49B A Lưới đi Huế
Trang 31Hình vẽ 2.1: Sơ đồ xã Hồng Thượng Nhìn chung, địa hình xã bị chia cắt bởi các đồi núi và sông, suối tạo nên các
gò đồi tương đối màu mỡ có độ dốc thoai thoải thuận lợi cho canh tác cây nông nghiệp, địa hình này cũng thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện và nước tự chảy, đất bằng chủ yếu khu vực phía Đông địa bàn theo dọc đường Hồ Chí Minh và nơi đây cũng là nơi dân cư sinh sống tập trung nhất Diện tích tự nhiên 4.030,9 ha, chiếm 3,26% diện tích tự nhiên của huyện Địa bàn xã hiện có 7 thôn và đang chuẩn
bị thành lập 2 thôn mới (A Đên và Thượng Thái Sơn) thuộc khu TĐC Dự án thuỷ điện A Lưới Trong đó: có 8 thôn nông nghiệp gồm: Kỳ Ré, Hợp Thượng, Cân Sâm, Cân Tôm, Cân Te, A Sáp và 2 thôn chuẩn bị thành lập (A Đên và Thượng Thái Sơn) Khu TĐC Cân Tôm 2 có địa hình đồi núi với độ dốc tương đối lớn hơn so với các khu vực khác trong xã Đất bị rửa trôi, bạc màu và nhiều đá sỏi nên gây nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp của người dân
* Khí hậu
Thôn Cân Tôm 2 có đặc điểm khí hậu tương tự như xã Hồng Thượng nên có khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có mùa Đông tương đối lạnh của miền Bắc Với 2 mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
Trang 32Nhiệt độ trung bình năm của xã là 21,50C Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ xấp xỉ 190C; tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất là 17,20C; tháng 6,7 có nhiệt độ cao nhất là 250C
Lượng mưa bình quân hàng năm của xã Hồng Thượng là 3.242 mm, số ngày mưa trong năm là 218 ngày Đặc trưng ở đây là khí hậu có tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Đông và Tây Trường Sơn nên mùa mưa thường đến sớm và kết thúc muộn Độ ẩm tương đối cao, trung bình năm là 87% Tháng có độ ẩm cao nhất là các tháng 10,11,12 với chỉ số 92% và tháng có độ ẩm nhỏ nhất là tháng 7 với 79%
có đường dẫn nước hoàn chỉnh mà người dân thường sử dụng các vật dụng thô sơ
và sức người để lấy nước và đi bộ khá xa Bên cạnh đó trên địa bàn xã còn có các
hồ nước lớn là: A Râng, A Co, Căn Cưng
* Hiện trạng sử dụng đất tại xã Hồng Thượng và thôn Cân Tôm 2
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2013 thì tổng diện tích tự nhiên của xã Hồng Thượng là: 4.028,75 ha Trong đó đất nông nghiệp và lâm nghiệp có 3.132,09 ha chiếm 77,52% [16] Cơ cấu đất nông nghiệp phân chia theo bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Hồng Thượng
(HA)
CƠ CẤU (%)
Trang 331.2 Đất trồng cây lâu năm 266,67 4,57
“Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Hồng Thượng, 2013”
Với cơ cấu phân chia đất như trên có thể nhận thấy rằng: người dân xã Hồng Thượng có sinh kế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp Cụ thể, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8,67% với khoảng 349,59 ha Trong đó, đất trồng cây hàng năm có 82,92 ha chuyên trồng lúa và các loại cây ngắn ngày (như khoai, lạc, sắn đậu, rau màu…) Diện tích đất trồng lúa chiếm 0,86% và đất trồng cây hàng năm chiếm 1,19% Đất trồng cây lâu năm với các loại cây ăn quả (xoài, mít, na, chuối…) và cây công nghiệp (cà phê) cũng chiếm một diện tích tương đối lớn là 266,67 ha
Đối với đất lâm nghiệp, toàn xã có 2.768,40 ha chiếm đến 68,71% tổng diện tích đất của xã Diện tích lớn như vây đã giúp người dân phát triển các loại cây lâm nghiệp như tràm, keo lai, bạch đàn Người dân sống ở xã chủ yếu là dân tộc Pa Cô,
Tà Ôi… và sinh kế của họ gắn liền với khai thác các loại lâm sản như củi, rau rừng, các cây thuốc, gỗ, lá nón… Vì vậy, diện tích đất rừng đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân và cũng như môi trường ở khu vực này
Cơ cấu sử dụng đất tại thôn Cân Tôm 2 được phân chia như sau: Tổng diện tích đất tự nhiên là 209,9 ha Trong đó: diện tích đất ở là 40,3 ha; diện tích đất nông nghiệp là 35,3 ha; diện tích đất lâm nghiệp là 85,2 ha còn lại là diện tích sông suối,
ao hồ và đất khác là 49,1 ha
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
Các đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Hồng Thượng Theo thống kê năm 2013, toàn xã có tổng số hộ: 500 hộ với 2.613 khẩu Lao động trong độ tuổi khoảng 1.176 người, chiếm 45,00%
Trang 34Hồng Thượng là một xã có nhiều thành phần dân tộc sinh sống Người dân tộc Paco chiếm 77,29% tổng số dân toàn xã, người Kinh chiếm 18,22%, còn lại là người thuộc các dân tộc: Cà Tu, Vân Kiều, Tà Ôi, PaHi và Tày
Người dân xã Hồng Thượng nói chung và người dân khu TĐC Cân Tôm 2 nói riêng đều dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Bên cạnh đó, người dân còn trồng các loại cây công nghiệp và cây lâm nghiệp (tràm, bạch đàn ) để tăng thu nhập của hộ gia đình Chăn nuôi phát triển còn manh mún, nhỏ lẻ
Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại xã chưa được đầu tư và phát triển, đặc biệt là khôi phục ngành nghề truyền thống như đan lát, dệt zèng Nguyên nhân
do mẫu mã chưa đủ thuyết phục, hoặc một số sản phẩm làm ra không đảm bảo chất lượng do tay nghề chưa được nâng cao Đồng thời sản phẩm làm ra chủ yếu để tự cung tự cấp, chưa có thị trường tiêu thụ nên thu hút rất ít lao động tham gia Vì thế hiệu quả kinh tế không cao thậm chí rất thấp so với loại hình kinh doanh khác Chính vì vậy, hầu hết đồng bào các dân tộc đều sử dụng hàng hóa từ dưới đồng bằng lên, hàng hóa truyền thống của dân tộc ngày càng mai một dần làm mất đi giá trị văn hóa hóa của dân tộc mình, không những thế lao động nông thôn còn thất nghiệp vì chưa tận dụng được các ngành nghề truyền thống của dân tộc
2.1.1.3 Hiện trạng TĐC tại thôn Cân Tôm 2
Công trình thủy điện A Lưới trên sông A Sáp nằm trong địa phận huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 70 km theo Quốc lộ 49
về hướng Tây, cách cửa khẩu Lao Bảo 90 km về phía Nam theo đường Truờng Sơn (Quốc lộ 14) Dự án có tổng mức đầu tư 2.757,59 tỷ đồng (theo Dự án Đầu tư xây dựng công trình – 03/2006) do Công ty Cổ Phần Thủy Điện Miền Trung thực hiện Với tổng diện tích thực hiện trên 1.221 ha, trong đó: khu vực lòng hồ chiếm 718,01 ha; khu vực nhà máy chiếm 5,2 ha; khu vực kênh và của nhận nước chiếm 21,67 ha
và khu tái định canh – định cư chiếm 471,54 ha
Sau khi công trình thủy điện A Lưới được khởi công xây dựng từ năm 2007 tại
xã Hồng Thượng, các hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời đến nơi ở mới để ổn định đời sống Khu tái định cư Cân Tôm 2 được xây dựng và người dân đến định cư vào năm
Trang 352010 Tổng số hộ hiện nay tại khu tái định cư là 146 hộ với 540 nhân khẩu Tuy các
hộ dân đã vào khu TĐC đã được hơn 3 năm nhưng cuộc sống vẫn chưa ổn định tại nơi ở mới
Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống của người dân được Công ty Thủy điện Miền Trung xây dựng đầy đủ như: đường giao thông đều được bê tông hóa, mạng lưới điện thắp sáng cho tất cả các hộ dân, trường học, trạm y tế, hệ thống thủy lợi cũng được xây dựng hoàn chỉnh Tuy nhiên, khi bàn giao cho người dân đưa vào sử dụng thì có nhiều vấn đề nảy sinh Hệ thống đường giao thông nứt nẻ và xuống cấp, kênh mương thủy lợi bị hư hỏng không dẫn nước để người dân sử dụng Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên, y bác sĩ không có nên trường học và trạm y tế gần như là bỏ không Nhà ở của các hộ gia đình bắt đầu nứt nẻ, bị thấm nước khi trời mưa
Nước sinh hoạt cơ bản được đưa về đến tận hộ gia đình nhưng hệ thống nước còn chập chờn và có chỗ xuống cấp, hiện tại người dân đang không có nước sạch để sinh hoạt Các hộ phải đi bộ mất 5 – 10 cây số mới đi lấy được nước uống ở các khe xung quanh
Nhân dân trong thôn khác biệt về dân tộc, ngôn ngữ cũng như tôn giáo giữa các dân tộc: Pa Cô, Tà Ôi, Ka Tu, Kinh, Tày Tình hình cố kết dân tộc có nhiều bất cập, an ninh trật tự tại khu TĐC phức tạp và khó quản lý
Nhân dân thôn Cân Tôm 2 ở khu TĐC chủ yếu làm Nông nghiệp, tỷ lệ nông nghiệp chiếm khoảng 98%, còn lại làm kinh doanh nhỏ lẻ chủ yếu phục vụ nhân dân trong thôn Từ khi chuyển về khu TĐC thì tình hình sản xuất của đa số hộ dân hết sức khó khăn, nhân dân có đất sản xuất nhưng đất xấu, không có chất dinh dưỡng Đất nông nghiệp cũng đã được phân chia nhưng đưa vào sử dụng không có hiệu quả cao vì một số lý do sau:
- Mặt bằng diện tích đất trồng lúa nước và đất vườn của các hộ TĐC không được san lấp đúng quy cách có nhiều hố sâu nên khó khăn trong hoạt động canh tác của người dân Đa số đất tại thôn Cân Tôm 2 đều là đất đồi có nhiều đá sỏi, bạc màu nên cây trồng khó phát triển và cho năng suất rất thấp
Trang 36- Hệ thống thủy lợi bị hư hỏng nặng dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp
- Dịch bệnh xảy ra liên tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm của bà con tại khu TĐC Cân Tôm 2
- Người dân thiếu vốn và thiếu kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nên khó thích nghi với điều kiện thay đổi tại nơi ở mới (khu TĐC)
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng hầu hết các hộ dân TĐC khó khăn về đất sản xuất (thiếu đất, đất xấu…) và để khắc phục tình trạng này, người dân đã tự động vào rừng chặt phá, đốt rừng để lấy đất sản xuất Vị trí người dân chặt phá rừng làm nương rẫy được xác định là trái phép Bên cạnh đó, họ còn khai thác các loại lâm sản từ rừng để phục vụ cho đời sống của gia đình hoặc bán lấy tiền tạo thu nhập thêm cho gia đình Trước tình trạng này, chính quyền địa phương phải phối hợp với các ban ngành liên quan để có biện pháp giúp cải thiện đời sống của người dân một cách hiệu quả, bền vững và đi kèm với các biện pháp bảo vệ rừng lâu dài
2.1.2 Thời gian nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2014
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp luận
Đề tài sẽ dựa phương pháp tiếp cận hệ thống để phân tích tác động của việc xây dựng thủy điện đến đời sống của người dân khu tái định cư và tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu Xem xét sự thay đổi đời sống của người dân tại khu TĐC so với nơi ở cũ (thông qua đánh giá của người dân, cán bộ xã, cán bộ thôn về điều kiện cơ sở vật chất, sinh kế của người dân)
Đề tài nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình TĐC của các
hộ gia đình bị tác động bởi thủy điện A Lưới Xem xét những khó khăn đó ảnh hưởng như thế nào đến TNR, mức độ quan trọng của TNR đối với đời sống của người dân TĐC Tìm hiểu những sản phẩm người dân khai thác từ rừng Từ những
Trang 37phân tích và nghiên cứu trên để đưa ra giải pháp nhằm khắc phục đời sống của người dân và có hướng quản lý, bảo vệ TNR một cách hợp lý và bền vững
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1 Thu thập tài liệu thứ cấp
Các tài liệu được thu thập theo phương pháp kế thừa có chọn lọc trong vòng từ
3 – 5 năm (từ năm 2010 – 2014) Bao gồm các nội dung sau:
- Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
- Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội của xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Các tài liệu/báo cáo về tình hình TĐC của người dân Cân Tôm 2 do thủy điện A Lưới (về xây dựng cơ sở vật chất, công tác đền bù, sản xuất nông nghiệp, đời sống tinh thần của người dân…)
- Danh sách hộ dân khu tái định cư (bao gồm cả danh sách hộ nghèo của thôn)
- Đề án xây dựng Nông thôn mới của xã Hồng Thượng
- Chính sách giao đất giao rừng/ cho thuê đất của xã
- Tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa phương (chủ yếu là đất rừng sản xuất và đất rừng tự nhiên)
- Diễn biến diện tích đất rừng qua các năm (3 - 5 năm)
- Cơ chế phối hợp giữa địa phương và các tổ chức liên quan trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
Các cơ quan xin tài liệu trên:
- UBND xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới
- Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.2.2 Thu thập tài liệu sơ cấp
Luận văn thông qua các công cụ của PRA để thu thập thông tin liên quan đến
sự thay đổi sinh kế của người dân trước và sau khi TĐC (chủ yếu là thảo luận nhóm
Trang 38và phỏng vấn hộ gia đình) Ngoài ra, các công cụ này còn giúp xác định được sự phụ thuộc và tác động của cộng đồng người dân thôn Cân Tôm 2 đến TNR nơi đây Dưới đây là một số công cụ đã sử dụng trong luận văn:
a Quan sát thực địa:
Trong quá trình thu thập thông tin sơ cấp, đề tài đã tiến hành quan sát khu vực nghiên cứu (thôn Cân Tôm 2) để có cái nhìn tổng quan về đời sống, cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống, hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ TĐC Khi quan sát tại khu TĐC Cân Tôm 2 đã được anh Bí thư thôn dẫn đường và được giải thích những vấn đề ở trong thôn như: cơ sở hạ tầng (điện, đường giao thông, trường học, trạm y
tế, thủy lợi, nhà văn hóa, nhà ở…) có đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân hay không? Hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) được thực hiện như thế nào và có những khó khăn gì? Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân tại khu TĐC
b Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm trong nghiên cứu này được thực hiện như sau: Chọn khoảng
25 - 30 người dân trong thôn TĐC (bao gồm cả nam giới và phụ nữ) để mời tham gia thảo luận nhóm Trước khi lựa chọn người dân mời cho thảo luận nhóm, tôi có gặp trưởng thôn và bí thư thôn TĐC để nắm qua tình hình của người dân và đưa ra một số tiêu chí để lựa chọn thành phần tham gia (người dân khu TĐC, có tham gia các hoạt động khai thác TNR, có trình độ học vấn đủ các cấp, khoảng 30 – 50% là nữ…) và nhờ cán bộ thôn chọn giúp những hộ phù hợp Sau khi xác định được danh sách cần mời, tôi đã nhờ anh bí thư thôn mời người dân đến họp với thời gian và địa điểm cụ thể
* Nội dung cuộc thảo luận như sau:
- Thực trạng đền bù và hỗ trợ của chính quyền địa phương và các bên liên quan cho các hộ gia đình
- Tình hình đời sống của bà con nông dân tại nơi ở mới có tốt hơn chổ cũ không? (Cơ sở hạ tầng phục vụ người dân)
Trang 39- Tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân tại nơi ở mới có những thuận lợi và khó khăn gì?
- Xác định sự thay đổi sinh kế của người dân trước và sau khi chuyển đến khu TĐC Cân Tôm 2? Xác định nguồn nào là sinh kế chính của cộng đồng trước và sau khi TĐC?
- Các chủ trương, chính sách của địa phương và các tổ chức giúp đỡ, hỗ trợ cho người dân Hiệu quả của các hỗ trợ đó
- Xác định các sản phẩm khai thác từ rừng (Thời gian khai thác, đối tượng khai thác, cách thức khai thác…) của người dân khi chuyển đến khu TĐC thôn Cân Tôm 2
- Hoạt động sử dụng đất lâm nghiệp, đốt rừng làm nương rẫy của người dân
- Những hoạt động liên quan đến tài nguyên rừng của người dân có hợp pháp hay không? Nếu bất hợp pháp vì sao người dân vẫn thực hiện?
- Tìm hiểu các biện pháp người dân đang và sẽ áp dụng để cải thiện sinh kế và hướng bảo về TNR của cộng đồng
* Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện:
- Khó khăn:
+ Người dân tộc có trình độ học vấn còn thấp nên khi đưa ra câu hỏi người dân trả lời lan man hoặc lạc chủ đề nên thường phải nhắc lại nhiều lần và giải thích cặn kẽ cho người dân hiểu rõ trọng tâm của câu hỏi
+ Người dân tại khu TĐC chủ yếu là dân tộc thiểu số có giọng nói khó nghe + Ban đầu người dân còn e dè trong việc cung cấp thông tin liên quan đến khai thác TNR
- Thuận lợi:
+ Sau một thời gian tiếp xúc thì người dân bắt đầu cởi mở và nhiệt tình cung cấp thông tin
+ Những thông tin của các câu hỏi được người dân tham gia thảo luận để đưa
ra câu trả lời chính xác nhất (kiểm tra được độ tin cậy của thông tin)
Trang 40c Phỏng vấn:
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, phỏng vấn sâu và phỏng vấn bán cấu trức được sử dụng để thu thấp các thông tin chính từ các cán bộ của huyện, xã, người có vai trò trong thôn, bản nhằm mục đích thu thập các thông tin chuyên sâu
về tình hình đời sống người dân của địa phương, những thuận lợi và khó khăn mà người dân gặp phải Khả năng tiếp cận các nguồn lực và tài nguyên Đây là những thông tin định tính quan trọng phục vụ cho nghiên cứu
+ Cán bộ UBND xã: phỏng vấn cán bộ phụ trách đất đai và tài nguyên của xã Các thông tin thu thấp bao gồm: Tình hình sử dụng đất đai tại địa phương và khu TĐC; Thực trạng đền bù đất đai cho người dân tại khu TĐC; Các chủ trương chính sách của địa phương trong việc quản lý và bảo vệ TNR; Các biện pháp ngăn ngừa
và xử phạt những trường hợp vi phạm trong quản lý và sử dụng TNR; Cách thức phối hợp giữa các cấp các ngành trong việc kiểm tra và bảo vệ TNR
+ Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện: Các chính sách về đền bù
và hỗ trợ tái định cư tại thôn Cân Tôm 2; Tình hình đời sống của bà con nông dân khi chuyển đến nơi ở mới; Các chủ trương, chính sách hỗ trợ cho người dân ổn định đời sống và phát triển sản xuất nông nghiệp; Thực trạng TNR tại địa phương (diện tích, đa dạng sinh học); Tình hình khai thác tài nguyên rừng của người dân; Biện pháp giúp cải thiện đời sống cho người dân và bảo vệ TNR địa phương
+ Cán bộ Trạm Kiểm lâm huyện A lưới: Diện tích rừng (rừng tự nhiên và rừng sản xuất) của huyện; Tình hình khai thác trái phép TNR của người dân tại địa phương; Thống kê các vụ phá rừng, đốt rừng lấy đất sản xuất; Cách thức xử lý các trường hợp vi phạm; Cách thức phối hợp giữa các cấp các ngành trong việc kiểm tra