Sau khi đất đai bị thu hồi do thủy điện A Lưới, các hộ gia đình chuyển về khu TĐC Cân Tôm 2 đã được đền bù đất đai với phương thức “đất đổi đất, nhà đổi nhà”. Những diện tích đất thuộc sở hữu của người dân có giấy tờ hợp lệ hoặc chứng minh được đất đó thuộc quyền sở hữu của họ được cấp đất với diện tích tương đương với diện tích đất bị thu hồi. Nhà ở cũ của họ được tháo dỡ lấy vật liệu để sử dụng. Mỗi hộ gia đình được cấp một nhà ở tại khu TĐC và bốc thăm để biết vị trí được cấp.
Các tài sản như: rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp… được đền bù bằng tiền mặt theo Quyết định số 11 và số 928 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, người dân phản ánh rằng: đơn giá của 2 quyết định trên
không đồng nhất và chênh lệch nhau khoảng 3 lần gây mất công bằng giữa các hộ gia đình.
Bên cạnh đó, một số diện tích đất vườn của người dân tự khai hoang trước đây để trồng rau màu, cây ăn quả, đất có được do đốt rừng làm nương rẫy không được đền bù do không có giấy tờ hợp lệ và khai hoang trái phép.
Khi nhận được số tiền lớn do việc đền bù trên, người dân đã sử dụng phục vụ cho nhu cầu của bản thân và gia đình. Nhưng nhìn chung, cách chi tiêu của họ chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả của khoản tiền được đền bù này là không cao. Cụ thể theo bảng 3.7 dưới đây:
Bảng 3.7: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ dân TĐC
Chỉ tiêu Hộ Nghèo (n= 33 ) Hộ Cận Nghèo (n=10) Hộ Trung Bình (n=7) Bình Quân Chung (n=50) SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) Số tiền được đền bù/hộ 79,42 100 86,10 100 112,71 100 85,42 100 Mua xe máy 9,15 11,52 10,06 11,68 12,60 11,18 9,81 11,48 Mua TV 0,56 0,76 0,30 0,35 0,81 0,72 0,54 0,63
Mua điện thoại 0,36 0,45 0,26 0,30 0,29 0.26 0,33 0,39
Mua đất 0,00 0 0,00 0 0,43 0.38 0,60 0,70
Kinh doanh, Dịch
vụ 2,22 2,90 0,36 0,42 1,23 1.09 1,71 2,00
Chia con cháu 13,09 16,48 15,88 18,44 11,21 9,95 13,38 15,66
Trả nợ 4,25 5,35 7,28 8,46 7,67 6,81 5,34 6,25 Chữa bệnh 2,83 3,56 2,87 3,33 2,04 1,81 2,73 3,20 Sửa/ làm nhà 6,74 8,49 12,57 14,60 23,01 20,42 10,18 11,92 Đồ gia dụng 1,17 1,47 1,39 1,61 2,49 2,21 1,40 1,64 Cho vay 7,62 9,59 6,98 8,11 5,56 4,93 7,23 8,46 Chăn nuôi 2,61 3,29 1,00 1,16 1,01 0,90 2,06 2,41 Trồng trọt 4,24 5,57 1,50 1,74 7,21 6,40 4,11 4,81 Giữ lại 28,22 35,53 21,73 24,89 25,25 22,40 26,51 31,03
“Nguồn: Tác giả nghiên cứu thực địa, 2014”. Số tiền dành cho việc mua xe máy của cả ba nhóm hộ chiếm tỷ lệ tương đối cao, trung bình khoảng 11,48% nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Hộ nghèo và hộ cận nghèo bỏ ra số tiền mua xe máy ít hơn so với hộ trung bình, nhưng
tỷ lệ % lại cao hơn so với hộ trung bình là do số tiền đền bù của hộ trung bình cao hơn nhiều so với 2 nhóm hộ còn lại. Trung bình hộ nghèo được đền bù 79,42 triệu/hộ. Hộ cận nghèo được đền bù 86,10 triệu và hộ trung bình là 112,71 triệu/hộ. Bên cạnh đó, các hộ chia cho việc sửa nhà hoặc làm nhà, chia cho con cháu, trả nợ và gửi tiết kiệm cũng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu chi tiêu khoản tiền đền bù này. Chia cho con cháu trung bình chiếm 15,66%. Trả nợ khoảng 6,25%; sửa lại nhà hoặc bỏ thêm tiền để làm nhà cùng với công ty Thủy điện Miền Trung chiếm khoảng 11,92% và khoản tiền giữ lại để gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc chi tiêu vào các việc khác chiếm 31,03%. Tuy chiếm tỷ lệ % khá lớn, song số tiền này chỉ khoảng 20 – 35 triệu đồng.
Việc mua sắm các vật dụng trong gia đình chiếm một phần nhỏ như: mua tivi chiếm 0,63%; mua điện thoại chiếm 0,39%; mua đồ gia dụng chiếm 1,64%. Số tiền phục vụ cho phát triển kinh tế hộ cũng rất ít. Thể hiện qua việc đầu tư cho trồng trọt chỉ chiếm 2,41% và chăn nuôi 4,81%. Sở dĩ, các khoản tiền đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi ít như vậy là do đất đai sản xuất ở đây cằn cỗi, nhiều đá nên sản xuất gặp nhiều khó khăn. Người dân chưa tìm ra cách để cải thiện chất lượng đất ở đây. Hầu hết, họ đều sử dụng các biện pháp thủ công nên hiệu quả đạt được không cao. Số tiền được sử dụng chủ yếu mua các loại giống cây rau màu, phân bón, cuốc xèng… Về chăn nuôi, họ mua giống gà, vịt, lợn, dê…nhưng quá trình chăn nuôi gặp khó khăn do thức ăn còn thiếu vì không trồng được rau khoai, sắn… Hoạt động chăn nuôi dê và trâu bò cũng gặp khó khăn vì không có đồng cỏ để chăn thả.
Ngoài ra, bà con còn đầu tư vào kinh doanh dịch vụ như mở cửa hàng tạp hóa, mua máy xay xát…Số tiền này chiếm trung bình khoảng 2,00%. Hộ nghèo có số tiền đầu tư cao nhất với 2,90% nhưng lợi ích thu lại rất ít, do đa số người dân ở đây có đời sống khó khăn nên nhu cầu về các loại dịch vụ thấp.
Qua bảng số liệu 3.7 về cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ dân có thể đưa ra kết luận như sau:
- Người dân chưa chú trọng đến việc đầu tư cho phát triển sinh kế của hộ gia đình do nguyên nhân khách quan (thiếu đất sản xuất, đất xấu, thiếu nước sản xuất) và nguyên nhân chủ quan (trình độ và nhận thức của người dân còn hạn chế).
- Tỷ lệ tiền chi cho sửa nhà, cho vay, mua xe máy, chia cho con cháu chiếm trên ½ tổng số tiền được đền bù và số tiền gửi tiết kiệm chiếm gần 1/3. Như vậy, việc phân bổ tiền đền bù của người dân là bất hợp lý. Với cách chi tiêu đó thì khoản tiền này sẽ nhanh chóng mất đi và không đạt được hiệu quả tối đa cho kinh tế của hộ gia đình.
Trước thực trạng trên, dể dàng nhận thấy: hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân không được phát triển, kèm theo sử dụng tiền đền bù bất hợp lý dẫn đến tình trạng người dân khai thác trái phép các loại tài nguyên rừng và sống dựa vào rừng là không tránh khỏi. Như vậy, TNR của địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cần có hướng giải quyết sớm cho vấn đề này.