Kiến nghị:

Một phần của tài liệu Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của sinh viên: Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 36)

Đối với vấn đề mức vay còn thấp.

Theo tính toán của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhu cầu chi tiêu cho học tập của một sinh viên hiện nay tối thiểu lên tới 1,2 triệu đồng/tháng. Đây thực sự là khoản tài chính quá lớn đối với các gia đình nông dân bình thường, ngay cả đối với gia đình công chức, viên chức, công nhân không có thu nhập gì thêm, thì chi phí mỗi năm học đã lên tới gần 15 triệu đồng, tương đương với 5,0 tấn thóc. Cũng theo tính toán của Ngân hàng chính sách xã hội, đối với sinh viên các trường đại học y khoa, học 6 năm, thì chi phí còn lớn hơn rất nhiều.Nhưng trái lại với những đối tượng được miễn giảm học phí như sv sư phạm thì mức vay có thể thấp hơn ở mức 600.000 đ/tháng.

Bởi vậy, để bảo đảm trong năm 2008 ngày càng có nhiều HS SV được vay đúng đối tượng cũng như thực hiện mục tiêu phấn đấu tạo nguồn vốn cho vay quay vòng ở mức từ 25- 30 nghìn tỷ đồng trong những năm tới, ngoài việc hoàn

thiện cơ chế, chính sách, các cơ quan chức năng cũng cần thực hiện tốt công tác dự báo số lượng HS SV cần vay cũng như có biện pháp huy động đủ nguồn vốn, tổ chức tốt công tác tuyên truyền... ông Bình cho biết, trong tháng 1.2008, các cơ quan quản lý tiến hành kiểm soát xem SV vay vốn có đúng đối tượng không, sử dụng vốn vay như thế nào, đặc biệt là tìm hiểu khả năng thanh toán sau khi hết thời hạn cho vay. Bộ GD &ĐT, Bộ LĐTB -XH, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành đi tới các tỉnh, thành cả nước để thu thập thông tin.

Khuyến khích học sinh tại các trường đào tạo nghề tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi:

Theo phân loại của Ngân hàng Chính sách xã hội, có 2/3 trong tổng số người đã vay vốn là SV các trường ĐH, CĐ với số tiền chiếm khoảng 69% trong tổng số tiền cho vay. Tỉ lệ HS, SV các trường trung cấp, dạy nghề, nhất là HS học nghề dưới một năm được vay vốn rất thấp. Đây là việc sẽ phải điều chỉnh trong thời gian tới để khuyến khích HSSV vào học các trường trung cấp và trường nghề. Để khuyến khích đối tượng học nghề ngắn hạn, nên cho vay nhiều đợt trong năm. Vì các trường CĐ, nghề sẽ tuyển sinh nhiều đợt khác nhau trong năm.

Huy động sự tham gia của các ngân hàng thương mại.Sự tham gia của các ngân hàng thương mại không những giải quyết được vấn đề thiếu vốn mà vô hình chung nó cũng giái quyết các vấn đề như viêc thu hồi nợ, hay kiểm soát việc sử dụng vốn của sv.

Được xem như một loại hoạt động xã hội, tín dụng cho sinh viên được nhà nước khuyến khích phát triển bằng những biện pháp động viên thiết thực đối với người cho vay chuyên nghiệp (tức là các ngân hàng thương mại), để người này cảm thấy mình cũng có lợi ích từ đó. Cho sinh viên vay không được coi là hoạt động kinh doanh và không bị đánh thuế. Thậm chí, trong trường hợp tổ chức tín dụng dành riêng một khoản vốn để chỉ chuyên phục vụ cho hoạt động cho vay

với lãi suất bằng 0, thì nhà nước có thể khấu trừ một phần hoặc toàn bộ khoản vốn đó vào số thuế mà tổ chức tín dụng phải đóng. Điều này dễ hiểu, bởi suy cho cùng, mục tiêu tối hậu của thuế cũng là tạo nguồn quỹ phục vụ lợi ích cộng đồng.

Chính sách ưu đãi, động viên của nhà nước tạo hứng thú để người cho vay chuyên nghiệp tham gia vào việc phát triển tín dụng cho sinh viên một cách tự nguyện. Đặc biệt, do không chịu áp lực thuế má, người cho vay có điều kiện sử dụng việc cho vay như một biện pháp kích thích nỗ lực học tập của sinh viên. Hợp đồng vay có thể dự kiến việc kéo dài thời hạn hoàn trả nợ, giảm lãi suất so với thoả thuận ban đầu, tuỳ theo kết quả học tập của sinh viên. Có trường hợp ngân hàng miễn hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số nợ vay đối với sinh viên có kết quả học tập tốt hoặc xuất sắc. Việc miễn trả nợ thường không được thoả thuận trước, mà được người cho vay đơn phương quyết định trong quá trình thu nợ, coi như phần thưởng đột xuất dành cho người có tài năng, có nghị lực và ý chí vươn lên trong quá trình lập nghiệp.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Với những gì đã đạt được, chính sách tín dụng ưu đãi cho sinh viên đã thực sự là một quyết sách đi vào cuộc sống. Với cơ chế ưu đãi, chính sách này đã là một “làn gió mới” nhằm thực hiện mục tiêu không để sinh viên nào phải bỏ học vì thiếu tiền. Nó là nguồn đông viên, cổ vũ lớn lao đối với các bạn sinh viên nghèo, tiếp tục cố gắng và phần đấu hơn nữa trong học tập.

Trong thời gian thực hiện chính sách vẫn còn diễn ra một số tồn tại, yếu kém trong quy trình cho vay và sưr dụng vốn vay. Chính vì thế đòi hỏi sự can thiệp của Chính Phủ, sự tham gia phối hợp của các ngành các cấp hơn nữa.

Và với đề tài nghiên cứu của mình chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp phần nào vào việc nâng cao khả năng tiếp cận của sinh viên với các chính sách này đồng thời nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện chính sách.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 1

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU ...2

PHẦN II: NỘI DUNG ...6

CHƯƠNG I: Vai trò của tín dụng đối với GD đại học và kinh nghiệm quốc tế của các nước... 6

I. Mối quan hệ giữa vốn và GD ...6

1. Cầu giáo dục và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục đại học.6 2. Vốn trong giáo dục đại học:...8

II. Sự cần thiết của tín dụng ưu đãi cho SV...9

III. Kinh ngiệm quốc tế trong việc cấp tín dụng ưu đãi cho SV...12

1. Các nước lựa chọn để lấy kinh nghiệm:...12

2. Bài học kinh nghiệm cho VN...13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM ...15

I. Tổng quan về chính sách, tín dụng ưu đãi cho sinh viên...15

II. Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi của SV...19

1.Kết quả...19

2. Tồn tại và nguyên nhân: ...22

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN CẢI THIỆN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO SINH VIÊN...26

I. Những thách thức trong việc cấp tín dụng ưu đãi cho SV...26

1. Thu hồi nợ...26

2. Nguy cơ thiếu vốn:...28

II. Giải pháp cải thiện khả năng tiếp cận ...28

III. Kiến nghị:...32

Một phần của tài liệu Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của sinh viên: Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 36)