Trong xu thế hội phát triển và hội nhập mạnh mẽ như hiện nay thì việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là hết sức cần thiết với mỗi quốc gia đặc biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Giáo dục ĐH luôn là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm, nhất là khi nhu cầu của xã hội của về lao động có trình độ ngày càng cao. Nằm trong lộ trình công tác xã hội hóa giáo dục và đặc biệt là đề án tăng học phí của Bộ GD- ĐT chương trình tín dụng ưu đãi cho SV lại một lần nữa được chính phủ đưa ra. Với mục tiêu không để SV nào phải bỏ học, chương trình đã thực sự đem lại cơ hội học ĐH cho rất nhiều SV nghèo. Chương trình gồm các chính sách về vấn đê tín dụng ưu đãi cho SV mà gần đây nhất là Nghị quyết 157 của Chính Phủ đã đem lại hiệu quả xã hội rất lớn. Với góc độ là những sinh viên_đối tượng thụ hưởng chính của những chính sách này, chúng tôi xin đóng góp một cách nhìn tổng quát về các chính sách tín dụng ưu đãi cho SV trong suốt thời gian qua. Trong quá trình thực hiện do hạn chế về khả năng và kiến thức nên đề tài này của chúng tôi không tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp từ phía các bạn và thầy cô. Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 2008 Nhóm thực hiện đề tài “Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp” PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay chi phí cho giáo dục đại học của mỗi gia đình Việt Nam là rất lớn- theo báo cáo thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2007 là 838 USD/ năm tức vào khoảng 13 triệu đồng Việt Nam trong khi theo dự kiến của ngân hàng chính sách thì mỗi sinh viên cần trung bình 12 triệu đồng/năm.như vậy khoản chi phí cho một SV theo học đã chiếm gần hết thu nhập của một gia đình.Đấy là chưa kể nếu gia đình đó có tới 2 hoặc 3 người theo học thì gánh nặng sẽ là qua lớn cho họ. Cũng theo thống kê thì tỷ lệ nghèo khổ của Việt Nam năm 2007 là 15% .Số lượng sinh viên nghèo phải nghỉ học vì không có đủ tiền trang trải chi phí học tập để hàng năm là rất lớn. Các chính sách hỗ trợ tín dụng cho sinh viên bắt đầu khởi động từ năm 1998 với Quyết Định 51/1998/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ ra ngày 2 tháng 3 năm 1998 về việc lập “Quỹ Tín Dụng dành cho sinh viên”. Cho đến nay thủ tướng đã đưa ra thêm hai Quyết Định về tín dụng ưu đãi cho sinh viên là : Quyết Định 107/2006/QĐ-TTG ra ngày 18 tháng 5 năm 2006 và Quyết Định 157/2007/QĐ-TTG ra ngày 27 tháng 9 năm 2007. Trong đó phải nói đến quyết định 157/2007/QĐ-TTG đã nới lỏng các điều kiện vay của sinh viên và đã đem lại rất nhiều thay đổi trên thị trường tín dụng ưu đãi cho sinh viên trong thời gian gần đây. Ban đầu các chính sách trên được giao cho ngân hàng Công Thương Việt Nam, bắt đầu từ năm 2003, quỹ tín dụng đào tạo dành cho chương trình vay vốn của sinh viên được chuyển sang cho Ngân hàng Chính sách xã hội Sau hơn 4 năm hoạt động, tính đến hết tháng 7-2007 Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đạt tổng nguồn vốn 30.851 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 28.984 tỷ đồng; trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo lớn nhất, đạt 22.238 tỷ năm và tăng gấp hơn 4 lần cuối năm 2002. Hiện nay có 99.563 sinh viên, học sinh tại hơn Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2 “Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp” 250 trường đại học, cao đẳng,… trong toàn quốc đang dư nợ vốn vay học tập từ Ngân hàng chính sách xã hội. Như vậy có thể thấy việc cần có một hình thức hỗ trợ sinh viên là rất cần thiết. Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và lực lượng lao động trẻ có trình độ là rất cần thiết cho sự phát triển của xã hội. Tuy có những chính sách tín dụng hỗ trợ cho sinh viên chưa đủ mà cần có những hướng dẫn, quy định trong quá trình thực hiện để các chính sách đó đi vào đời sống và thực sự giúp đỡ được các sinh viên, sinh viên có thể tiếp cận được tốt hơn, dễ dàng hơn với các chính sách đó. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của sinh viên: Thực trạng và giải pháp” nhằm đóng góp một cách nhìn vào bức trang toàn cảnh thị trường vốn vay ưu đãi cho sinh viên trong suốt giai đoạn vừa qua, đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện những vướng mắc trong quá trình đưa các chính sách đó tiếp cận với sinh viên. 2. Bố cục của đề tài Phần I: Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Bố cục đề tài 3. Tài liệu tham khảo Phần II: Nội dung Chương I: Vai trò của tín dụng đối với giáo dục đại học và kinh nghiệm của các nước I. Mối quan hệ giữa vốn với giáo dục 1.Cầu giáo dục và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục 2.Vai trò của vốn với giáo dục II. Sự cần thiết của tín dụng ưu đãi cho SV Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 3 “Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp” III. Kinh nghiệm quốc tế trong việc cấp tín dụng ưu đãi cho SV 1.Các nước để lựa chọn lấy kinh nghiệm 2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Chương II. Thực trạng về tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho SV I. Tổng quan về chính sách, tín dụng ưu đãi cho SV II.Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi của SV 1. Kết quả 2. Tồn tại và nguyên nhân Chương III.: Một số giải pháp cơ bản cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi cho SV I. Những thách thức trong việc cấp tín dụng ưu đãi cho SV II.Giải pháp cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi cho SV III. Kiến nghị Phần III: Kết luận 3. Tài liệu tham khảo - Kinh tế học cho thế giới thứ 3 - Số liệu thống kê của Ngân hàng chính sách - Báo điện tử Vietnamnet, dân trí - Webside của chính phủ và ngân hàng chính sách Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 4 “Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp” 4. Các từ viết tắt QĐ: Quyết định GD-ĐT: Giáo dục đào tạo SV: Sinh viên ĐH: Đại học CĐ: Cao đẳng CBXH: Công bằng xã hội HSSV: Học sinh sinh viên NHCSXH: Ngân hàng chính sách xã hội Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 5 “Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp” PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: Vai trò của tín dụng đối với GD đại học và kinh nghiệm quốc tế của các nước I. Mối quan hệ giữa vốn và GD 1. Cầu giáo dục và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục đại học. Trong xu thế hội phát triển và hội nhập mạnh mẽ như hiện nay thì việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là hết sức cần thiết với mỗi quốc gia đặc biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy các cấp học: đại học, cao đẳng và trung học dạy nghề có vị trí hết sức quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Nó góp phần đem lại các ý tưởng, nhân lực có trình độ tay nghề, tạo ra sự bình đẳng,phẩm giá và sự phát triển của con người. Giáo dục đại học ở các nước đang phát triển là một cấp học có số học sinh ít hơn nhiều so với học sinh tiểu học và trung học phổ thông. Tham gia giáo dục đại học và cao đẳng cũng như dạy nghề chuyên nghiệp là mong muốn của nhiều gia đình nghèo với hy vọng sẽ có được 1 việc làm, 1 mức thu nhập tốt hơn trong tương lai. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận và đứng trước một thực tế đó là: những người giàu lại có cơ hội tiếp cận với loại hình giáo dục này nhiều hơn. Bởi chi phí cho giáo dục đại học là rất lớn so với các cấp học khác. Cầu giáo dục chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố: Thứ nhất: Triển vọng kiếm được khoản thu nhập cao, đáng kể của người học sinh được đào tạo nhiều hơn nhằm vào khu vực hiện đại trong tương lai. Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 6 “Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp” Chênh lệch về tiền lương họăc thu nhập giữa những việc làm trong khu vực hiện đại và những việc làm ngoài khu vực đó. Việc đi vào khu vực hiện đại tuỳ thuộc vào trước hết học vấn đã hoàn tất, trong khi những cơ hội kiếm được thu nhập trong khu vực truyền thống không có những yêu cầu cố định về giáo dục. Chênh lệch thu nhập giữa khu vực hiện đại với khu vực truyền thống càng lớn thì cầu về giáo dục càng lớn. Như vậy mối quan hệ thứ nhất nói lên rằng, cầu về giáo dục có liên quan tỷ lệ thuận với mức chênh lệch tiền lương giữa các khu vực hiện đại và truyền thống. Qua nhiều điều tra cho thấy mức chênh lệch ấy đáng kể ở phần lớn các nước đang phát triển. Vì vậy cầu về giáo dục sẽ rất lớn. Khả năng thành công trong khi tìm việc làm ở khu vực hiện đại. Một các nhân hoàn thành được nội dung học ở trường cần thiết cho việc tiếp cận thị trường lao động trong khu vực hiện đại và có khả năng kiếm được mức lương cao. Thứ hai: Những chi phí cho giáo dục mà cá nhân/ gia đình phải gánh chịu: Chi phí trực tiếp của cá nhân cho giáo dục đại học: Những chi phí này bao gồm học phí, sách vở, áo quần và các khoản chi có liên quan khác. Cầu giáo dục sẽ tỷ lệ nghịch với những chi phí trực tiếp ấy, tức là học phí và các khoản chi phí khác càng cao thì cầu về giáo dục càng thấp khi mọi yếu tố khác như nhau. Chi phí gián tiếp hoặc chi phí cơ hội cho giáo dục. Những chi phí cơ hội này, cũng là một trong những biến số tác động đến cầu trong giáo dục. Mối quan hệ này cũng là mối quan hệ tỷ lệ nghịch nghĩa là chi phí cơ hội càng lớn thì cầu trong giáo dục càng thấp. Mặc dù còn nhiều biến số khác, trong đó có một số thuộc loại phi kinh tế bao gồm truyền thống văn hoá, địa vị xã hội, học vấn của các bậc cha mẹ và quy Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 7 “Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp” mô gia đình, chắc chắn ảnh hưởng tới cầu về giáo dục, nhưng chúng tôi chỉ tập trung vào phân tích 2 yếu tố trên. 2. Vốn trong giáo dục đại học: Vốn cho giáo dục đại học phần lớn là do ngân sách nhà nước cấp, đây là khoản chi thường xuyên trong ngân sách của chính phủ. Nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của toàn hệ thống giáo dục nước nhà và hệ thống giáo dục đại học nói riêng. Hiện nay, công tác giáo dục của chúng ta đang phát triền rất mạnh mẽ phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Vì vậy nền giáo dục của chúng ta đang cần rất nhiều vốn để cải cách hướng tới một tiêu chuẩn quốc tế và xu hướng xã hội hoá giáo dục bằng cách tăng học phí đang được đẩy mạnh. Nhưng việc tăng vốn bằng cách tăng học phí lại đặt chúng ta đứng trước một thực tế đó là cầu giáo dục đại học sẽ giảm vì như đã phân tích ở trên cầu giáo dục lại tỷ lệ nghịch với chi phí mà học sinh phải gánh chịu. Khi học phí tăng đồng nghĩa với việc chi phí trực tiếp và gián tiếp đều tăng làm cho nhiều sinh viên không có khả năng gánh chịu phần chi phí này phải bỏ học. Vì vậy sự ra đời của các nguồn vốn tín dụng cho sinh viên là hết sức cần thiết. Chúng ta có thể chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với sinh viên được xem xét từ 2 phía: Từ phía chính phủ: các chính sách, quyết định của chính phủ sẽ có những quy định rất cụ thể về: đối tượng, quy chế cho vay, thời hạn vay… vì thế đây sẽ là những căn cứ chính xác cho sinh viên có thể chủ động tiếp cận với nguồn vốn. Từ phía sinh viên: Khả năng tài chính của gia đình sinh viên: Với những gia đình có mức thu nhập trung bình, việc trang trải những khoản chi phí cho con em đang trở thành gánh nặng rất lớn.Vì vậy, việc tăng học phí sẽ làm cho gánh nặng này càng nặng Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 8 “Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp” hơn, rất nhiều sinh viên đang theo học có nguy cơ phải bỏ học. Và họ sẽ là những người mong muốn được tiếp cận với nguồn vốn. Năng lực của sinh viên: những sinh viên có năng lực, có kết quả học tập tốt sẽ tin vào thu nhập mình kiếm được trong tương lai, tin vào khả năng trả nợ của mình. II. Sự cần thiết của tín dụng ưu đãi cho SV Cung cấp tài chính cho giáo dục đại học (GDĐH), trong đó có nguồn từ học phí, là một chính sách hết sức quan trọng, hết sức phức tạp và lại khá nhạy cảm của mọi quốc gia. Chính sách này “là nền tảng chi phối phần lớn ba chủ đề bao quát về chính sách của GDĐH hiện đại: chất lượng, công bằng xã hội và hiệu quả” Các chương trình cho sinh viên vay vốn trên thế giới nhìn chung gồm 5 nhóm mục tiêu cơ bản sau: 1. Tạo nguồn thu nhập có các trường đại học công lập (do có thể tăng mức học phí) nhằm đảm bảo mức “Chi phí đơn vị - chi phí đào tạo 1 SV trong 1 năm - đang tăng lên để duy trì chất lượng, đối phó với việc nhà nước (NN) chuyển bớt ngân sách nhà nước (NSNN) dành cho GDĐH sang các bậc GD phổ cập… 2. Thứ hai là tạo điều kiện để mở rộng hệ thống GDĐH 3. Tăng cơ hội tiếp cận GDĐH cho người nghèo, đảm bảo CBXH trong GDĐH 4. Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực nằm trong ưu tiên quốc gia. 5. Giảm bớt gánh nặng tài chính lên tất cả các nhóm SV, đồng thời có thể tăng cường trách nhiệm của SV và mang lại khả năng có thể độc lập về tài chính cho họ Chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên ở Việt Nam có thể hiểu, mục tiêu chính là mục tiêu (3) tăng cơ hội tiếp cận GDĐH cho người nghèo. Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 9 “Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp” Tuy nhiên, chương trình đưa ra trong bối cảnh chính sách học phí của NN sắp thay đổi cũng như thực tiễn: Đang mở rộng qui mô GDĐH, đang đưa tỷ lệ SV ở các ĐH tư thục từ khoảng 23% hiện nay lên đến 30-40% vào năm 2020 v .v…, do đó có lẽ không thể không có mục tiêu (1) , (2)và (5)và thực tế khi chương trình này được thực hiện tự nó đã vô hình chung giải quyết tất cả các mục tiêu đã đề ra .Như vậy có thề nói đây là một chương trình có ý nghĩa xã hội hêt sức to lớn! Sau đây là hai nhóm mục tiêu có thể coi là cơ bản với chương trình tín dụng cho sv hiện nay ở nước ta: 1.Nhóm mục tiêu về công bằng xã hội: Có một vài ước tính cho rằng mức độ mất công bằng trong GDĐH, biểu thị bằng tỉ lệ số con em của nhóm 20% số dân cư giàu nhất và của nhóm 20% số dân cư nghèo nhất được hưởng thụ GDĐH, hiện nay ở VN đã đến trên dưới 20 lần, khoảng hơn hai lần mức phân hóa giàu nghèo, tính theo tỉ lệ thu nhập trung bình của hai nhóm dân cư này. VN đã vào WTO. Điều này có nghĩa, nguồn nhân lực của VN, và từ đó là nền Giáo dục Đại học (GDĐH) cũng như nguồn cung cấp tài chính cho nền GD, nay cũng phải được đặt trên cùng một mặt bằng so sánh với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh đó, một lần nữa, Đề án điều chỉnh tăng học phí lại được soạn thảo. Tuy nhiên, tăng học phí, không ít sinh viên (SV) nghèo sẽ phải bỏ học. Vậy, làm thế nào để giải bài toán Công bằng xã hội (CBXH) trong GDĐH? Theo GS. Phạm Phụ: Tăng học phí là để đảm bảo nguồn tài chính tối thiểu cho việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Và, đây cũng là xu thế chung trên toàn thế giới trong vài chục năm gần đây, khi mà GDĐH đã là nền GD cho số đông, đã có tính toàn cầu, “chi phí đơn vị” (cho 1 SV trong 1 năm) tăng lên rất nhanh và dịch vụ GDĐH được xem là “hàng hóa cá nhân” hơn là “hàng hóa công cộng”. Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 10 [...]... thế tất yếu của thị trường Nhà trường phải được đặt trong sức ép bắt buộc đổi mới phương pháp làm việc Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 14 Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM I Tổng quan về chính sách, tín dụng ưu đãi cho sinh viên Chính sách ưu đãi tín dụng cho sinh viên... việc tiếp cận và vay nguồn tín dụng ưu tiên này của chính phủ Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 25 Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN CẢI THIỆN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO SINH VIÊN I Những thách thức trong việc cấp tín dụng ưu đãi cho SV 1 Thu hồi nợ Một trong những thách thức đầu tiên và được nói tới nhiều... Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp PHẦN III: KẾT LUẬN Với những gì đã đạt được, chính sách tín dụng ưu đãi cho sinh viên đã thực sự là một quyết sách đi vào cuộc sống Với cơ chế ưu đãi, chính sách này đã là một “làn gió mới” nhằm thực hiện mục tiêu không để sinh viên nào phải bỏ học vì thiếu tiền Nó là nguồn đông viên, cổ vũ lớn lao đối với các bạn sinh viên nghèo, tiếp. .. trường để được học tập… Đặc biệt sau cơn bão số 5 và trận lũ lụt Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 21 Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp vừa qua đổ bộ vào các huyện miền núi của tỉnh như Quế Phong, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Nam Đàn… gây thiệt hại nặng về người và của thì đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đã kịp thời giúp cho những gia đình... và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 17 Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp cho học sinh, sinh viên vay vốn lại coi không phải là chức năng, nhiệm vụ của họ Do đó nhiều trường thờ ơ với công việc này Về phương thức cho vay, theo quy định hiện hành thì Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trực tiếp cho gia đình học sinh, sinh viên ở địa phương Sau đó gia đình chuyển... người vay vốn Tuy nhiên mới có 47.191 người trả được nợ Số sinh viên đang dư nợ là trên 97.000 người với tổng số dư nợ là 297 tỷ đồng Điều này cho thấy, thực tế vay thì dễ những để trả nợ lại là chuyện rất nan giải Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 26 Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp Có một vấn đề nữa đã và đang xảy ra chính là thực trạng thu phí... chứng minh tài chính khi gia hạn visa Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 12 Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp Đây sẽ là những bài học vô cùng quý báu khi thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi ở Việt Nam 2 Bài học kinh nghiệm cho VN Từ quy trình của Đức và kinh nghiệm của các nước trên thế giới, VN có thể thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Xác định mức... trình thực hiện chính sách Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 35 Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 2 PHẦN II: NỘI DUNG 6 CHƯƠNG I: Vai trò của tín dụng đối với GD đại học và kinh nghiệm quốc tế của các nước 6 I Mối quan hệ giữa vốn và GD .6 1 Cầu giáo dục và các... dụng dành cho sinh viên thì nghị định này đã Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 16 Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp có những thay đổi trong cách thức huy động và quản lý vốn cũng như nới lỏng các quy định về cho vay đối với sinh viên Cụ thể ở đây, Ngân hàng chính sách được giao nhiệm vụ để đảm bảo cung cấp các khoản vay cho sinh viên, nguồn chủ yếu... dư nợ hiện tại, và có thể giải quyết vấn đề tín dụng sinh viên theo cơ chế thị trường một cách hiệu quả hơn cách làm hiện nay Như vậy sự tham gia của các ngân hàng thương mại không những giải quyết được vấn đề thiếu vốn mà vô hình chung nó cũng giái quyết các vấn đề Khoa Kế Hoạch và Phát Triển – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 31 Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp như viêc thu . Dân 14 Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO SINH VIÊN VIỆT. Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của sinh viên: Thực trạng và giải pháp nhằm đóng góp một cách nhìn vào bức trang toàn cảnh thị trường vốn vay ưu đãi cho sinh