Giải pháp cải thiện khả năng tiếp cận

Một phần của tài liệu Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của sinh viên: Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách tín dụng đối với HSSV tại các địa phương, các cơ sở đào tạo các thôn bản và các hộ gia đình đảm bảo mọi người dân đều nắm được chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước về chính sách tín dụng đối với HSSV, đặc biệt là tuyên truyền cho người dân vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, đồng thời vận động HSSV mạnh dạn vay vốn để học tập.

Một hình thức tuyên truyền khá hiệu quả đã được thực hiện:đó là nồng ghép giới thiệu về chương trình trong những ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp.

Sau các ngày hội tư vấn tuyển sinh khác được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, ngày 23.3 hơn 22.000 HS, SV đã về thành phố Cần Thơ tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2008 do Bộ GD-ĐT và Báo Tuổi trẻ tổ chức.

Gian hàng trưng bày và tư vấn trực tiếp chương trình tín dụng cho vay HS,SV của NHCSXH được tổ chức trong khuôn viên của Trường Đại học Cần Thơ đã thu hút được đông đảo của phụ huynh và các em HS, SV đến tìm hiểu chương trình này.

Với hơn 2.000 tờ rơi tư vấn và cung cấp cho phụ huynh, HS,SV, các cán bộ của NHCSXH còn trực tiếp giải thích đầy đủ, chi tiết về những vấn đề mà HS,SV cần quan tâm.

Có thể nói, qua các ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp đã được tổ chức, NHCSXH đã thực hiện được nhiệm vụ chính trị là tuyên truyền, đưa thông tin kịp thời về những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới các đối tượng thụ hưởng có hiệu quả và thiết thực. Đây là cách làm tốt mà bộ GD-ĐT và Báo Tuổi trẻ cần triển khai rộng khắp trên toàn quốc để có nhiều phụ huynh và các em HS,SV được tư vấn.

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách về tín dụng đối với HSSV; hoàn thiện quy trình tổ chức xác nhận vay vốn của nhà trường và UBND cấp xã cho đối tượng được vay để đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, kịp thời, chính xác nhằm thúc đẩy quá trình cho vay vốn, quản lý nguồn vốn hiệu quả;đăc biệt nghiên cứu bổ sung các quy định liên quan đến chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm.

Sau đây là một số giải pháp cụ thể:

Sinh viên kí cam kết với ngân hàng trước khi ra trường

Theo quy định hiện nay, người đứng ra vay tín dụng là các bậc phụ huynh, trong khi đó người thụ hưởng lợi ích trực tiếp và trên thực tế có trách nhiệm phải trả nợ lại là HSSV. Như vậy, giữa ngân hàng và HSSV chưa có một cam kết nào mang tính pháp lý.việc HSSV phải ký cam kết với ngân hàng về việc trả nợ sẽ là một văn bản dân sự nhưng có tính chất pháp lý.Và căn cứ vào văn bản này ngân hàng có thể tiến hành truy thu nợ trong trường hợp HSSV không tiến hành trả nợ khi có điều kiện.

Sự phối hợp giữa các ban ngành

Hiện nay khi tin học đã và đang thay thế cách quản lí hành chính cũ thì bài toán thu hồi vốn không phải là quá khó.Sự hợp tác giữa các ban ngành ví dụ như trong hệ thống ngân hàng hoặc giữa ngân hàng và các tổ chức tuyển dụng lao động sẽ đưa đến một giải pháp thu hồi nợ hiệu quả. Khi các cơ quan tổ chức có sử dụng lao động là các SV có vay nợ thì họ có thể tiến hành trực tiếp chuyển

một phần lương phải trả cho người lao động cho ngân hàng CSXH.Sự hợp tác chặt chẽ, đồng bộ và nhịp nhàng giữa các ban ngành hứa hẹn một khả năng thu hồi nợ rất cao.

Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Một giải pháp nữa được đưa ra đó là nâng cao chất lượng giáo dục đại học.Nghe qua thì đây có vể như là mục đích của chương trình nhưng khi SV được vay vốn thì chúng ta có điều kiện để đào tạo được một đội ngũ nhân lực có tay nghề cao,đáp ứng được nhu cầu xã hội như vậy SV có thể kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường. Có như thế, SV mới yên tâm đặt bút ký nợ và các thành phần cho vay cũng sẽ tránh được tình trạng khó thu hồi được nợ.

Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng: bất cứ SV nào ra trường đi làm sẽ hoàn trả nợ.Nhà trường là nơi giáo dục sv không chỉ về chuyên môn mà còn về cả nhân cách .Vì vậy việc lo SV không trả nợ là không cần thiết .Nếu có nhưng SV ra trường gặp khó khăn không hoàn trả ngay được có thể coi như là rủi ro của hoạt động ngân hàng vì kể cả cho các đối tượng khác vay ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro.

Sự tham gia của các ngân hàng thương mại.

Vốn cho HSSV vay chắc chắn không thiếu, chỉ có vốn do ngân sách cấp cho NHCSXH để cho sinh viên vay là thiếu mà thôi.

Cách làm vẫn là Nhà nước đứng ra (thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, hoặc một đơn vị khác sắp tới làm đề án cho thanh niên vay vốn học nghề), vì các đơn vị này chỉ làm theo chỉ thị, chỉ tiêu, và dấu ấn của cơ chế bao cấp, “xin-cho” còn quá nặng.

Tại sao các ngân hàng thương mại lại không vào cuộc? Vì họ không thấy những khuyến kh ích thỏa đáng. Phải tạo ra cho họ những khuyến khích như vậy. Đấy là việc Nhà nước nên làm chứ không phải Nhà nước đi trực tiếp cho vay như hiện nay hay ủy thác cho NHCSXH (hay bất cứ tổ chức nào khác).

Phải chăng Nhà nước nên lập 1 quỹ để bảo lãnh tín dụng sinh viên và bù ưu đãi lãi suất. Bất cứ ngân hàng thương mại nào khi cho sinh viên vay (có thể lúc đầu chỉ cho các SV nghèo nhưng sau có thể mở rộng thêm) thì được quỹ này bảo lãnh và bù phần chênh lệch lãi suất thị trường và lãi suất ưu đãi (hiện lãi suất ưu đãi là 0,6%/tháng).

Với 2 khuyến khích cơ bản này (và những khuyến khích khác), các ngân hàng thương mại hoạt động vì lợi nhuận sẽ nhập cuộc, họ sẽ cạnh tranh nhau để phục vụ sinh viên. Giả sử lãi suất thị trường là 1% tháng, tổng dư nợ 4.000 tỷ thì phần bù lãi suất là 16 tỷ/tháng (192 tỷ/năm); lại giả sử phần rủi ro là 13% (cứ cho bằng mức nợ quá hạn hiện nay) mà Nhà nước bảo lãnh, thì mức chi này là 520 tỷ. Nói cách khác Nhà nước bỏ ra khoảng 700 tỷ đồng/năm thì có thể để cho cơ chế thị trường giải quyết dễ dàng vấn đề tín dụng sinh viên.

Khi có những khuyến khích đúng và các ngân hàng thương mại thực sự vào cuộc, thì với mạng lưới của họ, với kỹ năng quản lý của họ, mức độ rủi ro chắc sẽ thấp hơn và chi phí bảo lãnh của ngân sách sẽ ít hơn (có lẽ dưới 5% dư nợ). Nhà nước khỏi phải đứng ra làm, và dùng đòn bẩy tài chính (chỉ chi bù lãi suất và bảo lãnh) với một đồng của ngân sách bỏ ra có thể huy động dễ dàng và tăng dư nợ lên 5 đến 20 lần. Không những thế các ngân hàng thương mại còn có thể cung cấp cho học sinh sinh viên các dịch vụ tài chính và ngân hàng khác.

Nói cách khác, nếu ngân sách bỏ ra 1.500 tỷ đồng/năm (một con số quá khiêm tốn nếu so với các khoản lãng phí và thất thoát ngân sách, và chỉ bằng khoảng 1/3 mức mà NHCSXH yêu cầu ngân sách cấp cho họ dùng cho năm học 2007-2008) để bù ưu đãi lãi suất (720 tỷ) và bảo lãnh (750 tỷ nếu rủi ro tín dụng ở mức 5%) chúng ta có thể duy trì mức tín dụng cỡ 15.000 tỷ đồng, tức là gấp 50 lần dư nợ hiện tại, và có thể giải quyết vấn đề tín dụng sinh viên theo cơ chế thị trường một cách hiệu quả hơn cách làm hiện nay.

Như vậy sự tham gia của các ngân hàng thương mại không những giải quyết được vấn đề thiếu vốn mà vô hình chung nó cũng giái quyết các vấn đề

như viêc thu hồi nợ, hay kiểm soát việc sử dụng vốn của sv. Cho sinh viên vay không được coi là hoạt động kinh doanh và không bị đánh thuế. Thậm chí, trong trường hợp tổ chức tín dụng dành riêng một khoản vốn để chỉ chuyên phục vụ cho hoạt động cho vay với lãi suất bằng 0, thì nhà nước có thể khấu trừ một phần hoặc toàn bộ khoản vốn đó vào số thuế mà tổ chức tín dụng phải đóng. Điều này dễ hiểu, bởi suy cho cùng, mục tiêu tối hậu của thuế cũng là tạo nguồn quỹ phục vụ lợi ích cộng đồng. Đặt biệt do không chịu áp lực về thuế nên hợp đồng vay có thể dự kiến việc kéo dài thời hạn hoàn trả nợ, giảm lãi suất so với thoả thuận ban đầu, tuỳ theo kết quả học tập của sinh viên. Có trường hợp ngân hàng miễn hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số nợ vay đối với sinh viên có kết quả học tập tốt hoặc xuất sắc. Việc miễn trả nợ thường không được thoả thuận trước, mà được người cho vay đơn phương quyết định trong quá trình thu nợ, coi như phần thưởng đột xuất dành cho người có tài năng, có nghị lực và ý chí vươn lên trong quá trình lập nghiệp.

Một phần của tài liệu Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của sinh viên: Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)