1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ

21 2,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 321,5 KB

Nội dung

Nhìn chung trongcác năm gần đây, sản lượng của ngành nuôi trồng thủy sản gần như không biếnđộng mạnh hay mở rộng quy mô do khi nuôi trồng thì Chính phủ yêu cầu doanhnghiệp chú trọng đến

Trang 1

MỤC LỤC

I ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN MỸ 1

1.1 Ngành thủy sản Mỹ 1

1.2 Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường Mỹ 3

1.3 Xuất khẩu thủy sản của Hoa Kỳ 3

1.4 Nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ 5

II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG MỸ 7

2.1 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới 7

2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ 10

III ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 13

3.1 Đánh giá 13

3.1.1 Ưu điểm 13

3.1.2 Nhược điểm 13

3.2 Giải pháp 15

3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước 15

3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 16

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Bảng sản lượng nuôi trồng và sản xuất dự kiến của Mỹ 2005-2009 2

Bảng 1.2: Xuất khẩu thủy sản của Mỹ năm 2009- 2010 4

Bảng 1.3 Bảng cân đối xuất nhập khẩu thủy sản của Mỹ(tỷ USD) 6

Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2007-7th 2011 7

Bảng 2.2: Sản lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2007–7th 2011 8

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trường 9

giai đoạn 2007 -7th 2011 9

Bảng 2.4: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ từ 2007- 7th 2011 11

Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 6th 2010 12

Biểu đồ 1.1: Các nhà cung cấp thủy sản chính cho Mỹ năm 2010 5

Biểu đồ 1.2: Giá trị xuất nhập khẩu hàng thủy sản cho tiêu dùng của Mỹ giai đoạn từ 2000-2010 6

Biểu đồ 2.1: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ, 2004 – 9T/2010 10

Trang 3

I ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN MỸ

1.1 Ngành thủy sản Mỹ

Mỹ là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP)được ước tính cho năm 2010 là trên 14.660 tỷ USD (chiếm khoảng 23% tổng sảnlượng thế giới dựa trên GDP danh nghĩa, và gần 21% theo sức mua tương đương).Mức thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người năm 2009 của Mỹ là 46.442 USDđứng hạng 4 thế giới theo sức mua tương đương Kinh tế Hoa Kỳ có mức độ tăngtrưởng kinh tế vừa phải, tỉ lệ thất nghiệp thấp, trình độ khoa học kỹ thuật, côngnghệ, khả năng nghiên cứu và đầu tư vốn cao

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ gồm có 48 tiểu bang lục địa, tiểu bang Alaska giápThái Bình Dương và Bắc Băng Dương và Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái BìnhDương Ngoài ra, quốc gia này còn có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốchải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương Hệ thống sông Mississippi-Missouri là hệ thống sông dài thứ tư trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ theohướng chính là Bắc-Nam Với những đặc điểm tự nhiên này, Mỹ là một trongnhững quốc gia có nguồn lợi hải sản giàu có và phong phú bậc nhất thế giới Theođánh giá của Hoa Kỳ, trữ lượng có thể khai thác hàng năm là từ 6-7 triệu tấn hải sảnnhưng để bảo vệ và duy trì lâu dài nguồn lợi này, người ta chỉ hạn chế ở mức 4,5-5triệu tấn/ năm Xu thế chung của ngành thủy sản Mỹ hiện nay là giảm dần sản lượngkhai thác tự nhiên và tăng dần sản lượng nuôi trồng

Đặc điểm nổi bật của khai thác thủy sản Mỹ là họ đặc biệt đề cao vấn đề chấtlượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế Do đó, định hướng của họ là hạn chế khai tháccác đối tượng kém giá trị và tăng cường khai thác các đối tượng có nhu cầu và giátrị cao trên thị trường Các khu vực khai thác được phân định rõ ràng và quản lý rấtkhoa học, chặt chẽ dựa trên các luật lệ Nghề khai thác phát triển chủ yếu ở cácbang Alaska, Louisiana, Washington và California Các đối tượng khai thác chínhcủa ngành thủy sản Mỹ là cua biển, tôm, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá trích và một sốloài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ khác Tổng sản lượng khai thác thủy sản của Mỹ chiếmkhoảng 6% tổng sản lượng khai thác thủy sản toàn thế giới, đứng hàng thứ 5 sauTrung Quốc, Nhật Bản, Peru và Chile

Trang 4

Bắt đầu từ những năm 80, để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêudùng và bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản, ngành nuôi trồng thủy sản mới thực sựphát triển ở Mỹ và nhanh chóng trở thành là một lĩnh vực thương mại phát triểnmạnh Tính thương mại trong lĩnh vực này thể hiện rất rõ khi Hoa Kỳ chỉ nuôi trồngnhững loài quý có nhu cầu cao và sinh lời lớn Vì vậy, tuy sản lượng khá cao nhưnglại chỉ tập trung vào một số loài như cá nheo, cá hồi, cá rô phi và hàu.

Sản lượng nuôi trồng năm 1980 là 92 nghìn tấn trị giá 192 triệu USD Năm

2005 mức sản lượng tăng 376 nghìn tấn trị giá 1,117 tỷ USD Đến năm 2009, mứcsản lượng là 328 nghìn tấn tương đương giá trị là 1,166 tỷ USD Nhìn chung trongcác năm gần đây, sản lượng của ngành nuôi trồng thủy sản gần như không biếnđộng mạnh hay mở rộng quy mô do khi nuôi trồng thì Chính phủ yêu cầu doanhnghiệp chú trọng đến việc phải xử lý chất thải từ khu vực sản xuất thâm canh, sựphá hủy của các khu vực đầm lầy ven biển…

Bảng 1.1: Bảng sản lượng nuôi trồng và sản xuất dự kiến của Mỹ 2005-2009

Trang 5

Hàu 6219 10000 9500 14748 14536

Nguồn: Văn phòng khoa học và công nghệ Thủy sản Hoa Kỳ NOAA

Nhìn chung, ngành thủy sản của Mỹ phát triển khá mạnh cả về chất vàlượng Tuy nhiên, do mục tiêu kinh tế của ngành, chỉ có một số loại sản phẩm nhấtđịnh có giá trị kinh tế cao được khai thác và nuôi trồng Điều này cũng có nghĩa lànguồn cung của thị trường thủy sản Mỹ chỉ giới hạn trong một số sản phẩm quý, cógiá trị cao và vẫn còn những phân khúc thị trường sản phẩm ở mức giá trung bình

và rẻ rộng mở chào đón các doanh nghiệp nước ngoài

1.2 Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường Mỹ

Mặc dù tiêu thụ thủy sản tính trên đầu người của Mỹ vẫn ổn định ở mức 16pounds /năm trong vòng 10 năm trở lại đây, nhưng dự đoán sức tiêu thụ sẽ tăng

do sản phẩm thủy sản nuôi trồng ngày càng rẻ Năm 2010, người Mỹ chi khoảng80.2 tỷ USD cho các sản phẩm từ thủy hải sản, tương ứng với gần 6 tỷ tấn thủysản/năm Đến năm 2025, dự đoán nhu cầu sẽ tăng thêm khoảng hai triệu tấn sovới mức hiện tại

Có nhiều yếu tố dẫn đến mức tiêu thụ thủy sản lớn của người Mỹ phải kể đếnnhư: lượng dân số (305 triệu người – đông thứ 3 thế giới), mức thu nhập ( cao thứ 4thế giới tính theo PPP), sở thích tiêu dùng và đặc biệt phải kể đến sự phát triểnmạnh mẽ của hệ thống chế biến và phân phối sản phẩm gồm mạng lưới các siêu thị,nhà hàng, cửa hàng,chợ,…

Theo Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ, 5 sản phẩm thủy sản đứng đầu tiêu thụ hiệnnay là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá minh thái và cá nheo, chiếm 76% tổng tiêuthụ thủy sản của Mỹ Dự đoán các sản phẩm cá tươi và đông lạnh sẽ chiếm tỉ trọngtăng dần trong tổng tiêu thụ

1.3 Xuất khẩu thủy sản của Hoa Kỳ

Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Mỹ được chia làm 2 nhóm chính đó lànhóm sản phẩm dùng cho tiêu dùng và sản phẩm dành cho công nghiệp

Trang 6

Bảng 1.2: Xuất khẩu thủy sản của Mỹ năm 2009- 2010

(khối lượng: tấn; giá trị: nghìn USD)

1 Hàng thủy sản tiêu dùng 1.154.977 3.979.693 1.239.087 4.379.7601.1 TS tươi sống và đông lạnh 1.019.883 3.270.514 1.109.789 3.716.102

2 Hàng thủy sản công nghiệp (thức

ăn gia súc, dầu cá và các loại khác)

Nguồn : NOAAKim ngạch xuất khẩu thủy sản tiêu dùng của Mỹ năm 2010 đạt 1.3 triệu tấntương đương với giá trị là 4.4 tỷ USD, tăng gần 100 nghìn tấn và 399.5 triệu USD

so với năm 2009 Xuất khẩu thủy sản tươi sống và đông lạnh đóng vai trò quantrọng nhất trong xuất khẩu hàng thủy sản tiêu dùng đạt 1,1 triệu tấn tương đươngvới giá trị 3.7 tỷ USD, tăng 89.3 triệu tấn và 445 triệu USD so với năm 2009 Cácmặt hàng tươi sống và đông lạnh xuất khẩu chủ yếu gồm: cá hồi (591.6 triệu USD),Surimi (287.4 triệu USD) và tôm hùm (441.9 triệu USD) Các sản phẩm đóng hộpxuất khẩu được 75.6 nghìn tấn tương đương 248.2 triệu USD Cá hồi đóng hộp làmặt hàng đóng hộp xuất khẩu chính chiếm tới 54.3% về mặt khối lượng và 72.3%

về mặt giá trị

Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu dành cho công nghiệp của Mỹ bao gồmthức ăn gia súc, dầu cá và một số chế phẩm khác Giá trị xuất khẩu của nhóm

Trang 7

mặt hàng này lớn hơn nhiều so với các mặt hàng thủy sản tiêu dùng Năm 2010,

Mỹ đã xuất khẩu được gần 18 tỷ USD các mặt hàng thủy sản công nghiệp, tăng2.3 tỷ so với năm 2009, lớn hơn 4 lần so với giá trị xuất khẩu hàng thủy sản tiêudùng trong năm

Các thị trường xuất khẩu chính của Mỹ là Trung Quốc (28%), NhậtBản(18%), Canada (12%), Hàn Quốc (7%), Đức (5%) và Hà Lan (4%) Khu vựcxuất khẩu chính của thủy sản Mỹ là các nước châu Á, chiếm tới 59% tổng khốilượng xuất khẩu của Mỹ, tiếp theo đó là châu Âu (23%) và Bắc Mỹ (15%)

1.4 Nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ

Hiện nay Mỹ là nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba trên thế giới, chỉ đứng sau

EU và Nhật Bản NK thủy sản của Mỹ đã tăng liên tục trong hơn thập kỷ qua, từ 5 tỉUSD năm 1990 lên 11,3 tỉ USD năm 2004, và năm 2010 là 14,8 tỷ USD, hơn 1,7 tỷ

so với năm 2009 Nhập khẩu thủy sản bao gồm các sản phẩn thủy sản tươi, đônglạnh, đóng hộp… Các loại thủy sản nhập khẩu chủ yếu là tôm, 4,3 tỷ USD chiếm28,9% tổng nhập khẩu sản phẩm thủy sản Sau đó là cá hồi tươi và đông lạnh vàokhảng 1,7 tỷ USD Các mặt hàng thủy sản nhập khẩu quan trọng khác là cá rô phi, cángừ, và nhuyễn thể Cá rô phi trở thành mặt hàng có sức tăng trưởng mạnh nhất trongtổng nhập khẩu thủy sản của Mỹ, do nhu cầu đối với loại cá thịt trắng tự nhiên tiếptục tăng với tốc độ rất cao Hiện tại 86% thủy sản tiêu thụ ở Mỹ là từ nguồn nhậpkhẩu

Các nước cung cấp hàng thủy sản lớn cho Mỹ có Canađa là nhà cung cấpchính về tôm hùm chế biến, Thái Lan là nhà cung cấp chính về tôm, Trung Quốccung cấp tôm và cá rô phi, Việt Nam, Inđônêxia, Ecuađo, Mêhicô và Ấn Độ cungcấp tôm và Chilê cung cấp cá hồi Trong năm 2010, Trung Quốc, Canada, Thái lan

là nhà cung cấp chủ yếu cho thị trường Mỹ, tổng nhập khẩu thủy sản từ ba quốc gianày là 6,9 tỷ USD Trong khi đó Việt Nam xuất khẩu hàng thủy sản vào Mỹ được

867 triệu USD chiếm 5% trong tổng nhập khẩu của Mỹ

Biểu đồ 1.1: Các nhà cung cấp thủy sản chính cho Mỹ năm 2010

Trang 8

Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ

Bên cạch việc nhập khẩu các mặt hàng thủy sản cho tiêu dùng, Mỹ còn sửdụng cho một số ngành công nghiệp Năm 2010, Mỹ nhập khẩu các sản phẩnthủy sản cho công nghiệp là 12,6 tỷ USD và xuất khẩu được 18 tỷ USD Các sảnphẩm thủy sản dành cho công nghiệp là thức ăn gia súc, dầu cá,… Mỹ nhậpkhẩu chủ yếu từ khu vực EU ( 3,5 tỷ USD mà chủ yếu là Pháp với 1,3 tỷ USD),Châu Á( 6,2 tỷ USD, đặc biệt là Trung Quốc 2,1 tỷ USD, Thái Lan và Ấn Độkhoảng 1 tỷ USD) Đồng thời Mỹ cũng xuất khẩu sang các thị trường Bắc Mỹ5,9 tỷ USD trong đó Canada và Mexico là thị trường lớn nhất, EU 2,8 tỷ USD vàChâu Á với 6,7 tỷ USD

Nhìn chung thì xuất khẩu và nhập khẩu hàng thủy sản của Mỹ có sự chênhlệch và có thâm hụt các cân thanh toán lớn Kể từ năm 1992, ngành thủy sản Mỹluôn chịu thâm hụt thương mại ngày càng tăng, năm 2010 mức thâm hụt thương mạitrong lĩnh vực thủy sản tiêu dùng đã đạt mức kỷ lục 10.4 tỉ USD Về triển vọng lâudài thì tăng trưởng của nhập khẩu sẽ mạnh hơn nhiều so với xuất khẩu

Biểu đồ 1.2: Giá trị xuất nhập khẩu hàng thủy sản cho tiêu dùng của Mỹ

giai đoạn từ 2000-2010

đơn vị tỷ USD

Trang 9

Nguồn: Văn phòng khoa học và công nghệ Thủy sản Hoa Kỳ NOAA

Bảng 1.3 Bảng cân đối xuất nhập khẩu thủy sản của Mỹ(tỷ USD)

Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ

II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG MỸ

2.1 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới

Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2006-2008,tốc độ tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt trung bình 19%/năm Sau mức giảm 5,5%của năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 2,02 tỷ USD,tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2009

Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2007-7 th 2011

ĐVT: Sản lượng (nghìn tấn); Kim ngạch (triệu USD)

2007 2008 2009 2010 7 th 2008/ 2009/ 2010/ 7 th 2010/

Trang 10

2011 2007 2008 2009 7 th 2011 Sản

lượng 1.164 1.239 1.219 1.353 0.748 6.4 -1,6 11,3 +3,9Kim

ngạch 3.760 4.510 4.251 5.034 3.184 19,9 -5,7 18,4 +26,7

Nguồn: Hải quan Việt Nam - Tổng cục thống kê

Năm 2007, sau khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO

đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước Trong năm 2007, ngànhthủy sản Việt Nam đã xuất khẩu được 1.164 nghìn tấn thủy sản các loại, đạt kimngạch 3,76 tỷ USD, vượt 4,4% so với kế hoạch Năm 2008 đạt 4,5 tỉ USD với sảnlượng xuất khẩu trên 1.239 nghìn tấn, tăng 6,4% về lượng và 19,9% về giá trị so vớinăm 2007

Năm 2009, hàng thủy sản nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu 4,25 tỷ USD,giảm 5,7% so với năm 2008 Nguyên nhân là do dư âm của khủng hoảng tài chính

đã tác động đến các nước nhập khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam

Năm 2010 được xem là một năm thành công của ngành thủy sản ViệtNam khi thiết lập con số kỷ lục mới với kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD Cảnước đã xuất khẩu trên 1,35 triệu tấn thủy sản, trị giá trên 5,03 tỷ USD, tăng 11,3%

về khối lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009

Giá trị XK thủy sản chính ngạch của cả nước trong tháng 7 năm 2011 đạt570,3 triệu USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm ngoái; 7 tháng đầu năm 2011 đạtgần 3,2 tỷ USD (gồm cả lũy kế), tăng 26,7%

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Mặc dù trở thành nước xuất khẩu thủy sản nhiều năm nhưng các mặt hàngthuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn còn khá đơn điệu, chủ yếu là cá, tôm,nhuyễn thể, các loại thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô

Bảng 2.2: Sản lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2007–7 th 2011

ĐVT: Nghìn tấn

Trang 11

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta là tôm, cá tra và sau đó là cácsản phẩm đánh bắt từ biển và nuôi trồng

Tôm là nhóm sản phẩm chủ lực chiếm gần 40% kim ngạch xuất khẩu thủysản qua các năm Vị trí mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 2 là cá tra và cá basa đônglạnh Mấy năm gần đây con cá tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn trên vùng sông nướcĐồng bằng sông Cửu Long, tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủysản Việt Nam

Về thị trường xuất khẩu

Ba khối thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là EU, Mỹ, NhậtBản chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm của Việt Nam.Trong đó dẫn đầu là thị trường EU Các thị trường quan trọng khác như Tây BanNha, Đức, Hà Lan, Ý, Nga, Australia, Canada, Đài Loan, Hồng Kông…

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trường

Trang 12

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi trong bối cảnhnhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của nhiều nước tăng lên Tại Anh và nhiều nước châu

Âu, các ngư trường thai thác chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trong 6tháng Ngày 16/7/2011, Anh đã tổ chức “Ngày phụ thuộc vào thuỷ sản” để đánhdấu thời điểm nước này buộc phải dựa hoàn toàn vào nguồn cung của nướcngoài Tại các nước châu Âu khác, tình trạng phụ thuộc vào thuỷ sản nhập khẩucòn nghiêm trọng hơn

2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ

Việt Nam là nước cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho thị trường Mỹ, đồng thời cũng là nhà cung cấp tôm lớn thứ 5 ở thị trường này Nguồn cung tôm cỡlớn của Việt Nam có vai trò quan trọng trên thị trường này

Biểu đồ 2.1: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ, 2004 – 9T/2010

Trang 13

Nguồn: Tổng cục hải quan

Từ biểu đồ trên có thể thấy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng cả vềlượng và giá trị kim gạch Năm 2004 chúng ta xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 80.000tấn, trị giá hơn 500 triệu USD, đến năm 2009 Việt Nam xuất gần 123.000 tấnthủy sản sang thị trường Mỹ, trị giá trên 713 triệu USD, tăng 14.6% về khối lượng nhưng giảm 4,2% về giá trị Tiếp đến 9 tháng đầu năm 2010, XK thủy sảnViệt Nam sang Mỹ đạt trên 108.000 tấn, trị giá 666,66 triệu USD, tăng đáng

kể so với cùng kỳ năm ngoái, nhất là tốc độ tăng giá trị (37,4%) bằng gần gấp rưỡi

so với khối lượng (23,7%) Như vậy thủy sản XK sang Mỹ đã có cải thiệnđáng kể về giá và mức độ chế biến sâu

Bảng 2.4: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ từ 2007- 7th 2011

(sản lượng: nghìn tấn; giá trị: triệu USD)

Ngày đăng: 07/07/2015, 20:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w