dưới bảng 3.3 (có sự phân chia cho các tổ chức và đơn vị quản lý):
Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích rừng phân theo chủ quản lý
Đơn vị: ha
Loại đất, loại
rừng Tổng DT
Phân theo chủ quản lý
BQL rừng phòng hộ Doanh nghiệp NN Đơn vị vũ trang Hộ GĐ/ Nhóm hộ CĐ thôn bản UBND (Chưa giao) 1. Đất có rừng 99.402,03 35.356,06 13.733,09 2.203,30 18.324,87 6.321,5 23.463,22 1.1 Rừng tự nhiên 84.278,63 34.540,82 13.109,7 1.357 6.919,5 6.321,5 22.030,11 Rừng gỗ 84.278,63 34.540,82 13.109,7 1.357 6.919,5 6.321,5 22.030,11 Rừng tre nứa 1.2 Rừng trồng 13.960,50 815,24 623,39 846,30 10.242,47 1.433,11 RT có trữ lượng 11.213,86 807,11 358,58 846,30 7.768,77 1.433,11 RT chưa có trữ lượng 2.746,64 8,13 264,81 2.473,70 1.3 RT cây CN và đặc sản 1.162,90 1.162,90 RT cây cao su 1.162,90 1.162,90 RT cây đặc sản 2. Đất trống, đồi núi không rừng 3.811,02 1.188,90 1.453,21 1.168,91 Nương rẫy 336,04 366,04
Không có cây tái sinh (Ia, Ib)
1.595,46 56,40 55,20 1.483,86
Có cây gỗ tái sinh rãi rác
1.849,52 132,50 1.398,01 319,01
Diện tích rừng của huyện A Lưới được quản lý bởi các đơn vị, tổ chức như: Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện A Lưới, các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị vũ trang, nhóm/hộ gia đình, cộng đồng thôn bản và UBND xã… Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn huyện phụ trách việc kiểm tra, quản lý chung các diện tích đất có rừng. Trong công tác quản lý rừng tại địa phương, các tổ chức, đơn vị này vẫn chưa có cơ chế cụ thể, rõ ràng để phối hợp với nhau. Việc tuần tra và xử lý các vụ vi phạm còn nhiều bất cập. Lực lượng nhân viên của các đơn vị còn quá mỏng nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn khi diện tích rừng lớn như vậy.
Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới quản lý phần lớn diện tích trên địa bàn huyện. Ngoài ra, một số doanh nghiệp nhà nước, các nhóm/ hộ gia đình, cộng đồng thôn bản cũng được giao rừng để bảo vệ và sản xuất. Một số diện tích rừng do UBND xã quản lý đang được xây dựng đề án để giao lại cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân.
Theo số liệu thống kê, xã Hồng Thượng có diện tích rừng vào năm 2013 là 2.263,69 ha. Trong đó có 340,02 ha là rừng tự nhiên, rừng trồng chiếm gần 400 ha. Đất trống, đồi núi chưa sử dụng cho quy hoạch lâm nghiệp là 209,20 ha. Với độ che phủ của rừng là 62,67%.
Trong những năm qua, các khu vực rừng tự nhiên vẫn đang trong tình trạng bị xâm hại mạnh mẽ do phần lớn người dân sống gần rừng, ven rừng đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất, nhiều nơi, cuộc sống của người dân hầu như phụ thuộc vào rừng, cùng với việc xây dựng mới, mở rộng các tuyến đường giao thông các công trình thủy điện nên đã tạo thêm nhiều tuyến đường tiếp cận vào các khu rừng tự nhiên để những người phá rừng tiếp tục xâm hại. Sự biến động diện tích các loại đất rừng được thể hiện thông qua bảng 3.4 dưới đây:
Bảng 3.4: Nguyên nhân diện tích rừng thay đổi
Đơn vị: ha Loại đất, loại rừng
DT thay đổi Trồng mới Khai thác Cháy rừng Phá rừng Chuyển MĐSD
2012 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013
1.1 Rừng tự nhiên -41,04 -17,72 -41,04 -15,72 -2,00 Rừng gỗ -41,04 -17,72 -41,04 -15,72 -2,00 Rừng tre nứa 1.2 Rừng trồng 51,22 95,79 705,09 1.509,38 -653,38 -1.413,34 -0,49 -0,26 RT có trữ lượng -653,87 -1.413,60 -653,38 -1.413,34 -0,49 -0,26 RT chưa có trữ lượng 705,09 1.509,38 705,09 1.509,38 2. Đất trống, đồi núi không rừng -10,18 -80,07 -705,09 -1.509,38 653,38 1.413,34 0,49 0,26 41,04 15.72 Nương rẫy 41,04 41,04 15,72
Không có cây tái sinh (Ia, Ib)
-51,22 -80,07 -705,09 -1.509,38 653,38 1.413,34 0,49 0,26
“Nguồn:Hạt Kiểm lâm A Lưới, 2013”
Năm 2013 công tác quản lý bảo vệ rừng đã có những tiến bộ, song tình trạng xâm hại rừng, nhất là rừng tự nhiên vẫn còn xảy ra. Tại một số địa phương tình hình xâm hại rừng diễn ra phức tạp, nhất là tại các khu vực rừng của Hồng Hạ, Hương Nguyên, Hương Phong, A Đớt, Hồng Thượng, A Roàng. Các khu vực rừng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, những khu vực rừng có địa hình hiểm trở, hẻo lánh. Đặc biệt, tình trạng phá rừng làm nương rẫy diễn ra phức tạp tại một số xã trên địa bàn toàn huyện. Tình trạng vi phạm pháp luật lâm nghiệp vẫn diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi.
Điều đó cho thấy thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng trong năm qua vẫn còn một số hạn chế, đòi hỏi tất cả các bên liên quan cần nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong thời gian tới để công tác này thực sự có hiệu quả.
Đối với tình trạng phá rừng làm nương rẫy, trong năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 vẫn còn xảy ra, mặc dù các cơ quan chức năng và các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương đã thực hiện cách biện pháp ngăn ngừa. Trong năm 2013, xảy ra 38 vụ phá rừng làm nương rẫy trái phép (giảm 82%), diện tích rừng bị phá 15,72 ha (giảm 62%) so với cùng kỳ năm 2012. Xử phạt vi phạm hành chính 12 trường hợp (diện tích 3,4788 ha) với số tiền phạt là 66.800.000 đồng. Tuy nhiên số
vụ không phát hiện ra chủ vi phạm vẫn còn cao tập trung tại khu vực tiếp giáp với thôn Cân Tôm 2 xã Hồng Thượng.
Khó khăn trong công tác này đó là: chế tài xử lý vi phạm đối với các đối tượng vi phạm tuy đã được thực hiện, nhưng tính răn đe không cao do hình phạt không được thực thi. Ngoài ra, đối với những vụ đủ điều kiện để khởi tố vụ án thì công tác truy tìm thủ phạm gặp nhiều khó khăn.
Đối tượng trực tiếp phá rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc hộ nghèo, thiếu đất sản xuất, đời sống gặp nhiều khó khăn; ngoại trừ một số người dân tuy đã có đất sản xuất nhưng vẫn tiếp tục phá rừng, lấn chiếm đất để canh tác; đời sống của người dân sống gần rừng còn nhiều khó khăn. Một số mới tách hộ nên thiếu đất sản xuất, dẫn đến lấn chiếm đất rừng.
Việc lấn chiếm rừng thường diễn ra ở những vùng rừng xa dân cư, mỗi lúc lấn chiếm một ít nên khó phát hiện kịp thời.
Việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng thời gian qua do một số nguyên nhân cơ bản như: việc thi công công trình thủy điện A Lưới và các công trình cơ sở hạ tầng khác làm thu hẹp đất sản xuất của người dân. Một số đối tượng phá rừng dành đất canh tác để được đền bù hoặc trồng rừng kinh tế.
Tình trạng cháy rừng vào mùa khô hạn cũng làm cho diện tích rừng bị suy giảm. Nhưng chủ yếu rừng bị cháy là rừng trồng và có thể khôi phục được. Bên cạnh đó, hoạt động trồng rừng và khai thác rừng trồng khi đến tuổi thu hoạch cũng làm ảnh hưởng đến sự thay đổi diện tích rừng của địa phương nhưng không đáng kể do được trồng mới sau khi khai thác xong.
3.2 Các chủ trương, chính sách liên quan đến TNR và người dân khu TĐC Trước những tác động của việc xây dựng thủy điện A Lưới đến đời sống của