CHỦ ĐỀ: CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN CÁC LOẠI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG HIỆN NAY TẠI SIÊU THỊ VÀ CÁC CHỢ I. THỰC TRẠNG: Các vấn đề về chất lượng thực phẩm Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển. Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được chat lượng Hiện nay chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề rất được quan tâm và cũng là bức xúc của mọi người, bởi lẽ chất lượng thực phẩm tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống con người và do đó ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của xã hội và nòi giống. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 400 các bệnh lây truyền qua thực phẩm không an toàn. Trong 9 tháng của năm 2013, cả nước đã có 108 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 2.800 người mắc, trong đó có 18 ca tử vong Năm 2012, trong 3.600 người cả nước bị ngộ độc thực phẩm, Đến chiều 11/7, Trung tâm Y tế huyện Ân Thi (Hưng Yên) tiếp nhận gần 200 công nhân bị ngộ độc trong tình trạng sốt, đau bụng và tiêu chảy. Vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Wondo Vina (huyện Chợ Gạo) sau bữa cơm trưa của công nhân (CN) với khẩu phần ăn gồm canh bắp cải thảo, thịt viên nhồi trứng cút, cá nục chiên và bầu xào. Suất ăn này do Công ty TNHH TM Hoa Lan cung cấp. CN ngộ độc đưa vào cấp cứu dồn dập đến nỗi Bệnh viện Đa khoa Chợ Gạo như một bệnh viện dã chiến, không còn chỗ chứa, bệnh nhân nằm tràn qua các khoa khác, thậm chí tận dụng ngay cả nhà ăn; chưa kể, bệnh viện phải cử nhân viên y tế đến hiện trường cấp thuốc cho hàng trăm trường hợp khác bị ngộ độc nhẹ. Hậu quả: Gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh nhẹ, đau bụng, rối loạn cảm giác, hôn mê, liệt chi, thậm chí là tử vong. Nhiễm độc tiềm ẩn gây ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai. Thực phẩm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, hàm lượng chất độc hại, nhiễm khuẩn, nhiễm độc cao, mất vệ sinh an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng xấu rất lớn đến con người, không đủ sức khỏe làm việc, mắc bệnh tật. II. HAI HÌNH THỨC PHÂN PHỐI THỰC PHẨM HIỆN NAY XÉT ĐẾN LÀ TẠI CÁC SIÊU THỊ VÀ CÁC CHỢ A. Tại các siêu thị: 1. Siêu thị là gì? Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng. 2.: Thực trạng Thực phẩm trong các siêu thị: Toàn bộ hoạt động của siêu thị đều được tính toán, áp dụng những phương pháp hiện đại, khoa học. - Các sản phẩm trong siêu thị được trưng bày theo từng khu vực để trên giá cao và tủ kính đảm bảo sạch sẽ thoáng mát hợp vệ sinh. - Nơi để sạch sẽ thoáng mát giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn. - Thực phẩm đã qua kiểm định có nguồn gốc rõ ràng. - Các mặt hàng đều có tem đảm bảo, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng - Các sản phẩm đều chính từ nhà sản xuất ít qua trung gian nên không có hàng giả, hàng nhái. Nếu phát hiện hàng giả hàng nhái thì khách hàng có quyền khiếu nại tố cáo. Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội, ông Lê Anh Tuấn khẳng định, hoa củ quả nhập khẩu tại các siêu thị đều đảm bảo (trong đó có Metro, Big C), 3. Cách thức bán hàng : Nơi sản xuất Kiểm định Kiểm tra chất lượng Nhập hàng Sản phẩm muốn được bày bán ở siêu thị không dễ, phải trải qua những quy trình kiểm định rất nghiêm ngặt: phải có rõ nguồn gốc, xuất sứ, đạt TCCL. Chẳng hạn như với mặt hàng thực phẩm, phải có hồ sơ công bố chất lượng theo quyết định của Bộ Y tế; hàng nhập khẩu phải có tờ khai hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận đạt chất lượng nhập khẩu của Bộ Y tế - Lựa chọn thực phẩm những nơi có uy tín đảm bảo chất lượng. -Có nguồn gốc rõ ràng. Ví dụ như nhập rau ở những cơ sở sản xuất rau sạch. -Qua sự kiểm định chặt chẽ đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng nếu đảm bảo an toàn thì nhập hàng. 4. Xuất hàng: - Các sản phẩm được bày trên các tủ kính, các kệ, trên giá cao, được bảo quản chặt chẽ, không có ruồi nhặng, không có các vi sinh vật gây bệnh. 5. Bảo quản: Siêu thị được trang bị những hệ thống bảo quản, ướp lạnh để giữ thực phẩm tươi ngon Các sản phẩm đông lạnh như cá, tôm, thịt đông lạnh… được để trong các thùng đá Các sản phẩm tươi sống như rau củ quả được bọc giấy bóng kính Các sản phẩm như sữa chua, xúc xích được bảo quản lạnh với nhiệt độ thích hợp Rau được bảo quản bằng hệ thống phun sương tự động Các mặt hàng tươi sống để riêng, hợp vệ sinh Thường xuyên có đội ngũ kiểm tra, nếu phát hiện có hàng để nhầm sẽ mang đến đúng chỗ và nếu sản phẩm hết hạn thì được thu hồi. 6. Ưu nhược điểm: -Uu điểm: Hàng hoá đảm bảo chất lượng,có sự kiểm định và nguồn gốc rõ ràng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng nhiều chủng loại - Nhược điểm: Giá thành cao hơn ngoài chợ và không tiện lợi cho người tiêu dùng vì khoảng cách đi đến siêu thị là khá xa và không thuận tiện. Nếu số lượng hàng cần mua ít vào siêu thị rất mất thời gian => Tâm lý người tiêu dùng mua bên ngoài nhiều hơn do đây là những thực phẩm cần thiết hàng ngày, thường xuyên phải đi mua mà các siêu thị ở xa không tiết kiệm được thời gian. B: Thực phẩm ngoài chợ. 1. Chợ là gì: Chợ là hình thức buôn bán chủ yếu tập hợp các hộ kinh doanh gia đình, các chủ thể, cá nhân tự buôn bán hàng hóa mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát. 2. Thực trạng Hiện cả nước đang có khoảng 8.500 chợ. Tại mỗi một khu chợ hiện có rất nhiều cơ quan tham gia quản lý như quản lý thị trường, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, các ban quản lý chợ, cơ quan thuế, chính quyền địa phương… Tuy nhiên, thực tế thì việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ hầu như vẫn còn bỏ ngỏ. Các cơ quan hữu quan thường đưa ra câu trả lời do lực lượng mỏng, kiểm soát được hết tình hình Bán hàng tự do, không theo tổ chức, Cơ sở vật chất nghèo nàn, tồi tàn, hệ thống mái che chắn chợ xuống cấp, thậm chí không có, buôn bán ngoài trời. Nơi bày bán không được đảm bảo vệ sinh.Bất kể chỗ nào người dân cũng có thể bày bán trong chợ.Có những nơi thì gần vũng nước, những nơi ẩm thấp, thậm chí có những nơi rất nhiều ruồi muỗi nên có rất nhiều vi khuẩn có thể hoạt động làm cho thực phẩm bị nhiễm khuẩn.Trong khi đó thực phẩm lại không được bảo quản cẩn thận nên nguy cơ ngộ độc khi sử dụng thực phẩm này càng cao hơn. Hầu hết các chợ từ chợ lớn đến chợ nhỏ trên địa bàn TP Hà Nội đều thấy bán gia cầm sống và người bán sẵn sàng giết mổ tại chỗ cho khách hàng theo yêu cầu. một cách công khai tại chợ. Tuy nhiên nếu thấy sự xuất hiện của lực lượng chức năng, các tiểu thương lập tức đóng sập quầy hàng, tẩu tán gà vịt để đối phó. Thực trạng đó gây ra những nguy cơ cao lây lan dịch bệnh nguy hiểm, như dịch cúm gia cầm. Các loại thực phẩm bày bán ở chợ không được kê khai, kiểm định nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nhiều hàng hóa thực phẩm nhập lậu(chủ yếu từ Trung Quốc) khi được đưa vào các chợ tại Việt Nam hầu như được tẩy trắng nguồn gốc.Người tiêu dùng vì thế mà không biết thực phẩm đó có nguồn gốc từ đâu và đều không yên tâm khi sử dụng chúng,quá nguy hiểm bởi chính chúng có thể giết chết chúng ta lúc nào. Các thực phẩm tươi sống như: Rau, củ, quả được bán rất nhiều tại các chợ.Các loại thực phẩm này thường được nhập ở các chợ đầu mối mà nguồn chủ yếu của chợ đầu mối lại lấy từ các địa phương khác nhau hoặc được nhập ở Trung Quốc.Con đường vận chuyển dài như vậy rau quả sẽ không được tươi ngon dễ héo úa. Vì thế họ thường sử dụng nhiều loại thuốc bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm, các loại thuốc ngâm trực tiếp biến thực phẩm hư hỏng, héo thành tươi ngon như mới. Nguy hiểm hơn khi đó còn là nơi tiêu thụ các loại thực phẩm như gia súc, gia cầm… mỗi khi có dịch bệnh. 3. Nhập hàng Các thực phẩm, hàng hoá được nhập về ngoài chợ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa được kiểm định và không có nguồn gốc rõ ràng, đa số là do người dân tự trồng, tự nuôi không theo một quy trình về an toàn chất lượng thực phẩm. 4. Bán hàng( xuất hàng) Hàng được bày bán lung tung, không theo hệ thống gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đôi khi chỗ bày bán cạnh nơi bãi rác, cống rãnh, ruồi muỗi rất nhiều. 5. Bảo quản Thực phẩm ngoài chợ không được bảo quản chặt chẽ, mất vệ sinh +Các sản phẩm tươi sông được bày bán tràn lan không bảo quản bằng túi bong, không được ngăn cách với sinh vật gây bệnh +Các sản phẩm như tôm, cá, thịt thì không có bảo quản. Thịt gà, thịt lợn được bày bán trên các bàn có rất nhiều ruồi muỗi. Sử dụng rất nhiều loại chất bảo quản nguy hiểm 6. Ưu và nhược điểm -Ưu điểm: Giá thành rẻ hơn so với siêu thị, nhiều địa điểm thuận lợi cho người tiêu dùng và đặc biệt tiết kiệm thời gian. -Nhược điểm: Hàng hoá không đảm bảo, không có sự kiểm định và nguồn gốc không rõ ràng dẫn đến không an toàn. I. NGUYÊN NHÂN Chưa có những quy tắc, chuẩn mực chung thống nhất, không được kiểm định Chạy theo buôn bán phi lợi nhuận, lợi nhuận cao và nhanh: Việc dùng, phun các loại chất kích thích, tăng trưởng cực mạnh cho rau củ đã không còn gì xa lạ: Từ những cây rau mới trồng ngày hôm trước (xà lách, cải bắp, rau mùi, su hào) hôm sau đã đem bán được, Các cơ sở sản xuất, nuôi trồng rất mất vệ sinh: các nguồn nước ô nhiễm, nước thải dẫn ra các cánh đồng: Tren 300 ha rau muống nước ở TP HCM nhiễm độc, nguồn nước thải sinh hoạt được dùng. Thực phẩm bán trong chợ không được quy định về giá vì vậy cùng một loại thực phẩm nhưng có thể có nhiều mức giá khác nhau. Các mức giá đều do người bán tự đưa ra nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, hàng hóa tươi ngon,bắt mắt sẽ đắt khách hơn và giá cao hơn Người dân trồng trọt, chăn nuôi muốn tăng năng suất và thu nhập thường sử dụng hàm lượng phân bón và thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng cao. Tuy nhiên khi họ mang thực phẩm ra chợ bán thì không có ai kiểm định. Hiện nay để thực phẩm tươi hơn, tuổi thọ dài hơn người ta sẵn sàng “tưới tắm” những hóa chất độc hại lên thịt, rau củ, quả… những chất độc hại đấy hàng ngày theo các bữa ăn xâm nhập vào cơ thể con người. thuốc ép hoa quả chín sớm có chứa chất độc dioxin gây ung thư. Một loại chất thường được sử dụng trong bảo quản thịt đó là clorin kích thích mạnh hệ hô hấp,có thể gây ra phá huỷ phổi thậm chí gây tử vong tại chỗ II. GIẢI PHÁP * Đối với bộ máy quản lý Nhà nước • Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về VSATTP: Quốc hội cần sớm ban hành Luật An toàn thực phẩm (hiện còn dự thảo) và các văn bản hướng dẫn dưới Luật kịp thời, phù hợp (quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn). Đó là hành lang pháp lý và cơ sở để các địa phương xây dựng những chính sách, quy hoạch, kế hoạch quản lý chất lượng VSATTP. • Củng cố bộ máy tổ chức: Bộ máy tổ chức phải có hệ thống rộng khắp từ Trung ương đến cả cơ sở. Ở cấp phường xã, phải tăng cường hệ thống thanh tra chuyên ngành (y tế, thú y, nông nghiệp, để thanh tra kiểm tra sản phẩm hàng hóa (hiện mạng lưới này hiện nay rất mỏng, không đảm đương đầy đủ trách nhiệm). • Đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Tăng cường tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác bảo đảm chất lượng ATTP. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục dục sức khỏe cho mọi. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm túc tất cả những trường hợp vi phạm. Các cấp cơ sở đẩy mạnh quản lý các bếp nấu tập thể, hợp vệ sinh tránh các trung gian lây bệnh. *Đối với những người buôn bán ở chợ o Nghiêm cấm các hành vi buôn bán, nhập lậu. o Nghiêm cấm các hành vi giết mổ gia súc, gia cầm tại các khu chợ. o Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. o Không bày bán các thực phẩm kém chất lượng,thực phẩm không rõ nguồn gốc và đặc biệt các thực phẩm chứa hàm lượng hóa chất cao. o Hợp tác với các ban thanh tra và ban kiểm dịch khi họ yêu cầu kiểm tra. * Đối với những người trồng trọt, chăn nuôi, các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh Những người trồng trọt, chăn nuôi, các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh phải tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng. Tăng cường hợp tác với đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam, áp dụng các kỹ thuật nuôi trồng, khoa học công nghệ hiện đại, xây dựng và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng. * Đối với người tiêu dùng • Người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình khi chọn mua và sử dụng thực phẩm. • Tuyệt đối không ăn uống tại các điểm mất vệ sinh. • Thận trọng với những món mắm chế biến và các món ăn sống. • Người tiêu dùng cũng phải nghiên cứu hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm VSATTP. • Biết cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Tự hoàn thiện, tìm hiểu các nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn. • Ngoài ra, cần đấu tranh với các hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm và khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. • Chọn lựa, vệ sinh, rửa thật kĩ thực phẩm trước khi đưa vào chế biến. * Đối với cơ quan truyền thông, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hội khoa học và kỹ thuật có liên quan Thông qua nhiều hoạt động đa dạng và phong phú, nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng và cho cả người sản xuất, đặc biệt các kiến thức về chất lượng thực phẩm Giúp cho người sản xuất luôn cải tiến chất lượng hàng sản xuất, người buôn bán lẻ hiểu những nguyên tắc giữ hàng hóa luôn luôn đảm bảo VSATTP. Giúp người tiêu dùng biết cách chọn lựa hàng hóa. Phát huy vai trò tư vấn phản biện, giám định xã hội trong lĩnh vực chuyên môn của các hội, hiệp hội. Chất lượng đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người. Việc bảo đảm VSATTP không những cung ứng nguồn dinh dưỡng tốt cho cuộc sống, làm giảm gánh nặng bệnh tật, tăng cường khả năng và hiệu suất lao động. . toàn thực phẩm gây ảnh hưởng xấu rất lớn đến con người, không đủ sức khỏe làm việc, mắc bệnh tật. II. HAI HÌNH THỨC PHÂN PHỐI THỰC PHẨM HIỆN NAY XÉT ĐẾN LÀ TẠI CÁC SIÊU THỊ VÀ CÁC CHỢ A. Tại các. LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN CÁC LOẠI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG HIỆN NAY TẠI SIÊU THỊ VÀ CÁC CHỢ I. THỰC TRẠNG: Các vấn đề về chất lượng thực phẩm Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng. súc, gia cầm tại các khu chợ. o Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. o Không bày bán các thực phẩm kém chất lượng ,thực phẩm không rõ nguồn gốc và đặc biệt các thực phẩm chứa hàm